CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 350

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Tình Báo Công Nghiệp Và Những Câu Chuyện Gây Chấn Động

Gián điệp Trung Quốc đứng ngay cạnh bà Thái Anh Văn: Đài Loan biết nhưng lực bất tòng tâm

Nam Anh |
Gián điệp Trung Quốc đứng ngay cạnh bà Thái Anh Văn: Đài Loan biết nhưng lực bất tòng tâm
Các binh sĩ Đài Loan tham gia cuộc diễn tập quân sự Han Kuang thường niên. Ảnh: Reuters

Tất cả là vì năng lực của Đài Loan quá yếu so với Trung Quốc đại lục.

Trong hơn 20 năm, Xie Xizhang luôn thể hiện mình là một doanh nhân đến từ Hong Kong trong các chuyến đi đến Đài Loan (Trung Quốc). Nhưng giờ đây, Xie đang bị cáo buộc thực hiện một nhiệm vụ khác: Tuyển mộ gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.

Trong một chuyến đi vào năm 2006, Xie gặp một sĩ quan cấp cao đã nghỉ hưu của hải quân Đài Loan, ông Chang Pei-ning trong một bữa ăn.

Chang sau đó trở thành một trong những gián điệp của Xie, giúp anh ta thâm nhập vào ban lãnh đạo quân sự của đảo Đài Loan như một phần của hoạt động gián điệp kéo dài của Trung Quốc đại lục nhằm xây dựng một vòng vây điệp viên giữa các sĩ quan đang đương chức và đã nghỉ hưu của hòn đảo này.

Các sĩ quan Đài Loan và gia đình họ được cho là đã bị dụ dỗ bằng những lời đề nghị của Xie về các chuyến đi nước ngoài xa xỉ được chi trả toàn bộ chi phí, hàng nghìn USD tiền mặt và những món quà như khăn lụa và thắt lưng sang trọng cho người thân của họ.

Vào tháng 6/2019, lực lượng phản gián của Đài Loan đã phá được mạng lưới của Xie và mở các chiến dịch săn lùng để tìm thêm bằng chứng. Giờ đây, Chang đang phải đối mặt với cáo buộc gián điệp và lệnh bắt Xie đã được ban hành. Tuy nhiên, vấn đề là Xie không còn ở Đài Loan.

Gián điệp Trung Quốc đứng ngay cạnh bà Thái Anh Văn: Đài Loan biết nhưng lực bất tòng tâm - Ảnh 1.

Thông tin an ninh của lãnh đạo Đài Loan nhiều lần bị rò rỉ cho Trung Quốc Đại lục. Ảnh: Reuters

Chiến dịch tuyển mộ quy mô

Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch rộng lớn hơn để làm suy yếu vai trò lãnh đạo quân sự và dân sự của Đài Loan, ăn mòn ý chí chiến đấu của họ đồng thời khai thác thông tin chi tiết về các loại vũ khí công nghệ cao và cả những kế hoạch quốc phòng của Đài Loan.

Trung Quốc đại lục thậm chí đã thâm nhập vào cả lực lượng an ninh được giao nhiệm vụ bảo vệ nhà lãnh đạo Thái Anh Văn. Vào đầu năm nay, một sĩ quan an ninh từng là vệ sĩ cho nhà lãnh đạo này và một trung tá an ninh đương nhiệm đã bị kết án vì đã làm rò rỉ thông tin nhạy cảm về an ninh của bà Thái Anh Văn cho một cơ quan tình báo Trung Quốc đại lục.

Thông tin bao gồm một sơ đồ tổ chức vẽ tay của Trung tâm Lực lượng Đặc biệt, đơn vị bảo vệ lãnh đạo, theo phán quyết của Tòa án Tối cao Đài Loan. Hai người này cũng bị buộc tội làm rò rỉ tên, chức danh và số điện thoại làm việc của các nhân viên an ninh cấp cao bảo vệ Văn phòng và dinh thự của bà Thái Anh ở trung tâm Đài Bắc.

Trong khi Văn phòng các vấn đề Đài Loan tại Bắc Kinh đã không trả lời các câu hỏi của Reuters về các hoạt động gián điệp này, thì tại Đài Bắc, cơ quan phòng vệ Đài Loan tuyên bố đã triển khai các biện pháp phản gián, ngăn chặn âm mưu gián điệp của tình báo Trung Quốc đại lục.

Đài Loan báo động "đỏ"

Cơ quan Tư pháp của Đài Loan cho biết họ không có bình luận gì về các vấn đề pháp lý đang diễn ra.

Tuy nhiên, một số cơ quan khác của chính quyền Đài Loan đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ gián điệp. Hội đồng Quan hệ Đại lục của Đài Loan cáo buộc "hoạt động gián điệp không ngừng mở rộng" của Trung Quốc là một trong những "chiêu bài chính trị độc hại" nhằm phá hoại "sự phát triển bình thường của quan hệ xuyên eo biển".

Theo các nhà phân tích quân sự Đài Loan và Mỹ, những điệp viên được cài cắm có vị thế và ảnh hưởng trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể mang lại lợi thế vô giá cho Trung Quốc nếu hai bên nổ ra xung đột.

"Trung Quốc đại lục tiến hành các âm mưu xâm nhập có mục tiêu nhằm vào Đài Loan", Lu Li Shih, một trung tá nghỉ hưu của lực lượng phòng vệ Đài Loan, cho biết. Ông nói, các hoạt động gián điệp cho thấy Bắc Kinh đã gần như xâm nhập hầu hết các cấp bậc, kể cả các tướng lĩnh cấp cao nhất, bất chấp các chiến dịch phản gián nội bộ chuyên sâu của Đài Loan, đồng thời cảnh báo về sự nguy hiểm của các nỗ lực gián điệp của Bắc Kinh.

Ông Lu Li Shih, người đã nghiên cứu các hoạt động gián điệp của Trung Quốc, cho biết các điệp viên Trung Quốc đại lục thường tiếp cận mục tiêu bằng những món quà nhỏ, mời ăn uống hoặc tham dự sự kiện. Bắc Kinh sẵn sàng chi rất nhiều tiền cho những lần giao dịch thông tin nhạy cảm đầu tiên từ quan chức Đài Loan, ông Lu nói. Sau đó, chính khoản hậu hĩnh này sẽ giúp gián điệp Trung Quốc tống tiền, buộc các quan chức Đài Loan phải tiếp tục cung cấp thêm thông tin với giá thấp hơn.

Trong một thập kỷ qua, ít nhất 21 quan chức quân sự Đài Loan đương chức hoặc đã nghỉ hưu mang quân hàm từ đại úy trở lên đã bị kết tội làm gián điệp cho Trung Quốc đại lục. Ít nhất 9 quan chức khác của lực lượng phòng vệ Đài Loan hiện đang bị xét xử hoặc bị điều tra vì nghi ngờ có liên hệ với gián điệp từ Trung Quốc.

Gián điệp Trung Quốc đứng ngay cạnh bà Thái Anh Văn: Đài Loan biết nhưng lực bất tòng tâm - Ảnh 2.

Vào năm 2016, một nhóm các tướng lĩnh Đài Loan đã nghỉ hưu được nhìn thấy trên truyền hình nhà nước Trung Quốc khi họ tham dự một bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Ảnh CCTV

Riêng năm nay, các tòa án Đài Loan giữ nguyên bản án kết tội hai người đàn ông đã tiết lộ bí mật đảm bảo an ninh của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn và phát hiện một trung tá đã nghỉ hưu từ Cục vũ khí phạm tội xây dựng mạng lưới gián điệp cho Trung Quốc. Một thiếu tướng và 3 đại tá đã nghỉ hưu từ Cục Tình báo đang bị xét xử vì cáo buộc tuyển dụng gián điệp cho Trung Quốc.

Vào tháng 7, tờ Mirror Media của Đài Loan đưa tin, cựu Thứ trưởng Lực lượng Phòng vệ của hòn đảo, tướng Chang Che-ping, đã bị thẩm vấn trong một cuộc điều tra an ninh. Hai nguồn tin tin thận cho biết, tướng Chang đang bị thẩm vấn vì có liên hệ với "doanh nhân gián điệp" Xie Xizhang.

Vũ khí lợi hại của Trung Quốc

Từ lâu, hoạt động gián điệp là một vũ khí lợi hại của Trung Quốc. Hàng loạt tài liệu tại tòa án Đài Loan cho thấy, việc nuôi dưỡng sự bất mãn trong lực lượng phòng vệ Đài Loan là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh. Dù quân đội Trung Quốc đại lục có sức mạnh hơn rất nhiều trong khi phía Đài Loan còn nhiều thiếu sót nghiêm trọng, hòn đảo này vẫn là một mục tiêu khó xâm lược.

Các nhà phân tích quân sự Đài Loan và Mỹ cho biết, ngay cả khi không có sự trợ giúp từ bên ngoài, lực lượng phòng vệ tốt nhất của Đài Loan có thể gây tổn thất nặng nề cho phía Bắc Kinh. Đối với Trung Quốc, việc nắm được thông tin về kế hoạch phòng thủ, mật mã liên lạc, địa điểm cất giấu vũ khí và địa điểm đóng quân sẽ bù đắp phần nào những khó khăn này. Các sĩ quan không trung thành cũng có thể từ chối chiến đấu, điều động binh sĩ dưới quyền bị sai hoặc đào tẩu sang phía bên kia.

Trong một báo cáo công bố hồi tháng 9, cơ quan phòng vệ Đài Loan thừa nhận gián điệp Trung Quốc đại lục "ẩn nấp" trên hòn đảo này có thể tấn công vào cơ quan đầu não và "đánh chặt đầu" (tức tấn công vào cơ quan đầu não) làm suy giảm nhuệ khí của lực lượng vũ trang.

Ngay cả việc phát hiện ra gián điệp Trung Quốc trong thời bình cũng là một đòn giáng có thể khiến binh sĩ Đài Loan mất tinh thần. Grant Newsham, một đại tá trong Thủy quân lục chiến Mỹ đã nghiên cứu về hòn đảo này cho biết: "Các vụ việc lặp đi lặp lại, việc các sĩ quan cấp cao nhất của lực lượng vũ trang Đài Loan bị kết tội gián điệp đã có ảnh hưởng tâm lý đối với quân đoàn và cấp bậc sĩ quan. khả năng phòng thủ. Và một khi đã tạo ra sự nghi ngờ về tính trung thực của những người chỉ huy, thì sự mục nát sẽ xuất hiện và ngày càng sâu sắc hơn".

Một số cựu quân nhân Đài Loan lo lắng rằng các vụ gián điệp lặp đi lặp lại sẽ khiến Mỹ không muốn chia sẻ vũ khí tiên tiến hoặc thông tin tình báo nhạy cảm vì sợ những bí mật này bị lọt vào tay Bắc Kinh.

Một thách thức lớn đối với lực lượng chống gián điệp của Đài Loan là các hình phạt nhẹ đối với các sĩ quan đã nghỉ hưu bị kết tội làm gián điệp. Theo luật quân sự, các sĩ quan đang phục vụ có thể bị kết án tử hình hoặc tù chung thân nếu phạm tội nghiêm trọng. Tuy nhiên, các cựu sĩ quan phạm tội một lần chỉ có thể bị xét xử theo Luật An ninh phòng vệ đảo, quy định thời hạn tù ngắn hơn nhiều.

Trước áp lực của dư luận nhằm chống lại hoạt động gián điệp của Trung Quốc, vào tháng 6/2019, Đài Loan đã tăng các hình phạt theo luật an ninh đối với những tội danh nghiêm trọng nhất, từ mức tù tối đa 5 năm lên tối thiểu 7 năm và tiền phạt lên tới 100 triệu Đài tệ (khoảng 3,6 triệu USD).

(Bài viết lược dịch theo Reuters)

Tình báo Liên Xô từng mua kế hoạch tấn công của Hitler với giá bao nhiêu?

Không có gì khó khăn hơn công tác tình báo, nhất là khi phải hoạt động sâu trong lòng kẻ địch. Chỉ một số ít có thể truy cập thông tin, trong khi nguy cơ bại lộ là cực kỳ cao. Tuy nhiên, một điệp viên trong hàng ngũ thân cận nhất của Hitler đã truyền cho Liên Xô thông tin bí mật về chiến dịch “Thành trì” của Đức trong trận quyết chiến Kursk năm 1943.

 Hàn Quốc sẽ theo đuổi đến cùng mục tiêu bình thường hóa quan hệ liên Triều

 10 thảm họa thiên tai gây tốn kém nhất trong năm 2021

Điệp viên bí ẩn

Điều khó tin nhất là phía Đức Quốc xã hoàn toàn biết rõ rằng, có một điệp viên đang hoạt động trong đội ngũ thân cận của Adolf Hitler. Thậm chí chúng còn biết mật danh của người này là Werther. Ngay cả người đứng đầu toàn quyền của bộ máy đảng Quốc xã là Martin Bormann cũng bị nghi ngờ. Cả sếp của Cơ quan mật vụ phát xít Đức (Gestapo) Heinrich Müller, cả người đứng đầu Cơ quan tình báo hải ngoại Walter Schellenberg, đều từng được nhìn thấy trong vai trò mật thám cho đối phương. Hơn nữa, hai người này cùng lúc báo cáo chống lại nhau cho Hitler với tuyên bố  rằng, điệp viên bí ẩn đó chính là Werther. Khi đó, Quốc trưởng Đức Quốc xã chỉ cười đáp trả vì điều này. Trong khi đó, người phiên dịch riêng của Hitler là Paul Karel đã viết trong hồi ký của mình rằng, Bộ tư lệnh Liên Xô đã nhận được thông tin về những gì đang diễn ra trong đội ngũ thân cận của Hitler. Ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc, những cuộc tìm kiếm điệp viên Werther bí ẩn do Paul Karel tiến hành cũng không mang lại kết quả gì.

Đội ngũ thông tin liên lạc

Bernd Ruland, tác giả cuốn sách “Đôi mắt Moscow”, đưa ra một giả thuyết khác về điệp viên bí ẩn Werther. Theo đó, trong thời gian chiến tranh, người này là sĩ quan thông tin liên lạc cấp cao. Có lần, anh ta nhìn thấy có một cô gái qua điện thoại đã giấu mẩu tin nhắn tuyệt mật trong áo ngực của mình và cố gắng tuồn nó ra khỏi nơi làm việc. Người phụ nữ sau đó bị phía Đức bắt giữ và thẩm vấn, nhưng vẫn không đưa ra bất kỳ câu trả lời nào. Cô gái trẻ thừa nhận rằng, cô làm việc cho một sếp cấp cao trong Cục thông tin liên lạc của quân đội Đức Quốc xã và sẽ không đề cập đến danh tính của người này với bất kỳ ai. Nếu sếp cấp cao này chính là Werther, thì rõ ràng anh ta rất am hiểu về những việc xảy ra trong ban lãnh đạo phát xít Đức. Bởi lẽ, tất cả những mệnh lệnh tối mật cho quân đội đều được chuyển thông qua người của anh ta, trong khi việc truyền chúng đến kiều dân Liên Xô ở Thụy Sĩ là không hề khó khăn. Tuy nhiên, tác giả Bernd Ruland chỉ có thể suy đoán mà không biết đến tên của điệp viên bí ẩn này. Werther có thể là Thiếu tướng Fritz Thiele hoặc Tướng Erich Fellgiebel. Nhưng cả hai vị này đều đã bị xử bắn sau khi bại lộ âm mưu chống lại Hitler vào năm 1944. Vì vậy, công tác tình báo của Werther vẫn tiếp tục diễn ra.

Tình báo Liên Xô từng mua kế hoạch tấn công của Hitler với giá bao nhiêu?
Cuộc tấn công của các đơn vị Tập đoàn quân xe tăng Cận vệ số 5 (Liên Xô) trong trận vòng cung Kursk ở khu vực Prokhorovka, tháng 7-1943. Ảnh: RIA Novosti / Ivan Shagin. 

Kế hoạch “Thành trì” giá bao nhiêu?

Sau khi nhóm mưu phản bị bại lộ, giới lãnh đạo Đức Quốc xã hoảng hốt nhận ra rằng, trong suốt cuộc chiến có rất nhiều sĩ quan tình báo Liên Xô hoạt động ở Berlin. Tuy nhiên, điệp viên bí ẩn Werther không nằm trong số đó. Có thể người này nằm trong danh sách của nhà báo Rudolf Ressler, một liên lạc viên làm việc ở Thụy Sĩ. Chính anh ta là người nhận thông tin từ Werther và chuyển nó cho Liên Xô. Tất nhiên là đều vì tiền. Kế hoạch tối mật của chiến dịch “Thành trì” đã tiết lộ chi tiết về cuộc tấn công của quân Đức ở ngoại ô thành phố Kursk, khiến tình báo Liên Xô tiêu tốn 500.000 USD. Đây là một khoản tiền khổng lồ vào thời điểm đó. Nhưng đổi lại, Liên Xô có được những thông tin xác thực và đáng giá. Chính nhờ phần lớn vào kế hoạch này mà đã tạo ra bước ngoặt căn bản trong cuộc chiến. Điều ngạc nhiên nhất là cho đến tận khi chiến tranh kết thúc, thông tin vẫn được Werther cung cấp cho phía Liên Xô thông qua trung gian ở Thụy Sĩ, nhưng cả người Đức và người Nga đều không phát hiện ra nhân viên tình báo bí ẩn đó thực sự là ai.

QUỐC KHÁNH (theo russian7.ru)

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH