TT&HĐ V - 49/c
Hệ Mặt trời được hình thành trong thời gian chưa đầy 200.000 năm | Khoa học vũ trụ - Top thú vị |
PHẦN V: THỐNG NHẤT
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
Gorky
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng
mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể
gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein
“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
CHƯƠNG X (XXXXIX): LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG
“Điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình và làm cho chúng có thể mô tả Vũ Trụ?”
Stephen Hawking
“Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”
Arixtốt
“Thiên tài khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn”
A. Anhxtanh
“Nếu thực tại không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại”
A. Anhxtanh
“Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”
Robert A. Heinlein
“Từ
Vũ Trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh
một màu xanh vĩnh cửu”.
Gagarin
“...Đặt
cược cho một vũ trụ duy nhất và sự tồn tại của một nguyên lý sáng tạo
chịu trách nhiệm cho việc điều chỉnh Vũ Trụ một cách vô cùng chính
xác... Nguyên lý này không đại diện bởi một vị Chúa rậm râu; đó là một
nguyên lý phiếm thần biểu hiện qua các định luật của tự nhiên.”
Trịnh Xuân Thuận
“Chắc
chắn rằng, tựa như tình cảm tôn giáo, niềm tin rằng thế giới là lý
tính, hay ít nhất là có thể hiểu được, chính là cơ sở của mọi công trình
khoa học. Niềm tin này tạo nên quan niệm của tôi về Chúa. Đó là quan
niệm của Spinoza”.
Albert Einstein
"Có
một thứ chúng ta thấy ngay từ khi chào đời và hầu như thường xuyên
trong cuộc đời, nhưng chúng ta vẫn tưởng là chưa từng thấy, đó là không
gian. Có một thứ chúng ta tưởng thực sự tồn tại như dòng trôi cuốn chúng
ta đi nhưng không biết trôi về đâu, đó là thời gian. Ngày nay, chưa ai
nhận thức được hoặc nhận thức vẫn sai lầm về chúng. Chỉ khi nào loài
người nhận thức chính xác và cặn kẽ hai thứ thiết yếu ấy, thì nhiệm vụ
khoa học của loài người mới có cơ may hoàn thành".
TC
"Sau nhiều năm nghiền ngẫm, ở chặng cuối cuộc đời tôi mới ngộ ra: Vũ
Trụ không hỗn độn như chúng ta tưởng mà là một khối gắn kết thống nhất
vĩ đại, không phải vì phục tùng ý Chúa (làm gì có Chúa!) mà vì chính bản
thân nó: Tồn Tại. Vạn vật trong lòng nó luôn vận động để tránh Hư Vô,
nghĩa là vận động cho nó và vì nó, luôn tự giác răm rắp tuân theo một
nguyên lý chung nhất và duy nhất: nguyên lý Tự Nhiên".
NTT
""Của
dân,do dân và vì dân" là nguyên tắc cơ bản của mọi nhà nước trong việc
duy trì và bảo toàn xã hội chứ không phải sở hữu riêng của NNVN".
NTT
(Tiếp theo)
Theo nguyên lý nhân quả: không có tạo
dựng nào mà không có nguyên nhân. Ngay cả Tự Nhiên Tồn Tại cũng có nguyên nhân (chỉ có điều Tự Nhiên
Tồn Tại vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của chính Nó!). Suy ra từ nguyên lý đó
thì một cách tuyệt đối, không thể có vật thể nào tự thân vận động được. Điều đó
đúng với cả bản thân Vũ Trụ. Theo quan niệm của chúng ta thì vì Tự Nhiên
vốn dĩ là Tồn Tại và chỉ là Tồn Tại, không thể xuất hiện Hư Vô bên cạnh Tồn Tại
được. Muốn thế, Vũ Trụ phải vừa là vô hạn nhưng hữu biên, vừa là hữu hạn nhưng
vô biên, là cả hai và đồng thời không phải cả hai. Bản tính “nước đôi” đó dẫn
đến Vũ Trụ phải phân định tương phản thành hai thể ảo và thực để qui định lẫn
nhau: Vũ Trụ ảo bao hàm, qui định sự tồn tại và vận động của Vũ Trụ thực và
đồng thời ngược lại, Vũ Trụ thực bao hàm và qui định sự tồn tại và vận động của
Vũ Trụ ảo. Tuy nhiên, xét ở một góc độ nhất định, Vũ Trụ là sự tồn tại duy nhất và thống
nhất cho nên nó cũng tự thân vận động (!).
Từ đó mà rút ra: mọi thực thể trong Vũ
Trụ không thể tồn tại và vận động được nếu không thông qua tương tác với môi
trường chứa chúng. Và hệ quả là một thực thể, một cách tuyệt đối, không thể tự
thân làm chuyển động di dời bản thân nó, và cụ thể ở đây, anh chàng kia không
thể tự thân nhấc mình qua vũng lầy được. Ý tưởng của anh ta, theo đánh giá xã hội, rõ ràng là nếu
không ngu ngốc thì cũng điên rồ!
Nhưng hãy xét ở góc độ khác! Vật lý học
ngày nay quan niệm: không thể thay đổi trạng thái chuyển động của một vật nếu
vật đó không bị tác động từ bên ngoài và chỉ có thế cho nên vật lý học vẫn cho
rằng tự thân vận động là một hiển nhiên. Một mũi tên đang bay trong chân không,
nếu không bị vật khác tác động thì nó cứ thế bay mãi một cách đều đặn và tuyến
tính. Sự duy trì trạng thái chuyển động ấy theo vật lý học, chính là sự tự thân
vận động của mũi tên. Hơn nữa, xét ở tầng vi mô, rõ ràng sự tồn tại của mũi tên
được đảm bảo bởi sự tự thân vận động nội tại của nó. Như vậy trường hợp mũi tên
đang bay dường như đã chứng thực tính đúng đắn của quan niệm vật lý học đó.
Tuy nhiên, nếu xem xét trường hợp một tên
lửa hành trình đang bay trong chân không thì lại dường như vạch ra mâu thuẫn
nội tại ẩn chứa trong quan niệm nêu trên của vật lý học. Lúc đầu, vì không bị
tác động nào từ bên ngoài, nên tên lửa đang bay, cứ thế mà bay một cách thẳng
đều. Do được cài đặt sẵn mà đến một lúc nào đó trong vận động nội tại của nó
xuất hiện một phản ứng cháy nào đó tạo ra một luồng khí phụt ra không gian.
Theo nguyên lý phản lực, trạng thái chuyển động của tên lửa buộc phải bị biến
đổi. Nếu qui ước rằng khi mọi đặc trưng cơ bản về cấu tạo của tên lửa không hề
thay đổi dù có phụt khí ra không gian thì lúc đó nó vẫn là nó. Nghĩa là tên lửa
đã thực hiện được điều kỳ diệu: tự thân làm biến đổi trạng thái chuyển động của
nó. Đến đây, ý tưởng của anh chàng nọ, xem ra đã bắt đầu lộ ra tính có lý. Thậm
chí, nếu giả sử rằng, trong khi nhận thức đương thời “phì cười” trước ý tưởng
đó, nhưng có một nhà khoa học nào đó đã suy ngẫm thực sự nghiêm túc về nó
và liên hệ đến hiện tượng quả bóng đang bay bị xì hơi để từ đó rút ra được kết
luận về khả năng vật có thể tự thân đang ở trạng thái đứng yên chuyển sang
trạng thái chuyển động di dời vị trí cũng có nghĩa là khám phá ra nguyên lý
phản lực), thì không những phát kiến của nhà khoa học là một kiệt xuất, có tính
thiên tài, mà còn nên coi cái ý tưởng bất thường tự túm tóc nhấc mình qua bãi
lầy của anh chàng nọ như một gợi ý thách thức tư duy, mang tính tiên phong mở
đường khám phá ra nguyên lý phản lực, làm ra máy bay trực thăng.
Từ ý nghĩ tự thân vượt qua vũng lầy tới
phát minh ra máy bay trực thăng, xét theo phương diện nào đó, phải chăng là một
sáng tạo thiên tài từ một ý tưởng rồ dại?
Như vậy, khi Anhxtanh nói: “Thiên tài
khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn” thì chúng ta cũng có thể hiểu theo
ý: sự ngu ngốc vượt giới hạn chính là mầm mống làm nảy nở ra thiên tài, và thiên tài chưa hẳn đã là giới hạn của trí thông minh!
Dù sao thì theo triết học duy tồn, quan
niệm nêu trên của vật lý học chỉ đúng tương đối trong phạm vi đã qui ước mà
thôi. Một cách tuyệt đối, nội tại của bất cứ thực thể nào cũng phải nhờ đến môi
trường không gian, thông qua sự tương tác với môi trường không gian mà triển
khai vận động. Mặt khác, nếu cho rằng khí tạo phản lực của quả tên lửa là thuộc
về nội tại của nó thì khi luồng khí phụt ra môi trường không gian làm cho quả
tên lửa biến đổi trạng thái chuyển động, nội tại của quả tên lửa cũng bị biến
đổi theo (giảm khối lượng) và do đó quả tên lửa không còn là chính nó trước khi
phụt khí nữa, hay có thể nói lúc đó, quả tên lửa của thời điểm trước khi phụt
khí đã không còn tồn tại nữa. Còn nếu cho rằng khí phản lực không thuộc vật
chất của quả tên lửa mà chỉ là vật chất khác được kí gửi vào nội tại quả tên
lửa thì khi luồng khí phụt ra khỏi quả tên lửa, nó đã tác động đến quả tên lửa
theo nguyên lý tác động tương hỗ và làm cho quả tên lửa biến đổi trạng thái
chuyển động. Ở đây, phải cho rằng, môi trường không gian chính là nguyên nhân cuối cùng để triển khai được nguyên lý tác dụng tương hỗ đến quả tên lửa Thí nghiệm giả tưởng sau đây sẽ làm sáng tỏ hơn vấn đề.
Có một vật hình vuông A đứng yên trong
chân không và ngoài trường lực (hình 1/a). Vật A là sự hợp thành (chồng lên
nhau) của hai hình chữ nhật B và C. Hai hình chữ nhật B và C liên kết với nhau
bằng khớp bản lề L. Điểm cân bằng động hay quen gọi là trọng tâm của B và C lần
lượt là O1 và O2. Hai điểm ấy qui định trọng tâm của A là
O.
Hình 1: Sự tự
thân vận động
Vì vật A đang trong trạng thái đứng yên nên
điểm O cũng đứng yên. Muốn cho vật A chuyển động di dời vị trí thì phải tác
động đến trọng tâm O.
Bây giờ, giả sử rằng do một nguyên nhân
nội tại nào đó làm cho hai trọng tâm O1 và O2 bị tác động và rời xa nhau, nghĩa là hai vật
B và C xoay quanh nhau nhờ khớp bản lề L. Hỏi rằng lúc đó, trọng tâm O có di
dời trong môi trường chân không?
Theo vật lý học, đó là hiện tượng tự thân
vận động của vật A. Dễ thấy rằng nguyên nhân của sự tự thân vận động ấy là do
hai thành phần B và C của vật A tác động tương hỗ lẫn nhau. Sự tác động tương
hỗ ấy làm cho O1 và O2 chuyển động với một động năng bằng
nhau nhưng tương phản nhau về phương chiều. Nghĩa là sự tự thân vận động của
vật A là một hiện tượng vận động cân bằng mà điểm cân bằng động chính là trọng
tâm O. Có thể thấy, cho dù sự tự thân vận động của vật A làm cho nó biến dạng
đến hình 1/b và cuối cùng định dạng ở hình 1/c nhưng trọng tâm O của nó luôn
đứng yên trong chân không.
Tuy nhiên, nói chính xác ra vận động nội
tại của vật A đã chấm dứt sự tồn tại của nó như vốn dĩ trước đó và đồng thời
làm xuất hiện vật A’ ở hình 1/c với trọng tâm vẫn là điểm O.
Nếu không có bản lề L thì sự vận động tự
thân của A sẽ được thấy không khác hiện tượng phản lực ở trường hợp quả tên
lửa. Nếu gọi B (hay C) là quả tên lửa thì C (hay B) là luồng khí phản lực và
quả tên lửa, do có sự tác động của luồng khí phản lực mà chuyển động di dời ra
xa điểm qui chiếu đứng yên O. Còn nếu qui ước vật A vẫn tồn tại gồm sự hợp
thành của B và C sau khi B và C rời xa nhau thì dù sự tự thân vận động của nó
làm cho nó biến dạng, nó vẫn được cho là không hề di dời vị trí vì trọng tâm O
của nó vẫn luôn đứng yên tại vị trí cũ, vị trí trước khi nó biến dạng.
Có thể kết luận: sự tự thân vận động của
một vật chỉ mang tính tương đối. Sự vận động ấy có thể làm cho vật biến đổi
hình dạng, biến đổi trạng thái cân bằng vận động nhưng tuyệt đối không làm cho
trọng tâm của nó biến đổi trạng thái chuyển động trong không gian. Nói vui: sự
tự thân vận động của một vật làm cho vật đó nếu có “đứng” thì cũng không “yên”.
Và thêm một kết luận vui khác: thiên tài chưa
chắc là không điên rồ và điên rồ nhiều khi lại là thiên tài, hơn nữa thường thì
điên rồ đóng vai trò đi tiên phong để vạch đường mở lối cho thiên tài và vì lẽ
đó, thiên tài đích thực phải biết nể trọng điên rồ đồng thời cũng phải biết cảm
ơn điên rồ.
Tại một buổi thảo luận (trong hội nghị
quốc tế bàn về vật lý năng lượng cao, diễn ra tại Kiép (Ucraina) năm 1959) về
thuyết thống nhất vật chất do nhà vật lý V. Pauli, người Thụy Sĩ đã trình bày ở
Niu Oóc (Mỹ), nhà vật lý Bohr đã nhận xét: “Chúng ta đều thống nhất thuyết của
ông (tức V. Pauli) quả là điên rồ. Nhưng vấn đề khác nhau giữa chúng ta (tức
những người có mặt tại buổi thảo luận) ở đây là ở chỗ, thuyết đó đã đủ điên rồ
để có khả năng trở thành một thuyết đúng chưa? Tôi có cảm tưởng là thuyết đó
vẫn còn chưa đủ điên rồ”.
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét