TT&HĐ V - 47/g
Sóng điện từ - Mối nguy tiềm ẩn
Với các tác động khác như ánh sáng, tiếng động, mùi vị, nhiệt độ, thì
chúng ta có thể cảm nhận được, nhưng với sóng điện từ, thì ngay cả khi
ta đứng trong trường bức xạ, các giác quan đều vô cảm và do đó cơ thể
không thể phát sinh các phản ứng tự vệ, hơn nữa những tác hại do ô nhiễm
điện từ gây ra lại xuất hiện âm thầm sau một thời gian khá dài nên con
người hầu như không biết đến điều đó….. và đây cũng chính là mối hiểm
nguy tiềm ẩn trong cuộc sống hiện đại.
PHẦN V: THỐNG NHẤT
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
Gorky
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng
mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể
gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein
“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
CHƯƠNG VIII (XXXXVII): NÓNG – LẠNH
“Nhiệt thể hiện ở chuyển động của các hạt vật chất.”
M.V. Lômônôxốp
“Tính
chất kỳ lạ nhất của năng lượng là khả năng biến đổi của nó. Một trong
những dạng phổ biến nhất của năng lượng trong tự nhiên là năng lượng
chuyển động hay động năng. Năng lượng nhiệt là nguồn dự trữ động năng
của các phân tử hoặc nguyên tử chuyển động hỗn loạn và liên tục.”
K.A Gladkov
"Tôi thích sự ngu dốt nhiệt tình hơn là sự thông thái thờ ơ".
Anatole France
"Trong sâu thẳm mùa đông, cuối cùng tôi cũng hiểu được trong tôi có mùa hè bất diệt".
Albert Camus
" Phần lớn con người sống cuộc đời tuyệt vọng trong im lặng, và rồi xuống mồ khi trong mình vẫn còn vang điệu nhạc".
Henry David Thoreau
"Không
có đam mê, bạn không có năng lượng; không có năng lượng, bạn không có
cái gì. Không có gì tuyệt vời trên thế giới được làm xong mà không có
đam mê trong đó".
Donald Trump
"Hãy
nuôi dưỡng hy vọng vì không có hy vọng sẽ không có nhiệt huyết. Nhiều
khi chỉ cần một tia hy vọng cũng làm rực sáng cả bầu nhiệt huyết trong
lòng người, soi rọi những thành quả lớn lao".
NTT
"Không
thể tưởng tượng ra một Vũ Trụ vô tỉ! Chỉ khi nào vật lý học thừa nhận
rằng các hằng số Vũ Trụ phải là những con số xác định (không vô tỉ), thì
lúc đó nó mới có khả năng nhận thức được chân xác Vũ Trụ".
NTT
(Còn tiếp)
Cũng có thể xác
định năng suất bức xạ ứng với một bước sóng nào đó và có được đại
lượng được gọi là “năng suất bức xạ riêng phần”, ký hiệu: . Mối liên hệ giữa ET và được biểu diễn bằng
biểu thức:
Nếu năng suất
bức xạ riêng phần tính theo tần số thì ký hiệu: , và như vậy cũng có:
Vì và vận tốc ánh sáng
được xác định là nên có thể suy ra:
hay:
Giả sử một diện
tích nào đó của bề mặt vật
bị một công suất bức xạ chiếu đến từ mọi
phương trong góc khối mà vật chỉ hấp thụ
được một phần năng lượng đó bằng thì tỷ số:
được gọi là “hệ
số hấp thụ” của vật ở bước sóng . Chỉ số T nói lên hệ số hấp thụ
phụ thuộc vào nhiệt độ.
Từ đây, xuất
hiện thêm một khái niệm mới, đó là “vật đen tuyệt đối”. Vật đen tuyệt đối là
vật có với mọi bức xạ và ở
mọi nhiệt độ.
Thực tế chỉ ra
rằng khi một vật có nhiệt độ đủ cao, vượt qua một ngưỡng giới hạn nào đó thì nó
trở thành vật phát bức xạ nhiệt. Vật lý học định nghĩa: bức xạ nhiệt là quá
trình trong đó vật bức xạ đơn thuần do được nung nóng lên nhiệt độ cao. (Như
vậy, một cách tương đối, các quá trình hóa phát quang, điện phát quang, quang
phát quang đều không được coi là bức xạ nhiệt. Theo chúng ta quan niệm: thu -
phát bức xạ là hiện tượng mang tính thường xuyên phổ biến toàn Vũ Trụ, vì vậy
mọi vật trong bất cứ tình trạng nào cũng đều thu - phát bức xạ ở một mức độ nào
đó mà có tính nổi trội hay không nổi trội, đột biến hay không đột biến, hơn
nữa, bức xạ nào, không nhiều thì ít, cũng gây ảnh hưởng đến nhiệt độ của vật
hấp thụ chúng). Trong quá trình bức xạ nhiệt, vật nhận nhiệt lượng của môi
trường xung quanh rồi lại bức xạ vào môi trường ấy và trạng thái của vật trong
quá trình bức xạ là không đổi (thực ra không phải lúc nào cũng như vậy, đây là
một quan niệm sai lầm dựa trên cơ sở cho rằng nhiệt, cũng như năng lượng, có thể tồn tại độc lập!).
Cũng theo vật
lý học, bức xạ nhiệt có những đặc điểm:
- Trạng thái
bức xạ (thành phần phổ và cường độ bức xạ) phụ thuộc nhiệt độ của vật.
- Trạng thái
bức xạ phụ thuộc bản chất của vật. Năm 1809, Prêvô (Prevost) phát biểu thành
qui luật: “Nếu hai vật hấp thụ những năng lượng khác nhau thì sự bức xạ của
chúng cũng khác nhau”.
- Bức xạ nhiệt
là bức xạ cân bằng. Các nhà vật lý cho rằng đây là đặc điểm quan trọng nhất của
bức xạ nhiệt, dựa vào nó để phân biệt với các loại bức xạ khác. Giả sử có một
vật bức xạ được đặt trong một bình chân không, có vỏ phản xạ lý tưởng, không
thấu nhiệt (không hấp thụ nhiệt). Như vậy, bức xạ do vật phát ra được vỏ bình
phản xạ lại toàn bộ và vật phát bức xạ lại thu được một phần bức xạ mà chính nó
phát ra trước đó. Vì năng lượng toàn phần của hệ - gồm các bức xạ của trường
bức xạ và bản thân nội năng của vật bức xạ - luôn không đổi nên đến một lúc nào
đó, mức độ thu và phát bức xạ của vật sẽ bằng nhau, nói cách khác, giữa vật và
trường bức xạ do nó tạo ra thiết lập được một sự cân bằng động bền vững, lúc đó
nhiệt độ trong toàn hệ trở nên ổn định. (Đây là một hình dung đúng đắn dù dựa
trên quan niệm sai lầm. Nó gợi ra những ý dẫn tới quan niệm hợp lý hơn về nhiệt
cũng như nhiệt độ).
Áp dụng định
luật bảo toàn năng lượng cho quá trình bức xạ và hấp thụ nhiệt trong nghiên cứu
về sự bức xạ cân bằng nhiệt, năm 1859, Kiếcsốp (Kirchhoff, 1824-1887) đã rút ra
định luật: “Tỷ số giữa năng suất bức xạ và hệ số hấp thụ của một vật không phụ
thuộc vào bản chất của vật mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bước sóng”.
Gustav Robert Kirchhoff | |
---|---|
Gustav Kirchhoff
|
|
Sinh | 12 tháng 3, 1824 Königsberg, Đông Prussia |
Mất | 17 tháng 10, 1887 (63 tuổi) Berlin, Đức |
Nơi cư trú | Đức |
Ngành | Nhà vật lý |
Nổi tiếng vì | Định luật mạch Kirchhoff Định luật Kirchhoff cho bức xạ nhiệt Định luật Kirchhoff cho Phổ học |
Giải thưởng | Huy chương Rumford |
Ký hiệu hệ số
tỷ lệ (còn được gọi là mật độ thông lượng riêng của trường bức xạ hay năng suất
bức xạ riêng phần của vật đen) là thì biểu diễn toán học
của định luật là:
Có ba hệ quả
được rút ra từ định luật Kiếcsốp:
Mật độ thông
lượng riêng của trường bức xạ cân bằng chính bằng năng suất bức xạ riêng của
vật đen tuyệt đối.
Ở cùng nhiệt độ
và ứng với cùng bước sóng, vật nào hấp thu mạnh hơn thì cũng bức xạ mạnh hơn.
(Đây là định luật Prêvô đã được chính xác hóa).
Năng suất bức xạ
của một vật không đen bằng hệ số hấp thụ của nó nhân với năng suất bức xạ của
vật đen.
Kiếcsốp thiết
lập định luật trên hoàn toàn dựa vào các lập luận về quá trình cân bằng nhiệt
động theo các nguyên lý của nhiệt động học. Vì vậy, năng suất bức xạ riêng phần
của vật đen, hàm , trở thành trung tâm chú ý của các nhà vật lý cuối thế kỷ
XIX. Việc xác định chính xác dạng của hàm đó là yêu cầu chính yếu của nghiên
cứu bức xạ nhiệt.
Đó là một nhiệm
vụ không dễ dàng chút nào. Phải ròng rã sau 40 năm lao tâm khổ tứ, các nhà vật
lý mới hoàn thành được. Sau này, vào năm 1913, trong cuốn “Vật lý và hiện
thực”, Anhxtanh có viết: “Nếu có thể đặt lên bàn cân toàn bộ chất não mà các
nhà vật lý đã hiến tế cho tế đàn của hàm số phổ biến này, ta sẽ có được một bức
tranh hùng tráng và mới thấy hết được sự hy sinh cay nghiệt! Hơn nữa, cả cơ học
cổ điển cũng làm vật hy sinh cho nó, và cũng không thể nhìn thấy trước các
phương trình Mắcxoen có qua nổi sự khủng hoảng do hàm số này tạo ra hay không”.
Sau này, vào năm 1913, Anhxtanh có ví von mức độ khó khăn gian khổ trong công
cuộc đi định dạng chính xác hàm như sau: “Thật là một
điều cao quí nếu chúng ta đặt lên được một bàn cân chất liệu của các bộ óc đã
được các nhà vật lý tế thần trên bàn thờ của hàm số phổ quát này!”.
Trong một thời
gian dài, các nhà vật lý cũng chỉ tiếp cận được đến việc xác định qui luật biến
đổi đối với năng suất bức xạ của vật đen. Năm 1879. dựa trên các phép đo của
mình và cả của một số người khác, Stêphan đã đi đến kết luận: năng suất bức xạ
toàn phần của vật tăng tỷ lệ với lũy thừa bậc 4 của nhiệt độ tuyệt đối của vật.
Sau đó, các phép đo chỉ ra rằng phát biểu này chỉ đúng với vật đen tuyệt đối.
Đến năm 1884, Bônzman đã dựa trên các quan điểm nhiệt động học và xuất phát từ
ý tưởng về sự tồn tại của một số áp suất bức xạ, chứng minh được bằng lý thuyết
kết luận của Stêphan và nêu lên thành định luật (sau này có tên là
Stêphan-Bônzman): năng suất bức xạ toàn phần của vật đen phải tỷ lệ với lũy
thừa bậc 4 của nhiệt độ, tức là:
với a là hằng sốStêphan-Bônzman, được xác định bằng thực nghiệm.
Định luật
Stêphan-Bônzman được kiểm nghiệm nhiều lần từ nhiệt độ 100oC đến nhiệt độ cao nhất
có thể thực hiện và đo được.
Có thể thấy
rằng mãi đến năm 1893 mới có bước đột phá thực sự trong công cuộc đi tìm dạng
chính xác của hàm . Đó là năm Viên (Wilhelm Wien, 1864-1928), xuất phát từ lý
thuyết nhiệt động lực học trong nghiên cứu lý thuyết quá trình nén đoạn nhiệt
bức xạ, đã tìm được hàm dưới dạng:
hay:
với c là vận tốc truyền sáng
trong chân không.
Dù vẫn chưa
tường minh thì dạng trên đã cho thấy được qui luật phân bố của theo và T (hay của theo và T). Từ đó, Viên rút ra định luật sau này gọi là “định luật
dịch chuyển Viên”: “Bước sóng ứng với cực đại của
năng suất bức xạ () biến thiên tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của vật
đen”.
Ludwig Boltzmann | |
---|---|
Ludwig Eduard Boltzmann (1844-1906)
|
|
Sinh | 20 tháng 2, 1844 Viên, Đế quốc Áo |
Mất | 5 tháng 9, 1906 (62 tuổi) Duino, Ý |
Nơi cư trú | Áo, Đức |
Ngành | Vật lý |
Nổi tiếng vì | Hằng số Boltzmann Phương trình Boltzmann Phân bố Boltzmann Định luật Stefan-Boltzmann |
Biểu diễn toán
học của định luật:
với b là hằng số không phụ
thuộc nhiệt độ.
Định luật dịch
chuyển Viên được thực nghiệm hoàn toàn xác nhận và được ứng dụng rộng rãi trong
kỹ thuật. Chẳng hạn, dựa vào nó người ta biết được nhiệt độ lớp quang cầu của
Mặt Trời bằng 6150
oK. Bức xạ ở nhiệt độ đó của Mặt Trời khi đến Trái Đất, và bị
khí quyển làm sai lệch, có cực đại rơi đúng vào vùng màu lục (). Quá trình tiến hóa thích nghi đã làm cho mắt người nhạy
nhất với bức xạ này. Hay nhờ định luật dịch chuyển mà người ta thấy rằng đối
với các nguồn sáng nhiệt thông dụng, nhiệt độ nằm trong khoảng 2000
oK (đèn dầu hỏa) đến 2500
oK (đèn dây tóc), do đó
cực đại bức xạ rơi vào miền hồng ngoại (khoảng 1,2 đến 1,5 ), làm cho phần lớn năng lượng bị phát tán, chỉ còn từ 2% đến
3% năng lượng có ý nghĩa thắp sáng.
Năm 1896, Viên
đưa ra một công thức về sự phân bố năng lượng trong phổ của vật đen tuyệt đối.
Trong một thời gian khá lâu, áp dụng trong miền tần số cao, nó tỏ ra phù hợp
với thực nghiệm. Nhưng sau đó, khi thực nghiệm ở miền tần số thấp, kết quả tính
toán theo công thức đó không còn ăn khớp nữa và nghiêm trọng hơn, năng lượng
bức xạ có xu hướng tiến tới lớn vô cùng khi tần số tiến tới 0. Đó là một điều
vô lý.
Từ đó cho tới
năm 1900, nhiều nhà vật lý tiếp tục nỗ lực trong nghiên cứu bức xạ nhiệt và đề
xuất thêm một số công thức nữa. Đáng chú ý nhất là công thức của Rêlây. Sau đó
Ginxơ, bằng một con đường khác, cũng đi đến được công thức này, do đó nó được
gọi là “công thức Rêlây-Ginxơ”.
Rêlây coi vật
đen tuyệt đối là một hốc kín chứa đầy sóng đứng điện từ (sóng đứng là sóng được
hợp thành từ 2 sóng phẳng có cùng biên độ, truyền cùng phương nhưng ngược
chiều) của các dao động tử điều hòa. Mật độ sóng đứng (số lượng sóng trong một
đơn vị thể tích) trong hốc có tần số trong khoảng từ đến là . Hồi đó, mọi nhà vật lý đều quan niệm năng lượng có tính
liên tục và như vậy mỗi sóng đúng có thể có năng lượng bất kỳ trong khoảng từ 0
đến . Tuân theo phân bố thống kê Bônzman, năng lượng trung bình
ứng với một sóng đứng là:
Với k là hằng
số Bônzman, nó được xác định:
Trên cơ sở đó,
Rêlây thiết lập được:
Sau đó Ginxơ,
bằng một con đường khác cũng đến được công thức này nên nó được gọi là “công
thức Rêlây-Ginxơ”. Công thức này cũng không được thực nghiệm chấp nhận. Điều
đáng chú ý là nếu công thức Viên tỏ ra phù hợp với thực nghiệm ở miền tần số
cao và tỏ ra phi lý ở miền tần số thấp, thì công thức Rêlây-Ginxơ lại phù hợp
với thực nghiệm ở miền tần số thấp nhưng phi lý ở miền tần số cao. Hơn nữa, đối
với công thức Rêlây-Ginxơ, khi tính năng suất bức xạ toàn phần của vật đen
tuyệt đối thì dẫn đến một kết quả kỳ quặc, trái với thực tế: năng suất bức xạ
toàn phần của vật đen ở mọi nhiệt độ đều lớn vô cùng!
Công thức Rêlây-Ginxơ
làm choáng váng các nhà vật lý để rồi họ phải gọi nó bằng những cái tên đáng sợ
như: “Tai biến tử ngoại”, “Thảm họa tử ngoại”, “Khủng hoảng tử ngoại”. Có tình
hình đó là bởi vì các đường cong thực nghiệm hoàn toàn chính xác, đáng tin cậy
và đã có ứng dụng thực tế quan trọng, nhưng công thức Rêlây-Ginxơ cũng tỏ ra
hoàn toàn hợp lý về mặt lý thuyết, có lập luận chặt chẽ không thể phủ nhận được
và dựa trên những định luật nhiệt động lực học đã được thực nghiệm kiểm chứng
kỹ càng và cũng qua thử thách lâu dài trong ứng dụng thực tiễn. Vậy mà thực
nghiệm và lý thuyết lại mâu thuẫn nhau gay gắt đến mức không thể dung hòa được.
Nhưng nếu không khắc phục được sự bất hòa ấy thì vì thực tiễn có tính rõ ràng
hơn, chân thực hơn, có sức thuyết phục hơn, cho nên chỉ còn cách phải xem xét
lại lý thuyết, nghĩa là phải rà soát lại những khái niệm và suy lý của tư duy
khoa học, hoặc chí ít cũng phải vượt qua định kiến thời đại để điều chỉnh lý
thuyết sao cho phù hợp với thực nghiệm. Nói cách khác: nhiệm vụ của lý thuyết
là giải thích đúng đắn thực tiễn chứ không phải bắt thực tiễn phục tùng nó, cho
nên một khi lý thuyết mâu thuẫn với thực tiễn thì nó phải vừa xem xét lại thực
tiễn vừa tích cực tư duy sáng tạo để tự sửa mình cho phù hợp. Chúng ta cho rằng
đó là phương hướng mang tính tất yếu của mọi nghiên cứu, nhận thức khoa học.
Chính vì thế mà có thể nói công thức Rêlây-Ginxơ đến như một tiếng pháo báo
hiệu tình huống đã chín muồi cho hàm (hay ) xuất hiện dưới dạng đích đáng nhất của nó.
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét