Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 29
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
ĂN MÓN LÒNG TẠI ĐÁM CƯỚI TÂY BẮC xem cho vui
Tùng Tây Bắc chuyên bán: THỊT GÁC BẾP, LỢN BẢN, MĂNG KHÔ, GIA VỊ TÂY
BẮC, THẢO DƯỢC QUÝ, RƯỢU NGÂM. Đây là những đặc sản mà bà con nơi tôi
sinh sống sản xuất và khai thác từ núi rừng Tây Bắc và hoàn toàn tự
nhiên không có chất bảo quản. Bác nào có nhu cầu mua Đặc sản Tây Bắc cứ a
lô em 0918.058.909 đảm bảo giá cả phải chăng chất lượng tốt nha!
- Hãy giúp em đạt được 100.000 lượt đăng ký nha để em có thêm động lực
chia sẻ.//
Cách làm dồi lợn thơm
ngon đặc trưng mang hương vị truyền thống Việt và trở thành món ăn cổ
truyền của người dân cả nước. Từng miếng dồi lợn với vị béo ngậy của nội
tang lợn, thơm lừng của rau thơm các loại tất cả hòa trộn với nhau mang
đến vị ngon đậm vị cho món ăn này nhé. Nếu bạn muốn mang đến bất ngờ
cho ông xã vào ngày cuối tuần thì hãy cùng thao khảo công thức làm dồi
lợn sau đây cùng 8monngonmoingay.com nhé.
Phần ruột heo bạn nên chọn chỗ ruột non, không phải quá lớn, cũng nên chọn đoạn ruột non quá nhỏ sẽ khó khi dồi nhân.
Sau
đó bạn rửa sạch hết phần dồi heo cùng với nước sạch pha thêm một chút
muối ăn hoặc rửa qua với nước vo gạo cho thật sạch hết chất nhầy, rồi
bạn tiếp tục dùng tay tuốt cho thật sạch phần nhớt còn laị bên trong của
miếng lòng non để khử hết mùi hôi, rồi tiếp tục mang đi rửa sạch lại
nhiều lần với nước, vớt ra rổ và để ráo nước.
Bước 2: Trộn nhân để dồi lòng
Sụn cổ họng, mỡ chài bạn mua về cũng mang đi rửa cho thật sạch rồi tiếp tục dùng dao bằm cho thật nhỏ.
Sau
đó bạn bóp nát phần tiết lọn rồi chi vào bát rồi trộn đều với các
nguyên liệu như: mỡ chải, sụn lợn, hành lá, rau răm nhặt sạch và thái
nhỏ, nêm chút muối ăn vào trộn trộn đều lên là bạn được phần nhân để dồi
lợn rồi nhé.
Bước 3: Nhồi nhân vào lòng lợn
Sau
đó bạn tiến hành nhồi phần nhân vừa trộn ở bên trên vào trong đoạn ruột
heo, rồi tiếp tục dùng dây chỉ thắt buộc chặt lại hai đầu.
Bước 4: Luộc chín dồi lợn
Tiếp
đó bạn cho dồi lợn vào trong nồi nước, đặt nồi dồi lên trên bếp và tiến
hành luộc chín, thi thoảng bạn dùng que nhọn châm mấy lỗ vào đoạn dồi
để nước chảy ra ngoài. Đến khi bạn xăm thấy miếng dồi tiết ra nước có
màu trong tức là dồi lợn đã chín rồi nhé.
Cuối cùng bạn chỉ cần
vớt dồi lợn ra đĩa để nguồi rồi dùng dao cắt thành từng khoanh mỏng
khoảng chừng 1 cm là có thể thưởng thức món ăn này rồi nhé.
Vào buổi sáng cuối tuần, bạn có thể đổi vị cho bữa gia đinh với món dồi lợn
ăn kèm với nồi cháo trắng thơm phức, đĩa rau sống và pha thêm bát mắm
tôm chấm kèm thì ông xã sẽ không ngớt lời ngợi khen về sự khéo léo và
đảm đang của bạn đâu nhé.
Dồi
là một món ăn dân dã và phổ biến của người dân Việt Nam. Nó được chế
biến từ lòng lợn (lòng chó) hoặc thân động vật có dạng hình ống, được
nhồi đầy hỗn hợp gồm huyết và nhiều loại rau gia vị đã nghiền nhỏ và các
gia vị khác nhau. Sau khi nhồi đầy thì đem hấp cách thủy hoặc nướng
chín.
Có rất nhiều các loại rồi khác nhau, tùy vào nguyên liệu mà mọi người
lựa chọn. Phổ biến nhất là dồi lợn, dồi chó. Cầu kì hơn thì có dồi cổ
vịt, ngan, ngỗng; dồi rắn; dồi lươn…Ở mỗi nơi lại có những cách làm dồi
khác nhau. Món dồi chiên là một sự biến tấu. Món này phổ biến hơn ở miền
Nam vì họ sử dụng ruột non để nhồi, miếng rồi bé nên họ thường chiên
lên vàng xuộm. Còn người miền Bắc lại sử dụng ruột già để làm dồi nên
miếng rồi to hơn và họ không chiên mà thường luộc.
Trong cái lạnh se sắt của tiết trời miền Bắc, hãy đặt món dồi chiên hấp dẫn và không ngán này lên mâm cơm gia đình của bạn nhé!
Công thức món dồi lợn chiên Nguyên liệu:
• 500g mũi lợn
• 200g thịt nạc dăm
• 200g da lợn
• 500g ruột già lợn (tên gọi khác là thú linh)
• 50g sả
• Các gia vị (đường, muối, bột ngọt, tiêu xay, tiêu hạt, mắm tôm, nước mắm, rượu trắng)
• Nước gạo
• Rau thơm ăn kèm (hung quế, hung chó, hung thơm..), ớt, chanh, tỏi. Cách làm:
Bước 1: sơ chế
– Ruột già lợn đem rửa sạch, tuốt sạch bằng nước gạo, cắt bỏ những
phần không cần thiết (cục tật). Trần nhanh qua nước sôi cho hơi sun lại
và để ráo.
– Mũi heo, da heo của rửa sạch, để ráo.
– Thịt nạc dăm thì rửa sạch, băm nhuyễn.
– Sả, tỏi băm nhỏ.
– Rau thơm nhặt, rửa sạch.
– Ớt thái lát nhỏ, chanh vắt lấy nước.
Bước 2: chế biến
– Da lợn, mũi lợn đem luộc chín rồi băm nhỏ.
– Cho da lợn, mũi lợn, thịt nạc xay nhuyễn vào một âu to, cho thêm sả
băm, tỏi băm cùng với một muỗng canh đường, 3/4 muỗng canh muối, 2
muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng canh tiêu xay, một ít tiêu hạt. Trộn
đều tất cả lên.
– Sau đó, tiến hành nhồi hỗn hợp trên vào ruột già.
– Dùng chỉ hoặc dây lạt buộc lại thành từng khúc. Dùng tăm xăm nhiều lộ trên khúc dồi.
– Đem hấp cách thủy hoặc luộc chín, trong lúc luộc (hấp) tiếp tục
dùng tăm xăm để nước trong dồi chảy ra, dồi sẽ không bị nứt, vỡ. Luộc,
hấp trong vòng 15-20 phút. Dồi chín sẽ căng phồng lên. Nếu xăm mà không
thấy nước chảy ra thì là dồi đã chín.
– Dồi chín, vớt ra để ráo, sau đó đem chiên vàng (có thể chiên ngập dầu nếu muốn).
Lưu ý:
– Để có món dồi ngon, trong lúc nhồi không nên nhồi nhiều quá, chặt
quá. Khi luộc (hấp) cần phải canh để dùng tăm xâ m cho nước chảy ra bớt
để dồi không bị bở khi chín, vớt ra để ráo rồi mới đem chiên.
– Nếu dùng ruột non (nhỏ, khó nhồi), các bạn hãy dùng chai nước lọc
loại nhỏ 500ml cắt ra làm phễu để dồn thịt vào ruột bằng cách cột một
đầu ruột và nhồi vào đầu còn lại.
Bước 3: trình bày
– Dồi sau khi chiên xong, cắt lát, xếp ra đĩa.
– Nước chấm: thường dùng mắm tôm đánh sủi bọt với rượu trắng, cho
thêm nước cốt chanh với ớt, đường và mì chính là chuẩn nhất. Nhưng nếu
bạn không ăn được mắm tôm thì có thể dùng nước chấm cùng chanh, tỏi, ớt.
– Ăn kèm với rau thơm, cơm hoặc với cháo cũng là sự lựa chọn tuyệt vời cho mùa đông này.
Trên đây là công thức làm món dồi lợn chiên rất đơn giản và dễ làm
hàng ngày. Dồi chiên giòn, dai, chiên trong dầu mỡ nhưng không hề ngấy.
Sự xuất hiện của món ăn này sẽ góp phần đổi vị cho bữa cơm gia đình của
bạn đấy.
Ngoài dồi lợn ra, bạn có thể sử dụng nguyên liệu khác nhau để làm nên
những món dồi chiên khác nhau. Dưới đây là một số loại dồi khác như:
Dồi chó: món này phổ biến nhưng cũng khá cầu kì trong việc phối trộn
nguyên liệu.Nguyên liệu sau khi sơ chế thì nhồi vào lòng chó đã làm
sạch, đem hấp rồi chiên vàng màu cánh rán.
Dồi lươn: làm chết lươn,làm sạch bụng, bỏ ruột. Dùng dao cắt lìa phần
xương thịt ở phía cổ lươn nhưng phải đảm bảo da lươn nguyên vẹn. Nguyên
liệu nhồi có thịt lươn đã lọc xương, băm nhuyễn cùng với thịt lơn, mộc
nhĩ và nhiều loại gia vị khác. Sau khi nhồi đem chiên vàng, chế nước xốt
(hành, tỏi phi vàng xào cùng cà chua, thêm gia vị, nước dùng, bột đao)
rồi dưới lên dồi đã chiên mang lại vị vừa giòn lại vừa dai.
Dồi rắn: làm tương tự rồi lươn nhưng thịt rắn thì băm nhuyễn cả
xương. Sau khi nhồi có thể đem chiên giòn, ăn cùng rau sống. Có thể đem
hấp, luộc sẽ mang lại những trải nghiệm khác nhau cho người thưởng thức.
Hãy thêm công thức những món dồi chiên này vào sổ tay thực đơn của
gia đình bạn để có những bữa cơm hàng ngày hấp dẫn nhé! Chúc các bạn có
những bữa ăn vui vẻ!
BỮA ĂN SÁNG ĐẶC TRƯNG của Bình Định | CHÁO LÒNG BÁNH HỎI | CHÁO LÒNG BÌNH ĐỊNH
Lòng lợn và những cách chế biến khiến bạn phát thèm
Chắc
chắn, lòng lợn là món khoái khẩu của không ít người. Mặc dù được khuyến
cáo không nên ăn quá nhiều thực phẩm này nhưng lòng lợn là một trong
những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là đạm. Vì thế, một
tuần có thể ăn khoảng 2-3 lần, mỗi lần 50-70g là vừa đủ.
Hãy cùng điểm mặt một số món ngon được chế biến từ lòng lợn khiến nhiều người phải "thèm thuồng".
1. Lòng rán
Lòng lợn rán vàng giòn ăn kèm với mắm tôm cùng các loại rau thơm là món lai rai rất được cánh đàn ông ưa thích.
Cách làm: Lòng
lợn, bao tử, cuống họng.... rửa thật sạch bằng nước ấm, chà xát lòng
lợn với muối, chanh và giấm thật kỹ, để khoảng 15 phút rồi xả lại bằng
nước sạch. Thái lòng lợn, bao tử, gan... thành từng phần nhỏ vừa ăn.
Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu rồi cho nguyên liệu vào rán vàng. Vớt
lòng lợn ra giấy thấm dầu. Pha một ít mắm tôm, đường, ớt thái nhỏ và
chanh cho vừa ăn. Xếp lòng lợn lên đĩa, cho các loại rau bên cạnh và ăn
kèm với mắm tôm.
2. Lòng luộc
Với
lòng lợn, khó luộc ngon nhất là lòng non và dạ dày, vì vậy, bạn cần đặc
biệt chú ý khi chọn mua hai thứ này. Với lòng non, hãy chọn loại bé,
ống ruột căng và tròn, màu trắng hồng, chất dịch bên trong màu trắng
sữa. Những đoạn lòng đường kính lớn, mỏng, dẹp, chất dịch bên trong màu
vàng thường không được non, ăn sẽ dai và dễ đắng. Lòng lợn mua về lộn
trái, lấy hết màng mỡ, sau đó cho một nắm bột mì trộn chút muối vào bóp
kỹ, rửa lại bằng nước. Cuối cùng bạn dùng chanh chà xát để những gì còn
sót lại sẽ ra hết, rồi xả nước thật mạnh. Với cách này ruột, bao tử heo
vừa sạch và trắng. Với dạ dày, cũng nên chọn loại nhỏ nhưng dày.
Bạn
hãy đun sôi nước, nêm chút gia vị trước khi thả lòng vào. Với lòng non,
chỉ cần sôi lại vài phút là có thể tắt bếp. Vớt ra, cho ngay vào âu
nước sôi để nguội có pha phèn chua và mấy cục đá lạnh, khi nào ăn thì
vớt ra. Phèn chua cùng với việc làm lạnh đột ngột này giúp lòng trở nên
trắng và giòn. Nếu không ăn ngay mà bạn vẫn để lòng lên đĩa, món ăn sẽ
bị khô, sẫm màu và dai.
Một số người tăng độ giòn cho lòng bằng
cách cho vào cái chảo không, khi thấy sôi lên thì đảo lại, cho lòng hơi
săn lại thì đưa xuống xả bằng nước lạnh, rồi cho vào nước sôi để luộc,
sau đó ngâm như trên.
Với dạ dày, vì có phần mỏng và phần dày nên
tốt nhất bạn cắt riêng chúng ra, khi luộc vớt phần mỏng ra trước. Ngay
cả đoạn dày, bạn cũng chỉ cần cho sôi vài phút rồi tắt bếp, để một lát
nữa rồi ngâm nước lạnh pha phèn.
Tóm lại, điều cần lưu ý nhất là bạn luộc nhanh, khi lòng vừa chín tới là vớt ra ngay vì chỉ cần chậm một chút là sẽ bị dai.
3. Cháo lòng
Cháo
lòng là một món ăn dân dã, truyền thống được rất nhiều người Việt Nam
ưa thích. Cháo có vị ngọt, lòng giòn thơm, tiết nóng ngọt mát, rau thơm
mùi quyến rũ. Hãy khám phá cách nấu cháo lòng thơm và ngon miệng như
ngoài hàng để chiêu đãi gia đình trong buổi sáng ngày đông rét lạnh nhé.
Nguyên liệu: 1
kg xương lợn (Nên chọn phần xương đuôi hoặc xương ống, nước dùng sẽ
trong và ngọt hơn). 1/2 bát con gạo tẻ. 1/4 bát con gạo nếp. 1 bát tiết
lợn vừa ăn. Tim lợn, dạ dày, dồi lợn luộc, gan, cổ hũ, lòng non. Muối,
hạt nêm, hạt tiêu, giấm. Gừng, hành lá, giá, chanh, ớt, rau thơm các
loại.
Cách làm: Xương
lợn mua về rửa sạch, chặt nhỏ và luộc qua một nước cho bớt hôi. Cho vào
chảo rang sơ qua với một ít hành khô và thìa café mắm ngon. Khi xương
se lại và chuyển sang màu hơi vàng thì cho vào nồi hầm khoảng 4 tiếng
đồng hồ.
Tiết
lợn đem chia làm 2 phần đều nhau. Một phần để cho vào nồi cháo, một
phần đem đánh tan với nước lọc, mì chính, mắm, hạt nêm, tiêu rồi để
đông. Tim lợn, dạ dày, dồi lợn luộc, gan, cổ hũ, lòng non mua về chần
qua nước sôi một lượt rồi luộc chín. Trong nước luộc cho cho gừng, dấm
và muối để cho đậm đà và bớt hôi. Phần này cũng chia làm 2 bạn nhé, một
phần để cho vào nấu chung với cháo còn một phần để ăn thêm bên ngoài.
Cho
gạo nếp và gạo tẻ đã xay nhỏ vào nồi nước dùng. Bạn có thể vớt xương ra
hoặc để hầm cùng gạo cho ngọt thêm. Khi nào nồi cháo đã nhừ và sánh đặc
thì cho nốt phần tiết để đông vào và khuấy đều lên để cháo lòng có màu
nâu óng ả, quyến rũ. Cuối cùng cho phần tim lợn, dạ dày, dồi lợn luộc,
gan, cổ hũ, lòng non đã chuẩn bị ở bước 3 vào để ninh thêm 20 phút nữa
thì tắt bếp. Nhớ nêm nếm cho vừa miệng bạn nhé.
Múc cháo ra bát, rắc thêm hành lá, hạt tiêu và ăn nóng kèm với rau thơm và phần lòng lợn luộc để riêng.
4. Lẩu lòng
Lẩu
lòng rất đơn giản, dễ làm mà lại được nhiều người ưa thích. Hãy tham
khảo cách làm lẩu lòng heo ngon, giòn, lạ miệng và ấm bụng để cùng gia
đình và bạn bè nhâm nhi trong ngày lạnh.
Nguyên liệu:
Nấu nước dùng cho lẩu lòng heo: Xương heo, xương gà và xương ống bò:
Mỗi loại 0,5kg, sá sùng: 5 con. Xu hào, cà rốt, khoai tây, khoai lang,
dứa, cà chua: Mỗi loại 2 củ/quả. Quế và hoa hồi: Mỗi loại 10g. Hành khô
và gừng: Mỗi loại 2 củ. Gia vị: Dầu mè, mắm, muối, rượu trắng, dấm, gói
thuốc bắc, gia vị lẩu, bộ canh mì tôm hảo hảo, sa tế.
Lòng
heo ngon: 1kg. Thịt ba chỉ heo, sườn non, ngao, dạ dày và dạ sách heo:
Mỗi loại 0,5kg. Lưỡi heo: 1 cái. Cật heo: 2 bộ. Măng tươi: 2 cái. Đậu
phụ: 5 bìa. Trứng gà hoặc trứng cút, trứng vịt lộn: 5 quả. Bún: 1kg Mì
tôm: 4 gói. Các loại rau ăn lẩu: Nấm, rau muốn, ngải cứu, rau cải,…
Cách làm:
Xương heo, xương gà và xương ống bò: Rửa sạch, chặt khúc to để hầm nước
lẩu. Thịt ba chỉ, sườn non, lưỡi và cật heo: Rửa sạch và thái mỏng vừa
ăn. Sá sùng, hành khô, gừng: Rửa sạch và nướng thơm. Riêng gừng thì sau
khi nướng hãy đập dập.Quế, hoa hồi, măng tươi và các loại rau ăn lẩu rửa
sạch và để ráo nước. Lòng sơ chế sạch sẽ, thái vừa miếng bày ở đĩa để
nhúng vào nước dùng ăn nóng.
5. Lòng xào dưa chua
Bạn có thể ăn khai vị hoặc ăn cùng cơm nóng đều ngon. Và đặc biệt rất hợp để làm món cho những ai muốn nhâm nhi chén rượu.
Nguyên liệu: Lòng lợn ngon 5 lạng. Dưa chua ngon 1 bát tô. Rau thơm, hành khô, hành tươi, ớt
Cách làm: Chọn
lòng lợn non dày, trắng là ngon nhất. Đem về rửa sạch, luộc chín tới
rồi cho vào nước lạnh ngâm 5 phút. Luộc lâu quá lòng sẽ bị dai không
ngon. Phi tỏi thơm rồi cho lòng vào xào, nêm gia vị rồi vớt ra đĩa để
riêng. Lại cho hành khô vào phi thơm rồi cho dưa vào xào chín dưa rồi
cho lòng vào đảo qua, cho hành tươi vào. Cho ra đĩa và thưởng thức món
lòng xào dưa ngon tuyệt mà lạ miệng.
Hà Linh/VietNamNet (tổng hợp)
Cách làm DỒI TRƯỜNG HẤP GỪNG RĂM đơn giản mà ngon không thể cản
Có thể nói hấp là một cách chế biến đơn giản mà mang lại
kết quả mỹ mãn. Đó là nhờ cách nấu ăn này luôn giữ lại nhiều nhất những
hương vị và kết cấu tự nhiên của nguyên liệu. Với tràng lợn
(còn gọi là dồi trường hay phèo tùy nơi, thực chất là một phần tử cung
của lợn) – thành phần ngon vào bậc nhất trong lòng lợn thì hấp cũng là
một cách chế biến thích hợp. Nguyên liệu làm tràng lợn hấp gừng:
– 3 lạng tràng lợn (dồi trường heo)
– 1 mẩu gừng nhỏ
– 1 củ hành
– Vài cọng rau răm
– Rượu, nước mắm, đường, dấm, tiêu, muối Cách làm dồi trường hấp gừng:
– Dồi trường đem bóp với dấm, muối rồi rửa lại nước lạnh cho sạch, kĩ.
– Bắc nồi nước, cho vào tí muối, 2 muỗng canh rượu, 1 củ hành và mẩu
gừng đập dập, nấu cho sôi thì thả tràng vào nấu. Chuẩn bị sẵn tô nước đá
đợi nước sôi lại thì vớt dồi trường ra ngâm vào tô nước đá.
– Thái tràng lợn thành miếng nhỏ vừa ăn. Ướp với 1mcf đường, 1/2 mcf tiêu, 1mcf nước mắm.
– Rau răm rửa sạch, gừng xắt sợi chỉ.
– Lấy cái dĩa, rải gừng và rau răm xuống dưới rồi xếp dồi trường lên.
Trên cùng lại rắc ít gừng và rau răm. Đem dĩa dồi trường đi hấp cách
thủy 7-8 phút tính từ khi nước sôi là xong.
– Dọn dồi trường ra với rau húng lủi, vài cọng gừng, pha chén mắm tôm chanh đường đánh sủi bọt và thưởng thức.
Lão bà tuổi 80 và quán cháo lòng 30 năm nức tiếng phố cổ
14/07/2017 05:00 GMT+7
Nằm trong con ngõ nhỏ trên phố Lò Sũ, khách ra vào phải nghiêng người
lách qua nhau mới có thể đi được. Ấy thế mà, quán cháo lòng đậu xanh hơn
30 năm tuổi của bà Tiền vẫn tấp nập khách ra vào thưởng thức.
Đến
quán cháo này, nếu không để ý đến tấm biển “18 Lò Sũ Cháo lòng” nhỏ xíu
treo ngay đầu ngõ thì ắt hẳn khi khách bước vào sẽ đoán các gia đình
đang bắc bếp nấu cơm trưa chứ ít ai nghĩ có quán cháo lòng đậu xanh ngon
nức tiếng, tồn tại gần 30 năm tại đây. Bởi, trong con ngõ cũ kỹ chật
hẹp ấy, bếp làm dồi rán, bếp luộc lòng, bếp nấu cháo, bếp rán đậu được
bố trí rải rác từ đầu đến cuối ngõ. Cứ chỗ nào phù hợp thì đặt bếp, chỗ
nào đủ rộng thì kê bàn mà không theo một mô hình nhà hàng thường thấy.
Đầu
ngõ chỉ có một chiếc bàn inox để bày rổ tràng, rổ lòng, dạ dày… đến mãi
tít cuối ngõ mới là bàn kê sát mép tường để nước chấm, rau thơm ăn kèm.
Phòng khách ngồi ăn cũng được phân bố khắp trong con ngõ, thậm chí lên
cả tầng 2, sân thượng mái hiên.
Quán cháo lòng nằm trong con ngõ nhỏ xíu giữa phố lò sũ đã tồn tại được hơn 30 năm
Cũng
chính vì kiểu lạ ấy nên nhiều khách mới đến lần đầu rất dễ đi nhầm vào
nhà hàng xóm. Theo đó, kinh nghiệm mách nhau của khách là muốn không đi
nhầm thì vào ngõ cứ thấy chỗ nào kê vài bàn ghế thì đích là phòng cho
khách ngồi ăn của quán cháo lòng.
Đúng như những gì mọi người
truyền tai nhau. Con ngõ sâu, tường cũ kỹ, loang lổ nằm lọt thỏm giữa
một nhà hàng và một khách sạn sang trọng lại hết sức nhộn nhịp khi thực
khách ra vào tấp nập, mong muốn thưởng thức món cháo lòng đậu xanh nổi
tiếng của cụ bà Phạm Thị Tiền (85 tuổi).
Ngõ nhỏ rộng chưa đầy 1 mét nên khách ra vào thường phải nghiêng người lách qua nhau
Dù
phải mất vài phút mới có thể nghiêng người lách qua nhau để đi vào con
ngõ chật hẹp, sâu hút ấy, nhưng đổi lại, thực khách vào đây sẽ thỏa mãn
khi được thưởng thức những đĩa lòng dồi luộc hoặc rán đầy ú, kèm đó là
bát cháo lòng đậu xanh thơm ngon.
Vừa cắt xong đĩa lòng luộc trắng
nõn, đầy ú ụ cho khách, bà Tiền – chủ quán cháo lòng đậu xanh vừa nói:
“Hôm nay trời mưa nên khách không được đông lắm. Chứ bình thường trời
nắng khách tới đông nườm nượp. Có hôm đông quá chưa đến 12 giờ trưa đã
hết sạch hàng, phải từ chối khách”.
Dù nằm ở con ngõ khá cũ kỹ nhưng quan cháo lại cực kỳ đông khách
Bà
Tiền kể, thuở trước bà làm khá nhiều nghề, từ bán bánh mỳ pate, bán bún
ngỗng cho tới bán mía, ốc. Đến năm 1985, bà chuyển sang bán cháo lòng
vì món cháo bà làm cho gia đình ăn được mọi người khen ngon, khi mở bán
thử thấy khá đắt khách. Từ đó đến nay, quán cháo đã tồn tại hơn 30 năm
trong con ngõ nhỏ cũ kỹ này.
Chỉ tay vào rổ lòng trắng nõn vẫn còn
đang bóc hơi nghi ngút do mới luộc xong, bà chia sẻ, để giữ được khách
suốt 30 năm, bà phải tự tay chọn lòng, chỉ chọn mua phần ngon chứ không
mua cả bộ. Theo đó, khi ăn lòng phải trắng, không bị đắng, ăn lòng,
tràng, dạ dày phải giòn sần sật… Hơn nữa, ngoài lòng luộc còn có lòng
rán ăn dai, giòn rất khoái khẩu.
Lòng dồi ở đây đều được bà Tiền tự tay chọn và làm
Tại quán, một suất lòng cho một người ăn giá chỉ 50.000 đồng
Bát cháo lòng đậu xanh đầy ú ụ giá thơm ngon giá chỉ 20.000 đồng
Khách đến quán ăn đa phần là khách quen
Còn
riêng với món cháo lòng đậu xanh được thực khách ưa thích thì phải có
nước xương ninh cháo. Ninh đến khi cháo sánh mượt, thơm mùi lòng. Đặc
biệt, cháo còn có thêm đậu xanh vỡ ra từ dồi nên ăn rất thơm và mát.
Cũng
chính từ bí kíp đó nên quán đa phần là khách quen đến ăn, thậm chí có
người đều đặn tuần đôi ba lần đến ăn cháo lòng đậu xanh của bà suốt 20
năm. Hay có khách ăn quen, sau 10 năm sống ở nước ngoài giờ về Việt Nam
vẫn quay lại đây tìm ăn món cháo lòng vì không thể quên được hương vị.
Bà Tiền chủ quán cháo lòng hơn 30 năm trên phố Lò Sũ giờ chỉ phụ giúp những lúc khách đông
Theo
bà Tiền, quán cháo lòng đắt khách là còn bởi một lý do nữa là giá cả
khá phải chăng. Một bát cháo lòng đầy tràn có đủ lòng, tim, gan, dồi, dạ
dày giá chỉ 20.000 đồng. Khách muốn ăn thêm bát nhỏ 5.000 hay 10.000
đồng bà cũng bán. Thậm chí có những cháu nhỏ theo bố mẹ vào quán, gọi
bát cháo nhỏ bà còn không tính tiền.
Nếu khách thích ăn thêm đĩa
lòng thì có thể lựa chọn ăn lòng chấm mắm tôm hoặc nước mắm. Suất cho
một người ăn giá 50.000 đồng gồm đủ cả lòng luộc và lòng rán (tràng, dạ
dày, lòng, dồi, gan…). Mấy năm gần đây, khách ngại đến còn có thể gọi
ship cháo lòng tới tận nơi.
“Khách đông lắm. Ngày trước vào giờ
cao điểm khách thường xếp hàng vào ăn cháo. Bán buổi trưa chỉ từ 11 giờ
đến hơn 1 giờ chiều hết 5 cân gạo cháo, tức khoảng 300 bát. Giờ không
được bày ngoài vỉa hè nên khách ít hơn một chút”. Bà nói và cho biết,
việc kinh doanh cháo lòng giờ các con gái, con dâu và cháu nội, cháu
ngoại mới là người làm chính, bà chỉ phụ giúp khi khách đông.
Còn người làm chính là các con gái, con dâu cùng các cháu của bà
Bà
Tiền cũng chia sẻ, nhiều quán giấu nghề, nhưng với bà, trải qua hơn 30
năm gắn bó, nghề nấu cháo lòng, làm lòng đã ngấm vào máu. Thế nên, ngoài
truyền nghề cho con cháu mình, bà còn dạy nghề cho nhiều người khác.
“Ai
muốn học nghề tôi đều đem hết bí quyết ra dạy. Chỉ trong 2 ngày có thể
làm được món cháo lòng chuẩn vị tôi nấu. Nhiều người ở tỉnh xa học xong
ra mở hàng thành công liền quay lại cảm ơn và vẫn còn giữ liên lạc cho
tới bây giờ”, bà Tiền nói thêm. Hải Băng
Quán cháo lòng gia truyền 4 đời nổi tiếng Sài thành
11/11/2015 08:41 GMT+7
Ngoài món cháo sánh mịn cùng với cục xương to, thực khách có thể thưởng thức món dồi trường đặc trưng.
Hơn
80 năm nay, gánh cháo lòng Cô Út trên đường Cô Giang, quận 1, TP HCM là
địa chỉ quen thuộc của thực khách trong khu vực và người sành ăn.
Gánh
cháo lòng này đã hơn 80 năm và do bà Lê Thị Út mở. Hiện bà Út đã già
nên cháu ngoại đứng bán. Và nếu tính luôn mẹ của bà Út, thì gánh cháo đã
truyền qua 4 thế hệ.
Cháo được nấu trong nồi nhôm kiểu cũ.
Cháo
lòng ở đây được chế biến khá cầu kỳ. Xương ống, xương vai mua về, rửa
sạch, hầm lấy nước. Lòng làm sạch, luộc lấy nước. Nước hầm xương trộn
với nước luộc lòng thành để nấu với gạo tẻ rang vào. Người nấu sẽ canh
thời điểm cho huyết tươi đã được sơ chế vào. Nhờ vậy, cháo thơm, ngọt,
béo, có độ sánh mịn đặc trưng cùng cục xương to khi dọn cho khách.
Ngoài
cháo, gan, huyết, lòng non, dồi, dạ dày,... cũng được xử lý tốt không
còn mùi. Nổi bật nhất là dồi trường. Ngoài thịt băm, rau gia vị, thành
phần này còn được nhồi cùng sụn băm giòn. Sau khi nhồi, dồi được hấp
chín, rồi chiên ngập trong dầu để có hương thơm, màu vàng nâu đẹp mắt.
Tô quẩy gọi thêm có giá 7.000 đồng.
Bạn
có thể gọi tô tùy sở thích và khẩu vị. "Khách mua sao bán vậy. 10.000
đồng/tô, 30.000 đồng/tô, 40.000/tô chúng tôi cũng bán", chị Gấm, người
đứng bán hiện nay chia sẻ.
Để đến quán, từ ngã tư Cô Giang - Đề
Thám, bạn chạy về hướng trường Lương Thế Vinh. Khi đến trường, chạy tiếp
khoảng 200 m, bạn sẽ thấy gánh cháo lòng có biển treo bằng giấy phía
đối diện.
SÀI GÒN (NV) – Nhiều người ưa thích món cháo lòng ở
Sài Gòn, đều nhận xét: quán cháo lòng địa chỉ số 170B đường Võ Thị Sáu,
phường 17, quận 3, là quán cháo lòng ngon nhất tại Sài Gòn.
Lần đầu, từ nhiều năm trước, chúng tôi thưởng thức món cháo lòng tại
đây cùng nhà văn Sơn Nam, khi quán còn là căn nhà xoàng xĩnh giữa dãy
nhà phố khang trang, cao tầng.
“Tại
Sài Gòn, duy nhứt quán cháo lòng này có thể sánh ngang với cháo lòng
Chợ Ðệm.” Nghe nhà văn “Nam Bộ học” nói vậy, một dịp đi ngang qua Chợ
Ðệm, chúng tôi cũng vào thưởng thức tô cháo lòng, nhưng không thấy ngon
như tiếng tăm từ xưa, không thể sánh với tô cháo lòng của quán 170B Võ
Thị Sáu.
Quán cháo lòng tại 170B Võ Thị Sáu không mang tên, biển hiệu chỉ ghi
địa chỉ, mới xây dựng lại khang trang cao tầng cách đây hơn hai năm, giá
cả tô cháo có nhích lên đôi chút. Từ nhiều năm trước, trong cái quán
làng xàng, tô cháo lòng vẫn “chất lượng,” thơm ngon đặc sắc hơn hẳn các
hàng quán cháo lòng tại Sài Gòn. Và “tiền nào của nấy,” giá cả tô cháo
lòng của quán 170B Võ Thị Sáu từ lúc đó đã cao hơn gấp đôi, so với các
hàng quán cháo lòng nói chung của thành phố.
Tô cháo lòng trước mặt thực khách, nhìn đã ngon mắt. Trong cái tô sứ
gốm khá lớn, cháo còn giữ hình hạt gạo, đều như hạt tấm giữa nước cháo
lỏng vừa phải, không đặc quện như bột, thường thấy trong tô cháo chế
biến kiểu miền Bắc. Phần lòng heo được sắp đầy vun mặt cái tô cháo lớn
này, gồm đủ thứ của nội tạng heo. Giá nằm phía dưới lòng tô cháo, hành
ngò rải ở trên. Bên cạnh tô cháo, một đĩa giá trần, đĩa giò cháo quẩy,
chén hành củ và tỏi ngâm giấm.
Ðặc biệt của cháo miền Nam như cháo tại quán 170B Võ Thị Sáu, là món
dồi. Dồi cho tô cháo miền Bắc chỉ là ruột heo được nhồi đầy huyết, rồi
mang luộc. Dồi cho tô cháo miền Nam được nhồi với nhiều thứ, chủ yếu là
thịt đầu heo bằm, ướp thêm sả bằm rồi mang chiên.
Tô cháo lòng của quán 170B Võ Thị Sáu. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Chúng tôi cảm nhận, ăn dồi chiên của cháo miền Nam tại quán 170B Võ
Thị Sáu, như thể ăn một thứ xúc xích của nước ngoài, hoặc tương tự một
thứ lạp xưởng đặc sắc hơn những thứ lạp xưởng thường thấy. Chén nước để
chấm các thứ nội tạng heo của quán 170B Võ Thị Sáu cũng đáng kể, góp
phần làm cho miếng gan, tim, lưỡi heo, dồi, ruột non… thêm đậm đà ý vị.
Nước chấm là thứ nước mắm Phú Quốc chính hiệu, pha chế gia vị, ớt… cho
vị ngọt ngọt cay cay.
Nhiều thực khách vào quán, chủ yếu để thưởng thức các món nội tạng,
gọi riêng một tô cháo huyết và đĩa lòng heo, nhâm nhi từng miếng lòng
heo một cách thú vị. Một đĩa lòng heo cho một người: 40 nghìn đồng; đĩa
lòng heo cho hai người: 80 nghìn đồng; đĩa lòng heo cho ba người: 110
nghìn đồng. Chúng tôi nhớ thời gian trước 30 Tháng Tư 1975, tại Sài Gòn,
các hàng cháo lòng, đa số là cháo nấu với huyết heo. Ăn cháo huyết thuở
ấy, thế mà thú vị để nhớ mãi.
Chúng tôi biết, một số thực khách khi nhìn thấy quán cháo lòng tại
170B Võ Thị Sáu, cho rằng quán sang trọng như thế, thì món cháo lòng
không thể ngon được. Họ cho rằng cháo lòng là món ăn bình dân, thì chỉ
các xe đẩy, hàng quán bình dân mới chế biến món ăn bình dân này ngon
được. Thực tế hôm nay thì nghĩ như vậy rất có thể sai lầm. Vào các hàng
quán bình dân để ăn cháo lòng, hoặc ăn cháo lòng ở các xe đẩy bán dạo,
rất khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, một vấn đề vẫn đang gây nhức
nhối tại khắp đất nước Việt Nam. Hơn thế nữa, về các món ăn của đất
nước, ngoài những món như nem công chả phượng của các bậc vua chúa thuở
xa xưa, thì hầu hết là món ăn bình dân. Món ăn bình dân không phải là
không đặc sắc, mà ngược lại. Ông Yan, nhân vật nổi tiếng thế giới về chế
biến thực phẩm, khi tới Việt Nam, thấy rằng các món ăn trên hè phố Sài
Gòn rất đặc sắc.
Quán cháo lòng tại 170B Võ Thị Sáu cũng không ngớt khách lui tới để
thưởng thức tô cháo lòng miền Nam, kể cả khách du lịch người nước ngoài.
Do vậy, hiện nay gia đình chủ quán đã phát triển thêm một cơ sở nữa,
tại số 150/44 đường Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1. Quán tại số
170B Võ Thị Sáu mở cửa phục vụ từ 11 giờ – 22 giờ 30; quán tại số 150/44
Nguyễn Trãi mở cửa phục vụ từ 15 giờ – 23 giờ.
Chàng trai trẻ tuổi, con bà chủ quán Võ Thị Loan, hiện phụ trách quán
cháo lòng tại 170B Võ Thị Sáu, nói chuyện với chúng tôi: “Còn con người
là còn gầy dựng. Hồi mới sau 1975 gia đình chúng tôi ở Ban Mê Thuột bị
‘ông cách mạng’ đánh tư sản không còn cái gì. May là trước đó chúng tôi
có mở một quán cà-phê nhỏ ở Sài Gòn, lúc đó đường Võ Thị Sáu này là
đường Hiền Vương. Thế là gia đình chúng tôi tập trung ở đây, chuyển đổi
quán cà-phê thành quán cháo lòng. Làm ăn lương thiện đàng hoàng, món
cháo lòng được bà con chiếu cố, tới hôm nay mới thành ra cái quán cháo
lòng được như thế này.”
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét