TT&HĐ IV - 33/c

                                                 Thông điệp từ trống đồng Đông Sơn

PHẦN IV:     BÁU VẬT 
 "Dọc đường lịch sỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh




(Tiếp theo)


Sau khi đạt đến trạng thái sung mãn nhất, mặt trái của chế độ tư sản nguyên thủy (sự bóc lột) trở nên nổi trội, gây ra những mâu thuẫn gay gắt, xung đột trong lòng xã hội làm cho đất nước Văn Lang lâm vào giai đoạn suy vi, loạn lạc can qua. Hiện tượng “kẻ ăn không hết người lần không ra” trở nên phổ biến, các bộ lạc gây hấn, cướp bóc lẫn nhau, nhà nước Văn Lang chuyển hóa theo hướng tăng cường quyền lực và trở thành quân chủ chuyên chế ích kỷ, đi đàn áp, thống trị xã hội, xa rời cái bản chất do dân và vì dân vốn có một cách tự phát theo đòi hỏi của tiến trình xã hội trước đó. Có thể hình dung hình thái xã hội nước Văn Lang thời kỳ này tương đối giống với chế độ phong kiến phân quyền, các Lạc tướng trở thành lãnh chúa cát cứ, có thực lực mạnh mà vua Hùng không dễ gì trấn áp được dù vẫn được họ tôn trọng ở vị thế đứng đầu thiên hạ. Lúc này khái niệm tư hữu đã được khẳng định và tồn tại như mặc định, bám chặt vào tâm hồn xã hội. Đây có lẽ là giai đoạn xã hội đã bước sang thời đại đồ đồng.

                                                      Các chủng loại công cụ đá                                                 
                                                Di chỉ đá muộn Phùng Nguyên
 
Sự phát triển nghề đúc đồng làm xuất hiện hàng loạt công cụ lao động bằng đồng ưu việt hơn công cụ bằng đá, gốm, cùng với việc sử dụng sức súc vật trong sản xuất nông nghiệp đã như một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tác động mạnh mẽ vào xã hội, giải quyết được tình trạng suy thoái kinh tế và qua đó mà cũng giảm thiểu các cuộc xung đột trong đất nước Văn Lang, đưa nước này bước vào giai đoạn tăng trưởng mới tiến lên thịnh vượng, nhưng không bao giờ còn có được cái thanh bình, khoáng đạt, tươi đẹp, đầy chất phác, hồn nhiên của một thời đã qua. Bởi vì, dù có đạt thịnh vượng đến mức rực rỡ đi chăng nữa thì do tình cảm con người đã trở nên sâu sắc hơn (đã xuất hiện lòng tham, sự yêu - ghét, cảm nhận hạnh phúc và khổ đau rõ ràng trong tâm hồn), do cái bản chất của nhà nước quân chủ chuyên chế cùng với chế độ tư hữu tư nhân mà trong xã hội luôn tồn tại ở mức độ nào đó nạn áp bức, bất công, nạn cường hào, ác bá, bóc lột gây ra đói nghèo, hay nói gọn là sự nhẫn tâm, độc ác và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa và cơ bản làm cho xã hội bất ổn, tích tụ bạo lực, luôn có nguy cơ xảy ra xung đột, tranh đấu.
Nửa cuối thời đại Hùng Vương, sự phân tầng xã hội thành giàu - nghèo trở nên ngày một rõ rệt. Đã xuất hiện hai tầng lớp cơ bản trong xã hội là tầng lớp bị trị và tầng lớp thống trị. Mâu thuẫn đối kháng giữa tầng lớp thống trị giàu có và tầng lớp bị trị nghèo khó xảy ra ngày một thường xuyên hơn. Vì thế mà nạn bạo lực trong xã hội được dung túng và hoành hành ngày càng dữ dội làm cho nước Văn Lang trở nên hỗn loạn, dân tình tan nát, nhà nước hoàn toàn phản động và bất lực. Tình hình đó đòi hỏi bức thiết một sự biến cải xã hội triệt để, trước hết là triều đại Hùng Vương phải bị diệt vong. Thục Phán là người đứng ra gánh vác trách nhiệm đó.
Khoảng giữa thời đại Hùng Vương cũng là khoảng thời gian phát triển rực rỡ nhất của văn hóa Đông Sơn (văn hóa đồng thau). Nghiên cứu khảo cổ nền văn hóa này, người ta có thể biết và suy đoán ít nhiều về đời sống xã hội của một thời đã quá xa mờ, tít tắp trong quá khứ đó.
Trống đồng Ngọc Lũ - trống đồng đẹp nhất, có niên đại sớm nhất của văn hóa Đông Sơn. Ảnh: BTLSQG

Thạp đồng Đào Thịnh - hiện vật điển hình, đặc biệt về đồ dùng sinh hoạt của cư dân Đông Sơn. Ảnh: BTLSQG
Cây đèn đồng hình người quỳ thời văn hóa Đông Sơn, một bảo vật quốc gia. Ảnh: BTLSQG

Tài liệu khảo cổ học không cho biết nhiều về cách thức cụ thể biến sản phẩm thừa trong xã hội thành tài sản riêng của tầng lớp người nào đó, song lại khẳng định một cách chắc chắn sự hiện diện rất rõ ràng của phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch rất đáng kể về tài sản tư hữu giữa các thành viên hay nhóm thành viên trong cộng đồng dân cư Đông Sơn. Một trong những chỗ dựa chính để tìm hiểu đời sống xã hội thời Đông Sơn (cũng là nửa cuối thời đại Hùng Vương) là việc khai quật và phân tích những ngôi mộ táng thời đó. Đối với một ngôi mộ, người ta xem xét, đánh giá đồ tùy táng (chôn theo người chết) theo số lượng nhiều hay ít, theo giá trị, mức độ quí hiếm, theo chủng loại, chức năng (dụng cụ hay đồ trang sức…) mà phân loại giàu nghèo hay trung bình (trung lưu).
Trên cơ sở đó, qua phân tích 714 ngôi mộ có niên đại Đông Sơn ở 5 khu mộ nổi tiếng là Thiệu Dương, Đông Sơn (Thanh Hóa), Làng Cả (Phú Thọ), Vinh Quang (Hà Tây) và Làng Vạc (Nghệ An), các nhà khảo cổ cho biết số ngôi mộ nghèo chiếm 51,9%, thứ đến số ngôi mộ người bình dân (có chút ít của nả mà thư tịch cổ gọi là Lạc dân) chiếm 41,4%; số ngôi mộ giàu (chôn theo nhiều đồ đồng, đồ sắt, trong đó có các đồ đồng được cho là quí, sang trọng như trống đồng, tháp đồng, bình, lọ…) chỉ chiếm 6,5%.
Việc khảo sát 714 ngôi mộ nêu trên, xét ở góc độ khác, còn thấy những ngôi mộ không có đồ tùy táng hay chỉ có đồ dùng sinh hoạt mà tuyệt đại đa số là những thứ thông thường bằng gốm, chiếm tới 53,6% tổng số mộ. Những ngôi mộ có chôn theo công cụ sản xuất bằng đồng hay bằng sắt chỉ chiếm 11%. Điều đó nói lên tình trạng đồ kim loại còn quí, người xưa không dễ dàng để bao giờ cũng chôn theo cho người chết, hơn là nói về tình trạng thoát ly sản xuất của người đó. Những ngôi mộ có chôn theo vũ khí cùng đồ vật khác chiếm tỷ lệ đáng kể, tới 34,5%. Điều đó cho thấy vũ khí có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với đời sống con người thời Đông Sơn, đồng thời cũng nói lên xung đột xã hội, nội chiến hoặc đánh trả kẻ thù tiến công xâm lấn từ ngoài tới, đã trở thành hiện tượng có tính thường xuyên, nổi trội. Trong số 2.280 đồ vật tùy táng được tìm thấy, trong khi đồ vật dùng cho sinh hoạt sang trọng là 271 đơn vị, chiếm 11,8% thì đồ vật là vũ khí lên đến 1.110 đơn vị, chiếm 48,6%. Tỷ lệ các ngôi mộ có chôn theo vũ khí ở từng khu mộ có niên đại sớm muộn theo thời gian, đã phản ánh mức độ bạo lực; căng thẳng của thực trạng xã hội có xu thế ngày càng tăng.


Dao găm Đông Sơn có trang trí hình người ở chuôi dao.
                                          Thạp đồng có hình trai gái giao hoan

Những chiếc dao đồng Đông Sơn quý hiếm.
                                          Vũ khí người Việt cổ                                         Vũ khí người Việt cổ
Nỏ Cổ Loa với lẫy nỏ được tán bằng đồng
Lẫy nỏ bằng đồng thời Đông Sơn đã đạt đến trình độ chế tác cơ khí rất cao. Nhìn chiếc lẫy nỏ này, nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết nó thuộc về một nền văn hóa cách đây hơn 2.000 n�
 
Vũ khí thời Đông Sơn khiến quân đội Triệu Đà khiếp sợ

Kho mũi tên đồng với số lượng hàng vạn chiếc được khai quật ở khu vực thành Cổ Loa (Đông Anh Hà Nội) cho thấy nỏ được sử dụng hết sức phổ biến thời Đông Sơn.
 
Tài liệu khảo cổ học còn cho thấy một hiện tượng đáng chú ý. Sự phát triển về mặt số lượng của vũ khí từ mức dưới 3% tổng số hiện vật ở thiên niên kỷ II - đầu thiên niên kỷ I TCN đã tăng vụt lên tới trên 60% tổng số hiện vật ở nửa sau thiên niên kỷ I TCN. Hơn thế, vào giai đoạn Đông Sơn, nhiều loại vũ khí mới bằng đồng thau ra đời như dao găm, kiếm ngắn, mũi tên ba cánh, lao… chứng tỏ vào cuối thời Hùng Vương và thời An Dương Vương, con người và xã hội đã phải trải qua những biến động lớn lao, mâu thuẫn xã hội, nhất là mâu thuẫn cơ bản giữa tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị, đã trở nên căng thẳng và tăng dần mức đ gay gắt, với những cuộc chiến tranh đã trở nên phổ biến và ngày càng quyết liệt…
***
Theo nhãn quan của mình, chúng ta đã kể một cách sơ lược tiến trình lịch sử định hình nước Việt và dân tộc Việt để thấy rằng đó là một khoảng thời gian dài lâu như thế nào với biết bao nhiêu thăng trầm xã hội và tổ tiên chúng ta cũng nhận đủ đắng cay, ngọt bùi xuyên suốt tiến trình ấy, liên tục vật lộn với cuộc sống, nỗ lực tìm kiếm những phương cách sống tốt hơn, vươn tới chất lượng cuộc sống thỏa mãn hơn. Chính tiến trình ấy cùng với sự nỗ lực vượt thoát những giai đoạn cam go và đi tìm sự sung túc đã thúc đẩy nhận thức về xã hội và tự nhiên của người Việt cổ ngày càng được mở rộng và thêm sâu sắc. Yêu cầu của cuộc sống buộc họ phải tìm hiểu nhiều điều và nâng cao sự hiểu biết đó về toán học, thiên văn học, lịch trình biến đổi của thiên nhiên, khí hậu… và cũng phải tìm tòi ra những phương tiện để mô tả, lưu nhớ, lưu truyền những hiểu biết ngày càng phong phú đó để học hỏi, sáng tạo, áp dụng vào sản xuất và đời sống.
Khi nói đến một nền văn hóa thì cũng phải nói đến nhận thức thế giới của con người làm nên nền văn hóa ấy. Nền văn hóa Đông Sơn không phải là ngoại lệ, do đó chúng ta tin chắc rằng ẩn chứa trong nền văn hóa ấy là cả một quan niệm về thế giới (dù còn ngây thơ) nói chung và một nền khoa học - kỹ thuật (dù còn sơ khai) nói riêng của cả dân tộc Việt thời Văn Lang.
                 Bình đồng Việt Khê, tìm thấy trong mộ thuyền Việt Khê (Hải Phòng). Tùy theo  chức năng sử dụng, hiện vật văn hóa Đông Sơn | Ancient vietnam, Casket,  Vietnam
Bình đồng Việt Khê, tìm thấy trong mộ thuyền Việt Khê (Hải Phòng),
hiện vật Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Mộ thuyền Việt Khê được tìm thấy trong một nhóm mộ táng gồm 5 mộ tại công trường ở thôn Việt Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm 1961.

Cảnh “Chó đón hươu” trên các rìu đồng Đông Sơn

Cảnh “Chó đón hươu” trên các rìu đồng Đông Sơn

Cảnh săn hươu của người Việt cổ, hình đúc trên rìu đồng Đông Sơn. Chó săn chặn đầu hươu, phía trên (ước lệ là đằng xa) 2 thợ săn đang reo hò trên thuyền để gây áp lực.

Trái: lưỡi rìu xéo gót vuông, mạ vàng do C.Huet sưu tầm tại Quốc Oai, Hà Tây hiện bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Brussel, Bỉ. Phải: lưỡi rìu hình chiếc hia, 12 x 11 cm, Bảo tàng nhân học (Volkerkund Museum), Thủ đô Viên, Cộng hòa Áo.

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

Rìu gót vuông trang trí cảnh săn hươu, tìm thấy tại Hà Đông (Hà Nội),
hiện vật Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Bức tranh một triệu USD của Việt Nam ảnh 9
Hộ tâm phiến trang trí hình giao long, phát hiện tại Ninh Bình,
hiện vật Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Trống đồng Động Xá đuwọc trưng bày tại Bảo tàng tỉnh
Trống đồng Động Xá, phát hiện tại Động Xá, Kim Động, Hưng Yên,
hiện vật Bảo tàng Hưng Yên.

Trống đồng Cổ Loa có niên đại 2000-2.500 năm thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Ảnh: Phương Hòa. Trống đồng Cổ Loa có niên đại 2000-2.500 năm thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Ảnh: Phương Hòa.
hác nhau, ta tìm được những điểm chung hầu như rất ít thay đổi: Hình dáng của trống là mô phỏng hình dáng chiếc sọt đựng bát (Còn lại đến nay phổ biến khá nhiều ở các miền thôn dã của xứ Thanh – nơi tìm được khá nhiều trống đồng cổ).
            Mặt trống đồng luôn có trung tâm là mặt trời, biểu tượng khí dương của thần Sinh,  tang trống mang dáng cái sọt bát.Cái sọt đựng bát ăn cơm là biểu tượng của thần Dưỡng. Mặt trời trên mặt trống đồng được cấu trúc đan xen giữa các tia là biểu tượng của Âm vật và Dương khí (Âm dương xen kẽ hòa đồng).
Dù khi xâm chiếm nước ta, Mã Viện đã phá hủy biết bao nhiêu đồ đồng, bia đá, làm mất đi biết bao nhiêu những thông tin có thể là rất quí giá cho việc nghiên cứu sau này đối với trình độ nhận thức thế giới thời Đông Sơn nhưng vẫn có thể suy đoán được phần nào nhờ vào những di vật, di tích còn lại mà giới khảo cổ đã phát hiện được và còn có thể phát hiện thêm được trong tương lai.
Trống đồng là loại di vật độc đáo và có thể nói là tiêu biểu cho nền văn minh Việt cổ. Trong đó, trống Đông Sơn là loại tiêu biểu nhất, đẹp nhất và cổ nhất. Qua những hoa văn hình khắc trên trống đồng Đông Sơn và những đồ đồng khác, các nhà khảo cổ đã hiểu được nhiều điều về cuộc sống - văn hóa và cũng đưa ra nhiều phỏng đoán khá hợp lý về thế giới - nhân sinh quan của thời bấy giờ. Chúng ta sẽ liệt kê một số ý kiến đó.
Có thể trống đồng, lúc đầu được chế tạo ra không (!) nhằm mục đích sử dụng như một...cái trống. Sau, trong quá trình sử dụng, tình cờ nó mang thêm chức năng nhạc cụ thuộc bộ gõ trong sinh hoạt cộng đồng khi nhảy múa, ca hát, hò reo…Nhưng chức năng quan trọng nhất là lưu giữ thông tin những tinh hoa khoa học - kỹ thuật đương thời và là thứ chính yếu thể hiện quyền uy nên cũng được chế tác cầu kỳ, tinh xảo để tăng tính thẩm mỹ, quí báu. Người ta cho rằng trống đồng Đông Sơn có giá trị như cây gậy chỉ huy của nhiều bộ tộc khác trên thế giới. Chủ nhân của trống đồng chắc phải là người thuộc tầng lớp lãnh đạo, có quyền lực nhất định trong cộng đồng xã hội. Theo “Văn hiến thông khảo”, thì tục người Di Lạo ở phía nam Ngũ - Lĩnh “muốn đánh nhau thì đánh trống (đồng?) lên. (Nghe tiếng trống) người đến ùn ùn như mây. Người có trống được gọi là Đô Lão, được dân chúng suy tôn và phục tùng”.
Theo nhà sử học Lê Văn Lan, trống đồng ban đầu được cư dân Đông Sơn đúc ra trên đó thể hiện quan niệm về Vũ Trụ của họ và được xem như mô hình Vũ Trụ của người Việt cổ, là vật thiêng của cộng đồng được thủ lĩnh bảo giữ, và sau đó chiếm giữ, từ đó trống đồng có thêm một chức năng mới là biểu hiện quyền uy, chỉ có thủ lĩnh của cộng đồng mới có quyền đó. Rất có thể ban đầu nó được thủ lĩnh tối cao ban phát cho các thủ lĩnh dưới quyền như một kiểu sắc phong, một loại ấn kiếm sau này, nó khẳng định chức trách với bề trên và quyền lực trước thần dân của người được trao trống. Nghiên cứu chức năng của trống Đông Sơn, có nhà nghiên cứu nước ngoài cũng có ý kiến xem trống đồng như một thứ sắc phong nhuốm đậm màu sắc tôn giáo.

GIẢI MÃ TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ

Họa sĩ nhà Điều Khắc Lê Đình Quỳ

Đồng tác giả của bài viết "Pho Tượng Phật Chùa Bút Tháp"(2005)

Chìa khóa để mở những điều bí ẩn của nghệ thuật trống đồng thời Đông Sơn.Theo giả thuyết này trống đồng sinh ra để hòa đồng với dàn cồng trong ngày hội lễ phồn thực của các dân tộc như dân tộc Thái vào mùa Xuân tháng 2 có hội lễ “Kin Chiêng booc mạy” dịch : Mùa xuân ăn chơi hoa rừng. Trò ông đúc bà đúc, trò đâm mẹt ,trò đánh đu đôi, trò lễ giao duyên,chợ tình……Đó là các trò để ca ngợi song thần : Sinh – Dưỡng biểu tượng cho thần Cha – Mẹ của bộ tộc Việt. Cha thuộc Mặt trời khí Dương, mẹ thuộc Trái Đất khí Âm, hai vị thần này phù hộ cho bộ tộc sinh nhiều con cái nhất là nhiều con trai để bộ tộc mới có sức mạnh chống giặc ngoại xâm.
Hai vị thần Sinh – Dưỡng còn thể hiện ở trong các tháp Chàm, cột đá chùa Dạm- Bắc Ninh, cây đào, cây quất, đào là khí dương của Cha,có màu đỏ, mẹ khí âm của đất,cây quất có màu vàng,bánh của người Việt cổ trong tết ngày xưa là bánh ống tròn như cái giò có nhân bên trong, đó là biểu tượng của thần Sinh-Cha. Hai bánh dày bằng gạo nếp trắng không có nhân, đó là biểu tượng của thần Dưỡng- Mẹ ,ngày nay còn lưu lại ở các dân tộc và miền Nam Việt Nam. Ngày nay bánh chưng và bánh dày vuông và tròn là bánh mới và quan niệm sai về trời đất. Ở xứ Thanh còn có một loại bánh gọi là bánh ít trong các ngày tết mùa xuân, biểu tượng đó là dương thực khí của người cha. Các dụng cụ như ông bình vôi cũng là vị thần sinh dưỡng,bát cơm in quả trứng ,đũa lông bông,trên hòm người chết cũng là biểu tượng của thần sinh dưỡng,đó là hình tượng mô phỏng lại 4 cặp giao cấu trên thạp đồng đào thịnh,đó là mộ chôn xác tộc trưởng bên trong theo kiểu chôn chum, tục trầu cau của người Việt ,bầu rượu nậm vú của người Việt cũng là biểu tượng của hai vị thần Sinh –Dưỡng và còn nhiều dụng cụ khác… Như vậy trống đồng là hai vị thần Sinh- Dưỡng kết hợp với nhau mà thành, thần Cha thuộc dương mặt trời là mặt trống đồng, phần tang mô phỏng chiếc sọt đựng bát của người cổ xứ Thanh là biểu tượng của thần Dưỡng thuộc Mẹ. Trống đồng có rất nhiều loại nhưng đề tài thể hiện chỉ quay xung quanh nội dung của hai vị thần Sinh- Dưỡng,cho nên đó là chiếc chìa khóa để mở tất cả các điều bí ẩn được khắc trong hình tượng và các hoa văn của trống đồng thời Đông Sơn. Thuở hồng hoang dân số còn rất ít cho nên cần nhiều con trai thì bộ tộc mới có sức mạnh,nên thờ hai vị thần này là rất quan trọng trong sự sinh tồn của bộ tộc thời tiền sử.
Quan sát trống đồng qua nhiều niên đại khác nhau,ta tìm được những điểm chung hầu như rất ít thay đổi : Hình dáng của trống là mô phỏng hình dáng chiếc sọt đựng bát ( Còn lại đến nay phổ biến khá nhiều ở các miền thôn dã của xứ Thanh – nơi tìm được khá nhiều trống đồng cổ).
Mặt trống đồng luôn có trung tâm là mặt trời,biểu tượng khí dương của thần Sinh,tang trống mang dáng cái sọt bát.Cái sọt đựng bát ăn cơm là biểu tượng của thần Dưỡng.Mặt trời trên mặt trống đồng được cấu trúc đan xen giữa các tia là biểu tượng của Âm vật và Dương khí (Âm dương xen kẽ hòa đồng).
Trống đồng Ngọc Lũ được cấu trúc hoàn chỉnh nhất theo ý nghĩa của giả thuyết trên.Trên trống có 14 tia mặt trời,con số 14 là biểu tượng cho sự hòa đồng giữa 2 giới tính dương và âm,tình yêu của 2 giới tính luôn được thể hiện không thể thiếu hai bàn tay của nam và nữ,tuy khác nhau về lý tính nhưng giống nhau ở 14 đốt ngón tay của cùng một bàn tay.Trên trống lại xuất hiện thêm con số 14 nữa đó là 14 con cò con – biểu tượng 1 thằng Cò,con số hòa đồng giữa 2 giới tính âm và dương để sinh ra 1 thằng cu.Một bên 8 con cò con cộng với 6 con cò con bên kia tạo thành con số 14.
Cũng trên vòng trang trí với 14 con cò ,còn được khắc họa 20 con hươu,10 con đực,10 con cái xen kẽ nhau – con số 20 là số ngón tay của bốn bàn tay 1 cặp nam nữ đan xen nhau trong thời điểm khoái cảm của ái ân
Trên các họa tiết trang trí khác ,ta còn thấy được các motip ngược xuôi của những vòng tròn đồng tâm có tiếp tuyến.
Các vòng tròn này là biểu tượng của thần Sinh – Dưỡng ,hai vòng tròn có tâm là biểu tượng hai bầu vú – thần Dưỡng,nét gạch tiếp tuyến như chiếc dùi cồng hay là dương thực khí biểu tượng của thần Sinh – Mặt Trời.
Tuy nhiên,khi nói tới nhân sinh quan của người xa được hình thể hóa trên trống đồng,chúng ta không được phép quên cách sử dụng trống đồng cổ của người Việt cổ : Đó là con gái cầm chày giã vào Mặt trời chứ không phải con trai đánh trống đồng,chày ở đây là biểu tượng dương thực khí của thần Sinh ,đánh vào trung tâm Mặt trời ,làm rung động khí âm dương đó là nghi lễ phồn thực.
Trống đồng Ngọc Lũ được đánh giá là loại trống cổ nhất và đẹp nhất,được xếp vào Heger loại 1 ,Phân tích những bố cục chính và các hình ảnh được khắc trên mặt trống Ngọc Lũ cũng như dưới tang trống.
Mặt trống đồng Ngọc Lũ được các nghệ nhân bố cục có 4 phần chính :
Phần trung tâm : Hình ảnh ông Mặt trời được đắp cao nhất có 14 tia sáng là hình tượng thuộc Cha – Thần Sinh.Xen kẽ là 14 tia sáng là hình ảnh của Âm vật biểu tượng cho Mẹ - Thần Dưỡng.Tục ngữ Việt Nam có câu : Cha sinh – Mẹ Dưỡng.Khi đánh vào Mặt trời tức là đánh vào dương khí kích thích vào vị thần Cha – đồng thời cũng là kích thích vào thần Mẹ thuộc âm.Hai vị thần sẽ hòa hợp mà làm nên sự sáng tạo ra linh hồn,vì vậy mà trống đồng là vật thiêng liêng tôn thờ.Ai giữ trống,người đó nắm được quyền uy – tù trưởng.Đặc biệt 1 năm trống đồng chỉ được đánh 1 lần vào lễ hội mùa Xuân tháng 2,đánh xong để thờ - đó là linh hồn của bộ tộc.
Ngoài Mặt trời là một khoảng trống được khắc vạch nhiều chi tiết li ti đó là biểu hiện của sự âm hưởng giao hòa.
Phần thứ hai được khắc họa sinh hoạt văn hóa phồn thực của người Việt Cổ . Hình ảnh chính là các vũ nữ đội mũ lông cò,váy là lá cây hở đùi,ngực để trần phô diễn sinh lực của các cô gái tơ,có vũ nữ thổi khèn bè,có vũ nữ cầm chuông,có vũ nữ cầm tên săn bắn,còn phần lớn là phô diễn đôi bàn tay tuyệt mỹ của vũ điệu.Có 12 vũ nữ biểu hiện cho 12 tháng trong 1 năm.
Vào thời hoang sơ mông muội mà ông cha ta đã quan sát tự nhiên : cỏ cây ,hoa lá để biết được quy luật của Trái đất một năm có 12 tháng.Bên cạnh các vũ nữ lớn có 1 vũ nữ bé cũng tập múa theo.Đó là hình ảnh của tháng nhuận trong năm,không đội mũ lông chim.

Tiếp đến phía trước các vũ công là 1 dàn cồng có 14 chiếc và nhạc công đang gõ nhịp(con số hòa đồng).Hai tay đánh 2 dàn cồng,chân đạp gõ nhịp giống như chiếc mỏ neo luồn dưới gầm dàn cồng.Cồng là hình ảnh của vú Mẹ - thần Dưỡng.Ta nên hiểu ngày hội lễ lớn cồng được xếp số chẵn 10-12-24-18-24 và chỉ khi bộ tộc có người chết,cồng mới đánh số lẻ 3,cồng biểu tượng cho 3 hồn.
Bên cạnh đàn cồng được khắc họa hình ảnh một bà đỡ đẻ.Hai tay bà nâng 1 con cò con ra đời ,đó là niềm hân hoan nhất của bộ tộc,sinh ra nhiều thằng cò.Bên cạnh bà đỡ còn thấy 1 đôi trai gái trẻ đang làm nghi thức giao cấu – đó là hình ảnh hai người ngẩng cao đầu hân hoan giã gạo mà người xứ Thanh gọi là : “giã cấu”,điều đó còn có nghĩa giao hợp nhau để cấu thành đứa con.Thổ ngữ mà người xứ Thanh Hóa hay gọi hạt gạo là “ Hột cấu”.Bên cạnh cặp trai gái là cái nhà sàn được thiết kế rất đẹp ,mái cong,hai đầu nhà biểu tượng hai đầu thần chim cò.
Trên mái nhà được khắc một đôi chim công một trống một mái hoặc một con trống.Chim công là loài chim yêu nhau rất tuyệt mỹ.Công phải múa đẹp để quyến rũ bạn tình,công cũng hiền hòa và chung thủy nên ông cha ta đã lấy Công làm biểu tượng cho tình yêu đẹp.
Trong nhà sàn có đôi trẻ trai và gái ở trần truồng đang chơi trò “khai hoa – kết quả”.Trò chơi mục đồng vẫn còn lưu lại tới ngày nay,ta thường gọi “trồng hoa – trồng nụ”.Đây cũng là trò chơi mang ý niệm phồn thực.Trò chơi là môn luyện nhảy cao tăng thể lực cường tráng để nòi giống khỏe mạnh,ý niệm khai hoa kết quả đến nay tục chơi xuân của ta ngày tết không thể thiếu cành đào,cây quất.Cây quất càng nhiều quả mang nhiều ý niệm mong cho con cháu đông đúc xum vầy.Bên cạnh nhà sàn có 4 đứa trẻ đang tập đánh trống đồng.Qua hình ảnh này,ta nhận thấy trống đồng được đào xuống đất,đặt trống vào để đánh,điều đó càng chứng minh thêm cho giả thuyết : Hội lễ phồn thực để cầu thần Sinh Dưỡng đẻ ra nhiều con trai gái là đúng.Trống thuộc Dương khí,mặt trời,đất Mẹ thuộc Âm khí.Đào xuống đất đánh để hai khí hòa đồng mang theo ý niệm tín ngưỡng.Xin trời đất cho việc sinh nở đúng quy luật tự nhiên,không bị quái thai.Câu ngạn ngữ chúc cho Mẹ tròn con vuông cũng có ý nghĩa như vậy.
Vòng thứ ba được bố cục đối xứng 20 con hươu xen kẽ nhau đực cái.Bên cạnh đàn hươu là đàn cò có đầu to như nhau được xếp mỗi bên 8 con,một bên 6 con tổng cộng là 14 con.Hai mươi con hươu la 20 ngón tay của 1 cặp nam nữ,14 là con số 14 đốt ngón tay giống nhau- đó là số sinh 1 thằng cò (con số hòa đồng của 14 con cò).Tay là nơi biểu hiện cho tình dục,nên các nghệ nhân đã dùng con số 20 và 14 thể hiện thâm ý này.Hươu là loài có nhung rất bổ thận âm dương nên lấy hươu là tượng hình sức mạnh của tình dục.
Vòng thứ 4 là bầu trời Lạc Việt : Cò bay,cò đậu,để ca ngợi thần Cha.Bên cạnh đàn cò bay các nghệ nhân lại để một khoảng trống có vạch khắc li ti đó là âm hưởng giao thoa giữa mặt trống và tang trống – giữa thần Sinh với thần Dưỡng.Đặc biệt trên mặt trống còn có khắc họa những vòng tròn đồng tâm có tiếp tuyến.Các nhà nghiên cứu thường cho đó là những trang trí có hình kỷ hà,theo giả thuyết này đó là biểu tượng cao của 2 vị thần .Hai vòng tròn đồng tâm là hình ảnh 2 vú Mẹ,nét gạch giữa là dương thực khí của Cha.Các vòng tròn được trang trí chạy xuôi ,ngược cũng có ý niệm âm dương.
Tang trống chủ yếu khắc họa cảnh thuyền chiến bảo vệ nòi giống cũng mang triết lý là thần Dưỡng .
Thuyền chiến dài có đầu chim cò làm biểu tượng,ở giữa thuyền là một chiến binh đánh trống da có lẽ là trống lệnh tiến lui,thu quân,gần đuôi thuyền có một vọng gác nhìn xa cho thủ lĩnh,có hình hươu.Tay thủ lĩnh cầm cung tên,trên thuyền đã có chiến binh đang sọc giáo vào đầu tù binh để thể hiện đây là thuyền chiến .Có những tang trống còn trang trí trừu tượng về những chiến binh đã hi sinh: bằng những vòng tròn đồng tâm mà trên đó là cái lông cò,không có hình người (biểu tượng cho linh hồn của chiến binh đã hi sinh).Bốn quai trống được tạo hình theo kiểu đan tre nứa.Có ngụ ý : hình trống mang hình cái sọt đựng bát bằng nứa xứ Thanh nay vẫn còn dùng ở các chợ quê.Nhân đây xin giải thích thêm có một số trống đồng khác để cóc ,ếch trên mặt trống ,được người Việt cổ tôn thờ ,theo giả thiết của các nhà khoa học thì cóc,ếch để cầu mùa,cầu mưa,nhưng ta phải hiểu rằng lịch sử thời Hùng vương chỉ có 2 nghề săn bắt và hái lượm .Theo giả thuyết này người xưa quan sát tự nhiên thấy cóc,ếch có rất nhiều con như đàn nòng nọc dưới nước nên tôn thờ 2 vị này phù hộ cho bộ tộc của mình cũng có nhiều con như thế.
Qua phân tích trên ta còn thấy,trống đồng là bảo vật đặc biệt của quốc gia – nó đã để lại cho Việt Nam có một nền văn hóa lớn và rất sớm.Nó đã để lại dư âm cường thịnh của một thời “Văn hóa Đông Sơn”.Chúng ta rất tự hào về nghệ thuật tạo hình của người Việt cổ,hình vẽ được biểu tượng rất cao quý,đó là trí tuệ tuyệt vời của người Việt cổ,để cho con cháu ở thế kỉ này còn đang ngỡ ngàng và bái phục.Một nền nghệ thuật của thế kỉ đồ đồng vươn tới đỉnh cao của 1 nền văn minh hùng mạnh - thời của vua Hùng dựng nước Văn Lang.

Tác giả : Họa Sĩ Lê Đình Quỳ
Mail : ledinhquyhoasi2007@yahoo.com
Số ĐT : 0983969940

Còn theo nhà nghiên cứu Bùi Huy Hồng thì bề mặt các trống đồng Ngọc Lũ và Hoàng Hạ còn là những thiên đồ (đồ hình thiên văn), cũng có thể dùng làm nhật quỹ để đo bóng mặt trời, lại còn có thể dùng làm tấm lịch theo hệ thống dương lịch nếu theo năm và tiết khí, và có tính âm lịch nếu theo tháng và ngày. Cũng theo Bùi Huy Hồng, nếu làm thí nghiệm đo bóng mặt trời trên mặt trống đồng, người ta có thể xác định rõ được các điểm đông chí, hạ chí, xuân phân và thu phân. Và cũng theo ông, người thời Hùng Vương đã chia đêm, ngày thành 10 giờ, mỗi giờ lại chia nhỏ thành 10 khắc.
Có nhà nghiên cứu còn liên hệ những hình trên mặt trống đồng Đông Sơn với một số nghi lễ nông nghiệp và hội cầu mưa…
Bây giờ, đến lượt chúng ta nhìn nhận vấn đề như thế nào trong thế giới hoang tưởng của mình?
Trước hết chúng ta cho rằng trống đồng ngay từ buổi xuất hiện đầu tiên đã  có thể... không phải dùng để “đánh”, bởi vì ở những trống đồng được nhiều nhà khảo cổ xác định là có niên đại sớm nhất (khoảng thế kỷ VII - VI TCN; trống Tùng Lâm), dù những mô típ hoa văn trên trống còn khá đơn giản, chỉ gồm những đường hoa văn gấp khúc thành hình bình hành, văn thừng và văn que diêm, nghệ nhân còn chưa chú ý hoặc chưa có kinh nghiệm về việc chia các khoảng cách giữa các hoa văn, thì cũng phải thừa nhận rằng so với trình độ lúc đó, việc chế tạo được trống đồng như thế cũng là một việc làm tốn nhiều công phu và đòi hỏi sự tinh xảo của tay nghề. Do đó mà trống đồng trở thành sản phẩm có giá trị cao, quí báu, được giữ gìn nâng niu mà giới bình dân không thể có khả năng “mua” được, sở hữu được. Quí báu như thế thì sao lại dùng dùi gỗ hay tre đánh vào? Hay là đánh bằng tay? Đánh bằng tay thì âm thanh vang tới đâu trong khi khảo cổ cho thấy bên cạnh trống đồng đã có các loại nhạc cụ, tạo âm thanh có cường độ âm vang hơn nhiều như trống da, cồng chiêng, chuông…? Mà đánh bằng dùi cũng không sợ làm biến dạng mặt trống?
Nhưng nếu trống đồng không phải là trống thì có thể nào có công dụng như cái bàn trong những gia đình giàu có, quyền quí không? Cũng có thể là về sau này, trống đồng Đông Sơn mới mang chức năng như cái bàn, cái bệ để bày ra thờ cúng tổ tiên vào những dịp tưởng nhớ thiêng liêng hay vào những lần cầu đảo thiên nhiên mưa thuận gió hòa. Trên mặt trống đồng Yên Quang, niên đại sớm nhất cũng vào khoảng đầu Công Nguyên, có 4 tượng cóc đúc nổi. Mà quan niệm của người xưa về cóc thì vẫn còn truyền lại đến ngày nay:
                           “Con cóc là cậu ông Trời
                           Cóc mà nghiến lợi thì trời đổ mưa”,
                           “Cóc kêu trời mưa”,
                           “Gan cóc tía”,
                           “Con cóc là cậu ông Trời
                           Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho”.
(Vào thời này việc đúc đồng đã dễ dàng hơn rất nhiều và “giá thành” nói chung của một chiếc trống đồng đã giảm xuống đáng kể cho nhiều gia đình bình dân có thể “sắm” được). Phải chăng nhờ cái chức năng thờ cúng thiêng liêng cùng với tính thẩm mỹ cao của trống đồng mà nó được “xuất khẩu” ra khắp Đông Nam Á để rồi đến lượt các nơi đó cũng học cách đúc nó, và cũng… phải chăng vì chức năng thờ cúng tổ tiên, thần linh mà Mã Viện đã tịch thu triệt để trống đồng của người Việt cổ, đem nấu chảy đúc ngựa, hầu dễ bề cai trị?
Dù sao thì thuở ban đầu, trống đồng không có chức năng dùng cho việc thờ cúng. Vậy nó có chức năng gì và ai có đủ khả năng về “tiền bạc”, về trí tưởng tượng phong phú cũng như vế kiến thức hình họa để đặt nghệ nhân chế tạo ra nó, như một sáng tạo hình như chưa có tiền lệ? Không thể là những người giàu có, trưởng giả, cũng không thể là những kẻ quyền quí, cao sang, càng không thể là một nghệ nhân nào đó. Phải cho rằng những trống đồng được làm ra vào nửa đầu thời đại Đông Sơn là những kiệt tác và để làm ra những kiệt tác đó, phải là công sức của một tập thể tài giỏi mà người qui tập, đặt hàng không ai khác, chính là nhà nước Văn Lang, đứng đầu là Hùng Vương.
Chúng ta biết rằng, hiện nay khảo cổ học vẫn chưa có luận văn nghiên cứu chuyên khảo nào về trống đồng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là hiện tượng khá nhiều trống đồng được phát hiện ngẫu nhiên, lẻ loi, ít khi nằm cùng với những hiện vật có niên đại được xác định rõ ràng, cho nên việc xác định niên đại xuất hiện và tồn tại của nó vẫn chưa được soi tỏ một cách cơ bản (vì trống đồng có thời kỳ là vật thiêng, quí giá nên nó cũng được gìn giữ, lưu truyền có khi đến nhiều đời và việc nó bị vùi lấp hoặc tùy táng bên cạnh những đồ vật có niên đại muộn hơn nó hàng trăm năm là điều có thể xảy ra!).
Điểm chung nhất của mọi trống đồng Đông Sơn là luôn có hình mặt trời nhiều tia (hay ngôi sao nhiều cánh) ở giữa, sau đó là những hoa văn hình học tạo những vành tròn đồng tâm và hình tượng người, vật được khắc họa có tính lặp lại trên các vành đó. Có điều đặc biệt là số cánh của ngôi sao ở giữa mặt trống đồng không đồng nhất ở các trống đồng đã phát hiện được, lúc thì 8 cánh, lúc 10 cánh, lúc 12 cánh và lúc 14 cánh. Vì sao vậy? Phải chăng ngôi sao nhiều cánh đó là biểu thị nước Văn Lang chói lọi như mặt trời và số lượng các tia chính là số các bộ (lãnh địa chư hầu trong hình thức liên bang) của nó, tùy thuộc vào triều đại hoặc khoảng thời gian các khu vực lãnh địa đó giảm, tăng số lượng (do tách thành nước riêng, hoặc bị chinh phục lại) mà những trống đồng được chế tác lúc đó có số tia cũng giảm, tăng theo?
Năm âm lịch theo kinh nghiệm nhiều đời nghiên cứu mặt trăng, vẫn được tính là 354 ngày ( dương lịch tính 365 ngày ) chia ra cho 12 tháng, thì mỗi tháng 29 ngày gọi là tháng thiếu và có dư 6 ngày để thêm vào cho 6 tháng khác gọi là tháng đủ.
Vậy một năm âm lịch có 6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày.
Cứ năm năm lại có hai năm mỗi năm dư 1 tháng, gọi là năm dư tháng nhuận.
Và cứ sau năm thứ 18, qua năm thứ 19 gọi là 1 chương thì lại không tính là năm dư, chỉ có 12 tháng thôi, kể như là năm thường vậy.
Do đó, vòng hình vẽ 18 con chim mỏ dài cánh lớn ở ngoài cùng là hình vẽ một chu kỳ 18 năm, mỗi con chim ấy là 1 năm.
Trong-dong-Ngoc-Lu-3.jpg
Vòng hình vẽ thứ nhất ở trong cùng gần trung tâm có 6 người trang phục kỳ dị mỗi bên vòng tròn đối nhau, đã không phải người Giao Chỉ ăn bận như thế, mà đó là những vị thần cai quản mỗi vị 1 tháng, trong 6 tháng đầu ở 1 bên và 6 tháng cuối mỗi năm. Thêm có một hình người thấp bé hơn cạnh 6 người ở một bên, đó là để ghi tháng nhuận của năm dư.
Vòng hình vẽ thứ nhì ở giữa, có 6 con gà, 10 con hươu, rồi lại 8 con gà, 10 con hươu, ấy là hình vẽ những con vật tương trưng. Gà chỉ đi ăn vào ban ngày, Hươu đi ăn vào đêm trăng sáng. Có 6 đêm vào đầu tháng từ 1 đến 6 không trăng; và 8 đêm vào cuối tháng từ 22 đến 30 cũng không trăng. Những đêm ấy không đi săn thú được. Và sau đó, khi có trăng thì có thể tổ chức đi săn đêm.
Theo kinh nghiệm cũ truyền mãi tới ngày nay, có 6 đêm đầu tháng không trăng, người ta tính :
Mồng 1 lưỡi trâu - Mồng 2 lưỡi gà - Mồng 3 lưỡi liềm - Mồng 4 câu liêm - Mồng 5 liềm vật - Mồng 6 phạt cỏ - Mồng 7 tỏ trăng, là bắt đầu tuần trăng sáng.
Tuần trăng sáng kia dài đến đúng đêm 10 rằm trăng náu (đáo : đủ ). Mười sáu trăng treo ( chiêu : sáng sủa ). Mười bảy trải giường chiếu ( rủ giường chiếu ). Mười tám giương cạm ( trương : xếp đặt, chẩm : cái gối ). Mười chín bịn rịn (bị : áo ngủ đắp trùm, rị : tối ). Hai mươi giấc tốt ( ngủ ngon ). Hai mốt nữa đêm ( mới có trăng ).
Từ 22 lại vào tuần không trăng, ( 22 – 30 ) nên không cần tính nữa.
Cái hoa 14 cánh ở trung tâm không phải là hình mặt trăng hay mặt trời của bộ lạc thờ những tinh thể ấy, đó là hình vẽ để đếm đêm và ngày.
Đêm là khoảng cách nằm giữa mỗi 2 ngày, trong cả tháng 29 ngày. Tổng số khoảng cách ấy là 28 nếu là tháng thiếu, 29 nếu là tháng đủ.
Cái hoa 14 cánh, đếm hết vòng thứ nhất từ 1 đến đêm trăng tròn (15, đêm rằm ) và đếm vòng thứ 2 nữa, từ 16, thì lại trở về đêm không trăng (đêm 30).



Bắt đầu đếm từ đâu ?
Tìm ra đầu mối là vấn đề quan trọng. Chỉ có 1 điểm trong cả vòng tròn để dùng khởi đầu cuộc đếm. Ấy là điểm chỉ vào đêm 30 không trăng.
Ta biết rằng vào đầu tháng có 6 đêm không trăng.
Vậy điểm khởi đầu để xem lịch phải nằm ở đuôi con gà cuối cùng trong dòng 6 con.
Am Lich Viet.jpg
Thực hành việc ghi lịch và xem lịch :
Người ta có thể dùng một chất màu (son phấn, mực đen) mà bôi lên hình của mỗi cánh hoa khi có 1 đêm qua. Chẳng hạn đến cánh thứ tư mà vòng ngoài chưa có gì cả thì đó là đêm mồng 4 tháng giêng năm đầu của chu kỳ. Nếu vòng ngoài đã có 3 hình người tượng trưng cho tháng và vòng ngoài cũng đã có 6 con chim bị bôi rồi thì đó là đêm mồng 4 tháng tư năm thứ 7 của chu kỳ.
Người tù trưởng có thể lấy năm đầu của mình chấp chưởng quyền lãnh đạo làm năm đầu chu kỳ. Khi nhìn vào lịch thì biết rõ mình đã cai trị được bao nhiêu năm.
Con vật nhỏ theo sau mỗi con CHIM THỜI GIAN của một năm là để dành ghi năm nhuận 13 tháng. Cứ 5 năm thì bôi màu đánh dấu vào hai con vật nhỏ ấy, để hết tháng sáu nữa mới bôi vào tháng 6.
( Việc làm có vẻ mất công. Như ngày nay, mỗi ngày người ta cũng phải bóc một tờ lịch, và nếu lịch tháng thì mỗi ngày cũng phải lấy bút đánh dấu để hết tháng thì xé một tờ ).
Có thể rằng trong số các trống đồng Đông Sơn thì trống đồng Ngọc Lũ có mặt trống khắc họa tinh xảo nhất, đẹp nhất. Chúng ta sẽ làm một cuộc khảo cứu mini, có tính chất “tại gia” về nó.
Vua Hùng cho chế tác ra trống đồng Ngọc Lũ để làm gì nếu không phải để “đánh” nó? Con người hành động không bao giờ ngoài mục đích danh lợi (như là sự đáp ứng đòi hỏi của đời sống, xoa dịu thèm khát, thỏa mãn dục cảm…), cho nên có thể cho rằng vua Hùng đặt làm một đồ vật tinh xảo, cầu kỳ và đẹp tuyệt như thế để ngắm nhìn cho thỏa lòng, hả dạ. Nhưng nếu chỉ thế thôi thì chưa đủ động lực để sáng tạo nên một đồ vật cùng với sự bài trí hình họa của nó, về tổng thể là tuân theo đối xứng nhưng xét ở tiểu tiết là vi phạm đối xứng. Chẳng hạn như ở vành tròn ngoài cùng có chứa hình vật là những con chim, gồm các con chim Lạc (một giống cò?) đang bay và các con chim khác, nhỏ hơn (hay gà, vịt?) đang đứng, trong khi 18 con chim Lạc giống hệt nhau thì 18 con chim kia lại có hình dáng hoặc điệu bộ chẳng con nào giống con nào. Hoặc ở vành tròn khắc họa người vật, khi hai ngôi nhà mái vòm hoàn toàn giống nhau và đối xứng nhau qua mặt trời trung tâm thì cử chỉ của mỗi con người đứng trong mỗi nhà đó lại khác nhau… Chính sự phá vỡ đối xứng đó đã làm cho sự bài trí hoa văn - hình họa sinh động hẳn lên và hàm chứa những ý nghĩa sâu xa nào đó mà cho đến nay vẫn còn là điều bí hiểm đối với chúng ta. Từ gợi ý này cũng như qua tham khảo, quan sát, suy ngẫm, chúng ta đi đến nhận định: trống đồng Ngọc Lũ được chế tác ra nhằm phục vụ cho một mục đích có tính trọng đại, lớn lao của triều đại Hùng Vương (có thể là) thứ 18, tồn tại trong khoảng thời gian (có thể là) từ thế kỷ VI đến giữa thế kỷ III TCN. Với nhận định đó, chúng ta tiếp tục góp thêm ý kiến (trên cương vị những nhà nghiên cứu “phi” khảo cổ học) về ý nghĩa của trống đồng Ngọc Lũ cũng như về những ý nghĩa mà bức đồ họa gồm hệ thống các hoa văn và hình người vật, mà nó (có thể) hàm chứa để rộng thêm đường dư luận, để vui vẻ và cũng để… mua đường cho ngắn bớt cuộc hành trình.

Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ trống Đông Sơn mà đỉnh cao là sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ. Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm một trong những cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.

 
Thời gian đầu triều đại Hùng Vương thứ 18, nhà nước Văn Lang lại trở nên hùng cường sau khi chấm dứt nạn can qua ở cuối triều đại trước. (Nói 18 đời vua Hùng có thể chỉ là cách nói ước lệ về khoảng thời gian tồn tại của thời đại Hùng Vương, 18 đời vua Hùng là gồm 18 triều đại vua Hùng, mỗi triều đại bình quân là 100 năm, tuy có những triều đại chỉ có một ông vua, nhất là những triều đại đầu tiên khi chưa có chế độ cha truyền con nối, nhưng cũng có triều đại kéo dài hàng trăm năm hoặc vài trăm năm với nhiều ông vua cha truyền con nối; Vua Hùng chỉ như là một danh từ chung, là tên gọi chung của các triều đại dưới thời nước Văn Lang, đất nước có một cấu trúc xã hội tương đối ổn định, ít biến đổi trong suốt thời gian tồn tại của nó).
Theo tiền lệ là (một vài?) triều đại trước đã đúc trống đồng, triều đại vua Hùng thứ 18 cũng cho đúc trống đồng Ngọc Lũ và nhờ kinh nghiệm, những hiểu biết mới rút ra từ những lần đúc trống đồng trước đó mà trống đồng Ngọc Lũ đã thể hiện được tay nghề điêu luyện của những nghệ nhân, trở thành kiệt tác, thành niềm tự hào của đất nước Văn Lang lúc đó cũng như của các thế hệ người Việt sau này.
Trống đồng được đúc ra phỏng theo một dạng nồi gốm tròn xoay, bụng bầu, cổ thon miệng rộng và bị lật úp. Muốn làm ra được cái nồi gốm có đường bao uốn lượn như thế, người Việt cổ phải có bàn quay. Bàn quay và nồi gốm tròn xoay, “thắt đáy lưng ong” ở phần giữa đã là tiền đề cảm hứng chế tác trống đồng. Hơn thế nữa, trong sâu thẳm tiềm thức, hình đáng tổng thể của trống đồng Ngọc Lũ còn gợi cho chúng ta nhớ về cái ý thức đề cao Linga - Yôni (Dương vật - Âm vật, biểu tượng của khoái lạc (hạnh phúc) và sinh nở (sung túc) trong quan niệm phồn thực, hồn nhiên, mở đầu cho cái triết lý của người Việt tiền sử, dung dị mà hóa ra cực kỳ sâu sắc về tính lưỡng phân lưỡng hợp, tương phản đối ứng của thế giới khách quan, thể hiện trong vận động, biến đổi, chuyển hóa, xoay vần ở mọi sự vật - hiện tượng tự nhiên cũng như trong đời sống xã hội. Tượng nam nữ giao hoan được đúc nổi trên nắp thạp đồng Đào Thịnh đã biểu hiện cái tinh thần công khai thượng tôn niềm đam mê khoái lạc mà Tạo Hóa đã ban phước cho con người.










Niềm đam mê xác thịt đó vẫn không hề thay đổi trong mỗi con người ở thế hệ ngày nay. Tuy nhiên sự phân hóa về nhân tính càng trở nên sâu sắc, càng làm cho mặt trái tha hóa của đam mê xác thịt nổi trội dẫn tới nguy cơ suy đồi xã hội. Cùng với hiện tượng đó, tiến trình vận động của xã hội đã phân quyền nam nữ và cả sự thăng tiến của trình độ tiêu dùng đã làm nảy sinh những ước lệ xã hội về hôn nhân gia đình, rồi lâu dài định hình thành thuần phong mỹ tục, tập quán có tác dụng dung dưỡng niềm đam mê xác thịt đó một cách có chừng có mực. Sử sách chép, đến khoảng đầu Công nguyên, nhiều làng người Việt vẫn giữ lệ cũ, cho trai gái được tự do gắn bó vào mùa thu, và mãi đến đời Trần, ở những gia đình nghèo, trai gái vẫn tự do lấy nhau, hoặc có những ngày cuối năm, “tháo khoán” cho trai gái tự do lấy nhau, không cần theo điển lễ phong kiến. 
Sau này, sự hợm hĩnh, sự cao ngạo và ích kỷ của giới vương tôn quí tộc thượng lưu trong xã hội phong kiến phân tầng sang - hèn đã làm xuất hiện ra một quan niệm lễ giáo màu mè đạo đức giả, coi việc nói đến những hành vi quan hệ xác thịt là dung tục, thậm chí chỉ gọi ra tên các bộ phận sinh dục thôi đã là tục tĩu, thiếu đạo đức và đáng xấu hổ. Phải chăng nguồn gốc những định ước về từ ngữ được cho là tục tĩu và hiện tượng chửi thề, chửi bậy "như hát hay" xuất phát từ đây? Cái quan niệm đạo đức giả đó trở thành chuẩn mực đánh giá nhân cách con người và còn “di hại” đến tận ngày nay, hàng ngày hàng giờ gây ra cảnh tréo ngoe, nực cười không phải ở riêng khu vực nào mà ở toàn thế giới: Chế độ một vợ một chồng luôn được tung hô; được luật pháp ra tay bảo hộ, song cứ thường xuyên bị “xé rào”, đổ vỡ; chê bai bài bác gay gắt trong công khai nhưng thèm khát trong ngấm ngầm; nhiều vị đạo mạo, khả kính và được ca tụng nhờ lối sống chuẩn mực mô phạm theo định kiến xã hội trên chính trường nhưng trong bóng tối ở hậu trường thì ôi thôi, cũng sinh hoạt tình dục luông tuồng, xả láng có khi còn “ghê” hơn dân đen!
Thời đại Hùng Vương bắt đầu từ trước đây bốn nghìn năm. Thời đại đó dài đến hai mươi thế kỷ, đã in dấu rất rõ vào các mặt sinh hoạt tinh thần và vật chất của dân tộc ta, và còn để lại dấu tích trong cuộc sống chúng ta hiện nay.

 
-Đặc biệt là cho đến nay trải qua mấy nghìn năm, biết bao thế hệ, biết bao biến đổi mà người Việt Nam ta vẫn tưởng nhớ vua Hùng với tất cả tình yêu và lòng tin... thì sự tưởng nhớ đó phải có sức mạnh lạ thường, phải có gốc rễ rất vững chắc. Sự tưởng nhớ ấy là biểu hiện của sức sống mãnh liệt, một biểu hiện của niềm tự hào dân tộc, ý thức cội nguồn dân tộc giống nòi: “con cháu Quốc Tổ Hùng Vương”; lòng biết ơn sâu sắc đến bậc anh hùng đã có công khai sáng lịch sử và văn hoá dân tộc, anh hùng dựng nước.
-Ý niệm về đất nước do Mẹ Âu, Bố Rồng, Vua Hùng khai sáng và tạo dựng sẽ mở rộng dần thành ý niệm về lãnh thổ và giống nòi, thành tình cảm dân tộc đoàn kết nhiều nhóm người lại với nhau như anh em ruột thịt. Hình tượng "sinh ra trong cùng một bọc" là cội nguồn của ý niệm về "đồng bào", một trong những ý niệm đẹp nhất trong tư duy Việt Nam.
-Dân tộc VN rất qúy trọng con người. Từ sự trân trọng con người như thế, ngay từ thời đại các Vua Hùng, đã phát sinh ra một tình cảm sẽ trở thành đạo lý, thấm sâu vào phong tục Việt Nam suốt đời này qua đời khác. Vì biết quý con người, nên quý cả các đấng sinh thành ra người, các vị giữ gìn, bảo vệ cho cả con người và cả đất nước. Từ đó có đạo thờ tổ tiên, đạo thờ cha mẹ.

 
Chúng ta cho rằng nếu thực sự nằm trong sự thỏa thuận “đôi bên” và không làm tổn hại đến tình yêu thương (tập quán và định kiến xã hội đúng đắn sẽ giải quyết được vấn đề này) thì một ông lấy 10 vợ (nếu có khả năng!) hay một bà lấy 10 chồng vẫn chẳng có gì đáng nói, thế nhưng dù là một vợ một chồng mà sống trong cảnh lừa dối, đày đọa, ức hiếp lẫn nhau thì mới là điều phải phê phán, phải lên án.
Rõ ràng, những thôi thúc tự nhiên bao giờ cũng chiếm ưu thế hơn những định ước xã hội. Không có ý chí nào tiêu diệt được nạn mại dâm là vì thế!
Vua Hùng đã “cố tình” đòi hỏi phải đúc cho được một đồ vật thật độc đáo, thật đặc biệt với độ khó về kỹ thuật cũng như độ khó về mức độ thể hiện tinh xảo hệ thống họa tiết trên đó đến độ không ai có thể chế tác được ngoài nhóm nghệ nhân và nhà thông thái mà vua Hùng đã huy động khắp đất nước (do đó mà công nghệ chế tác trống đồng Ngọc Lũ có khả năng trở thành bí mật quốc gia trong một thời gian dài?).

(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)