TT&HĐ V - 49/f


PHÓNG XẠ LÀ GÌ? ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
 
PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       


  CHƯƠNG X (XXXXIX): LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG
 
“Điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình và làm cho chúng có thể mô tả Vũ Trụ?”
Stephen Hawking

“Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”
Arixtốt

“Thiên tài khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn”
A. Anhxtanh

“Nếu thực tại không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại”
A. Anhxtanh

“Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”
Robert A. Heinlein

“Từ Vũ Trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu”. Gagarin

“...Đặt cược cho một vũ trụ duy nhất và sự tồn tại của một nguyên lý sáng tạo chịu trách nhiệm cho việc điều chỉnh Vũ Trụ một cách vô cùng chính xác... Nguyên lý này không đại diện bởi một vị Chúa rậm râu; đó là một nguyên lý phiếm thần biểu hiện qua các định luật của tự nhiên.”
Trịnh Xuân Thuận

“Chắc chắn rằng, tựa như tình cảm tôn giáo, niềm tin rằng thế giới là lý tính, hay ít nhất là có thể hiểu được, chính là cơ sở của mọi công trình khoa học. Niềm tin này tạo nên quan niệm của tôi về Chúa. Đó là quan niệm của Spinoza”. 
Albert Einstein

"Có một thứ chúng ta thấy ngay từ khi chào đời và hầu như thường xuyên trong cuộc đời, nhưng chúng ta vẫn tưởng là chưa từng thấy, đó là không gian. Có một thứ chúng ta tưởng thực sự tồn tại như dòng trôi cuốn chúng ta đi nhưng không biết trôi về đâu, đó là thời gian. Ngày nay, chưa ai nhận thức được hoặc nhận thức vẫn sai lầm về chúng. Chỉ khi nào loài người nhận thức chính xác và cặn kẽ hai thứ thiết yếu ấy, thì nhiệm vụ khoa học của loài người mới có cơ may hoàn thành".
TC
 
"Sau nhiều năm nghiền ngẫm, ở chặng cuối cuộc đời tôi mới ngộ ra: Vũ Trụ không hỗn độn như chúng ta tưởng mà là một khối gắn kết thống nhất vĩ đại, không phải vì phục tùng ý Chúa (làm gì có Chúa!) mà vì chính bản thân nó: Tồn Tại. Vạn vật trong lòng nó luôn vận động để tránh Hư Vô, nghĩa là vận động cho nó và vì nó, luôn tự giác răm rắp tuân theo một nguyên lý chung nhất và duy nhất: nguyên lý Tự Nhiên". 
 NTT

""Của dân,do dân và vì dân" là nguyên tắc cơ bản của mọi nhà nước trong việc duy trì và bảo toàn xã hội chứ không phải sở hữu riêng của NNVN". 
NTT
 
 
 

(Tiếp theo)

Bước đi quyết định giúp chúng ta mạnh dạn lên đường thực hiện cuộc hành trình “Thực tại và Hoang đường”, là đến với triết học Trung Hoa cổ đại. Tinh hoa của triết học Trung Hoa cổ đại là triết học Lão - Trang. Nhờ có triết học Hy Lạp cổ đại cũng như triết học Ấn Độ cổ đại mà khi tiếp cận triết học Lão - Trang, chúng ta đã ngay lập tức thấy được sự suy tưởng thiên tài của Lão Tử về tự nhiên nói chung và xã hội nói riêng. Có thể nói quan niệm của Lão Tử về Vũ Trụ thực tại, dù còn ngây thơ, ở mức sơ phác, thì cũng đã rất đúng. Chính triết học Lão - Trang đã cho chúng ta có ý tưởng: thể hiện của tồn tại là không gian và chuyển hóa không gian. Hơn nữa, chính sự chuyển hóa không gian chứ không phải là cái gì khác đã tác động đến quan sát và tư duy gây ra cảm giác về sự nhanh - chậm, lâu - mau, từ đó mà hình thành nên ý niệm về sự tồn tại thực của thời gian.
Phải nói rằng ngay trong lòng triết học cổ đại thế giới đã ẩn chứa những nhận thức trác tuyệt của loài người về tự nhiên - xã hội. Ấy vậy mà trải qua mấy ngàn năm từ đó đến nay, loài người lại vẫn ra sức lùng sục, kiếm tìm trong hoang mang ngộ nhận các chân lý mà nó đã phát hiện được ngay từ buổi bình minh của quá trình nhận thức triết học của mình. Thật kỳ lạ!
Chắc rằng phải có sự hối thúc tâm linh nào đó, nhưng phần nhiều là do bản tính quá ư tò mò mà trình độ nhận thức lại có hạn, nên chúng ta hướng về triết học cổ đại, thứ triết học ẩn chứa thâm thúy trong những lời chất phác, cô đọng, để nghiền ngẫm và nhận thức lại. Nhờ thế, chúng ta mới có được thuật ngữ “Tự Nhiên Tồn Tại”. Tự Nhiên Tồn Tại vừa là nhãn mác (tên gọi) mà chúng ta đặt cho Vũ Trụ, cho cái Vốn Dĩ, vừa là khái niệm theo cách hiểu riêng của mình, vừa hàm chứa thực thể Tồn Tại, vừa hàm chứa nguyên lý Tự Nhiên. Cũng nhờ nhận thức lại, chúng ta biết được một đặc tính cơ bản của Tự Nhiên Tồn Tại, gọi là “đặc tính thể hiện nước đôi” (tính vừa như thế này vừa như thế kia). Chính đặc tính này đã gây rất nhiều khó khăn cho nhận thức khoa học, tạo ra nhiều ngộ nhận vẫn còn tồn tại cho đến nay. Chẳng hạn, không gian Vũ Trụ được mô tả theo hình học Ơclít hay theo hình học phi Ơctít đều được.
Triết học duy tồn được thai nghén và ra đời như vậy đấy! Đó là học thuyết được sáng tạo ra trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của triết học cổ đại thế giới. Chúng ta đã dựa vào triết học đó để thử lý giải một số hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội thì theo như chúng ta tự đánh giá, đều thỏa đáng. Chính vì vậy, dù có thể còn “lợn cợn” chỗ này chỗ nọ, xong chúng ta tin rằng về đại thể nó đã đúng và miêu tả khá tốt thực tại khách quan.
Tuy nhiên, cần thấy rằng một triết thuyết thực sự đúng đắn thì các luận điểm thuần túy lý tính của nó phải được toán - lý chứng thực và nhất là phải trở thành kim chỉ nam cho toán - lý tự điều chỉnh lại để tiếp tục tiến lên đúng hướng. Nhưng toán - lý với những quan niệm ngày nay về tự nhiên của nó, làm sao mà chấp nhận được triết học duy tồn (chắc phải chờ đến cuối thế kỷ này hoặc đến các thế kỷ sau!)? Chính vì thế, để bảo vệ đứa con tinh thần được sinh ra từ sự ước vọng mãnh liệt mà chúng ta vô cùng tin yêu, chúng ta buộc phải “xông vào” toán - lý để “uốn nắn” lại một số quan niệm của nó theo… ý mình. Nhưng xông vào bằng cách nào và vùng nào của Vũ Trụ ảo toán - lý (cũng bao la và vĩ đại như Vũ Trụ thực tại) mới là điều phải bận tâm suy nghĩ.
Như đã nói, chúng ta không thể không thừa nhận về đại thể những phương trình, biểu thức cơ bản đã được nghiệm chứng và thử thách và đang tồn tại, đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc toán - lý. Nhưng có thể có những “hiểu lầm” nhất định đến ý nghĩa mà chúng hàm chứa. Cần tìm cho ra những hiểu lầm ấy. Đó là mong muốn của chúng ta. Mặt khác, có thể thấy bốn phép toán cộng, trừ, nhân, chia là những yếu tố cơ bản tạo nên các phương trình, biểu thức toán học từ đơn giản đến phức tạp. Như thế, thông qua qui ước và chú thích, có thể đưa một phương trình, biểu thức phức tạp nào đó của toán - lý về dạng biểu diễn đơn giản hơn, thậm chí là rất đơn giản. Mặt khác nữa, do đặc tính thể hiện nước đôi của Vũ Trụ thực tại mà một hiện tượng có thể được thấy rất phức tạp theo góc độ này thì đồng thời cũng có thể được thấy rất giản đơn ở góc độ khác. Từ những điều đó, chúng ta cho rằng có thể giải quyết một vấn đề phức tạp bằng cách giản dị, nghĩa là có thể giải thích những hiện tượng phức tạp bằng những lý thuyết cao siêu. Nhưng cũng có thể bằng những lý thuyết chất phác nếu… gặp may!
Đương nhiên, chúng ta không thể xông vào vùng “kiến thức thượng tầng” của toán - lý mà chỉ có thể vào vùng “cơ sở hạ tầng” của nó. Thế là chúng ta quyết định đến khu vực kiến thức phổ thông toán - lý để khảo cứu, “bênh vực” triết học duy tồn, và đồng thời cũng coi như cùng với toán - lý ở dạng bình giản nhất, xóa bỏ những “ngộ nhận lớn lao” của chính toán - lý.
Có thể nhiều người gọi chúng ta là những kẻ ngông cuồng và rồ dại, nhưng chúng ta đã vạch ra phương hướng ấy và thực sự đã hành trình theo phương hướng ấy từ đó đến nay trên “con đường của những gã nhà quê” (được cho là ngớ ngẩn, ngây ngô nhất). Chúng ta sẽ còn tiếp tục độc hành trên con đường ngoằn ngoèo kỳ dị do bản thân chúng ta tự mở lối cho đến khi… trở về nơi trước lúc khởi hành, tức là cho đến khi hết bị… lẩm cẩm!
***
Thu và phát bức xạ là hai quá trình tương phản nhau trong một quá trình thống nhất gọi là quá trình thu - phát bức xạ. Thu - phát bức xạ là hiện tượng phổ quát, nền tảng của vận động tự nhiên. Phải nói, một thực thể trong Vũ Trụ, xét đến tận cùng vật chất của nó, là một khối bức xạ điện từ. Nghĩa là trong Vũ Trụ thực tại không thể có thực thể nào không phải là một khối được hun đúc nên từ bức xạ điện từ và không thu phát bức xạ điện từ, không thể có thực thể nào chỉ thuần túy thu hoặc phát bức xạ trong quá trình tồn tại của nó, mà chỉ có thể từng lúc từng nơi thu trở nên nổi trội hơn phát bức xạ hoặc ngược lại. Do cơ thể sinh học của chúng ta bị Tự Nhiên hạn định, nên nếu không để ý, chúng ta hầu như không phát hiện được quá trình ấy. Một hòn đá trên mặt đất luôn thu-phát bức xạ nhiệt. Tất cả các vật thể đều phai màu, mòn mỏi theo thời gian, phải chăng đó là biểu hiện của hiện tượng thu-phát bức xạ điện từ? Phần lớn bức xạ đi qua vật chất như đi qua..."chỗ không người". Rồi đây, có thể loài người sẽ phải xây dựng một lý thuyết hoàn toàn mới về hiện tượng thu phát bức xạ điện từ. Theo thuyết này, thu phát bức xạ điện từ là hiện tượng phổ quát, nền tảng nhất của Tự Nhiên Tồn Tại, trong thế giới này, mọi vật chất tồn tại được là nhờ có thu-phát bức xạ điện từ, và cuối cùng, dựa vào thuyết này, mọi hiện tượng tâm linh cũng sẽ được giải thích rạch ròi! Thậm chí căn nguyên cốt lõi về hiện tượng sinh-tử của mọi cá thể sinh vật trong thế giới sinh vật cũng sẽ được tìm thấy trên cơ sở của lý thuyết thu-phát bức xạ điện từ này. Chẳng hạn, nếu cho rằng các cá thể sinh vật đều là các khối thu - phát bức xạ điện từ thì có thể phân chia tương đối ra làm hai giai đoạn "trẻ hóa" và "lão hóa". Trẻ hóa là giai đoạn tăng trưởng, phát triển, được cho là thu nhiều hơn phát bức xạ. Còn lão hóa là quá trình suy thoái, già đi của cơ thể, được cho là phát nhiều hơn thu bức xạ.
Sự phát hiện ra hiện tượng phóng xạ là có tính tình cờ. Việc nghiên cứu hiện tượng phóng xạ đã hầu như mở toang cánh cửa vào thế giới nội nguyên tử. Vật lý học ngày nay đã quan sát được rất nhiều biểu hiện về vận động vật chất trong đó và cũng đã nhận thức đến mức độ sâu sắc bản chất của sự phóng xạ. Sau đây, chúng ta sẽ kể vắn tắt câu chuyện lịch sử bi hùng của quá trình nghiên cứu ấy và như thường lệ, nếu thấy cần thiết và có khả năng, sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá riêng tư đối với quan niệm về tự nhiên của vật lý học trên lĩnh vực này.
Từ thời cổ đại, đã xuất hiện những quan niệm cho rằng vật chất được cấu thành từ những hạt đơn vị rất nhỏ không thể phân chia được nữa, nhưng rất mơ hồ. Triết học Ấn Độ cổ đại gọi hạt đó là “thực thể tế vi”, ở Trung Hoa cổ đại gọi nó là “vô cực”, "thái cực",… Ý kiến nhất quán ngày nay cho rằng, một cách rõ ràng hơn thì người đầu tiên nêu lên sự cấu tạo vật chất từ những hạt đơn vị không thể phân chia được chính là nhà hiền triết Đêmôcrit. Hạt đó được Đêmôcrit gọi là “nguyên tử” và quan niệm đó của ông sau này thường được gọi là “thuyết nguyên tử cổ đại”.
Thuyết nguyên tử của Đêmôcrit thật ra chỉ là kết quả của sự suy lý triết học từ sự ám chỉ ở những hiện tượng hợp thành và phân chia của vật chất xảy ra trong hiện thực. Do đó cũng gây ra được niềm tin nhất định trong tâm hồn con người. Tuy nhiên, niềm tin đó chỉ là niềm tin về một ý tưởng có vẻ hợp lý nhưng mông lung trong mười mấy thế kỷ vì trình độ nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian đó đã không đủ năng lực chứng thực.
Mãi đến đầu thế kỷ XIX, giả thuyết nguyên tử về cấu tạo vật chất mới được củng cố thêm một bước. Dù sự củng cố đó vẫn chỉ bằng một tiên đoán, nhưng là một tiên đoán rút ra từ những thực nghiệm khoa học, cho nên có thể coi đó cũng là bước đầu tiên, làm cho giả thuyết nguyên tử chính thức trở thành một đối tượng của khảo cứu khoa học. Theo dõi hiện tượng phản ứng hóa học làm cho (các) chất tham gia phản ứng biến thành (các) chất mới, nhà hóa học người Anh, tên là J. Đantơn (John Dalton, 1766-1844), đã nêu ra ý niệm “nguyên tố hóa học”. Ông cho rằng nguyên tố hóa học, là phần tử nhỏ nhất của một chất vẫn còn giữ nguyên tính chất của chất đó. Cũng theo Đantơn thì nguyên tố hóa học đều do các nguyên tử cấu tạo nên và nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất, không thể phân chia. Khi một phản ứng hóa học xảy ra, các nguyên tố hóa học “cũ” (nghĩa là các chất cũ) chuyển biến thành các nguyên tố hóa học “mới” (nghĩa là các chất mới) bởi sự phân ly hay hợp thành của các nguyên tử.


                               Democritus, by Hendrick ter Brugghen, 1628
                                                              John Dalton
Trong gần suốt thế kỷ XIX, quan niệm của Đantơn được các nhà khoa học thừa nhận. Tuy nhiên, lúc này nhận thức của họ về “chất” đã sâu sắc hơn vì đã có sự phân biệt rõ ràng giữa “đơn chất”, “hợp chất” và “tạp chất”. Đơn chất là sự hợp thành của các nguyên tố cùng loại, hợp chất là sự hợp thành của hai hay nhiều nguyên tố khác loại liên kết chặt chẽ với nhau, còn tạp chất chỉ là sự pha trộn cơ học của các chất hay hợp chất. Như vậy, dù có quá trình phức tạp đến mấy chăng nữa thì kết quả của bất kỳ một phản ứng hay biến đổi hóa học nào cũng chỉ hoặc là tạo thành các tổ hợp chất mới từ các nguyên tố tham gia, hoặc cùng lắm là tách ra được các đơn chất thuần khiết. Điều này đã giải thích vì sao mà mọi nỗ lực của các nhà giả kim thuật thời Trung cổ nhằm biến nguyên tố này thành nguyên tố khác, cụ thể là biến thủy ngân hay chì thành vàng đều dẫn đến thảm bại. (Cần nói thêm rằng, xét ở góc độ này thì tham vọng của các nhà giả kim thuật thời Trung cổ chỉ là một ảo tưởng điên rồ vĩ đại, nhưng xét ở góc độ rộng lớn hơn thì tham vọng đó của họ cũng không đến nỗi vô lý lắm, vì trong thiên nhiên vẫn có hiện tượng nguyên tố này (hay đơn chất này), theo thời gian, chuyển biến thành nguyên tố khác (hay đơn chất khác). Hơn nữa, dù những nỗ lực của họ trong thực tế không đạt được tham vọng của họ, thì cũng không hoàn toàn uổng công, vô ích. Công lao của các nhà giả kim thuật châu Âu thời Trung cổ không phải là nhỏ trong sự nghiệp phát triển lý thuyết hóa học. Rõ ràng, ngay trong thế kỷ XX, các “nhà giả kim thuật” hiện đại, trong một chừng mực nhất định, khi làm ra được kim cương nhân tạo..., thì coi như đã thực hiện được ước mơ điên rồ của các bậc tiền bối đó!
Sự phát triển của điện học đã là nhân tố đầu tiên đưa ra bằng chứng chống lại quan niệm nguyên tử là những hạt vật chất nhỏ nhất và bất khả phân chia. Những nghiên cứu về điện thời kỳ đầu dẫn đến ý niệm “chất điện” xuất hiện vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII. Khoảng nửa đầu thế kỷ XIX, những thực nghiệm về hiện tượng điện giải làm hình thành nên ý niệm “hạt điện” hay “nguyên tử điện”.
Cũng vào nửa đầu thế kỷ XIX, những nghiên cứu về quang phổ Mặt Trời đã phát hiện ra thêm hai tia hồng ngoại và tử ngoại (còn gọi là tia cực tím). Tia hồng ngoại là tia ngoài vùng ánh sáng thấy được ở phía tần số thấp, được nhà thiên văn người Anh gốc Đức tên là Herschel phát hiện. Tia tử ngoại là tia cũng ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy được nhưng ở phía tần số cao, được Ritter và Wollaston phát hiện vào năm 1803. Được tái hiện lại bởi Becquerel vào năm 1842 và bởi Stokes vào năm 1852 trong quá trình nghiên cứu hiện tượng phát sáng của một số chất dưới tác dụng của ánh sáng Mặt Trời (thường gọi là hiện tượng huỳnh quang).
Năm 1886, Hittorff tiến hành một thực nghiệm tạo ra hiện tượng phóng điện trong khí loãng: trong ống thủy tinh dài khoảng 50cm đã được hút không khí tạo một áp suất thấp nhất định và nếu giữa hai điểm cực được áp một hiệu điện thế đủ lớn thì catod sẽ phát ra những tia gọi là “tia âm cực”.
Đến năm 1888, hiện tượng có những kim loại, khi bị tia cực tím chiếu vào thì thoát ra từ đó nhiều hạt mang điện tích âm, cũng chính thức được xác nhận. Năm 1891, Stoney đề nghị gọi những hạt mang điện tích âm là “điện tử”. Năm 1895, J. Perrin, trong luận án tiến sĩ của mình, đã chứng minh tia âm cực là sự hợp bởi những hạt điện tử.
Nhà vật lý học nổi tiếng người Anh, J.Thomson (1856-1940) đã xác định được, những hạt điện âm thoát ra từ catod cũng chính là những hạt điện âm thoát ra từ các kim loại bị chiếu bởi tia cực tím, hơn nữa, chúng có mặt trong nội tại mọi nguyên tử và có thể thoát ra khỏi nguyên tử dưới tác động của từ trường. Đặc biệt, năm 1897, Thomson đã thực hiện được một thí nghiệm mang tính cách mạng, khẳng định điện tử là hạt mang điện tích âm nhỏ nhất của vật chất. Trên cơ sở đó, năm 1898, Thomson đề xuất ra một mô hình cấu tạo của nguyên tử: nguyên tử là một khối cầu bé nhỏ, có điện tích dương nhưng được trung hòa bởi các điện tử, mà theo như chính lời ông nói: “Hình ảnh đó giống như chiếc bánh ngọt có rắc nho khô”. Đó cũng là mô hình cấu tạo nội tại nguyên tử đầu tiên của nhân loại.
John Herschel
Sinh 7 tháng 3 năm 1792
Slough, Anh
Mất 11 tháng 5, 1871 (79 tuổi)
Collingwood, Anh
Nơi cư trú
  • Cape Town
  • Slough
Nơi công tác Đại học Cambridge
 
Nổi tiếng vì Phát minh ra nhiếp ảnh
 
Giải thưởng
  • Huy chương Copley năm 1821
  • Huy chương Lalande
  • Huy chương vàng của Hội Thiên văn Hoàng gia năm 1826
  • Huy chương Hoàng gia năm 1836 và 1840
  • Hiệp sĩ của Hội Hoàng gia Guelphic
Antoine Henri Becquerel
Antoine Becquerel, nhà vật lý người Pháp
Sinh 15 tháng 12 năm 1852
Paris, Pháp
Mất 25 tháng 8 năm 1908
Le Croisic, Bretagne, Pháp
Nơi cư trú Flag of France.svg Pháp
Ngành Vật lý
 
Nổi tiếng vì Hiện tượng phóng xạ
Giải thưởng Nobel prize medal.svg Giải Nobel vật lý (1903)
George Stokes
Nam tước George Gabriel Stokes
Sinh 13 tháng 8 năm 1819
Skreen, County Sligo, Ireland
Mất 1 tháng 2 năm 1903
Cambridge, Anh
Nơi cư trú Flag of England (bordered).svg Anh
Tôn giáo Anh giáo Phúc âm
Ngành Nhà toán học và nhà vật lý
 
Nổi tiếng vì Định luật Stokes
Định lý Stokes
Đường Stokes
Hệ thức Stokes
Dịch chuyển Stokes
Phương trình Navier-Stokes
Giải thưởng Huy chương Rumford (1852)
Huy chương Copley (1893)
 
Johann Wilhelm Hittorf
Johann Wilhelm Hittorf
Sinh 27 tháng 3 năm 1824
Bonn
Mất 28 tháng 11 năm 1914
Münster
Ngành Nhà vật lý học
George Johnstone Stoney
Sinh 15 tháng 2, 1826
Oakley Park, Birr, County Offaly, Ireland
Mất 5 tháng 7, 1911 (85 tuổi)
Notting Hill, London, Anh Quốc
Nơi cư trú Ireland, Anh Quốc
Ngành Vật lý
Nơi công tác Queen's College Galway, Queen's University of Ireland
 
Nổi tiếng vì Thang Stoney, Electron
Jean Baptiste Perrin
Jean Perrin 1926.jpg
Sinh 30 tháng 9, 1870
Lille, Pháp
Mất 17 tháng 4, 1942
New York, Hoa Kỳ
Nơi an nghỉ Điện Panthéon
Quốc gia Pháp
Nghề nghiệp Nhà vật lý, hóa học
 
Sir Joseph John Thomson
Sinh 18 tháng 12 năm 1856
Đồi Cheetham, Manchester, Anh Quốc
Mất 30 tháng 8, 1940 (83 tuổi)
Cambridge, Anh
Nơi cư trú Flag of England.svgAnh
Tôn giáo Anglican
Ngành Vật lý học
 
Nổi tiếng vì Plum pudding model Phát hiện ra electron Phát hiện chất đồng vị Phát minh phương pháp phổ khối lượng
Giải thưởng Nobel prize medal.svgGiải thưởng Nobel vật lý (1906)
Wilhelm Röntgen
Wilhelm Conrad Röntgen
Sinh 27 tháng 3 năm 1845
Lennep, Phổ
Mất 10 tháng 2, 1923 (77 tuổi)
München, Đức
Ngành Vật lý
 
Nổi tiếng vì X-quang
Giải thưởng Nobel prize medal.svg Giải Nobel vật lý năm
Mô hình nguyên tử của Thomson dù còn rất nhiều hạn chế, chưa đủ sức trả lời được nhiều câu hỏi về nội tại nguyên tử, thì nó cũng đã làm lung lay đến tận gốc rễ cái quan niệm nguyên tử là một khối đồng nhất và bền vững, không thể phân chia. Quan niệm ấy bị sụp đổ hoàn toàn là nhờ có sự phát hiện và quá trình nghiên cứu hiện tượng phóng xạ.
Hiện tượng phóng xạ được khám phá ra từ những tình cờ thú vị. Tuy nhiên, theo chúng ta thì đó là những tình cờ hàm chứa sự tất yếu vì chúng xảy ra trong một quá trình nghiên cứu thực nghiệm khoa học có chủ đích.
Tháng 9-1895, nhà vật lý người Đức tên là Rơnghen (W. C. Rơnghen, 1845-1923) bắt tay thực hiện lại các bước thí nghiệm “Hiện tượng phóng điện trong khí loãng” bằng ống chân không Crookes (được sáng chế 40 năm trước đó). Ống Crookes được ông bọc giấy đen. Vào một buổi chiều tối, khi ống Crookes đang hoạt động, Rơnghen bất ngờ phát hiện một vệt sáng màu xanh lục nhạt trên một chiếc ghế gần đó. Thì ra đó là nơi ông có để một màn huỳnh quang. Khi ngắt điện (ống Crookes ngừng hoạt động), vệt sáng cũng mất theo. Rơnghen tái hiện hiện tượng nhiều lần và rút ra nhận xét: Chùm điện tử phát ra từ catod (tia âm cực) trong ống Crookes đập vào vật (gọi là “đối catod”) làm vật này phát ra tia xuyên qua giấy đen đến màn huỳnh quang gây ra sự phát quang. Là một người thận trọng, ông cải tiến lại ống Crookes và lặp đi lặp lại thí nghiệm. Một lần, trong khi thực hành thí nghiệm tay ông vô tình che hướng tia đến màn huỳnh quang và lạ thay ông thấy trên màn huỳnh quang là một bộ xương bàn tay đang cử động. Sau đó, ông lấy một cuốn sách dày, rồi lần lượt là tấm gỗ, thủy tinh, êbôrit, cao su, để che thì màn huỳnh quang vẫn sáng. Tia đó còn xuyên qua các tấm kim loại mỏng trừ chì và bạch kim. Hơn nữa, trong buồng tối, các tấm kính ảnh bị tia đó chiếu đều hóa đen như khi bị ánh sáng Mặt Trời tác dụng. Cuối cùng, Rơnghen đi đến kết luận chắc chắn rằng ông đã phát hiện ra một tia lạ (nên ông gọi là tia X) mà khoa học chưa từng biết. Tia X cũng ở ngoài vùng phổ ánh sáng nhìn thấy, cũng tác dụng (làm đen) kính ảnh như tia hồng ngoại hay tử ngoại nhưng khả năng xuyên thấu của nó mạnh hơn nhiều so với tia tử ngoại.
Một lần, vợ của Rơnghen đến phòng thí nghiệm thăm ông. Trong niềm vui về khám phá của mình và cũng muốn chia sẻ niềm vui ấy với vợ, Rơnghen đã bảo vợ đặt bàn tay lên kính ảnh và phát tia X đến đó. Sau khi hình ảnh được tráng rửa, bà vợ Rơnghen xem và quá đỗi kinh ngạc trước bàn tay lộ rõ cả phần xương cùng chiếc nhẫn cưới đeo ở một ngón tay. Đó là bức ảnh chụp bằng tia X đầu tiên của nhân loại.
Ngày 28-12-1895, Rơnghen công bố phát hiện của mình. Ngay lập tức, hàng trăm nhà nghiên cứu hăm hở lặp lại thí nghiệm của Rơnghen để tìm hiểu sâu hơn về tia X. Ngày nay, tia X còn được gọi là tia Rơnghen để tưởng nhớ công lao (nhất là đối với y học) người đã khám phá ra nó và mọi người đều biết nó là bức xạ điện từ mà trong dải quang phổ nằm kề vùng tử ngoại và có tần số cao hơn tần số của tia tử ngoại.
Chuyện thú vị ngoài lề là sau khi Rơnghen công bố thành quả thí nghiệm của ông. Trong xã hội nổi lên dư luận ông là một tay phù thủy biến người thành bộ xương và hô hào đòi… thiêu cháy ông. Tuy nhiên, thời Trung cổ đã qua lâu rồi!...
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH