TT&HĐ IV - 33/u
Đi tìm chữ viết của người Việt cổ
Diện tích nước Việt Cổ lớn gấp 10 lần ngày nay | Trung Quốc từng thuộc lãnh thổ của nước Việt Nam Cổ
PHẦN IV: BÁU VẬT"Dọc đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi
tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả
những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư
sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu
với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương
hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng
niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
D. Henziut
Những
người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao
thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự
trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc
Ngạn ngữ Trung Quốc
Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.
Rene Descartes
Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. Voltaire
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả
mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai
nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết
hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách.
Plato
“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.”
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi
CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG
“Khi
đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các
sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như
chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng
của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
Wen You
Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.
Nguyễn duy Hinh
(Tiếp theo)
Một
trong những yếu tố đầu tiên làm hình thành nên ngôn ngữ nguyên thủy là
sự học hỏi bắt chước những âm thanh, giọng điệu có sẵn trong thiên nhiên
như tiếng suối, tiếng gió, tiếng sấm… cho đến tiếng của muông thú. Đối
với người Việt tối cổ (hay đúng hơn là đối với tổ tiên xa xôi của họ:
người Mẫu La - Người ở xứ sở Mặt Trời, hay còn gọi là xứ Địa Đàng?), sự
trầm bổng của âm thanh đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
hình thành ngôn ngữ và cũng vì vậy mà ngày nay ngôn ngữ Việt Nam là một
trong những ngôn ngữ khó nói nhất thế giới đối với người ngoại quốc:
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Đó là thứ ngôn ngữ
“hát” và phải hát cho đúng cách (tuân theo luật bằng, trắc), nếu không…
“bố ai mà hiểu được”.
Có thể nói, ngôn ngữ đa âm tiết phát âm khó hơn ngôn ngữ đơn âm tiết. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn âm tiết nên dễ phát âm hơn. Chẳng hạn, từ "Mẹ" tiếng Việt chỉ đọc 1 âm duy nhất, còn tiếng Anh lại là "mother" - hai âm. Hơn nữa, tiếng Việt cũng không phát triển về thì thái giống như tiếng Anh, Pháp v.v..., mà chỉ thiên về biểu ý. Ví dụ như, động từ trong tiếng Việt không biến đổi cách viết theo sự thay đổi các thì quá khứ, tương lai; danh từ số nhiều trong tiếng Việt không thêm "s" hay "es" như tiếng Anh.
Mặt khác, tại sao lại nói việc học tiếng Việt khó khăn hơn so với những ngôn ngữ khác? Lý do là vì tiếng Việt có đến 6 thanh điệu, trong khi hầu như những ngôn ngữ khác thì không có. Ngoài tiếng Việt ra, Tiếng Trung và Lào cũng có thanh điệu nhưng ít hơn và tính chất của các thanh điệu cũng không tương đương. Thêm nữa, hiện tượng đồng âm, gần nghĩa, đồng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau và không thể thay cho nhau trong mọi ngữ cảnh cũng kháp hổ biến trong tiếng Việt là khá phổ biến.
Tiếng Anh dễ - Tiếng Việt khó
Theo khảo sát với một số người nước ngoài, đa số họ gặp khó khăn trong thanh điệu. Bản chất của tiếng Việt gồm 6 thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh ngã, thanh sắc, thanh hỏi và thanh nặng. Thanh điệu sẽ làm nghĩa của một từ thay đổi. Vì tính phức tạp trong thanh điệu, việc nghe và sử dụng từ chính xác là một điều rắc rối.
Có thể nói, ngôn ngữ đa âm tiết phát âm khó hơn ngôn ngữ đơn âm tiết. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn âm tiết nên dễ phát âm hơn. Chẳng hạn, từ "Mẹ" tiếng Việt chỉ đọc 1 âm duy nhất, còn tiếng Anh lại là "mother" - hai âm. Hơn nữa, tiếng Việt cũng không phát triển về thì thái giống như tiếng Anh, Pháp v.v..., mà chỉ thiên về biểu ý. Ví dụ như, động từ trong tiếng Việt không biến đổi cách viết theo sự thay đổi các thì quá khứ, tương lai; danh từ số nhiều trong tiếng Việt không thêm "s" hay "es" như tiếng Anh.
Mặt khác, tại sao lại nói việc học tiếng Việt khó khăn hơn so với những ngôn ngữ khác? Lý do là vì tiếng Việt có đến 6 thanh điệu, trong khi hầu như những ngôn ngữ khác thì không có. Ngoài tiếng Việt ra, Tiếng Trung và Lào cũng có thanh điệu nhưng ít hơn và tính chất của các thanh điệu cũng không tương đương. Thêm nữa, hiện tượng đồng âm, gần nghĩa, đồng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau và không thể thay cho nhau trong mọi ngữ cảnh cũng kháp hổ biến trong tiếng Việt là khá phổ biến.
Theo khảo sát với một số người nước ngoài, đa số họ gặp khó khăn trong thanh điệu. Bản chất của tiếng Việt gồm 6 thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh ngã, thanh sắc, thanh hỏi và thanh nặng. Thanh điệu sẽ làm nghĩa của một từ thay đổi. Vì tính phức tạp trong thanh điệu, việc nghe và sử dụng từ chính xác là một điều rắc rối.
Tiếng Việt khó quá đi thôi.
Tiếng Việt khó quá đi thôi
“Học tiếng Việt Nam đòi hỏi sự chính xác. Bạn phải phát âm đúng, rõ
từng chữ, từng câu và phải đúng về cả ngữ pháp nữa, nếu không sẽ dễ dàng
bị hiểu lầm hay hiểu sai ý”. - Erik chia sẻ.
Tiếng
ÂU lúc đầu chỉ đơn giản đóng vai trò như tiếng hú, gọi đồng loại, tương
tự như tiếng ƠI ngày nay. (Hay phải nói ngược lại là tiếng Ơ là đơn vị
âm thanh đầu tiên của ngôn ngữ nguyên thủy, tiếng ÂU xuất hiện sau tiếng
ƠI. Tiếng ƠI mới là tiếng hú gọi, còn tiếng ÂU đóng vai trò như một sự
báo hiệu, thông báo, diễn tả cho nhau về một sự vật - hiện tượng nào đó
mới xuất hiện, đáng chú ý, khác thường, quan trọng…?). Dần dần, tiếng ÂU
khắc sâu vào tâm trí người Việt tối cổ cái ấn tượng về sự dung chứa,
đùm bọc, bao trùm, nổi trội… trong không gian, thời gian và cả trong cảm
giác. Sự nghèo nàn âm tiết trong ngôn ngữ nguyên thủy đã gây ra hiện
tượng phổ biến là một tiếng phải “gánh vác” nhiều ý nghĩa có liên quan
trong chừng mực nào đó với nhau, cũng như là danh xưng của nhiều sự vật -
hiện tượng về mặt nào đó “na ná” nhau (như hiện tượng đồng âm dị nghĩa
ngày nay). Tương tự như mặt trăng, mặt trời, mặt đất, mặt người… đều là
“mặt” cả, có thể vào giai đoạn nào đó, người Việt tối cổ đã gọi mặt
trăng, mặt trời, hồ rộng, sông dài, rừng thẳm, núi cao… đều là ÂU cả.
Không
như tiếng AUM huyền bí và cô độc, quá trình chuyển hóa và hoàn thiện
của ngôn ngữ Việt đã làm cho tiếng ÂU trở thành “tổ tông”, cái gốc xuất
phát của một lô một lốc các tiếng xuất hiện sau này chỉ sự vật - hiện
tượng hoặc đơn thuần là tiếng đệm, nhắn nhủ, cảm thán… Chúng ta liệt kê
ra đây một số để làm bằng chứng (chứ không phải thực chứng!!!):
Âu
(sầu), đau (đớn), (dài) lâu, mau (chóng), tâu (vua), ầu (ơ), ấu (thơ),
cáu (kỉnh), tàu (lá), màu (sắc), trâu (bò), (mưa) ngâu, thâu (đêm), gầu
(múc nước), ao (hồ), (đục) ngầu, trầu cau, nấu (cơm), bầu (bí), âu
(thuyền), (dãi) dầu, thấu (suốt), âu (yếm), chầu (chực), (cất) giấu, cao
(cả), xấu (xí), ẩu (tả), đầu (đuôi), mẩu, mấu, mẫu, xâu (chuỗi)…
Cuối
cùng, khi ÂU đã hoàn thành vai trò lịch sử của nó thì nó cũng trở thành
thiêng liêng, “chỉ còn” mang ý nghĩa ám chỉ trời, đất, nước, rừng một
cách trừu tượng, chung nhất (tương tự như: khái niệm thiên nhiên; tồn
tại...) và trong thời đại mẫu hệ, còn mang khái niệm “Mẹ”, được gọi một
cách tôn kính (Âu Cơ).
Để
định danh cho một thời tạo hình lãnh thổ với cuộc chinh phục, khai khẩn
vĩ đại vùng đồng bằng châu thổ mênh mang nước nổi Bắc Bộ - Việt Nam,
người Việt cổ đã lấy tiếng Âu thiêng liêng kết hợp với tiếng Lạc (nác)
có nghĩa nguyên sơ là nước thành tên gọi Âu - Lạc để rồi từ đó mà ra đời
truyền thuyết huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân tuyệt đẹp.
Cũng nhờ có sự kết hợp Âu - Lạc này mà ngày nay chúng ta mới có những từ ngữ đồng nghĩa với “Tổ quốc” hay ám chỉ nghĩa ấy, là:
Đất - nước,
Núi - sông,
Non - nước.
Và
trong cái quan niệm lưỡng phân, lưỡng hợp, tương phản đối ứng về Tự
Nhiên của người Việt cổ, sự kết hợp Âu - Lạc đã được “biến tấu” thành
các cặp khái niệm diễn tả quan niệm ấy. Cũng như sáng tạo, phân định và
sắp xếp tên gọi các sự vật - hiện tượng, các thuộc tính hiện diện trong
thực tại theo quan niệm ấy. Chúng ta sẽ liệt kê một số ra đây (theo kiểu
trời - trăng; mây - biển, ước đoán hú họa chứ không dựa trên sự khảo
cứu khoa học nghiêm túc nào):
Tiên - Rồng Nàng - Chàng
Cái - Đực Núi - Rừng
Bà - Ông Trời - Biển
Nữ - Nam Lửa - Nước
Ruộng - Lúa Ngày - Đêm
Nương - Lang Mở - Đóng
Trắng - Đen Mẹ - Cha
Nặng - Nhẹ Nắng - Mưa
Mái - Trống Nông - Sâu
Sự
kết đôi từ hai âm đơn (mang hai khái niệm tương phản nhau) để tạo thành
âm kép có khái niệm mới (thường) bao quát hơn, là hiện tượng phổ biến
trong ngôn ngữ Việt. Có thể thấy rằng đó là kết quả tất yếu của cái quan
niệm về một thế giới tương phản nhưng đối ứng lưỡng hợp thống nhất, đã
hình thành rất sớm trong nhận thức của người Việt cổ. ÂU là khởi đầu mà
cũng là kết thúc, là MỘT mà cũng là HAI, là phân ly mà cũng là thống
nhất, là tiếng gọi về cái TẤT CẢ, cái Thực Tại thiêng liêng. Để rồi rất
có thể từ đó mà xuất phát ra cặp tiếng mang khái niệm chung nhất, tổng
quát nhất về tính tương phản đối ứng, lưỡng phân lưỡng hợp của Thế giới
khách quan, là ÂU - Ơ với nghĩa nôm na là CÓ - KHÔNG (HỮU - VÔ). Phải
chăng gốc của ÂU - CƠ là ÂU - Ơ (hay ÂU - MƠ: thấu - mơ, thức - ngủ) và
ÂU - MƠ cũng chính là nguồn cội cổ xưa nhất của cặp khái niệm ÂM - DƯƠNG
“khét tiếng” khắp đất Á trời ÂU cho đến tận ngày nay? Chúng ta đoán
rằng ý nghĩa Âm và Dương lúc khởi thủy và trong thời đại mẫu quyền có
khác biệt so với quan niệm ở thời đại phụ hệ hay như ngày nay.
LỜI RU CỦA MẸ ÂU CƠ
Lời ru của mẹ Âu Cơ
Bốn ngàn năm điệu ầu ơ mãi còn
Mẹ là nước, mẹ là non
Mẹ đưa dìu dặt lời thương xuống đời
Êm đềm giọng hát đấy thôi
Hòa hương lúa chín, hòa lời nương dâu
Dịu dàng như hạt mưa mau
Nồng nàn như nắng đón chào ngày xuân
Uy nghi một thuở Triệu Trưng
Đảm đang khung cửi Ỷ Lan mượt mà
Mẹ là bông, mẹ là hoa
Sắc là làng nước, hương là yêu thương
Nhẹ lòng mẹ gõ tiếng chuông
Cầu cho chân cứng đá mềm đường cha
Bốn ngàn năm một sơn hà
Lá cành vẫn biếc, muôn hoa vẫn hồng
Nhớ thương ấp ủ trong lòng
Chăm chăm ấp lạnh quạt nồng cho con
Mẹ chưa hề biết nước non
Mà lời ru giữ quê hương cho đời
Dạy con hai tiếng làm người
Dạy cho con biết ở đời vậy thôi
Cuộc đời buồn, cuộc đời vui
Cứ âm vang mãi những lời mẹ ru
Đời con lắm lúc hèn ngu
Vì chưng quên những lời ru ngày nào
Làm toàn những chuyện gì đâu
Đến khi sực tỉnh lời ru lại về
Êm đềm cũng vẫn như xưa
Dịu dàng như gió đong đưa ngày hè
Mẹ là sông nước làng quê
Để con rửa sạch thói lề ngu si
Tấm lòng mẹ vẫn còn đây
Bỏ đường hư hỏng con quay lại rồi
Con về với mẹ. Mẹ ơi
Ngàn năm sống mãi trong lời mẹ ru .
HAI RẠCH GIÁ
(Kiên Giang)
LỜI RU CỦA MẸ ÂU CƠ
Lời ru của mẹ Âu Cơ
Bốn ngàn năm điệu ầu ơ mãi còn
Mẹ là nước, mẹ là non
Mẹ đưa dìu dặt lời thương xuống đời
Êm đềm giọng hát đấy thôi
Hòa hương lúa chín, hòa lời nương dâu
Dịu dàng như hạt mưa mau
Nồng nàn như nắng đón chào ngày xuân
Uy nghi một thuở Triệu Trưng
Đảm đang khung cửi Ỷ Lan mượt mà
Mẹ là bông, mẹ là hoa
Sắc là làng nước, hương là yêu thương
Nhẹ lòng mẹ gõ tiếng chuông
Cầu cho chân cứng đá mềm đường cha
Bốn ngàn năm một sơn hà
Lá cành vẫn biếc, muôn hoa vẫn hồng
Nhớ thương ấp ủ trong lòng
Chăm chăm ấp lạnh quạt nồng cho con
Mẹ chưa hề biết nước non
Mà lời ru giữ quê hương cho đời
Dạy con hai tiếng làm người
Dạy cho con biết ở đời vậy thôi
Cuộc đời buồn, cuộc đời vui
Cứ âm vang mãi những lời mẹ ru
Đời con lắm lúc hèn ngu
Vì chưng quên những lời ru ngày nào
Làm toàn những chuyện gì đâu
Đến khi sực tỉnh lời ru lại về
Êm đềm cũng vẫn như xưa
Dịu dàng như gió đong đưa ngày hè
Mẹ là sông nước làng quê
Để con rửa sạch thói lề ngu si
Tấm lòng mẹ vẫn còn đây
Bỏ đường hư hỏng con quay lại rồi
Con về với mẹ. Mẹ ơi
Ngàn năm sống mãi trong lời mẹ ru .
HAI RẠCH GIÁ
(Kiên Giang)
Rốt
cuộc lại, có khả năng chính Âu Cơ chứ không phải ai khác đã là vị nữ
thần báo mộng cho Lang Liêu cách làm ra bánh chưng, bánh dày mô phỏng
theo hình tượng trời, đất.
Nhưng
tại sao và từ đâu mà Âu Cơ lại cho rằng trời tròn như cái bát úp còn
đất thì vuông vức? Chúng ta tin tưởng mãnh liệt vào điều này: Bà Âu Cơ
đã “nhìn thấy” hình vuông Hà Đồ (tượng trưng cho Đất) và hình tròn Lạc
Thư (tượng trưng cho Trời, Bát Quái) của các nhà thông thái Việt cổ (hay
cũng có thể là chính Lang Liêu đã nhìn thấy trong thời gian được họ dạy
dỗ) mà sau này NTT đã bắt chước, họa lại. (Đến thời trống đồng Ngọc Lũ,
cái quan niệm trời tròn đất vuông chắc rằng đã chẳng còn ai tin nữa. Nó
chỉ còn là một kỷ niệm đẹp đẽ. Lúc này có thể người Văn Lang đã quan
niệm trời là một cái vòm tròn, quan niệm trời là một cái bầu tròn chứa trái
đất hình cầu ở giữa). Mặt khác hình thức buộc lạt bánh chưng cũng gợi nhớ về cách sắp xếp, phân bố dưới dạng ma phương của Lạc Thư.
Chuyện bánh chưng bánh dày là như thế và bây giờ đến chuyện cây nêu.
Ở
nông thôn Việt Nam xưa, mỗi dịp Tết đến, trong sân mỗi nhà, trên sân
đình làng, sân chùa đều có trồng một cây tre đã vạt cành nhánh nhưng để
ngọn, gọi là cây nêu. Trồng nêu ngày Tết cũng là một tập tục cổ truyền.
người ta thường dựng nêu vào ngày 30 tháng Chạp, nghe nói ở miền Bắc nêu
được dựng vào buổi trưa (lúc chính Ngọ), ở miền Trung vào buổi chiều,
còn ở miền Nam vào lúc chạng vạng, chiều tối. Trên ngọn nêu, thường
người ta treo túm lá dứa, túm lông gà, lá thiên tuế hay những chiếc
khánh bằng đất nung, những con cá bằng đất nung cùng một tán tròn bằng
tre, nhỏ, xấp tiền âm phủ… Ở măt đất, cạnh chân cây nêu, người ta rắc
vôi bột hình cung tên, mũi tên hướng ra phía cổng…
Nhìn
chung, tập tục trồng nêu ngày Tết của người Việt là như thế, nhưng có
những dị biệt về các thứ treo trên ngọn nêu và bày vẽ dưới đất kèm theo
cây nêu, tùy theo từng địa phương hoặc tộc người.
Trong
“Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài”, Alêchxăngđơrốt (Alexandre de Rhodes)
viết: “Tục trồng cây nêu vào cuối năm. Trồng bên cạnh nhà một cây nêu
cao hơn nóc nhà, trên ngọn buộc hoặc một cái thúng hay một cái hộp nhỏ
có đục nhiều lỗ, bên trong đựng thoi vàng giấy, bạc giấy…”
Trong
cuốn “Những năm ở Nam”, Giăng Kôphlơ (Jean Kofler) viết: “Trước cửa phủ
chúa và các nhà dựng cây nêu lớn, trên ngọn buộc một chùm lá xanh (cành
thiên tuế)… hoặc còn buộc một ít giấy vàng bạc, một số rơm con và một
lẵng hoa trong đó có mấy đồng tiền… Những người theo đạo Cơ đốc cũng
được cha cố cho phép trồng nêu nhưng không được buộc những thứ kể trên.”
Theo
Trịnh Hoài Đức trong “Gia Định thành thông chí” thì vào nửa đầu thế kỷ
XIX ở Gia Định, trong ngày trừ tịch, nhà nào cũng trồng một cột tre
trước cửa, trên đầu cột buộc một cái giỏ tre trong đựng trầu cau và vôi,
bên cạnh treo giấy vàng bạc.
Người Mường, Thái, BaNa, Gia Rai… đều có tục trồng nêu tương tự.
Điều
thú vị là ở xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, dân vạn chài, làng
chài, sống trên thuyền, Tết cũng cắm trên thuyền một cây nêu gọi là “cây
nêu thuyền”. Cây nên này không phải bằng tre mà là cây Lau, dài khoảng
trên một sải tay, để 1 lá, trên treo 2 nén vàng, 2 đến 3 lá vàng nữa.
Còn dân làng ven biển (cũng ở xã này vẫn trồng nêu bằng tre nhưng trên
ngọn buộc cây lau, treo bộ đồ mã gồm: 1 lá vàng, 1 nén vàng và 1 áo. Có
người cho rằng dùng cây lau làm nêu là tàn dư của Tết Thu (mùa thu có
bông lau. Phải chăng Tết Thu (Tết giữa năm) đã có từ thời trống đồng
Ngọc Lũ?
Ngày xưa, cứ đến chiều 30 tháng Chạp, mọi nhà đều dựng nêu, đón Tết. Đối với người dân Việt Nam, hình ảnh cây nêu ngày Tết được coi là biểu tượng văn hóa thiêng liêng nhất. Cây nêu gắn liền với một sự tích huyền thoại thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc.
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Trông mau đến Tết dựng nêu ăn chè…
Cây nêu tại chùa Long Sơn, tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa |
Hình ảnh cây nêu ngày Tết
Ngày tết, các gia đình đồng bào Mường ở Hòa Bình đều dựng cây nêu ở vị trí trang trọng phía trước nhà. (Ảnh NQ)
Cây nêu được trồng ở giữa quả đồi
thoai thoải hay một bãi đất cao, bằng phẳng, rộng rãi mà gia chủ chọn
làm trung tâm lễ hội. Chủ lễ buộc lên ngọn nêu dải vải lanh hai màu đen
và màu đỏ, một bầu rượu, các loại hạt như ba bông lúa nếp hoặc ba bắp
ngô... tượng trưng cho tài lộc. Ts Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Lào Cai cho biết, khi dựng nêu, ngọn tre phải hướng
về phía Đông, theo quan niệm của người Mông đó là hướng sinh, hướng của
mặt trời - yếu tố quan trọng để được mùa.
Ngày
ấy, không biết tự bao giờ, bỗng dưng lũ Quỉ xuất hiện và chiếm hết đất
nước. Con người thành kẻ ăn nhờ ở đậu, phải làm rẽ (làm ăn chia thành
quả theo yêu sách của chủ đất) ruộng đất cho Quỉ và cống nộp hoa màu
theo yêu sách ngang ngược của chúng. Một lần, thấy Người trồng lúa, Quỉ
đòi Người phải nộp cho nó phần ngọn. Vì thế, sau vụ gặt, Người chỉ còn
toàn rạ là rạ. Cảnh tượng đói khát thê thảm diễn ra khắp nơi nơi. Quỉ
cười đắc chí còn Người cơ hồ sắp bị tuyệt diệt. Phật từ Tây Phương đến
bảo với Người rằng đừng trồng lúa nữa mà hãy cào đất thành luống trồng
khoai. Vụ đó, Quỉ không ngờ Người được Phật giúp nên vẫn giữ nguyên thể
lệ chia phần “ăn ngọn cho gốc”. Thế là Người giữ lại hết cả và sống no
đủ, còn Quỉ thì nhìn đống lá khoai hậm hực nhưng không làm gì được. Mùa
sau, Quỉ thay đổi thể lệ, nói “Ăn gốc cho ngọn”. Phật bảo Người trở lại
trồng lúa. Sau kỳ thu hoạch, Quỉ chỉ còn toàn rạ là rạ. Chúng tức lộn
ruột, quát: “Từ nay, chúng tao lấy hết cả ngọn lẫn gốc!”. Phật trao cho
Người hạt ngô và bảo đem gieo trồng thứ ấy.
Đến cuối vụ mùa, Người bẻ hết bắp ngô mang về, để lại cây ngô đã trụi bắp cho Quỉ. Thua cuộc lần này làm Quỉ điên tiết, bắt Người phải trả lại hết ruộng đất, không cho làm rẽ nữa. Phật lại hiện ra bảo Người đi nói khéo với Quỉ cho trồng một cây cột tre, trên ngọn có mắc chiếc áo cà sa và mua miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa phủ xuống. Quỉ nghĩ bóng chiếc áo cà sa thì có đâu bao nhiêu, bèn đồng ý nhưng đòi giá đắt ơi là đắt. Nghe lời Phật, Người cũng chấp nhận trả giá đó. Hai bên bắt tay giao kèo: đất ở trong bóng áo là của Người, đất ở ngoài bóng áo là của Quỉ. Quỉ hí hửng phen này Người phải chết cả nút. Thế nhưng khi Người trồng xong cây tre thì Phật tung áo cà sa lên ngọn, tỏa ra thành miếng vải tròn, rồi Phật lại hóa phép cho cây tre cao vút lên mãi, đến tận trời làm cho bóng áo cà sa dần dần phủ kín khắp mặt đất. Lũ Quỉ dắt díu nhau lùi mãi, cuối cùng phải chạy ra biển Đông. Vì vậy sau này người ta còn gọi chúng là Quỉ Đông. Tiếc vì đất đai hoa màu đã thuộc về Người, Quỉ rủ rê các loài thú dữ như chó ngao, bạch xà, hắc hổ… quay lại đuổi đánh Người. Nhưng nhờ có Phật cầm gậy ngăn chặn nên chúng không làm gì được. Quỉ bèn dò la xem Phật sợ gì. Phật cho chúng biết là sợ hoa quả, oản, chuối, cơm nắm, trứng luộc. Sau khi tìm hiểu, Phật cũng biết Quỉ sợ máu chó, lá dứa, tỏi và vôi bột. Thế là Quỉ ném về phía Phật không biết cơ man nào là đồ ăn. Phật kêu Người nhặt gom lại mà làm lương thực dự trữ đồng thời đem máu chó vẩy khắp nơi làm Quỉ hoảng hồn bỏ chạy.
Người Ai Cập khá coi trọng thời gian và họ đã phát minh ra nhiều loại đồng hồ để đo lường, đáng kể nhất chính là đồng hồ mặt trời. Khi mặt trời lên, ánh nắng chiếu vào một cột tháp cao, đổ bóng xuống mặt đất đã được chia vạch giờ cụ thể.
Ai Cập là nơi đầu tiên phát minh ra lịch. Lịch của người Ai Cập có đầy đủ 365 ngày, được chia thành 3 mùa chính: mùa ngập lụt, mùa phát triển và mùa thu hoạch. Tổng cộng 3 mùa chính có 360 ngày, tương đương 12 tháng (mỗi tháng có 30 ngày). Năm ngày còn lại là nhằm để người Ai Cập tôn vinh các vị thần và con cái của họ.
Về sau, lịch của người Ai Cập còn phát triển hơn nữa khi thêm 1 ngày sau mỗi 4 năm, giống hệt với quy tắc năm nhuận hiện tại.
Tuy nhiên Quỉ còn cố quay lại đánh người hai lần nữa. Lần thứ hai, Người giã tỏi phun vào chúng. Quỉ lại bỏ chạy. Đến lần thứ ba thì Người còn lấy lá dứa quất vào chúng. Lần này Quỉ chạy không kịp, bị Phật bắt, đày trở lại ra biển Đông. Lũ Quỉ cùng rập đầu van lạy nài xin Phật thương tình cho phép chúng một năm vào đất liền vài ba ngày thăm lại nơi ăn chốn ở của tổ tiên, ông cha ngày trước. Thấy chúng khóc lóc thiểu não quá, Phật thương tình, hứa cho. Từ đó, hàng năm, cứ Tết là Quỉ lại vào thăm đất liền. Để dọa Quỉ, không cho chúng dám bén mảng đến chỗ Người ở, mọi nhà đều trồng cây nêu trước sân. Trên ngọn nêu có khánh đất, mỗi khi có gió thì phát ra tiếng động cho Quỉ nghe mà tránh, lại còn buộc thêm một bó lá dứa hay cành đa cho Quỉ thấy mà sợ. Ngoài ra, cạnh gốc cây nêu, người ta còn rắc vôi bột, vẽ hình cung tên hướng mũi ngọn về phía Đông để cấm cửa Quỉ. Ngày nay còn lưu truyền câu tục ngữ:
Đến cuối vụ mùa, Người bẻ hết bắp ngô mang về, để lại cây ngô đã trụi bắp cho Quỉ. Thua cuộc lần này làm Quỉ điên tiết, bắt Người phải trả lại hết ruộng đất, không cho làm rẽ nữa. Phật lại hiện ra bảo Người đi nói khéo với Quỉ cho trồng một cây cột tre, trên ngọn có mắc chiếc áo cà sa và mua miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa phủ xuống. Quỉ nghĩ bóng chiếc áo cà sa thì có đâu bao nhiêu, bèn đồng ý nhưng đòi giá đắt ơi là đắt. Nghe lời Phật, Người cũng chấp nhận trả giá đó. Hai bên bắt tay giao kèo: đất ở trong bóng áo là của Người, đất ở ngoài bóng áo là của Quỉ. Quỉ hí hửng phen này Người phải chết cả nút. Thế nhưng khi Người trồng xong cây tre thì Phật tung áo cà sa lên ngọn, tỏa ra thành miếng vải tròn, rồi Phật lại hóa phép cho cây tre cao vút lên mãi, đến tận trời làm cho bóng áo cà sa dần dần phủ kín khắp mặt đất. Lũ Quỉ dắt díu nhau lùi mãi, cuối cùng phải chạy ra biển Đông. Vì vậy sau này người ta còn gọi chúng là Quỉ Đông. Tiếc vì đất đai hoa màu đã thuộc về Người, Quỉ rủ rê các loài thú dữ như chó ngao, bạch xà, hắc hổ… quay lại đuổi đánh Người. Nhưng nhờ có Phật cầm gậy ngăn chặn nên chúng không làm gì được. Quỉ bèn dò la xem Phật sợ gì. Phật cho chúng biết là sợ hoa quả, oản, chuối, cơm nắm, trứng luộc. Sau khi tìm hiểu, Phật cũng biết Quỉ sợ máu chó, lá dứa, tỏi và vôi bột. Thế là Quỉ ném về phía Phật không biết cơ man nào là đồ ăn. Phật kêu Người nhặt gom lại mà làm lương thực dự trữ đồng thời đem máu chó vẩy khắp nơi làm Quỉ hoảng hồn bỏ chạy.
Người Ai Cập khá coi trọng thời gian và họ đã phát minh ra nhiều loại đồng hồ để đo lường, đáng kể nhất chính là đồng hồ mặt trời. Khi mặt trời lên, ánh nắng chiếu vào một cột tháp cao, đổ bóng xuống mặt đất đã được chia vạch giờ cụ thể.
Đồng hồ mặt trời.
Tuy nhiên, loại đồng hồ trên chỉ xem được giờ vào ban ngày, chính vì
vậy người Ai Cập đã sáng tạo thêm đồng hồ nước. Nước được chứa trong một
hình phễu với đầu có lỗ cực nhỏ ở dưới và qua đó, nước sẽ từ từ chảy
xuống. Dựa vào mực nước trong phễu, so sánh với các vạch chia sẵn, người
Ai Cập có thể biết được giờ giấc.
Đồng hồ nước.
LịchAi Cập là nơi đầu tiên phát minh ra lịch. Lịch của người Ai Cập có đầy đủ 365 ngày, được chia thành 3 mùa chính: mùa ngập lụt, mùa phát triển và mùa thu hoạch. Tổng cộng 3 mùa chính có 360 ngày, tương đương 12 tháng (mỗi tháng có 30 ngày). Năm ngày còn lại là nhằm để người Ai Cập tôn vinh các vị thần và con cái của họ.
Về sau, lịch của người Ai Cập còn phát triển hơn nữa khi thêm 1 ngày sau mỗi 4 năm, giống hệt với quy tắc năm nhuận hiện tại.
Lịch của người Ai Cập có 360 ngày thuộc 3 vụ mùa chính và 5 ngày cuối năm để làm lễ tôn vinh các vị thần.
Tuy nhiên Quỉ còn cố quay lại đánh người hai lần nữa. Lần thứ hai, Người giã tỏi phun vào chúng. Quỉ lại bỏ chạy. Đến lần thứ ba thì Người còn lấy lá dứa quất vào chúng. Lần này Quỉ chạy không kịp, bị Phật bắt, đày trở lại ra biển Đông. Lũ Quỉ cùng rập đầu van lạy nài xin Phật thương tình cho phép chúng một năm vào đất liền vài ba ngày thăm lại nơi ăn chốn ở của tổ tiên, ông cha ngày trước. Thấy chúng khóc lóc thiểu não quá, Phật thương tình, hứa cho. Từ đó, hàng năm, cứ Tết là Quỉ lại vào thăm đất liền. Để dọa Quỉ, không cho chúng dám bén mảng đến chỗ Người ở, mọi nhà đều trồng cây nêu trước sân. Trên ngọn nêu có khánh đất, mỗi khi có gió thì phát ra tiếng động cho Quỉ nghe mà tránh, lại còn buộc thêm một bó lá dứa hay cành đa cho Quỉ thấy mà sợ. Ngoài ra, cạnh gốc cây nêu, người ta còn rắc vôi bột, vẽ hình cung tên hướng mũi ngọn về phía Đông để cấm cửa Quỉ. Ngày nay còn lưu truyền câu tục ngữ:
Cành đa lá dứa treo kiêu
Vôi bột rắc ngõ, chớ trêu mọi nhà
Quỉ vào rồi Quỉ lại ra
Cành đa lá dứa thì ta cứa mồm
Sự
tích cây nêu là như thế, nhưng như chúng ra đã có lần phỏng đoán, cây
nêu chính là di tích, hình bóng còn lưu lại của cây cột chuẩn mốc ngày
xưa mà tổ tiên chúng ta đã dựng lên để dùng vào việc đo đạc, phân chia
thời gian, theo dõi sự biến chuyển mùa màng, thời tiết, xác định và điều
chỉnh lịch… Dần dần về sau, ở một trình độ khoa học - kỹ thuật cao hơn,
người Việt cổ đã không dùng đến cây cột chuẩn đơn sơ đó để xác định
thời gian nữa mà chuyển sang cách thức khác tiện lợi, chính xác hơn.
(Phải chăng vào thời trống đồng Ngọc Lũ, các nhà thông thái Việt cổ đã
có được một công cụ xác định thời gian tương tự như cái “Nhật khuê” của
người Ai Cập cổ đại và công cụ này chính là cái mà hầu hết những người
trong hai đoàn người đang đi trên trống đồng Ngọc Lũ cầm trên tay?). Khi
công dụng thực tiễn đắc lực một thời phục vụ đời sống con người không
còn nữa, và hồi ức về nó cũng dần nhạt nhòa đi thì đồng thời cây cột đó
cũng được linh thiêng hóa, trở thành cây nêu và tập tục trồng nêu vào
dịp Tết của người Việt xuất hiện. Chắc rằng, trước khi sự tích cây nêu
vừa kể ở trên, ra đời, cây nêu được quan niệm là biểu tượng của mối giao
hòa, liên kết Trời - Đất. Vòng tròn đỏ trên ngọn nêu là tượng trưng cho
Mặt Trời (hoặc sau này cũng có thể là tượng trưng cho cả Thần Lửa, Kim
Âu, Kim Ô, Chim Thần…). Khi mùa đông lạnh giá qua đi, chim thần về đậu ở
đó, đem theo ánh nắng ấm áp và tươi sáng của Mặt Trời về xua đuổi hết
xui xẻo, bệnh tật, làm nên một mùa xuân rạng rỡ, chứa chan hy vọng.(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét