TT&HĐ IV - 33/r

 
 Sự tích ông Đầu Rau

PHẦN IV:     BÁU VẬT 
"Dọc đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh
 

 



(Tiếp theo)

Điều gây cho chúng ta sự chú ý đặc biệt là trong bài vị Thần Tài có viết:
“Ngũ phương ngũ thổ long thần
Tiền hậu địa chủ tài thần”
Nội dung này làm chúng ta nhớ đến một câu trong bài vị Thổ Công:
                           “Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần”
Câu này là nói về Thổ Kỳ. Mà Thổ Kỳ là vị thần, theo quan niệm người Việt xưa, có vai trò trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, sự sinh sản của các vật ở vườn tược, đất đai gia chủ. Nói cách khác, thì Thổ Kỳ chính là thần coi sóc việc buôn bán, tăng gia sản xuất của gia chủ, quyết định đến tài, lộc của gia đình. Vậy cái gốc bản thổ của Thần Tài chính là thần Thổ Kỳ. Có thể nói Thần Tài là Thổ Kỳ của người Việt đã pha sắc màu Trung Hoa và tập tục thờ cúng Ông Địa - Thần Tài là sự biến thái từ tập tục thờ cúng Thổ Công mà ra.

Thần Thổ Địa trong chùa Ngọc Hoàngquận 1, Thành phố Hồ Chí Minh“ba ong dau rau” - bep giu lua cua nguoi tay hinh anh 3
Gác bếp dùng để treo và sấy các loại thịt vào mùa Đông.



 “ba ong dau rau” - bep giu lua cua nguoi tay hinh anh 1
Bếp lửa ở chính giữa nhà sàn của người Tày Nghĩa Đô.
 
Sự “lũng đoạn” liên tục của văn hóa truyền thống Trung Hoa đã làm cho nhiều phong tục cổ truyền của dân tộc Việt bị mờ dần đi nét “thuần Việt” của chúng. Song những vết tích còn lưu lại được đến ngày nay trong hệ thống phong tục cổ truyền ấy, cũng như trong khảo cổ nói chung đã mách bảo rằng về cơ bản là chúng có tính truyền thống bản địa và cái cốt lõi chung nhất của chúng có thể đã ra đời ngay trên chính mảnh đất Việt Nam này, do chính người Việt cổ sáng tạo ra. Khi Đạo giáo và Phật giáo (cần phân biệt Đạo gia là triết học duy vật còn Đạo giáo và Phật giáo là  hai triết lý tín ngưỡng xuất phát từ nhận thức sai lầm nhưng trên cơ sở nền tảng của triết học ấy) xâm nhập vào nước Việt cổ đại thì ở đó phong tục cổ truyền đã tồn tại vững vàng. Để xâm nhập được vào tâm hồn của dân cư Việt cổ thì hai đạo ấy hay bất cứ đạo nào khác chỉ thuyết giảng không thôi là chưa đủ, mà còn phải “nhập gia thì tùy tục”, phải sáng tạo ra những câu chuyện có liên quan đến phong tục tập quán cổ truyền theo quan niệm của họ, đề cao tín ngưỡng của họ để “tranh thủ lòng người”. Nhiều cổ tích, sự tích, huyền thoại về phong tục tập quán của các dân tộc mang đậm tín ngưỡng của đạo này hay đạo khác là vì thế.
Chúng ta tin rằng tập tục thờ cúng Thổ Công là một tập tục đã có từ rất lâu đời của dân tộc Việt. Với sự đề cao đất đai (Thổ Địa) và sự chăn nuôi, trồng trọt, mua bán (Thổ Kỳ) thì tập tục ấy phải xuất hiện vào thời cư dân Việt cổ an cư lạc nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm phương thức sống chủ yếu, đồng thời sự mua bán (hàng hóa), nghĩa là sự có mặt của đồng tiền (dù có thể với hình thức còn sơ khai) đã trở nên phổ biến trong xã hội. Thời ấy có thể là khoảng giữa thời đại Hùng Vương nếu trên trống đồng Ngọc Lũ, vòng tròn có chấm giữa chắc chắn là hình tượng biểu trưng cho đồng tiền. Tập tục này nếu đã có từ khi đó thì về hình thức chắc là khác xa so với ngày nay.
Tập tục cổ truyền là sáng tạo của mỗi dân tộc. Đó là thành quả của quá trình xuất hiện “bản gốc”, kế tục, điều chỉnh, sáng tạo thêm cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xã hội, theo nhận thức của thời đại mới, có sự học hỏi, giao hòa lẫn nhau với tập tục cổ truyền của các dân tộc khác, trước hết là các dân tộc láng giềng. Tập tục cổ truyền cũng là một sự vật - hiện tượng nên nó cũng tuân theo những nguyên lý cơ bản của Tự nhiên - xã hội, vì vậy mà nhìn ở góc độ này thì thấy nó là kết quả của tập tục cổ truyền thời trước đó, nhìn ở góc độ kia thì thấy nó vẫn chính là tập tục cổ xưa, trải qua cuộc xoay vần “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” để bảo tồn. Mặt khác, có thể thấy tập tục cổ truyền là nét đẹp văn hóa, là “báu vật” tinh thần của một dân tộc, là nơi gửi gắm những tâm tư tình cảm được cho là cao đẹp nhất của con người trong quá khứ, sự tồn tại của nó không ngoài mục đích nào khác là phục vụ cho đời sống con người, phụng sự cho sự sống còn xã hội, nghĩa là cho Đức Huyền Diệu. Chính vì vậy mà còn thấy ở tập tục cổ truyền sự kết tinh tất yếu giữa những sự vật - hiện tượng hiện hữu một cách khách quan, tự nhiên trong thiên nhiên - xã hội và trí tuệ mang tính chủ quan, nhân đạo của con người trên bước đường nhận thức lại lịch sử.


Cúng ông Táo- một nét đẹp trong tín ngưỡng của người Việt
Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc.
Đấu tranh sinh tồn đã là động lực thúc đẩy con người phải cố gắng mưu sinh và tìm kiếm mọi khả năng để đảm bảo cuộc sống, ổn định đời sống, và nâng cao mức sống. Quá trình đó tất yếu sẽ làm xuất hiện những phương tiện tiện lợi hơn trong lao động và sinh hoạt, những phương cách sống phù hợp và ưu việt hơn. Khi phương tiện, công cụ phục vụ cuộc sống cùng với những thao tác và cách sống của con người hòa hợp với sự hiện hữu của các phương tiện, dụng cụ ấy đã trở nên tương đối ổn định và (nhờ thế mà) tồn tại lâu dài trong thời gian thì nó sẽ chuyển hóa thành tập quán. Tương tự như vậy, đấu tranh sinh tồn cũng tác động đến con người có ý thức để làm hình thành nên cái gọi là “tập quán tinh thần”, hay gọi như thường gọi là “phong tục”. Qua thời gian, quan niệm của con người về thực tại ngày càng sâu rộng hơn, khác xưa hơn, trình độ sống chuyển hóa dần lên mức cao hơn (hiện đại hơn). Quá trình đó làm cho phong tục tập quán được chắt lọc, được bổ sung, được điều chỉnh để trở thành “thuần phong mỹ tục” theo quan niệm của từng thời đại hậu thế (có những tập tục trước đây là hủ tục, bị loại bỏ, cấm đoán thì bây giờ lại coi là mỹ tục và được phục hồi. Tương tự, có những tập tục hôm nay là mỹ tục thì biết đâu chừng ngày mai sẽ là hủ tục. Nói chung, một phong tục tập quán còn tồn tại một khi nó còn cần thiết cho Đại Chúng và vì nó tồn tại theo yêu cầu của Đại Chúng nên cũng có thể gọi nó là thuần phong mỹ tục của Đại Chúng đó và thời đại đó).
Một lối sống nếp nghĩ ra đời là do yêu cầu của đời sống và nhận thức. Khi lối sống, nếp nghĩ ấy đã thành “thói quen” thì cũng là lúc nó chuyển hóa thành một phong tục, tập quán. Lâu dần, phong tục tập quán sẽ mất đi tính thực dụng “sát sườn” của nó, xa rời cái gốc thực tiễn của nó để được khoác lên bộ cánh “cổ truyền” và đến một giai đoạn nào đó, hậu thế sẽ không thể hiểu được vì sao nó lại có mặt ở trên đời mà hình như không đem lại một tiện ích thiết thực nào cả. Cần phải giải thích! Thế là, tương tự như đối với các vấn đề, các sự kiện thuộc về lịch sử khác, các câu chuyện kể về phong tục tập quán ra đời với những tâm tư, tình cảm, ước vọng… của đương thời được gửi gắm vào đó, để rồi lan tỏa, lưu truyền về sau thành những truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…

Ở Việt Nam ngày "ông Công ông Táo" bắt nguồn từ sự tích Táo quân hay "ba ông đầu rau". Dù sự tích này có nhiều dị bản nhưng đều theo một mô-típ chung đó là câu chuyện về ba người, do những hoàn cảnh éo le mà trở thành hai chồng một vợ. Sau khi mất họ vẫn yêu thương nhau nhưng không muốn chia lìa. Cảm động vì điều đó Ngọc Hoàng phong họ làm Táo quân (hay ba ông đầu rau) quản việc bếp núc gia đình, và ngày 23 tháng Chạp hàng năm phải về trời trình báo việc hạ giới. (Ảnh: Tranh dân gian Đông Hồ)
Với Trung Quốc, Táo Quân, hay Táo Vương còn được tôn kính gọi là "Đông trù tư mệnh Táo chủ Thần quân" nghĩa là vị thần cai quản việc bếp núc cũng như bản mệnh, phúc họa của mỗi gia đình. Nguồn gốc Táo quân của người Trung Quốc cũng rất đa dạng và phong phú nhưng truyền thuyết về cặp đôi "thần bếp" với chồng tên Tô Cát Lợi và vợ Vương Thị được xem là phổ biến hơn cả. Người Trung Quốc cũng làm lễ Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, một số nơi ở phía nam thì tổ chức muộn hơn một chút vào ngày 24 tháng Chạp. (Ảnh: Tranh Dân gian Đông Bắc Trung Quốc)
Địa điểm tiến hành lễ
Làm cỗ cúng ông Công ông Táo: Khởi đầu kỳ Tết Cả lớn nhất năm - Ảnh 5.
Người Việt thường bày mâm cỗ trước bàn thờ gia tiên để làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời. Họ quan niệm Táo quân không chỉ đơn thuần là vị thần bếp mà còn được coi là Thổ công, Thổ địa, vị thần cai quản mọi việc trong gia đình. Vì vậy có thể nói Táo quân là một vị thần tối thượng trong mỗi gia đình Việt. (Ảnh:Đời sống pháp luật)
Cùng có lễ cúng ông Công ông Táo, nhưng nước ta và nước bạn tổ chức khác nhau đến đâu?
Trong khi đó người Trung Quốc lấy gian bếp là địa điểm chính để tiến hành nghi lễ tiễn Táo Quân lên thiên đình. Họ quan niệm Táo quân mang ý nghĩa quan trọng nhất là cai quản việc bếp núc và duy trì ngọn lửa hạnh phúc cho gia đình.(Ảnh: An Dương tân văn mạng)
Đồ cúng
 Chúng ta có thể cúng trong ngày 23 hoặc nếu vì lý do thời gian có thể làm từ 21 đến 23 tháng Chạp.
Người Việt sắm đồ cúng thường có 3 chiếc mũ ông công, trong đó hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa (đốt đi) sau lễ cúng ông Táo. (Ảnh : Ngôi Sao)
Đồ cúng của người Trung Quốc đơn giản hơn một chút. Họ chỉ cần đi mua một bức tranh có hình Táo quân về rồi dán vào bức tường phía trên bếp, sau đó tiến hành các nghi thức cúng bái. (Ảnh: An Dương tân văn mạng)
Mâm lễ
Mâm cúng ông công ông táo gồm những gì
Mâm lễ của người Việt trong ngày cúng ông Công ông Táo được chuẩn bị rất tươm tất bao gồm: Đĩa xôi, gà luộc, rượu, hoa quả... Nếu nhà nào gói bánh chưng trước Tết thì còn bày thêm một hoặc hai chiếc bánh lên mâm lễ. (Ảnh: VOV)
viet-nam-va-trung-quoc-cung-ong-tao-khac-nhau-the-nao-1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trong khi đó mâm lễ của người Trung Quốc sẽ thịnh soạn tùy từng gia đình nhưng không thể thiếu các món bánh gạo hay kẹo lạc truyền thống. (Ảnh: Baidu.com)
Phương tiện để Táo quân lên chầu trời
Người Sài Gòn mua cá chép về cũng tiễn ông Táo /// Ảnh: Độc Lập
Đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm người Việt thường tìm mua 3 chú cá chép về để cúng Táo quân. Theo quan niệm của người Việt cá chép vượt của Vũ Môn sẽ hóa rồng và bay lên thiên đình. Vì vậy chúng trở thành phương tiện đi lại của các vị thần Táo. Sau khi cúng ông Táo xong mọi người sẽ tìm ao hồ, sông suối rồi thả cá chép xuống nước như một nghi thức phóng sinh. (Ảnh: Ngôi Sao)
Táo Quân: Vị thần được người Trung Quốc tôn sùng và những nét riêng biệt trong lễ cúng tiễn ông cưỡi ngựa về trời mỗi 23 tháng Chạp hàng năm - Ảnh 4.
Với người Trung Quốc, Táo quân của họ sẽ lên thiên đình bằng ngựa. Bởi vậy mỗi gia đình Trung Quốc thường cúng một con ngựa tre trong ngày này để giúp các vị Táo đi lại thuận tiện hơn. (Ảnh: Hải Điến mạng)
Ở Việt Nam, sự tích Thổ Công là thế này:
Xưa, có vợ chồng Trọng Cao, Thị Nhi, không có con, buồn phiền thường cãi nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ đi, gặp Phạm Lang, liền thành vợ chồng. Trọng Cao hối hận, đi tìm vợ, hết tiền ăn đường, phải hành khất độ nhật. Một lần Trọng Cao vào nhà kia xin ăn. Bà chủ mang cơm cho, nhận ra người chồng cũ. Trọng Cao cũng nhận ra bà chủ nhà chính là Thị Nhi. Thị Nhi hậu đãi Trọng Cao. Chợt chồng mới về. Thị Nhi vội bảo Trọng Cao trốn tạm vào đống rơm. Phạm Lang đi vắng về, không nghi ngờ gì, nhớ phải có tro bón ruộng, bèn ra đốt cây rơm. Trọng Cao bị thiêu chết. Xót xa nghĩa cũ tình xưa, Thị Nhi nhảy vào lửa chết theo. Phạm Lang xông vào cứu, cũng bị lửa thiêu chết nốt. Ngọc Hoàng thương cảm, cho ba người hóa thần, đoàn tụ bên nhau trong một gia đình: Phạm Lang thành Thổ Công, trông coi việc bếp núc; Trọng Cao thành Thổ Địa, trông coi việc trong nhà; Thị Nhi thành Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa và rau màu ở vườn nhà.
Trong sự tích trên, không thấy nói đến vì sao Thổ Công (hay cũng là Táo Quân) lại phải lên chầu Trời vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Phải chăng, sự tích nguyên thủy là như thế thôi (với nội dung còn giản lược hơn nữa) và tình tiết lên chầu Trời của Thổ Công chỉ được thêm vào trong thời đại hình thái xã hội là liên minh các bộ lạc đã phân quyền minh chủ - chư hầu, hay còn gọi là chế độ phong kiến phân quyền?

Ba ông đầu rau và chiếc nồi đồng phía trên
Ba ông đầu rau và chiếc nồi đồng phía trên


ông đầu rau là gì,đầu rau là gì,ba ông đầu rau,hai ông và một bà,2 ông và 1 bà,3 ông đầu rau,sự tích ông đầu rau,sự tích ba ông đầu rau,Thổ Công,Thổ Địa,Thổ Kỳ,Thần Đất,Thần Nhà,Thần Bếp núc,ba ông đầu rau,Táo Quân
Táo quân Việt Nam, hình vẽ thế kỷ 19 

 
Mặt khác, rất rõ là “khẩu khí” của sự tích này chỉ có thể có ở chế độ phụ quyền nhưng với sự tồn tại “hai ông một bà” trong một gia đình thì lại như mách bảo về chế độ mẫu quyền. Hơn nữa, hiện tượng người hóa thần chỉ có thể có được khi đã tồn tại Đạo giáo. Phải chăng, tập tục thờ cúng Thổ Công là sự kế thừa một tập tục khác có sớm hơn, vào thời mà chế độ gia đình vẫn trong giai đoạn mẫu quyền, và sự tích về Thổ Công là sự vay mượn cái cốt của một sự tích xa xưa hơn với sự can thiệp, chế tác thêm của Đạo Giáo? Câu trả lời của chúng ta là khẳng định. Tập tục thờ cúng tiền thân của tập tục thờ cúng Thổ Công là tập tục thờ cúng Ông Đầu Rau và sự tích tiền thân của sự tích Thổ Công là sự tích Ông Đầu Rau (hay ông Núc Bếp).
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)