TÀI THƠ

 
Liên khúc: Câu Chuyện Đầu Năm - Hòa Minzy, Erik, Đức Phúc | Gala Nhạc Việt 11 (Official)

Bàn thờ thần tài có 3 ông ? Nên đặt kích thước bàn thờ ntn ?

 

TÀI THƠ
 
Tập tễnh cũng xong bài đầu tay
Đọc đi đọc lại thấy rằng hay
Lót tót đem khoe thằng mù chữ
Nó nhòm rồi hỏi :" Cái gì đây?"

Quần quật làm được bài thứ hai
Xem ra không ngắn cũng không dài
Hí hửng cố tìm thằng đeo kính
Đọc rồi nó phán :" Nét hơi gầy!"                                                                                                                                                                 Làm bài thứ ba cố miệt mài                                                                 Lần này quyết chí trổ thi tài                                                               Rối lặn lội tìm thằng xuất bản                                                             Lật qua lật lại nó bảo: "Hài!"

Ba bài hay thế, chẳng ai hay.
Đưa vợ, vợ khen :" Ông có tài!
Vừa lúc đang tìm mồi nhóm bếp
Ba tờ cũng đủ, thật là may!"
 
Mới biết thành tài khó lắm thay                                                             Thành tài nhiều khi phải có "tài"                                                           Ngày mai cần siêng năng cúng bái                                                        Nhờ vả một phen bác Thần Tài!


                                                     Trần Hạnh Thu 
 
UNI5 | TẾT ĐẾN THẬT RỒI! | FT H.H.N | OFFICIAL MV ( Nhạc Tết 2022 )

Câu thơ của Lý Bạch bị hiểu lầm suốt hơn 1000 năm: ‘Đầu giường ánh trăng rọi. Ngỡ mặt đất phủ sương’…

Trên bầu trời thơ Đường, Lý Bạch chính là ngôi sao chói lọi nhất, tỏa ánh hào quang tận thiên thu. Thơ ông thấm đẫm phong cách trữ tình, lãng mạn, có phong thái siêu trần, thoát tục. Nhưng có một câu thơ kỳ lạ của thi nhân họ Lý đã bị hiểu lầm cả nghìn năm qua… 

Câu thơ ấy nằm trong bài “Tĩnh dạ tư” nổi tiếng cổ kim. Đó là bài thơ đã gắn liền với tên tuổi của thi nhân họ Lý, được bao thế hệ độc giả mến mộ. Sử cũ ghi chép, năm 726 (Đường Thái Tông niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 14), theo lịch cũ khoảng vào ngày rằm tháng 9, Lý Bạch mới 26 tuổi đang du ngoạn Dương Châu. Trong một đêm trăng sáng, Lý Bạch ngửa mặt lên ngắm ánh trăng sáng vằng vặc trên bầu trời, bất giác nhớ nhà, tức cảnh sinh tình rồi viết nên bài thơ thiên cổ ngàn năm sáng rọi.

静夜思 

床前明月光,
疑是地上霜.
举头望明月,
低头思故乡.

Tĩnh dạ tư

Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.

Dịch nghĩa: Đầu giường ánh trăng chiếu rọi. Ngỡ là sương trên mặt đất. Ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Cúi đầu nhớ quê cũ. 

Dịch thơ: (Bản dịch Văn Nhược)

Ánh trăng chiếu sáng đầu giường
Ngỡ là mặt đất phủ sương móc dày 
Ngẩng đầu ngắm ánh trăng đầy 
Cúi đầu bỗng nhớ những ngày cố hương 

Hình ảnh có liên quan

Lý Bạch xa quê từ thời trẻ, luôn mang trong mình nỗi lòng của người khách tha phương. Ảnh minh họa

Xã hội hiện đại, lối nghĩ của con người đã chệch đi quá xa ý tứ của cổ nhân, rất nhiều câu chữ cổ bị mai một, ý nghĩa bị ngộ nhận, hiểu lầm. Trong bài thơ của Lý Bạch, câu: “Sàng tiền minh nguyệt quang. Nghi thị địa thượng sương” (Đầu giường ánh trăng sáng, ngỡ là sương trên mặt đất) thì chữ “Sàng” (床) ở đây bị hiểu lầm thành “giường ngủ”.

Thực tế, điều đó hoàn toàn không phải như vậy. Căn cứ theo khảo chứng của nhiều học giả, chữ “床 –  Giường” có tới 5 kiểu giải thích:

1. Là nói về “Đài giếng” (井台), tức là mặt bệ thành giếng. 

2. Là nói về Thành giếng (井栏). Thời cổ đại thành giếng còn được gọi là “Ngân giường” (银床). Căn cứ theo phát hiện của các nhà khảo cổ học, vào thời Trung Quốc cổ đại, khi đào giếng nước, người ta thường dùng gỗ để ghép lại làm thành giếng. Hơn nữa, thành giếng được làm cao hơn 1 mét, giống như một cái tủ gỗ hình vuông vây quanh miệng giếng, đề phòng không may có người ngã xuống. Ngoài ra về cách thiết kế thành giếng này cũng có phần giống với giường ngủ đương thời. Chính vì vậy mà nó còn được gọi là “Ngân giường”. 

3. Là một cách gọi thông thường để chỉ “Cửa sổ” (窗). 

4. Là cách gọi của “Chõng tre” (坐卧).

5. Là cách gọi của “Hồ sàng” (胡床), một loại ghế ngồi có thể gấp lại thời xưa. Nó còn một tên gọi khác nữa là “Giao sàng” (交床) hay “Giao kỷ” (交椅). Cho đến tận thời nhà Đường chữ “床 –  Giường” vẫn được mọi người hiểu là “Hồ sàng” (胡床)

Do vậy, đa số các học giả đều nhận định chữ “床 – Giường” trong thơ Lý Bạch nên hiểu là “Mặt thành giếng”. Vậy nên, ý nghĩa chính xác của câu thơ này là trong một đêm trăng thu sáng tỏ, thi nhân đứng bên giếng nước ngẩng đầu ngắm ánh trăng, tức cảnh sinh tình viết ý thơ. 

Lý Bạch sinh năm 701 tại Thanh Liên hương, Quảng Hán, Tứ Xuyên. Nơi đây vốn dĩ tên là Thanh Liêm hương, nhưng vì sau này Lý Bạch lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ nên đổi thành Thanh Liên hương. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà mẹ nằm mộng thấy sao Trường Canh. Vì sao này có tên là Thái Bạch nên bà đặt tên con là Bạch, ông mang họ Lý, nên gọi là Lý Bạch. 

Lý Bạch ngay từ khi còn nhỏ đã bác học tinh thâm, ngoài kinh điển của Nho giáo, Thích giáo, Đạo giáo, văn ký nổi tiếng cổ đại ra còn học cả thi thư của bách gia, kiếm thuật. Ngay từ khi rất sớm, Lý Bạch đã chuyên tâm tu Đạo, thích ẩn cư nơi sơn cốc cầu Tiên tìm Đạo. Ông vân du sơn thuỷ, khổ cầu thuật đạo tu Tiên. Lý Bạch bản tính phóng khoáng, không thích sự gò bó, câu thúc nên được người ca ngợi gọi là “Thi Tiên”. 

Kết quả hình ảnh cho Ngẩng đầu nhìn trăng sáng. Cúi đầu nhớ cố hương

                      “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng. Cúi đầu nhớ cố hương”. Ảnh minh họa

Đỗ Phủ từng nhận xét về ông như sau: “Bút lạc kinh phong vũ, thơ thành khấp quỷ thần“, ý rằng khi Lý Bạch hạ bút thì kinh động cả mưa gió, cảm động cả quỷ thần khiến tất cả phải rơi lệ. Hạ Tri Chương, một thi nhân nổi tiếng khác thời Đường từng tán thán rằng: “Lý Bạch là bậc Trích Tiên trên trời“, ý rằng nhà thơ là Tiên trên Trời bị giáng xuống cõi phàm trần. 

“Tĩnh dạ tư” là một bài thơ nhuốm đầy u hoài. Thuở nhỏ, Lý Bạch thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi, ông lên đường ngao du sông biển, rời xa quê nhà, từ đó cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay chưa từng một lần trở lại. Cứ mỗi lần ngắm mảnh trăng trong treo trên bầu trời, họ Lý lại nhớ quê da diết. 

Trong thơ Lý Bạch, hình ảnh ánh trăng xuất hiện dày đặc, đến nỗi người đời sau cứ mỗi khi nhắc đến Lý thì lại nhớ đến trăng, mỗi khi nhìn thấy trăng thì nhớ ra Lý. Viết về trăng hay nhất chính là Lý Bạch vậy. “Tĩnh dạ tư” ngập tràn một màu hoài niệm, ngập tràn ánh trăng. Trăng soi tỏ khắp cả bài thơ, trên trời, dưới đất đến đầu giường, trăng soi cả vào lòng thi nhân, chiếu lên nỗi niềm tha hương của người khách tang hải nhớ quê mà chẳng thể trở về.

“Ngẩng đầu ngắm trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”

Hai hành động chắc chỉ cách nhau một khoảnh khắc nhưng lại là hai trạng thái hoàn toàn khác biệt. Ngẩng đầu ngắm trăng là vui, là say cảnh đẹp. Cúi đầu nhớ quê là buồn, là u hoài, là thương tiếc. Ngẩng đầu – cúi đầu thoạt nhìn có vẻ chỉ là vài cử động giản đơn nhưng bên trong chất chứa tình ý sâu xa, là quan hệ nhân quả: Vì ngẩng đầu ngắm trăng mà chợt nhớ quê nhà.

Mà cái chợt nhớ ấy cũng không phải vô duyên vô cớ, bất thình lình. Chỉ khi trong lòng lúc nào cũng chất đầy một nỗi niềm nhớ thương đến thế thì khi bất ngờ gặp cảnh mới lại sinh tình làm vậy. Trong lòng người có tình, trăng chỉ là cái cớ, là chất xúc tác để thi hứng vút bay mà thôi. Thơ Lý Bạch tinh tế đến thế, thanh thoát đến thế, trong cảnh có tình, trong thơ có họa, thực làm người ta nghìn năm đọc hoài chẳng chán.

theo ĐKN

Đỗ Phủ, tấm lòng người chí sĩ giữa loạn lạc binh đao: Lo trước cái lo thiên hạ, vui sau cái vui thiên hạ

Kết quả hình ảnh cho Đỗ Phủ

Binh đao loạn lạc ở thời nào cũng có, đó như là cơn ác mộng kinh hoàng, là nỗi sợ hãi của bất kì ai. Và dưới con mắt của một bậc thi sĩ tài hoa, từng vần thơ như tái hiện lại cảnh loạn lạc thời cổ xưa. Mỗi câu chữ như lời bày tỏ nỗi lòng chua xót và cũng là lời gửi gắm của một sĩ phu yêu nước thương dân.

Câu chuyện chưa kể đằng sau bài ca mất nước ‘Khúc Hậu Đình Hoa’ (2)

Đỗ Phủ biểu tự Tử Mỹ hiệu Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách 野客) hay Đỗ Lăng bố y, là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc. Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử và Thi Thánh.

Ông sở hữu rất nhiều những tác phẩm thơ ca đặc sắc. Những tác phẩm ấy ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản.

Hình ảnh có liên quan                                                            Nhà thơ Đỗ Phủ. (Ảnh: Internet)

Nếu như độc giả phương Tây yêu thích và coi những tác phẩm của Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo là những báu vật nghệ thuật thì ở phương Đông những tác phẩm thi ca của Đỗ Phủ được sánh ngang bằng.

Một trong những tác phẩm được cho là nổi tiếng nhất của ông là bài thơ Mao ốc vị thu phong sở phá ca. Bài thơ là bức tranh khốn khổ của cảnh loạn lạc binh đao

Trong suốt cuộc đời của mình, Đỗ Phủ một lòng ôm ấp một ước vọng là tham gia chính trường để dốc sức giúp dân giúp nước. Thế nhưng cuộc đời của ông giống như cả đất nước đều bị điêu đứng vì loạn đảng An Lộc Sơn năm 755.

Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng lại không được trọng dụng nên ông đã từ quan đưa ra đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô.

Những năm tháng còn lại ở đời của ông trong cảnh đau ốm bệnh tật. Nhưng có lẽ căn bệnh lớn nhất và cơn đau lớn nhất của ông không nằm ở thân xác này. Đó là nỗi đau của cảnh binh đao, loạn lạc.

Chữ “tranh” (mao) được nhắc lại 2, 3 lần, lối viết liệt kê đã tái hiện lại trận cuồng phong lần lượt bóc đi từng tấm tranh, nhà thơ ngơ ngác nhìn, bất lực. Cả 5 câu thơ đều được gieo vần bằng: “hào – mao – giao – sao – ao “, đó là những vần có âm vang diễn tả âm điệu thơ như tiếng khóc, tiếng thở than, về vần thơ, Khương Hữu Dụng thể hiện đúng dụng ý nghệ thuật của Đỗ Phủ trong nguyên tác: “gịà – ta – xa – sa”.

Tháng tám, trời cao, thu nổi gió 
Cuốn tung ba lớp cỏ mái nhà 
Qua sông rớt xuống đất xa 
Cao thì vắt vẻo rừng già ngọn cây 
Thấp tơi tả chìm đầy ao nước.

Câu thơ miêu tả là cảnh gió thổi cuộn tung cả lớp cỏ mái nhà tranh của Đỗ Phủ. Ngọn gió ấy như kẻ vô tình cuốn đi tất cả những gì mà ông có. Nhìn mái nhà bị bay đi mỗi nơi một mảnh, như sự oanh tạc tan tành của cơn gió dữ.
Nếu như Đỗ Phủ nhìn theo gió cuốn đi mái nhà tranh tạm bợ mà lòng buồn đau thê thảm, thì cũng chính là cảnh của những người dân nghèo đang tìm chốn yên thâm trong cảnh loạn lạc binh đao.

Họ đều chẳng còn gì trong cái tạm bợ khốn cùng. Đỗ Phủ thương xót cảnh mình bao nhiêu thì lại đau lòng trước thế sự bấy nhiêu. Nỗi đau ấy không phải của một thi sĩ bình thường nữa mà là nỗi buồn của một bậc sĩ phu yêu nước. Nước tan thì nhà cũng mất.

Trẻ xóm nam bọn nhóc khinh già 
Nhẫn tâm cướp trước mặt ta 
Ngang nhiên ôm cỏ tranh về xóm tre. 
Rát cổ họng kêu nghe không được. 
Chống gậy về bực tức than thân.                                                                 

Tác giả mượn hình ảnh những đứa trẻ thích thú tranh dành nhau mái nhà cỏ bay tung trời mà nô đùa ám chỉ cho phường cướp bóc. Chẳng đoái hoài tới những sinh mạng yếu ớt già nùa hay những thân phận cơ cực nghèo hèn. Sự nhẫn tâm mà ông khéo léo mô tả đó ám chỉ tới phường loạn đảng An Lộc Sơn. Chứng kiến cảnh đó mà chính Đỗ Phủ cũng như biết bao văn nhân sĩ phu yêu nước khác đau lòng mà bực tức than thân.

Trách mình sao võ hèn văn kém chẳng mang được cho thiên hạ thái bình. Tác giả như kêu gào đau xót cho chính mình hay chính cuộc đời. Tiếng kêu thét như tiếng thất thanh của những người dân chạy loạn trong ánh đuốc bập bùng. Kêu tới rát cổ họng mà chẳng đặng được tiếng vó ngựa hung tàn.

Gió yên phút chốc mây vần 
Ùn ùn phủ kín trời gần tối tăm. 
Chăn vải cũ lâu năm lạnh sắt 
Ngũ không yên con đạp rách bương

Mưa rơi dột ướt đầu giường 
Mưa gai nhỏ giọt đêm trường chẳng ngưng 
Từ loạn lạc, ngã lưng ít ngũ 
Đêm mưa dầm ướt đẫm chưa tan

Loạn chưa dẹp thì mưa lại tới, cuồng phong rồi giông bão vùi lấp con người. Gia đình của Đỗ Phủ cũng như biết bao nhiêu số phận của dân thường như bị dồn lấp tới đường cùng, thiên tai rồi đạo tặc. Đây là thể hiện cho nỗi khổ cùng cực lại càng làm cho nỗi đau buồn của tác giả trước cảnh xã hội loạn lạc, đảo điên. Người dân lâm cảnh lầm than bởi lũ “quần đông” vừa láo hỗn vừa gian tham.

Đêm thu với mưa gió lạnh mà chứng kiến cảnh vợ con co ro với chiếc chăn cũ, mỏng, lâu năm bình thường đắp đã không đủ ấm, đêm nay lại bị con thơ đạp rách nát trong cảnh mưa rét, nhà thủng mái… là những chi tiết nghệ thuật nói lên cái nghèo khổ, cái cùng cực của một gia đình tàn tạ giữa thời loạn lạc. Lòng tác giả như đau thắt lại. Nỗi đau đời làm ông như bị dồn nén mà phẫn uất tâm can.

Nếu như ở khổ thơ đầu, ông sử dụng toàn vần bằng thì trong khổ thơ thứ ba này ông lại sử dụng toàn vần trắc: “sắc – hắc – thiết – liệt – tuyệt – triệt”. Đó cũng là một dụng ý nghệ thuật: vần thơ như diễn tả nỗi đau khổ đang thắt lại, dồn nén, uất ức đọng kết lại trong lòng nhà thơ.

Sau nỗi khổ cùng cực là niềm ước ao cho thiên hạ thái bình, dân tình bớt cảnh lâm than

Ông mang theo một giấc mơ đời tốt đẹp. Nay nhà tan, mái nhà rách nát, thì ông lại một lần ước ao:

Mong sao nhà lớn ngàn gian 
Giúp cho hàn sĩ hân hoan ở đời 
Vững như núi, gió mưa rơi không động 
Bao giờ trông nhà to rộng, hởi ôi! 
Nhà ta bay, chết rét, cũng đành thôi.

Đây được coi là những câu thơ hay nhất, có giá trị về tư tưởng sâu sắc nhất của nhà thơ. Chỉ vẻn vẹn trong năm câu cuối thể hiện tấm lòng cao cả của một kẻ sĩ chân chính: thương dân và lo đời.

Nếu như con người nằm sâu trong nỗi đau thương tang tóc tới phũ phàng của cuộc đời, thì họ dễ bị rơi vào sự bi trầm rồi gục đầu cam chịu, khi thì than thân trách phận, khi cùng quẫn mà bế tắc làm liều. Giống như kẻ bần cùng sinh đạo tặc. Thế nhưng với Đỗ Phủ, thì ông chịu cái cảnh ngồi suốt đêm trong mưa lạnh rét buốt, thay vì ông nghĩ tới ước mơ cho riêng mình và gia đình của mình thì thì ông lại một lần nữa làm người đọc thêm bất ngờ trước cái chí của một kẻ sĩ chân chính.

Ông mơ ước có một nhà “muôn ngàn gian ” vô cùng vững chắc “Gió mưa chẳng núng vững như thạch bàn”. Ngôi nhà mà ông ước đó có phải là kì vọng về một xã hội hòa bình yên ổn, thiên hạ ấm no? Đọc tới đây ta có thể thấy được tấm lòng của một nhà nho chân chính: nghĩ cho đời mà quên mình, “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Bằng biện pháp tu từ so sánh và thậm xưng, diễn tả ước mơ to lớn và hoài bão rộng khắp bao trùm thiên hạ của một nho sĩ yêu nước thương dân.

Trong cái khốn cùng ấy mà xót cảnh mình, trách thân mình kém tài kém đức. Giận chính mình vì bất lực mà chẳng đem lại cho bách tính con đường thoát khỏi lầm than. Tâm tình của ông như viên ngọc bừng sáng với lòng nhân ái bao la với sự thấu hiểu và thương xót cho những mảnh đời bất hạnh trong binh đao loạn lạc.

Trong bể dâu của thế sự điên cuồng, ông mong mỏi một ngôi nhà rộng lớn có thể dung chứa tất thảy những tấm thân bé nhỏ khốn cùng. Chứng kiến thảm cảnh đói, khát, rét mướt, mưa gió chẳng nơi nương thân thì Đỗ Phủ như bao nhiêu anh hùng kẻ sĩ khác, đều ôm trong mình nỗi lo đời và thương người, khao khát hạnh phúc cho muôn dân.

Tác giả nêu ra một giả định rất chân thành cảm động. Nếu thấy ngôi nhà “muôn ngàn gian” trong mơ trở thành hiện thực thì riêng Đỗ Phủ “lều ta nát, chịu chết rét cũng được”.

Chỉ trong mấy câu thơ mà Đỗ Phủ đã chân thực nói lên cảm xúc chân thành của mình. Cảm xúc và ước nguyện của ông mang tính nhân văn cao cả, câu thơ của ông như ngọn lửa sưởi ấm tình người trong đêm thu mưa lạnh.

Khổ thơ cuối cùng của bài là sự kết hơp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn đã tạo nên giá trị nhân bản sâu sắc. Do đó mà qua rất nhiều thế hệ người đọc, họ đều đưa ra nhận định khổ thơ này là hình ảnh đẹp nhất và đắt giá nhất trong bài.

Trải qua hơn 130 năm lịch sử, bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca của Đỗ Phủ để lại cho ta rất nhiều cảm xúc rung động, những hình ảnh thơ của ông khắc sâu trong tâm trí người đọc. Đâu đó vẫn còn vương lại những hình ảnh đau khổ và nỗi cay đắng của một nhà thơ vĩ đại lỗi lạc đời Đường đã phải trải qua. Rồi những khoảnh khắc rung động con tim khi những ước mơ bình dị tuyệt đẹp mang đầy tính nhân văn khi con người ở tận cùng của đau khổ.

Trong cái cảnh loạn lạc, binh đao khói lửa ấy giấc mơ của ông bao trùm cả những ước vọng của bách tính muôn dân. Một giấc mơ mang đậm tình nhân ái sau cái vị đắng cay cùng cực của cuộc đời.

* Bài viết sử dụng bản dịch thơ của Khương Hữu Dụng

(theo ĐKN)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH