Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

BÍ ẨN LỊCH SỬ 75 (Britannic - Vụ chìm tàu bí ẩn)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Britannic - Vụ chìm tàu bí ẩn

Cú thoát chết hi hữu trong thảm kịch chìm tàu “chị em” Titanic

Tùng Lê |
Cú thoát chết hi hữu trong thảm kịch chìm tàu “chị em” Titanic
Hình minh họa

Gặp nạn trong 3 vụ chìm tàu Titanic, Britannic và Olympic, bà Violet Jessop được xem là người cực kỳ may mắn khi thoát chết hy hữu trong cả 3 thảm kịch.



Britannic - Con tàu "chị em" của Titanic không thoát khỏi "kịch bản kinh hoàng"
Được đóng năm 1913, Britannic là con tàu thứ ba sau khi công ty vận tải nổi tiếng của Anh White Star Line đóng tàu Olympic và Titanic.
Sau sự kiện tàu Titanic bị chìm, công việc đóng tàu Britannic đã có nhiều thay đổi. Khả năng sống sót của tàu được nâng lên, nhiều tàu cứu hộ được bổ sung thêm.

Tàu Britannic
Tàu Britannic
Động cơ mới của Britannic có công suất 18.000 mã lực. Vị trí các khoang được điều chỉnh nhằm đảm bảo cho tàu nếu bị thủng thì sau 3 tiếng mới bị chìm.
Có tổng cộng 48 xuồng cứu hộ trên tàu. Tất cả đều được trang bị thiết bị liên lạc vô tuyến.
Trong xưởng đóng tàu
Trong xưởng đóng tàu
Con tàu hơn 48.000 tấn được hạ thủy vào ngày 26/2/1914. Nó được mô tả là “con tàu của thế kỷ 20”, “thành tựu vượt bậc trong công nghiệp đóng tàu và hàng hải”.
Hạ thủy Britannic
Hạ thủy Britannic
Cú thoát chết hy hữu trong vụ chìm tàu Britannic
Tháng 8/1914, chiến tranh giữa các nước Anh, Pháp, Nga, Đức, Áo và Hungary nổ ra.
Tháng 11/1915, Britannic trở thành tàu bệnh viện cho chính phủ Anh. Nhiệm vụ của nó là chuyên chở thương binh, bệnh binh. Con tàu có thể chở được 3.309 người tại thời điểm đó.
Vào lúc 8 giờ 12 phút sáng ngày 21/11/1916, trên đường đi từ Southampton (Anh) qua Hy lạp, một tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả con tàu.
Tàu Olympic
Tàu Olympic
Tín hiệu cầu cứu được phát đi liên tục. Các xuồng cứu hộ được thả xuống, tuy nhiên do quá gần chân vịt, hai xuồng đã bị chân vịt phá nát trong sự hoảng loạn của hành khách. Thuyền trưởng sau đó đã kịp thời dừng chân vịt của tàu.
Điều hy hữu đã xảy ra, bà Violet Jessop, một nhân viên trên tàu đã sống sót khi xuồng cứu hộ bị xé nát. Tuy nhiên, đây không phải là điều đáng chú ý bởi trước đó bà Violet Jessop là người đã sống sót trong vụ chìm tàu Titanic.
Không những thế, bà cũng không bị ảnh hưởng gì khi ở trên tàu Olympic khi nó va chạm với tàu HMS Hawke. Có lẽ đây là người phụ nữ may mắn nhất thời bấy giờ.
Bà Violet Jessop – người phụ nữ sống sót qua 3 tai nạn tàu thủy
Bà Violet Jessop – người phụ nữ sống sót qua 3 tai nạn tàu thủy
Thuyền trưởng Barlett tuyên bố bỏ tàu, di tản tất cả nhân viên. Sau 55 phút, tàu Britannic đã chìm. Đã có 625 nhân viên và 500 sỹ quan y tế trên tàu khi xảy ra sự cố. Tổng cộng 21 nhân viên và 9 sỹ quan tàu tử nạn, con số thấp hơn nhiều so với Titanic.
Xác tàu Britannic tại vùng đảo Makronisos – Hy lạp
Xác tàu Britannic tại vùng đảo Makronisos – Hy lạp
Xung quanh sự kiện chìm tàu, có nhiều lời đồn về nguyên nhân nhưng cho đến giờ vẫn chưa có lời giải hợp lý cho dù nhiều khảo sát đã được thực hiện.
Liệu nó chìm do thủy lôi của quân Đức hay do nó chở vũ khí trái phép rồi bị nổ?
theo Trí Thức Trẻ

Câu chuyện bí ẩn về 'Quý bà không thể chìm'

Nếu sống sót qua một tai nạn đường thủy đã được coi là may mắn, thì cuộc đời của Violet Jessop, người phụ nữ thoát chết tới 3 lần trong các vụ đâm hay đắm tàu thực sự là kỳ tích có một không hai.
Điểm đặc biệt là 3 con tàu gặp nạn cùng người phụ nữ Argentina này đều thuộc dòng tàu chở khách hạng sang và cũng là 3 chiếc duy nhất được xưởng đóng tàu Harland & Wolff, Ireland sản xuất dựa theo đơn đặt hàng của hãng White Star Line.
Nhưng trước khi thoát chết thần kỳ tới 3 lần, Jessop cũng từng thoát lưỡi hái tử thần từ khi còn nhỏ. Bà từng bị bệnh lao và được chuẩn đoán sẽ không thể sống quá một năm. Nhưng rồi Jessop bằng cách nào đó đã vượt qua căn bệnh một cách thần kỳ.
Câu chuyện bí ẩn về 'Quý bà không thể chìm' - Ảnh 1
Bà Violet Jessop.
Năm 1909, Jessop kiếm được công việc trên con tàu Jessop Orinoco sau khi được hãng White Star Line nhận vào làm. Đến năm 1910, bà được điều chuyển sang phục vụ trên Olympic, con tàu sang trọng chở được nhiều người nhất vào thời điểm đó.
Nhưng chỉ vài tháng sau khi hạ thủy, Olympic gặp nạn khi va vào HMS Hawke, một con tàu hải quân được thiết kế để "húc chìm" tàu địch ở tiểu đảo Wight. Nhưng rất may, cả tàu Olympic và bà Jessop đều bình an vô sự.
Vài năm sau đó, White Star Line tìm kiếm thành viên thủy thủ đoàn trên Titanic, con tàu lớn nhất lúc bấy giờ. Jessop tiếp tục đăng ký và nhanh chóng được nhận dù nhiều người cho rằng bà sẽ từ bỏ công việc tiếp viên sau khi gặp phải biến cố lớn như vậy.
Nhưng rồi cũng chỉ vài ngày sau khi Jessop chính thức nhận việc, Titanic đâm phải một tảng băng trôi. Jessop khi đó là một trong những hành khách may mắn sống sót khi được lên đưa lên tàu cứu hộ số 16.
Sau lần đại nạn không chết này, người thân và bạn bè Jessop khuyên bà xem xét lại công việc nhiều rủi ro này, nhưng nữ tiếp viên vẫn quyết định không từ bỏ.
Đến năm 1916, bà được điều làm y tá tạm thời trên chiếc HMHS Britannic sau một thời gian phục vụ cho Hội Chữ Thập Đỏ Anh Quốc.
Nhưng cũng cùng số phận với hai con tàu trước, Britannic va phải thủy lôi và bị đắm ở Biển Ê-giê gần Hy Lạp.
Không may mắn như tai nạn trước đó, Violet không kịp lên xuồng xuống cứu hộ nên buộc phải nhảy xuống biển để thoát thân nhưng bị chân vịt hút vào. Mặc dù vậy, may mắn lại tới khi xuồng cứu hộ phát hiện và giải cứu bà kịp thời.
Violet khi kể lại câu chuyện này và đùa rằng khi tàu chìm, bà còn bình tĩnh đến độ mang theo cả bàn chải đánh răng trước khi đi sơ tán, khác hẳn với lần gặp nạn trước đó trên Titanic.
Video: Máy bay nổ tung ở độ cao 10.000m, nữ tiếp viên may mắn thoát chết
Những tưởng 3 tai nạn trong vòng chưa đầy 1 thập kỷ sẽ khiến Violet từ bỏ công việc làm tiếp viên trên các con tàu hàng hải. Nhưng bà vẫn tiếp tục kiên trì và lần này là với bến đỗ mới Red Star Line thay vì White Star Line.
May mắn cho cả Violet và các hành khách bà phục vụ sau đó, không có thêm bất cứ con tàu nào mà bà làm việc trên đó bị đắm hoặc chìm.
Bà làm việc cho tới tận năm 1950 khi đã 62 tuổi. Đến năm 84 tuổi qua đời do bệnh tim và nối tiếng cho đến nay với biệt danh “quý bà không thể chìm”.
Song Hy (Nguồn: Today I Found Out)

105 năm chìm tàu Titanic: Kí ức kinh hoàng về nạn nhân

Chủ Nhật, ngày 16/04/2017 18:00 PM (GMT+7)

Số phận của những hành khách thiệt mạng trong thảm họa chìm tàu Titanic được hé lộ trong bài viết dưới đây bởi những người sống sót và đội cứu hộ.

105 năm chìm tàu Titanic: Kí ức kinh hoàng về nạn nhân - 1
Tàu Titanic chìm ngày 15.4.1912 khi đang chở 2.224 hành khách
Hôm qua 15.4 là ngày kỉ niệm 105 năm xảy ra thảm họa chìm tàu Titanic. Con tàu đã va vào một tảng băng khi đang chở 2.224 hành khách và thủy thủ trong chuyến đi đầu tiên từ Anh đến Mỹ.
Nó chìm ở Bắc Đại Tây Dương vào ngày 15.4.1912 mặc dù được phong danh hiệu “không thể chìm” thời đó.
Hơn 1.500 người - bao gồm cả phụ nữ và trẻ em - đã chết trong vụ tai nạn. Điều này khiến vụ chìm tàu Titanic trở thành một trong những thảm họa hàng hải nguy hiểm nhất trong lịch sử.
Sau vụ tai nạn, các đội cứu hộ đã nỗ lực hết sức để cứu hành khách khỏi làn nước lạnh như băng.
Lúc đó, con tàu SS Bremen đang trên đường từ Đức đến Mỹ thì bắt gặp Titanic chìm và hàng loạt hành khách nhảy xuống biển. Hầu hết nạn nhân đã chết khi SS Bremen tham gia giải cứu cùng tàu Carpathia và bốn tàu của White Star Line.
105 năm chìm tàu Titanic: Kí ức kinh hoàng về nạn nhân - 2
Hơn 1.500 người - bao gồm cả phụ nữ và trẻ em - đã chết trong vụ chìm tàu Titanic
Mary Davis Wilburn, người sống sót sau thảm họa, kể lại: "Trên biển đầy xác người. Người chết ôm con của họ trong tay. Những người tội nghiệp đó chưa bao giờ có cơ hội sống sót”.
Leoni Hermann có mặt trên tàu giải cứu SS Bremen. Lúc đó, bà mới 11 tuổi. Trong một cuộc phỏng vấn, Hermann kể: "Cái xác đầu tiên mà chúng tôi nhìn thấy là của một phụ nữ bế con. sau đó, chúng tôi chạy xuống cầu thang và nói các với thủy thủ đoàn.
"Mọi người đều khóc. Khi chúng tôi tiến vào gần hơn, chúng tôi lại nhìn thấy một thi thể khác. Thủy thủ kéo xác một người đàn ông lên và kiểm tra".
105 năm chìm tàu Titanic: Kí ức kinh hoàng về nạn nhân - 3
Đối với hầu hết đội cứu hộ, việc trục vớt thi thể nạn nhân là một trải nghiệm khủng khiếp.
Frederick Hamilton, một kỹ sư trên tàu White Star Liner, cho biết đội cứu hộ của ông đã kéo lên hơn 300 xác người. Trong nhật ký của mình vào ngày 26.4, ông viết: "Một khoản tiền lớn và đồ trang sức đã được thu hồi. Danh tính của hầu hết thi thể đã được tìm thấy và chi tiết đã được công bố.
"Đây là một nhiệm vụ khó khăn cho những ai phải tìm kiếm, đánh số và xác nhận danh tính từng thi thể, gửi tài sản được tìm thấy trong túi được đánh số tương ứng với số xác chết. Đó là một quá trình lao động đầy kiên nhẫn và kéo dài.
"Embalmer là người đàn ông duy nhất có thể làm việc đó một cách dễ chịu. Ông lao động vì tình yêu và tự hào vì làm tốt công việc”.
Nhưng đối với hầu hết đội cứu hộ, đó là một trải nghiệm khủng khiếp.
Một thành viên của tàu Bremen Beatrice Stenke nói: "Tôi nhìn thấy một người đàn ông và một phụ nữ ôm nhau, rồi hai người đàn ông bám vào nhau, và thi thể của một người phụ nữ đang ôm con đang bám vào ghế".
Xác tàu Titanic dưới đáy biển sẽ vĩnh viễn biến mất
Độ mặn nước biển nơi tàu Titanic chìm tạo điều kiện thuận lợi cho một loài vi khuẩn phát triển và “ăn sạch” tàu.
Theo Trà My - Daily Star (Dân Việt)

Tàu Titanic đắm không phải do đâm phải băng. Đây mới là thủ phạm đích thực gây ra thảm họa này

VyKa, Theo Trí Thức Trẻ 19:43 03/01/2017

Các chuyên gia mới đây đã tìm ra, đám cháy dưới hầm chứa than đá trên tàu có thể là thủ phạm gây đắm tàu Titanic.

Sự kiện con tàu "không thể đắm" RMS Titanic bị... chìm ngày 15/4/1912, gây ra cái chết của hơn 1.500 người trên tổng số 2.229 hành khách và thủy thủ đoàn được xem là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử hàng hải.
Và từ bấy lâu nay, mọi người đều tin rằng, chính vì đâm vào tảng băng trôi khổng lồ nên RMS Titanic đã "trao thân" mãi mãi ở đáy biển Bắc Đại Tây Dương.
Tàu Titanic đắm không phải do đâm phải băng. Đây mới là thủ phạm đích thực gây ra thảm họa này - Ảnh 1.
Tuy nhiên, Independent mới đây đưa tin, nhà báo Senan Molony - người nghiên cứu vụ đắm tàu Titanic trong suốt 30 năm qua đã tuyên bố, một đám cháy lớn bùng phát trên tàu mới là nguyên nhân chính gây ra sự cố đắm tàu này.
Cụ thể, sau khi phân tích những bức ảnh chụp tàu Titanic trước lúc rời nhà máy đóng tàu Belfast, Molony đã phát hiện ra vệt đen dài hơn 9m dọc theo phần thân bên phải phía trước thân tàu.
Ông Molony chia sẻ: "Khi đang nghiên cứu vị trí tảng băng đâm vào, chúng tôi phát hiện con tàu có dấu hiệu hư hỏng ngay từ khi ở nhà máy Belfast. Điều này cho thấy sự tắc trách của người phụ trách con tàu Titanic".
Tàu Titanic đắm không phải do đâm phải băng. Đây mới là thủ phạm đích thực gây ra thảm họa này - Ảnh 2.
Nghiên cứu sâu hơn, các chuyên gia cho hay, một đám cháy đã bắt đầu từ hầm chứa than đá nằm sau buồng đốt của con tàu đã tạo ra vệt đen này khi nó vẫn còn nằm trong xưởng.
Một nhóm 12 người đã cố gắng dập lửa nhưng do đám cháy quá lớn, không thể kiểm soát. Với nền nhiệt độ lên đến 1.000 độ C, phần vỏ thép thân tàu sẽ ảnh hưởng và độ cứng của lớp vỏ có thể giảm tới 75%. Lúc này, phần vỏ thép tàu sẽ giòn yếu, dễ dàng bị vỡ toạc.
Bởi vậy mà chỉ cần va chạm với tảng băng thôi, con tàu Titanic tưởng chừng như "không thể chìm" đã "vỡ đôi" và chìm dần dưới đáy biển.
Trình bày nghiên cứu của mình trong bộ phim tài liệu trên Channel 4: Titanic - Bằng chứng mới, ông Senan Molony đã chia sẻ, tại bến đỗ Southampton, con tàu đã được neo ngược vị trí để ngăn hành khách thấy phần hư hỏng bên thân tàu.
Tàu Titanic đắm không phải do đâm phải băng. Đây mới là thủ phạm đích thực gây ra thảm họa này - Ảnh 3.
Tảng băng khổng lồ trôi chỉ là một trong những yếu tố khiến con tàu Titanic vỡ đôi và chìm dưới đáy biển.
Senan Molony nhận định: "Nguyên nhân khiến con tàu Titanic bị chìm không chỉ đơn giản là do va chạm với tảng băng trôi. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa yếu tố lửa, băng và sự bất cẩn của con người". 
Những nhà sản xuất đã phát hiện ra vụ cháy nhưng vô cùng chủ quan và xem nhẹ vụ cháy này. Đáng lẽ ra, con tàu không nên khởi hành ra khơi. Nếu không "liều" ra khơi thì hơn 1.500 người đã không bỏ mạng ở đáy biển lạnh giá kia.
Vào thời điểm năm 1912, con tàu Titanic được mệnh danh là "không thể đắm" khi là con tàu có tải trọng lớn nhất thế giới. Tai nạn đã xảy ra khi Titanic thực hiện chuyến hành trình đầu tiên sau khi hạ thủy từ Southampton, Anh đến New York, Mỹ.
Chỉ chưa đầy 3 giờ đồng hồ va chạm với tảng băng trôi vào đêm 14, rạng sáng ngày 15/4/1912, tàu Titanic đã chìm xuống biển Đại Tây Dương. Số người thiệt mạng trong thảm họa này là hơn 1.500 người.
Nguồn: Independent

Những bí ẩn ít người biết về con tàu Titanic huyền thoại

  • 1 2 3 4 5 433
  • 85.451
Con tàu khổng lồ Titanic đi vào lịch sử và nổi tiếng kể từ khi bị chìm vào năm 1912. Trước đó Titanic được vinh danh khắp thế giới là con tàu lớn nhất lúc bấy giờ. Sự kiện được xem là thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại. Mặc dù Titanic bị chìm hơn 100 năm nhưng những câu chuyện bí ẩn xoay quanh con tàu này vẫn là đề tài nóng hổi, thu hút nhiều độc giả trên khắp thế giới.

"Không thể chìm"

Trong "Titanic" năm 1997 của đạo diễn Cameron, mẹ của nữ nhân vật chính đã đứng nhìn con tàu từ bến cảng ở thành phố Southampton và nói rằng: "Người ta bảo rằng con tàu này không thể chìm". Tuy nhiên, đây có thể chính là huyền thoại lớn nhất trong câu chuyện về tàu Titanic, theo Richard Howells, đại học Kings, London.
Hình ảnh tàu Titanic
Hình ảnh tàu Titanic "không thể chìm" cách đây 100 năm.
"Sự thật thì không phải là mọi người nghĩ như thế. Đó chỉ là một huyền thoại và điều này khiến câu chuyện hấp dẫn hơn", ông nói. "Một người đang hân hoan trong niềm tự hào về việc chế tạo ra một con tàu không thể chìm, khiến Chúa trời tức giận và đánh chìm con tàu ngay trong chuyến vượt biển đầu tiên".
Dù vụ chìm tàu Titanic xảy ra khoảng 15 năm sau khi nền điện ảnh ra đời, và thảm họa này là đề tài chính trong các bản tin thời sự thời đó, cảnh quay về bản thân con tàu rất khan hiếm.
Sự thật thì Titanic không phải là một sự kiện lớn trước khi con tàu chìm xuống biển. Con tàu "chị em" với nó là Olympic mới là tâm điểm của công chúng khi thực hiện chuyến vượt biển đầu tiên Southampton đến New York năm 1911. Olympic có chung thuyền trưởng với Titanic, chung hành trình, chung các thiết bị an toàn và có cùng số lượng thuyền cứu sinh.
Thân của Olympic "được sơn một lớp sơn màu ghi đủ để nó xuất hiện bóng bẩy trong các thước phim thời sự". Một vài hình ảnh này đã được sử dụng cho tin tức về Titanic sau thảm họa nhưng được bổ sung thêm vài vết trầy xước.
"Lịch sử trở thành huyền thoại chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ và chắc chắn là nhiều ngày sau khi tàu chìm", ông Howells nói.

Thời tiết tĩnh lặng

Thời tiết vô cùng tĩnh lặng khi tàu Titanic xảy ra thảm họa.
Thời tiết vô cùng tĩnh lặng khi tàu Titanic xảy ra thảm họa.
Rất dễ để hình dung tàu Titanic phải vật lộn với những con sóng hung dữ khi đang chìm. Nhưng sự thật là thời tiết vô cùng tĩnh lặng khi thảm họa xảy ra, không một gợn sóng, không một cơn gió.
Đó là một sự tĩnh lặng đáng sợ. Và chính thời tiết đó góp phần vào việc gây ra thảm kịch. Vì sao lại như vậy?
Khi đi biển ở những vùng có băng trôi, gió chính là nhân tố giúp xác định có tảng băng nào trên biển hay không.
Khi gió thổi qua sẽ mang theo luồng hơi lạnh do tảng băng tỏa ra, luồng khi thổi vào tàu càng lạnh thì tảng băng càng gần, giúp thuyền trưởng kịp thời bẻ lái nhằm tránh va chạm.
Do vậy, việc không có gió khiến tàu Titanic chỉ có vỏn vẹn 37 giây để bẻ lái khi phát hiện ra tảng băng mà rõ ràng không phải do kích thước quá to lớn của nó.

Toàn con tàu đã bốc cháy từ lúc khởi hành

Sau khi khởi hành có sự cố đám cháy xuất hiện trên tàu.
Sau khi khởi hành có sự cố đám cháy xuất hiện trên tàu.
Chỉ vài giờ sau khi khởi hành, một vụ cháy đã xảy ra trong khu chứa lò than của động cơ tàu.
Một thợ chụm than sống sót sau thảm kịch tên J.Dilley kể lại: "Đây là một biến cố khá bất ngờ vì nếu tàu không bị chìm, hành khách cũng sẽ gặp một thảm kịch đáng sợ không kém - cháy tàu."

Lời dự đoán về thảm kịch Titanic của William T.Stead

Vào năm 1886, nhà báo huyền thoại William T.Stead đã viết một mẩu chuyện giả tưởng lấy bối cảnh một con tàu chở thư của hãng Atlantic bị chìm sau khi va vào đá ngầm và hầu hết hành khách đều chết do thiếu thuyền cứu sinh.
Câu chuyện này của ông mang mục đích khiến mọi người chú ý và tự ý thức trong việc củng cố quy định an toàn hàng hải.
Lời dự đoán về thảm kịch Titanic của William T.Stead
Lời dự đoán về thảm kịch Titanic của William T.Stead.
Vào năm 1892, William viết thêm một câu chuyện tương tự dựa theo con tàu Majestic của hãng White Star Line.
Trong đó có đoạn: "Hai thập kỷ sau, Stead mất mạng trên chuyến tàu Atlantic của hãng White Star Line định mệnh sau khi con tàu va vào tảng băng ở mạn phải và chỉ có 20 thuyền cứu sinh trở được gần một nửa số lượng hành khách trên tàu."

Tình trạng hỗn loạn khi tàu gặp nạn

Đa số tàu cứu hộ khi rời khỏi con tàu vẫn còn rất nhiều chỗ trống có thể cứu thêm những người xấu số khác. Nhưng tình trạng hỗn loạn, mọi người tranh giành đã buộc nó phải "bỏ chạy" khi có thể.
Đa số tàu cứu hộ vẫn còn nhiều chỗ trống.
Đa số tàu cứu hộ vẫn còn nhiều chỗ trống.

Bếp trưởng làm bánh thoát chết

Bếp trưởng làm bánh trên tàu - Charles John Joughin sở dĩ bảo toàn được tính mạng trong khi chờ cứu hộ đến là nhờ ông đã uống rượu giữ ấm cơ thể. Ông được xem là người cực kỳ thông minh khi cái chết đang cận kề.
Bếp trưởng làm bánh thoát chết nhờ ông uống rượu giữ ấm cơ thể.
Bếp trưởng làm bánh thoát chết nhờ ông uống rượu giữ ấm cơ thể.

Quyết định vào phút chót cứu mạng một doanh nhân

Ông trùm socola - Milton Hershey và gia đình đã thoát chết khi quyết định hủy vé đặt tàu vào phút chót vì phải ở lại giải quyết vấn đề kinh doanh.
Milton Hershey và gia đình đã thoát chết khi quyết định hủy vé đặt tàu vào phút chót.
Milton Hershey và gia đình đã thoát chết khi quyết định hủy vé đặt tàu vào phút chót.

Bài hát cuối cùng của ban nhạc Titanic

Một trong những hình ảnh sống động nhất trong nhiều bộ phim Titanic là hình ảnh ban nhạc chơi nhạc khi tàu chìm. Câu chuyện kể rằng các nhạc công biểu diễn ở trên boong để khuấy động không khí cho các hành khách. Giai điệu cuối cùng mà họ chơi là bài thánh ca "Nearer, My God, To Three". Không ai trong số những nhạc công còn sống sót và họ đã được tôn vinh như những anh hùng.
Simon McCallum, nhân viên quản lý dữ liệu ở Viện Phim Anh (BFI), cho hay có những nhân chứng kể lại rằng ban nhạc đã chơi trên boong, nhưng có một số tranh cãi về bài hát cuối cùng. Nhiều người cho rằng họ đã chơi một bản nhạc Jazz nổi tiếng.
Hình ảnh ban nhạc trên tàu Titanic được tái hiện lãng mạn trên phim.
Hình ảnh ban nhạc trên tàu Titanic được tái hiện lãng mạn trên phim. (Ảnh: ITV Studio Global Entertainment)
"Chúng ta không bao giờ biết được sự thực khi cả 7 nhạc công đều đã thiệt mạng, nhưng bản thánh ca đó tạo nên một hình ảnh lãng mạn trong phim", ông nói.
Paul Louden-Brown, thuộc Hội lịch sử Titanic, từng đóng vai trò cố vấn cho đạo diễn Cameroon, cho hay cảnh chơi nhạc trong phiên bản phim "A Night To Remember" năm 1958 quá đẹp khiến ông Cameron quyết định lặp lại nó trong bộ phim của mình. Cameroon chia sẻ rằng ông rất yêu cảnh này và đó là cảnh mang lại ý nghĩa lớn cho câu chuyện.

Cái chết của thuyền trưởng Smith

Ít ai biết về những khoảnh khắc cuối cùng của thuyền trưởng Smith, nhưng ông vẫn được nhớ về như một người anh hùng, dù ông bỏ qua lời cảnh báo về băng trôi và không giảm tốc độ con tàu khi được báo tin có băng trên hải lộ của Titanic.
"Ông ấy biết có bao nhiêu hành khách và bao nhiêu chỗ trên thuyền cứu sinh, ông ấy đã để thuyền cứu sinh rời khỏi tàu khi khách chỉ mới lấp đầy một phần", ông Louden-Brown, người không thừa nhận "bức tranh tô hồng" về thuyền trưởng Smith nói.
Đêm đó, con thuyền có sức chứa 65 người đầu tiên rời khỏi hông tàu Titanic chỉ với 27 hành khách. Nhiều thuyền cứu sinh vẫn còn trống nửa số chỗ ngồi và không hề quay lại để giải cứu thêm những người sống sót.
"Lịch sử ghi tạc rằng ông đã chết một cái chết anh hùng. Những tấm thiệp và những câu chuyện kể lại rằng ông đã bơi qua dòng nước với một đứa trẻ trên tay rồi nói rằng "chúc may mắn, cậu bé, hãy tự chăm sóc bản thân nhé", tất cả những điều này chưa bao giờ xảy ra", ông Louden-Brown nói thêm.
Ông cho rằng thuyền trưởng Smith phải là người cuối cùng chịu trách nhiệm về tất cả những sai sót khi chỉ huy tàu. Ông đã không ra lệnh "rời tàu" khiến nhiều hành khách không nhận ra rằng Titanic đang gặp nguy hiểm. Không có kế hoạch sơ tán một cách trật tự, không hệ thống thông báo chung, không diễn tập với thuyền cứu sinh.

Ông chủ hèn nhát

Có rất nhiều câu chuyện về J Bruce Ismay, chủ tịch công ty sản xuất Titanic, nhưng hầu hết đều tập trung mô tả sự hèn nhát của ông khi bỏ trốn khỏi Titanic trong khi hành khách, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, bị bỏ lại và phải tự lo cho bản thân họ.
Tất cả các kịch bản đều khắc họa chân dung Ismay một cách đê hèn khi yêu cầu thuyền trưởng lái tàu quá nhanh rồi sau đó lại "tham sống sợ chết" khi nhảy vào xuồng cứu sinh đầu tiên.
Louden-Brown cho hay nếu lần về gốc rễ của những thông tin không tốt đẹp về Ismay, công chúng sẽ tìm thấy William Randolph Hearst, ông trùm một tờ báo lớn ở Mỹ. Ông này và Ismay đã bất hòa nhiều năm trước khi xảy ra vụ việc Ismay không chịu hợp tác với báo chí về tai nạn của một con tàu trong hãng. Ismay đã bị lên án ở nước Mỹ, nơi Hearst hướng báo chí tạo ra một cuộc chiến gay gắt chống lại Ismay. Tờ báo này đã đăng tải tên của tất cả những người thiệt mạng nhưng trong thông tin những người đã được cứu thì chỉ có mỗi tên của Ismay.
Một số người sống sót cho hay ông đã nhảy vào chiếc xuồng cứu sinh đầu tiên, những người khác nói rằng ông đã yêu cầu thủy thủ đoàn chèo xuồng đưa ông đi. Thợ cắt tóc của tàu thì kể rằng Ismay đã được thuyền trưởng yêu cầu xuống xuồng.
20 xuồng cứu sinh của Titanic có thể chở được 1.178 hành khách.
20 xuồng cứu sinh của Titanic có thể chở được 1.178 hành khách. (Ảnh: Bảo tàng Hàng hải Anh)
Lord Mersey, người đứng đầu Báo cáo Điều tra Anh năm 1912 về thảm họa Titanic, kết luận rằng Ismay đã giúp cứu nhiều hành khách trước khi tìm được một chỗ trên chiếc xuồng cứu sinh cuối cùng để rời khỏi tàu.
Bộ phim Titanic phiên bản Đức năm 1943 đã miêu tả Ismay là một doanh nhân Do Thái lạm quyền, yêu cầu thuyền trưởng lái tàu thật nhanh qua băng bất chấp cảnh báo. Bộ phim "A Night To Remember", từng có thời gian dài được xem là phiên bản xác thực nhất về Titanic, cũng xây dựng nhân vật Ismay tương tự.
Louden-Brown cho rằng điều này là không công bằng và đã đề xuất vấn đề này với đạo diễn Cameroon khi hai người làm việc cùng nhau. Trong phim của Cameroon, Ismay đã dùng vị thế của mình để gây ảnh hưởng buộc thuyền trưởng đi nhanh hơn để đến New York sớm hơn và gây được sự chú ý của báo giới.
Ông Ismay chưa bao giờ vượt qua được nỗi xấu hổ vì bị cáo buộc là nhảy vào xuồng cứu sinh đầu tiên và ông đã nghỉ hưu ở hãng White Star Line năm 1913.
Frances Wilson, tác giả của cuốn "Làm sao để sống sót trên tàu Titanic: Sự chìm xuống của J Bruce Ismay", cho biết bà rất cảm thông với Ismay và xem ông là: "một người đàn ông bình thường bị rơi vào một hoàn cảnh bất thường".

Hành khách khoang hạng ba

Một trong những cảnh gợi nhiều cảm xúc nhất phim "Titanic" của Cameroon là cảnh khắc họa những hành khách ở khoang hạng ba bị kẹt dưới các boong và không được lên xuồng cứu sinh. Ông Howells cho biết không có bằng chứng lịch sử nào chứng tỏ điều này.
Các cánh cửa bị đóng đã tách biệt các hành khách ở khoang hạng ba với những hành khách khác. Tuy nhiên, nguyên do của trường hợp này không phải vì có những dự đoán trước về con tàu đắm, mà là do luật nhập cư của Mỹ và lo ngại lây lan bệnh dịch.
Các khách hạng ba gồm người Armenia, Trung Quốc, Hàn Lan, Italy, Nga, Scandinavia và Syria, cũng như một số người đến từ Anh. Tất cả đều đang đi tìm một cuộc sống mới ở Mỹ.
"Theo Luật nhập cư Mỹ, dân nhập cư phải tách riêng để trước khi Titanic hạ neo tại Manhattan, tàu sẽ đỗ lại tại đảo Ellis cho những người này lên kiểm tra sức khỏe và thủ tục nhập cư", ông Howells nói.
Mỗi người trong các hành khách hạng ba có khoang riêng và được phân bổ vào những xuồng cứu sinh riêng, dù không có xuồng cứu sinh nào được cất giữ trong khoang hạng ba của tàu. Các hành khách này phải dò dẫm qua một mê cung hành lang và cầu thang để đến khoang xuồng cứu sinh. Cách hành khách khoang hạng nhất và hạng hai thì có thể dễ dàng lên xuồng vì khoang xuồng chính là hành lang đi dạo của khoang hạng nhất và hạng hai.
Bảng số liệu về số người sống sót và thương vong trên tàu Titanic tính theo các khoang hạng nhất, nhì và ba. Các cột thứ hai đến thứ tư trừ trái sang lần lượt là số người trên khoang, số người sống sót và số người thiệt mạng.
Bảng số liệu về số người sống sót và thương vong trên tàu Titanic tính theo các khoang hạng nhất, nhì và ba. Các cột thứ hai đến thứ tư trừ trái sang lần lượt là số người trên khoang, số người sống sót và số người thiệt mạng. (Biểu đồ: BBC)
Báo cáo Điều tra Anh nhấn mạnh rằng Titanic đã thực hiện đúng luật nhập cư Mỹ lúc đó và những cáo buộc khách hạng ba bị khóa dưới khoang là sai. Các bằng chứng cho thấy một số cửa bị khóa khi những người quản lý chờ lệnh hướng dẫn từ cấp trên. Các cửa này sau đó đã được mở nhưng lúc đó hầu hết xuồng cứu sinh đã rời đi.
Lord Mersey nhấn mạnh rằng khách hạng ba đã "miễn cưỡng" rời khỏi tàu, "không sẵn lòng để lại hành lý", và rất khó để đưa một nhóm của họ lên xuồng cứu sinh. Không có bằng chứng nào chỉ ra rằng có một âm mưu hiểm độc cản trở các hành khách hạng ba.
Khi xuồng cứu sinh được đưa ra, các quản lý đã hạ lệnh "phụ nữ và trẻ em lên thuyền trước". 115 nam giới ở khoang hạng nhất và 147 nam giới khoang hạng hai đã được yêu cầu ở lại để nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em. Họ đều đã chết.
Không có khách hạng ba nào làm chứng trong cuộc điều tra của Anh nhưng họ được đại diện bởi luật sư W D Harbinson. Ông cũng kết luận rằng không có bằng chứng nào về sự phân biệt đối xử với khách hạng ba. Tuy nhiên, có chưa đến một phần ba trong số họ sống sót.

Hành khách người Nhật duy nhất

Masabumi Hosono là hành khách duy nhất người Nhật liều mạng nhảy xuống tàu cứu hộ và thoát chết.
Masabumi Hosono là hành khách duy nhất người Nhật liều mạng nhảy xuống tàu cứu hộ và thoát chết.
Đó là ông Masabumi Hosono, một công chức người Nhật tới Châu Âu làm việc, khi thảm kịch xảy ra. Hosono đã nghĩ tới việc đối diện với cái chết một cách danh dự.
Nhưng sau khi thấy một hành khách liều mạng nhảy xuống thuyền cứu sinh mặc cho các thủy thủ chĩa súng vào họ vì để nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em lên trước, Hosono cũng liều mạng nhảy theo và sống sót.
Mọi chuyện tưởng chừng đã êm đẹp, nào ngờ, thời bấy giờ ở Nhật, hành động đó bị coi là hèn nhát và thiếu danh dự. Thế nên khi Hosono về nước, ông đã bị cộng đồng phê phán và ném đá không thương tiếc.
Trong một cuốn sổ ghi chép tìm được của ông, Hosono nói có lẽ ông thà chết trên con tàu đó còn hơn phải chịu cảnh sống tới cuối đời trong sự sỉ nhục của cộng đồng và người thân.

Lỗi của tự nhiên

Có một sự thật không thể phủ nhận rằng Titanic đắm vì va phải tảng băng trôi. Nhưng trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân thực sự. Ngay sau thảm họa, các cuộc điều tra từ phía Anh và Mỹ đều kết luận con tàu đã chạy quá nhanh. Nếu nó di chuyển với tốc độ chậm hơn, vụ tai nạn sẽ không nghiêm trọng như vậy. Thậm chí Titanic hoàn toàn có thể tránh được tảng băng.
Trong trường hợp đó, vụ va chạm chỉ phá vỡ 6 khoang thuyền, tàu vẫn có thể nổi trên mặt nước. Nhiều ý kiến cho rằng tàu có thể tránh vụ va chạm nếu người cầm lái khi ấy không hoảng sợ và rẽ sai hướng. Có khả năng sự thật bị che giấu trước các nhà điều tra để bảo vệ danh tiếng của công ty White Star Line và đồng nghiệp.
Nếu không xét tới yếu tố con người, thảm kịch Titanic có thể do thiên nhiên "dàn dựng". Hai nhà thiên văn học thuộc đại học bang Texas (Mỹ) suy đoán siêu mặt trăng khiến các tảng băng chuyển động. Đây là hiện tượng hiếm, xảy ra khi mặt trăng ở gần Trái Đất nhất đúng vào kỳ trăng tròn. Tác động cộng hưởng từ mặt trăng và mặt trời gây ra những đợt sóng lớn bất thường. Hai nhà thiên văn học dùng yếu tố thiên văn để giải thích giả thuyết băng trôi xuất hiện với số lượng lớn trên hải trình của Titanic.
Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định nguyên nhân lớn nhất có lẽ xuất phát từ khúc xạ ánh sáng. Khi tàu bắt đầu chìm, các thủy thủ phát tín hiệu cầu cứu. Tàu California ở gần đó dường như phớt lờ mặc dù nhiều pháo sáng rực bầu trời đêm. Vào đêm định mệnh, Titanic tiến vào khu vực đảo nhiệt, nơi tầm không khí lạnh nằm dưới một tầng không khí ấm hơn. Hiện tượng đảo nhiệt này gây ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng, có thể tạo ra ảo ảnh, khiến kíp trực trên tàu không phát hiện băng trôi kịp thời cũng như ảnh hưởng đến việc tàu California xác định chính xác tín hiệu cầu cứu.
Cập nhật: 12/04/2016 Tổng hợp
 
Con Tàu Titanic - Bí Mật Cuối Cùng
 

10 bí ẩn chưa từng kể về thảm họa chìm tàu Titanic: 1500 người thiệt mạng nhưng có 3 chú chó sống sót



Ngày 15 tháng 4 năm 1912, con tàu Titanic kiêu hùng đã chìm xuống đại dương mênh mông mang theo sinh mạng cùa hàng nghìn người, gây chấn động dư luận thế giới. Thảm họa Titanic vẫn luôn là vụ tai nạn mang nhiều bí ẩn nhất trong lịch sử. Và dưới đây là 10 bí mật về vụ đắm tàu này mà bạn chưa hề biết đến. 
Mọi cố gắng để lý giải về nguyên nhân dẫn đến đại tai nạn cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 con người trong vòng chưa đầy 3 giờ đồng hồ, nói chính xác là 2 giờ 40 phút trên con tàu “không thể chìm được”, dường như ngày càng đi vào bế tắc. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, không chỉ về những sự việc diễn ra trước, trong và sau vụ tai nạn, mà cả về những điều bí ẩn vô hình khác nữa.
1. Tàu Titanic đã nhận được cảnh báo về băng chìm 6 lần trước khi tai nạn xảy ra 

Trong đêm xảy ra vụ va chạm, tàu Titanic  đã 6 lần nhận được cảnh báo về băng trôi thông qua hệ thống tín hiệu vô tuyến. Dù vậy, vì biển đêm không có ánh trăng phản chiếu lên những tảng băng nên việc phát hiện băng trôi là rất khó khăn. Thêm vào đó, biển rất lặng không có sóng nên không thể nhìn thấy viền sóng màu trắng xung quanh tảng băng. 
2. Các xuồng cứu nạn đã không chở hết tải trọng 

Một tiếng đồng hồ ngay sau khi tàu đâm phải tảng băng, thì một chiếc xuồng cứu hộ đã được hạ xuống ngay sau đó. Theo kênh History Channel, chiếc xuồng này được thiết kế để chở được 65 người. Tuy nhiên, trong sự hoảng loạn và hoang mang, chỉ có 28 người thực sự đã trèo lên xuồng.  Hầu hết tất cả các xuồng cứu nạn được hạ xuống khi tàu đang chìm đều còn rất nhiều chỗ trống. Lẽ ra đã có thêm rất nhiều người nữa được cứu sống nếu việc sử dụng xuồng cứu hộ được bố trí tốt hơn. 
3. Nếu vị trí đâm vào tảng băng là mũi thuyền thì tai nạn đã không xảy ra

Theo Journal Sentinel, tàu Titanic đã không chìm nếu như đâm trực diện vào tảng băng, bởi vì phần đầu tàu được thiết kế để chịu va đập. Tiếc thay, phần mạn tàu đã va phải tảng băng, và phần vỏ tàu nằm dưới mực nước đã bị hư hỏng nên dẫn đến tai nạn thương tâm.
4. Ai đã mang 3 chú chó lên xuống cứu hộ? 

Hai chú chó giống Pomeranians và một chú giống Pekingese đã thoát nạn trong vụ chìm tàu Titanic. Người ta cho rằng vì chúng là giống chó nhỏ, nên đã được chủ nhân mang theo lên xuồng cứu hộ mà không ai biết.  Trên tàu có tổng cộng 12 con chó, tất cả đều là của những hành khách thuộc khoang hạng nhất, nhưng chỉ có 3 chú chó nhỏ này thoát chết. Câu hỏi đặt ra là tại sao ba chú chó này được đưa lên xuồng cứu hộ mà không ai được biết? Sự việc này khiến rất nhiều người thấy khó hiểu.
5. Tọa độ nơi xảy ra tai nạn không chính xác

Thông tin về tọa độ của vụ tai nạn được thủy thủ Boxhall phát đi là không chính xác. Tọa độ được gửi đi sai lệch so với vị trí thực tế khoảng 14 dặm. Ngay cả khi lực lượng cứu hộ tìm được đến nơi, họ cũng không đến được nơi xảy ra thảm họa. Không có lời giải thích thỏa đáng nào cho sự sai lệch này, vì việc sai số như thế này quả thực là quá hi hữu trong lịch sử hàng hải. 
6. Hành khách không được hướng dẫn việc cứu hộ bằng xuồng

Rõ ràng, đã có một sự hỗn loạn khủng khiếp diễn ra tại thời điểm đó, vì hành khách không hề được chuẩn bị trước về tình huống cứu hộ bằng xuồng — không hề có một cuộc diễn tập nào được thực hiện!
7. Tàu Titanic đã lãng phí gần 1 tiếng đồng hồ trước khi phát đi tín hiệu cầu cứu 

Học giả Tim Maltin viết trên tờ báo Telegraph rằng thủy thủ đoàn đã chờ 45 phút kể từ khi tàu đâm phải băng cho đến khi phát đi tín hiệu cầu cứu chỉ vì lý do họ không muốn tiết lộ về tai nạn này.  Chỉ khi họ nhận thấy con tàu đang thực sự chìm xuống, họ mới vội vàng phát đi tín hiệu.
Vào thời điểm xảy ra tai nạn, tàu Californian (hình ảnh trên), đang có mặt gần đó. Nếu nhận được tín hiệu từ Titanic, con tàu này đã có thể chuyển hướng và di chuyển đến hiện trường trong vòng 45 phút định mệnh đó, và đã có thể cứu được thêm biết bao sinh mạng.  Việc chậm trễ này hoàn toàn không thể lý giải được, nhất là trong tình huống nguy cấp trên tàu lúc bấy giờ.
8. Nước tràn vào khoang tàu chỉ ở mức cảnh báo

Theo lời của một nhân chứng, cuộc va chạm đã tạo ra một lỗ hổng có dung tích khoảng 0.3 mét khối trên vỏ tàu. Điều này có nghĩa là cứ mỗi phút có khoảng 400 tấn nước biển chảy vào trong khoang tàu cho đến khi nó chìm hẳn. Như vậy, trong khoảng thời gian 3 tiếng ấy, thì có đến 10.000 tấn nước tràn vào tàu.
Theo một số giả thuyết, một tấn nước thì gần bằng 1000 lít nước (265 gallon). Do đó, 400 tấn nước trên một phút sẽ tương đương với một thể tích khoảng 378.000 lít nước (100.000 gallon) trên một phút tràn vào trong tàu trong suốt 3 tiếng. 
9. Vụ chìm tàu Titanic là một lời cảnh tỉnh về an toàn đường biển

Chỉ sau vụ chìm tàu Titanic tai tiếng này, người ta mới hiểu ra được tầm quan trong của an toàn đường biển. Trước tai họa này, số lượng xuồng cứu hộ trên được xác định bằng tải trọng của mỗi con tàu, chứ không phải là số hành khách chở trên tàu.  Quy định này đã được thay đổi khi con tàu “không thể chìm” đã bị chìm vào năm 1912.  Thảm họa tàu Titanic đã làm thức tỉnh loài người về lòng tin vào khoa học kỹ thuật và khả năng xảy ra của những điều mà họ cho là không tưởng.
10. Phần mũi tàu đã bị yếu đi vì bị đốt nóng trong vòng nhiều tuần

Các chứng cứ mới nhất được trích dẫn trên tờ Thời Báo New York đã chỉ ra rằng sức nóng từ lò đốt than đá trong hầm tàu đã làm yếu phần đầu tàu bắt đầu từ khoảng 3 tuần trước khi khởi hành đi New York. Tuy nhiên, chẳng ai để tâm tới việc đó cho tới khi ông Senan Molony, một nhà báo người Ireland đã nghiên cứu thảm họa Titanic trong suốt 30 năm qua đưa ra chứng cứ này.
Con tàu Titanic kiêu hãnh ngày nào giờ đây chỉ còn là một đống đổ nát dưới đáy đại dương. Biết bao người cũng đã bỏ mạng vào cái đêm định mệnh ấy. Dẫu biết rằng cuộc sống có rất nhiều sự việc ta không thể lường trước, cũng có những sự việc ta không thể tránh khỏi, nhưng nếu mỗi chúng ta luôn sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người, khiêm tốn nhìn nhận và sửa chữa sai lầm, lắng nghe những lời khuyên chân thành của người khác, chúng ta sẽ tránh được rất nhiều việc đáng tiếc cho mình và cho những người khác.
Theo Littlethings
Tuấn Khanh biên dịch

Vị cứu tinh thầm lặng trong thảm họa tàu Titanic


Bá tước phu nhân kiên trì chèo con thuyền cứu nạn trong màn đêm băng giá. Bà an ủi các hành khách đang lâm vào tuyệt vọng và cầu Chúa phù hộ để được gặp lại hai cậu con trai.
Bá tước phu nhân Rothes dũng cảm chèo lái thuyền cứu hộ số 8 trong đêm tàu <a href=Titanic gặp nạn. Ảnh: " src="https://znews-photo-td.zadn.vn/w660/Uploaded/bpmoqwq1/2015_04_13/zing_batuocphunhan.jpg" />
Bá tước phu nhân Rothes dũng cảm chèo lái thuyền cứu hộ số 8 trong đêm tàu Titanic gặp nạn. Ảnh: Blingee
Vụ đắm tàu Titanic ngày 15/4/1912 là một trong những thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại, thu hút sự chú ý của người dân và giới điều tra. Tuy nhiên, ít người biết rằng trong đêm Titanic chìm, một người phụ nữ, bá tước phu nhân Rothes, đã đặt lợi ích của người khác lên trên tính mạng bản thân. Bà đã nỗ lực không mệt mỏi, chèo thuyền để đưa các hành khách trên thuyền cứu hộ số 8 đến nơi an toàn.
Bá tước phu nhân chào đời vào Giáng sinh năm 1878. Vì thế, bố mẹ đặt tên bà là Lucy Noël Martha. Người khác thường gọi bà là Noël để kỷ niệm ngày sinh đặc biệt. Bà sống 76 năm mặc dù chỉ cần thiếu chút kiên cường thì có lẽ người phụ nữ ấy đã chìm cùng con tàu Titanic ở tuổi 33.

Những chuyện ít biết về thảm họa tàu Titanic (kỳ 2)

Một nhà sử học khẳng định khúc xạ ánh sáng khiến kíp trực trên Titanic phát hiện băng trôi quá muộn và các tàu xung quanh không xác định đúng tín hiệu cầu cứu do tàu phát ra.
Ngày 10/4/1912, Noël lên tàu cùng bố mẹ, Thomas và Dyer Clementina-Edwardes, em họ của chồng, Gladys Cherry, và cô giúp việc Roberta Maioni từ bến cảng Southampton, Anh. Tối hôm đó, bố mẹ bà rời tàu tại Cherbourg, Pháp. Nếu không, chỉ vài ngày sau, bố bà chắc chắn sẽ thiệt mạng trong vụ đắm tàu.
Khi tàu va vào tảng băng đầu tiên, nhân viên trên Titanic sắp xếp để tất cả phụ nữ và trẻ em xuống thuyền cứu hộ trong khi đàn ông phải ở lại tàu. Noël xuống thuyền số 8.
Noël cùng chèo thuyền cứu hộ số 8. Ảnh:
Noël cùng chèo thuyền cứu hộ số 8. Ảnh: RMSTitanicRemembered
Viên thủy thủ phụ trách thuyền số 8, Able Seaman Thomas, nói: "Khi tôi thấy cô ấy bình tĩnh nói chuyện với người khác, Noël mạnh mẽ như một người đàn ông, hơn bất cứ ai trên thuyền".
Năm 1900, Lucy Noël Martha kết hôn với Norman Evelyn, bá tước thứ 19 của Rothes, và trở thành bà chủ của lâu đài Leslie ở Fife. Là người quản lý một gia đình lớn cùng số người hầu đông đảo, Noël biết cách động viên và thuyết phục người khác làm theo những gì bà yêu cầu. Chồng bà sở hữu một du thuyền nên bá tước phu nhân biết chèo thuyền, kỹ năng mà hiếm người phụ nữ nào ở thời đó học được.

Những chuyện ít biết về thảm họa tàu Titanic 103 năm trước

Titanic gặp nạn trong điều kiện thời tiết lý tưởng và mặt biển hoàn toàn tĩnh lặng, còn thuyền trưởng của tàu từng thi trượt bài kiểm tra kỹ năng điều hướng.
Bà lên thuyền cứu hộ vào lúc 1h sáng và trong suốt đêm dài đằng đẵng, lạnh lẽo và kinh hoàng, Noël điều khiển, chèo thuyền hoặc dạy người khác cách chèo, an ủi những phụ nữ sắp quẫn trí. Noël nghĩ đến hai cậu con trai đang an toàn ở nhà và cầu Chúa phù hộ bà có thể gặp lại các con.
Rất lâu sau này bà mới biết, đúng 1h sáng hôm đó, ở Scotland xa xôi, cậu con cả Malcolm, 10 tuổi, choàng tỉnh giấc, run rẩy và sợ hãi thét lên: "Mẹ đang gặp nguy hiểm! Mẹ rất lạnh!" Trái tim mách bảo cậu rằng chuyện gì đó rất khủng khiếp đã xảy ra, mặc dù mẹ đang cách xa cậu hàng nghìn km.
Thủy thủ Able Seaman Jones và thông tin về vụ đắm tàu trên báo chí. Ảnh:
Thủy thủ Able Seaman Jones và thông tin về vụ đắm tàu trên báo chí. Ảnh: Daily Mail
Khi Titanic va vào tảng băng, thậm chí người hiểu rất rõ về biển và tàu như Noël cũng không lường trước mức độ nghiêm trọng của tình hình lúc bấy giờ.
Bà rời phòng, leo lên boong tàu chỉ để ngắm băng trôi. Cũng như các hành khách khác, bá tước phu nhân tin tưởng tuyệt đối vào lời đánh giá Titanic là "con tàu không thể đắm".

Những người dũng cảm nhất trong thảm kịch tàu Sewol

Trong vụ chìm tàu Sewol năm 2014, giữa tiếng gào thét kêu cứu và nỗi sợ hãi về cái chết bủa vây, nhiều người đã bất chấp sự sống của bản thân để cứu hành khách.
Sau đó, Noël viết thư cho bố mẹ: "Thuyền trưởng yêu cầu các hành khách thay quần áo và thắt dây bảo hiểm trong vòng 10 phút. Con chỉ kịp rót một ít rượu mạnh cho Maioni, Gladys và bản thân rồi vội vàng thay quần áo. Nhưng hình như không ai biết dây bảo hiểm ở đâu. Một người đàn ông lạ tìm thấy chúng và đưa cho bọn con. Chúng con bắt tay và hẹn gặp lại sớm vì nghĩ tàu mang theo rất nhiều thuyền cứu hộ. Ít người biết Titanic chỉ có 16 thuyền".
Các hành khách nữ tương đối may mắn. 75% phụ nữ sống sót trong khi chỉ 19% đàn ông thoát nạn. Lẽ ra số người thiệt mạng sẽ ít hơn nếu tàu mang đủ thuyền cứu hộ hoặc các thuyền hoạt động hết công suất.
Bản thông báo về các nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa tàu Titanic. Ảnh:
Bản thông báo về các nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa tàu Titanic. Ảnh: Daily Mail
Một cuộc tranh cãi nổ ra kịch liệt trên thuyền số 8 khi các hành khách chứng kiến ánh sáng phát ra từ Titanic và cảnh con tàu chìm dần xuống biển. Khi tàu bắt đầu dựng đứng, máy móc, công cụ, nồi hơi bung ra, rơi xuống, phát ra âm thanh chói tai.
Những người trên thuyền số 8 tranh cãi gay gắt liệu họ có nên quay trở lại, vớt thêm những hành khách vừa rơi vào nước biển băng giá hay không. Nhiều người lo sợ thuyền sẽ lật khi các nạn nhân cố leo lên hoặc lực hút từ con tàu đang đắm sẽ kéo nó chìm xuống.
Noël, Able Seaman Jones và một vài hành khách cố thuyết phục những người khác quay lại vì thuyền của họ vẫn còn chỗ trống.
Able cho biết phần lớn hành khách không đồng ý. "Thưa các quý cô, nếu bất cứ ai trong chúng ta thoát chết, hãy nhớ rằng tôi muốn quay lại. Tôi thà chết đuối cùng họ còn hơn bỏ mặc họ lúc này", ông nói.
Tuy nhiên, số người phản đối đông hơn nên cuối cùng, thuyền cứu hộ số 8 không quay lại.
Tiếng thét kinh hoàng của các nạn nhân ám ảnh Noël trong thời gian dài. Nhưng tại thời điểm đó, khi tiếng kêu cứu ngập tràn bên tai, bà vẫn cố gắng trấn an những hành khách trên thuyền.
Bà dùng tiếng Pháp để nói chuyện với Josefa de Satode Penasco, một phụ nữ Tây Ban Nha mới 17 tuổi và đang hưởng tuần trăng mật trên tàu Titanic. Người chồng 18 tuổi, Victor, đã nhờ cậy Noël chăm sóc cô vợ trẻ khi hai người xuống thuyền cứu hộ.
Anh tin chắc họ sẽ nhanh chóng gặp lại nhau. Đáng tiếc, niềm tin ấy không trở thành sự thật. Noël an ủi người phụ nữ trẻ đang run sợ, đảm bảo với cô ấy tàu vẫn còn thuyền cứu hộ mặc dù bà biết rõ thực tế.

7 tai nạn hàng hải thảm khốc trong lịch sử

Hơn 4.000 người thiệt mạng khi một tàu chở khách của Philippines va chạm tàu chở dầu vào năm 1987. Đây là thảm kịch hàng hải khiến nhiều người chết nhất trong thời bình.
Noël dạy Gladys Cherry cách dùng mái chèo. Họ thay phiên nhau chèo thuyền suốt đêm dài lạnh giá. Họ chèo qua các tảng băng khổng lồ trong màn đêm tĩnh lặng và tự hỏi liệu đây có phải là đêm cuối của họ trên cõi đời.
Khi phần lớn hành khách lâm vào tuyệt vọng, Gladys đề nghị mọi người hát để nâng cao tinh thần. Noël và Gladys cất tiếng hát đầu tiên. Able Seaman Jones hát theo. "Chúng tôi vừa chèo vừa hát, bắt đầu bằng bài Pull for the Shore", Able kể.
Cuối cùng, ngay trước bình minh, khi thậm chí Noël cũng từ bỏ hy vọng, bà phát hiện một tia sáng ở cuối chân trời. Khi tia sáng thứ hai lóe lên, phu nhân bá tước biết họ đã gặp một con tàu khác. Đó là ánh sáng từ tàu RMS Carpathia.
Đoàn người nỗ lực chèo về phía con tàu. Họ ngừng hát và bắt đầu cầu nguyện.
Những người sống sót trên tàu RMS Carpathia. Ảnh:
Những người sống sót trên tàu RMS Carpathia. Ảnh: Boston News Time
Thủy thủ trên Carpathia gọi Noël là "bá tước phu nhân nhỏ can đảm" vì bà đã rất dũng cảm trong quá trình chèo lái thuyền cứu hộ và hết lòng giúp đỡ các hành khách mệt mỏi. Bà may quần áo từ chăn, phiên dịch giúp họ, tìm thuốc men và thực phẩm cho người khác mà không hề tính toán cho bản thân.
Nhân khoảng thời gian rảnh ít ỏi, bà viết thư cho bố mẹ: "Mọi thứ vẫn bề bộn lắm. Con phải giúp bác sĩ chăm sóc trẻ em, cho chúng ăn để các bà mẹ nghỉ ngơi. Sáng nay, bác sĩ nhờ con trông hộ một phụ nữ người Pháp. Cô ấy hơi điên và đòi tự tử. Hai giờ sau, người phụ nữ đó mới bình tĩnh lại. Cô gái trẻ người Tây Ban Nha bám theo con như một đứa trẻ. Cô ấy không quen ai ở Mỹ trừ một người đàn ông ở bang Washington".
3 ngày sau, Carpathia băng qua Tượng Nữ thần Tự do, nhiều hành khách bật khóc một cách nhẹ nhõm và đau buồn. Họ chỉ mong đợi hai việc: đặt chân lên đất liền và nghe tin tức về người đàn ông yêu quý của họ. Nhưng trong sâu thẳm trái tim, họ biết không thể nhận được tin tốt.

Những hình ảnh không thể quên trong thảm kịch tàu Sewol

Người mẹ gào khóc gọi tên con giữa những tiếng sóng xô bờ hay dòng người xếp hàng dài để tỏ lòng thương tiếc nạn nhân là những cảnh xúc động trong tai nạn tàu Sewol năm 2014.
Vài tuần sau khi Noël đến thành phố New York, bà và Gladys trở lại Scotland. Bà mua một chiếc đồng hồ bạc và khắc dòng chữ "ngày 15/4/1912, từ bá tước phu nhân của Rothes" lên nó và gửi tới Able Seaman Jones để cảm ơn vì những gì ông đã làm khi họ ở trên thuyền cứu hộ.
Vài ngày sau, Noël nhận một bức thư từ Able. Trong thư, ông bày tỏ sự cảm kích trước món quà và khẳng định những việc ông làm đều là trách nhiệm của một thủy thủ đối với hành khách.
Một thời gian ngắn sau, bà lại nhận một lá thư khác cùng bưu kiện chứa tấm gỗ do chính tay Able Seaman Jones làm. Ông gỡ số 8 bằng đồng từ mũi thuyền cứu hộ, gắn vào tấm gỗ rồi khắc ngày tàu Titanic chìm và tên ông lên đó. Món quà biểu lộ sự tôn trọng của Able đối với Noël.
Bức thư Able Seaman Jones gửi bá tước phu nhân kèm theo món quà (phải) và một phao cứu sinh trên tàu Titanic. Ảnh: Daily Mail
Bức thư Able Seaman Jones gửi bá tước phu nhân kèm theo món quà (phải) và một phao cứu sinh trên tàu Titanic. Ảnh: Daily Mail
Hai người trao đổi thư từ cho đến khi bá tước phu nhân qua đời vào năm 1956.
Vài ngày sau khi Noël nhận bưu kiện từ Able, bà nhận một bưu kiện khác từ Josefa. Người phụ nữ Tây Ban Nha gửi ân nhân một chiếc vòng thạch anh tím (nhiều người quan niệm thạch anh có thể bảo hộ chủ nhân trong các chuyến đi) và một bức thư cảm ơn chân thành. Hai người cũng giữ liên lạc cho đến khi Noël mất.
Sau khi bà qua đời, người con trai cả, Malcolm, dọn dẹp căn nhà và phát hiện một thùng giấy đựng thư do Able và Josefa gửi mẹ ông cùng với bảng gỗ gắn số 8. Bức thư cuối cùng Noël nhận là của Josefa, chỉ mười ngày trước khi bà chết.
  • Titanic

    Titanic
    "Titanic" là một bộ phim thảm họa lãng mạn có yếu tố lịch sử của Mỹ, phát hành năm 1997, do James Cameron làm đạo diễn. Phim lấy ý tưởng dựa trên vụ đắm tàu RMS Titanic nổi tiếng vào năm 1912. Diễn viên chính Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trong vai hai con người đến từ hai tầng lớp khác nhau trong xã hội, họ đem lòng yêu nhau trên chuyến ra khơi đầu tiên của con tàu xấu số. Công chiếu lần đầu tiên ngày 1 tháng 11 năm 1997 tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo và phát hành chính thức từ ngày 19 tháng 12 năm 1997, bộ phim đã giành được thành công vang dội thu về hơn 1.84 tỷ USD.
    Bạn có biết: Vào thời điểm đó, đây là bộ phim có kinh phí thực hiện cao nhất trong lịch sử, với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 200 triệu USD. Chi phí xây dựng con tàu là 7.5 triệu USD.
    • Đạo diễn: James Cameron
    • Sản xuất: James Cameron, Jon Landau
    • Diễn viên: Leonardo DiCaprio, Kate Winslet, Billy Zane, Kathy Bates,...
    • Độ dài: 194 phút
    • Kinh phí: 200 triệu USD
    • Công chiếu: 01/11/1997
Nguyễn Sương
(Văn hóa) - Từ năm 2008, một câu chuyện đáng chú ý đã được lan truyền về việc phát hiện hai người còn sống sót từ vụ đắm tàu Titanic bao gồm cả vị thuyền trưởng sau 79 năm trôi qua. Cả hai nạn nhân đều không hề già đi và câu chuyện này được xem là một minh chứng cho sự tồn tại của lỗ “hổng thời gian”. Có thực sự là chuyện này chưa từng xảy ra?
Sự thật về việc hai nạn nhân vụ chìm tàu Titanic vẫn còn sống nhờ lỗ hổng thời gian
Sự thật về việc hai nạn nhân vụ chìm tàu Titanic vẫn còn sống nhờ lỗ hổng thời gian
Chắc hẳn nhiều người trong số các bạn đã đọc câu chuyện này vì khi tìm kiếm tài liệu tham khảo về nó tôi đã tìm thấy câu chuyện giống hệt trên nhiều trang blog, trang web, liên kết Facebook và nhiều diễn đàn. Sau đây tôi xin trích dẫn lại câu chuyện này:
Hai nạn nhân của thảm họa Titanic năm 1912 đột nhiên xuất hiện trong tình trạng còn sống. Về thể chất, họ không hề thay đổi so với trước đây. Bí ẩn về những sự kiện xảy ra cách đây vài năm và đã gây nên một sự khuấy động là sự tái xuất hiện của các nạn nhân may mắn trong thảm họa tàu Titanic. Trong số hai nạn nhân may mắn này, một người là một hành khách nữ được phát hiện vào năm 1990 và người kia là thuyền trưởng của tàu Titanic được tìm thấy năm 1991.
Thuyền của thuyền trưởng Smith được phát hiện vào ngày 09/08/1991, một năm sau khi phát hiện nạn nhân mang tên Wenny Kathe. Kathe được cứu sống từ trên đỉnh một núi băng. Sau nhiều thập kỷ trôi dạt trên biển nhưng thuyền trưởng Smith không hề già đi hay ốm yếu. Ông lúc này đã 139 tuổi nhưng trông vẫn như một người đàn ông 60 tuổi và thậm chí ông vẫn cho rằng đó là thời điểm xảy ra vụ đắm tàu Titanic vào ngày 15/04/1912. Thông qua các hồ sơ nhận dạng dấu vân tay vẫn còn được lưu giữ, danh tính của thuyền trưởng Smith đã có thể được xác nhận.
Một nạn nhân khác của vụ đắm tàu này, Wenny Kathe, 29 tuổi, được cứu từ một núi băng ở Bắc Đại Tây Dương vào ngày 24/09/1990. Nhưng điều khiến mọi người ngạc nhiên là từ khi biến mất vào năm 1912 đến nay, bà không hề có dấu hiệu già đi. Bà được tìm thấy và giải cứu trên một tảng băng cách Iceland 363 dặm về phía tây nam. Văn phòng hàng hải đã tìm thấy một danh sách các hành khách trên chuyến tàu Titanic và xác nhận tính đúng là có hành khách tên  Wenny Kathe trên tàu. Thuyền trưởng Smith và Kathe chính là những bằng chứng sống chứng minh sự tồn tại của lỗ hổng thời gian.
Khi đọc câu chuyện này, một số người trong các bạn sẽ sớm cho rằng đây chỉ là một trò lừa bịp. Tôi cũng vậy. Điều tôi cần làm là chứng minh điều đó. Và tôi đã bắt đầu điều tra. Tất cả bắt đầy từ một câu hỏi. Nếu câu chuyện này là thật, tại sao tôi chưa từng nghe thấy nó được thảo luận trên tivi hay trên báo? Tại sao tôi chưa từng thấy thuyền trưởng Smith hay Wenny Kathe xuất hiện trên tivi và kể về những trải nghiệm của họ? Có thể là vì tôi là một người nghiện máy tình và ít xem tivi?
Vì vậy, tôi mở Google và gõ tên Wenny Kathe, cố gắng tìm kiếm câu chuyện này trên Discovery hay National Geographic, hay ít nhất là trên một trang tin nước ngoài khác. Khi tôi gõ cái tên này, Google trả về 3.510 kết quả. Tôi đã nghĩ đây chắc hẳn là một câu chuyện có thật. Tuy nhiên, có gì đó rất lạ. Tất cả các kết quả tìm kiếm đều là tiếng Indonesia. Tôi nhấp vào các kết quả tìm kiếm đến trang cuối cùng của Google và chỉ tìm ra 2 trang blog bằng tiếng Anh và một trang blog tiếng Malay (có thể là Malaysia hoặc Brunei) thảo luận về câu chuyện này. Tôi không thể tìm thấy câu chuyện này trên Discovery hay bất kỳ trang tin ngoài nào khác. Có điều gì đó không đúng.
Thuyền trưởng Smith của tàu Titanic
Thuyền trưởng Smith của tàu Titanic
Sau khi tôi kiểm tra hai trang blog tiếng Anh, tôi nhận thấy có vẻ một trong hai trang này được tạo nên bởi người Indonesia. Trang blog có tên theuniquenews.blogspot.com đăng câu chuyện này vào tháng 02/2007. Và tôi tin rằng đây là lần đầu tiên câu chuyện này được đăng tải. Trang blog tiếng Malay đăng câu chuyện này mang tên kebenarannya.tripod.com. Không có mô tả ngày tháng tác giả đăng câu chuyện này.
Như tôi đã nói, tôi nhận thấy câu chuyện này bằng tiếng Indonesia giống hệt như trên các trang blog và trang mạng tôi có thể tìm thấy trên Google và hầu hết tất cả các trang blog đều sao chép câu chuyện này mà không đề cập đến nguồn gốc. Do đó, ban đầu tôi gặp khó khăn trong việc tìm ra nguồn đầu tiên của câu chuyện này (trong các trang tiếng Indonesia). Nhưng cuối cùng tôi đã tìm thấy và tôi tin rằng (mặc dù tôi không có bằng chứng chắc chắn) trang web đầu tiên phổ biến câu chuyện này bằng tiếng Indonesia là rileks.com, đăng vào ngày 07/06/2008. Có lẽ rileks.com đã dịch câu chuyện này từ trang uniquenews.blogspot.com hoặc kebenarannya.tripod.com.
Sau đó tôi đã tiến hành điều tra sâu thêm. Đầu tiên, tôi đọc câu chuyện này và cố gắng thấu hiểu nó. Sau đó, tôi đã phát hiện một số điểm khác biệt và không chính xác mà tôi cảm thấy khá lộn xộn. Cụ thể, thuyền trưởng Smith đáng ra phải là 141 tuổi vào năm 1991 chứ không phải 139. Và thuyền trưởng Smith cho biết danh tính của ông đã được xác nhận bằng hồ sơ dấu vân tay được lưu trong hồ sơ hàng hải. Tôi nghi ngờ liệu vào năm 1912 hồ sơ hàng hải đã sử dụng dấu vân tay để ghi chép thông tin về các thủy thủ hay chưa.
Sau đó, trong đoạn thứ hai, Wenny Kathe được cho là đã được cứu từ một núi băng nhưng đoạn thứ tư trong câu chuyện lại nói rằng Wenny được cứu từ một tảng băng. Núi băng và tảng băng tất nhiên khác nhau. Và, có lẽ phần lộn xộn nhất là các câu mâu thuẫn nhau trong câu chuyện này. Câu chuyện trên được liên kết với hiện tượng “lỗ hổng thời gian”: Thuyền trưởng Smith, mặc dù đã 139 tuổi, nhưng trông vẫn như một người đàn ông 60 tuổi và thậm chí ông vẫn cho rằng đó là thời điểm xảy ra vụ đắm tàu Titanic vào ngày 15/04/1912″.
Tuy nhiên, thuyết “lỗ hổng thời gian” đã bị phá vỡ bởi một câu khác trong câu chuyện này: “Sau nhiều thập kỷ trôi dạt trên biển nhưng thuyền trưởng Smith không hề già đi hay ốm yếu”. Nếu thuyền trưởng Smith trôi dạt trên biển trong hàng thập kỷ vậy điều đó có liên quan gì đến “lỗ hổng thời gian”? Nếu ông ấy bước vào “lỗ hổng thời gian”, ông ấy chỉ mất một chút thời gian để đến với năm 1991.
Và như vậy, tôi ngày càng tin rằng câu chuyện này chỉ là một trò lừa bịp. Nhưng một câu chuyện không thể bị coi là một trò lừa bịp nếu không có bằng chứng chắc chắn. Một số người nói rằng, để biết được sự thật, chúng ta phải có mặt ngay tại địa điểm xảy ra sự việc. Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Tôi cho rằng, để tìm ra sự thật về một sự kiện, chúng ta chỉ cần tìm chứng cứ dựa trên những “điều thông thường” được gọi là bằng chứng. Và tôi nghĩ rằng, Internet sẽ có thể giúp tôi làm điều này.
Và tôi đã tiếp tục cuộc điều tra của mình. Như tôi đã nói, có điều gì đó không đúng. Cái tên Wenny Kathe không thể được tìm thấy trên bất kỳ trang web tiếng Anh nào ngoại trừ hai trang blog tôi đề cập trước đó. Vì vậy, tôi quyết định tập trung vào cái tên này. Bên cạnh đó, anh ta là nhân vật chính của chúng ta đúng không? Nhưng sao? Không phải là cái tên này không thể tìm được trong bất cứ phương tiện truyền thông nước ngoài nào sao? Do đó, tôi quyết định đi tìm cái tên này ở một nơi thích hợp – danh sách hành khách trên tàu Titanic bị đắm. Trên mạng Internet, một danh sách tên như vậy rất khó tìm. Vì vậy tôi đã vào trang encyclopedia-titanica.org và… tôi đã tìm ra.
Tôi đã phát hiện cái tên Wenny Kathe không tồn tại trong danh sách hành khách của tàu Titanic. Wenny Kathe chỉ là một nhân vật hư cấu. Nhưng còn về thuyền trưởng Smith, chúng ta đều biết ông ấy không phải là một nhân vật hư cấu. Thuyền trưởng Edward John Smith là thuyền trưởng của con tàu Titanic.
Vì cái tên Wenny Kathe là một nhân vật hư cấu, tôi không thể tiếp tục sử dụng từ khóa này trên Google. Sau đó, tôi đã thử một vài từ khóa và cuối cùng tôi đã tìm ra bằng chứng và lập luận để có thể thuyết phục mọi người rằng câu chuyện này chỉ là trò lừa bịp. Tôi muốn nói đến trang blog mà tôi đã cho rằng đó là nguồn của câu chuyện này trong tiếng Anh. Nhưng tôi đã sai. Trang theuniquenews.blogspot.com không phải là nơi đầu tiên đăng tải câu chuyện này. Nguồn đầu tiên của câu chuyện này là tạp chí  Weekly World News số phát hành tháng 06/1992. Tôi đã tìm thấy tạp chí này trong kho lưu trữ của Google. Đây là bìa cuốn tạp chí số ra tháng 06/1992 này.
Tạp chí này là một tạp chí chuyên đăng các tin tức bán hư cấu. Ví dụ, trong một ấn phẩm, tạp chí này đã đăng một bức ảnh một con quái vật tấn công một con thuyền. Trong bài viết này, sự việc và bức ảnh được gọi là một câu chuyện có thật.
Ví dụ về một bài viết trong số ra tháng 06/1992
Ngạc nhiên đúng không? Và đây là trang mô tả câu chuyện về tàu Titanic.
Với sự toàn vẹn của một tạp chí như thế này, chúng ta có thể cho rằng câu chuyện này là một trò lừa bịp không? Tất nhiên là không. Tạp chí này cũng đăng những câu chuyện có thật. Nhưng tôi đã tìm được một manh mối khác. Hãy đọc tên của người phụ nữ dưới đây.
Người phụ nữ còn sống sót sau vụ đắm tàu Titanic được tạp chí này gọi tên là Winnie Coutts chứ không phải Wenny Kathe. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tôi không thể tìm thấy cái tên Wenny Kathe trong bất kỳ phương tiện truyền thông tiếng Anh nào. Và sự thật tiếp theo chúng ta biết được là trang theuniquenews.blogspot.com đã mắc lỗi. Và tôi bắt đầu tập trung vào cái tên Winnie Coutts. Tôi mở Goole, gõ tên Winnie Coutts và tôi đã tìm ra. Tôi đã quay trở lại trang encyclopedia-titanica.org để xem danh sách hành khách trên tàu Tintanic và đã tìm thấy tên của Winnie Coutts trong danh sách hàng khách hạng 3. Các bạn thậm chí còn có thể giá vé cô ấy đã phải trả trong bức ảnh này.
Nêu việc Winnie Coutts là hành khách của tàu Titanic là thật, có thể Weekly World News không nói dối? Điều này thỏa mãn tâm trí tôi trong chốc lát. Nhưng đột nhiên, tôi có một linh cảm. Nếu suy đoán của tôi là đúng, đây có thể là bằng chứng mà tôi đang tìm kiếm. Tôi ngay lập tức quay trở lại trang encyclopedia-titanica.org. Suy đoán của tôi đã đúng. Tôi đã tìm thấy lời chúc mừng Winnie Coutts thoát khỏi thảm họa Titanic. Sau thảm họa này, bà và gia đình đã chuyển đến New Jersey cho đến khi bà qua đời ở tuổi 84 vào ngày 29/02/1996. Trong khi đó, thuyền trưởng Smith, như chúng ta đều biết, đã thiệt mạng trong vị tai nạn này.
Weekly World News hóa ra đã lợi dụng cái trên Winnie Coutts để tạo ra một câu chuyện giả tưởng. Không hề có chuyện phát hiện thuyền trưởng Smith hay Winnie Coutts (hay Wenny Kathe) vào năm 1990 và 1991. Nếu Weekly World News sử dụng tên của những hành khách đã bị mất tích, có thể sẽ có những yếu tố cần được tranh luận. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng tên của người còn sống sót, tạp chí này như muốn cho chúng ta biết câu chuyện này chỉ là một trò lừa bịp.
Tôi nghĩ rằng tôi đã có bằng chứng đủ thuyết phục để chứng minh câu chuyện về hành khách trên chuyến tàu Titanic và “lỗ hổng thời gian” chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.
2 người chìm cùng tàu Titanic được “lổ hổng thời gian” trả về

2 người chìm cùng tàu Titanic được “lổ hổng thời gian” trả về

Đây là một sự kiện lớn khiến các nhà khoa học đau đầu trong 1 thời gian dài và bắt đầu nghiên cứu về “lổ hỏng thời gian” Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến...
Clip: Bị đấm, CSGT né đòn, dùng võ thuật khống chế đối tượng gây rối

Clip: Bị đấm, CSGT né đòn, dùng võ thuật khống chế đối tượng gây rối

Mới đây, trên các trang mạng xuất hiện clip một người đàn ông buông lời tục tĩu rồi có hành vi manh động đấm vào mặt CSGT, tuy nhiên chiến sĩ CSGT đã né người rất nhanh rồi dùng võ...
Thợ sửa xe 22 tuổi phóng môtô đến trường học lớp 1

Thợ sửa xe 22 tuổi phóng môtô đến trường học lớp 1

Ban ngày, Nguyễn Hoàng Anh, 22 tuổi là thợ sửa xe mô tô lành nghề. Tối, cậu mang sách vở đến trường phổ cập giáo dục học với các em lớp 1. Nguyễn Hoàng Anh là con út trong gia đình có 6 anh chị...
Cán bộ địa chính giật súng, thách thức công an: “Ngon thì bắn tao đi”

Cán bộ địa chính giật súng, thách thức công an: “Ngon thì bắn tao đi”

Khi công an thị trấn đề nghị nhóm cán bộ địa chính lui ra thì ông Cảnh nhảy vào banh áo ngực thách thức: ''Mày tưởng có súng mày ngon. Ngon thì bắn tao đi". Ngày 6/10, Công...
Hải Triều (Rumorfriends)

Lời tiên tri chuẩn xác về số phận con tàu Titanic 14 năm trước thảm kịch

Cuốn tiểu thuyết có tựa đề "Futility, or the wreck of the Titan" của nhà văn Mỹ Morgan Robertson xuất bản năm 1898 (14 năm trước thảm kịch Titanic) đã mô tả gần như chính xác số phận của con tàu xa hoa huyền thoại Titanic năm 1912.

Sau khi ra mắt bạn đọc năm 1898, cuốn tiểu thuyết "Futility, or the wreck of the Titan" (tạm dịch là Sự phù phiếm, hay vụ đắm tàu Titan) gần như không được mấy ai biết tới, chỉ cho tới khi thảm kịch Titanic xảy ra 14 năm sau đó, cuốn tiểu thuyết này đã gây nên một hiện tượng. Nhiều người đặt câu hỏi rằng: Lẽ nào đây chỉ là sự trùng hợp?
Clip: Lời tiên tri chuẩn xác về số phận của con tàu Titanic trước khi xảy ra thảm họa
"Futility, or the wreck of the Titan" là câu chuyện kể về một con tàu xa hoa có tên Titan, từ khi được sản xuất cho tới khi hoàn thành và số phận không may của nó trong hành trình đầu tiên vượt đại dương. Nhà văn Morgan đã mô tả vô cùng chi tiết về đứa con cưng tưởng tượng của mình, thậm chí đến cả kích thước khổng lồ và sự xa hoa bậc nhất của Titan. Con tàu còn được biết đến là "con tàu không thể chìm". Tuy nhiên, số phận không mỉm cười với Titan khi hành trình đầu tiên cũng chính là hành trình cuối cùng mà nó thực hiện. Titan đâm phải một tảng băng trôi trước khi cán đích và ngủ yên dưới dáy đại dương.


"Futility, or the wreck of the Titan", cuốn tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Morgan Robertson đã tiên đoán chính xác số phận con tàu Titanic 14 năm sau đó (Nguồn: Internet)

Những điểm trùng hợp không tưởng
1, Về kích thước: Titan trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn Morgan Robertson dài 800 feet (tương đương 244m), chỉ ngắn hơn tàu Titanic 25m. Titan nặng 70.000 tấn còn Titanic nặng 66.000 tấn. Cả hai con tàu đều có 3 chân vịt và đều được tung hô là con tàu xa hoa bậc nhất và "không thể chìm".
2, Về thời gian và địa điểm gặp nạn: Trong cuốn tiểu thuyết của mình, Morgan mô tả Titan gặp nạn ngay trong hành trình đầu tiên vào một đêm giữa tháng 4 ở Bắc Đại Tây Dương, cách Newfoundland 400 dặm, khi đó Titan đang chạy với vận tốc 25 hải lý/giờ. 14 năm sau đó, cũng vào một đêm giữa tháng 4/1912 và tại chính địa điểm gặp nạn của con tàu Titan được mô tả trong cuốn tiểu thuyết, con tàu huyền thoại Titanic gặp nạn khi đang chạy với vận tốc 22,5 hải lý/ giờ.
3, Nguyên nhân vụ tai nạn và thương vong: Tảng băng trôi đã nhấn chìm hai con tàu được mệnh danh là "không thể chìm" xuống đáy đại dương. Trong cuốn tiểu thuyết "Futility, or the wreck of the Titan", con tàu Titan gặp nạn khiến hơn một nửa trong 2.500 hành khách thiệt mạng, còn số nạn nhân trong vụ chìm tàu Titanic năm 1912 khoảng 1.500 hành khách. Cả hai con tàu đều không trang bị đủ xuồng cứu sinh so với số lượng khách trên tàu. Trên tàu Titanic chỉ có 20 thuyền cứu sinh, còn Titan có 24 thuyền.


Ảnh minh họa tàu Titanic chìm xuống biển (Nguồn: Wikia)

Nhà văn có khả năng tiên tri hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
14 năm sau, khi số phận của con tàu Titanic đi vào bánh xe đổ của con tàu huyền thoại Titan, tên tuổi của nhà văn Morgan Robertson cùng cuốn tiểu thuyết "Futility, or the wreck of the Titan" bất ngờ nổi tiếng. Nhiều người trầm trồ, coi Morgan như một nhà tiên tri "Lạy Chúa! Ông giống như một nhà tiên tri vậy!"
Paul Heyer, giáo sư thuộc trường ĐH Wilfrid Laurier, Canada đồng thời là một học giả chuyên nghiên cứu về con tàu Titanic cho biết "Nhà văn Morgan đã viết rất nhiều về biển, nhờ những kinh nghiệm ông ấy có được. Ông ấy có cơ hội trải nghiệm đi tàu biển và dự đoán những mối nguy với con tàu. Văn phong của Morgan rất bình thường. Cốt truyện ông ấy viết ra có nhiều điểm không hợp lý, cách xây dựng và phát triển nhân vật nghèo nàn. Tuy vậy, con tàu Titan và số phận của con tàu mà ông ấy miêu tả lại vô cùng hấp dẫn." Theo Paul, số phận của con tàu Titanic xảy ra năm 1912 và số phận con tàu Titan trong trí tưởng tượng của nhà văn Morgan chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi "Nếu như biết đến tiểu sử của nhà văn Morgan Robertson rồi, thì bạn sẽ dễ dàng giải thích được những sự trùng hợp ấy."
Cho dù số phận hai con tàu chỉ là sự trùng hợp có thể lý giải được, thì sản phẩm của trí tưởng tượng "Futility, or the wreck of the Titan" của nhà văn Morgan Robertson quả thật đáng kinh ngạc.
(Dịch từ Time, Wikipedia, Unexplained Mysteries)
Luyên - HV
Theo Vietnamnet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét