BÀI HÁT "TRIỆU ĐÓA HOA HỒNG"

 

 
Triệu Đóa Hồng - Triệu Trang
Ba bông hoa hồng trứng trên một cành

LỊCH SỬ BÀI "MILLION SCARLET ROSES" (TRIỆU ĐÓA HOA HỒNG)
Một triệu bông hồng đỏ là nguyên mẫu của nghệ sĩ. Một triệu bông hồng đỏ tươi là một câu chuyện có thật đã trở thành cốt truyện của bài hát. Sinh ra đúng giờ nhưng là một người xa lạ:
"Hàng triệu, hàng triệu, hàng triệu bông hồng đỏ tươi.
Từ cửa sổ, từ cửa sổ, từ cửa sổ mà bạn nhìn thấy.
Ai đang yêu, ai đang yêu, ai đang yêu và tha thiết,
Anh ấy sẽ biến cuộc đời mình thành những bông hoa vì bạn".
Bạn chắc chắn đã nghe bài hát này của Alla Pugacheva hơn một hoặc hai lần. Bạn có biết rằng chính người nghệ sĩ đã tặng người yêu của mình một triệu bông hồng đỏ thực sự tồn tại? Truyền thuyết tuyệt đẹp này hợp nhất hai thành phố của Gruzia - Tbilisi và Sighnaghi, trong đó hành động của những dòng này đã diễn ra. Nghệ sĩ Niko Pirosmani sinh ra tại ngôi làng nhỏ Mirzaani, thuộc tỉnh Kakheti, Georgia. Những nơi này được biết đến với loại rượu nổi tiếng "Thung lũng Alazani". Ngay phía trên thung lũng này, thị trấn Sighnaghi mọc lên, cạnh đó Pirosmani đã trải qua thời thơ ấu của mình. Cha mẹ của Niko Pirosmani mất sớm: cậu bé mới 8 tuổi. Anh được nuôi dưỡng bởi gia đình Kalantarov, nơi cha anh làm việc trước khi qua đời. Ở tuổi trưởng thành, Pirosmani rất nghèo: anh ấy nhận được công việc như một nhạc trưởng, nhưng anh ấy liên tục bỏ ngang công việc - anh ấy chỉ bị thu hút bởi hội họa và không có gì hơn. Vẫn có nhiều nghệ sĩ ở Sighnaghi bày bán các tác phẩm của họ ngay trên các con đường của thị trấn. Có lẽ không khí đặc biệt ở đây? Một lần, tại một trong những quán cà phê ở Tbilisi, Pirosmani tình cờ xem được buổi biểu diễn của nhà hát Pháp "Belle Vue", nơi anh nhìn thấy cô ... Tên cô ấy là Margarita de Sevres và Pirosmani ngay lập tức yêu nhau. Vài ngày sau, vài chiếc xe đẩy đến khách sạn ở khu Sololaki, nơi Margarita sống, chất đầy hoa: có hoa hồng, mẫu đơn, hoa loa kèn, anh túc ... Khu vực Sololaki nơi Niko và Margarita gặp nhau Để có được món quà như vậy, Pirosmani phải bán thứ duy nhất mà anh có - cửa hàng sữa của anh. Sau đó, ông không bao giờ có thể kiếm được thu nhập bình thường và cho đến cuối đời, ông phải ăn xin, thường qua đêm trong các hầm rượu Tiflis.
Vào ngày 5 tháng 5 năm 1918, cách đây 96 năm, một nghệ sĩ nghèo đã qua đời tại một trong những bệnh viện dành cho người nghèo ở Tbilisi. Trước đó một ngày, những người hàng xóm của anh ta, nhận ra Niko đã không xuất hiện trước công chúng trong một tuần, đã cùng nhau mở cửa tủ nơi anh ta sống. "Họa sĩ" 56 tuổi, như bạn bè gọi anh, nằm trong cơn đói khát. Anh không còn sức để mở mắt.
Người đàn ông hấp hối được đưa đến bệnh viện, hy vọng vào một phép màu. Nhưng phép màu là vô cùng hiếm. Ngày hôm sau Pirosmani chết. Anh ta không có bất kỳ tài liệu nào, và trong sổ bệnh viện ghi anh ta là một người nghèo không rõ danh tính, anh ta không được chôn cất ở nghĩa trang. Hiện chưa rõ mộ của Pirosmani nằm ở đâu. Ngay trước khi chết, anh ta tỉnh lại vài giây, mở mắt ra. Nhưng những lời nói đó không đủ mạnh, và chỉ có giọt nước mắt của một người đàn ông xấu tính lặng lẽ trượt dài trên gò má hõm vào không cạo của anh ta ...
Margarita de Sevres sớm trở lại Pháp và cho đến cuối đời họ không gặp nhau, tất cả những gì dành cho Pirosmani là nụ hôn duy nhất mà Margarita trao cho anh gần chính khách sạn đó ...
Năm 1968, 50 năm sau cái chết của Pirosmani, một cuộc triển lãm các tác phẩm của ông đã được tổ chức tại Louvre. Một trong những ngày diễn ra cuộc triển lãm, một phụ nữ lớn tuổi đến bảo tàng và đứng rất lâu gần bức tranh "Nữ diễn viên Margarita". Hóa ra, người phụ nữ đó chính là Marguerite de Sevres, lúc đó đã hơn 60 tuổi. Nữ diễn viên đã yêu cầu được chụp ảnh cô trên nền của bức tranh do các nhân viên của bảo tàng Louvre thực hiện. Margarita có những bức thư với cô, mà Niko Pirosmani thường viết cho cô sau khi cô rời đi Paris. Các đại diện của phái đoàn Gruzia sợ phải đưa họ khỏi Margarita, sợ những vấn đề khi vào Liên Xô (chúng tôi luôn dễ trở thành gián điệp) nên họ đã ở lại với Margarita. Than ôi, kết thúc của câu chuyện này rất buồn: Margarita chết ở đâu và khi nào, cũng như những gì đã xảy ra với những bức thư này, chúng ta không biết.
Triệu bông hồng (tiếng Nga: Миллион алых роз), hay còn được gọi với các tên: Triệu đóa hồng, Triệu triệu đóa hồng, Triệu đóa hoa hồng, Triệu bông hồng thắm, Triệu đóa hồng thắm là tên một ca khúc tiếng Latvia được sáng tác bởi Raimonds Pauls với phần lời của Leons Briedis . Nó được biểu diễn tại Mikrofona aptauja năm 1981 bởi Aija Kukule và Līga Kreicberga . Bài hát là một trong những bài nổi tiếng nhất của Pauls đã được một số nghệ sĩ cover lại, đáng chú ý nhất là Alla Pugacheva người Nga vào năm 1982 với lời bài hát tiếng Nga của nhà thơ Nga Andrey Andreyevich Voznesensky.
Bài hát có tiết tấu nhanh, sôi động nhưng phảng phất nỗi buồn. Ca sĩ Alla Pugachyova thể hiện bài này rất thành công. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, bài hát này nổi tiếng và phổ biến đến mức được người dân nơi đây đều cho là "biểu tượng của tình ca" và nó có mặt trong tất cả các phòng hát karaoke nơi đây. Ở Việt Nam bài hát cũng rất được ưa chuộng, được nhiều người nghe và hát, và được đặt lời tiếng Việt, người thể hiện thành công nhất cho ca khúc Triệu bông hồng là ca sĩ Cẩm Vân. Theo tác giả Hoàng Anh, báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, nhạc sĩ Thế Hiển là người đầu tiên đặt lời Việt, phổ biến ca khúc "Triệu đóa hoa hồng" tại Việt Nam. Thế Hiển cho biết, năm 1983 ông đã nhờ một người bạn tìm mua giúp tất cả tư liệu, đĩa hát và văn bản của bài hát để mang về Việt Nam, sau đó nhờ Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên dịch bài hát từ lời Nga sang lời Việt. Ông cũng nhận được một bản dịch khác từ nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền. Thế Hiển đánh giá bản dịch nào cũng hay nên đã lấy đoạn 1 là lời của Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên, đoạn sau là lời của nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền.
 
Romantic GUITAR - Million Scarlet Roses

Ai người mang đến những bông hồng?

Chuyện kể rằng, có một chàng họa sĩ nọ yêu một nàng ca sĩ, biết nàng thích hoa hồng, đã bán cả gia tài chỉ để tặng nàng cả đại dương hồng thắm…
Câu chuyện này đã được “người đàn bà hát” Alla Pugacheva hát lên vào tháng 11/1982. Từ đó đến nay, Triệu đóa hoa hồng (Million of scarlet roses, Миллион алых роз) đã trở thành chuyện tình được rất nhiều người yêu thích.

“Một chuyện tình yêu anh họa sĩ”

Chuyện tình của chàng họa sĩ và nàng ca sĩ là có thật. Chàng tên Niko Pirosmani, người Gruzia, một họa sĩ chưa được nhiều người biết đến, cuộc sống ăn đong từng bữa. Nàng, Marguerite de Sevres, có vẻ đẹp của một tiểu thư đài các, là một ca sĩ đến từ Paris hoa lệ.

Họ gặp nhau vào tháng 3/1909, chính xác hơn Pirosmani là người trông thấy Marguerite đầu tiên, bởi đơn giản khi ấy Marguerite dừng chân ở Tiflis (tên gọi cũ của Thủ đô Tbilisi, Gruzia) trong một tour biểu diễn và chắc chắn nàng chẳng để ý đến một gã họa sĩ 47 tuổi đang nhìn mình say đắm giữa đám đông. Nhưng đó là cuộc gặp gỡ số phận, để thay đổi cuộc đời Pirosmani, ít ra cũng lóe sáng được một thời gian ngắn ngủi trong suốt hành trình có tên là cuộc đời vốn chẳng sáng sủa gì của ông.

Pirosmani đã yêu ngay Marguerite từ cái chạm mắt đầu tiên. Vẻ đẹp rực rỡ cùng giọng hát thánh thót của nàng đã hạ gục ông. Nhưng giữa họ là một khoảng cách lớn.

Có người bảo giữa hai người đã nảy sinh tình yêu, nhưng nàng ca sĩ đã bỏ chạy vì chàng họa sĩ quá cháy bỏng. Nhiều người khác thì khẳng định đây thuần là mối tình một hướng, chàng đã ngỏ lời nhưng nàng không đáp lại.

Marguerite de Sevres, nàng ca sĩ khiến họa sĩ Niko Pirosmani si mê

Và lúc ấy chàng họa sĩ quyết định chơi ván cuối. Biết nàng thích hoa, đặc biệt là hoa hồng, chàng quyết định làm điều bất ngờ.
Họa sĩ Pirosmani đã bán tất cả, từ nhà cửa, tranh sơn dầu, giường ngủ… để lấy một số tiền đủ mua vô vàn hoa hồng tặng Marguerite.

Một sáng tháng 3/1909, góc phố Sololaki đối diện quảng trường công cộng, nơi Marguerite đang trọ, bỗng náo nhiệt khác thường. Từng đoàn xe nối nhau đổ xuống cơ man là hoa hồng. Cả một con đường tràn ngập hoa. Bọn trẻ tò mò, các thiếu nữ ôm ngực thảng thốt…

Sau này, những người chứng kiến kể lại rằng, họ không biết mối tình ấy như thế nào, nhưng cảnh tượng lúc ấy giống như cổ tích. Hoa hồng có lẽ được mua không chỉ ở Tiflis mà khắp mọi nơi, cả một không gian quảng trường đẫm mùi hoa.

Marguerite lúc ấy đang ở lầu 2, nghe ồn ào bên dưới, cô vén cửa ra nhìn và cực kỳ ngạc nhiên khi dưới vòm cửa là một đại dương hoa hồng trải đến ngút mắt. Từ phía xa, Pirosmani đi đi lại lại trong dáng mảnh khảnh quá khổ. Anh đang chờ một phép màu.

Marguerite cực kỳ xúc động. Nhưng đó là cái xúc động của khoảnh khắc. Nàng vẫn xuống, ôm lấy Pirosmani và tặng chàng một nụ hôn.

Không lâu sau đó, gánh hát trở về Paris. Hồng đã tàn, mọi thứ trở lại như cũ, chỉ duy nhất trái tim chàng họa sĩ không còn đập như xưa, bởi “ngôi nhà xinh anh đã bán, bằng dòng máu nóng trái tim mình”… Những gì sót lại là một bức họa Pirosmani vẽ Marguerite mặc váy trắng và tay trái cầm bó hồng màu… trắng.

Người ta đồn rằng nữ ca sĩ khi về lại Pháp đã yêu và lấy một người sau này trở thành Bộ trưởng Văn hóa Pháp. Pirosmani ở lại, sống nốt cuộc đời trong nghèo khó, vô gia cư, trú ngụ thường xuyên ở ga xe lửa Sadguri, vẽ tất cả những gì được yêu cầu, chỉ đổi lấy thức ăn và rượu. 9 năm sau cuộc gặp gỡ định mệnh, năm 1918, Pirosmani qua đời ở tuổi 56. Ông mất vì suy gan và suy dinh dưỡng.

Đến gần cuối đời, những sáng tác của ông mới được nhắc đến trên báo chí và sau khi qua đời, những tác phẩm của ông được đánh giá lại một cách công bằng. Hiện 300 bức tranh của ông đã có vị trí rất trang trọng trong Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Gruzia. Hình ông cũng được in trên tờ tiền mệnh giá 1 lari của Gruzia (gần bằng 0,5 euro)…

Họa sĩ Niko Pirosmani thời trẻ

Có người kể, sau này, khi trở lại Gruzia, biết người từng mang tặng mình cả triệu bông hồng đã qua đời vì bệnh, nữ ca sĩ Marguerite de Sevres cảm động và đã tổ chức quyên góp để dựng tượng ông, sau đó tổ chức triển lãm tranh của ông tại Paris.
Đoạn kết này chưa biết thực hư, nhưng là một cái kết có hậu cho những ai thích tin vào cổ tích.

Chân dung Pirosmani năm 1916

Mối tình của Pirosmani, sau này (năm 1960) đã được văn hào Konstantin Paustovsky kể lại trong câu chuyện Tấm vải sơn tầm thường nằm trong quyển thứ năm Бросок на Ioг (Về phương nam) thuộc tiểu thuyết Повесть о жизни (Tiểu thuyết cuộc đời). Để rồi từ câu chuyện này, hơn 20 năm sau, nhà thơ huyền thoại Andrey Andreyevich Voznesensky đã viết thành lời trong ca khúc (giai điệu được sáng tác bởi Raimonds Pauls) đã trở thành bất hủ, Triệu đóa hồng.

Bài hát này được Alla Pugacheva, nữ ca sĩ hàng đầu của Liên Xô lúc ấy, hát lần đầu tiên.

“Người đàn bà hát” – Alla Pugacheva

Bài hát nhanh chóng nổi tiếng khắp liên bang Xô Viết. Đài Truyền hình Trung ương Liên Xô đã phải phát lại hàng nghìn lần theo yêu cầu của khán giả. Triệu đóa hồng trở thành ca khúc để đời của Raymonds Pauls. Ở nhiều nước, bài hát được yêu thích khắp nơi. Alla Pugacheva trở thành nữ ca sĩ Xô Viết được yêu thích nhất tại Nhật Bản cũng vì bài hát này.

Tại Việt Nam, Triệu đóa hồng nhanh chóng được yêu thích đặc biệt vào năm 1984, qua tiếng hát của Ái Vân. Phần lời ca khúc này do NSND Trung Kiên đặt. Thời điểm đó ông đang học tại Liên Xô, khi thấy ca khúc này có giai điệu và phần lời quá đẹp, ông quyết định chuyển ngữ và đưa Ái Vân hát đầu tiên.

“Triệu đóa hồng” là ca khúc được Ái Vân thể hiện thành công nhất

NSND Trung Kiên vẫn giữ nguyên phần lời gốc và ông đã chuyển ngữ rất đẹp. Đến giờ, ông vẫn đánh giá đây là một trong những các khúc Xô Viết bất hủ và ông vẫn yêu nhất tiếng hát Ái Vân qua phần lời Việt, dù ca khúc này đã được nhiều ca sĩ trong nước thể hiện khá thành công sau đó…

Ngày 1/6/2010, nhà thơ Andrey Andreyevich Voznesensky qua đời. Trong buổi tiễn đưa ông, ca sĩ Alla Pugacheva đã nói: “Triệu đóa hồng mà ông đã tặng sẽ không bao giờ héo úa trong tâm hồn tôi”. Và chắc chắn Alla Pugacheva không phải là người duy nhất thốt ra điều ấy.

(sưu tầm)

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH