TT&HĐ IV - 33/m

                                               Con rồng cháu tiên - Lạc Long Quân Âu cơ

PHẦN IV:     BÁU VẬT 
 "Dọc đường lịch sỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh




(Tiếp theo)


Trên tinh thần quan niệm đó, từ trước đến giờ, chúng ta đã cố gắng kể những câu chuyện lịch sử một cách khách quan nhất có thể và đồng thời khi cần phải soi xét, nhận thức lại thì cũng cố gắng thể hiện sự chủ quan nhất có thể. Nhưng để nhìn về mà thấy được cái  thời xa xôi của quá khứ mịt mù tối cổ, tiền sơ sử đó, không thể thiếu sự hoang tưởng!
Chúng ta “ngụy biện” như thế chỉ nhằm mục đích nói lên điều tâm huyết này: có những tình tiết lịch sử làm chúng ta tin, nhưng cũng có những tình tiết lịch sử không đáng tin và dù có thế nào chăng nữa, chúng ta cũng đặt cược vào niềm tin tín ngưỡng rằng vào thời ra đời trống đồng Ngọc Lũ thì Văn Lang đã có một lịch pháp Âm - Dương một cách “vững chãi” từ lâu rồi. Lịch pháp đó là một sáng tạo trên cơ sở kết tụ được những kiến thức thiên văn - địa lý của những nền văn hóa, những thời văn minh kế tục nhau trước đó, và trong những kiến thức ấy có thể có nhiều hiểu biết quan trọng kế thừa được từ thuở Địa Đàng. Sự tương tự về văn hóa ở các nền văn minh cổ đại có hai nguyên nhân trực tiếp là sự lan truyền văn hóa giữa chúng (tuân theo nguyên tắc ưu tiên từ trình độ cao xuống trình độ thấp) và sự cùng thừa hưởng tinh hoa từ một nền văn minh sớm hơn, duy nhất (nền văn minh Mẫu La?).
Còn một vài áy náy cần phải giãi bày về lịch pháp hình 11.
Khi nói đó là loại lịch pháp Âm - Dương kết hợp thì cần phải chỉ ra sự kết hợp đó thể hiện ra như thế nào? Nếu xem xét lại quá trình tạo dựng bộ lịch hình 11, do chúng ta thực hiện thì ngoài hai từ “vọng”, “sóc” được mượn vô duyên cớ ra, nó chẳng còn có mối quan hệ nào khác với Âm lịch nữa. Rõ ràng nó là bộ Dương lịch thuần túy. Tuy nhiên cách phân định tổng số ngày của một năm ra thành ngày thường và ngày lễ, ra tuần 7 ngày và tháng “chuẩn” (hay gọi đúng hơn là “cơ sở”) gồm 4 tuần đã làm cho nó trở nên rất “gần gũi” Âm lịch và dẫn tới gợi ý rằng nếu bớt số ngày lễ đi một cách hợp lý, có thể sử dụng nó như một bộ Âm lịch thực thụ. Chúng ta sẽ thử một phen xem sao!

Người cổ Ðông Sơn còn dùng thủ pháp ước lệ: hình ngôi nhà sàn mái rủ sát đất trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, nhưng họ cũng không quên khắc cả những con người đang sinh hoạt trong nhà theo trí tưởng tượng của họ.
Hoa-van-trong-dong-Dong-Son-1.jpg

Mái cong Làng Đình Bảng
Gọi năm tính toán chưa phân bố các ngày lễ (không tính các ngày lễ) là năm “cơ sở”. Vậy 1 năm cơ sở gồm 4 mùa, mỗi mùa gồm 3 tháng, mỗi tháng gồm 4 tuần và mỗi tuần gồm 7 ngày. Tính ra, tổng số ngày thường của 1 năm là 336 ngày. Thêm các ngày lễ và phân bố như đã làm, chúng ta có bộ Dương Lịch hình 11 với số ngày của 1 năm Dương Lịch thường là 365 ngày. Đã biết 1 năm Âm Lịch có 354 ngày (lấy nguyên), trên cơ sở đã có 336 ngày thường, nếu chúng ta chọn số lượng ngày lễ là 18 ngày thôi và phân bố lại một cách hài hòa thì bộ Dương Lịch hình 11 đương nhiên sẽ được sử dụng như Âm Lịch và vì có thể đối chiếu qua lại nhau giữa hai loại lịch đó nên cũng có thể gọi bộ lịch hình 11 là Âm - Dương Lịch.
Trước hết, từ bộ Dương lịch hình 11, chúng ta bỏ đi tất cả các ngày sóc, trừ những ngày Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, và bỏ luôn cả 4 ngày của mùa. Vì một năm Dương Lịch thường có 365 ngày nên bây giờ, sau khi bị “can thiệp thô bạo” nó chỉ còn 353 ngày, thiếu 1 ngày nữa thì đủ thời lượng của 1 năm Âm Lịch. Theo sự phân bố từ trước thì đầu năm vẫn có 1 ngày “Chúc mừng năm mới” gọi là Ngày Tết. Do đó, phù hợp với quan niệm lưỡng phân - lưỡng hợp và để “tiện cả đôi bề”, chúng ta thêm 1 ngày vào giữa năm , tạm gọi là ngày Tết giữa năm. Ngày này, nếu sự “giác ngộ” của chúng ta là đúng đắn, thì chính là “tiền thân” của Tết Trung Nguyên (rằm tháng 7 Âm lịch).
Tên những ngày lễ đã bỏ đi đó được lấy lại để đặt cho những ngày thường nằm kế cận chúng. Chẳng hạn như ngày thường ở cuối tháng 3 lúc này được gọi là ngày sóc, ngày thường của đầu tháng 4 được gọi là ngày Lập Hạ. Như vậy, trong Âm Lịch mà chúng ta đang xác lập, các ngày lễ vẫn hiện diện đầy đủ.
Sau khi đã qui ước như trên, chúng ta đã làm cho bộ Dương Lịch hình 11 hóa thân thành bộ Âm Lịch với các tháng có thời lượng lần lượt như sau:
Tháng 1 có: 30 ngày                                Tháng 7 có: 30 ngày
Tháng 2 có: 29 ngày                                Tháng 8 có: 29 ngày
Tháng 3 có: 30 ngày                                Tháng 9 có: 30 ngày
Tháng 4 có: 29 ngày                                Tháng 10 có: 29 ngày
Tháng 5 có: 29 ngày                                Tháng 11 có: 29 ngày
Tháng 6 có: 30 ngày                                Tháng 12 có: 30 ngày
Điều chỉnh chút xíu nữa: lấy 1 ngày của tháng 6 cho tháng 5 và lấy 1 ngày của tháng 12 cho tháng 11, chúng ta sẽ có các tháng 30 ngày và 29 ngày được xen kẽ đều đặn.
Bộ lịch hình 11 giờ đây đã có thể được sử dụng vừa là Dương Lịch thuần túy vừa là Âm Lịch thuần túy hoặc có thể gọi đó là một bộ Âm - Dương Lịch. Chúng ta có thể nêu ví dụ về cách sử dụng bộ Âm - Dương lịch này. Chẳng hạn, nếu có ngày 16 tháng 1 theo Dương Lịch, thì ngày đó sẽ là ngày 13 tháng Giêng Âm Lịch (trừ đi 3 ngày). Ngày 4 tháng 3 Âm Lịch chính là ngày 1 tháng 3 Dương Lịch. Ngày 12 tháng 6 Dương Lịch nếu tính theo Âm Lịch, là ngày 7 tháng 6.
Xem xét ở góc độ khác, trong năm đầu tiên áp dụng bộ Âm - Dương lịch này, rõ ràng mồng một tháng Giêng Âm Lịch (viết tắt: 1-1 Â) trùng với mồng một tháng một Dương Lịch (viết tắt: 1-1 D). Và chúng ta có so sánh sau (đếm theo cách hiện đại, gồm cả lễ, tết):
30-1 Â             trùng với           30-1 D
29-2 Â             trùng với           27-2 D
30-3 Â             trùng với           27-3 D
29-4 Â             trùng với           26-4 D
30-5 Â             trùng với           25-5 D
29-6 Â             trùng với           24-6 D
30-7 Â             trùng với           24-7 D
29-8 Â             trùng với           22-8 D
30-9 Â             trùng với           22-9 D
29-10 Â           trùng với           21-10 D
30-11 Â           trùng với           20-11 D
29-12 Â           trùng với           19-12 D
Qua đó Mồng Một Tết năm thứ hai sẽ trùng với ngày 20-12 D của năm thứ nhất (Tết Dương lịch (1-1 D) trùng với ngày 12-1 Â). Ngày 20-12 D là ngày thuộc thời khoảng Đông Chí (gần với ngày Đông Chí 22-12 D) hoặc cũng có thể theo cách xác định thời xưa, đúng là thời điểm Đông Chí (nhất là theo lịch Julian, vì tháng 12 có 31 ngày nên 1-1 Â sẽ trùng với ngày 21-12 D).                                                                                                                                                                                 
Tính chính xác thì sau 3 năm Âm Lịch, Dương Lịch vẫn phải trôi thêm:
(365,2422 – 354,367) x 3 = 10,875 x 3 = 32,626 ngày nữa mới hết năm thứ ba của nó. Điều này dẫn đến việc cần phải thêm vào mỗi năm thứ ba Âm Lịch 1 tháng có 30 ngày (tháng nhuận đủ) và vào mỗi 100 năm thêm 3 tháng có 30 ngày (tháng nhuận đủ), tổng cộng là 36 tháng nhuận đủ cho 100 năm.
Có khả năng chính quá trình điều chỉnh, bổ sung cho Âm Lịch và Dương Lịch tương đồng, hòa hợp với nhau đã làm xuất hiện thêm một số những ngày Lễ, Tết sau này như Thanh Minh, Đoan Ngọ…
Sau khi đã phân định thời tiết của một năm ra làm 4 trạng thái (4 mùa), rồi 8 trạng thái (tiết), gọi chúng là Tứ thời - Bát tiết, cư dân Việt cổ vẫn thấy chưa đủ phản ánh những khoảng biến đổi thời tiết có tính chu kỳ ngắn hơn nữa, đồng thời nhận thấy rằng trong 1 quí có 6 ngày vọng, sóc (3 cặp vọng - sóc) chia đều thành khoảng bằng nhau, hay đối với 1 tiết là 3 khoảng bằng nhau, do đó họ đã lấy tổng số ngày của 3 tháng là 90 ngày đem chia cho 6, có kết quả là 15 ngày và gọi khoảng thời gian này là “khí”, nghĩa là một tiết gồm 3 khí. Không dừng lại ở đó, người Việt cổ chia tiếp 15 ngày cho 3, được kết quả là 5 ngày và gọi khoảng thời gian gồm 5 ngày là 1 “Hậu”, nghĩa là 3 hậu hợp thành 1 khí.
Như vậy, thời tiết - khí hậu của một năm gồm: 4 mùa, hoặc 8 tiết, hoặc 24 khí, hoặc 72 hậu. Nói cách khác: 5 ngày thành 1 hậu, 3 hậu thành 1 khí, 3 khí thành 1 tiết, 2 tiết thành 1 mùa, 4 mùa thành 1 năm. Cộng các số 5, 3, 3, 2, 4, chúng ta có số 17. “Thừa thắng xông lên”, chúng ta “nổ” tiếp: 4 năm thành 1 hành, 5 hành thành 1 “thể”, 5 thể là 1 “thế” (kỷ). Cộng các số 4, 5, 5 lại, chúng ta có được số 14 - là số cánh ngôi sao trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Rồi, 10 thế là 1 thiên (kỷ),… Thôi không tiếp nữa đâu, “nổ” quá ai mà tin nổi!
Nếu không có bất cứ chú giải nào, thì xin cam đoan rằng ngay cả NTT của chúng ta - vị đại biểu xuất sắc nhất của triết học duy tồn, cũng tưởng hình 11 là minh họa lại mặt trống đồng Đông Sơn nào đó và hoàn toàn không hiểu mô tê ất giáp gì về việc tại sao lại bài trí các họa tiết hoa văn theo cách như thế. (Thầy Cãi chắc rất khoái cảnh NTT “ngẩn tò te”!).

Mặt trống đồng Hoàng Hạ

hoanghadrum.img_0005aw
Cảnh người giã gạo
hoanghadrum.img_0005c1
Băng hình người hóa trang nhảy múa phía trước nhà sàn thực hành lễ nghi

hoanghadrum.img_0007b
Thuyền trên tang trống đồng Hoàng Hạ
Vậy, mặt trống đồng Ngọc Lũ có phải là một “cuốn” lịch pháp của thời đại Hùng Vương không? Có lẽ là không. Chúng ta có cảm nhận rằng mặt trống đồng Ngọc Lũ như một đĩa ghi hình ngày nay, đã được “nén lại” một dung lượng đa tạp lớn lao. Tuy nhiên, ngoài những thông tin có tính “quốc hồn, quốc túy” của xã hội đương thời, nó còn là nơi lưu giữ những tinh hoa trí tuệ con người được kết tinh lại của mọi thời kể từ thời xa xăm thái cổ, cho nên mặt trống đồng Ngọc Lũ dù không đơn thuần mang chức năng lịch pháp, thì chắc rằng cũng hàm chứa những quan niệm cơ bản làm nên lịch pháp, những yếu tố trọng yếu của lịch pháp…
Rời hình tròn trung tâm, chúng ta “đi” theo hướng kính và “vấp” ngay phải một đường tròn do chuỗi hoa văn hình tròn chấm giữa nối nhau bằng đường lượn tiếp tuyến kết thành. Chúng ta đếm và biết rằng số hình tròn chấm giữa là 100. Số lượng 100 ấy có ý nghĩa gì?)


Một quyển lịch cổ xưa
Vì các lý lẽ trên, vị tù trưởng phải có một quyển lịch năm, tính theo tuần trăng, theo mùa màng khí tiết, đặt ngay cạnh mình, để dân hỏi gì là tra ngay ra được câu trả lời.
Lịch ấy vạch trên đồ đất nung thì dể vỡ, dễ mòn, không truyền được nhiều đời. Vạch trên mặt trống đồng thì thật là tiện, gọn, đúng với vật biểu tượng uy quyền của mình cùng cả dòng tù trưởng.
Vậy những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là một quyển Âm Lịch, có tháng đủ, tháng thiếu, có đêm trăng tròn, trăng khuyết, hay không có trăng, lại có cả năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, cũng như có những chỉ vạch về 4 mùa trong năm.
Nếu vậy thì không những không có gì là mê tính ( thờ chim, vật tổ mặt trời, mặt trăng, ca vũ để cầu thần linh,…) mà có vẻ như người xưa còn có tinh thần thực tế, hợp lý, khoa học, chính xác, chưa biết chừng người đời nay còn phải giật mình là đằng khác nữa.

Cách đếm ngày và đêm
Năm âm lịch theo kinh nghiệm nhiều đời nghiên cứu mặt trăng, vẫn được tính là 354 ngày ( dương lịch tính 365 ngày ) chia ra cho 12 tháng, thì mỗi tháng 29 ngày gọi là tháng thiếu và có dư 6 ngày để thêm vào cho 6 tháng khác gọi là tháng đủ.
Vậy một năm âm lịch có 6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày.
Cứ năm năm lại có hai năm mỗi năm dư 1 tháng, gọi là năm dư tháng nhuận.
Và cứ sau năm thứ 18, qua năm thứ 19 gọi là 1 chương thì lại không tính là năm dư, chỉ có 12 tháng thôi, kể như là năm thường vậy.
Do đó, vòng hình vẽ 18 con chim mỏ dài cánh lớn ở ngoài cùng là hình vẽ một chu kỳ 18 năm, mỗi con chim ấy là 1 năm.  Mặt trống gồm 1 tâm và 3 vòng đồng tâm
Vòng hình vẽ thứ nhất ở trong cùng gần trung tâm có 6 người trang phục kỳ dị mỗi bên vòng tròn đối nhau, đã không phải người Giao Chỉ ăn bận như thế, mà đó là những vị thần cai quản mỗi vị 1 tháng, trong 6 tháng đầu ở 1 bên và 6 tháng cuối mỗi năm. Thêm có một hình người thấp bé hơn cạnh 6 người ở một bên, đó là để ghi tháng nhuận của năm dư.
Vòng hình vẽ thứ nhì ở giữa, có 6 con gà, 10 con hươu, rồi lại 8 con gà, 10 con hươu, ấy là hình vẽ những con vật tương trưng. Gà chỉ đi ăn vào ban ngày, Hươu đi ăn vào đêm trăng sáng. Có 6 đêm vào đầu tháng từ 1 đến 6 không trăng; và 8 đêm vào cuối tháng từ 22 đến 30 cũng không trăng. Những đêm ấy không đi săn thú được. Và sau đó, khi có trăng thì có thể tổ chức đi săn đêm.
Theo kinh nghiệm cũ truyền mãi tới ngày nay, có 6 đêm đầu tháng không trăng, người ta tính :
Mồng 1 lưỡi trâu - Mồng 2 lưỡi gà - Mồng 3 lưỡi liềm - Mồng 4 câu liêm - Mồng 5 liềm vật - Mồng 6 phạt cỏ - Mồng 7 tỏ trăng, là bắt đầu tuần trăng sáng.
Tuần trăng sáng kia dài đến đúng đêm 10 rằm trăng náu (đáo : đủ ). Mười sáu trăng treo ( chiêu : sáng sủa ). Mười bảy trải giường chiếu ( rủ giường chiếu ). Mười tám giương cạm ( trương : xếp đặt, chẩm : cái gối ). Mười chín bịn rịn (bị : áo ngủ đắp trùm, rị : tối ). Hai mươi giấc tốt ( ngủ ngon ). Hai mốt nữa đêm ( mới có trăng ).
Từ 22 lại vào tuần không trăng, ( 22 – 30 ) nên không cần tính nữa.
Cái hoa 14 cánh ở trung tâm không phải là hình mặt trăng hay mặt trời của bộ lạc thờ những tinh thể ấy, đó là hình vẽ để đếm đêm và ngày.
Đêm là khoảng cách nằm giữa mỗi 2 ngày, trong cả tháng 29 ngày. Tổng số khoảng cách ấy là 28 nếu là tháng thiếu, 29 nếu là tháng đủ.
Cái hoa 14 cánh, đếm hết vòng thứ nhất từ 1 đến đêm trăng tròn (15, đêm rằm ) và đếm vòng thứ 2 nữa, từ 16, thì lại trở về đêm không trăng (đêm 30).
Muốn chia đường tròn ra thành 100 phần bằng nhau không phải dễ. Trước hết phải chia được đường tròn ra thành 5 phần bằng nhau, sau đó phải biết cách chia một cung tròn ra thành 5 phần bằng nhau. Chia như thế nào nếu thời đó chỉ có thước kẻ và (cho rằng) có cả compa? Có lẽ người Việt cổ đã phải tìm một cách chia gần đúng nào đó mà ngày nay chúng ta vẫn chưa phát hiện được. Tuy nhiên phương pháp chia gần đúng đó đã được dùng phải nói là phổ biến, thường xuyên, đạt độ chính xác cao, vì trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, hầu hết các đường tròn tạo bởi những họa tiết hoa văn nối nhau, có số lượng buộc phải đưa về cách chia đường tròn thành những phần lẻ bằng nhau, lớn hơn 3, và số phần phải chia trên một đường tròn là khá nhiều.
Việc buộc các nhà chế tác Việt cổ phải chia như vậy chứ không thể chọn tùy tiện cách dễ hơn (như chia thành 3, 4, 6, 8… phần bằng nhau chẳng hạn) đã cho thấy số lượng họa tiết hoa văn trên đường tròn (hay số phần bằng nhau của đường tròn) là có ý nghĩa quan trọng. Vậy vòng tròn hoa văn có số lượng 100 hình tròn chấm giữa hàm ý gì? Nó tượng trưng cho Tự Nhiên vô biên bao bọc, che chở đất trời Văn Lang? Hay đó là biểu trưng số năm của 1 thế kỷ?
Chúng ta nêu ra những câu hỏi để không trả lời được, đành tiếp tục hướng tới dải hình tròn mới và lại đặt ra những câu hỏi. Nếu không chú ý tới các đường tròn trơn (đóng vai trò như đường phân cách hơn là trang trí hoa văn và thực sự không có ý nghĩa quan trọng nào đó), thì “trước mắt” chúng ta là dải hoa văn làm thành đường tròn, gồm 72 họa tiết chữ nối đuôi nhau. Số 72 này có phải mang ý nghĩa là số hậu của 1 năm? Nếu nhân số hậu với 5, ta sẽ có số ngày “chính thức” của 1 năm Dương Lịch là 360 ngày, và nếu chia cho 2 ta sẽ có số 36, là bình phương của 6.
Phía ngoài, kế tiếp dải chữ lại là một dải tròn do các hình tròn chấm giữa nối nhau bằng đường lượn tiếp tuyến tạo thành. Số lượng hình tròn chấm giữa ở đây là 120. Số này có phải là tượng trưng cho số khắc của 1 ngày (chia 1 tiếng thành 5 khắc)?
Nếu lấy 120 cộng với 72 rồi chia cho 2, chúng ta sẽ có 96 - số khắc của một ngày (khi chia 1 tiếng thành 4 khắc). Nếu cộng ba số: 120, 72, 96 với nhau, sẽ có số 288. Đem chia số này cho 2 sẽ ra số 144, số 144 chính là bình phương của 12. Lấy số 360 trừ cho 288, sẽ lại xuất hiện số 72. Còn khi đem chia 3 số trên (120, 72, 96) lần lượt cho số tiếng của 1 ngày (24) sẽ làm xuất hiện 3 số: 3, 4, 5. Như đã biết thì đó chính là độ dài ba cạnh của tam giác vuông nguyên nhỏ nhất (mà cạnh huyền có độ dài là 5).
Sự xuất hiện, mối quan hệ, sự chuyển hóa qua lại của các con số nói trên thật đơn giản mà cũng dễ hiểu. Tuy nhiên vì chúng được thể hiện, ẩn chứa trên mặt trống đồng Ngọc Lũ nên lại hóa ra lạ lùng và hình như có một phần chủ đích chứ không phải hoàn toàn là ngẫu nhiên.
Dải họa tiết hoa văn tạo thành đường tròn thứ tư, bao ngoài ba dải kia cũng gồm các hình tròn chấm giữa và đường lượn tiếp tuyến tạo thành, nhưng số lượng hình tròn chấm giữa lên tới 180 đơn vị. Số này bằng 2 lần số đại diễn Trời - Đất (90), bằng nửa số ngày “chính thức” của năm. Nếu đem nó chia cho số thiêng liêng 15, sẽ có kết quả là số 12 - đây là số lần trăng tròn (rằm) và cũng là số lần trăng khuất trong 1 năm. Thấy rằng dải tròn có 180 đơn vị hình tròn chấm giữa nằm cạnh dải tròn có 120 đơn vị. Nếu đem chia 2 số lượng đó cho 4, sẽ cho ra hai số lần lượt là 45 và 30. Chúng ta đã bàn luận về 2 con số này rồi và bây giờ lại tiếp tục chia chúng cho số thiêng liêng 15, sẽ xuất hiện lần lượt 2 số là 3 và 2. Đó là số Trời và số Đất. Phải chăng số 180 xuất hiện để kết hợp với số 120 hàm chứa cái ý này? Chúng ta không biết, nhưng nếu có thế thì cũng hơi… tầm thường quá chăng? Bản chất của chân lý là giản dị, bản chất của nhận thức là hoài nghi. Vì vậy mà nhiều khi nhận thức đã phải “vòng vo tam quốc” đi tìm chân lý ở những nơi xa vời, cao siêu, trong khi chân lý đã hiển hiện ngay bên cạnh nhưng bị che mờ bởi lớp bụi mỏng tầm thường. Chúng ta nghĩ vậy và viết tiếp ra đây hai biểu hiện nữa, có thể cũng tầm thường thôi, nhưng lạ lùng:
                                 
Hai kết quả đó là tổng số ngày của một năm Dương Lịch và năm Âm Lịch.
Còn một lô những dải đường tròn được tạo nên bởi họa tiết hoa văn hình học nữa. Nếu có công ngồi đếm hết chúng thì rất có thể chúng ta sẽ phát hiện ra nhiều điều hay ho nữa (nhớ rằng hay ho là một chuyện còn đúng hay không lại là chuyện khác!). Nhưng chúng ta tạm dừng cái công việc gò lưng, nhíu mắt đến mỏi đừ người đó, chuyển sang tìm kiếm trên 3 vành hoa văn người - thú - vật, đỡ mệt hơn, đỡ nhàm chán hơn và biết đâu lại còn thấy những điều hay ho hơn nữa.
Lần này, chúng ta cũng đi theo hướng kính nhưng không phải từ trung tâm ra mà từ rìa mặt trống đồng Ngọc Lũ về phía trung tâm. Tất cả có 3 vành hoa văn người - thú - vật. Vành đầu tiên tính từ ngoài vào là vành chim. Trên vành này chúng ta thấy có 18 con chim Lạc (không biết ngày nay còn tồn tại không và có tên mới là gì; có nhà nghiên cứu cho là loài cò; nhưng ý kiến cho là loài hồng hạc, sếu mũ đỏ nghe có lý hơn). Xen kẽ với 18 con chim Lạc giống nhau “y khuôn”, nối đuôi thiên di, bay mê mải đó là 18 con vật thuộc loài chim không bay mà đều đứng với vóc dáng, hình thể, tư thế không con nào giống con nào. Một điều dễ nhận biết bằng trực giác là chúng được phân bố mỗi con chim Lạc hợp với một con vật thuộc loài chim (mà qua vóc dáng có vẻ “nặng nề”, cho ta cái cảm giác chúng đã ít nhiều mất khả năng bay cao, bay xa, mà chỉ tương tự như gà, vịt… ngày nay) thành từng cặp. Các nhà thông thái Việt cổ định gửi gắm ý tình gì trong vòng tròn này?
Nam bộ - Việt Nam thời kỳ rộ lên những cuộc lan tỏa dân cư, “khai thiên lập địa” với mênh mông nước nổi, chằng chịt sông ngòi, bạt ngàn, rậm rạp rừng xanh, cây trái bốn mùa trù phú, với biết bao nhiêu là cá tôm, chim cò, muông thú làm chúng ta có cảm tưởng đó là hình ảnh gần với hiện thực đồng bằng Bắc Bộ thời Hùng Vương nhất, được gửi gắm về từ ngàn xưa. Đọc “Đất rừng Phương Nam” của Đoàn Giỏi, chúng ta vẫn còn thấy dội lên cái hơi thở hồn nhiên, khoáng đạt, dung dị, thuần phác mà dũng cảm, bất khuất của tổ tiên người Việt chúng ta - cộng đồng dân cư hun đúc nên nền văn minh sông Hồng cổ đại.
Xưa kia, người Việt cổ đã tôn thờ chim Lạc (Hồng hạc) làm thủy tổ của mình, núi thẳm rừng xanh là tổ quán của mình. Quá trình qui tụ dân cư về đồng bằng sông Hồng và dọc duyên hải Bắc Bộ, Bắc - Trung Bộ Việt Nam từ miền cao xuống, từ Nam - Trung Hoa sang có vẻ như một sự đoàn tụ trở lại từ sự phân ly đã từng xảy ra đâu đó rất sâu ở thời tối cổ. Lớp dân cư đầu tiên đặt chân đến địa bàn châu thổ sông Hồng cũng như dọc miền duyên hải Bắc - Trung Bộ chính là những con người từ thượng du Bắc Bộ, những con người sở hữu nền văn hóa Bắc Sơn - hậu duệ của nền văn minh Hòa Bình. Lớp cư dân ấy trở thành dân bản thổ và nhận cá sấu, loài vật dũng mãnh và oai phong nhất của vùng chằng chịt sông nước, hồ, đầm, làm vật tổ. Sau này chim Lạc thoát xác thành “Tiên”, cá sấu thoát xác thành “Rồng”, hình thành nên cái quan niệm hết sức độc đáo, huyền hoặc một cách thiêng liêng, của cộng đồng dân cư Việt cổ, tự coi mình có nguồn gốc xuất xứ từ Rồng - Tiên, là con Rồng cháu Tiên (tổ xa là Tiên mà tổ gần là Rồng!).
Số lượng 18 con chim Lạc làm chúng ta nhớ ngay đến 18 đời Hùng Vương. Việc sắp xếp chim Lạc và con vật giống chim thành cặp phải chăng nhằm muốn nói điều này: 18 triều đại vua Hùng giống nhau đại thể về cơ chế nhưng cũng có những nét khác nhau, có thể phân biệt được? Nhưng nếu thực sự mang ý nghĩa này thì trống đồng Ngọc Lũ phải xuất hiện sớm nhất cũng chỉ ở đời vua Hùng thứ 18 - giai đoạn suy tàn dần đến mức không còn gượng dậy nổi của một thời đại vinh quang. Một tuyệt tác ra đời trong một xã hội suy yếu và rối loạn binh đao, nghe thật khiên cưỡng và “khó chịu”. Chúng ta từ bỏ ước đoán vừa rồi vì có vẻ thái quá.
Nếu không phân biệt giống loài thì tổng số con vật có trong vành tròn đang xét là 36. Số 36 này có hàm ý nào không khi mà nhân nó với 2 ta lại có số 72 - số hậu của một năm. Có thể đó là một trùng hợp ngẫu nhiên (trong cái nền tảng sâu xa tất nhiên của quan niệm thế giới theo tượng số không phải không hợp lý trên cơ sở hoàn toàn hiển nhiên, tất yếu: 1 là lực lượng, 2 là lưỡng phân tương phản, 3 là lưỡng hợp thống nhất, 4 là phương chiều thực tại, 5 là gốc xác định phương chiều, 6 là phương chiều không gian…). Đến đây, chúng ta tắc tị, chẳng còn biết nói gì hơn nữa về vành tròn có đàn chim Lạc thiên di và những con vật giống chim đứng phần đông có vẻ hơi ủ rũ, buồn tênh, đành tạm bỏ lửng để tiếp tục “ngắm nghía” vành tròn thứ hai: vành có 2 đàn chim đối ứng nhau đang “hồ hởi” bay và 2 đàn hươu cũng đối ứng nhau, đang “khoan thai” bước đi.
Tổng số con vật ở vành thứ hai (cả hươu, cả chim) là 34. Nếu chia 34 cho 2 sẽ được 17. Số 34 và 17 có hàm ý gì không? Có lẽ không. Cố bịa ra thì cũng được vài ý nhưng chắc là tầm thường, trong khi không cần làm như thế thì vành này cũng đã ẩn sẵn nhiều điều lạ.
Điều lạ thứ nhất là nếu ta cộng số lượng 34 cho số cặp chim ở vành thứ nhất (18 cặp) thì ta sẽ làm xuất hiện số 52. Đó chính là số tuần của 1 năm. Nếu coi số 34 là hai số đơn đứng cạnh nhau thì tổng của nó là 7 - số ngày của 1 tuần (3 + 4).
Điều lạ thứ hai là không cộng số 34 với số 18 mà là với số 18 nhân đôi (tổng số con vật của vành thứ nhất nhân đôi) ta sẽ gặp lại số 70. Số này chính là tổng số khắc của 1 ngày khi qui ước 1 ngày gồm 14 tiếng và 1 tiếng gồm 5 khắc. Khi số 7 là số tiểu diễn thì số 70 chính là số đại diễn của Không - Thời gian.
Điều kỳ lạ thứ ba là thế này: tổng số lượng chim là 14, tổng số lượng hươu là 20. Tại sao lại có sự “bất bình đẳng” như vậy? Sao không là 17 chim và 17 hươu? Sao số hươu nhất quyết phải là 20, và tổng số chim phải là 14? Giả sử đó là những số đơn đặt cạnh nhau và vì số 0 là trống rỗng nên tổng 2 + 1 + 4 sẽ tạo ra con số 7 thiêng liêng.
Cũng trên vành chim - hươu, nếu coi con chim dang thẳng 2 cánh bay là biểu tượng chỉ con số 2, và con hươu bước đều bằng 4 chân (thấy rõ) là biểu tượng của con số 4 thì tổng số (trừu tượng) của vòng này là 108. Lấy số 108 này chia cho số 18 (số cặp của vòng thứ nhất) sẽ có kết quả là 6, nghĩa là 1 cặp gồm một con chim Lạc và một con giống chim tương đương với 6 đơn vị đếm. Vì con giống chim đứng im trên 1 chân (có thể) đã được qui ước là biểu tượng của số 1 nên con chim Lạc bắt cặp với nó phải mang biểu tượng con số 5, để cho tổng của chúng là 6 (điều này cũng rất có lý vì chim Lạc là thủy tổ, có bản chất Thái cực và thực thể Thái Cực nhỏ nhất chính là 5). Lấy số 5 đó nhân với số 18 (số cặp) sẽ cho ra số 90. Đây chính là số đại diễn của Trời - Đất. Có lạ không? Nếu lạ thì chúng ta có thêm điều lạ thứ năm, đó là 108 chính bằng 180 - 72. Số 108 chính bằng số huyệt đạo trên một cơ thể người, và có thể cho cả điều này là chuyện lạ thứ sáu: có đúng 108 anh hùng Lương Sơn Bạc ở bên Trung Quốc chứ không hơn, không kém(!) 

Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” đã dẫn lời sách Hoàn Vũ ký mà cho biết rằng : ở Ái Châu về huyện Di Phong có giống gà gọi là Trào Kê, khi tới kỳ nước triều lên thì gáy để báo tin. Sách ấy cũng có nói tới một giống gà khác ở mạng thượng du là Cẩm Kê, lông có nhiều sắc xanh đỏ trắng xen lẫn như nền gấm.
Trên mặt trống, có thể chắc được là người ta vẽ hình con Trào Kê, một đặc sản địa phương có linh tính hữu ích cho cuộc sống, lại có liên hệ tới công dụng của trống về sự quan sát thuỷ triều.
Nhưng tại sao lại vẽ sáu con gà sau ngày mồng một và ngày rằm. Trong khi theo kình nghiệm chỉ 3 ngày trước và 3 ngày sau những ngày ấy thì con nước mới ở thế lớn hơn ? Và tại sao lại vẽ tám con gà bên kia vòng tròn, sau và trước 10 con hươu ?
Phải chăng để nói về 6 đêm đầu tháng và 8 đêm cuối tháng không trăng, không nên tổ chức đi săn đêm?




Mười con hươu lại 10 con hươu :
Hươu vẽ ở đây là hươu sao, có đốm lông trên mình, và vẽ thành từng cặp : đực đi trước, cái đi sau, tất cả đều có sừng. Đó là con vật có tên là lộc, hay ở núi cao, tiết Hạ Chí rụng sừng ( khác hẳn với nai, chỉ con đực có sừng và hay ở hốc núi nên tiết Đông Chí rụng sừng).
Theo tục truyền thì hươu thuộc loài tiên thú, 60 năm ắt có ngọc quỳnh, ở gốc sừng có dấu tích lấm chấm sắc tím. Do đó cổ ngữ nói con hươu có ngọc nên sứng vằn, con cá có châu nên vảy tím. Đặc biệt hơn là hươu trắng, người xưa coi hươu trắng xuất hiện là một điềm may. Cho nên hễ bắt được nó thì người ta dâng về cho vua và sẽ được thưởng.
Theo tài liệu của sách sử và địa lý cũ, chỉ Thanh Hoá có nhiều loài này. Vùng phía Bắc từ Ninh Bình trở ra thì hiếm dần. Vùng phái Nam cũng vậy. Từ đèo Hải Vân trở vào thì không thấy nữa, chỉ có nai thôi.
Điều đáng nói ở đây là người ta vốn biết tánh con hươu hay dâm, một con cái thường giao cấu với vài con đực. Vậy mà trên mặt trống người ta vẽ cặp nào cặp ấy, không lộn xộn, con đực đi trước, con cái đi sau. Người ta muốn sắp xếp đời sống vợ chồng của chúng nó vào khuôn khổ luân lý ? Hoặc đó là dấu hiệu để nói lên cuộc sống định cư, chấm dứt thời kỳ thị tộc mẫu hệ ?
Riêng việc vì sao vẽ 10 con hươu, theo ý chúng tôi phỏng đoán có lẽ con số 10 chỉ là con số toàn vẹn, để nói rằng nhiều lắm, đầy đủ lắm, mà người đi săn đêm sẽ gặp vào đêm trăng sáng ?
Điều lạ tiếp theo là nếu ta nhân hai đàn hươu với nhau và 2 đàn chim với nhau, sẽ cho ra hai số đếm là 48 và 100. Lấy 100 trừ cho 48 sẽ có được số 52 quen thuộc. Lấy số 48 nhân 2 sẽ có số 96 - số khắc của một ngày được chia thành 24 tiếng với mỗi tiếng qui ước là 4 khắc. Nếu không làm như thế mà cặp một đàn chim với một đàn hươu thì chúng ta có được số lượng của mỗi cặp là 18 và 16. Đem chia hai số đó cho 2 rồi nhân với nhau (9 x 8), số 72 sẽ lại xuất hiện. Còn nếu nhân 2 lần số ấy, số 288 cũng sẽ xuất hiện.
Điều lạ cuối cùng là chim được chia làm hai tốp, một tốp 6 con và một tốp 8 con, đàn hươu cũng vậy, được chia thành hai tốp, mỗi tốp 10 con, được sắp xếp tương phản đối ứng nhau. Từ cách chia đó ta thu được các con số 6,8,10. Đó chính là độ dài các cạnh của một tam giác vuông mà cạnh huyền bằng 10. Nếu thế, chắc chắn thời đó, các bậc thông thái của dân tộc Việt đã biết đến định lý Pitago!  
 
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)