TT&HĐ IV - 33/p
Sự Tích Cây Nêu Ngày Tết
PHẦN IV: BÁU VẬT"Dọc
đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm
trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt
lên, đánh bóng..."
NTT
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi
tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả
những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư
sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu
với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương
hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng
niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
D. Henziut
Những
người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao
thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự
trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc
Ngạn ngữ Trung Quốc
Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.
Rene Descartes
Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. Voltaire
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả
mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai
nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết
hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách.
Plato
“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.”
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi
CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG
“Khi
đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các
sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như
chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng
của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
Wen You
Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.
Nguyễn duy Hinh
(Tiếp theo)
***
Dù
còn ngờ ngợ, nhưng chúng ta có cảm giác đã khám phá ra một trong những
bí ẩn huyền diệu nhất của trống đồng Ngọc Lũ. Nếu sự khám phá của chúng
ta sau này được khảo cổ học chứng thực hoặc xác nhận, thì đó quả là một
thành tích có một không hai của chúng ta đối với dòng giống tổ tiên và
chúng ta sẽ kính dâng lên Tổ Quốc một cách đầy tự hào.
Nhưng
biết đâu chừng cái phát kiến tưởng chừng vĩ…, vĩ gì nhỉ, à, vĩ đại ấy
lại hóa ra chỉ là nguyên nhân tầm phào và có thể sẽ như trường hợp Khổng
An Quốc bên Tàu, bị, không, “được” chứ, được lưu danh như một kẻ có tội
nặng nhất đối với thánh nhân.
Đã
được lưu vào lịch sử thì danh thơm hay thối cũng chả sao. Chết rồi thì
biết quái gì nữa?! Chỉ sợ xú danh bị lưu truyền lúc còn sống mới ê mặt
mà thôi.
Đùa
vui tý chút cho đỡ mệt thế chứ chắc mọi người cũng hiểu rằng sai lầm là
thường xuyên xuất hiện trong nghiên cứu, khảo sát khoa học về tự nhiên,
xã hội, cũng như lịch sử. Chính nhờ có thường xuyên sai lầm, lú lẫn mà
chân lý lộ diện. Lịch sử đã chứng thực nhiều chân lý vĩ đại bỗng dưng
sụp đổ thành những lầm lạc ngộ nghĩnh nhưng cũng có nhiều những phát
kiến ngớ ngẩn, ấu trĩ và thậm chí là vớ vẩn lại ươm mầm cho những chân
lý thực sự vĩ đại, thực sự… chân lý.
Ngoài những món ăn truyền thống “bánh chưng xanh, mứt tết, củ kiệu, dưa hành”, mỗi miền đều chọn cho mình những món ăn đơn giản, để được lâu, nhiều chất bổ dưỡng. Nếu như miền Bắc là Thịt kho đông ăn trong 3 ngày Tết, người miền Trung chọn bánh tráng thịt luộc, nem chua chả lụa để đãi khách hay họ hàng viếng thăm thì người miền Nam lại chuộng khổ qua hầm thịt, thịt kho tàu, móng giò xào măng, đầu heo ngâm dấm...Chỉ nghe thôi cũng đã tưởng tượng hương vị của nó hấp dẫn đến mức nào.

Ngoài những món ăn truyền thống “bánh chưng xanh, mứt tết, củ kiệu, dưa hành”, mỗi miền đều chọn cho mình những món ăn đơn giản, để được lâu, nhiều chất bổ dưỡng. Nếu như miền Bắc là Thịt kho đông ăn trong 3 ngày Tết, người miền Trung chọn bánh tráng thịt luộc, nem chua chả lụa để đãi khách hay họ hàng viếng thăm thì người miền Nam lại chuộng khổ qua hầm thịt, thịt kho tàu, móng giò xào măng, đầu heo ngâm dấm...Chỉ nghe thôi cũng đã tưởng tượng hương vị của nó hấp dẫn đến mức nào.
Chúng
ta đặt cược vào niềm tin của mình và tất nhiên là sẽ trình bày sự khám
phá cuối cùng về trống đồng Ngọc Lũ. Tuy nhiên, trước hết, chúng ta sẽ
kể đôi lời về cái Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Trước đây, lúc còn
trẻ, chúng ta đâu thấm thía được chữ “ăn Tết” của ông bà. Bây giờ, đã
luống tuổi, chẳng còn được “ăn” mấy cái Tết nữa, mới biết Tết đâu phải
chỉ để “ăn” mà còn để lo toan, để trả nợ, để đền ơn đáp nghĩa, và cả
ngắm nghía, thăm thú, suy ngẫm nữa. Nói chung, muốn thưởng thức một cái
Tết trọn vẹn thì phải hiểu Tết để biết cách tổ chức… ăn Tết hòa nhất,
hợp nhất, vui vẻ nhất, rình rang nhất mà cũng giản dị nhất, gọn nhẹ
nhất.
Lịch
sử luôn được nhận thức và nhận thức lại qua từng thời đại sau đó. Sự
tăng tiến về nhận thức cũng như sự sâu sắc hóa về quan niệm đã làm cho
việc xét nghiệm lại quá khứ trở thành đòi hỏi có tính thời sự của hiện
tại. Đó cũng chính là quá trình bộ phận nằm trong quá trình dạy và học
của nhân loại.
Khám
phá ra những bí ẩn lịch sử là một công việc cực kỳ khó khăn và thường
là vấp váp cay đắng cũng như thường gặt hái chua chát, thậm chí là ê chề
mà có ít khi tận hưởng được vinh quang vì vinh quang nếu có, cũng
thường đến muộn màng, khi “chính chủ” đã… từ trần (!). Ấy vậy mà công
việc đó đã lôi cuốn, quyến rũ “ghê gớm” biết bao nhiêu thế hệ, biết bao
nhiêu cuộc đời. Kể ra, tính tò mò tọc mạch của con người thật lạ lùng!
Đối
với mọi nhà nghiên cứu lịch sử, có lẽ, để có cơ may khám phá ra một bí
ẩn nào đó, thì điều tiên quyết, nói như Lão Tử, là phải giữ cho được cái
tâm thần “cực hư, cực tĩnh”, nghĩa là tin tưởng nhưng cũng hoài nghi,
không cả tin mà cũng không đa nghi, biết quyết đoán trong do dự và biết
do dự để quyết đoán, vừa trọng vừa khinh, đồng thời không trọng không
khinh trước mọi thông tin trong chính sử cũng như trong truyền thuyết
dân gian…
Phong
tục tập quán cổ truyền dân tộc không phải bỗng dưng xuất hiện một cách
tùy tiện kiểu hứng chí hay từ trên trời vô tình rơi xuống, mà có nguồn
gốc sâu xa từ hiện thực đời sống xã hội của những thời quá khứ được coi
là cũ kỹ hay cổ xưa. Phong tục tập quán cổ truyền (kể cả cổ hủ!) cũng
chính là một nơi gìn giữ những thông tin quí giá xa xưa của sử xanh. Người viết sử có thể nhặt nhạnh ở đó những tư liệu bổ xung, những khám phá, tuy hầu hết là dưới dạng những vết tích, những dấu ấn đã bị
phủ lớp áo huyền hoặc, mê linh bởi những tín ngưỡng, đổi thay thời cuộc, méo mó ít
nhiều bởi lăng kính dày đặc thời gian về những sự vật - hiện tượng đã
từng một thời hiện hữu mà mục đích đầu tiên là phục vụ cho quốc kế dân
sinh, chứ chưa là vì điều gì khác. Có thể nói, nghiên cứu phong tục tập
quán cổ truyền cũng là một định hướng không nên bỏ qua trong quá trình
tìm hiểu những chi tiết cấu thành những khóa mã để khui ra những bí ẩn
lịch sử, những hiện thực dã từng tồn tại.
Dưới
đây là những câu chuyện “tai nghe mắt thấy” chủ yếu trong cuốn “Tết cổ
truyền của người Việt” do Lê Nguyên Vũ chủ biên, nhiều mẩu trong một số
sách báo, tạp chí khác. Trước khi kể, chúng ta cũng nên thỏa thuận với
nhau rằng phong tục tập quán của bất cứ dân tộc nào, trong suốt quá
trình hình thành và tồn tại, đã mang những bản sắc vừa riêng vừa chung,
vừa đặc thù vừa phổ biến do có sự giao lưu, học hỏi, kế thừa những tinh
hoa, văn hóa với các dân tộc khác trong khu vực. Do đó mà cũng khó thấy
được nguồn gốc nguyên thủy, điểm xuất phát đầu tiên của chúng.
Vào
khoảng rằm tháng Chạp, hơi hướng của Tết đã biểu lộ… Người ta bắt đầu
lo sửa sang, dọn dẹp nhà cửa, trang trí nội thất. Thờ cúng tổ tiên là
tập tục truyền thống lâu đời, và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt nên
gia đình nào cũng chú trọng đặc biệt đến bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ tổ
tiên (hay còn gọi là Bàn thờ gia tiên) bao giờ cũng được kê trang trọng ở
gian giữa, nơi thanh cao nhất của ngôi nhà. Các đồ vật dùng cho việc
thờ cúng đều được đánh bóng (đồ đồng), lau chùi sạch đẹp như mới.
Bàn thờ gia tiên theo phong tục Việt Nam:
Thông thường trong nhà người ta có các bàn thờ : Bàn thờ Phật , bàn thờ Thần linh và gia tiên , bàn thờ ông Địa - Thần Tài , bàn thiêng ngoài trời thờ 9 phương Trời , 10 phương Phật , ngoài ra tuỳ gia chủ có thêm các ban thờ Mẫu , ông Hoàng , bà Chúa , các cô , các cậu hay thờ 5 Ông ...
Thông thường trong nhà người ta có các bàn thờ : Bàn thờ Phật , bàn thờ Thần linh và gia tiên , bàn thờ ông Địa - Thần Tài , bàn thiêng ngoài trời thờ 9 phương Trời , 10 phương Phật , ngoài ra tuỳ gia chủ có thêm các ban thờ Mẫu , ông Hoàng , bà Chúa , các cô , các cậu hay thờ 5 Ông ...
Thông
thường và đối với những gia đình tương đối sung túc thì bàn thờ gia
tiên được chia làm 2 phần: trong, ngoài. Phần trong kê chiếc sập sơn son
thiếp vàng trên đôi mễ cao khoảng 1m. Sát tường là thần chủ (hoặc bài
vị) đựng trong khám, đặt trên một cái bệ. Nếu không để thần chủ thì thay
bằng một cỗ ỷ hoặc cỗ ngai tượng trưng cho ngôi vị tổ tiên. Trước cỗ ỷ
là 2 chiếc mâm có chân, hình chữ nhật. Mâm trong nhỏ, trên đặt chiếc tam
sơn. Tam sơn là một đồ thờ bằng gỗ chia 3 phần bằng nhau như 3 bệ liền
thân, bệ giữa nhô cao, 2 bệ hai bên thấp bằng nhau. Tam sơn dùng để lễ
vật: rượu, nước. Mâm ngoài to hơn (khoảng 80cm x 60cm) dùng để cỗ mặn
trong những ngày tháng cúng giỗ, lễ, Tết.
Sau
chiếc màn phân cách bằng the hoặc vải tùy ý, gọi là “y môn” (màn thờ)
là phần ngoài của bàn thờ. Sát y môn là một hương án cao được sơn son
thiếp vàng. Chính giữa hương án là một bình bằng sứ để cắm hương
(nhang). Sát sau bình hương là cái kỷ nhỏ trên có 3 đài gỗ có nắp đậy 3
chén rượu. Hai cây đèn đối xứng nhau ở hai bên bình hương. Nhà cầu kỳ
thì sắm thêm 2 con hạc (bằng gỗ hoặc bằng đồng), mỏ ngậm cuống lá sen để
đặt đĩa đèn (xưa, đèn thắp bằng dầu lạc, bấc để trong đĩa hoặc nến).
Cạnh mỗi đĩa đèn là một ống chân tiện, miệng hơi loe, dùng để đựng
hương. Có khi thêm 2 lọ độc bình đặt hai bên, sau con hạc. Ở giữa, trước
bình hương là mâm bồng sơn son, chân tiện, để bày ngũ quả. Hai bên bàn
thờ thường là một vài đôi cột gỗ theo kiến trúc nhà gỗ cổ, làm cho khu
vực thờ thêm tôn kính, linh thiêng. Ngoài ra, đối với những nhà được
triều đình sắc phong phẩm trật thì nơi thờ cúng còn bày thêm hàm sắc;
nhà có người làm quan văn, đỗ đạt còn bày thêm cờ, biểu, chiêng, trống,
bộ bát bửu (8 thứ quí: túi thơ, quạt, bầu rượu…); nhà có người làm quan
võ, có võ công thì bày đủ bộ “chấp kính” (dùi đồng, phủ việt, côn, đao,
mâu, trùy…) bằng đồng hoặc bằng gỗ sơn son thiếp vàng; rồi thêm hoành
phi, câu đối…

PHẦN I - SƠ ĐỒ BÀI TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN

- Bàn thờ có rất nhiều loại với tên gọi, mẫu mã khác nhau : Sập Thờ, Án Thờ , Tủ Thờ ...
- Bàn thờ được làm bằng các chất liệu gỗ khác nhau : gỗ gụ, gỗ dổi, gỗ mít ...

- Bàn thờ có rất nhiều kích thước khác nhau, được tính theo thước Lỗ Ban, kích thước thường dùng là :
+ Chiều ngang (dài): 127 cm ; 155 cm ; 175 cm , 197 cm , 217 cm ...
+ Chiều sâu (rộng): 61 cm ; 69 cm ; 81 cm , 97 cm , 107 cm, 117 cm ...
+ Chiều cao : 117 cm ; 127 cm ...
- Ngoài ra trên bàn thờ có thể đóng thêm kệ kê ảnh thờ hoặc văn kỷ , hoặc kệ kê chân bát hương , kê ảnh thờ ...
1.2 KHÁM THỜ - NGAI THỜ :

Sát vách đặt một Ngai cao: có bài vị Cửu Huyền Thất tổ (hoặc bài vị của Cụ cao nhất bàn thờ gia tiên đang thờ phụng)

hoặc đặt Khám thờ có cửa mở ra đóng lại bên trong đặt các linh vị tổ tiên (Bài Vị) , ngay chính giữa khám thờ viết hai chữ Thần Chủ ( 神主 ) . Ngày xưa khi lập Bàn thờ Gia Tiên , gia chủ chuẩn bị mọi thứ như trên và viết chữ Thần Chủ nhưng chữ Chủ thiếu một nét chấm , sau đó mời một vị quan có uy tín đến dùng son điền thêm nét chấm đó thì chữ Chủ mới đủ , lễ nầy gọi là khai hoa điểm nhãn .

1.3 ẢNH THỜ :
Ảnh thờ được đặt theo nguyên tắc : NAM TẢ - NỮ HỮU . Tức là ảnh các cụ ông đặt bên Trái, ảnh các cụ bà đặt bên Phải (theo hướng của Chủ Tọa - từ trong bàn thờ nhìn ra ngoài).


1.4 BÁT HƯƠNG :
- Bát hương là trung tâm điểm của bàn thờ.
- Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau. Theo cổ truyền, số lượng bát hương ứng với các số lẻ: 1 , 3 , 5 ..
Sau đây là sơ đồ bộ 3 bát hương đang được áp dụng phổ biến tại Bàn thờ Gia Tiên các gia đình ở miền Bắc :


- Bát hương tối kỵ dùng màu vàng thờ Gia Tiên vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ dành thờ quân, thần hoặc các vị thời trước có tước vị trong hoàng tộc.
- Trên bát hương: có thể có cây trụ để cắm hương vòng.
- Trong bát hương có thể có một túi giấy nhỏ đựng RỲ HIỆU: ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất ...
- Trong Bát hương chỉ có tro hoặc cát trắng khô sạch, điều nầy nhắc nhở thân ta là cát bụi mọi chuyện chỉ là vô thường .Vào trước ngày giỗ , hoặc ngày 23 tháng chạp sau khi đưa ông Táo về Trời thì gỡ các chân hương đem ra sân đốt bỏ , dọn dẹp vệ sinh lại tủ thờ, sau đó cúng rước ông bà tổ tiên và bắt đầu cắm hương lại.
- Chú ý phòng cháy khi đặt bát hương. Theo quan điểm hiện đại ngày nay, có nhiều ý kiến cho rằng: một Bàn thờ Gia Tiên chỉ nên lập một bát hương để chính giữa phía ngoài cùng thuận lợi cho việc thắp hương hằng ngày.
1.5 ĐÈN THÁI CỰC VÀ ĐÈN LƯỠNG NGHI :

Đèn Thái Cực để chính giữa bàn thờ ngay dưới chân khám thờ. Ngọn đèn Thái Cực luôn sáng không để tắt
Ngày xưa đèn Thái Cực thường được thắp bằng dầu, ngày nay có nhiều mẫu thắp bằng điện rất đẹp, đặc biệt là bóng đèn NET màu đỏ, vừa tiết kiệm điện lại vừa bền
Đôi chân nến (đèn Lưỡng Nghi).
Đôi chân nến hoặc cặp đèn Lưỡng Nghi: thể hiện Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (âm dương) chân nến bên trái (từ trong bàn thờ nhìn ra): tượng trưng cho mặt Trời; chân nến bên phải là mặt Trăng. khi cúng xong thì tắt.

Riêng ngọn đèn Thái Cực luôn sáng, bởi vì :
"Trước khi chưa phân Trời Đất thì khí hư vô bao quát Càn Khôn, sáng soi đầy vũ trụ, nó là một cái trung tâm điểm, tức là Đạo. Đạo ấy mới sinh Thái Cực, hóa Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi là Âm với Dương (động với tĩnh). Có Âm Dương rồi mới hóa sinh ra muôn vật.
Ngọn đèn thờ chính giữa đó là không lay động xao xuyến, chiếu soi khắp cả Càn Khôn. Mặt Nhật mặt Nguyệt có lúc sáng lúc tối, chớ nó thì giờ khắc nào cũng tỏ rạng, không lu lờ. Muôn vật nhờ đó mà sinh, nhờ đó mà thành, nhờ đó mà an vui. Trời Đất nhờ đó mà quang minh trường cửu... "
1.6 ĐÔNG BÌNH TÂY QUẢ (Bình Hoa - Đĩa Quả) :

Bình hoa : Để cắm hoa tươi trên bàn thờ - Đĩa hoa quả : Nên bày 5 loại quả đủ ngũ sắc (NGŨ QUẢ)
Đông Bình Tây Quả: Từ xa xưa, Bàn thờ Gia Tiên thường được đặt ở gian giữa căn nhà hướng Nam, Bình hoa đặt bên Trái bàn thờ (phía Đông) để khi có gió Đông, Đông Nam thổi vào , hương hoa sẽ tỏa khắp ban thờ ; còn đĩa quả đặt bên Phải ( phía Tây ) để tiện tay phải các Cụ dùng... quan niệm Đông Bình - Tây Quả có lẽ là như vậy.

1.7 ĐỈNH HƯƠNG (hoặc lư hương): để đốt trầm trong các ngày giỗ, tết ...

1.8 BA CHÉN NƯỚC: để đựng nước trắng tinh khiết mỗi khi thắp hương cúng giỗ ...


Nước thờ là nước thanh tịnh được thay vào mỗi lần thắp hương.
*
* *
Ngoài ra có thể đặt thêm các đồ thờ cúng khác trong bộ ngũ sự, thất sự, cửu sự (bộ đồ thờ 5 món, 7 món , 9 món) như ống đựng hương, ba chiếc đài có lắp đựng ba chén rượu bên trong ...
Tùy theo kinh tế của gia chủ mà có những vật thờ khác nhau nhưng nhất thiết trên bàn thờ phải đảm bảo 05 yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Đỉnh đồng, đôi hạc, giá nến đồng, tượng trưng cho Kim.
Bàn thờ, ngai hay bài vị tượng trưng cho Mộc.
Rượu, chai nước, chén nước thờ tượng trưng cho Thủy.
Ngọn đèn dầu, đèn điện hoặc nến thờ trên ban thờ và là hương khi thắp lên tượng trưng cho Hỏa.
Còn bát hương, lọ hoa ... làm từ đất sét nung lên, hay sành sứ có nghĩa là Thổ.
MÔ HÌNH BÀN THỜ GIA TIÊN CƠ BẢN
PHẦN I - SƠ ĐỒ BÀI TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN
CÁC ĐỒ THỜ TRÊN BÀN THỜ BÀI TRÍ ĐỦ BỘ NGŨ HÀNH ( KIM - MỘC- THỦY- HỎA - THỔ )
Ý NGHĨA CƠ BẢN NHƯ SAU :
1.1 BÀN THỜ : - Bàn thờ có rất nhiều loại với tên gọi, mẫu mã khác nhau : Sập Thờ, Án Thờ , Tủ Thờ ...
- Bàn thờ được làm bằng các chất liệu gỗ khác nhau : gỗ gụ, gỗ dổi, gỗ mít ...
- Bàn thờ có rất nhiều kích thước khác nhau, được tính theo thước Lỗ Ban, kích thước thường dùng là :
+ Chiều ngang (dài): 127 cm ; 155 cm ; 175 cm , 197 cm , 217 cm ...
+ Chiều sâu (rộng): 61 cm ; 69 cm ; 81 cm , 97 cm , 107 cm, 117 cm ...
+ Chiều cao : 117 cm ; 127 cm ...
- Ngoài ra trên bàn thờ có thể đóng thêm kệ kê ảnh thờ hoặc văn kỷ , hoặc kệ kê chân bát hương , kê ảnh thờ ...
1.2 KHÁM THỜ - NGAI THỜ :
Sát vách đặt một Ngai cao: có bài vị Cửu Huyền Thất tổ (hoặc bài vị của Cụ cao nhất bàn thờ gia tiên đang thờ phụng)
hoặc đặt Khám thờ có cửa mở ra đóng lại bên trong đặt các linh vị tổ tiên (Bài Vị) , ngay chính giữa khám thờ viết hai chữ Thần Chủ ( 神主 ) . Ngày xưa khi lập Bàn thờ Gia Tiên , gia chủ chuẩn bị mọi thứ như trên và viết chữ Thần Chủ nhưng chữ Chủ thiếu một nét chấm , sau đó mời một vị quan có uy tín đến dùng son điền thêm nét chấm đó thì chữ Chủ mới đủ , lễ nầy gọi là khai hoa điểm nhãn .
1.3 ẢNH THỜ :
Ảnh thờ được đặt theo nguyên tắc : NAM TẢ - NỮ HỮU . Tức là ảnh các cụ ông đặt bên Trái, ảnh các cụ bà đặt bên Phải (theo hướng của Chủ Tọa - từ trong bàn thờ nhìn ra ngoài).
1.4 BÁT HƯƠNG :
- Bát hương là trung tâm điểm của bàn thờ.
- Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau. Theo cổ truyền, số lượng bát hương ứng với các số lẻ: 1 , 3 , 5 ..
Sau đây là sơ đồ bộ 3 bát hương đang được áp dụng phổ biến tại Bàn thờ Gia Tiên các gia đình ở miền Bắc :
- Bát hương tối kỵ dùng màu vàng thờ Gia Tiên vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ dành thờ quân, thần hoặc các vị thời trước có tước vị trong hoàng tộc.
- Trên bát hương: có thể có cây trụ để cắm hương vòng.
- Trong bát hương có thể có một túi giấy nhỏ đựng RỲ HIỆU: ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất ...
- Trong Bát hương chỉ có tro hoặc cát trắng khô sạch, điều nầy nhắc nhở thân ta là cát bụi mọi chuyện chỉ là vô thường .Vào trước ngày giỗ , hoặc ngày 23 tháng chạp sau khi đưa ông Táo về Trời thì gỡ các chân hương đem ra sân đốt bỏ , dọn dẹp vệ sinh lại tủ thờ, sau đó cúng rước ông bà tổ tiên và bắt đầu cắm hương lại.
- Chú ý phòng cháy khi đặt bát hương. Theo quan điểm hiện đại ngày nay, có nhiều ý kiến cho rằng: một Bàn thờ Gia Tiên chỉ nên lập một bát hương để chính giữa phía ngoài cùng thuận lợi cho việc thắp hương hằng ngày.
1.5 ĐÈN THÁI CỰC VÀ ĐÈN LƯỠNG NGHI :
Đèn Thái Cực để chính giữa bàn thờ ngay dưới chân khám thờ. Ngọn đèn Thái Cực luôn sáng không để tắt
Ngày xưa đèn Thái Cực thường được thắp bằng dầu, ngày nay có nhiều mẫu thắp bằng điện rất đẹp, đặc biệt là bóng đèn NET màu đỏ, vừa tiết kiệm điện lại vừa bền
Đôi chân nến (đèn Lưỡng Nghi).
Đôi chân nến hoặc cặp đèn Lưỡng Nghi: thể hiện Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (âm dương) chân nến bên trái (từ trong bàn thờ nhìn ra): tượng trưng cho mặt Trời; chân nến bên phải là mặt Trăng. khi cúng xong thì tắt.
Riêng ngọn đèn Thái Cực luôn sáng, bởi vì :
"Trước khi chưa phân Trời Đất thì khí hư vô bao quát Càn Khôn, sáng soi đầy vũ trụ, nó là một cái trung tâm điểm, tức là Đạo. Đạo ấy mới sinh Thái Cực, hóa Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi là Âm với Dương (động với tĩnh). Có Âm Dương rồi mới hóa sinh ra muôn vật.
Ngọn đèn thờ chính giữa đó là không lay động xao xuyến, chiếu soi khắp cả Càn Khôn. Mặt Nhật mặt Nguyệt có lúc sáng lúc tối, chớ nó thì giờ khắc nào cũng tỏ rạng, không lu lờ. Muôn vật nhờ đó mà sinh, nhờ đó mà thành, nhờ đó mà an vui. Trời Đất nhờ đó mà quang minh trường cửu... "
1.6 ĐÔNG BÌNH TÂY QUẢ (Bình Hoa - Đĩa Quả) :
Bình hoa : Để cắm hoa tươi trên bàn thờ - Đĩa hoa quả : Nên bày 5 loại quả đủ ngũ sắc (NGŨ QUẢ)
Đông Bình Tây Quả: Từ xa xưa, Bàn thờ Gia Tiên thường được đặt ở gian giữa căn nhà hướng Nam, Bình hoa đặt bên Trái bàn thờ (phía Đông) để khi có gió Đông, Đông Nam thổi vào , hương hoa sẽ tỏa khắp ban thờ ; còn đĩa quả đặt bên Phải ( phía Tây ) để tiện tay phải các Cụ dùng... quan niệm Đông Bình - Tây Quả có lẽ là như vậy.
1.7 ĐỈNH HƯƠNG (hoặc lư hương): để đốt trầm trong các ngày giỗ, tết ...
1.8 BA CHÉN NƯỚC: để đựng nước trắng tinh khiết mỗi khi thắp hương cúng giỗ ...
Nước thờ là nước thanh tịnh được thay vào mỗi lần thắp hương.
*
* *
Ngoài ra có thể đặt thêm các đồ thờ cúng khác trong bộ ngũ sự, thất sự, cửu sự (bộ đồ thờ 5 món, 7 món , 9 món) như ống đựng hương, ba chiếc đài có lắp đựng ba chén rượu bên trong ...
Tùy theo kinh tế của gia chủ mà có những vật thờ khác nhau nhưng nhất thiết trên bàn thờ phải đảm bảo 05 yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Đỉnh đồng, đôi hạc, giá nến đồng, tượng trưng cho Kim.
Bàn thờ, ngai hay bài vị tượng trưng cho Mộc.
Rượu, chai nước, chén nước thờ tượng trưng cho Thủy.
Ngọn đèn dầu, đèn điện hoặc nến thờ trên ban thờ và là hương khi thắp lên tượng trưng cho Hỏa.
Còn bát hương, lọ hoa ... làm từ đất sét nung lên, hay sành sứ có nghĩa là Thổ.
Tết
là lễ trọng đại nhất của dân tộc Việt. Vì thế người Việt xưa còn gọi là
“Tết cả”. Từ ngàn năm nay, như thông lệ, cứ khoảng đầu tháng chạp là
mọi người đều đã nghĩ đến Tết: “Chạp đến, Tết đuổi sau lưng!”. Một năm
trời làm lụng vất vả, chắt bóp có vẻ như chỉ để dồn cho cái Tết. Háo hức
đấy, nhưng cũng đầy lo toan. Biết bao nhiêu việc phải làm, nào là sửa
sang, trang hoàng nhà cửa, nào là thu xếp những công việc còn dở dang
trong năm, trang trải nợ nần, bày biện cỗ bàn…; biết bao nhiêu thứ phải
chi tiêu như biếu xén, mua sắm đủ thứ từ đồ ăn thức uống đến hương, đèn,
tranh, pháo, hoa… cho Tết; biết bao nhiêu suy tính đắn đo trong việc tổ
chức ăn Tết cũng như cho cuộc sống sau Tết. Nhà nào giàu có, sung túc
thì không nói làm gì. Những nhà nghèo khó, non tiền ít thóc, lâm nợ mới
ái ngại. Nhưng dù có ái ngại mấy thì cũng cố sao cho tươm tất cái Tết:
“Người ta mười, mình có kém cũng phải dăm ba…”. Cái sự “cố gắng ăn Tết”
ấy bộc lộ ra một đức tính cảm động mà tuyệt đẹp của loài người nói chung
và của dân tộc Việt nói riêng: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Tiếng
chặc lưỡi thông dụng nhất về cái Tết là “Tết nhất!” để hàm ý Tết đạt
nhiều kỷ lục trong một năm: buôn bán đắt nhất, tiêu pha nhất… Nhưng có
lẽ cái hàm ý sâu xa nhất là vui nhất mà cũng buồn nhất. Các cụ xưa nói:
Khôn ngoan đến cửa quan mới biết
Giàu có ba mươi tết mới hay
Và:
Ai sinh cái Tết làm chi
Để cho kẻ khó vậy thì khó thêm
Hay còn có câu đối:
Năm ngoái Tết! Năm nay Tết! Tết mãi!
Đứa lớn thầy! Đứa nhỏ thầy! Thầy đây!
Đến
khoảng rằm tháng Chạp thì không khí Tết càng lộ rõ. Những người đi làm ở
xa quê, xa gia đình đã nôn nao đến ngày “về quê ăn Tết”. Nhịp sống xã
hội hối hả hơn. Hình như ai cũng cố gắng, hoàn tất những phần việc cuối
cùng đã hoạch định để sớm đón Tết. Quang cảnh nhộn nhịp, rộn ràng đã bắt
đầu bao trùm lên khắp nơi từ làng quê đến phố thị. Nhưng không khí Tết
biểu hiện nổi trội, rõ rệt nhất chính là ở các chợ. Vào lúc này, chẳng
đâu đông vui bằng chợ. Trăm ngả đường đổ về lối chợ. Chợ quê ngày xưa
rất đa dạng, nào là chợ hôm, chợ làng, chợ đình, nào là chợ chùa, chợ
giếng, chợ bến, nào là chợ tổng, chợ huyện… Chợ nào cũng ăm ắp hàng họ,
bày bán lan tràn ra cả đường đi. Ngoài những mặt hàng thông thường, còn
xuất hiện nhiều mặt hàng mà dịp Tết mới có. Sự bày biện có phần khoa
trương, cầu kỳ hơn ngày thường với nhiều màu sắc bắt mắt làm cho không
gian các chợ trở nên tươi sáng, rực rỡ, sầm uất và vì thế mà có cảm giác
như các chợ có vẻ mới lạ, to rộng hơn.
"Ngũ thường" là một phạm trù văn hóa, trong đó nhân, nghĩa, lễ, trí, tín không hề tách rời từng nội dung, trái lại luôn gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau, không chỉ thể hiện những quy chuẩn đạo đức của con người, của xã hội mà còn phản ánh những sự kiện, hiện tượng của lịch sử. Qua lăng kính "ngũ thường", giúp hiểu lịch sử chân thật và sinh động hơn. Vì thế, văn hóa Việt và lịch sử dân tộc không bao giờ tách rời mà luôn hòa quyện với nhau trong một thể thống nhất, hình thành cốt cách và nét đẹp tâm hồn của người Việt.
"Ngũ thường" là một phạm trù văn hóa, trong đó nhân, nghĩa, lễ, trí, tín không hề tách rời từng nội dung, trái lại luôn gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau, không chỉ thể hiện những quy chuẩn đạo đức của con người, của xã hội mà còn phản ánh những sự kiện, hiện tượng của lịch sử. Qua lăng kính "ngũ thường", giúp hiểu lịch sử chân thật và sinh động hơn. Vì thế, văn hóa Việt và lịch sử dân tộc không bao giờ tách rời mà luôn hòa quyện với nhau trong một thể thống nhất, hình thành cốt cách và nét đẹp tâm hồn của người Việt.
Trong những ngày tết cổ truyền dân tộc,
"ngũ thường" được biểu hiện qua nhiều ứng xử. Trước hết về "Nhân",
đó là ước muốn đầu năm mọi người đều được cơm no áo ấm. Vì thế, các gia đình
có điều kiện thường hay cúng dường cho chùa, phát chẩn cho người nghèo vào
những ngày giáp tết 29, 30 tháng Chạp. Một điểm đặc sắc là không chỉ lo cho
người đang sống, lòng nhân của người Việt còn thể hiện qua cúng gạo muối cho
những người đã khuất trong mâm cỗ Giao thừa. Như vậy, "nhân" của người Việt
không có giới hạn, mà nói như ngôn ngữ nhà Phật là mang tính Quảng đại.
"Nghĩa"
được thể hiện qua mừng tuổi và cúng cơm ngày đầu năm. Đây là những tập tục
mang tính đạo nghĩa lâu đời của người Việt. Sáng mồng Một tết, con cháu chúc
thọ các cụ cao niên trong gia đình với những câu có nội dung chúc sống lâu,
khỏe mạnh. Đáp lại, các cụ chúc con cháu thành đạt trong công việc, học
hành, gia đình hạnh phúc, tài lộc tăng tiến. Ông bà thường chuẩn bị sẵn các
phong bao đỏ trong có ít tiền lì xì mong con cháu suốt năm được nhiều may
mắn, "tiền vô như nước". Ở mâm cơm ngày tết, con cháu
Con cháu mừng tuổi ông bà. Ông bà lì xì cho con cháu
dâng cúng ông bà tổ tiên những thức ngon để bày tỏ sự tưởng nhớ công ơn của
các bậc tiền nhân. Khi lễ tất, gia chủ cung thỉnh các vị cao niên trong gia
đình, tộc họ ngồi vào nơi trang trọng để dùng bửa cơm đầu năm cùng con cháu
với niềm vui sum họp và hy vọng suốt năm luôn được sung túc, đoàn viên.
Mâm cơm ngày tết
"Lễ"
được thể hiện ở việc nhắc nhở cháu con công ơn của ông bà, cha mẹ, tình
nghĩa họ hàng. Vì thế, ngày tết các gia đình tựu họp tại nhà thờ họ, phủ thờ
tộc họ dâng lễ các bậc tiền hiền, đi tết trong họ với một ít lễ vật mừng năm
mới và những câu thăm hỏi về công ăn việc làm, chuyện học hành, công tác để
bày tỏ tình thân ái và nghĩa gia tộc. Trong những lời thăm hỏi, thường kẻ
dưới phải khiêm cung đối với bậc trưởng thượng. Anh em, thân tộc luôn hòa
nhã, quan tâm nhau. Ông bà, cha mẹ luôn yêu thương bảo ban con cháu điều hay
lẽ phải, gương sáng chuyện tốt để mong hậu nhân noi theo. Bởi lẽ, trong tâm
thức người Việt luôn tin rằng những ngày đầu năm là những ngày rất thiêng,
nói điều tốt đẹp, mong cầu hạnh phước thì cả năm sẽ được như ý. Điều đó
chứng tỏ tư duy hướng thiện, một nét đẹp ở cốt cách của dân tộc.
"Trí"
biểu hiện ở sự nhận thức một cách đúng đắn, rõ ràng điều hay lẽ phải. Cũng
như mọi đức khác, muốn rèn "trí"con
người phải học để nâng cao hiểu biết và trong việc học thì "tiên học lễ, học học văn", trước hết phải học đạo nghĩa sau mới đến
văn hóa, kiến thức khoa học. Qua đó cho thấy người Việt rất coi trọng văn
hóa lễ nghĩa. Bởi thế, ngày tết các cụ thường chúc cháu con thông minh đỉnh
ngộ, học hành sáng suốt, thi đâu đậu đó
kèm lời dặn dò: "Nhân bất học,
bất tri lý" tức người không học sẽ không hiểu biết về đạo lý, trở thành
kẻ ngu dốt. Sự học không có giới hạn, phải quyết tâm và thực hiện suốt đời.
"Tín"là
đức thứ năm của "ngũ thường", được xây dựng bằng những việc làm, ứng xử chân
thật, tạo nên giá trị cá nhân và niềm tin cho mọi người. Trong dân gian,
những câu "nhất ngôn cửu đỉnh" hay "nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy" để
chỉ những người biết giữ chữ "tín". Ngày tết, "tín" trong văn hóa dân tộc
được người Việt thể hiện độc đáo qua đĩa trầu cau trên bàn thờ gia tiên, bởi
lẽ đó không chỉ nói lên sự thủy chung mà còn là sự trân quý đức "tín"
trong tình anh em, nghĩa vợ chồng.
Như vậy, qua những hoạt động trên cho thấy,
"ngũ thường" trong tết Việt hàm chứa nhiều giá trị về đạo lý, có nguồn gốc
từ thực tiễn cuộc sống. Hiểu "ngũ thường" qua ứng xử ngày tết dân tộc là góp
phần khám phá các giá trị văn hóa Việt, giúp nền tảng đạo đức được duy trì,
nét đẹp phong tục được gìn giữ, truyền thống của dân tộc được tồn lưu.
Vào
khoảng từ 23 đến 27 tháng Chạp thì chợ được gọi là chợ Tết. Còn những
ngày họp chợ 28, 29 (hay 29, 30) thì được người ta gọi là phiên áp Tết.
Không biết tự bao giờ mà chợ Tết đã thực sự trở thành nơi lễ hội, thưởng
lãm. Chợ Tết tấp nập, ồn ã không chỉ bởi người mua, kẻ bán mà còn bởi
đông người đến chợ với mục đích đơn giản là… đi chơi, ngắm nghía. Đi chợ
Tết đã là niềm hứng khởi của bao đời, từ đám con nít đến ông già, bà
cả. Thật không có chợ nào đông như chợ Tết, vui như chợ Tết, đẹp như chợ
Tết mà cũng đắt như chợ Tết…
Chưa
thực sự là Tết nhưng có thể coi ngày 23 tháng Chạp là ngày “mở cổng”
dẫn vào Tết. Theo dân gian thì đó là ngày ông Táo chầu Trời. Nhà nào vào
ngày này cũng làm lễ cúng, tiễn đưa ông Táo lên Thiên đình để bẩm báo
với Ngọc Hoàng Thượng Đế về những “tai nghe mắt thấy” nơi Trần thế trong
một năm qua.
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét