CÁI NGHÈO (ĐL)
CÁI NGHÈO
Cái gì khi khó, ló khắp nơi
Lon gạo, chén tương, tiếng cạo nồi
Vợ chồng con cái, om nhà cửa
Miếng áo, manh quần, mặt ỉ ôi
Cái gì, cố giấu, cứ lòi đuôi
Cửa nhà trống hoác, gió đầy vơi
Mưa xuyên qua mái như trẩy hội
Tường lở thâm sì, nhớ màu vôi
Cái gì, có nó, có nợ đòi
Dở cười, dở khóc, dở trêu ngươi
Càng nặng, càng vay, càng nguy khốn
Thấp tha thấp thỏm, toát mồ hôi
Cái gì, thấy nó, khách bĩu môi
Bạn bè ái ngại, chạy có ngòi
Giỗ, Tết, Lễ, Rằm, im thin thìt
Cóc mong ai đến, cóc ai mời
Cái gì già như tuổi Loài Người
Mất sức càng nhiều, càng sinh sôi
Bạc mà không bạc, nhiều hơn bạc
Đâu đâu cũng có, bốn phương trời
Cái gì, mang nó, chẳng ai vui
Muốn quẳng nó đi phải được thời
Muốn không còn nó trên Trái Đất
Đem rải cái giàu khắp cái tôi?
Trần Hạnh Thu
Đói khổ triền miên
Năm nào trời nắng hạn, lúa không trổ bông là đói cả xã Trà Xinh. Cái nghèo ở đây bao năm qua cứ bám lấy người dân
Một gia đình nghèo ở xã Trà Xinh chuẩn bị bữa ăn. Ảnh: TỬ TRỰC
Ngất xỉu vì đói
Người dẫn đường cho chúng tôi - thầy giáo Nguyễn Công - cho biết những đứa trẻ này thường ngày đi học, tới lớp nhưng vì đói quá phải nghỉ học để đi mót củ kiếm ăn qua ngày nên lớp học bây giờ vắng teo. “Ở xã nghèo này, đời sống người dân thất thường; miếng ăn, việc học hành cũng thất thường. Có hôm các em đi học đông đủ nhưng có hôm lại nghỉ hết. Lớp học vắng hay đủ đều phụ thuộc vào miếng ăn mà cha mẹ các em kiếm được. Nhiều lúc, các em đến trường vì đói quá nên ngất xỉu ngay giữa lớp học” - thầy Công nói.
Giống như bao hộ gia đình khác trong xã, hằng ngày, vợ chồng anh Ré lên rẫy phát cỏ, chăm sóc lúa. Con của anh Ré hôm nào không đi học thì theo cha mẹ lên rẫy mót củ, hái lá rừng. Không chỉ gia đình anh Ré, trong những ngày ở đây, chúng tôi chứng kiến rất nhiều gia đình cũng có hoàn cảnh tương tự. Trong bữa ăn hằng ngày của họ, cơm trắng là thứ xa xỉ; cá, thịt thì khó ai dám nghĩ tới.
“Cuộc sống của đa phần người dân ở đây chủ yếu dựa vào lúa rẫy giữa lưng chừng đồi. Năm nào trời nắng hạn, lúa không trổ bông là năm đó đói cả xã. Bởi vậy, cái nghèo ở đây bao năm qua cứ như bóng ma lởn vởn, người dân vẫn không thoát được” - thầy Công nói.
90% hộ thuộc diện nghèo
Rời thôn Trà Veo, chúng tôi đến trung tâm xã Trà Xinh. Con đường dẫn vào xã bùn đất lầy lội. Ông Hồ Thanh Thuyền, Chủ tịch UBND xã Trà Xinh, cho biết theo chỉ tiêu của tỉnh thì trong năm 2012, toàn huyện phải giảm còn 71,7% số hộ nghèo. Tuy nhiên, thực tế số hộ nghèo trong xã Trà Xinh vẫn còn trên 90%.
Theo ông Thuyền, các chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cùng Chương trình 135 đang được thực hiện trong nhiều năm qua ở xã Trà Xinh song thực chất, để đưa người dân thoát khỏi nghèo là việc hết sức khó khăn. Bởi ở xã này, người dân sống phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất lúa rẫy nên khi gặp hạn hán hoặc mưa nhiều là mùa màng thất bát, cảnh nghèo lại tái diễn.
Theo ông Hoàng Anh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Tây Trà, 9 xã của huyện đều thuộc diện nghèo nhất nước. Đặc biệt ở xã Trà Xinh, đời sống người dân cực kỳ khó khăn. Do đó, để người dân thoát nghèo cần sự hỗ trợ mọi mặt từ các cấp chính quyền.
Chỉ chờ người cứu trợ Xã biển Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy - Quảng Bình được xem là xã nghèo “mạt rệp” của tỉnh. Khi chúng tôi đến, trên bãi biển, nhóm ngư dân Ngô Thanh Quốc, Ngô Văn Quân, Hoàng Văn Việt đang ghè vai gánh con thuyền cách mép nước chừng vài chục bước chân để tránh sóng. Nghe hỏi chuyện đi biển, anh Quân thở dài: “Chúng tôi ra khơi ban đêm. Chi phí 200.000 đồng tiền dầu và chi phí lặt vặt. Một đêm chong mắt thả lưới, rạng sáng kéo lên cũng được khoảng 10 kg cá trích, bán được 300.000 đồng. Tính ra còn được 100.000 đồng, chia mỗi người được hơn 30.000 đồng. Anh Việt tiếp lời: “Tàu thuyền trang bị hiện đại như đèn cao áp, máy dò cá, lưới nhiều tầng... còn vô đánh bắt sát bờ thì làm sao còn tôm, cá cho ngư dân ven bờ như tụi tui nữa...”. Điển hình của sự nghèo trên làng chài này là gia đình ông Ngô Văn Kiều. Ngôi nhà nằm ở rìa xóm, thấp nhỏ run rẩy trước gió biển. Căn nhà như chiếc áo rách, mái lợp tấm xi măng, xung quanh thưng đủ các loại nhặt nhạnh được như ni lông, vải bố, tấm nhựa… Tất cả đều cũ, bợt bạt. Ông Kiều và 2 người con trai đầu đi làm thuê. Ba cha con chạy làm đủ việc: xúc cát san nền, đào hố, kéo thuyền, ai kêu gì cũng làm, chỉ mong có được đồng tiền công mang về. Vợ ông Kiều than: “Mấy tháng nay chẳng mấy khi nấu được nồi cơm cho con ăn no. Hôm nào nhờ bên ngoại cho gạo thì có bữa, còn không thì ăn khoai, sắn”. Cuối xã Ngư Thủy Trung là thôn Tân Thượng Hải với 93 nóc nhà cũng đang trong tình cảnh gạo vay từng bữa. Tất cả chỉ còn biết chờ có người đến cứu trợ chứ chẳng biết làm sao… |
Nhận xét
Đăng nhận xét