Những hang động bí ẩn vạn năm tuổi Nepal. (Ảnh: National Geographic)
Nằm gần cao nguyên Tây Tạng là
Vương quốc Mustang ẩn mình tại một nơi hẻo lánh trên dãy núi Himalaya
huyền thoại. Đây từng là một quốc gia Phật Giáo độc lập cho đến khi được
sáp nhập với Nepal vào thế kỷ thứ 18.
Cho đến
trước năm 1992, khu vực này cấm khách du lịch và người ngoại quốc vì nằm
tại vị trí nhạy cảm trên đường biên giới. Do vậy, vương quốc này vẫn
còn bảo tồn được rât nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa cổ đại gắn kết chặt
chẽ với nền văn minh Tây Tạng.
Có khoảng 10.000 hang động bí ẩn tọa lạc tại vương quốc này.
(Ảnh: National Geographic)
Có lẽ
dòng sông Kali Gandaki tại đây đã trợ giúp để ‘nhào nặn’ nên những khối
đá dị thường và mang tính nghệ thuật ‘điêu khắc’ quanh vách núi với cả
chục ngàn cái hang động – một cảnh quan kỳ thú và vô cùng hiếm thấy tại
Nepal.
(Ảnh: Fareastadventuretravel)
Một
trong những hang động nơi này an vị tại độ cao gần 50 mét cách mặt đất
khiến nhiều người băn khoăn không hiểu ai đã đào chúng và bằng cách nào
mà họ có thể leo lên tới đó. Tuy nhiên, dấu hỏi lớn nhất mà chưa ai giải
mã được là bằng cách nào mà người xưa có thể vượt qua vách núi dựng
đứng và ra vào các hang động cao vút này. Chỉ cần ngắm nhìn vách núi
thôi cũng có thể khiến những tay leo núi cự phách nhất phải bỏ cuộc ngay
từ đầu.
Đến ngày nay, cách thức mà những hang động này được hình thành vẫn là một bí ẩn với các nhà nghiên cứu.
(Ảnh: National Geographic)
Rất nhiều hang động nằm cách xa lòng thung lũng tới 50 mét.
(Ảnh: National Geographic)
Một số hang động nằm tại vị trí ‘bất khả xâm phạm’.
(Ảnh: National Geographic)
Những hang động này đã từng là nhà của các cư dân cổ đại trong vòng 1000 năm về trước.
(Ảnh: Nepaladvisor)
Một số hang động được sử dụng làm nơi chôn cất người quá cố.
(Ảnh: David Rengel/Washington Post)
Mặc dù phần lớn những hang động tại đây
đều trống trải, tuy nhiên một số cái vẫn có vài vết tích về sự định cư
trong hang như nhà kho và không gian ngủ. Ngoài ra, một số hang động
cũng từng được sử dụng để làm nơi chôn cất. Các nhà nghiên cứu đã tìm
thấy một số xác người trong hang có độ tuổi lên tới 2.000 năm. Người
chết nằm trong chiếc giường gỗ, được trang trí bởi phụ kiện làm bằng
đồng.
Một số
cái khác có vẻ như đã từng được sử dụng làm tu viện. Những bức tranh
được vẽ lại trên tường mô tả khá sống động về văn hóa của cư dân thời
đó.
(Ảnh: National Geographic)
Theo một
khám phá mới nhất từ các nhà khảo cổ học, quần thể hang động tại vương
quốc Mustang từng được sử dụng trong 3 thời kỳ chính. Lần đầu tiên là
cách đây 3.000 năm về trước và khi đó nó được sử dụng làm nơi chôn cất.
1.000 năm sau trở thành nơi định cư và cuối cùng vào những năm 1.400s nó
đã trở thành nơi tu luyện của các cư sĩ Phật Giáo. Một số tu viện trong
hang động khá nổi tiếng và có tên gọi riêng, bao gồm: Luri Gompa,
Chungsi và Nyiphuk.
Tu viện Luri Gompa được biết đến rộng rãi nhất trong công chúng.
(Ảnh: Bob Witlox/Flickr)
Phong cảnh dưới thung lũng, nơi các hang động an vị bên trên.
(Ảnh: Bob Witlox / Flickr)
Tu viện
Luri Gompa nằm tại độ cao khoảng 30 mét cách mặt đất, được canh gác bởi
những vách núi hiểm trở, dựng đứng. Chỉ có một con đường độc đạo và một
lối vào duy nhất dẫn tới 2 căn phòng liền nhau phía bên trong hang.
Buồng
bên ngoài là sảnh chính của tu viện và phòng bên trong chính là nơi tu
học của các tu sĩ Phật Giáo thưở xưa. Điểm nhấn độc đáo tại đây là bức
tranh thể hiện những vị Đại Giác Giả Ấn Độ. Những vị Thánh này được tin
là những người đã đạt được thành tựu tối hậu trong quá trình tu luyện –
chứng ngộ và có sức mạnh phi thường nhờ thiền định.
(Ảnh: Paulo-grobel)
Bích họa trên trần nhà tại tu viện Luri Gompa.
(Ảnh: library.brown.edu)
Vẫn còn
rất nhiều điều ‘bí ẩn’ về vương quốc Mustang hiện vẫn chưa được khám
phá. Hầu như không hề có bât kỳ tư liệu hay phóng sự nào về quá trình
khám phá những tu viện này – bạn chỉ có thể nhìn và cảm nhận nơi đây để
thấu hiểu sự đặc biệt của nó.
Năm 1875,
trong hang động Altamira ở Tây Ban Nha, De Sotura đã phát hiện thấy
nhiều công cụ đá lửa, xương động vật của thời đại đồ đá cũ và bức bích
họa màu đen trên vách hang động.
Bốn năm sau,
lần thứ 2 De Soture đến Altamira với hi vọng sẽ khai quật được nhiều cổ
vật mới, lần này ông mang theo cả con gái mới lên 5. Khi ông còn khai
quật trong hang động Altamira, con gái ông tự chơi một mình bỗng hoảng
hốt hét lên: "Trâu! Trâu". Cái mà cô bé phát hiện chính là bức bích họa
sau này nổi tiếng khắp thế giới ở hang động Altamira. Trên đỉnh hang
động và vách hang động người ta vẽ đầy những loài động vật như: lợn
rừng, trâu rừng, hươu rừng và ngựa rừng với các tư thế khác nhau. Bức
bích họa đã được xem là bước khởi đầu của nền nghệ thuật hiện đại.
Hang
động Altamira rất to lớn có chiều dài 400m. Được biết, hang động này do
một dòng nước chảy sau nhiều năm bào mòn đá mà tạo nên. Bức bích họa
nổi tiếng đó nằm bên trái của động có chiều dài 11m, rộng khoảng 5m,
miêu tả tổng cộng hơn 170 hình tượng động vật với nhiều phong cách khác
lạ. Đường nét của bức bích họa rất sống động, bố cục hợp lý, màu sắc
tươi đẹp. Người họa sỹ tài hoa thời bấy giờ đã triệt để lợi dụng đặc
trưng mặt mấp mô lồi lõm của nham thạch để biểu hiện sự thay đổi cơ thịt
và bộ xương của động vật. Thủ pháp cao siêu của bức bích họa khiến mọi
người phải trầm trồ thán phục.
Người họa sỹ tài hoa đã triệt để
lợi dụng đặc trưng mặt mấp mô lồi lõm của nham thạch để biểu hiện sự
thay đổi cơ thịt và bộ xương của động vật (Ảnh: polibea)
Năm 1880, De Sotura đã công bố bức bích họa Altamira trong cuốn "Giới thiệu sơ lược về di vật tiền sử ở tỉnh Santander".
Ông cho rằng, niên đại của bức bích họa thuộc thời đại đồ đá cũ. Việc
phát hiện và đưa ra lời kiến giải về bức bích họa của Sotura lập thức
làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt trong giới học thuật. Cách nhìn nhận
của Sotura đã được giáo sư người Pháp - Gogriel de Mortilet và nhà sinh
vật học cổ Madrit Werlannova sống cùng thời ủng hộ. Nhưng đa số các nhà
khoa học trong giới học thuật lại phản đối cách kiến giải của Sotura.
Họ cho rằng, người nguyên thủy chưa thể có trình độ biểu đạt nghệ thuật
cao siêu như vậy.
Một con hươu (Ảnh: rsta.pucmm)
Thậm chí có người còn chỉ trích Sotura là kẻ lừa đảo và họ nghi ngờ các
bức họa ấy là ngụy tạo. Vì vậy, bức bích họa ở hang động Altamira sau
khi được công bố tuy đã dấy lên một làn sóng tranh luận nhưng rồi nhanh
chóng lắng xuống. Đến năm 1888, khi Sotura rời xa nhân thế trong lòng
vẫn còn ôm sự hối tiếc vì phát hiện trọng đại của ông vẫn chưa được nhân
loại thừa nhận.
Những kết quả nghiên cứu của ngành khảo cổ
học hiện đại cho thấy, nhiều di chỉ hang động mà người nguyên thủy đã
từng cư trú đều có di tích các bức bích họa nguyên thủy. Nội dung của
bích họa vẫn chủ yếu là động vật như: ngựa rừng, trâu rừng, hươu rừng,
sư tử, gấu, tà ngưu... Vì vậy, có người cho rằng, nghệ thuật hang động
là nghệ thuật tượng hình vẽ về động vật. Người tiền sử vẽ miêu tả những
loài động vật này có thể vì họ quan niệm chúng có một vai trò nào đó đối
với họ. Một số loài động vật cung cấp cho họ nguồn thức ăn để tồn tại
như ngựa rừng, trâu rừng hoặc có những lòai dã thú uy hiếp nghiêm tọng
đến môi trường sinh tồn của họ như sư tử, gấu, hổ,... và cũng có loài
động vật cung cấp vật phẩm để làm những đồ dùng không thể thiếu trong
cuộc sống hàng ngày của họ như ngà voi, sừng hươu,...
Bức bích họa "Trâu rừng bị thương" (Ảnh: kaliman)
Nếu xét từ kỹ xảo nghệ thuật thì trình độ nghệ thuật của người nguyên
thủy còn rất thấp. Đa số các tác phẩm hội họa có đường nét thô kệch mất
dấu, màu sắc không phù hợp. Thậm chí, nghệ thuật bích họa hang động chỉ
cách đây hàng nghìn năm cũng có trình độ hội họa rất vụng về không thể
đem so sánh với bức bích họa ở hang động Altamira. Do vậy, các học giả
phương Tây luôn cho rằng, bức bích họa ở hang động Altamira là tác phẩm
nghệ thuật giả của nhân loại trong những thế kỷ gần đây.
Có thể nói, bức bích họa "Trâu rừng bị thương"
được vẽ trên đỉnh hang động là tác phẩm đạt nhất trong số những bức
bích họa ở Altamira. Con trâu rừng này rất hung dữ, sau khi bị thương,
toàn thân cuộn tròn thành một khối, 4 chân co giật, sừng nó cong vút,
đuôi vung lên, tai dựng đứng. Thần thái của con trâu rừng rất có hồn và
có tính nghệ thuật cao. Trạng thái trước khi chết vẫn còn hung dữ của
con trâu đã được thể hiện một cách tinh tế khiến người ngày nay phải
trầm trồ thán phục trình độ nghệ thuật cao siêu của các nghệ thuật gia
nguyên thủy.
Trong hang động Altamira, ngoài các tác phẩm miêu
tả chân thực còn có nhiều hình vẽ trìu tượng. Ở đây có những hình phác
họa bằng các nét vẽ thô kệch màu đen, có hình là đồ họa bằng màu sắc dịu
nhưng rất đậm, một số chỗ khiến người xem hoa cả mắt. Người ta dự đoán,
các hình vẽ này muốn bày tỏ khát vọng chinh phục dã thú của nhân loại.
Có thể chúng có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo trong săn bắn của
người nguyên thủy.
Khách tham quan thưởng thức nghệ thuật bức bích họa (Ảnh: centros3)
Tuy nhiên, điều khiến người ta khó hiểu là, các cư dân nguyên thủy
cư trú ở hang động Altamira làm sao có thể sáng tạo được một thành tựu
nghệ thuật huy hoàng như vậy? Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm được
câu trả lời thỏa đáng. Được biết, hang động Altamira hàng ngày chỉ hạn
định đón tiếp 35 khách tham quan, thậm chí còn phải đặt kế hoạch trước.
Chúng ta tin rằng, cùng với sự phát triển của khoa học và nhiều phát
hiện mới của ngành khảo cổ, nhất định sẽ khám phá được bí ẩn về bức bích
họa ở hang động Altamira.
Một số hình ảnh trong hang động Altamira
(Ảnh: uned)
(Ảnh: grupos.unican)
(Ảnh: tamabi)
(Ảnh: grupos.unican)
Cập nhật: 02/05/2006H.T (theo Nền văn minh cổ thế giới)
10 bức tranh hang động thời tiền sử nổi tiếng nhất thế giới
Những bức họa trong hang động thời tiền sử đã phần nào
khắc họa lại cuộc sống của con người thời bấy giờ. Dưới đây là 10 những
bức tranh nổi tiếng nhất thế giới do trang Touropia bầu chọn.
1. Lascaux Paintings.Đây
là quần thể hang động ở phía Tây Nam nước Pháp với một số bức tranh
khắc đá nổi tiêng thế giới xuất hiện cách đây 17.300 năm. Các bức tranh
Lascaux chủ yếu là hình vẽ tả thực về các loài động vật lớn, gồm ngựa,
bò và nai. Nổi tiếng nhất phải kể đến bức “The Great Hall of the Bulls”.
2. Hang Altamira.
Là hang động đầu tiên phát hiện có các bức tranh thời tiền sử, nằm ở
miền Bắc Tây Ban Nha. Những hình vẽ ngựa, bò rừng và dấu tay vẽ bằng
than màu vàng nâu trong hang động Altamira nằm trong số những bức tranh
khắc đá được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.
3. Kakadu Rock Paintings. Là
khu bảo tồn các bức tranh nghệ thuật khắc đá của thổ dân lớn nhất ở
Australia. Có khoảng 5.000 tác phẩm được phát hiện ở Kakadu, xuất hiện
cách đây 20.000 năm.
4. Hang Chauvet.
Nằm ở miền Nam nước Pháp, trên những hang động này có một số bức tranh
có niên đại cổ xưa nhất, khoảng 32.000 năm. Những hình ảnh này miêu tả
những loài động vật như dê rừng, voi ma mút, ngựa, sư tử, gấu và tê giác
với trình độ mỹ thuật đáng kinh ngạc.
5. Tadrart Acacus.
Là một dãy núi ở sa mạc Sahara phía Tây Libya. Khu vực này nổi tiếng
với những bức tranh đá có niên đại từ 12.000 năm TCN đến 100 năm SCN.
Những bức tranh đá này miêu tả các loài vật như hươu cao cổ, voi và đà
điểu.
6. Laas Gaal.
Là một tổ hợp nhiều hang động và hốc đá ở phía Tây Bắc Somalia. Những
bức tranh ở đây khắc họa các nghi lễ, thuần hóa động vật của con người
thời tiền sử có niên đại khoảng 11.000 đến 5.000 năm trước. Nhờ được bảo
quản tốt, các bức tranh trên đá gần như còn nguyên vẹn các chi tiết và
màu sắc rất sắc nét.
7. Serra da Capivara.
Vườn quốc gia Serra da Capivara nằm ở phía Đông Bắc Brazil với diện
tích 1.291,4 km2. Nơi đây có nhiều hang đá được trang trí bằng những bức
miêu tả các nghi lễ, săn bắn, cây cối và động vật. Một số nhà khoa học
tin rằng những bức tranh lâu đời nhất trong công viên được tạo ra 25.000
năm trước đây.
8. Bhimbetka.
Nằm ở Ấn Độ. Bhimbetka chứa hơn 600 hang đá được trang trí với hàng
trăm bức tranh khắc trên đá miêu tả cảnh sinh hoạt cũng như cuộc sống
của người dân. Bức vẽ xưa nhất được cho là có niên đại khoảng 12.000
năm.
9. Cueva de las Manos.
Tọa lạc ở phía Nam Argentina. Các bức vẽ trên hang đá chủ yếu là các
bàn tay của con người, một số động vật khác như lạc đà, chim chóc và
những cảnh săn bắn. Các bức tranh được tạo ra từ khoảng 9.500 đến 13.000
năm trước đây.
10. Magura Cave. Là
một trong những hang động lớn nhất tại Bulgaria. Hơn 700 bản vẽ có niên
đại khoảng 8.000 đến 4.000 năm trước được phác họa trên vách hang.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét