TT&HĐ V - 47/d
Cơ sở nhiệt động lực học phần 1
Cơ sở nhiệt động lực học phần 2
Nhiệt Động Lực Học: Entropi
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
Gorky
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng
mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể
gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein
“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
CHƯƠNG VIII (XXXXVII): NÓNG – LẠNH
“Nhiệt thể hiện ở chuyển động của các hạt vật chất.”
M.V. Lômônôxốp
“Tính
chất kỳ lạ nhất của năng lượng là khả năng biến đổi của nó. Một trong
những dạng phổ biến nhất của năng lượng trong tự nhiên là năng lượng
chuyển động hay động năng. Năng lượng nhiệt là nguồn dự trữ động năng
của các phân tử hoặc nguyên tử chuyển động hỗn loạn và liên tục.”
K.A Gladkov
"Tôi thích sự ngu dốt nhiệt tình hơn là sự thông thái thờ ơ".
Anatole France
"Trong sâu thẳm mùa đông, cuối cùng tôi cũng hiểu được trong tôi có mùa hè bất diệt".
Albert Camus
" Phần lớn con người sống cuộc đời tuyệt vọng trong im lặng, và rồi xuống mồ khi trong mình vẫn còn vang điệu nhạc".
Henry David Thoreau
"Không
có đam mê, bạn không có năng lượng; không có năng lượng, bạn không có
cái gì. Không có gì tuyệt vời trên thế giới được làm xong mà không có
đam mê trong đó".
Donald Trump
"Hãy
nuôi dưỡng hy vọng vì không có hy vọng sẽ không có nhiệt huyết. Nhiều
khi chỉ cần một tia hy vọng cũng làm rực sáng cả bầu nhiệt huyết trong
lòng người, soi rọi những thành quả lớn lao".
NTT
"Không
thể tưởng tượng ra một Vũ Trụ vô tỉ! Chỉ khi nào vật lý học thừa nhận
rằng các hằng số Vũ Trụ phải là những con số xác định (không vô tỉ), thì
lúc đó nó mới có khả năng nhận thức được chân xác Vũ Trụ".
NTT
(Còn tiếp)
Khi nói về công
lao của Lavoaziê trong việc khám phá ra ôxy và giải thích đúng đắn bản chất của
sự cháy, Angghen viết: “Pristly và Sile đã mô tả ôxy nhưng không hiểu được rằng
cái gì trong tay họ. Họ vẫn là “tù nhân” của phạm trù Phlôgistôn mà họ kế thừa
từ những người đi trước. Nhân tố để lật nhào toàn bộ các quan điểm của thuyết
phlôgistôn và để tiến hành cuộc cách mạng hóa học đã lọt vào tay họ một cách vô
ích. Nhưng chẳng bao lâu sau Pristly, ở Pari, Lavoaziê đã thông báo về khám phá
của mình. Chính Lavoaziê, được dẫn dắt
bởi các sự kiện mới, đã xem xét lại toàn bộ hóa học Phlôgistôn và lần
đầu tiên khám phá ra rằng dạng không khí mới đó (ôxy) là một nguyên tố hóa học
mới. Khi đó, không phải thứ Phlôgistôn thần bí được giải phóng khỏi vật thể
cháy mà chính là nguyên tố mới đó đã kết hợp với vật thể. Như vậy, lần đầu tiên
ông đã đảo ngược toàn bộ lý thuyết hóa học Phlôgistôn. Và thậm chí, nếu như Lavoaziê
không cần mô tả ôxy như ông đã khẳng định là một khám phá đồng thời và độc lập
với những người khác thì thực chất vấn đề, vẫn là chính. Lavoaziê khám phá ra
ôxy chứ không phải hai người đã mô tả ôxy mà không biết cái họ đã mô tả là gì”.
Lavoaziê cũng
rất quan tâm tới vấn đề giải thích bản chất của “chất lửa”, tức bản chất của
nhiệt. Ngay từ những công trình nghiên cứu đầu tiên Lavoaziê đã đề cập đến và
sau này, vào những năm 80 của thế kỷ XVIII, ông đã cùng với Laplaxơ tiến hành
nhiều khảo cứu về nhiệt. Khi thuyết ôxy đã bắt đầu hình thành rõ nét thì đồng
thời nhiều công trình nghiên cứu về bản chất nhiệt của Lavoaziê cũng được công
bố.
Nếu quan niệm
về bản chất sự cháy của Lavoaziê là đúng đắn mang tính cách mạng thì quan niệm
về bản chất nhiệt của ông có tính “lưỡng lự” giữa quan niệm vượt thời đại của
Lômônôxốp trước đây và quan niệm lạc hậu có từ thời cổ đại. Trong “luận văn về
nhiệt”, ông viết: “Các nhà vật lý học có quan điểm khác nhau về bản chất nhiệt…
Nhiều người ủng hộ thuyết chất lỏng nhiệt, một số người khác cho rằng nhiệt
chính là kết quả chuyển động của các phần tử vật chất mà ta không nhận biết
được”, hay: “Mọi người đều biết rằng các vật thể, thậm chí cả những vật thể
chặt chẽ nhất cũng có chứa vô số các lỗ nhỏ mà thể tích của chúng lớn hơn rất
nhiều so với phần thể tích vật chất chiếm. Chính nhờ có những không gian trống
này mà các hạt vật chất cực kỳ bé nhỏ đó có thể tự do giao động theo mọi
phương, và tất nhiên ta có thể nghĩ rằng các hạt nằm trong trạng thái dao động
liên tục. Nếu dao động tăng lên đến một mức giới hạn nào đó thì vật thể sẽ bị
phân hủy. Chuyển động nội tại này chính là
nhiệt theo quan điểm của các nhà vật lý mà chúng tôi nhắc đến”.
Trên cơ sở quan
niệm cơ học về nhiệt đó, Lavoaziê và Laplaxơ đã giải thích hiện tượng truyền
nhiệt và đưa ra kết luận: “Theo quan điểm này, nhiệt tức là lực sống bắt nguồn
từ những chuyển động không thấy được của các phân tử vật thể: nó là tổng các
tích số giữa khối lượng của mỗi phân tử với bình phương vận tốc của phân tử”.
Tuy nhiên, về sau Lavoaziê và Laplaxơ lại nhận xét rằng thuyết chất lỏng nhiệt
cũng giải thích đúng được nhiều hiện tượng như thuyết động học phân tử về
nhiệt. Từ đó Lavoaziê hoàn toàn từ bỏ quan niệm động học phân tử về nhiệt và
chuyển hẳn sang quan niệm chất lỏng nhiệt. Theo ông: “Chất lỏng này hết sức đặc
biệt, rất tinh tế, rất đàn hồi, khối lượng của nó nhỏ đến mức không thể dùng
dụng cụ để xác định, nó có thể xâm nhập vào các vật thể kể cả những vật thể đặc
khít nhất, và được các nhà vật ký học hiện đại gọi là chất nhiệt (calorique)”.
Kể ra thì cũng
rất khó hình dung nhiệt lại là do tổng hợp những chuyển động của các hạt tế vi
hợp thành vật thể tạo ra và gây cảm giác nóng - lạnh ở con người, nhất là vào
khoảng thời gian cuối thế kỷ XVIII, khi mà nhận thức khoa học về cấu tạo vật
chất còn rất mơ hồ. Năm 1869, nhà bác học xuất chúng người Nga, D. I. Menđêlêép
(1834 - 1907) khám phá ra qui luật biến đổi tuần hoàn về tính chất hóa học của
vật chất (định luật tuần hoàn) thì nhận thức khoa học về cấu tạo vật chất vẫn
rất hời hợt và chủ yếu là do suy đoán. Thậm chí có thể cho rằng mãi đến năm
1897 mới thực sự bắt đầu cuộc khám phá cấu trúc vật chất trong thực tiễn, khi
mà nhà vật lý học người Anh, J. J. Thomson, phát hiện ra hạt điện tử bằng con
đường thực nghiệm.
Điều đó giải
thích vì sao quan niệm “chất nhiệt” vẫn là quan niệm chính thống về bản chất
nhiệt đến tận giữa thế kỷ XIX, trong khoảng thời gian mà nhiều bằng chứng ám
chỉ về “nguồn gốc” cơ học của nhiệt đã xuất hiện. Ngay từ năm 1790, một bá tước
tên là Rumford (ở Munich)
đã thực hiện thí nghiệm là ngâm một nòng súng vào trong một bình nước, dùng
chiếc khoan cùn khoan nó trong 2 giờ thì nước sôi, rồi đi đến kết luận: nhiệt
là một dạng của chuyển động. Nhưng đa số các ngành nghiên cứu khoa học vẫn cho
rằng ma sát đã làm “chất nhiệt” chảy ra khỏi vật…
Khái niệm
“công” được hình thành trước tiên trong kỹ thuật, do đòi hỏi của thực tiễn chế
tạo và sử dụng máy móc thiết bị trong sản xuất. Và giữa thế kỷ XVIII, để nói về
khả năng hoạt động của máy hơi nước, người ta nêu rõ trong một giờ nó nâng được
bao nhiêu thùng nước lên độ cao nào.
Mikhail Vasilyevich Lomonosov (8 tháng 11 năm 1711 - 4 tháng 4 năm 1765, Sankt-Peterburg) là một nhà khoa học thực nghiệm tự nhiên nổi tiếng thế giới, nhà thơ, người đặt ra cơ sở cho tiếng Nga văn học hiện đại, họa sĩ, sử gia, người đóng góp cho sự phát triển của giáo dục, khoa học và kinh tế Nga, người khởi đầu của thuyết động học phân tử. Đại học Quốc gia Moskva mang tên ông.
Mikhail Vasilyevich Lomonosov (8 tháng 11 năm 1711 - 4 tháng 4 năm 1765, Sankt-Peterburg) là một nhà khoa học thực nghiệm tự nhiên nổi tiếng thế giới, nhà thơ, người đặt ra cơ sở cho tiếng Nga văn học hiện đại, họa sĩ, sử gia, người đóng góp cho sự phát triển của giáo dục, khoa học và kinh tế Nga, người khởi đầu của thuyết động học phân tử. Đại học Quốc gia Moskva mang tên ông.
Pierre-Simon Laplace | |
---|---|
Chân dung sau khi ông mất do Bà Feytaud vẽ, 1842
|
|
Sinh | 23 tháng 3 năm 1749 Beaumont-en-Auge, Normandy, Pháp |
Mất | 5 tháng 3, 1827 (77 tuổi) Paris, Pháp |
Nơi cư trú | Pháp |
Quốc tịch | Pháp |
Ngành | Thiên văn học Toán học |
Nơi công tác | École Militaire (1769-1776) |
Nổi tiếng vì | Công trình trong Cơ học thiên thể
phương trình Laplace
toán tử Laplace
Biến đổi Laplace Tính thủy triều |
Dmitri Mendeleev | |
---|---|
Dmitri Mendeleev năm 1897
|
|
Sinh | 8 tháng 2, 1834 Verhnie Aremzyani, Đế quốc Nga |
Mất | 2 tháng 2, 1907 (72 tuổi) St. Petersburg, Đế quốc Nga |
Tôn giáo | Chính thống giáo Đông phương |
Ngành | Nhà hoá học, vật lý và các lĩnh vực liên quan |
Nổi tiếng vì | Phát minh Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học |
Giải thưởng | Giải Demidov (1862) |
Chữ ký |
Joseph John Thomson | |
---|---|
|
|
Sinh | 18 tháng 12 năm 1856 Đồi Cheetham, Manchester, Anh Quốc |
Mất | 30 tháng 8, 1940 (83 tuổi) Cambridge, Anh |
Nơi cư trú | Anh |
Tôn giáo | Anglican |
Ngành | Vật lý học |
Nổi tiếng vì | Plum pudding model Phát hiện ra electron Phát hiện chất đồng vị Phát minh phương pháp phổ khối lượng |
Giải thưởng | Giải thưởng Nobel vật lý (1906) |
Máy hơi nước
được dùng ngày càng rộng rãi làm này sinh yêu cầu nghiên cứu một cách có hệ
thống và sâu sắc hơn quá trình tạo sinh công từ nhiệt để nâng cao hiệu suất
máy. Xađi Cácnô (1793 - 1832) là người được sinh ra để lãnh sứ mạng thực hiện
bước đầu tiên cho công cuộc nghiên cứu ấy.
Năm 1824, Cácnô
công bố tác phẩm khoa học: “Những suy nghĩ về chuyển động lực của lửa”. Trong
đó, ông đề ra định hướng cho nghiên cứu hiện tượng biến đổi từ nhiệt ra công:
“Muốn nghiên cứu nguyên tắc tạo ra chuyển động từ nhiệt một cách đầy đủ… cần
phải lập luận không những đối với máy hơi nước, mà còn đối với mọi loại động cơ
nhiệt có thể nghĩ ra được, mặc dù chất được sử dụng là chất nào và cách thực
hiện tác dụng là cách nào”. Nghĩa là cần phải nghiên cứu hiện tượng một cách
chung nhất, tổng quát nhất để rút ra được những nguyên lý, định luật áp dụng
đúng cho tất cả các trường hợp cụ thể trong thực tiễn tạo ra công từ nhiệt.
Trong tác phẩm
đó, Cácnô vẫn là người theo quan niệm chất nhiệt, và cho rằng chất nhiệt là một
thực thể không thể phá hủy được, bởi thế những biết đổi nhiệt độ của các vật
đều gắn liền với việc chuyển nhiệt từ vật này sang vật khác. Hơn nữa, ông còn
viết: “Sự xuất hiện lực chuyển động trong máy hơi nước không phải do thực sự đã
tiêu hao chất nhiệt, mà là do sự vận chuyển của chất nhiệt từ vật nóng đến vật
lạnh… Động lượng của nó chỉ phụ thuộc vào tác nhân dùng để gây ra nó, số lượng
của nó chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của các vật mà suy đến cùng, giữa chúng đã
diễn ra sự di chuyển chất nhiệt”.
Điều lạ lùng lý
thú là dù trên cơ sở quan niệm chất nhiệt, Cácnô vẫn đánh giá đúng đắn vai trò
nhiệt độ của nguồn nóng và nguồn lạnh, quan trọng hơn, đã khám phá ra dưới dạng
tiềm ẩn một trong ba nguyên lý cơ bản nhất của nhiệt động học (nguyên lý thứ
2).
Tuy nhiên về
sau, Cácnô đã có những nghi ngờ đối với quan niệm chất nhiệt và có lẽ cuối
cùng, ông đã rời bỏ nó song chưa kịp chỉnh sửa lại tác phẩm nổi tiếng đã công
bố của mình thì ông đã qua đời vì bệnh tả (lúc đó ông mới 36 tuổi!). Trong di
cảo của Cácnô được công bố sau khi ông mất, người ta đọc được những dòng này:
“Những luận điểm cơ bản mà lý thuyết nhiệt dựa vào cần phải được nghiên cứu kỹ
lưỡng. Một vài dữ kiện của thí nghiệm không thể giải thích được trong tình hình
hiện nay của lý thuyết”. “Nếu như một giả thuyết nào đó đã không còn đủ khả
năng giải thích các hiện tượng, thì cần phải vứt bỏ nó đi. Giả thuyết về chất
nhiệt như là thực thể vật chất, chính là đang ở trong tình trạng đó”. “Nhiệt…
là chuyển động đã thay đổi hình dạng. Nơi nào mà lực chuyển động bị hủy diệt
thì đồng thời xuất hiện nhiệt với một lượng tỷ lệ chính xác với lượng lực
chuyển động đã mất đi. Ngược lại: khi nhiệt biến đi, bao giờ cũng xuất hiện lực
chuyển động… Nói đúng ra, lực chuyển động không bao giờ được tạo ra, không bao
giờ bị hủy diệt: thực ra thì nó thay đổi hình dạng, tức là lúc thì gây ra loại
chuyển động này, lúc thì gây ra loại chuyển động khác, nhưng không bao giờ biến
mất”.
Có thể thấy
Cácnô là người đã tạo nền móng của nhiệt động lực học và đồng thời là người
trong thực tế bổ những nhát cuốc đầu tiên đào hố chôn quan niệm chất nhiệt.
Ngày nay trong khoa học, nhiệt được quan niệm là một dạng của năng lượng và có
tên gọi là “nhiệt lượng”.
***
Toàn bộ những
hiểu biết về nhiệt và về những thể hiện của nó mà loài người tích lũy được từ
trước đến nay, đã được đúc kết, hệ thống hóa lại thành một khối kiến thức tương
đối độc lập để phục vụ cho việc truyền thụ cũng như nghiên cứu, mang tên:
“Nhiệt học”. Trong đó nhiệt động học là một bộ phận của nó, cũng là bộ phận
mang tính nền tảng, nòng cốt.
“Thế giới”
nhiệt học mà loài người tạo dựng được từ quá trình nhận thức tự nhiên khách
quan theo khả năng chủ quan của mình, dù không vĩ đại bằng toán học hay vật lý
học, nhưng cũng thực sự rộng lớn và cũng muôn hình vạn trạng cảnh sắc, cũng
phong phú kỳ hoa dị thảo. Sau đây, chúng ta sẽ “du lịch” đây đó trong thế giới
ấy, nhưng chỉ đến những nơi mình thích, để quan chiêm một phen theo cách “cưỡi
ngựa xem hoa”, rồi nếu lúc nào cảm thấy cần thiết, sẽ đưa ra những lời “bình
loạn” kiểu “ngây thơ cụ”, nghĩa là già đầu mà nghĩ ngợi ngớ ngẩn như con nít
hoang tưởng.
Nhiệt học định
nghĩa: nhiệt độ là một đại lượng đặc trưng cho mức độ nóng lạnh của một thực
thể (một hệ). Có bốn loại thang dùng để đo nhiệt độ: thang Kelvin (oK), thang Celsi (oC), thang Fahrenheit (oF), thang Rankine (oR). Nhưng thông dụng nhất là hai thang oK và oC. Theo qui ước, hơi nước sôi ở áp suất tiêu chuẩn (1,033
átmốtphe) có nhiệt độ 100 oC và nước đá đang tan ở
cùng cám áp suất là 0 oC. Thang oK được dùng làm thang đo
nhiệt độ Quốc tế, sử dụng trong khoa học cơ bản. Mối quan hệ giữa oK và oC là:
ToK=toC+173,16
Theo quan niệm
của nhiệt học, giới hạn dưới tuyệt đối của nhiệt độ là 0 oK và không có giới hạn
trên ). Tuy nhiên, theo một số tài liệu hiện nay đã công bố thì
nhiệt độ thấp nhất có thể đạt được trong thực tế là Tmin=2.10-9 oK và nhiệt độ cao nhất
(tại thời điểm vụ nổ Big Bang) ước tính cỡ Tmax=2.1030 oK.
Nhiệt học cho
rằng có 3 cách truyền nhiệt từ nơi này sang nơi khác, từ vật này sang vật khác,
đó là dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt và bức xạ nhiệt.
Dẫn nhiệt là
phương thức truyền nhiệt chủ yếu trong các vật rắn. Hiện tượng được giải thích
như sau. Các nguyên tử cấu tạo nên vật, nhận năng lượng từ ngọn lửa và dao động
mạnh lên. Các dao động này truyền được từ nguyên tử này sang nguyên tử khác
thông qua va chạm. Các va chạm này truyền liên tiếp năng lượng từ nguyên tử đầu
cho đến nguyên tử cuối cùng. Bằng cách đó, vùng có nhiệt độ cao mở rộng dần dọc
theo thanh kim loại, nghĩa là đã có sự truyền nhiệt lượng từ nơi có nhiệt độ
cao hơn đến nơi có nhiệt độ thấp hơn.
Còn dẫn nhiệt
trong chất khí được giải thích là do chuyển động nhiệt của các phân tử ở nơi có
nhiệt độ cao hơn dịch chuyển đến nơi có nhiệt độ thấp hơn và ngược lại Các phân
tử ở nơi có nhiệt độ cao truyền năng lượng cho các phân tử ở nơi có nhiệt độ
thấp thông qua va chạm, làm cho phân tử có nhiệt độ thấp nóng lên còn phân tử
có nhiệt độ cao thì lạnh đi.
Đối lưu nhiệt
thường xảy ra với chất lỏng và chất khí. Các phần chất lưu (lỏng và khí) khi bị
nung sẽ nhận được nhiệt lượng và bị giãn nở, khối lượng riêng của chúng khi đó
trở nên nhỏ hơn nên phải di dời lên trên và các phần mạnh hơn phải di dời xuống
dưới. Quá trình liên tục như vậy tạo thành dòng gọi là dòng đối lưu. Dòng đối
lưu mang nhiệt lượng từ vùng này sang vùng khác. Dễ thấy: đối lưu là sự vận
chuyển khối lượng vật chất mang năng lượng khác nhau giữa vùng nhiệt độ cao và
vùng nhiệt độ thấp.
Phương thức
truyền nhiệt cuối cùng là bức xạ nhiệt. Bức xạ là một dạng năng lượng nên vật
bức xạ phải tiêu hao nội năng. Quá trình bức xạ nhiệt là quá trình một vật bị
nung nóng lên nhiệt độ cao thì bức xạ ra nhiệt mà nó nhận từ môi trường trở lại
môi trường.
Trong thực tế,
sự truyền nhiệt thường đồng thời theo cả ba phương thức đó.
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét