Hệ
thống thần kinh là hệ thống truyền dẫn cực kỳ phức tạp, có nhiệm vụ gửi
và nhận được lượng lớn các thông tin cùng một lúc. Hệ thần kinh có hai
phần riêng biệt: hệ thống thần kinh trung ương (não, tủy sống) và hệ
thống thần kinh ngoại biên (dây thần kinh bên ngoài não bộ, tủy sống).
Các tế bào thần kinh (neuron) là đơn vị cơ bản của hệ thống thần kinh.
Tế bào thần kinh thường xuyên tăng hoặc giảm số lượng tế bào kết nối với
các tế bào thần kinh khác. Quá trình này giúp mọi người học hỏi, thích
nghi và hình thành ký ức. Tuy nhiên, bộ não và tủy sống hiếm khi sản
xuất các tế bào thần kinh mới.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn não bộ và hệ thần kinh là gì?
Dưới
đây là những dấu hiệu và triệu chứng chung nhất của rối loạn não bộ và
hệ thần kinh. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có thể gặp các triệu chứng khác
nhau, bao gồm:
Đau đầu dai dẳng hoặc đột ngột;
Các cơn đau đầu thường xuyên thay đổi hoặc đau ở nhiều mức khác nhau;
Các
triệu chứng của rối loạn não bộ và hệ thần kinh có thể giống với các
tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe khác. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để
có được chẩn đoán chính xác nhất.
Khi nào bạn phải gặp bác sĩ?
Việc
chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này trở nên tồi
tệ hơn và hạn chế việc đi cấp cứu, vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ
càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.
Nếu
bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu
hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người
là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án
thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây bệnh bệnh rối loạn não bộ và hệ thần kinh?
Các
dấu hiệu và triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào nguyên nhân
của rối loạn. Một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bệnh tật và chấn
thương có thể gây ra vấn đề về hệ thần kinh bao gồm:
Vấn đề về cung cấp máu (rối loạn mạch máu);
Chấn thương, đặc biệt là chấn thương ở đầu và tủy sống;
Bẩm sinh;
Vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần;
Tiếp xúc với các chất độc như carbon monoxide, asen hoặc chì;
Những ai thường mắc phải bệnh rối loạn não bộ và hệ thần kinh?
Các rối loạn não bộ và hệ thần kinh ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là ở nam giới.
Tuy
nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố
nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn não bộ và hệ thần kinh?
Một số yếu tố phổ biến có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này, bao gồm:
Tai nạn và ngã khiến dây thần kinh bị hư hại;
HIV/AIDS;
Nghiện rượu.
Đặc biệt, tình trạng thiếu hụt thiamin (B1) rất phổ biến ở những người
sử dụng rượu vì rượu góp phần làm bạn ăn uống thiếu chất dinh dưỡng và
vitamin khác;
Kháng sinh. Một số thuốc kháng sinh có tác dụng phụ gây ra bệnh thần kinh.
Điều trị hiệu quả
Những
thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên
viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn não bộ và hệ thần kinh?
Khi
một người trải qua các triệu chứng bị nghi ngờ là rối loạn thần kinh,
bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi cụ thể về các triệu chứng và các yếu tố khác
có liên quan (bệnh sử), kiểm tra về thể chất để đánh giá tất cả các hệ
thống của cơ thể nhưng họ tập trung vào hệ thống thần kinh (gọi là khám
thần kinh). Việc kiểm tra thần kinh được thực hiện như sau:
Xác định vị trí của tình trạng bất thường gây ra các triệu chứng;
Xác định các xét nghiệm cần thiết và thực hiện nếu cần thiết;
Các xét nghiệm chẩn đoán có thể cần thiết để xác định chẩn đoán chính xác hoặc loại trừ các rối loạn khác.
Một số xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm:
Chụp cắt lớp vi tính (CT);
Chụp cộng hưởng từ (MRI);
Chụp mạch;
Chụp cắt lớp xạ positron (PET);
Siêu âm Doppler.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn não bộ và hệ thần kinh?
Bác
sĩ có thể phải dành rất nhiều thời gian làm việc với bệnh nhân trước
khi đưa ra chẩn đoán có thể xảy ra trong những điều kiện cụ thể. Trong
nhiều trường hợp, điều này liên quan đến việc thực hiện nhiều xét nghiệm
để loại trừ các tình trạng khác. Một số tùy chọn khuyến cáo có thể bao
gồm:
Thần kinh học
Các
nhánh của y học có vai trò quản lý các rối loạn hệ thần kinh được gọi
là thần kinh học. Các chuyên gia điều trị cho các rối loạn về hệ thần
kinh được gọi là nhà thần kinh học.
Phẫu thuật thần kinh
Các
nhánh của y học có vai trò can thiệp phẫu thuật cho bệnh rối loạn hệ
thần kinh được gọi là phẫu thuật thần kinh. Các bác sĩ phẫu thuật hoạt
động như một nhóm điều trị cho các rối loạn về hệ thần kinh được gọi là
bác sĩ phẫu thuật thần kinh.
Phục hồi chức năng cho các rối loạn thần kinh
Các
nhánh của y học cung cấp các dịch vụ chăm sóc phục hồi chức năng cho
bệnh nhân rối loạn hệ thần kinh được gọi là y học thể chất và phục hồi
chức năng. Các chuyên gia điều trị bệnh nhân trong quá trình phục hồi
chức năng được gọi là bác sĩ chuyên về y học thể chất và phục hồi chức
năng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn não bộ và hệ thần kinh?
Bạn nên làm theo các hướng dẫn phòng ngừa dưới đây để giữ cho cơ thể và hệ thần kinh khỏe mạnh:
Luyện tập thể dục đều đặn;
Không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác;
Nghỉ ngơi nhiều;
Điều trị các tình trạng sức khỏe có thể gây giảm chức năng của hệ thần kinh, chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao;
Chế độ ăn uống cân bằng;
Uống nhiều nước cũng như các nước khác để giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và gây ra các vấn đề về rối loạn hệ thần kinh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Loài người về mặt bản chất là một giống loài hung dữ, tương tự như
hắc tinh tinh (Chimpanzees). Không phải tự dưng mà chúng ta có cùng một
tổ tiên. Vào những năm 1960 và 1970, có một niềm tin rất phổ biến trong
xã hội: Nếu cho con người một môi trường tốt để sống, thì sự hung hăng
và tội ác sẽ biến mất trong vòng một đêm. Những người nào có quan điểm
khác đi sẽ bị chửi rủa một cách công khai. Và bây giờ khi chúng ta có cơ
hội để xem xét nền tảng, lý lịch sinh học liên quan tới hành vi của con
người; chúng ta sẽ có thể trả lời cho câu hỏi tại sao có người lại hung
hăng hơn người kia và tại sao có một số người lại có khả năng phạm tội
cao hơn những người còn lại.
Các bé trai thường sẽ hung hăng hơn các bé gái. Đó là điều được
xác định từ trước khi chúng ta sinh ra. Hàm lượng testosterone cao được
sản sinh ra ở các bào thai nam trong quá trình mang thai của người mẹ
làm cho họ hung hăng hơn cho tới hết cuộc đời. Tương tự, những bé gái mà
có rối loạn bất thường ở tuyến thượng thận, mà từ đó gây ra việc sản
sinh nhiều testosterone trước khi ra đời cũng trở nên hung hăng hơn sau
này. Những loại thuốc kiểu nội tiết được uống khi mang thai cũng làm
tăng mức độ hung hăng của cả bé trai và bé gái. Một số trẻ em có tính
hung hăng rõ rệt hơn so với những em khác sẽ có khả năng phạm tội cao
hơn: 72% tội phạm vị thành niên hoặc trẻ tuổi ở các nhà tù Hà Lan bị kết
án vì tội gây hấn. Một số các rối loạn về tâm thần (psychiatric
disorders) được tình cờ phát hiện là có sự xuất hiện nhiều một cách đáng
ngạc nhiên trong nhóm tội phạm này – cụ thể là lên tới 90% trong số các
nam thanh niên phạm tội. Bên cạnh hành vi phản xã hội (antisocial
behavior), còn có sự liên kết chặt chẽ giữa những hành vi phạm tội và
việc lạm dụng các chất gây nghiện/chất kích thích, loạn thần
(psychoses), và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Yếu tố di truyền
cũng gây ảnh hưởng, ví dụ như ở những trường hợp anh/chị em sinh đôi.
Các biến thể nhỏ trong ADN (mang tính đa hình) từ gen của các proteins
mà phá vỡ các dẫn truyền hóa học (chemical messengers) trong não có thể
gây ra sự hung hăng, chứng nghiện rượu hoặc hành vi tự sát một cách dã
man. Sự giảm thiểu một cách bất thường của các chất dẫn truyền thần kinh
(ví dụ: serotonin) có mối liên hệ tới tính hung hăng, bốc đồng và hành
vi phản xã hội (Lưu ý: một số trường hợp mất cân bằng serotonin khác lại
không gây ra các hành vi này nhưng lại gây ra trầm cảm hay rối loạn
hoảng sợ, vì vậy không phải cá thể nào mất cân bằng serotonin cũng gây ra các hành vi bạo lực).
Một số đàn ông Trung Quốc đã được phát hiện có một số biến thế nhỏ
trong gen dính mà lứu tới việc xử lý serotonin có liên quan tới các tội
ác bạo lực nghiêm trọng, rối loạn nhân cách phản xã hội, và chứng nghiện
rượu cùng các chất gây nghiện khác. Một vài biến thể khác trong cùng
một protein làm khả năng bị rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline
Personality Disorders) mà cũng có thể được “đánh dấu” bởi các hành vi
gây hấn và bốc đồng.
Violent Lips by Ulta.com
Môi trường xung quanh bào thai cũng gây ảnh hưởng tới các xu hướng
sau này về sự hung hăng. Các thử nghiệm thiết lập phù hợp với các dịch
vụ y tế cho rằng những người đàn ông mà đã từng bị suy dinh dưỡng nghiêm
trọng khi còn trong bụng mẹ vào thời điểm bệnh dịch ở Hà Lan vào mùa
đông 1944-1945 thì có khả năng bị rối loạn nhân cách phản xã hội cao gấp
2.5 lần người bình thường. Vấn đề suy dinh dưỡng trong bụng mẹ vẫn xảy
ra cho tới tận bây giờ – ở xã hội hiện đại của chúng ta, khi nhau thai
bị trục trặc hoặc hoạt động không bình thường. Sự kết hợp giữa các yếu
tố về gen và việc hút thuốc khi đang mang thai của người mẹ có thể làm
tăng nguy cơ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ gấp 9 lần. Và
rối loạn tăng động giảm chú ý thì lại có mối liên hệ với sự hung hăng
và hành vi phạm tội ở vị thành niên cao hơn.
Thế nhưng không chỉ có những yếu tố từ trước khi sinh ra mới quyết
định mức độ hung hăng của chúng ta (*). Đây (*) không phải là một ý
tưởng mới, hay đơn giản hơn – nó đã từng bị coi là điều cấm kỵ khi niềm
tin vào xã hội và chính quyền đang ở mức cao nhất. Charles Darwin
(1809-1882) đã đi đến kết luận tương tự trong cuốn hồi ký của ông ấy,
rằng ông ấy “có khuynh hướng đồng ý với Francis Dalton (anh em họ của
Darwin) rằng giáo dục và môi trường chỉ tác động rất nhỏ lên tâm trí của
bất cứ ai, và hầu hết những phẩm chất của chúng ta đều là bẩm sinh,
trời phú”. Điều đó gây ra sự ảnh hưởng tới các bậc cha mẹ và hàng loạt
các tổ chức xã hội về “góc nhìn đúng” tại thời điểm đó (thế kỷ 19-20). Dịch và chú thích: Khánh Linh Nguồn: We are our brains – From the womb to Alzheimer’s (Dick Swaab) Nhận xét: Sau khi dịch xong bài này, mình thấy
rằng có nhiều nguyên nhân gây ra các hành vi bạo lực ở vị thành niên,
một trong số đó là do di truyền và dinh dưỡng. Điều này có thể lý giải
(mặc dù sẽ dấy lên tranh cãi) rằng những nam nữ thanh niên ở các vùng
nghèo hơn sẽ có tỉ lệ phạm tội cao hơn so với những người ở thành thị.
Không phải do nghèo hay do giáo dục, mà do malnourishment (suy dinh
dưỡng), độc hại từ môi trường (các khu công nghiệp) và di truyền từ bố
hoặc mẹ nghiện rượu hoặc thuốc lá.
Kỳ trước: [Sự hung hăng] Kỳ 1: Hung hăng bẩm sinh
Chúng ta sinh ra với những khuynh hướng khác nhau đối với những hành
vi hung hăng phụ thuộc vào giới tính, nguồn gen của chúng ta hay lượng
dinh dưỡng chúng ta nhận được qua nhau thai, cũng như lượng tiêu thụ
nicotine, cồn, và các loại thuốc khác trong quá trình mang thai của
người mẹ. Khả năng xảy ra cho những hành vi phóng túng, chống xã hội
(antisocial), hung dữ hay côn đồ của chúng ta tăng lên trong quá
trình dậy thì bởi lượng hormone (nội tiết tố) Testosterone tăng. Và có
sự khác biệt đáng kể về giới đối với những hành vi trên. Đàn ông thường
có xu hướng giết người cao cấp 5 lần so với phụ nữ. Ngoài ra, những ca
giết người trong gia đình hoặc người quen trong nam giới chỉ chiếm 20%
tổng số ca, trong khi đó với phụ nữ lại là 60%. Độ tuổi mà đàn ông
thường gây ra các vụ giết người thường tuân theo các đường khuôn mẫu
(stereotypical curve). Vì như đã nói ở trên, lượng Testosterone tăng
trong giai đoạn dậy thì, do đó các vụ giết người cũng tăng lên như vậy.
Chúng đạt đỉnh điểm ở quanh độ tuổi từ 20-24 tuổi, và sau đó giảm mạnh ở
độ tuổi 50-54. Mẫu tuổi giống hệt nhau ở các vụ giết người đều được tìm
ra ở nhiều khu vực trên thế giới, từ Mỹ cho đến Anh Quốc, xứ Wales cho
tới Canada. Sự suy giảm các hành vi tội phạm trong số những người ở độ
tuổi ngoài 20 gần 30 không phản ánh sự suy giảm của Testosterone nhưng
lại được quy cho sự phát triển muộn của vỏ não trước trán, giúp hạn chế
sự bốc đồng và thúc đẩy các hành vi có đạo đức. Sẽ là logic nếu như chỉ
áp dụng khung luật hình sự của người lớn đối với những ai có cấu trúc
não bộ trưởng thành, ví dụ trong khoảng tuổi từ 23 đến 25 tuổi. Tuy
nhiên, các chính trị gia không xem xét và cũng không quan tâm đến mô
hình phát triển này; thay vào đó là họ tạo ra các phiếu bầu từ các cử
tri sợ hãi bằng cách làm điều ngược lại – hạ thấp độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự. Chức năng của phần vỏ não trước trán bị ức chế bởi cồn –
thứ có thể dẫn tới các hành vi bạo lực đột ngột, thiếu suy nghĩ chỉ sau
một đêm đi chơi hoặc uống rượu. Các tổn thương gây ra cho vùng não trước
trán trong những năm đầu tiên của cuộc đời có thể làm gián đoạn các
hành vi xã hội và đạo đức sau này của một người.
Testosterone kích thích sự hung hăng. Một số người đàn ông có lượng
testosterone cao hơn những người khác và do đó, khả năng trở nên hung dữ
là cao hơn. Những người bị đi tù bởi tội hiếp dâm và những hành vi phạm
tội mang tính bạo lực khác được tìm thấy có lượng testosterone cao hơn
những người phạm các tội khác (các tội phi-bạo lực), và mức testosterone
này cũng cao hơn ở những tù nhân, trong các doanh trại quân đội mà
có xu hướng của hành vi phản xã hội so với những người khác. Mối liên hệ
tương tự giữa việc có hàm lượng testosterone cao và và sự hung hăng
cũng được tìm thấy ở các tù nhân nữ. Sự hung hăng được thể hiện ở các
vận động viên khúc côn cầu khi đang trong trận đấu có thể dễ dàng ước
lượng được bằng số lần họ va chạm bằng gậy đánh khúc côn cầu với đối
thủ. Một mối liên hệ khác cũng được tìm thấy giữa sự hung hăng với lượng
testosterone trong máu, do vậy đã dấy lên mối lo ngại về việc sử dụng
một lượng lớn các chất Steroids trong giới thể thao (Steroid là một
loại hợp chất hữu cơ có chứa một sự sắp xếp đặc trưng của bốn vòng
cycloalkane được nối với nhau. Ví dụ về các steroid bao gồm các chất béo
ăn cholesterol, hormon sinh dục estradiol và testosterone, và thuốc
chống viêm dexamethasone – Wikipedia) được đồng hóa vào cơ thể để tăng lượng cơ – vì chất này cũng làm tăng hành vi hung hăng.
car-crime by pacepulse.blogspot.com
Các yếu tố môi trường cũng đóng vai trò tương tự. Những bộ phim bạo
lực và các trò chơi điện tử cũng có cho thấy gia tăng hành vi hung hăng.
Thú vị hơn nữa, hiệu ứng tương tự cũng được tạo ra khi đọc các đoạn
Thánh Kinh có nội dung liên quan tới sự trừng phạt bằng cách giết chóc
(nhưng chỉ đúng với những người theo tôn giáo đó). Hơn nữa, các hiệu ứng
thực thể ví dụ như nhiệt độ hoặc ánh sáng cũng ảnh hưởng rất lớn tới
các hành động của chúng ta. Tất cả chúng ta đều biết rằng những ngày hè
nóng kéo dài có thể châm ngòi cho những hành vi bạo lực. Điều này xuất
hiện trong nghiên cứu của Gabriel Schreiber về 2131 vụ xung đột trong
suốt 3500 năm trước đây, mà ông ấy đã tìm thấy như là một khuôn mẫu
(pattern) xảy ra đều đặn hàng năm. Trong hàng thế kỷ, những quyết định
khơi mào chiến tranh thường được tạo ra vào mùa hè ở cả bán cầu bắc và
nam, ngược lại ở các vùng xích đạo thì yếu tố về mùa lại không đóng vai
trò nhiều lắm.
via kidsintrouble.weebly.com
Những yếu tố khác ví dụ như thiếu hụt về mặt giáo dục và nền tảng kém
cũng hiển nhiên đóng góp cho hành vi hung hăng và côn đồ. Thật ra thì
chúng là những nhân tố duy nhất được nghiên cứu ở những thế hệ trước.
Khi nhà tội phạm học người Ý Cesare Lombroso (1835 – 1909) bị tố cáo về
việc dành quá ít sự chú tâm vào vào những nguyên nhân xã hội của tội ác,
ông ấy đã trả lời rằng điều này đã được hoàn thành bởi vô số các học
giả, và không quên thêm một câu “thật là vô nghĩa khi phải chứng minh
rằng mặt trời tỏa sáng”. Cho tới gần đây, Bộ An ninh và Tư pháp Hà Lan
mới thể hiện sự quan tâm tới các nhân tố ngoài xã hội khác làm gia tăng
hành vi hung hăng và khả năng phạm tội. Dịch và chú thích: Khánh Linh
Hệ thống tư pháp hình sự của chúng ta liệu có hay vi phạm nguyên tắc: luật hình sự không áp dụng cho những người có bệnh về não hay không?
Quy định về trách nhiệm hình sự này ra đời lần đầu tiên năm 1843, từ
sau vụ án Daniel M’Naghten giết chết thư ký của Thủ tướng Anh – cho dù
đã để lại cú sốc lớn đối với nước Anh thời Victoria – Daniel M’Naghten
đã không bị bỏ tù, mà được đưa vào một bệnh viên tâm thần. Theo “quy tắc M’Naghten” nêu trên, những phạm nhân có rối loạn tâm thần cần được phán xử là “có tội nhưng loạn thần”
và được cách ly trong một cơ sở bệnh viện được bảo vệ, mà không phải là
nhà tù. Tuy nhiên, mặc dù chúng ta thừa nhận trách nhiệm hình sự nêu
trên, nhưng trong nhà tù ngày nay, vẫn có rất nhiều người mắc bệnh tâm
thần hoặc các bệnh về thần kinh. Theo bác sĩ Theo Doreleijers, bác sĩ
tâm thần người Hà Lan làm việc cho tòa án, trong số những người trẻ tuổi
bị bỏ tù thì 90% có rối loạn tâm thần, và 30% trong số bị bắt giữ theo
lệnh nhập viện bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Trong các trường hợp rối loạn não liên quan đến hành vi hung hăng,
người ta tìm thấy hai khu vực của não bộ có liên quan đặc biệt, một trong số đó là vùng não trước trán
(the prefrontal cortex – PFC – hình trên), ngăn chặn, ức chế hành vi
hung hăng và có ý nghĩa quyết định đối với các phán xét mang tính chất
đạo đức. Trẻ em có vùng não trước trán bị tổn thương thường gặp khó khăn
trong tiếp nhận các quy tắc đạo đức và chuẩn mực xã hội. Các cựu chiến
binh Việt Nam với các tổn thương vùng não trước trán trở nên hung hăng
và bạo lực. Nghiên cứu nhiều kẻ giết người bột phát cũng tìm thấy sự suy
giảm hoạt động ở vùng não trước trán của họ. Rối loạn não ảnh hưởng lên
vùng não trước trán này có nhiều liên quan với hành vi hung hăng. Một
nhà phẫu thuật khắc tên của mình trên bụng của bệnh nhân khi kết thúc ca
mổ, bị phát hiện mắc bệnh Pick, một dạng bệnh mất trí nhớ bắt đầu trong
vùng não trước trán . Bệnh nhân tâm thần phân liệt, đồng thời có giảm
hoạt động trong vùng não trước trán, thì có thể dẫn đến hành vi hung
hăng. John Hinckley Jr. trở nên nổi tiếng sau khi cố gắng thực hiện âm
mưu ám sát Tổng thống Reagan. (Viên đạn từ khẩu súng lục của anh ta đã
bắn vào nách trái, xuyên qua phổi trái, dừng lại một inch cách tim của
Tổng thống). Kết quả chụp cắt lớp não của Hinckley, mà cả thế giới đều
biết, cho thấy sự co ngót của bộ não, dấu hiệu điển hình của tâm thần
phân liệt. Tuy nhiên, anh ta vẫn còn ở trong tù cho đến nay. Năm 2003,
Mijailo Mijailovic, một bệnh nhân tâm thần phân liệt, sau khi ngừng uống
thuốc đã sát hại Bộ trưởng ngoại giao Thụy Điển, Anna Lindh. Mijailo
Mijailovic tin rằng Chúa Giêsu đã chọn anh ta cho mục đích này và nghe
tiếng nói bảo anh ta phạm tội giết người. Ngược lại, hành vi hung hăng
cũng có thể là triệu chứng đầu tiên của tâm thần phân liệt.
Prison brake by Polis Poliviou
Khu vực thứ hai là hạch hạnh nhân (Hình dưới), với
cấu trúc kích thước một hạt hạnh nhân, nằm sâu bên trong thùy thái
dương. Khi bạn cầm lên khối sệt của bộ não (ví dụ, trong một cuộc khám
nghiệm tử thi), bạn có thể cảm thấy, trong vòng cực của thùy thái dương,
một viên nhỏ rắn của hạch hạnh nhân. Sự kích thích của hạch hạnh nhân
gây ức chế hoặc gây ra hành vi hung hăng, tùy vị trí và cách thức thực
hiện. Tác dụng ức chế của nó đã được chứng minh một cách thuyết phục bởi
nhà tâm lý học Tây Ban Nha José Manuel Rodriguez Delgado, người đã làm
thí nghiệm ngăn được một con bò đực đang sung sức bằng cách kích thích
điện từ xa tới hạch hạnh nhân của nó. Nếu bạn phá hỏng cấu trúc hạch
hạnh nhân trên cả hai mặt, thì bạn có thể khiến một con chuột cống trở
nên hiền lành. Một số bệnh nhân tâm thần có nguyên nhân từ trục trặc của
hạch hạnh nhân. Điều này ngăn cản họ nhìn nhận biểu cảm trên khuôn mặt
các nạn nhân đang đau khổ và vì thế không cảm thấy sự đồng cảm với các
nạn nhân. Năm 1966, Charles Whitman đã giết vợ và mẹ của mình, sau đó,
anh ta còn bắn mười bốn người chết và gây thương tích cho ba mươi mốt
người khác tại Đại học Texas ở Austin. Các bác sĩ đã tìm thấy một khối u
ở thùy thái dương, khối u này đã gây áp lực lên hạch hạnh nhân của
Charles Whitman. Những câu chuyện nêu trên khiến chúng ta phải tự hỏi,
rằng liệu có bao nhiêu người, mang theo trong mình rối loạn não bộ, có
thể xả súng ở trường học hay bất cứ nơi khác. Ulrike Meinhof bắt đầu sự
nghiệp của mình là một nhà báo phản biện, sau này trở thành một trong
những kẻ sáng lập của Rote Armée Fraktion ở Đức, đây là nhóm khủng bố đã
giết chết ba mươi bốn người. Meinhof đã tự tử trong xà lim năm 1976.
Trước đó, các bác sĩ đã phát hiện ra bà ta mắc phải chứng phình động
mạch, có một chỗ phình thành mạch máu ở đáy não đã gây áp lực vào hạch
hạnh nhân. Điều này gây ra tổn thương lâu dài. Và khi bà ta được phẫu
thuật chữa bệnh phình mạch máu, thì cuộc giải phẫu thần kinh lại làm
thương tổn tới vùng não trước trán, vì vậy có tới hai nguyên nhân được
cho là dẫn tới hành vi hung hăng và phạm pháp của bà ta.
Còn có những rối loạn não bộ khác mà đôi khi được xem là nguyên nhân
gây nên sự hung hăng, đó là các rối loạn tâm trạng, rối loạn nhân cách
ranh giới, những khó khăn trong học tập, xuất huyết não, MS, bệnh
Parkinson và bệnh Huntington. Ngay cả bệnh nhân sa sút trí tuệ cũng có
thể trở nên hung hăng. Năm 2003, một phụ nữ Hà Lan tám mươi mốt tuổi
đang ở một nhà dưỡng lão, vì bệnh mất trí nhớ, sa sút trí tuệ tuổi già
của mình, đã sát hại bạn cùng phòng, tám mươi tuổi. Bà ta đã được tìm
thấy trong tâm trạng bối rối trong nhà vệ sinh và khi y tá đưa bà trở
lại giường mới phát hiện ra nạn nhân đã bị bà ta giết. Cũng may là bà ta
không bị khởi tố. Ở các nước “văn minh” như Hoa Kỳ và Nhật Bản, các
bệnh nhân tâm thần phân liệt gây ra những vụ giết người vẫn có thể bị
tuyên án tử hình. Rất hy vọng việc này sẽ không bị xảy ra ở Hà Lan.
Nhưng khó có thể biết, liệu hệ thống tư pháp hình sự của chúng ta có
thường xuyên vi phạm “quy tắc M’Naghten”? Dịch và chú thích: Nguyễn Thị Phương Hoa Nguồn: We are our brains – From the womb to Alzheimer’s (Dick Swaab)
Ký sinh trùng này có thể khiến thần kinh con người bị rối loạn hoàn toàn
Bích Trâm |
4
Hình minh họa.
Ước tính có ít nhất 2 tỉ người trên thế giới bị nhiễm ký sinh trùng
Toxoplasma gondii. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới cho thấy chúng nguy
hiểm hơn chúng ta tưởng khi khiến thần kinh con người bị rối loạn hoàn
toàn.
Những nghiên cứu trước đây đã cho
thấy, việc xâm nhập vào cơ thể vật chủ của loại động vật nguyên sinh này
sẽ gây ra nhiều mối nguy hại. Nguy hiểm nhất là nó sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển của bào thai trong tử cung.
Không những thế, ký sinh trùng
còn có thể làm thay đổi và khuếch đại một số chứng rối loạn thần kinh,
như bệnh động kinh, Alzheimer, Parkinson, thậm chí có thể gây ung thư
thần kinh.
Nhà thần kinh học Dennis Steindler thuộc Trường Đại học Tufts, cho biết: "Nghiên
cứu này dẫn đến một số thay đổi quan trọng. Nó buộc chúng ta phải xếp
các bệnh truyền nhiễm vào nhóm với các bệnh thoái hóa thần kinh, động
kinh và ung thư thần kinh."
Phát
hiện của nhóm nghiên cứu là một phần trong những nghiên cứu mới đây về
ký sinh trùng T. gondii. T. gondii lây lan sang người khi con người tiếp
xúc với phân mèo hoặc ăn thịt chưa được nấu chín.
Sau
khi "đổ bộ" vào cơ thể vật chủ, ký sinh trùng sẽ tạo ra các protein đề
điều khiển và làm thay đổi các chất hóa học trong não đối tượng bị nhiễm
bệnh.
Thông thường, những người lớn khỏe mạnh sẽ không gặp nguy hiểm bởi loài ký sinh trùng này - ngoại trừ phụ nữ mang thai.
Vì
vậy, các thai phụ được khuyến cáo nên tránh xa chất thải của mèo. Các
nghiên cứu trước đây cũng cho biết, loài sinh vật nguy hiểm này gắn liền
với chứng rối loạn và thay đổi hành vi. Có nhiều bằng chứng cho thấy
rằng chúng còn có khả năng thay đổi cả chức năng miễn dịch của con
người.
Ký sinh trùng T. gondii lây lan qua phân mèo. (Ảnh: Alain Pham)
Nhưng
một số nhà nghiên cứu khác lại nghi ngờ về những tuyên bố tiêu cực xung
quanh loài ký sinh trùng này. Họ cho rằng T. gondii không hề tạo ra
những mối tương quan với hệ thần kinh như những báo cáo trước đã đề cập.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới này, một nhóm gồm hơn 30 nhà khoa học thuộc 16 viên nghiên cứu đã chứng minh điều ngược lại.
Họ
cho biết lượng protein do T. gondii tiết ra có thể ảnh hưởng tới các
chất hóa học thần kinh và kích hoạt những thay đổi trong não của cơ thể
vật chủ, dẫn đến các bệnh thoái hoá thần kinh.
Một trong số các nhà nghiên cứu – ông Rima McLeod thuộc Trường Đại học Chicago, nói:
"Chúng
tôi cho rằng cơ chế hoạt động của ký sinh trùng liên quan đến nhiều yếu
tố. Điểm cốt lõi ở đây là các gen mẫn cảm của ký sinh trùng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến bộ não của vật chủ. Chúng làm suy yếu khả năng ngăn
ngừa những bệnh nhiễm trùng của cơ thể."
Để
chứng minh điều này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ nghiên
cứu về bệnh toxoplasma từ năm 1981. Nghiên cứu đã theo dõi 246 trẻ sơ
sinh mắc bệnh toxoplasmosis bẩm sinh do ký sinh trùng T. gondii gây ra.
Kết
quả cho thấy các mảnh microRNA và protein tìm thấy ở trẻ bị bệnh
toxoplasmosis nặng tương thích với "dấu ấn sinh học" được tìm thấy ở
những bệnh nhân mắc chứng thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer và
Parkinson.
Các nhà nghiên cứu cũng
phát hiện ra rằng ký sinh trùng còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh động
kinh do chúng làm thay đổi kênh giao tiếp giữa các tế bào não, hay còn
gọi là chất dẫn truyền thần kinh GABAc. Họ cũng thấy mối liên hệ giữa T.
gondii và gần 1.200 gen gây ung thư ở người.
Những
nhà nghiên cứu không khẳng định chắc chắn loài ký sinh trùng này đứng
đằng sau tất cả những căn bệnh suy nhược thần kinh, nhưng có thể sự can
thiệp của protein từ T. gondii trong môi trường não có thể gây ảnh hưởng
đến con người.
Hoặc sự nhạy cảm với các gen của T. gondii ở một số người có thể gây ra căn bệnh này.
Một số ký sinh trùng làm thần kinh suy thoái. (Ảnh: Internet)
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Chúng
tôi giả thuyết rằng bệnh xảy ra khi có sự hiện diện của các gen nhạy
cảm, kiểu di truyền của ký sinh trùng và các yếu tố bẩm sinh cũng như
các kiểu môi trường khác như nhiễm trùng, vi sinh vật, hoặc căng thẳng
ảnh hưởng đến phản ứng của hệ miễn dịch."
Đây
là một phát hiện đáng lo ngại, vì ước tính T. gondii có thể lây nhiễm
đến một nửa dân số trên toàn cầu. Tuy nhiên chúng ta không cần lo lắng
quá nhiều cho đến khi có những kết quả nghiên cứu chắc chắn hơn từ các
nhà khoa học.
Trong tương lai, các
nhà nghiên cứu sẽ tập trung để kiểm tra những tác động tiềm ẩn của ký
sinh trùng đối với hệ thần kinh của chúng ta. Có thể những phát hiện mới
sẽ đem lại những phương pháp chữa trị hiệu quả cho căn bệnh này.
Nhà nghiên cứu Steinler khuyến cáo: "Chúng
ta phải nhanh chóng chuyển các kết quả nghiên cứu thành phương pháp
điều trị dự phòng bao gồm mọi thứ từ thuốc men đến chế độ ăn uống, lối
sống, để làm chậm sự khởi phát và tiến triển của bệnh".
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Báo cáo khoa học.
Nguồn: Sciencealert
Phát hiện nơi cất giữ ký ức sợ hãi trong bộ não
23/01/2015 02:00 GMT+7
Hàng triệu người trưởng thành đang mắc phải các rối loạn lo âu, trong đó
những lo lắng dai dẳng ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của họ. Các nhà khoa
học hiện đã nhận diện được vùng não kiểm soát sự sợ hãi, mang tới hy vọng về sự
ra đời của một phương pháp chữa trị hữu hiệu những rối loạn trên.
Các tế bào thuộc vùng PVT vươn sâu vào vùng hạch hạnh nhân của bộ não
(khu vực được đánh dấu màu đỏ), có ảnh hưởng then chốt đến việc nhận
biết và ghi nhớ sự sợ hãi của chủ thể. Ảnh: Corbis
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát
hiện một "mạch" kiểm soát các hành vi và ký ức
đáng sợ trong bộ não chuột, hé lộ cách các rối loạn lo âu có thể phát
triển như
thế nào. Đó là một nhóm các tế bào thần kinh tạo thành vùng hạt nhân
paraventricular của đồi não, đặc biệt nhạy cảm trước các stress, đóng
vai trò như một cảm biến đối với cả căng thẳng thể chất và tâm lý.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm để xem liệu vùng PVT có ảnh hưởng tới
việc nhận biết và ghi nhớ nỗi sợ hãi ở chuột hay không. Họ khám phá ra rằng,
vùng PVT đặc biệt được kích hoạt khi các con vật thí nghiệm trải nghiệm sự sợ
hãi hoặc nhớ lại các ký ức đáng sợ.
Theo các chuyên gia, các tế bào thần kinh từ vùng PVT vươn sâu vào bên trong
vùng hạch hạnh nhân trung tâm của bộ não. Phá vỡ kết nối này sẽ giảm thiểu đáng
kể sự nhận biết sợ hãi.
Nhóm nghiên cứu tin rằng, do sự kết nối giữa vùng PVT và vùng hạch hạnh nhân
trung tâm là thành tố then chốt của việc nhận biết sự sợ hãi, nên chúng ta có
thể dùng thuốc tấn công nó nhằm chữa trị các bệnh rối loạn lo âu.
Căn cứ vào khám phá trên, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu về các bệnh
nhân mắc chứng rối loạn stress sau chấn thương (PTSD) để nhận diện những hóa
chất truyền tin, có thể nối kết PVT và vùng hạch hạnh nhân trung tâm. Họ tập
trung vào một phân tử có tên gọi BNDF, vốn có liên quan đến các rối loạn lo âu
và đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt sự sản sinh các tế bào thần
kinh mới cũng như những kết nối mới giữa các tế bào này.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, bệnh nhân rối loạn lo âu có các đột
biến ở BDNF, ám chỉ phân tử này có thể tác động đến việc nhận biết và ghi nhớ sự
sợ hãi. Thông qua các thí nghiệm trên chuột, các chuyên gia Mỹ xác nhận, sự tồn
tại của BDNF ở vùng hạch hạnh nhân trung tâm đã kích hoạt các tế bào thần kinh
của vùng não này, khiến những con chuột từng "dũng cảm", phản ứng một cách sợ
sệt. Nó cũng dẫn tới sự hình thành các ký ức đáng sợ dài hạn.
Trong một nghiên cứu riêng rẽ, các nhà tâm lý học thuộc Đại học New York phát
hiện, hợp chất curcumin màu vàng tươi trong củ nghệ giúp ngăn chặn việc lưu trữ
các ký ức sợ hãi mới trong bộ não cũng như loại bỏ các ký ức đáng sợ đã có. Các
chuyên gia hy vọng, khám phá này sẽ dẫn tới sự ra đời một phương pháp chữa trị
mới dành cho những người bị rối loạn tâm thần. Tuấn Anh(theo Daily Mail)
10 RỐI LOẠN TÂM THẦN BÍ ẨN MÀ BỘ NÃO CỦA CHÚNG TA CÓ KHẢ NĂNG MẮC PHẢI (Phần 1)
1. Hội chứng Quasimodo
Hội chứng Quasimodo, hay còn gọi là Rối loạn mặc cảm ngoại hình (Body
dysmorphic disorder - BDD), là một hội chứng rối loạn tâm thần vô cùng
nguy hiểm được biết đến với những suy nghĩ ám ảnh về các khiếm khuyết
của cơ thể một cách thái quá, thậm chí chỉ là tưởng tượng.
Bệnh
nhân thường soi gương rất nhiều, và luôn cố gắng tìm một góc độ mà họ
cho là khiếm khuyết của mình sẽ không bị phát hiện. Họ từ chối mọi lời
mời chụp ảnh để tránh các khiếm khuyết đó bị bắt gặp trong bức ảnh. Họ
luôn chăm chút quá mức về mặt ngoại hình. Cuộc sống và tình yêu của họ
luôn có vấn đề do tình trạng rối loạn này. Lòng tự trọng của họ rất
thấp, thường xuyên cảm thấy lúng túng bên ngoài xã hội và luôn nghi ngờ
những người xung quanh đang cười nhạo vào các khiếm khuyết đó.
2. Hội chứng Erotomania (Xung động thỏa dục)
Những người mắc chứng rối loạn này luôn luôn chắc chắn rằng có ai đó -
thường là người nổi tiếng/có địa vị xã hội cao - đang bí mật điên cuồng
yêu họ.
Các bệnh nhân tin rằng những người hâm mộ bí ẩn này
thường thể hiện tình yêu với họ thông qua những dấu hiệu, tín hiệu đặc
biệt, thần giao cách cảm hay thậm chí là thông điệp đã được mã hóa trên
truyền hình.
Rối loạn này rất khó để chống lại kể cả khi người được
bệnh nhân cho là rơi vào lưới tình với họ đã trực tiếp nói “Không”, sự
từ chối này được bệnh nhân lý giải như một phần của chiến lược giấu diếm
bí mật mối quan hệ yêu đương của họ với xã hội.
3. Ảo tưởng Capgras (Ảo tưởng nhân đôi)
Hội chứng này làm cho bệnh nhân tin rằng một người thân thiết với họ
hay chính bản thân họ đã bị thay thế bởi một “kẻ sinh đôi lạ mặt”
(doppelganger*). Bệnh nhân khẳng định những hành động tồi tệ - do họ gây
ra - thực ra được thực hiện bởi “kẻ mạo danh”, những người trông giống
hệt họ. Rối loạn này thường đi kèm theo cả bệnh tâm thần phân liệt.
Hội chứng này được đặt tên theo vị bác sĩ tâm lý người Pháp - đã miêu tả nó vào năm 1923 - Jean Marie Joseph Capgras.
*Doppelganger để chỉ một người có ngoại hình trông rất giống bạn nhưng
lại hoàn toàn không có liên hệ máu mủ nào. Trong truyền thuyết,
doppelganger được dùng để chỉ một “người khác” sống tại thế giới song
song, là dấu hiệu không may mắn. Trong vài nền văn hóa khác, họ gọi
những người này là “ác quỷ sinh đôi”.
4. Ảo giác Fregoli
Hội chứng này hoàn toàn trái ngược với hội chứng Capgras ở trên, bệnh
nhân mắc hội chứng này lại tin rằng bên dưới khuôn mặt của những người
xa lạ là những người thân thiết với họ, những người này luôn luôn trang
điểm và thay đổi ngoại hình liên tục với mục đích - theo dõi người bệnh.
Hội chứng này lần đầu tiên được mô tả vào nằm 1927: Một cô gái trẻ đã
tin rằng cô ấy đang bị theo dõi bởi hai diễn viên làm việc tại nhà hát
mà cô ấy thường đến, hai diễn viên này luôn cải trang thành bộ dáng
người quen của cô ấy hay người cô ấy đã từng gặp.
Hội chứng này
được đặt tên theo diễn viên người Ý - Leopoldo Fregoli - nổi danh với
khả năng thay trang phục và hóa trang rất nhanh.
5. Hội chứng Adele (Ám ảnh tình yêu)
Hội chứng Adele là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng, bệnh nhân có nỗi
ám ảnh về tình yêu, khao khát tình yêu và sự lãng mạn về một mối tình
hoàn toàn không có sự hồi đáp.
Các triệu chứng của bệnh giống với
chứng trầm cảm sâu sắc nhưng có thể nguy hiểm hơn nhiều: ngược đãi, tự
lừa dối, hy vọng hão huyền, tự nguyện hy sinh, bỏ qua lời khuyên của
người thân và bạn bè, hành động liều lĩnh và mất đi sự quan tâm với
những chủ đề và hoạt động khác.
Hội chứng này mang tên Adele vì
một câu chuyện có thật đã xảy ra với con gái của Victor Hugo, Adele Hugo
- một người con gái trẻ đẹp, quyến rũ và tài giỏi. Cô say mê một thiếu
tá người Anh tên Albert Pinson và ngay lập tức quyết định rằng anh ta là
người đàn ông của cuộc đời cô. Chúng ta không thể nói chắc chắn liệu
Pinson là một tên lừa đảo vô tâm đã phản bội cảm xúc của Adele, hay anh
ta chỉ là một nạn nhân của các khuynh hướng khiêu dâm hay không. Nhưng
Pinson đã không hề có bất cứ một hồi đáp nào, bất cần cả vẻ đẹp của
Adele, hay danh tiếng của cha cô. Adele đuổi theo anh ta trên khắp thế
giới, nói dối tất cả mọi người rằng họ đã kết hôn, và cuối cùng trở nên
hoàn toàn điên loạn.
10 RỐI LOẠN TÂM THẦN BÍ ẨN MÀ BỘ NÃO CỦA CHÚNG TA CÓ KHẢ NĂNG MẮC PHẢI (Phần 2 - HẾT)
6. Cryptomnesia (Kí ức ẩn giấu)
Ký ức ẩn giấu (hidden memory), thuật ngữ chuyên môn trong tiếng Anh là
cryptomnesia (do bác sĩ tâm thần học Flournoy đưa ra vào năm 1901).
Cryptomnesia là một loại suy giảm trí nhớ, theo đó, một người không thể
nhớ được khi nào thì một sự kiện cụ thể diễn ra hoặc sự kiện đó là hiện
thực hay chỉ là giấc mơ. Đây là hiện tượng khi một ký ức đã bị lãng
quên xuất hiện trong tâm trí của một người mà người đó không thể nhận ra
nguồn gốc thông tin đó. Nói cách khác, nguồn gốc của thông tin hoàn
toàn bị lãng quên.
Hội chứng này còn đi kèm với hiện tượng
“Jamais vu” (trái ngược với “Deja vu”), khi mà bạn bỗng dưng cảm thấy
một địa điểm nổi tiếng hay một người nổi tiếng nào đó hoàn toàn xa lạ
hoặc không bình thường, như thể đây là lần đầu tiên bạn nhìn thấy.
7. Hội chứng Alice ở Xứ sở thần tiên
Hội chứng này làm thay đổi nhận thức của bệnh nhân về vật thể và không
gian xung quanh: Người bệnh cảm thấy chúng đang trở nên nhỏ hơn hoặc lớn
hơn; hoặc nhận ra chúng đang ở rất xa nhưng, theo một cách kì lạ nào
đó, lại rất gần. Trường hợp khó khăn nhất là khi người bệnh cảm thấy
chính cơ thể mình có chỗ nào đó không đúng: Họ không hiểu được hình dạng
và kích thước của nó. Trong trường hợp này, không hề có sự hỏng hóc nào
với đôi mắt hay các cơ quan cảm quan khác của bệnh nhân, nhưng thay đổi
này chỉ liên quan đến trạng thái tinh thần của họ.
8. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế phải đối mặt với những suy nghĩ
và lo lắng ám ảnh mà họ không thể kiểm soát được: Những hành động hay
“nghi lễ” đặc biệt mà họ buộc phải thực hiện. Đồng thời, người bệnh cũng
hoàn toàn hiểu được tính phi lý trong những hành động đó, nhưng những
sự không-hoàn-chỉnh sẽ dẫn đến sự lo lắng kinh khủng cho họ, và kết quả
là họ ép bản thân phải thường xuyên thực hiện các nghi lễ này.
9. Paraphrenia (Hoang tưởng kỳ quái)
Paraphrenia là sự kết hợp của sự Hoang tưởng và sự Khuếch đại. Ý tưởng
hoang đường của người bệnh thường xuyên đi kèm ảo giác và các “ký ức sai
lầm”. Người bệnh tự coi mình là người cai trị thế giới, là người bất
tử, là nguồn gốc thần thánh, và tuyên bố chính họ đã viết nên những cuốn
sách của các nhà văn vĩ đại (họ đã làm việc dưới bút danh là tên những
nhà văn đó). Những người được chẩn đoán mắc bệnh thường có thái độ ngạo
mạn và tỏ ra bí ẩn.
10. Rối loạn đa nhân cách (MPD)
Rối
loạn đa nhân cách, còn gọi là Rối loạn phân tách nhận dạng (Dissociative
identity disorder - DID) là một rối loạn thần kinh hiếm có - bệnh nhân
phân chia nhân cách của mình và cho rằng có rất nhiều người khác nhau
bên trong cơ thể mình. Những cá nhân này có thể có giới tính, độ tuổi,
quốc tịch, khí chất, khả năng tinh thần, thế giới quan, và thậm chí cả
các loại bệnh tật… khác nhau. Nguyên nhân của rối loạn này là chấn
thương tâm lý trầm trọng trong thời thơ ấu: Vì mục đích bảo vệ tâm lý,
đứa trẻ bắt đầu cho rằng những điều đang xảy ra với chúng thực ra là
đang xảy ra với người khác.
Câu chuyện đáng chú ý nhất về sự phân
chia nhân cách xảy ra ở Mỹ vào cuối những năm 1970. Khi kẻ cưỡng hiếp
Billy Milligan bị bắt, và họ phát hiện hóa ra có những 24 con người đang
sống trong đầu hắn.
Lev.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét