Chuyển đến nội dung chính

TT&HĐ IV - 33/b

                                                    Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương
PHẦN IV:     BÁU VẬT 
 "Dọc đường lịch sỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh

 
 
 
 
 
(Tiếp theo)

***
Cần có một lãnh tụ, đó là đòi hỏi tự nhiên của một cộng đồng xã hội. Lãnh tụ là người đứng ra (được bầu lên) để làm điểm gắn kết, thống nhất, tạo tiếng nói chung cho cộng đồng xã hội trong quá trình đấu tranh sinh tồn (lao động sản xuất, khắc chế thiên tai, tự vệ chống xâm lược…) nhằm đảm bảo cho cộng đồng xã hội sống còn. Khi cộng đồng xã hội phát triển về số lượng theo qui luật tăng trưởng lạm phát, đa dạng về chủng loại, sắc tộc, định cư lâu dài trên một cương vực lãnh thổ sở hữu tương đối rộng thì để đảm bảo điều hành được đất nước, lãnh tụ cũng phải tăng cường nhân lực thừa hành làm xuất hiện một bộ máy lãnh đạo. Đó chính là hình thức đầu tiên (manh nha, sơ khai…) của hình thái nhà nước. Từ đấy ta thấy, chức năng đầu tiên, tất yếu, tự nhiên, cơ bản và hoàn toàn chính đáng của nhà nước là phụng sự cho đời sống của cộng đồng xã hội được đoàn kết, làm ăn suông sẻ, duy trì trị an, đảm bảo mọi người trong cộng đồng có quyền được sống bình đẳng và tự do, mưu cầu hạnh phúc một cách chính đáng (thực ra nhiệm vụ cao nhất, có tính lý tưởng của nhà nước là đảm bảo cho mọi người trong xã hội khi sinh ra đều có cuộc đời được hưởng thụ hạnh phúc như nhau!). Chính vì thế mà chức năng đó cũng bao hàm cả việc huy động, tổ chức toàn dân đấu tranh chống thiên tai, chống ngoại xâm, vì sự sống còn và  mạnh giàu của bản thân cộng đồng xã hội (chứ không phải của nhà nước!). Với chức năng đó thì hình thức nhà nước hình thành chỉ như một công cụ của cộng đồng xã hội nhằm an sinh xã hội, đảm bảo sự đoàn kết xã hội trước thiên tai, địch họa, giúp cộng đồng xã hội duy trì sống còn. Vì là công cụ nên nó không là gì cả (cái cuốc mà không có tay người tiếp sức thì chỉ là đồ vô dụng!). Nhưng sau, trong quá trình hoàn thiện, để có thể thực hiện các chức năng của mình một cách suôn sẻ, nó đã được cộng đồng xã hội tin tưởng ủy quyền, trao cho quyền lực. Từ đó nhà nước mới thâu tóm được quyền lực tối cao trong xã hội, biến chất và dần đổ đốn. Ngày nay nó vẫn tưởng nó là cha thiên hạ với quyền hành vô song, tự cho mình là sáng suốt bậc nhất để lãnh đạo và điều hành xã hội. Tuy nhiên ở một số nước còn theo Mác - Lênin thì về hình thức, nó đã mất bớt quyền lực theo khẩu hiệu: "đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ"! Một câu hỏi được đặt ra: "đảng lãnh đạo" có phải là một nảy sinh tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người?

 thoi dai hung vuong (phan 1): than thoai ve nha nuoc van lang hinh anh 1
Ảnh: Cận cảnh ba mẫu phác thảo tượng Hùng Vương - 7
  Tư thế thẳng, vươn cao, mắt nhìn phía trước, nét mặt vui tươi, thản nhiên. Đặc biệt tay trái nâng nắm đất tổ quốc, trên có những hạt giống quý làm nên những mùa màng bội thu. Thể hiện nhớ về nguồn cội và kế tục sự nghiệp muôn đời. Bức tượng vừa thể hiện được sự quyền uy, nhưng cũng thể hiện được sự thân thiện, gần gũi. 

Như vậy, chúng ta quan niệm rằng (cũng như trước đây đã từng trình bày): Không phải xã hội bị phân chia giai cấp giàu - nghèo là nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước mà ngược lại, chính sự xuất hiện quyền lực nhà nước đi đôi với thèm khát bản năng cùng với lý trí mù quáng (sự thèm khát danh lợi) làm phân tầng xã hội cơ bản thành hai tầng lớp thống trị và bị trị, mà trong đó tầng lớp bị trị bị nghèo đi một cách bất công, còn tầng lớp thống trị thì giàu lên một cách bất chính, dẫn đến đấu tranh chống bóc lột, bất công ( mà theo cộng sản là đấu tranh giai cấp) trở thành cuộc đấu tranh cơ bản trong suốt chiều dài của lịch sử loài người. (Nói thêm, một nhà nước sáng suốt, nhận thức đúng, biết thế nào là của dân, do dân và vì dân (từ đó mà cũng vì mình) thì sẽ không làm xuất hiện sự phân tầng giai cấp (đối kháng) trong xã hội; còn một nhà nước hoạt động không phải hoàn toàn vì dân hoặc tưởng là vì dân nhưng thực ra chủ yếu là vì mình thì dù có mang nhãn mác đẹp đẽ đến cỡ nào, dù có “ba hoa chích chòe” đến mấy, nếu xã hội chưa đến mức bộc lộ sự phân tầng giai cấp (đối kháng) để đi đến sụp đổ do cách mạng thì chí ít cũng nung nấu sự xung đột ngấm ngầm ở mức độ nào đó có thể dẫn đến tai họa giữa đại chúng với nhà nước).
Trên quan điểm đó mà xét thì không những thời Hùng Vương, ngay từ buổi đầu tiên đã có nhà nước mà nhà nước đã có thể xuất hiện cả suốt thời Lạc Long Quân - Âu Cơ, hơn nữa, dù có thể vào giai đoạn đầu “chân ướt chân ráo” của thời Kinh Dương Vương chưa hình thành sự lãnh đạo xã hội mang hình thái nhà nước thì kế sau giai đoạn đó đã có sự lãnh đạo kiểu nhà nước (cá nhân chỉ huy, tập thể lãnh đạo, có bộ máy thừa hành, có quyền lực nhằm đảm bảo cho luật lệ xã hội (hay nói như Rútxô là Khế ước xã hội) được thực thi).
Mở đầu cho quá trình hình thành dân tộc Việt, mở cõi để sau này xuất hiện nước Văn Lang, theo truyền thuyết là bắt đầu từ thời Kinh Dương Vương mà thời điểm khởi thủy là năm Nhâm Tuất - 2879 TCN (phải chăng vì thế mà nước ta sau này có một thời thờ chó?). Nhưng bằng cách nào mà người ta lại xác định được niên đại rành rọt như thế của thời tiền sử xa mù, xuyên suốt một khoảng thời gian chưa có chữ viết, chưa có chữ số, chưa có lịch pháp, sự lưu nhớ chỉ dựa vào truyền khẩu? Chúng ta đều biết niên đại này là do nhà sử học thời trung đại của Việt Nam là Ngô Sĩ Liên nêu ra. Vậy ông dựa vào đâu? Chính Ngô Sĩ Liên, tác giả sách “Đại Việt sử ký toàn thư” viết: “Kinh Dương Vương là vua bắt đầu được phong của nước Đại Việt ta, cùng với Đế Nghi một thời, cho nên chép năm đầu ngang năm đầu của Đế Nghi (làm vua phương Bắc - NV)”. Rõ ràng, Ngô Sĩ Liên đã dựa theo sử chép của Trung Hoa. Nhưng cổ sử Trung Hoa, dù đã có sớm hơn thời Lê sơ của Ngô Sĩ Liên bao nhiêu chăng nữa thì cũng chỉ ghi lại từ truyền thuyết. Vậy cái niên đại 2879 TCN chỉ là một sự ước đoán hoàn toàn tùy tiện, dựa vào hồi ức. Bản thân Đế Nghi nếu có sống lại, chắc gì đã biết mình làm vua vào năm nào? Tuy nhiên, về mặt sự kiện thì có thể tin được.

                         Vua Hùng và Chử Đồng Tử (Lịch sử Việt Nam bằng tranh - Nxb Trẻ - 1998 Lạc LLạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra con rồng cháu tiênong Quân và Âu Cơ sinh ra con rồng cháu tiên.

                                    Mẹ Âu Cơ được tạo hình đặc sắc trong trang phục của đồng bào miền núi. 


Cn cảnh Sơn Tinh và Thủy Tinh trong cuộc đại chiến giành Mị Nương. 
Hiện tượng lan tỏa dân cư là hiện tượng phổ biến ở các thời đại, có nguyên nhân từ sự phát triển lạm phát số lượng dân cư và nỗ lực tìm ăn để sống còn. Vào khoảng nửa cuối thời đại Đồ đá mới, tại vùng Nam - Trung Hoa xuất hiện một cuộc lan tỏa dân cư của cư dân Bách Việt. Một bộ phận do Đế Nghi cầm đầu tiến lên phía bắc, hòa hợp với người bản địa ở đó làm hình thành nên dân tộc Hoa Hạ. Một bộ phận do Kinh Dương Vương cầm đầu tiến xuống phía nam, hòa hợp với người bản địa ở đây làm hình thành nên dân tộc Việt. Có lẽ còn bộ phận nữa tiến về miền thuộc Thái Lan ngày nay, hình thành nên dân tộc Thái Lan và nước Thái Lan. Ngày nay, nếu có một số người ăn mặc sắc phục kiểu Việt Nam đang tụ họp, thì quan sát từ xa, khó lòng nếu không muốn nói là không thể xác định được đó là những người Thái hay người Việt. Nếu đúng thế thì người Việt và người Thái có chung gốc gác trong thời tiền sử xa xôi.
Cuộc lan tỏa dân cư xuống phía nam do Kinh Dương Vương khởi xướng chắc rằng có qui mô không nhỏ, kéo dài trong thời gian, và dĩ nhiên nó mang theo cả (một phần) nền văn hóa Bách Việt lúc đó (phải chăng là văn hóa Ngưỡng Triều, 4.500 - 2.500 năm TCN?) đến vùng đất mới. Các nhà nghiên cứu ngày nay đều thừa nhận văn hóa Phùng Nguyên có niên đại khởi phát từ khoảng trên dưới 4.000 năm cách nay. Vậy việc xác định thời điểm Kinh Dương Vương đến vùng cao - trung du Bắc Bộ vào khoảng cuối thiên niên kỷ IV - đầu thiên niên kỷ III TCN là chấp nhận được. Bởi vì văn hóa Phùng Nguyên được xác định là không bắt nguồn trực tiếp từ văn hóa Bắc Sơn (một nền văn hóa tại chỗ, có tính phổ biến, có cội rễ là văn hóa Hòa Bình và sâu hơn nữa là văn hóa Sơn Vi), nó cũng không thể từ trên trời rơi xuống. Cần phải có khoảng thời gian đủ dài lâu (ở đây là trên dưới 1.000 năm) để văn hóa Ngưỡng Triều từ phương bắc tới, thấm dần màu sắc văn hóa bản thổ, giao hòa với văn hóa Bắc Sơn mà làm hình thành nền văn hóa Phùng Nguyên - một nền văn hóa thuộc cuối kỳ Đá Mới, đương kỳ Đồ Gốm và sơ kỳ Đồng Thau!
Kế thừa thời đại Kinh Dương Vương là thời đại Lạc Long Quân - Âu Cơ. Thời đại này được đánh dấu bằng cuộc lan cư mạnh mẽ từ khắp các miền Trung du Bắc Bộ xuống vùng trũng là đồng bằng theo sau sự rút lui của biển Đông. Lẽ đương nhiên là nền văn hóa Phùng Nguyên cũng lan tỏa xuống đó, rồi tiếp thu thêm những nét văn hóa cá biệt, địa phương ở những khu vực quanh đó và cả từ vùng ven biển Hà Tĩnh. Quá trình này làm xuất hiện một nền văn hóa mới tương đối xác định, là nền văn hóa Gò Mun.
Cảnh An Dương Vương dẫn Mị Châu chạy ra biển trong tranh của họa sĩ nổi tiếng Nguyễn Trọng Khôi.




Nghi lễ Giỗ tổ vua Hùng - Ảnh: Ngọc Thắng


Nghi lễ Giỗ tổ vua Hùng - Ảnh: Ngọc Thắng

Giỗ tổ Hùng Vương

Hùng Vương chính là người khai quốc của dân tộc Việt

Như truyền thuyết dân gian ghi lại, Thủy tổ của người Việt chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đây cũng là người sinh thành ra các vua Hùng. Do đó, lễ hội Đền Hùng còn được người đời gọi là giỗ tổ Hùng Vương. Và từ lâu đã trở nên đặc biệt trong tiềm thức của mỗi người Việt.

Cứ mỗi dịp mùng 10 tháng 3 âm lịch, lễ giỗ tổ Hùng Vương lại diễn ra tại đền Hùng. Cách đó vài tuần đã có rất nhiều hoạt động dân gian bắt đầu rồi kết thúc đúng ngày 10/3.

Không rõ các triều đại trước có diễn ra tục này hay chưa, sử sách không có ghi chép. Nhưng đến năm 1470, đời vua Lê Thánh Tông và vua Lê Kính Tông (1601) đã sao chép và đóng dấu kiềm tại đền Hùng. Tục này để ghi nhớ công ơn của vua Hùng khai thiên, lập quốc.

 

Quốc Tổ Hùng Vương2
 18 ông Vua Hùng thành lính canh cho chính ngôi đền thờ chính mình
 
 
Trong xã hội thời đại Kinh Dương Vương chưa xuất hiện hình thức gia đình (vợ chồng), vẫn còn lối sống quần hôn và chế độ xã hội vẫn theo phương thức công xã (chúng ta tạm thời hiểu khái niệm "công xã" ở đây là mọi người cùng làm cùng được hưởng miếng ăn từ sự phân chia công bằng, có chú ý tới người nuôi con, người già cả, bệnh tật… Người đứng ra phân chia là "nhà nước". Nhà nước lúc này chỉ đơn giản là một vị trưởng lão hay thủ lĩnh được bầu lên từ hội đồng các bô lão. Tùy vào công sức bỏ ra mà sự chia chác thành phẩm lao động cũng cho có người nhận nhiều, người nhận ít. Tuy nhiên sự chênh lệch “giàu - nghèo” không đáng bao nhiêu và nhìn chung thì thành quả lao động xã hội chưa dư dật gì, chỉ “vừa đủ xài” nghĩa là vừa đủ bù đắp cho sức lao động xã hội…). Hiểu theo ý riêng, chúng ta cho rằng chế độ Công xã (nguyên thủy) là chế độ có tính tập trung, bao cấp đầu tiên, còn sơ khai, chất phác của nhân loại (nhưng rất hồn nhiên, rất đẹp).
Hình thức chia chác thành phẩm lao động rất gần với bình quân đầu người và cũng mang tính nhân đạo ấy (nhất là việc người phụ nữ khi sinh nở, nuôi con cũng được phần từ sự phân chia, thậm chí là vì phải nuôi con mà còn được ưu tiên hơn, được luật lệ công xã bảo hộ), đã làm bật ra trong não chúng ta một ý nghĩ ngộ nghĩnh và chưa hẳn đã đúng, là khi thành quả lao động trở nên dồi dào hơn do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do cải tiến được công cụ lao động, do có được cách canh tác tốt hơn… thì người đàn ông thấy rằng sống gắn bó với một người phụ nữ nào đấy có lẽ lợi hơn: khi có con thì người phụ nữ được cộng đồng chia phần, người phụ nữ còn làm ra thêm được của cải, con cái lớn lên nhanh chóng theo mẹ phụ đỡ nhiều công việc, lúc “thất bát” người đàn ông có thể “dựa hơi” vào, người phụ nữ khi quanh quẩn “ở nhà” thì đồng thời cũng vun vén, quán xuyến của cải tích lũy được từ những lần làm ăn dư dôi… Từ đó mà cách sống theo gia đình và  khái niệm tư hữu của cải xuất hiện. 
Người phụ nữ thời đó là một mối lợi, là cơ sở duy trì sự tồn vong cũng như sự phát triển nhân lực của cộng đồng xã hội, được công xã ưu ái bảo vệ, ngoài ra, trong khi họ được chọn lựa người đàn ông theo hàng ngang thì đàn ông chỉ được chọn lựa người phụ nữ theo hàng dọc, do đó mà cũng trở nên có quyền lực hơn trong gia đình. Người đàn ông muốn “lấy” thì phải cầu cạnh, xin xỏ và “dụ khị” (ngày nay hầu hết đàn ông muốn lấy nàng nào làm vợ đều răm rắp tuân theo cách thức ngàn xưa đã trở thành tập quán ấy!). Người phụ nữ dần được coi trọng, tôn vinh. Điều đó đã giải thích vì sao mà gia đình, trong giai đoạn xuất hiện đầu tiên thời nguyên thủy lại mang tính chất mẫu quyền, mẫu hệ (người phụ nữ có quyền uy nhất trong gia đình, con sinh ra chỉ vâng theo mẹ, được mẹ đặt tên; linh hồn gia đình là phụ nữ và gia đình đó bao giờ cũng chỉ có một bà nhưng thường là vài ông). Dù “thằng” hay "vài thằng đàn ông" “vai u thịt bắp” thường "khỏe ghê” trong gia đình của “bà xã” chung, nhưng không dám ngo ngoe!!!
Thời đại Lạc Long Quân - Âu Cơ là thời đại lối sống gia đình đã trở nên phổ biến. Công cuộc đi khai phá, chinh phục thiên nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ là đầy gian nan vất vả vào giai đoạn đầu nhưng nhờ thế mà thiên nhiên quay sang ưu đãi, nên cuộc sống nhanh chóng trở nên rất sung túc vào giai đoạn sau và sự sung túc này được duy trì dài lâu khi đất còn rộng, người còn thưa.


Lãnh thổ hai nước Văn Lang (trên thực tế) và Nam Cương (theo truyền thuyết), sau này hợp nhất thành nước Âu Lạc
Cổng vào Đền thờ An Dương Vương tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội
Mức sống của mỗi con người, mỗi gia đình trong Công xã ngày một được nâng cao, có nhiều dư thừa để tích lũy, kéo theo những biểu hiện mới của xã hội như: làm tăng tiêu dùng phi lương thực thực phẩm (mặc, làm đẹp, đồ dùng gia đình, lễ hội…), chuyên môn hóa định hình, mở rộng những ngành nghề phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng đó (sản phẩm làm ra được đem đi trao đổi lấy lương thực thực phẩm), nghĩa là làm xuất hiện những ngành nghề tiểu thủ công sản xuất ra những sản phẩm tiên dùng phi lương thực, mầm mống của nền sản xuất hàng hóa, nhân khẩu cộng đồng tăng lên (do sinh đẻ tăng lên, tuổi thọ tăng lên theo sự tăng của chất lượng cuộc sống, thu hút nhân khẩu từ các cụm dân cư khác đến), lực lượng vũ trang thường trực xuất hiện và ngày càng được tăng cường nhằm đề phòng, chống lại sự lấn chiếm lãnh thổ của các bộ lạc lân cận… Tuy nhiên những biểu hiện này chỉ bắt đầu chớm nở vào thời gian nửa sau của thời đại Âu Cơ - Lạc Long Quân (ở đây, chúng ta đưa Âu Cơ lên trước Lạc Long Quân để biểu diễn đó là thời đại mẫu hệ!) và trở nên rõ rệt trong khoảng thời gian cuối thời đại này. Tuy nhiên, vào nửa đầu thời đại Âu - Lạc. (Viết tắt chứ không phải nước Âu Lạc thời An Dương Vương và viết như thế gợi ra một suy nghĩ rằng sự hòa quyện Âu - Lạc đã xảy ra trước cả thời Hùng Vương. Thục Phán có thể đơn giản chỉ là một Lạc tướng người Âu Việt nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ vua Hùng đời thứ 18, chấm dứt thời đại Hùng Vương vào năm 257 TCN, lập lại trật tự xã hội, khôi phục sức mạnh đất nước để rồi đến năm 208 TCN, đánh tan quân xâm lược nhà Tần trên địa bàn đất Văn Lang. Việc Thục Phán lấy vương hiệu là An Dương Vương và đặt quốc hiệu là Âu Lạc, phải chăng là sự hoài niệm về cội nguồn Kinh Dương Vương và một thời tươi đẹp đến lý tưởng Âu Cơ - Lạc Long Quân mà đương thời đó còn in đậm trong lòng Đại Chúng?), khi mà thành quả của sự mở rộng lãnh thổ bằng công cuộc khai phá đồng bằng sông Hồng đã tạo ra nguồn thức ăn dồi dào đến mức dư dật, đồng thời cái tinh thần lao động tập thể hăng say, vui thú một cách tự phát từ thời Kinh Dương Vương vẫn tiếp tục được duy trì, thì chế độ công xã “tập trung bao cấp” tự phát đã chuyển hóa, nâng lên đến mức cao, thành chế độ cộng sản nguyên thủy, đạt đến gần hơn bao giờ hết cái lý tưởng “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.


Ảnh – Tộc người rất giống người Việt cổ trên đảo Borneo

Dân tộc này cũng dùng mũ lông chim, xăm mình, ở nhà sàn, thờ rồng và chim thần… như các cư dân Việt cổ thời Hùng Vương.

Đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Đông Nam Á thuộc lãnh thổ các quốc gia Brunei, Malaysia và Indonesia là nơi sinh sống của dân tộc Dayak – một cộng đồng người có nền văn hóa cổ xưa và độc đáo.Theo nghiên cứu lịch sử, Dayak là nhóm cư dân bản địa Borneo lâu đời. Tổ tiên của họ đã di cư từ lục địa châu Á ra đảo từ hơn 3.000 năm trước. Xã hội Dayak bắt đầu khởi sắc khi nghề luyện kim được truyền đến hòn đảo này cách nay khoảng 2.450 năm, tương ứng với cuối thời kỳ Hùng Vương ở Việt Nam. Cộng đồng Dayak gồm hàng trăm sắc tộc khác nhau cư trú rải rác khắp đảo Borneo. Họ nói hàng trăm phương ngữ khác nhau nhưng tất cả đều thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesien). Ở Việt Nam có nhiều dân tộc sử dụng ngữ hệ này, như dân tộc Chăm, Êđê, Gia Rai, Ra Glai và Churu.
Phần lớn người Dayak sống bằng nghề làm ruộng lúa nước ven sông, làm rẫy, trồng cọ trên những ngọn đồi thấp… Họ cũng làm các nghề thủ công, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, nghề đúc, săn bắt, chài lưới.
Tôn giáo của người Dayak là đạo Kaharingan, một dạng Hindu giáo đã bản địa hóa theo thuyết đa thần ở Borneo. Họ đặc biệt tôn thờ hình tượng rồng và chim thần, hai linh vật trong truyền thuyết về sự ra đời của dân tộc Dayak. Đặc điểm này khá giống với các cư dân Việt cổ thời Hùng Vương, những người coi mình là “con Rồng, cháu Tiên” và tôn vinh hình tượng chim lạc như biểu tượng của đất nước.
Người Dayak cũng có nhiều phong tục dân gian giống người Việt cổ như tục dựng cây nêu, cưới hỏi, cải táng, tín ngưỡng phồn thực…
Một phong tục tương đồng của người Việt cổ và người Dayak, ít thấy có ở các dân tộc khác trong khu vực, đó là tục xăm mình.
Với người Dayak, hình xăm thể hiện mối liên hệ với các linh hồn, thần linh hoặc tổ tiên và nhằm xua đuổi bệnh tật, tai họa, đồng thời cũng là nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành, nhận biết đẳng cấp, địa vị trong bộ tộc hoặc phân biệt bạn với thù…
Cách ăn mặc của người Dayak cũng có đặc điểm rất giống với các cư dân Hùng Vương, đó là việc họ sử dụng loại mũ được trang trí bằng những chiếc lông chim dài, giống như những hình người trên hoa văn trống đồng Đông Sơn.
Trang phục của phụ nữ Dayak thay đổi tùy theo vùng, nhưng đều là những bộ váy làm từ thổ cẩm được trang hoàng bằng những hoa văn rực rỡ. Họ đeo cả những chiếc mũ trang trí cầu kỳ vào những dịp đặc biệt.
Phụ nữ Dayak thường căng dái tai mình bằng những chiếc vòng kim loại nặng. Đây là cách làm đẹp tương tự các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên của Việt Nam như Ê đê, Bana, M’nông, Mạ, Stiêng…
Theo truyền thống, nhiều thế hệ người Dayak cùng sinh sống trong những căn nhà sàn có chiều dài hơn 50m, có sức chứa từ 30 – 40 gia đình và được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ.
Những ngôi nhà dài cũng là nơi người Dayak tụ họp, bày lễ vật dâng cúng, đánh trống khua chiêng, nhảy múa trong các lễ hội truyền thống.
Màu sắc ở các hình vẽ, hoa văn chạm khắc trong ngôi nhà này có ý nghĩa riêng của nó. Đáng tiếc rằng các ngôi nhà này đang biến mất dần theo nhịp sống hiện đại.
Người Dayak có một tập tục được cả thế giới biết đến, đó là tục săn đầu người giữa các bộ tộc. Đây là cách để bảo vệ lãnh địa sinh sống và khẳng định sức mạnh của các chiến binh và bộ tộc. Vũ khí chính trong các cuộc săn đầu người là giáo và khiên. Những chiếc sọ người sẽ được cất giữ trong nhà và sử dụng trong nhiều nghi lễ khác nhau.
Ít ai biết rằng dân tộc Cơ tu ở khu vực miền Trung Việt Nam cũng từng có một tục săn đầu người tương tự. Điều này được ghi nhận bởi các học giả Pháp, theo đó, săn máu và lấy đầu người của làng khác là một nhiệm vụ trọng đại để tế thần linh nhằm cầu xin mùa màng tươi tốt, không bị dịch bệnh và tai ương.
Tục lấy đầu người của người Dayak kéo dài cho đến những năm 1970, đến bây giờ đã chấm dứt hoàn toàn.
Về mặt nghệ thuật, người Dayak nổi tiếng với vũ điệu ngajat, lấy cảm hứng từ cuộc chiến của các chiến binh. Họ cũng sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ truyền thống khác nhau.
Nhìn chung, dân tộc Dayak được các nhà nghiên cứu nhìn nhận là một trong những tộc người có nền văn hóa độc đáo nhất trên thế giới.
Ngày nay, sự phát triển của du lịch và các tiện nghi của cuộc sống hiện đại đang khiến nền văn hóa này đứng trước nhiều thách thức lớn.
Ngày nay, nhiều người trong chúng ta nhìn về cái xã hội Cộng sản nguyên thủy tự phát ấy, cho rằng nếu so với mức sống hiện nay thì mức sống người dân thời đó thua kém xa đến hàng chục, hàng trăm lần, thậm chí là hơn nữa, do đó mà cũng cho rằng cuộc sống của con người thời đó kém tươi vui. Thực ra, đó là sự ngộ nhận, hiểu biết hoàn toàn sai lầm. Một cách cơ học chỉ có thể nói xã hội chúng ta ngày nay hiện đại hơn, có mức độ tiêu dùng “khủng khiếp” hơn cả về bề rộng lẫn bề sâu và… chỉ có thế thôi. Chất lượng cuộc sống là một khái niệm (hay nói to tát hơn, là một phạm trù) trong đó ngoài việc nói lên mức độ thỏa mãn về vật chất, còn phải bao hàm cả yếu tố nói lên mức độ thỏa mãn về mặt tinh thần. Cuộc sống sung túc là cuộc sống mà của cải thu nhập đáp ứng một cách hào phóng và đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu (được xác định bởi quan niệm xã hội tương xứng với trình độ sống của xã hội đương thời) mà vẫn còn dư dôi để tích lũy dự phòng. Khi cái tối quan trọng, cái cơ bản nhất của cuộc sống được giải quyết thì cũng dẫn đến trạng thái thỏa mãn của tinh thần. Con người sống trong suy tư ngập tràn cho nên chính cái trạng thái thỏa mãn tinh thần ấy (nghĩa là cảm giác vui tươi, yêu đời, hạnh phúc, không phải âu lo…) mới là tiêu chí quyết định, tiêu chí cốt lõi khi nói về chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống của một nhà tỷ phú lúc nào cũng lo lắng, bất mãn, ăn sơn hào hải vị không thấy ngon, ngủ trong lụa là gấm vóc không thấy yên, thừa nhưng lúc nào cũng thấy thiếu, chắc gì đã hơn chất lượng cuộc sống của anh chàng đạp xích lô “vui đâu chầu đấy”, “an phận thủ thường”, chỉ mong đóng đủ “hụi chết” cho vợ con xong, còn tí đỉnh nhậu tàn tàn với bằng hữu, coi giàu sang phú quí là chuyện đẩu đâu, có mơ cũng không được, sống nay chết mai nhẹ như cọng bấc, hay chất lượng cuộc sống của anh nông dân “ước sao đến thấp mà mơ đến nghèo” (mượn thơ Nguyễn Bính) như:
“… cày xong thửa ruộng
Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng
Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành
Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh
Vui nhẹ đến trên môi cười hy vọng”
                         (mượn thơ Tố Hữu)
Không phải bất cứ một xã hội công xã nguyên thủy nào cũng đạt được trạng thái cộng sản nguyên thủy vì đó là một tiến trình tự phát có tính nhảy vọt, ngẫu nhiên, chủ yếu là được thiên nhiên ưu đãi. Khảo cổ học cho thấy sự sáng chế, cải tiến công cụ lao động thời đó không đủ khả năng tạo được quá trình đột biến có tính xã hội ấy mà chỉ có thể là sự khám phá ra vùng đất tuy lầy lội nhưng khi được cải tạo thì sẽ trở thành khu vực màu mỡ, phì nhiêu, phù sa bù đắp hàng năm, phù hợp cao độ với các loại cây làm nguồn thức ăn thực vật đủ loại rau, trái, củ hạt, nhất là cây lúa nước. Chính thiên thời (biển thoái), địa lợi (đồng bằng sông Hồng), nhân hòa (chế độ công xã nguyên thủy và số lượng dân cư đủ đáp ứng) đã làm nên xã hội cộng sản nguyên thủy khoảng nửa cuối thời đại Âu Lạc và xã hội “tư sản nguyên thủy” rất thịnh vượng khoảng hơn nửa đầu thời đại Hùng Vương.
Do tác động của những yếu tố có hại (chủ yếu là trình độ sản xuất, kéo theo là năng lực sản xuất không đáp ứng kịp sự phát triển lạm phát về số lượng dân cư) làm nên mặt trái của thời đại cộng sản nguyên thủy mà đời sống xã hội Âu - Lạc dần suy giảm đi, cùng với tư hữu của cải làm phát sinh giàu - nghèo, làm nảy ra đòi hỏi tư hữu về phương tiện sản xuất trong lòng cộng đồng dân cư mà đơn vị tư hữu nhỏ nhất, nói chung là gia đình, tế bào làm nên xã hội. Ngành nghề phát triển cũng làm cho các bộ lạc đã thần phục, hòa hợp thành cộng đồng Âu - Lạc, không còn lệ thuộc trực tiếp vào sản xuất trồng lúa, cũng đòi hỏi đến mức độ nhất định quyền tự quyết, tự làm, tự ăn của mình. Những đòi hỏi ấy ngày càng trở nên bức xúc gây rối loạn và xung đột trong xã hội vào giai đoạn hậu kỳ của thời đại Âu - Lạc (chưa kể nạn xâm lấn, cướp bóc từ bên ngoài lãnh thổ).
Người đại diện cho những đòi hỏi tư hữu bức thiết của Đại Chúng và đồng thời cũng là người thực hiện cải cách làm xuất hiện một hình thái kinh tế - xã hội mới, phù hợp hơn, không ai khác, chính là vị vua Hùng đầu tiên của thời đại Hùng Vương. Sách “Việt sử lược” ghi: “Hùng Vương là người lạ ở bộ (bộ lạc) Gia Ninh, dùng ảo thuật áp phục được các bộ (bộ lạc) khác”. “Ảo thuật” ấy là gì nếu không phải là ngọn cờ đi đòi quyền lợi một cách chính nghĩa của Đại Chúng trước một chế độ bao cấp đã trở nên quan liêu, triệt tiêu động lực trong sản xuất và ngăn cản, làm trì trệ tiến trình vận động theo xu thế tự nhiên của xã hội? Chúng ta cho rằng vị thủ lĩnh đầu tiên của thời đại Hùng Vương đã lãnh đạo một cuộc cách mạng “long trời lở đất”; chuyển biến xã hội từ hình thái Cộng sản nguyên thủy sang hình thái Tư bản nguyên thủy, từ hình thái cộng đồng các bộ lạc sang hình thái liên minh các bộ lạc, dẹp yên các bạo động, thu giang sơn về một mối, lập nên nước Văn Lang, nhanh chóng vươn lên cực thịnh như một mặt trời chói lọi khắp vùng đất trời Châu Á - Thái Bình Dương.
HV 06

Hình minh họa của Thiên Sứ.

HV 07
Ảnh Tượng chùa Dâu: Thiên Sứ; Ảnh người phụ nữ nông thôn: Võ An Ninh.
Hình trên mà các bạn đang xem là một cụm hình, được ghép bởi hình chiếc cán dao bằng đồng, từ thời Hùng Vương - có niên đại được xác định là 300 năm tr.CN, được tìm thấy ở Lãng Ngâm - Hà Bắc - trên có tạc người phụ nữ, với y phục thời Hùng Vương và hình vẽ miêu tả y phục của một phụ nữ miền Bắc (Ảnh Võ An Ninh) và ảnh Tượng chùa Dâu, do người viết ghép lại thành cụm hình để tiện so sánh.
Trong cái xã hội mà chúng ta gọi là “Tư sản nguyên thủy” ấy, cương vực lãnh thổ đất mở rộng, vượt quá khả năng điều hành trực tiếp của chính quyền trung ương, buộc phải chia khu vực và phân cấp quản lý, nhà nước phải mở rộng chức năng và ngày một kiện toàn bộ máy thừa hành chế độ tư hữu về công cụ, phương tiện sản xuất cũng như tô, thuế được thiết lập (dù có thể rằng đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu chung và do nhà nước định đoạt). Vào thuở ban đầu của chế độ xã hội ấy, nhà nước có cấu trúc vẫn còn đơn giản, gói gọn trong chức năng đảm bảo an sinh xã hội bằng việc xử lý, phán xét các vụ việc nảy sinh trong đời sống dân cư, không có đặc quyền đặc lợi nào, tô thuế chỉ như một sự đóng góp nuôi sống cho hoạt động bán thường trực của nhà nước. Có thể đoán rằng dưới chế độ Tư sản nguyên thủy, hình thức tư hữu về của cải và công cụ sản xuất cũng như phương tiện sống đã trở nên phổ biến đến tận gia đình, tạo ra hiện tượng làm nhiều làm giỏi hưởng nhiều, làm ít làm dở hưởng ít, từ đó mà làm cho xã hội nảy sinh ra mối tương phản giàu - nghèo. Và cũng từ đó (cũng có thể từ cả sự biến đổi tỷ lệ nam - nữ, có nguyên nhân từ cuộc sống an lạc thời trước đó, theo hướng nam ít nữ nhiều) mà mối quan hệ trong gia đình chuyển biến dần từ mẫu hệ, mẫu quyền sang phụ hệ, phụ quyền: đàn ông trở thành trụ cột và đồng thời có quyền lực cao nhất trong gia đình. Ngày nay, nếu nói về thời Âu - Lạc:
                           Thế gian một vợ một chồng
                           Chẳng như vua bếp hai ông một bà,
thì cũng có thể nói về thời Hùng Vương:
                           Thế gian một vợ một chồng
                           Chẳng như vua bếp một ông hai bà.
Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thì “Lang” có nghĩa là “chàng”, là người đàn ông, là thanh niên và còn có nghĩa là người chồng (Ngưu Lang - Chức Nữ, Dạ cổ hoài lang). Phải chăng vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang (hoặc do người đời sau đặt ra?) để nói về một đất nước đề cao vai trò của người đàn ông, về nghĩa vụ và quyền lợi nổi bật của người đàn ông đối với đất nước nói chung và đối với gia đình nói riêng? Văn Lang phải chăng hàm nghĩa là chế độ phụ quyền?
Nhà nước Văn Lang thời kỳ đầu vẫn còn đơn giản, đứng đầu là vị trưởng bộ lạc mạnh nhất, đông nhất, dưới là hội đồng các trưởng bộ lạc (đứng đầu các khu vực, còn gọi là Lạc tướng), bên cạnh đó là những người thừa hành, giúp việc cho chính quyền trung ương (thu tô, thuế, phối hợp điều hành các hoạt động trong liên bang bộ lạc) gọi là Lạc hầu. Nhà nước đó mang bản chất do dân và vì dân một cách hồn nhiên, Nguyên thủ nhà nước không theo thể chế cha truyền con nối mà vẫn do được tín nhiệm, được bầu ra, do “sống lâu lên lão làng” và đảm nhận cương vị đến mãn đời. Trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú viết: “Lúc bấy giờ, vua tôi cùng đi cày, cha con tắm cùng (sông) không chia giới hạn, không phân bậc uy quyền thứ bậc… cùng nhau vui chơi vô sự, gọi là đời rất hồn nhiên”“Hùng Vương đi săn được thú, lấy bộ lòng cùng ăn ngay tại chỗ, thịt về nhà chia”.

Bạn  đọc dễ dàng nhận thấy, trên mũ của những hình người trên trống đồng này  thể hiện chiếc đầu rồng và đầu chim phượng đă được cách điệu để chứng  tỏ địa vị của người đó trùng hợp với văn bản của Kinh Thư.


Hình trên mà bạn đọc đang coi được chép lại từ bộ truyện tranh "Tam quốc diễn nghĩa" do chính các họa sĩ Trung Quốc thực hiện, Nxb Mũi Cà Mau in lại vào năm 1995, trọn bộ 30 tập. Đây là hình thứ 3795 trong tập 16. Hình người nổi bật trong tranh bên chính là Tôn Quyền (Thế kỷ II và III sau CN).
Hình người phụ nữ ở giữa cụm tranh này chính là Tôn Phu Nhân, em gái Tôn Quyền, vợ Lưu Bị cũng được chép lại từ bộ truyện tranh trên. Bạn hãy so sánh y phục của tất cả những nhân vật Tam Quốc, thể hiện nền văn hoá Hán trong các tranh trên với hình người trên cán dao bằng đồng của thời Hùng Vương có trước đó 500 năm (Tư liệu trong sách "Thời đại Hùng Vương" Nxb Khoa học Xă hội Hà Nội 1995).
Động lực lao động, sản xuất không còn bị kìm hãm bởi sự phân phối bình quân bao cấp trở nên lạc điệu cuối thời Âu - Lạc, đã đưa đất nước Văn Lang tiến nhanh trên con đường đến phồn thịnh. Người người lao động, nhà nhà sản xuất, thi đua làm giàu. Vì thế mà xã hội thái bình, tươi đẹp, sung túc, chất lượng cuộc sống của cư dân nói chung đạt đến trạng thái hầu như thỏa nguyện, gần như là “cầu được, ước thấy”, “muốn gì được nấy”.
Cái xã hội thanh bình và tươi đẹp đó có thể đã tồn tại lâu dài, khi mà thiên nhiên (chủ yếu là đồng bằng Bắc Bộ) vẫn còn đầy tiềm năng và vẫn tiếp tục đáp ứng được đầy đủ, dồi dào nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng cao của cộng đồng dân cư, khi mà nhà nước Văn Lang chưa mang tính chất vương quyền, cha truyền con nối, và sự tồn tại đó có thể là đến gần giữa thời đại Hùng Vương, hay trong khoảng cuối văn hóa Gò Mun - đầu văn hóa Đông Sơn.




(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------



 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)