TT&HĐ IV - 33/s

 

                                                Sự tích về ông địa và thần tài trong dân gian

 
 

                                      HUYỀN BÍ LỄ NHẢY LỬA CỦA NGƯỜI PÀ THẺN

PHẦN IV:     BÁU VẬT 
"Dọc đường lịch sử nhân loại, có rất nhiều báu vật bị người đời, vô tình hay hữu ý, lỡ bỏ đi hoặc đánh rơi, đã chìm trong quên lãng. Kẻ nào muốn có ngọc, chỉ cần dò tìm lại chúng, nhặt lên, đánh bóng..."
NTT 
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.” 
 
Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.
D. Henziut
 
Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.
Ngạn ngữ Trung Quốc 
 

Đọc sách hay cũng giống như trò truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua. 

Rene Descartes

Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. 
 Voltaire 
 
Một thư viện của sự hiểu biết quý giá hơn tất cả sự giàu sang, và tất cả mọi thứ đáng khao khát đều không thể so sánh với nó. Vì vậy bất cứ ai nhận mình là có nhiệt tâm với sự thật, với hạnh phúc, với sự hiểu biết hay tri thức đều phải trở thành người yêu sách. 
 Plato 

“Khi họ đốt sách thì chính là họ cũng đang đốt cả loài người.” 
 
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng.
 Chẳng bằng kinh sử một vài pho.”
  
“Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thẫn thờ một bóng giữa miền Siêu Linh
Nhặt lên dáng ngọc bí huyền
Mắt ai thăm thẳm đắm nhìn mắt ai.”
Thầy Cãi

CHƯƠNG I (XXXIII): TRỐNG ĐỒNG

“Khi đã biết sự thực của vật thể, ta sẽ thấy rằng thật vô lý khi tôn thờ các sản phẩm cô lập của dòng chảy không ngừng nghỉ của sự biến hóa, làm như chúng là vĩnh cửu và đích thực. Đời sống không phải là vật thể hay dạng của vật thể mà là một sự vận động liên tục hay chuyển hóa”
S. Radhakrishnan
 
“Nếu có ai hỏi di vật thuộc nền văn minh cổ xưa nào của những người anh em ruột thịt thiểu số phương Nam của Trung Hoa là quan trọng nhất, chúng ta có thể trả lời không do dự rằng đó chính là Trống Đồng”
Wen You
 

Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ.

Nguyễn duy Hinh
 

 



(Tiếp theo)


Ông Đầu Rau là 3 hòn đất nung dùng để kê nồi lên nấu nướng. Người miền Trung gọi là Ông Núc, người miền Bắc gọi hòn đất nung ở giữa là “Đầu rau cái”, 2 hòn hai bên là “Đầu rau đực”, gọi chung là (Ông) Đầu Rau. Ngoài ra, bên cạnh cái bếp còn có một hòn đất hình quả cân, được gọi là Thằng Lốc (ngày xưa ở nông thôn chưa có diêm nên thường vào buổi chiều, người ta phải đổ một mớ trấu bên cạnh bếp, đè hòn đất này lên đó để trấu cháy âm ỉ đến sáng; lúc cần thì thổi lên thành lửa để dùng).
Nhưng vì sao lại thờ cúng cái bếp? Cái bếp là vật dụng vô cùng quan trọng của con người tiền sử, nhất là đối với một gia đình trong thời đại định cư lấy ngũ cốc, gia súc làm nguồn sống chủ yếu và đã chuyển sang cách ăn chín. Để nấu chín lúa gạo thì trước hết phải có cái đựng. Có thể lúc đầu người ta đã dùng đến ống chặt ra từ cây măng, vầu… (họ tre, rỗng bên trong) để nấu nướng, sau mới xuất hiện nồi niêu (bằng đất nung), tiện dụng hơn nhiều. Sự xuất hiện nồi niêu sơ khai (nặn bằng đất) đòi hỏi phải có (ít nhất) là 3 đầu rau và phải chăng việc này đã khai mở ra một thời đại mới: thời đại đồ gốm?
Ngày nay, thật khó hình dung trong nhà lại thiếu cái bếp huống gì xưa kia, khi cái bếp có vai trò lớn lao, chi phối hầu hết sinh hoạt của một gia đình cổ xưa. Ngoài công dụng nấu nướng, cái bếp còn là nguồn sáng của gia đình vào ban đêm, là nguồn sưởi ấm vào mùa đông lạnh giá, là nơi giữ lửa cho ngày hôm sau, là riềng mối của sự quây quần, đoàn tụ… Không có cái bếp, cách sống đồng sức, đồng lòng “góp gạo thổi cơm chung” kiểu gia đình sẽ trở nên lỏng lẻo, hay có thể nói rằng: tiến trình cuộc sống của loài người làm xuất hiện gia đình (đơn vị nhỏ nhất làm nên xã hội), lối sống gia đình sẽ dẫn đến việc tạo ra cái bếp, và cái bếp đến lượt nó, tỏa ra sự ấm áp cho tình thương yêu thêm nồng nàn, cho sự gắn bó keo sơn thêm bền chặt. Thật là khốn khổ và bất hạnh cho một gia đình khi cái bếp bỗng trở nên tắt lạnh…
Cái bếp thời cổ xưa tối quan trọng như thế nên nó cũng trở nên thiêng liêng trong tâm thức con người và người ta thờ cúng nó cũng chính là khẩn cầu trời - đất phù hộ cho gia đình được an ổn, sung túc. Biểu hiện của Trời ở đây chính là lửa, đại diện cho Đất ở đây cũng chính là đầu rau. Không có sự kết hợp Trời - Đất thì sẽ không có nồi thức ăn được nấu chín, sẽ không có ánh sáng để sinh hoạt ban đêm và cũng sẽ không có hơi ấm để sưởi lúc lạnh giá.
Trong “Mùa xuân và phong tục Việt nam”, tác giả Trần Quốc Vượng (và…) có nhận định thế này:
“Về triết lý, cái bộ ba, một thần linh tính nữ và hai thần linh tính nam trong toàn miền Nam Á là biểu tượng của tổ tiên, dù là tổ tiên tô tem giáo, anh hùng văn hóa, tổ tiên huyền thoại hay tổ tiên thực sự theo quan hệ quyến thuộc của ngày sau. Dân tộc học cho chúng ra biết ở người Khmú (Tây Bắc), ba đầu bếp (đầu rau) được gọi là “tại gia”, nghĩa là ông bà, tổ tiên. Dù sau này đã có kiềng sắt thì người Mường vẫn để một hòn đá cạnh kiềng làm biểu tượng Ông Núc tổ tiên. Và chủ nhân văn hóa Hòa Bình trước đây một vạn năm rõ ràng làm ba đầu rau bằng ba tảng đá cuội. Các di tích đầu thời đại sắt Việt Nam (2.300 năm cách ngày nay) như Đường Mây (Hà Nội), Nội Cẩm (Bắc Ninh) đã tìm thấy đầu rau bếp bằng đất nung không khác gì ngày nay. Tục thờ đá chuyển hóa thành tục thờ ông Táo rõ ràng là có sự can thiệp của Đạo Giáo”.


Các vị Thần trong Huyền Thoại Ấn Độ

Các vị Thần trong Huyền Thoại Ấn Độ

Không gian văn hoá xung quanh bếp lửa của đồng bào dân tộc ít người - ảnh 1
Quây quần bên bếp lửa hồng - Ảnh: Báo Đắc Lắc

Có khá nhiều câu chuyện về sự tích Ông Đầu Rau. Tuy nhiên chúng na ná nhau. Có thể chúng là “hậu duệ” của một câu chuyện nguyên thủy đã có từ thời còn chế độ mẫu hệ - mẫu quyền. Nếu lược bỏ, những “hệ lụy” của thời đại sau đó thì câu chuyện nguyên thủy có thể là như sau:
Xưa kia, có hai vợ chồng nhà nọ. Chồng thường đi làm ở xa, thỉnh thoảng mới mang lương thực thực phẩm làm được về nhà. Một chuyến, ông đi biệt khá lâu, không tin tức gì cả. Người vợ chờ mãi vẫn bặt vô tín. Sau đó người vợ mới nối duyên với một người đàn ông khác chuyên nghề săn bắt và làm ruộng. Người đó có vợ chết sớm, nuôi một đứa con tên là Lốc. Một hôm, trong khi người chồng mới cùng đứa con đi săn vắng thì tự nhiên người chồng cũ trở về. Hóa ra là ông bị lạc trong rừng núi hết sức khổ ải. Người vợ dọn cơm cho ăn. Khi chồng mới sắp về, người phụ nữ đưa chồng cũ ra ngoài đống rơm, tạm trốn vào đó. Người chồng mới cùng đứa con tên Lốc trở về mang theo một con thú săn được và hí hửng làm thịt. Trong khi người vợ ra vườn hái rau thì Lốc lấy rơm để thui con thú, không may lửa bén cháy cả đống rơm làm chết người đàn ông đang ngủ trong đó. Người vợ từ vườn chạy đến, thấy thế, đau đớn quá, nhảy vào đống lửa chết theo. Người chồng mới nhảy vào cứu, cũng bị lửa thiêu chết. Thằng Lốc, quá hối hận cũng nhảy luôn vào chịu chết nốt. Ông Trời thấy tình cảnh đáng thương bèn hóa 3 người thành ba ông đầu rau để đoàn tụ mãi mãi. Còn thằng Lốc được hóa thành cục đè không cho trấu bùng cháy, được đặt ở bên cạnh.
Có thể phỏng đoán rằng sự tích Ông Đầu Rau dạng nguyên thủy đã xuất hiện ít ra là vào đầu thời đại Hùng Vương và tập tục thờ cúng Ông Đầu Rau ít ra là đã xuất hiện vào thời Âu - Lạc (Âu Cơ - Lạc Long Quân). Trong cổ ngữ Việt Mường, tiếng “táo” có nghĩa gốc là “tá”, dùng để chỉ các vị thần thuộc dòng lửa như Tá Cần, Tá Cái… Có thể thấy “tá” đồng nghĩa với “hỏa” (lửa) trong thành ngữ “Tá hỏa tam tinh” mà ngày nay người Việt vẫn còn dùng, hay có thể còn có nghĩa là “cháy”.
Vậy tập tục thờ Thổ Công có xuất xứ từ tập tục thờ Ông Đầu Rau. Còn tập tục thờ Ông Đầu Rau lại từ tập tục thờ Ông Tá mà ra. Rất có thể Ông Đầu Rau ở Việt Nam và Ông Táo ở Trung Quốc là hai anh em “cùng huyết thống”, cùng là hậu duệ trực tiếp của Ông Táo, đều có nghĩa là Ông Núc Bếp (ngày nay trong dân gian vẫn hay nói: "chuyện bếp núc...", đó là di tích còn sót lại của thời xa xưa chăng?). Sau này, khi “gặp nhau” trên đất Việt Nam, Táo Quân và Thổ Công đã hòa hợp với nhau thành Ông Táo Việt gọi là Táo Công và do chưa đủ thời gian chuyển hóa nên “trong” Ông Táo này, ngày nay vẫn còn thấy những khiên cưỡng, mâu thuẫn nội tại?
Thế còn Ông Tá? Theo nghĩa ngôn từ thì rõ ràng Ông Tá là Ông Lửa - gọi một cách linh hóa là Thần Lửa.
Từ xa xưa tối cổ, lửa đã trở thành bạn đồng hành không thể thiếu được của bầy đàn người nguyên thủy trên bước đường tiến hóa lên lối sống quần cư xã hội, lấy trồng trọt chăn nuôi làm phương kế sinh nhai chủ yếu. Không có lửa, chắc chắn sẽ không có đồ gốm, đồ đồng cũng như cả nền văn minh ngày nay. Hơn thế nữa, nếu không có lửa, thì thậm chí là nền nông nghiệp lúa nước cũng không thể có nốt. Có thể nói lửa đóng vai trò như một động lực mạnh mẽ thúc đẩy loài người tiến nhanh lên văn minh theo lý trí mà cũng là định mệnh của họ.

[Tóm tắt báo cáo] Biểu tượng lửa trong văn hóa Ấn Độ

 Biểu tượng lửa trong văn hóa Ấn Độ
Agni là vị thần tiêu biểu nhất bởi đây là vị thần cai quản cõi người. Trong kinh Veda, thần lửa Agni là người có vị trí quan trọng chỉ đứng sau thần sấm sét Indra ( người anh song sinh của thần Agni). Agni là thần lửa, vị thần tượng trưng cho sự hiến sinh. Bởi lửa là luôn sáng mãi, lửa ít khi lụi tàn mà luôn bất tử nên Agni được coi là vị thần “trẻ mãi không già”. Agni là thần cai quản hạ giới cùng với thần Vayu (thần cai quản không trung) và thần Mặt Trời Suarya ( thần cai quản Thiên giới) được coi là ba ngôi vị tối linh trong kinh Veda. Thần Agni chính là bản chất chung của cả ba ngôi vị ấy vì dù ở thiên đường, hạ giới hay giữa không trung thì nơi đâu cũng cần có hơi ấm của thần lửa Agni để tồn tại, sinh sôi và phát triển.
Trong kinh Veda, thần Agni được miêu tả là vị thần có thân hình màu đỏ đậm hoặc vàng, có hai đầu ( hai mặt)  được bôi bơ, người Ấn Độ tin rằng đó là hai mặt thiện và ác của người, có một đôi mắt đen tuyền giống như mái tóc của người, có ba chân,  bảy cánh tay ( một tay cầm rìu, một tay cầm đuốc, một tay cầm ngọn giáo lửa, một tay cầm chuỗi hạt) và bảy lưỡi lửa mài nhọn ( dùng để liếm bơ trong các buổi lễ), răng màu vàng. Trên đầu người thường mang những cái sừng của một con bò và có một cái đuôi giống đuôi ngựa ở phía dưới, có bảy tia sáng phát ra từ cơ thể. Vật cưỡi (havana) của người thường là một con cừu ngồi trên một cỗ xe có bảy con ngựa lửa kéo hoặc là bảy con vẹt trong đó khói là cờ, gió là bánh xe. Đôi khi vật cưỡi cũng có thể là một con dê.

Sau khi chia lửa, mọi người cùng nhảy múa, đánh chiêng quanh ngọn lửa thiêng

“Hỡi thần Lửa linh thiêng…! Khắp bốn phương Ngài đang ở đâu?...Chúng con đang làm lễ cúng Ngài - Tre nứa chúng con để sẵn - Đá thiêng chúng con để sẵn - Củi rơm chúng con để sẵn - Chờ Ngài cho lửa - Ngọn lửa sẽ giúp xua đi màn đêm tăm tối - Đem ánh sáng và may mắn về cho buôn làng…”. Sau lời khấn, già làng dùng máu con vật hiến sinh bôi lên những ngọn đuốc và cọ hai thanh tre vào nhau để phát ra ngọn lửa. Lửa từ tay người già truyền cho một chàng trai trẻ khỏe mạnh và giỏi giang. Ngọn lửa được chia về với từng bếp lửa cộng đồng…
Bước đi thản nhiên qua đống lửa đỏ rực - Ảnh: sưu tầm
Hòa mình vào lửa đỏ - Ảnh: sưu tầm
Khảo cổ học cho thấy thời cổ đại, hầu hết các tộc người trên thế giới đều có tục thờ Lửa. Theo Kinh Vêda, 4.000 năm TCN, những tù trưởng Lạtma ở phía bắc Tây Tạng đã thờ Thần Lửa mà họ gọi là Agni. Đối với người cổ đại, những dịp dâng cúng Thần Lửa có tính lễ hội vừa thiêng liêng, vừa cuồng nhiệt, họ nhảy múa thích thú bên đống lửa, thực hiện nhiều trò “vui chơi” với lửa như đi trên than đang cháy, nhảy qua lửa, rước đuốc… mà ngày nay còn thấy.
Ngày nay, phần lớn các tộc người ở Việt Nam vẫn còn giữ được tục lệ thờ Thần Lửa của thời sơ khai ấy. Chẳng hạn tộc người Dao ở Hà Giang mở đầu cho ngày Tết âm lịch của mình bằng nghi lễ cúng Thần Lửa. Người ta chuẩn bị đầy đủ đồ cúng tế và thức ăn, một đống củi to trước bàn cúng tế. Sau khi ông chủ lễ (với trang phục màu đỏ), đọc xong bài cúng tế, cầu mong mưa thuận gió hòa, mọi người khỏe mạnh; mời Thần Lửa về cùng vui lễ hội, dùng gióng vầu (hay tre) xin quẻ âm dương xong thì đến phần “tắm lửa”: các chàng trai đi trên than đỏ rực, rồi nhảy, rồi lăn trên than nóng một cách cuồng nhiệt, người đứng xem, nhất là các cô gái cũng rừng rực, say mê.
Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang cũng có tục nhảy lửa vào tháng giêng. Dân làng mang gạo thịt và củi đến một bãi đất rộng vào ban đêm và đốt lên ở đó một đống lửa rất to. Thầy cúng vừa gõ nhạc cụ vừa đọc bài cúng xin Thổ Địa cho phép nhảy lửa và mời các ma trên trời xuống nhập vào các thanh niên đang ngồi chờ. Các thanh niên này lần lượt rung lên, người lắc lư, đi vào lửa như bị ma nhập. Họ đi trên than hồng, bốc than và tro nóng xoa lên mặt mà không bị bỏng…
Thần lửa trong ngày Tết ở Việt Nam
Lửa là một trong những nhân tố cấu thành vũ trụ và có một vai trò rất lớn đối với con người. Thời cổ đại, hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có tục thờ thần lửa. Ngày nay, phần lớn các dân tộc ở Việt Nam vẫn còn giữ tục lệ đó nhưng cách thức thể hiện và mức độ có khác nhau. Có những dân tộc thờ lửa quanh năm nhưng không có lễ cúng riêng dành cho thần lửa vào dịp Tết. Trong khi ở các dân tộc khác thì Lễ, Tết luôn gắn liền với nghi thức thờ thần lửa. 

Nghi lễ cúng thần lửa. 
 Nghi lễ cúng thần lửa.

Dân tộc Dao ở Hà Giang mở đầu cho ngày Tết âm lịch của mình bằng nghi lễ cúng thần lửa. Từ nhiều ngày trước, người ta đã chuẩn bị đầy đủ các đồ cúng tế và thức ăn cho thời gian dự hội. Một đống củi to được đốt lên trước bàn cúng tế. Ông chủ lễ, với trang phục màu đỏ như lửa, bắt đầu bài cúng thần lửa, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mọi người khỏe mạnh và mời thần lửa về vui cùng lễ hội để mang lại hơi ấm mùa xuân cho dân làng. Sau đó, ông dùng gióng vầu (hay tre) gieo quẻ xin âm dương. Nếu gióng vầu cho ra một ngửa, một sấp thì phải cúng tế lại cho đến khi thần lửa đồng ý. Những người muốn tham gia hội nhảy lửa thì phải hầu lễ, đến khi chủ lễ gieo quẻ âm dương thấy thần lửa đồng ý nhảy thì từng đôi một bước vào lửa. Lễ hội “tắm lửa” bắt đầu, những chàng trai được thần linh ban cho sức mạnh diệu kỳ, đi chân trần trên đống than đỏ rực, họ nhảy, họ lăn trên than nóng một cách cuồng nhiệt, dũng cảm. Nhìn các chàng trai nhảy, các cô gái cũng rừng rực say mê, ánh mắt đượm lửa yêu đương. Để rồi khi lễ hội kết thúc, nhiều mối tình bén rễ, thành vợ chồng, rồi Tết năm sau họ lại địu con đến lễ hội lửa để xin thần luôn giữ cho họ hơi ấm của tình yêu hạnh phúc gia đình.
  Người Ê đê và Mnông xem lửa là vị thần may mắn luôn bảo vệ con người. Bởi vậy, lửa đóng một vai trò quan trọng trong ngày lễ hội của dân tộc. Người ta lấy ngọn lửa thiêng từ bàn thờ nhà Chung (nhà Rông), già làng khấn vái xin được phép đốt. Người châm lửa phải là người tốt, có uy tín trong dân làng. Ngọn lửa thiêng được thắp suốt mùa lễ hội để truyền hơi ấm và sức mạnh cho dân làng. Người Xê đăng thường tổ chức lễ lấy lửa trùng với lễ máng nước vào mùa xuân. Người ta dùng nước tinh khiết hoặc cát sạch để dập tắt tất cả lửa cũ trong các bếp và lấy lửa nguyên thủy từ nhà rông. Phương pháp tạo lửa là dùng đá cọ xát nhau hoặc siết sợi dây thật mảnh vào khúc tre để đốt cháy bùi nhùi. Lửa được rước từ nhà rông về từng gia đình. Chủ nhà hiến sinh một con gà trống với lời khấn: “Xin lửa hãy ở yên trong bếp… hãy nhận và ăn hết những gì người thích tại đây… đừng ăn ở nơi khác trong nhà hay ngoài kho…”. Người Kơ Ho cũng có lễ tục cúng thần lửa vào đầu năm mới. Sau lời khấn Yang của già làng, người ta cọ hai thanh tre vào nhau cho phát lửa và chia lửa cho các nhà, ngọn lửa thiêng ấy được giữ gìn suốt năm.
 Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta thờ thần lửa nói chung chứ không riêng gì vua Bếp nhưng người Việt xưa nay thờ thần lửa gắn liền với thờ ông Táo. Ở phương Tây, hình tượng của lửa gắn liền với truyền thuyết Promethee ăn cắp lửa thiêng của thần thánh đem về cho con người để rồi chàng phải chịu một hình phạt đau đớn. Hình tượng đó mang dấu ấn đậm nét trong văn hóa nghệ thuật phương Tây. Còn ở Việt Nam, hình tượng ông Táo cũng in dấu ấn đậm nét trong văn hóa nghệ thuật. Cứ mỗi dịp Tết đến, hàng loạt dịch vụ văn hóa ăn theo ông Táo: làm đồ mã, vẽ tranh, dựng kịch, sáng tác thơ văn…Báo viết, truyền hình, phát thanh…cũng đưa hàng loạt tin bài liên quan tới ông Táo. Thần lửa có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Đốt đống lửa lớn để chuẩn bị buổi lễ - Ảnh: sưu tầm
Khi thầy mo gõ vào đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy mo. Đó chính là lúc “nhập đồng” cho người nhảy lửa. Sau đó anh ta nhảy vào đống lửa mà không có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi gì.

Trong lúc thầy cúng làm lễ, các thanh niên chuẩn bị nhảy lửa người lắc rất mạnh - Ảnh: sưu tầm

Những ai chưa vào nhảy lửa trong lúc thầy cúng làm lễ người bị rung lên rất mạnh - Ảnh: sưu tầm

Thầy cúng cũng vào nhảy lửa - Ảnh: sưu tầm

Mỗi người thường nhảy lửa trong vòng 3-4 phút, sau đó tiếp tục làm lễ “nhập đồng”. Một người có thể tham gia nhảy nhiều lần, qua đó thể hiện sức mạnh, sự khéo léo và nhanh nhẹn của mình. Nhảy lửa chỉ dành cho nam giới và những chàng tai này luôn nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của mọi người.


Nhiều thanh niên Pà Thẻn bắt đầu tuj tập xung quanh thầy mo và lần lượt thay nhau ngồi lên đầu chiếc ghế dài. Trong phút chốc, họ rung bần bật, người cúi xuống v à bắt đầu nhảy lên từng lần một, cùng lúc bằng cả hai chân. Họ bắt đầu từ việc đưa tay vào bới đống lửa.

Nhảy múa với lửa - Ảnh: sưu tầm

Bất ngờ hơn nữa, họ đã nhảy hẳn vào đống lửa và lại nhảy ra trong tiếng hò reo cuồng nhiệt của mọi người. Than đỏ văng tứ tung. Ngọn lửa lại bốc cao ngùn ngụt bởi những tàn than đỏ đang bay lên. Cụ Hoa Văn Tải, 80 tuổi người Pà Thẻn cho biết: Chỉ có nam giới mới được tham gia nhảy lửa, còn phụ nữ thì không.

Các tộc người ở Tây Nguyên cũng rất tôn sùng Thần Lửa. Người Ca Dong xem Thần Lửa như người chăm lo cho sự sống gia đình mình. Người Êđê và Mnông xem lửa là vị thần may mắn, luôn bảo vệ con người. Trong ngày lễ hội, họ lấy ngọn lửa được cho là thiêng liêng từ bàn thờ nhà chung (nhà rông), già làng đứng ra khấn vái xin được phép đốt, người châm lửa phải là người tốt, có uy tín trong dân làng. Ngọn lửa thiêng được thắp cháy suốt mùa lễ hội. Còn người Xêđăng thì thường tổ chức lễ lấy lửa trùng với lễ máng nước vào mùa xuân. Họ dùng nước sạch hoặc cát sạch để dập tắt tất cả lửa cũ trong các bếp và lấy lửa thiêng từ nhà rông về. Chủ nhà lúc đó sẽ hiến sinh một con gà trống và khấn: “Xin Lửa hãy ở yên trong bếp… hãy nhận và ăn hết những gì Người thích tại đây… đừng ăn ở nơi khác trong nhà hay ngoài kho…”. Người Kơho cũng có lễ tục cúng Thần Lửa vào đầu năm mới. Sau lời khấn của già làng, họ cọ hai thanh tre vào nhau để tạo ra lửa rồi chia lửa cho các nhà, ngọn lửa thiêng ấy được giữ gìn suốt năm.
Dân tộc Việt (người Kinh) đã chuyển hóa tục thờ Thần Lửa thành tục thờ Thổ Công - Ông Táo. Ngày xưa, từ mồng một Tết trở đi, mọi người dùng lửa mới và giữ lửa cẩn thận, không cho ai xin lửa trong suốt tháng Giêng. Ngoài ra có nhiều qui định nữa xung quanh việc thờ Ông Táo như không được bước qua bếp lửa, không được gõ đũa lên Ông Táo, không được nói những chuyện bậy bạ bên Ông Táo…

(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

NGẬM SẦU (ĐL)