TIẾC THƯƠNG (ĐL)

 
Tiếc Thương - Tuấn Anh.

TIẾC THƯƠNG 

(Nhớ Hồng "lồi") 
                                                              Thời gian thoáng chốc bóng chim câu
                                          Rượu vui mới đó đã rượu sầu
                                          Trần thế đãi bày sao mà bạc
                                          Bắt về cho ở tiễn thương đau!

                                          Thôi rồi từ nay tạm biệt nhau
                                          Bạn đi trước nhé, đợi tôi sau
                                          Mai kia trong cõi trời an lạc
                                          Tay bắt mặt mừng giữa ngàn thu! 

                                                                                                                         

                                                                                                                         Trần Hạnh Thu 

 
Nhớ Bạn - Tường Nguyên ft Tường Khuê [Official]

Muôn nén hương lòng kính nhớ người đã khuất

Thứ tư - 06/11/2013 09:00
Có hay không có linh hồn?- Muôn nén hương lòng kính nhớ người đã khuất.



 


Thời tiết năm nay (2013) khá thuận lợi để cả giáo xứ Tuy hòa  cùng dâng lời tạ ơn kết thúc tháng 10, tháng Mân côi trước hang đá Đức Mẹ,  cách trang nghiêm, sốt sắng . Trước lúc ra về, chúng tôi được mời gọi bước vào tháng 11, tháng các đẳng linh hồn, tháng mà theo lời dẫn trong cuốn lịch Công giáo Giáo phận Qui nhơn gọi là tháng:  “Hội thánh lữ hành đã hết lòng kính nhớ và dâng lời cầu nguyện cho những người đã qua đời. Vì cầu nguyện  để những người đã qua đời được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc làm có ý nghĩa lành thánh (2Mcb 12,45).” (Lịch Công giáo Giáo Phận Qui nhơn, năm phụng vụ 2012-2013, trang 117).

Người Công giáo hiểu rằng, các tín hữu đã qua đời không ai khác chính là các đẳng linh hồn, cầu nguyện cho các đẳng linh hồn là mong ước linh hồn các đẳng mau được siêu thoát…Chúng tôi được mời gọi sửa sang lại mộ phần, thăm viếng, hương khói, kinh nguyện trước mộ phần  nhưng không là  cầu nguyện cho  nấm mồ hữu hình hay cho thân xác các đẳng nằm nơi nấm mồ nào đó  tung mồ bước lại trần gian (gọi vong)…mà đây là dịp chúng tôi thể hiện tình liên đới, mối hiệp thông với người đã khuất, tôi nhớ đến anh, đến chị hôm nay chính là lúc chúng tôi hiểu rằng chúng tôi sẽ được nhớ đến mai sau. Đứng trước mộ phần người đã khuất để chúng tôi nuôi dưỡng niềm hy vọng sống lại mai ngày vì chúng tôi tin rằng chết là thay đổi chứ không mất đi…

Diễn biến  của niềm tin tưởng chừng như đơn giản lại hóa ra cần đặt vấn đề khi chúng tôi đọc đi đọc lại bài viết  của Tiến sĩ Đỗ Kiên Cường trên Thể Thao Văn Hóa 31/10/2013 có tiêu đề : “Tất cả ngoại cảm tìm mộ đều lừa đảo”.

Trùng hợp  vào sự kiện  xã hội nổi bật –Thẩm mỹ viện Cát Tường trong hạ tuần tháng 10/2013 là việc lên tiếng của nhà báo Thu Uyên trên VTV chuyện các nhà ngoại cảm đi tìm mộ liệt sĩ, chuyện đúng sai chúng tôi không dám xen vào vì chúng tôi không hiểu hết câu chuyện khi sự việc này xảy ra cả 20 năm với nhiều băng đĩa, nhiều cuộc báo cáo, nhiều hài cốt được tìm thấy, nhiều kinh phí được bỏ ra…nhưng chúng tôi chỉ chú tâm một phần nhỏ của bài viết: “Linh hồn có thật hay không?”.một nan đề không mới nhưng không nên bỏ qua.

Tiến sĩ Đỗ Kiên Cường viết: “Câu trả lời chính thức của khoa học là không có linh hồn như một tồn tại sau cái chết”, nhưng tại sao con người vẫn tin có linh hồn, để trả lời, tiến sĩ Đỗ Kiên Cường dẫn chứng bằng nhận định của nhà tâm lý Susan Blackmore, người đã từng xuất hồn và sau bốn mươi năm nghiên cứu các hiện tượng xuất hồn hay thoát xác, Susan Blackmore và giới khoa học hoàn toàn bất lực trong việc thuyết phục mọi người rằng, các hiện tượng tâm linh không có thật. Và bà đã phải đưa ra định luật Blackmore thứ nhất vào năm 2004: “Niềm tin của con người vào các hiện tượng dị thường lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”! Nói cách khác, chúng ta có xu hướng tin tưởng một cách thiếu phê phán đối với các hiện tượng như linh hồn, thần thánh hoặc ma quỷ… và trên quan điểm sinh học, con người là một loài động vật mê tín!.
 
 Củng cố thêm cho tính đúng đắng của nhận định trên, tiến sĩ Đỗ Kiên Cường đề nghị một vài phép thử đối với các nhà ngoại cảm như: Tạo nhân thân giả và đề nghị đi tìm hay đưa một bộ hài cốt đã xác định danh tính bằng ADN vào một trong mười quan tài giống nhau và yêu cầu “nhà ngoại cảm” tìm quan tài có cốt…

Tiến sĩ Đỗ Kiên Cường kết thúc bài viết: Với tư cách một nhà khoa học đã hơn ba mươi năm nghiên cứu các hiện tượng tâm linh, tôi xin khẳng định rằng, toàn bộ giới “ngoại cảm tìm mộ” đều là những kẻ lừa gạt. Và tôi sẽ xin lỗi và rút lại kết luận đó khi Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Thanh Thúy hoặc bất cứ nhà ngoại cảm nào tìm ra sự thật trong vụ án nhà báo Hoàng Hùng của báo Người lao động bị đốt, trong kỳ án vườn mít của Lê Bá Mai tại Bình Phước, trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường hoặc trong nhiều trọng án chưa tìm ra thủ phạm khác.
      
Không biết bà Susan Blackmore và giới khoa học (?) có tham vọng quá không khi muốn trả lời tất cả những vấn nạn của con người trong phòng thí nghiệm. Khoa học làm sao  cân được tình yêu hoặc lòng hận thù nặng bao nhiêu ký…hay có thể đo được lòng mẹ dài rộng bao nhiêu (huấn từ của ĐC Phêrô Nguyên Văn Khảm trong đêm thánh ca tôn vinh Đức Mẹ - GP Sai gòn 2013), vì ngôn ngữ của trái tim khác xa ngôn ngữ của lý trí như một thuộc tính của khoa học. Khoa học làm sao hiểu được:

Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai 
Kể chuyện tình bằng  hạt lúa mới

Khoa học làm sao thấy được chuyến xe: Chở  hồn mình vào dòng suối mát & nbsp;  Chở thật thà vào lòng dối trá  (Về đây nghe em – Trần quang Lộc)

Đối tượng của khoa học  và lòng tin khác nhau đấy chứ ? Đem khoa học để phủ nhận một chân lý đức tin, tôi tưởng rằng gượng ép lắm.

Hơn thế nữa, thế giới của khoa học là chính xác, là rỏ ràng thì  cần gì một lần đánh cược, một phần triệu còn có thể xảy ra huống chi một phần mười. Có thể họ không tìm ra  sự thật trong nhiều vụ án nhưng chẳng may chỉ đúng nơi cần chỉ thì từ chỗ không có linh hồn biến thành có linh hồn qua một lời xin lỗi dễ dàng như trò ảo thuật được sao?

Hoặc giả, tiến sĩ Đỗ Kiên Cường biết rằng: Chẳng có nhà ngoại cảm (nếu có) chân chính (nếu có) nào lại đi tham gia  vào  cuộc thách đấu về chuyện thần thánh, chuyện vô hình  để rồi chắc rằng kết luận của mình là không sai.

Trong phần bài viết của tiến sĩ Đỗ Kiên Cường  còn cho ta tiền đề trong tam đoạn luận: “Con người là một động vật mê tín” không lẽ chúng ta, cả các nhà khoa học không là con người sao? hay chúng ta lại muốn con người của mình được viết hoa: CON NGƯỜI theo nghĩa là siêu nhân?

Làm thế nào để dùng dụng cụ khoa học tự nhiên minh chứng cho thế giới vô hình siêu đẳng nhưng chúng ta cũng cần cám ơn các nhà khoa học bởi nhờ khoa học mà con người  nhận ra thế giới huyền nhiệm và nhận ra Thiên Chúa. Tiến sĩ Phan Như Ngọc một người vô thần, ông viết: "Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại mà tôi từng ngưỡng mộ, tin Kinh thánh?" Bác học Albert Einstein: "Khoa học không tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là què quặt."…

Có linh hồn, có sự sống sau cái chết không? Đó là điều mà cho đến nay khoa học vẫn chưa khám phá ra được.
 
Theo tôi, các nhà khoa học  nên trả lời KHÔNG BIẾT thì hay hơn dẫu rằng cách trả lời này  có  vẻ thiếu trách nhiệm nhưng mình cũng nên hiểu rằng:  Đâu có ai buộc nhà thần học  chữa trị bệnh cao huyết áp bao giờ !

Với tôi, điều kiện cần để hiểu Đức tin, linh hồn là gì? Có hay không? chúng ta cần quì xuống, cần cúi đầu trước  mộ phần của người thân vì đây mới là cung cách làm việc của các nhà khoa học về tâm linh, về linh hồn. Xem ra, thật dễ cho ai thành tâm nhưng lại quá khó cho ai chưa quen chuyện cúi đầu hay quỳ gối .  
Nguồn: gpquinhon.org

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH