TT&HĐ IV - 33/d
PHẦN IV: BÁU VẬT
"Dọc
đường lịch sỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm
trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt
lên, đánh bóng..."
NTT
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi
tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả
những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư
sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu
với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương
hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng
niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
D. Henziut
Những
người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao
thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự
trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc
Ngạn ngữ Trung Quốc
Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.
Rene Descartes
Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. Voltaire
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả
mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai
nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết
hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách.
Plato
“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.”
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi
CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG
“Khi
đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các
sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như
chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng
của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
Wen You
Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.
Nguyễn duy Hinh
(Tiếp theo)
Trống
đồng Ngọc Lũ ra đời phải đáp ứng được cái yêu cầu rất cao đó, ắt hẳn
phải hàm chứa chức năng bảo vật, mang những ý tưởng trọng đại của vua
Hùng muốn gửi gắm và như vậy, đồng thời cũng chất chứa những nội dung
lớn lao mà các nhà khảo cổ đã suy đoán ra được một phần ít nhiều!...
Nói
đến đây, chúng ta chợt thấy chẳng còn biết gì thêm nữa về bí mật đang
ẩn chứa trong trống đồng Ngọc Lũ (hay người anh em của nó là trống đồng
Hoàng Hạ), ngoài những điều mà các nhà khảo cổ đã biết. Anh chàng Khảo
Của mà ngày xưa chúng ta gặp trên đường phiêu du tìm đến bến Vượt Thời
Gian chắc chắn là điếc con ráy. Bởi vì những kẻ như thế thường chỉ biết
món đồ là thật hay giả và bán được bao nhiêu tiền mà thôi. Rất có thể
NTT và HTB (Hoàng Tử Bé) còn biết được nhiều điều nữa về trống đồng này
nhưng đã từ lâu lắm chúng ta chưa gặp lại họ. Không biết giờ này họ lang
bạt kỳ hồ ở đâu nhỉ? Thật là buồn khi gặp bế tắc mà chẳng hỏi ai được.
Phía trước, khối Tu Di còn mút tận đường chân trời, phía sau, quê hương
trống đồng đã chìm khuất, bốn bề vắng ngắt, chỉ còn những đợt gió lành
lạnh lướt qua không thành tiếng trong cái biếc xanh chan hòa trời -
biển. Nỗi cô đơn tự nhiên trỗi dậy đến gai người! Chúng ta là những kẻ
luôn tự hào rằng đã nghiện nỗi cô đơn và luôn thấy vị đê mê dịu ngọt
cũng như vị chua cay gây hứng khởi trong đó. Ấy vậy mà nỗi cô đơn lúc
này sao làm cho lòng chúng ta tê tái quá! Chúng ta có cảm giác như niềm
ao ước được chiều chuộng yêu thương, được an ủi vỗ về, được vuốt ve đồng
cảm, chưa lúc nào nguôi ngoai trong suốt cuộc đời lầm lũi của một tâm hồn ấm
ức, khốn khổ bỗng dồn tụ về đây đè ép đến ngạt thở, đến muốn nổ òa con
tim…
Thôi đi mấy cha, từ đầu cuộc hành trình đến nay, lúc nào cũng tự xưng là “chúng ta” để mà trò chuyện, thế thì còn cô đơn nỗi gì mà than van? Đúng là một lũ nói bố láo, bố toét! Ủa? Ai nói thế? Chúng ta quắc nhìn bốn bề, nổi cơn thịnh nộ. Một sự xúc phạm ghê gớm! Nhưng rồi bình tĩnh nghĩ lại, thấy… cũng đúng!
Nhiều người biết câu chuyện bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tập khí công chữa khỏi bệnh lao phổi. Trong gia đình
tôi, ông nội tôi tập Yoga chữa khỏi nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu
não. Năm đó ông nội tôi gần 70, bị nhồi máu cơ tim đến lần thứ ba, tai
biến mạch máu não liệt nửa người bên trái. Sau đó ông tôi tập Yoga, bao
gồm đủ cả ba phần là Dhyana, Pranayama và Asana, vậy mà khỏi hẳn. Đến
sau này, năm 91 tuổi, ông nội tôi còn làm được những động tác mềm dẻo mà
tôi lúc đó còn là thanh niên, có tập luyện tử tế mà vẫn không làm
được. Tôi tập khí công chữa khỏi bệnh hen suyễn kinh niên năm 11 tuổi.
Thôi đi mấy cha, từ đầu cuộc hành trình đến nay, lúc nào cũng tự xưng là “chúng ta” để mà trò chuyện, thế thì còn cô đơn nỗi gì mà than van? Đúng là một lũ nói bố láo, bố toét! Ủa? Ai nói thế? Chúng ta quắc nhìn bốn bề, nổi cơn thịnh nộ. Một sự xúc phạm ghê gớm! Nhưng rồi bình tĩnh nghĩ lại, thấy… cũng đúng!
Tập khí công tác động đến nhiều bộ phận của cơ thể. |
Nhưng lấy gì chứng minh sự kết hợp hành
Thiền và Khí Công có thể giúp người ta sống khỏe, sống vui? Với tiến bộ
khoa học, những cuộc nghiên cứu và điện não đồ ghi nhận được đã chứng
minh một cách cụ thể Thiền đưa tới nhiều thay đổi ở những vùng cảm xúc
trong não bộ và Khí Công Tâm Pháp giúp phát triển các cơ cấu và vùng
nhận thức trong não bộ.
Thiền có hai loại: Thiền Tĩnh Lặng và Thiền Hoạt Động.
Thiền Tĩnh Lặng: là ngồi yên một chỗ,
chú ý vào một chỗ như hơi thở vào, hơi thở ra hay chú ý về cảm giác vui
sướng hay đau khổ đang xảy ra trong tâm hay đối tượng gì đang nghe
thấy. Ngày nay tại Hoa Kỳ và các nước Tây Phương người ta thực hành
thiền giản dị như chú tâm vào hơi thở vào hơi thở ra cùng nhận biết cảm
giác xuất hiện, gọi là Thiền quán.
Ngoài Thiền quán còn có Thiền Chỉ không
chú tâm vào một đối tượng nào cả mà chỉ để tâm trở về với trạng thái
buông xả, mở rộng tự nhiên, thấy biết mọi thứ mà không chú tâm vào thứ
gì cả.
Thiền Hoạt Động: là chú tâm trong lúc
hoạt động, như thiền hành là thiền trong lúc đi bộ, hoặc chú tâm vào
những động tác chân tay, phối hợp nhịp nhàng với hơi thở, như trong
Thái Cực Quyền hay Khí Công. Nhiều bác sĩ hay nhân viên chăm sóc sức
khỏe khuyến khích những bệnh nhân có các vấn đề khó khăn về thể chất hay
tâm thần nên thực hành Thiền để chữa trị các chứng bệnh như đau nhức
thân thể, tay chân, các chứng lo âu, trầm cảm hay bị căng thẳng tinh
thần, bị cao huyết áp..
Cái
cảm giác nặng như chì ấy cũng qua đi. Tính tò mò cố hữu đã trở lại.
Trống đồng Ngọc Lũ thiêng liêng ơi! Hãy thổ lộ cho chúng ta nghe những
uẩn khúc mà trống còn chất chứa! Chúng ta nhớ ra rồi! Trong hành trang
chúng ta luôn có một bảo bối và chúng ta vội lôi ra: nếu trống không lên
tiếng thì sự hoang tưởng sẽ lên tiếng, song trước hết vận khí cái đã!
Khí
công là một phương pháp dưỡng sinh kỳ diệu. Vì đã qua thực hành nên
chúng ta cảm giác rất rõ điều đó dù chưa đạt đến thượng thừa. Nếu có dịp
thuận tiện, chúng ta sẽ kể câu chuyện về nó. Còn bây giờ thì chưa, phải
điều hòa lưu chuyển khí để… hoang tưởng một phen. Sau khi khí đã vận hành nhịp nhàng, lưu chuyển thành “dòng êm đềm” xuôi ngược khắp cơ thể, chúng ta kết tụ thành một bầu xoáy ở vùng dưới rốn một chút (gọi là Đan Điền) và nó trở thành như một trạm trung chuyển dòng khí ấy. Thế rồi trong tâm tưởng, chúng ta mơ hồ thấy bầu xoáy ấy dần phát sáng. Thứ ánh sáng tươi tắn ấy cứ lan tỏa dần và đồng thời dòng khí luân chuyển trong cơ thể cũng trở nên vừa ấm vừa tươi sáng. Tùy vào mục đích chữa bệnh, dưỡng sinh mà chúng ta vận dụng công lực của dòng khí đã được kích hoạt đó. Lúc này, với mục đích cố moi móc thông tin từ trống đồng Ngọc Lũ, chúng ta chuyển sang trạng thái thiền (vì đang hành trình đến Tu Di nên chúng ta gọi là “hành thiền”). Thiền là một quá trình đưa tâm trí hướng về cân bằng tĩnh tại. Mọi suy nghĩ vụn vặt, chồng chéo mà chủ yếu là từ vô ý thức dần dần tan biến. Không cố gắng tìm hiểu điều gì cả, kể cả sự cố gắng tập trung không suy nghĩ, chỉ láng máng hơi tưởng về vùng ánh sáng dưới rốn. Chúng ta quên mất mình đang thở và… ánh sáng tương tự như của buổi sớm mai hừng lên thanh lắng, tươi dịu trong đầu. Hình như không còn não nữa, trong đầu trở thành một vùng không gian rộng lớn ửng lên bởi thứ ánh sáng huyền diệu ấy. Thế rồi chúng ta nhẹ nhàng mơ thấy trống đồng Ngọc Lũ (mơ trong sự tỉnh táo hoàn toàn!). Sự giác ngộ sẽ đến (nhưng chân lý chưa chắc đã đến!!!).
Trong
bầu ánh sáng dịu nhẹ, trống đồng Ngọc Lũ hiện ra rạng rỡ nhờ cái ánh
sáng trong suốt, hơi lợt xanh phát ra từ mặt trời nhiều cánh ở trung
tâm. Hình ảnh ấy được “chụp lại” và chúng ta trình bày ở hình 1 dưới
dạng trắng đen (muốn thấy được màu sắc nguyên thủy phải ở trong trạng
thái “lên đồng”!).
À,
ra thế! Trống đồng Ngọc Lũ trước hết là biểu tượng của đất nước Văn
Lang có từ lâu đời và thịnh đạt, đóng vai trò như một quốc huy, đồng
thời cũng là bảo vật mà từ vóc dáng đường bệ lẫn hệ thống hoa văn của nó
toát lên cái quyền uy tối thượng của vương triều Hùng Vương. Với chức
năng là một bảo vật chứng thực quyền lực thì trống đồng Ngọc Lũ chính là
sự chứng thực cho quyền lực tối cao - quyền lực vua. Ngoài ra còn xuất
hiện hàng loạt trống đồng được lưu dụng trong bộ máy hành chính nhà nước
với những kích thước khác nhau (độ to nhỏ, sự cao thấp) hoặc với những
dấu hiệu, cách bài trí hoa văn khác nhau để xác định mức độ quyền lực
của người lưu giữ. Những Lạc tướng, Lạc hầu, Bố chính (người đứng đầu
các làng xã (Kẻ chạ), đầu lĩnh quân sự… có thể đều được ban phát trống
đồng…
Khi cộng đồng xã hội gặp tai biến, những người có trống đồng có
quyền (và nghĩa vụ) huy động trong quần chúng để lập những đội dân binh
trong địa phận mình cai quản và khi nước nhà gặp nạn ngoại xâm thì những
đạo dân binh ấy theo các Đô Lão (thủ lĩnh quân sự địa phương?), kéo về
“ùn ùn như mây”, hợp thành lực lượng vũ trang của vương triều. Cách thức
điều động ấy là biểu tượng trong thực tiễn chính sách “toàn dân vi
binh” của nhà nước Văn Lang. Trong thời bình, để có đủ lực lượng kịp
thời đi đắp đê, chống lũ lụt, và nói chung là trị thủy trong khoảng thời
gian nhất định, cách huy động ấy cũng được áp dụng.
Chúng
ta sẽ chuyển sang bàn (hay tán hươu tán vượn?) nhiều hơn về hệ thống
hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (hay Hoàng Hạ, hay là cả hai mà cũng
không phải cả hai?!).
Ở
vị trí trung tâm là mặt trời chói lọi (sự chói lọi chỉ nhìn thấy được
trong tâm tưởng!). Có Trái Đất thì mới có vạn vật - sinh linh. Mặc
nhiên là thế rồi! Nhưng nguồn sống sâu xa và duy nhất làm nên mọi nguồn
sống, cội rễ của mọi nguồn cảm hứng, mọi niềm hứng khởi, vui sống lại
chính là mặt trời. Có mặt trời là có tất cả. Cho nên, ngay từ buổi bình
minh của sự nhận thức, con người tối cổ đã coi mặt trời là thiêng
liêng nhất, mặt trời trở thành thần linh của mọi thần linh trong cõi
Trời - Đất này.
Từ
xa xăm tối cổ, đã có một nền văn minh đồ đá rực rỡ, tôn vinh, thờ phụng
mặt trời, tồn tại đâu đó ở vùng Đông - Nam Châu Á - Tây Thái Bình Dương
(có thể nói, tổ tiên của sinh vật là đơn bào và tổ quán của chúng là
đại dương. Gần hơn, người và vượn cùng xuất phát từ một loài gốc tổ và
bản quán của chúng là rừng rú. Tuy nhiên, như ngày nay chúng ta thấy,
nét khác biệt rất lạ lùng và rất rõ ràng về chế độ ăn uống giữa chúng là
con người có thói quen ăn mặn, không thể thiếu muối còn con vượn thì ăn
lạt, không cần bổ sung muối trực tiếp và chủ động đã cho phép nghĩ rằng
con người đã có một thời gian đủ dài sống và kiếm ăn tại các vùng duyên
hải để chuyển hóa từ ăn lạt sang cách ăn mặn (nhưng vẫn không thể uống
nước biển để giải khát được), từ cơ thể đầy lông sang cơ thể không lông và như vậy, có thể nói, con người có cùng
bản quán rừng rú với con vượn khi nó vẫn còn hầu như là vượn, nhưng khi
nó thực sự là người thì nó quen ăn mặn, cơ thể trần trụi và bản quán của nó là duyên hải -
biển cả nhiệt đới. Địa Đàng đã từng ở đâu đó trong khu vực ấy, nơi có
ngọn núi Tu Di huyền thoại).
Trên hình thuyền, ở tang trống, có vẽ cái trống không thể hiểu là phẩm vật đem bán vì chỉ có một cái và lại đặt như thế. Đó là “ cái bàn biết phương hướng “đi về. Người đứng trên cầm cái gì như cung tên nhưng không nhắm để bắn gì cả, đó là công cụ xem sao mà xoay hướng thuyền.
Hình thuyền trên thân trống đồng Ngọc Lũ.
Một căn nhà nòng và một nhà nọc trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.
Đây là những nhà thiêng
liêng, nhà tổ, nhà thờ mang ý nghĩa tín ngưỡng, nòng nọc, âm dương, Vũ
Trụ giáo, Đạo Mặt Trời, bang biểu, ngành, đại tộc, tộc, chi biểu. Do đó
ta phải giải đọc các ngôi nhà trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I theo
Vũ Trụ thuyết, theo Dịch, theo chữ nòng nọc. Dựa theo những điều đã thấy
ở các ngôi nhà nói một cách tổng quát trong Vũ Trụ giáo đã nói ở trên,
ta thấy ngay nhà trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có hai loại: nhà âm
hay nhà nòng có mái hình vòm và nhà dương hay nhà nọc mái có những phần
hình nọc dương.
-Nhà NọcNhư đã nói ở trên, nhà nọc, dương biểu tượng cho nọc, dương, ngành dương, đại tộc, tộc, chi tộc dương, nội.
Một căn nhà nọc trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).
Có nhiều biểu tượng cho biết đây là nhà nọc. Ví dụ như các kiến trúc
nhọn như mũi đao, mũi mác, mũi giáo ở hai đầu mái nhà và các vật trang
trí mang biểu tượng nọc, đực như trống. Trong các ngôi nhà mái nhọn nếu
có để trống hay các vật hình trống thì những ngôi nhà này là những ngôi
nhà trống (haus tambaran), trong Việt ngữ trống có một nghĩa là đực,
nọc. Nhà trống là nhà nọc, nhà đực. Hình dáng và tư thế của trống cho
biết nhà nọc mang ý nghĩa biểu tượng nào hay tộc nào. Ngay cả các kiến
trúc ở bên cạnh nhà cũng cho biết nhà là nhà nọc. Ví dụ bên hông mỗi nhà
mái hai đầu cong nhọn trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I có dàn trống
cho biết căn nhà kế bên là nhà trống, nhà nọc.
Hình ngôi nhà nọc ở bán viên âm có đám rước 6 người.
-Nhà Nòng
Nhà nòng ngược với nhà nọc. Nhà nòng âm biểu tượng cho nòng, không gian, bầu trời, vũ trụ âm, nòng âm, ngành, đại tộc, tộc, chi tộc âm, ngoại.
Một căn nhà nòng trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I (nguồn: Nguyễn Văn Huyên).
Tuy nhiên, trống biểu tượng cho dương, nên phải lưu ý trên trống
đồng âm dương có những dạng nhà nòng mang nọc tính đại diện hay thay thế
cho nhà nòng thuần âm nữ. Đây là những nhà nòng nam. Cần phải dựa vào
các chi tiết khác để phân định ví dụ ở một nhà nòng trên trống Ngọc Lũ I
có một người cầm trống cho biết đây là nhà trống, nhà nòng nam của
ngành nòng.
Chim trên nóc nhà trống Hoàng Hạ cánh có hình con mắt(nguồn: Nguyễn Văn Huyên).
- Hóa trang cờ bay, khố váy, áo hai vạt ngắn dài của những người giã gạo, vũ công và chiến binh (Hình 9) được khắc trên trống đồng cho thấy nghề dệt vải, trồng cây vải, bố đai, trồng dâu nuôi tầm – nghĩa là công nghệ vải sợi đã phổ biến nhiều nơi trong nước Văn Lang để sản xuất vải sợi làm áo khố che thân, trang trí nội thất, làm cờ xí trong ngày lễ hội, cờ hành quân bảo vệ giang sơn.
Như có lần, kể cũng lâu rồi, chúng ta đã từng mường tượng, nền
văn minh Địa Đàng đột ngột biến mất nhưng không tan biến tất cả mà dấu
vết của nó cũng như tập tục thờ thần mặt trời của cư dân Địa Đàng vẫn
còn lưu truyền trong cư dân nguyên thủy Đông Nam Á nói chung hoặc cũng
có thể chỉ trong cư dân nguyên thủy miền duyên hải tồn tại xưa kia thuộc
dải đất rìa lục địa sau này hình thành nên nước Văn Lang. Phải chăng
tục thờ thần mặt trời đã khắc sâu trong tâm khảm con người ở đó đến tận
thời đại Hùng Vương và việc Hùng Vương cho hình mặt trời nổi lên rạng rỡ
giữa mặt trống đồng là có ý coi vương triều của mình như một mặt trời
tỏa sáng khắp bờ cõi, hoặc cũng có thể có ngầm ý: Văn Lang là hậu duệ
của đất nước Mặt Trời (nền văn minh đầu tiên của nhân loại!) thời xa xăm chỉ còn lưu lại một cách nhạt nhòa, mờ
khuất trong tâm trí người đời?
Có
thể quan sát được trên mặt trống đồng Ngọc Lũ: ngoài hình mặt trời tỏa
chiếu ở trung tâm và 3 vành trang trí người - vật, còn có nhiều đường
tròn đồng tâm vạch cặp đôi, cặp ba song song nhau và xen kẽ giữa chúng
là những vòng hoa văn hình học gồm: chấm dải, những vòng tròn nhỏ có
chấm giữa nối tiếp nhau bằng đường tiếp tuyến, chữ S gấp khúc nối tiếp
nhau, đường răng lược (ở các trống đồng khác còn có vòng chấm giữa không
tiếp tuyến, vòng tròn lồng nhau, chữ V ngược lồng nhau…). (Xem mô tả ở
hình 2)
Trên
cơ sở nào mà các nghệ nhân thời đó sáng tác ra các loại hoa văn hình
học như vậy? Các nhà khảo cổ cho thấy hầu hết các họa tiết hoa văn hình
học thể hiện trên trống đồng Đông Sơn đều đã thể hiện trên bề mặt các đồ
gốm Gò Mun, giai đoạn văn hóa sớm của thời đại đồ đồng mà văn hóa Đông
Sơn là giai đoạn thăng hoa của nó. Hơn thế nữa, những họa tiết hoa văn
đó đã có dáng ban đầu khá ổn định và cũng thực sự phong phú từ thời đại
văn hóa Phùng Nguyên (cách nay khoảng 4 - 5 ngàn năm), và như thế, chúng
ta phỏng đoán rằng cội rễ của những họa tiết hoa văn đó còn ở sâu hơn
nữa, có thể là ở thời văn hóa Bắc Sơn - Quỳnh Văn, khi đồ gốm đã xuất
hiện và “chữ viết” chỉ là những “chấm dải”, “khắc vạch” ngẫu hứng biểu
diễn số lượng được in dấu trên đó. Người ta thấy rằng, nối tiếp văn hóa
Quỳnh Văn là văn hóa Bàu Tró. Trong giai đoạn văn hóa này, bàn xoay sử
dụng trong chế tác đồ gốm (như nồi, niêu, chén…) đã xuất hiện. Sự sáng
chế ra bàn xoay (chắc chắn là có sự gợi ý từ công việc gia công tiện
tròn các đồ vật dụng, đồ trang sức bằng đá có dạng tròn, trụ và có lỗ xỏ
xâu…) đã là một bước tiến dài, nhảy bậc về trình độ không những của
nghề gốm mà của cả những hiểu biết về toán học, nhất là những kiến thức
liên quan đến đường tròn. Chúng ta phỏng đoán rằng sự phát hiện ra đồ
gốm đã là một trong những phương tiện giúp cho con người cổ đại thuận
tiện hơn trong việc lưu giữ những thông tin về những nhận thức và sáng
tạo mà họ đã tích lũy được trước đó. Xuất hiện đầu tiên trên bề mặt đồ
gốm là những chấm tròn, những vạch song song biểu thị số đếm, số lượng,
rồi đến những hình đơn giản đóng vai trò như những chữ tượng hình, chữ
biểu đạt ý sơ khai… Quá trình đó cũng sẽ làm xuất hiện ra những họa tiết
hoa văn. Hoa văn thuở ban đầu chính là mượn những ký hiệu mô tả những
sự vật - hiện tượng tự nhiên có sẵn trước đó để gởi gắm những quan niệm
đương thời về thế giới quan, nhân sinh quan một cách cách điệu hóa, biể
tượng hóa và thẩm mỹ hóa (cân đối hài hòa, phong phú, đa dạng, biến đổi,
ổn định… cũng chính là những biểu hiện đồng thời và có thể thấy được
của tự nhiên). Có thể nói rằng bàn xoay đã tạo tiền đề cho những sản
phẩm đồ đồng có dạng tròn xoay sau đó (ít ra thì cũng có vai trò quan
trọng trong việc tạo khuôn mẫu đúc đồng). Và cùng với sự thành thạo
trong việc thể hiện hoa văn trên đồ gốm mà làm xuất hiện một sản phẩm đồ
đồng độc đáo: trống đồng Đông Sơn. Biết đâu chừng trước khi xuất hiện
trống đồng đã xuất hiện tiền thân của nó là trống… gốm?
Trống đồng là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng rất độc đáo của vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Có xuất sứ từ hàng ngàn năm trước đây với vai trò và vẻ đẹp lịch sử không phải bàn cãi.
Nhận ra nét đẹp riêng biệt từ những họa tiết hoa văn trên trống đồng, các nghệ sỹ xăm hình đã cho ra đời những mẫu hình xăm trống đồng rất đẹp và được đón nhận nồng nhiệt từ giới trẻ.
Thiết kế của hình xăm trống đồng đa phần là những mẫu đen trắng. Chính điều ấy mang lại nét đẹp cổ xưa và bí ẩn của chúng.
Không chỉ riêng người Việt Nam, những người nước ngoài cũng rất yêu thích thể loại hình xăm này. Đó là lý do ngày càng dễ bắt gặp những hình xăm trống đồng trên các trang mạng cũng như ngoài cuộc sống thường ngày.
Nắm bắt tâm lý chung của giới mộ điệu hình xăm. yêu thích nét độc đáo và mới lạ. Những thợ thiết kế đã cho ra đời rất nhiều những mẫu xăm phá cách từ hình tượng trống đồng. Từ những hình ảnh to ôm toàn bộ phần lưng hay ngực tới những chi tiết hoa văn nhỏ trên trống đồng được “trạm khắc” khéo léo trên tay hoặc chân.
Nếu bạn cũng thích và muốn sở hữu hình xăm này, còn chần chừ gì nữa mà không tự lên ý tưởng và thiết kế những hình xăm đẹp cho riêng mình. Biết đâu những thiết kế của bạn lại được đón nhận và trở thành xu thế mới.
Trống đồng là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng rất độc đáo của vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Có xuất sứ từ hàng ngàn năm trước đây với vai trò và vẻ đẹp lịch sử không phải bàn cãi.
Nhận ra nét đẹp riêng biệt từ những họa tiết hoa văn trên trống đồng, các nghệ sỹ xăm hình đã cho ra đời những mẫu hình xăm trống đồng rất đẹp và được đón nhận nồng nhiệt từ giới trẻ.
Thiết kế của hình xăm trống đồng đa phần là những mẫu đen trắng. Chính điều ấy mang lại nét đẹp cổ xưa và bí ẩn của chúng.
Không chỉ riêng người Việt Nam, những người nước ngoài cũng rất yêu thích thể loại hình xăm này. Đó là lý do ngày càng dễ bắt gặp những hình xăm trống đồng trên các trang mạng cũng như ngoài cuộc sống thường ngày.
Nắm bắt tâm lý chung của giới mộ điệu hình xăm. yêu thích nét độc đáo và mới lạ. Những thợ thiết kế đã cho ra đời rất nhiều những mẫu xăm phá cách từ hình tượng trống đồng. Từ những hình ảnh to ôm toàn bộ phần lưng hay ngực tới những chi tiết hoa văn nhỏ trên trống đồng được “trạm khắc” khéo léo trên tay hoặc chân.
Nếu bạn cũng thích và muốn sở hữu hình xăm này, còn chần chừ gì nữa mà không tự lên ý tưởng và thiết kế những hình xăm đẹp cho riêng mình. Biết đâu những thiết kế của bạn lại được đón nhận và trở thành xu thế mới.
Chúng
ta đoán nữa: những họa tiết hoa văn cổ xưa nhất (của cả loài người chứ
không riêng khu vực nào), là những vạch khắc song song nhau, rồi đến
chấm dải, và cuối cùng là chấm tròn (hình tròn nhỏ) kế tiếp nhau. Chúng
có nguồn gốc từ yêu cầu tự nhiên về việc đếm và biểu diễn số lượng của
con người nguyên thủy.
Ba
đơn vị họa tiết nói trên vừa in dấu trực tiếp trên các di vật ít ra là
từ thời Phùng Nguyên đến thời Gò Mun và sang cả thời Đông Sơn, đồng thời
cũng là 3 yếu tố cơ bản kiến tạo nên các thể loại hoa văn hình học
khác, ngày càng đa dạng qua các thời kỳ và đặc biệt được thể hiện vừa
phong phú vừa tinh tế trong văn hóa Đông Sơn, nhất là ở trống đồng Ngọc
Lũ, Hoàng Hạ…
Trước khi tiếp tục huyên thuyên, chúng ta kể chuyện bên lề một chút xíu.
Ai
Cập ở vùng Đông Bắc Châu Phi, là một vùng thung lũng hẹp và dài nằm dọc
theo lưu vực sông Nin. Ai Cập là vùng hạ lưu của con sông này, có độ
dài khoảng 700 km, chia làm hai miền rõ rệt theo hướng Nam - Bắc. Miền
Nam gọi là Thượng Ai Cập, bề rộng chỉ khoảng 15 - 22 km, Miền Bắc gọi là
Hạ Ai Cập, có hình tam giác, Ở vùng Hạ Ai Cập, sông Nin chia ra làm
nhiều nhánh trước khi đổ ra biển nên có nơi rộng tới 50 km.
Khí
hậu Ai Cập nóng và khô, ít mưa vì chịu ảnh hưởng của thời tiết sa mạc.
Nếu không có sông Nin chảy qua thì có lẽ xứ ấy cũng hoàn toàn hoang vu.
Hàng năm vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 11, xuất hiện lũ làm nước sông
vùng hạ lưu dâng lên cao, bồi tụ phù sa màu mỡ cho đồng bằng Ai Cập.
Hiện tượng đó tạo ra điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho các bộ phận dân
cư quần tụ về sinh sống, tạo ra nền văn minh Ai Cập mà đến ngày nay vẫn
được nhiều người cho là một trong vài nền văn minh thuộc hàng sớm nhất
trong lịch sử xã hội loài người.
Tuy
nhiên, chúng ta cho rằng dù có sớm mấy chăng nữa thì nền văn minh Ai
Cập cổ đại cũng chỉ có thể xuất hiện sau thời kỳ biển tiến. Hơn nữa một
nền văn minh (một nền văn hóa vụt nổi lên rực rỡ hơn hẳn nền văn hóa khu
vực xung quanh) không thể đột khởi từ “tay không” mà phải kế thừa những
nền văn hóa trước đó và nhất là phải có “bà đỡ” từ sự sung túc, thịnh
vượng vượt trội do cuộc cách mạng nông nghiệp (mà then chốt là phát hiện
ra loại cây lương thực đóng vai trò như cây lúa nước ở Đông Nam Á, hoặc
cùng gốc loài, thậm chí là hậu duệ của nó).
Một
câu hỏi đặt ra: văn hóa làm cơ sở cho nền văn minh Ai Cập là văn hóa
nào? Hay cũng có thể hỏi tổ tiên của người Ai Cập cổ đại là ai và ai đó
có gốc tích bản thổ hay từ đâu tới? Có thể sự xuất hiện người Ai Cập cổ
gắn liền với sự di cư dần từ thượng nguồn sông Nin xuống mà xa xôi hơn
nữa là sự di cư từ Đông và Bắc Phi sang, rồi muộn hơn là một bộ phận dân
tộc người Xêmít từ Châu Á tới. Nhưng có thể thấy được một dòng chảy văn
hóa liên tục và nhất quán, xuyên suốt từ thời tối cổ đến đó và trở
thành một đặc trưng cơ bản của nền văn minh Ai cập? Mặt khác, không biết
điểm xuất phát đầu tiên của ý tưởng là gì mà các Pharaon (vua Ai Cập cổ
đại) đua nhau xây dựng những Kim Tự Tháp khổng lồ để làm nơi an nghỉ
đời đời cho mình? Phải chăng đó là từ sự hồi ức về ngọn Tu Di thiêng
liêng, nơi được cho là trung tâm Vũ Trụ và tồn tại vĩnh cửu? Đúng không
rằng: vào một thời thậm chí là trước cả lần biển tiến sau cùng rất lâu,
đã có những cuộc lan tỏa dân cư mạnh mẽ từ Địa Đàng sang Nam Mỹ và nhiều
nơi khác trên khắp thế giới, qua đó mà nền văn minh của nó cũng lan tỏa
theo? Trong một huyền thoại cổ Ai Cập có nói đến một con thuyền chở Mặt
Trời đi xuyên qua bầu trời giữa ban ngày. Vào thời đồ đồng, Châu Âu vẫn
còn lưu truyền tình tiết này. Năm 1902, tại một vùng đầm lầy ở Bắc Âu,
người ta tìm thấy một bức tượng chiếc xe ngựa kéo Mặt Trời.
Chữ
viết xuất hiện rất sớm trong thời Ai Cập cổ đại. Người ta đoán rằng nó
đã có từ cuối thiên niên kỷ IV TCN. Cũng như các loại chữ viết cổ của
người Sume, người Ấn Độ, hay người Trung Quốc, văn tự cổ Ai Cập được
hình thành từ những hình vẽ và các kiểu hoa văn có từ thời nguyên thủy.
Về hình dạng, chữ Ai Cập cổ lúc đầu rất giống với hình các sự vật thật
muốn mô tả, vì thế còn gọi là kiểu chữ tượng hình. Thí dụ muốn nói về
“nước”, họ vẽ 3 đường lượn sóng ;
muốn ám chỉ sự khát nước, họ vẽ 3 làn sóng và thêm cái đầu con trâu. Và
đây là điều chúng ta quan tâm: muốn nói về mặt trời, người Ai cập cổ vẽ
một vòng tròn nhỏ, ở giữa thêm một cái chấm. Phải chăng mặt trời trong thực tế cũng có lúc thể hiện ra như thế, hay đó là sự biểu hiện kế thừa còn lưu lại của một nền văn minh quá khứ xa xưa?

Phần dưới của thân là ba vành hoa văn hình học, giữa là vành văn vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Hai bên là hai đường chấm nhỏ. Ngoài cùng là hai đường chỉ trơn. Chân trống không có trang trí.

Trống đồng Ngọc Lũ I được phát hiện vào khoảng năm 1893 - 1894 dưới độ sâu 2 mét của bãi cát bồi khi các ông Nguyễn Văn Y, Nguyễn Văn Túc và một số người khác đắp đê Trần Thủy ở xã Như Trác, huyện Nam Xang (phủ Lý Nhân, Hà Nam). Các ông đem về cúng vào đình làng Ngọc Lũ, để khi có đình đám cúng tế thì dùng.
Phần dưới của thân là ba vành hoa văn hình học, giữa là vành văn vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Hai bên là hai đường chấm nhỏ. Ngoài cùng là hai đường chỉ trơn. Chân trống không có trang trí.
Trống đồng Ngọc Lũ I được phát hiện vào khoảng năm 1893 - 1894 dưới độ sâu 2 mét của bãi cát bồi khi các ông Nguyễn Văn Y, Nguyễn Văn Túc và một số người khác đắp đê Trần Thủy ở xã Như Trác, huyện Nam Xang (phủ Lý Nhân, Hà Nam). Các ông đem về cúng vào đình làng Ngọc Lũ, để khi có đình đám cúng tế thì dùng.
Điều
lạ là trong chữ giáp cốt tượng hình đời nhà Thương bên Trung Quốc (thế
kỷ XVI - XII TCN) cũng biểu thị mặt trời là vòng tròn chấm giữa và nước
là 3 làn sóng. Nếu chữ viết cổ Ai Cập ra đời sớm hơn nhiều so với chữ
giáp cốt, là thứ chữ ra đời sớm nhất thời Trung Quốc cổ đại mà các nhà
khảo cổ phát hiện được (dù theo truyền thuyết thì từ thời Hoàng Đế, nửa
đầu thiên niên kỷ III TCN, sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết),
thì phải cho rằng người Trung Quốc cổ đã tiếp thu chữ viết của người Ai
Cập cổ. Nhưng đã tiếp thu thì sao không tiếp thu hầu hết mà chỉ một vài
“chữ” thôi? Còn nếu cho rằng chính người Ai Cập cổ đã vay mượn vài “ký
tự” đó của người Trung Hoa cổ thì hoặc lùi thời gian xuất hiện nền văn
minh Ai Cập cổ đại về gần ngày nay hơn hoặc “đẩy” nền văn minh Trung
Quốc cổ đại ra xa hơn. Cả hai cách ấy đều không phù hợp với chứng tích
khảo cổ. Vậy thì chỉ còn cách cho rằng người cổ của hai khu vực văn minh
ấy đã vay mượn ít ra là (và cũng có thể chỉ là) hai ký hiệu ấy từ một
nền văn minh sớm hơn để đưa vào hệ thống chữ tượng hình của mình? Chúng
ta có cảm nghĩ rằng nền văn minh Trung Quốc cổ đại ra đời muộn, nhưng
nói tương tự như triết gia Nietzsehe nói về nền văn minh Hi Lạp cổ đại,
thì người Trung Quốc cổ đã biết nhanh chóng nhặt lấy ngọn thương mà vài
dân tộc khác do nhiều nguyên nhân khác nhau, đã phải buông ra, đặt nằm
bất động, để nhanh chóng phóng đi xa hơn, vươn lên cao hơn, vượt các dân
tộc láng giềng.





Thần Apollo và cỗ xe mặt trời
Thần mã Pegasus
Thần mã Unicorn
Thần mã Hippogriff
Thần mã Sleipnir
Về
vấn đề vòng tròn có chấm giữa và 3 làn sóng, lạ lùng hơn nữa là chúng,
nhất là vòng tròn chấm giữa, với vai trò là họa tiết, hoa văn, không
những xuất hiện khá phổ biến và thường xuyên trên trống đồng và các đồ
vật khác thuộc văn hóa Đông Sơn, mà còn thấy được dễ dàng trên các đồ
vật chế tác ở những giai đoạn văn hóa sớm hơn thuộc văn hóa Gò Mun, sớm
hơn nữa thuộc văn hóa Phùng Nguyên (xem minh họa ở hình 3).
Đặc
biệt, trên trống đồng Ngọc Lũ, hình tròn nhỏ chấm giữa nằm kế tiếp nhau
thông qua một đường nối tiếp tuyến giữa chúng, tạo thành hàng loạt
những vòng hoa văn đồng tâm, đều tăm tắp quanh mặt trời trung tâm, đã
đóng vai trò chủ yếu trong hệ thống hoa văn hình học nền, cạnh những
vành hoa văn người - vật.
Hình 3: Hoa văn trang trí trên đồ gốm Đông Sơn
Đặc
biệt, trên trống đồng Ngọc Lũ, hình tròn nhỏ chấm giữa nằm kế tiếp nhau
thông qua một đường nối tiếp tuyến giữa chúng, tạo thành hàng loạt
những vòng hoa văn đồng tâm, đều tăm tắp quanh mặt trời trung tâm, đã
đóng vai trò chủ yếu trong hệ thống hoa văn hình học nền, cạnh những
vành hoa văn người - vật.

Hình ảnh Mặt Trời lạ được PV VTC News ghi lại được tại thành phố Huế (Ảnh: Nguyễn Vương)
Hình ảnh Mặt trời lạ xuất hiện ở Tam Kỳ:
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------
Hình ảnh Mặt trời lạ xuất hiện ở Tam Kỳ:
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét