Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 85/6 (Máy bay)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lịch sử phát triển máy bay ném bom của Mỹ
Tiền thân của Boeing là hãng chế tạo máy bay thủy phi cơ B&W (do
Boeing William và Conrad Uestervelta đồng thành lập). Mẫu máy bay đầu
tiên của hãng này là chiếc thủy phi cơ Boeing Model 1 được chế tạo trước
khi cả B&W được thành lập vào tháng 6/1916. Tuy nhiên Hải quân Mỹ
lại không mấy quan tâm tới Boeing Model 1, may là nó lại dành được hợp
đồng xuất khẩu cho New Zealand. Đây cũng là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên
của Boeing.
Khoảng thời gian dài sau đó Boeing không mấy thành công với các dòng máy
bay tiếp theo của mình. Tuy nhiên Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã giúp
công ty này đứng dậy khỏi bờ vực phá sản. Thành công của “pháo đài bay”
Boeing B-17 Flying Fortress đã nhanh chóng giúp Boeing trở thành hãng
chế tạo máy bay hàng đầu của Mỹ, tính đến năm 1945 đã có khoảng 12.700
chiếc B-17 đã được Boeing chế tạo.
Tiếp nối thành công của B-17, Boeing tiếp tục phát triển mẫu máy bay ném bom
chiến lược tầm xa đầu tiên của Mỹ là B-29 Superfortress được sản xuất
trong giai đoạn từ năm 1943-1946. B-29 cũng là dòng máy bay ném bom được
Mỹ sử dụng để thả hai quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki đánh
dấu kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Sự lên ngôi của các dòng máy bay phản lực khiến Boeing cũng phải thay đổi thiết kế máy bay của mình. Sau B-29 là mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa
sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của Mỹ B-47 Stratojet. Nó được thiết
kế để mang theo vũ khí hạt nhân tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh
thổ Liên Xô trong suốt giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh.
Đến đầu những năm 1950, Boeing tiếp tục phát triển thế hệmáy bay ném bom chiến lược
tầm xa tiếp theo cho Không quân Mỹ và kết quả cuối cùng là sự ra đời
của “pháo đài bay” trên không B-52 Stratofortress với hơn 700 được sản
xuất trong giai đoạn từ 1952-1962. Cho đến ngày nay B-52 vẫn là mẫu máy
bay ném bom chiến lược tiêu chuẩn của Không quân Mỹ.
Sự thoái trào của Chiến tranh Lạnh cũng khiến Boeing thay đổi thị trường
quen thuộc của mình từ phát triển các dòng máy bay quân sự sang máy bay
chở khách thương mại. Và thành công nhất trong các dòng máy bay chở
khách của Boeing có thể kể tới Boeing 737 với hơn 9.000 chiếc được sản
xuất.
Không dừng ở lại đó Boeing tiếp tục cho ra đời dòng máy bay thương mại
tiếp theo của mình là Boeing 747 vào đầu những năm 1970, với khả năng
chở khách và hàng hóa nhiều hơn các dòng máy bay thương mại trước đó. Dù
vậy chỉ có khoảng 1.400 chiếc Boeing 747 được sản xuất tính cho đến năm
2008.
Các thế hệ máy bay thương mại tiếp theo của Boeing không ngừng được cải
tiến về độ tin cậy cũng như hiệu suất hoạt độn. Như chiếc Boeing 777 vào
năm 2005 nó từng thực hiện chuyến bay kéo dài 22 giờ 42 phút từ Hong
Kong đến phía Đông London với quảng đường hơn 21.600km. Hiện tại có
khoảng hơn 1.000 Boeing 777 đang hoạt động trên thế giới.
Thế hệ máy bay thương mại mới nhất của Boeing hiện nay là Boeing 787
Dreamliner được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2011 và là ứng cử viên
thay thế cho những chiếc Boeing 767 đã lỗi thời. Hiện chỉ có 11 chiếc
Boeing 787 hoạt động trên toàn thế giới.
Quay lại các dòng máy bay quân sự do Boeing chế tạo, công ty này không
mấy thành công với các mẫu máy bay chiến đấu nhưng lại thống trị phân
khúc máy bay vận tải quân sự của Mỹ. Như máy bay tiếp nhiên liệu trên
không KC -135 Stratotanker nó được chế tạo từ năm 1956 và hoạt động cho
tới tận ngày nay.
Một các tên khác cũng khá nổi tiếng của Boeing là máy bay chỉ huy và
cảnh báo sớm trên không Boeing E-3 Sentry hay còn được mệnh danh là
“Radar bay” và đóng vai trò quan trọng trong nền tảng của Không quân Mỹ
hiện nay.
Cái tên tiếp theo bảng danh sách chính là mẫu máy bay chống ngầm và tuần
tra trên biển P-8 Poseidon được Boeing phát triển để thay thế cho người
tiền nhiệm P-3 Orion. Trong ảnh là một chiếc P-8 của Hải quân Mỹ tham
gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay Boeing 777 mất tích của
hãng hàng không Malaysia Airlines vào tháng 4/2014.
Có lẽ cái tên CH-47 Chinook đã quá quen thuộc trong mọi cuộc chiến có sự
tham gia của Quân đội Mỹ và nó cũng là một trong những dòng trực thăng
thành công nhất của Boeing. CH-47 hoạt động từ năm 1962 cho tới nay và
chưa có dấu hiệu là nó sẽ chịu về hưu sớm.
Bên cạnh các dòng máy bay do mình tự chế tạo Boeing còn hợp tác với một
số hãng hàng không khác như Bell với dòng máy bay vận tải hạng nặng Bell
Boeing V-22 Osprey. Đây là một trong những thiết kế máy bay độc đáo
nhất trên thế giới khi nó có thể cất cánh như một chiếc trực thăng và
bay như một máy bay cánh bằng.
Cái tên cuối cùng trong bảng danh sách là mẫu phương tiện bay không
người lái dành cho chương trình phát triển không gian của Mỹ X-37 và nó
có thể được xem như là một tàu vũ trụ không người lái. X-37 được Boeing
phát triển theo đơn đặt hàng của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA nhằm
phục vụ cho các thử nghiệm không gian tuyệt mật của chính phủ Mỹ từ nă
2010.
Trong danh sách này có những chiếc oanh tạc cơ tối tân như B-2 Spirit của Mỹ hay Thiên nga Trắng Tupolev Tu-160 của Nga.
B-2
Spirit là oanh tạc cơ tàng hình chiến lược tầm xa của Mỹ có khả năng
vượt qua lưới phòng thủ dày đặc của đối phương để ném bom tiêu diệt mục
tiêu. Ảnh: Không quân Mỹ
Thiên
nga Trắng Tupolev Tu-160 là máy bay ném bom siêu thanh tầm xa của Nga
có khả năng mang theo cả vũ khí hạt nhân và nhiều loại tên lửa khác
nhau. Ảnh: Không quân Nga
B1-B
Lancer là máy bay ném bom tầm xa chiến lược của Mỹ có khả năng mang
theo nhiều loại bom truyền thống cùng tên lửa hạt nhân tầm ngắn. Ảnh:
Không quân Mỹ
Pháo đài bay B-52
là máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Mỹ và cũng là oanh tạc cơ có
thời gian sử dụng dài nhất trong lịch sử Không quân Mỹ. Ảnh: Không quân
Mỹ
Tupolev
Tu-22M là máy bay ném bom siêu thanh chiến lược tầm xa dùng cho cả
Không quân và Hải quân Nga được trang bị cả các loại bom truyền thống
cùng các loại tên lửa hạt nhân, tên lửa chống radar và tên lửa không đối
đất. Ảnh: Không quân Nga
Gấu
Nga Tupolev Tu-95 là máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Không quân
Nga và là oanh tạc cơ duy nhất trên thế giới hiện nay sử dụng động cơ
phản lực cánh quạt. Ảnh: Không quân Nga
Xian
H-6 là máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Không quân Trung Quốc được
phát triển từ chiếc Tupolev Tu-16 của Nga. Ảnh: Không quân Trung Quốc
Su-24M
là máy bay ném bom ngoài mặt trận hiện đại của Nga được sử dụng để tấn
công các mục tiêu trên bộ và trên biển sử dụng các loại bom và tên lửa
khác nhau. Ảnh: Không quân Nga
Sukhoi
Su-34 là loại chiến đấu cơ đa nhiệm của Nga được trang bị nhiều loại
bom khác nhau, trong đó có bom thông minh cùng các loại tên lửa không
đối không và không đối đất. Ảnh: Không quân Nga./.
Trần Khánh/VOV.VN
Siêu máy bay ném bom tàng hình của Quân đội Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược Nga khiến kẻ thù không thể ngồi yên
10:50' 01/09/2017 (GMT+7)
|
(VnMedia) -
Bộ Quốc phòng Nga vừa tiếp nhận thêm một chiếc máy bay ném bom mang tên
lửa chiến lược Tupolev Tu-160 sau khi được đại tu và nâng cấp. Đó là
thông tin vừa được văn phòng báo chí của Công ty Máy bay Tupolev thuộc
Tập đoàn Máy bay Thống nhất Nga đưa ra hôm 31/8.
“Công ty Tupolev đã bàn giao một chiếc
Tu-160 cho Bộ Quốc phòng Nga hôm 28/8. Máy bay ném bom mang tên lửa này
vừa trải qua đợt đại tu nâng cấp”, văn phòng trên cho hay.
Trước đó, Tư lệnh Lực lượng Phòng không
Vũ trụ Nga - ông Viktor Bondarev từng cho biết, phiên bản nâng cấp của
máy bay ném bom chiến lược Tupolev-160 của Nga có thể sẽ thực hiện
chuyến bay đầu tiên trong năm 2019.
“Tôi tin rằng trong năm 2019, chiến đấu
cơ nâng cấp này sẽ có chuyến bay đầu tiên”, ông cho biết khi được hỏi về
viễn cảnh nối lại sản xuất máy bay ném bom Tupolev-160.
Năm ngoái, quyết định về việc nối lại
sản xuất máy bay ném bom Tu-160 và hoãn phát triển máy bay ném bom thế
hệ mới đã được đưa ra. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, phiên bản Tu-160M2
nâng cấp của Tu-160 sẽ bắt đầu được chế tạo vào năm 2023.
Ảnh 1/12Xem slide
Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga dự kiến sẽ đặt mua ít nhất 50 máy bay ném bom này.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga - ông
Yuri Borisov từng cho biết, phiên bản nâng cấp mới nhất của máy bay ném
bom Tu-160 sẽ có những tính năng vượt trội hơn hẳn so với các máy bay
hiện đang trong biên chế. Ông thêm rằng, các nhà sản xuất đã bắt đầu
công tác chuẩn bị để việc chế tạo lô máy bay ném bom nâng cấp này được
thực hiện đúng theo dự kiến.
Trước đó, hồi giữa tháng 2 vừa qua, một
mẫu nâng cấp hiện đại của máy bay ném bom tầm xa chiến lược Tu-160 đã
được bàn giao cho Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga.
Thông báo không cho biết các tính năng
mới của Tu-160 sau khi nâng cấp, nhưng theo Thượng tướng Viktor
Bondarev, Tư lệnh Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, Tu-160 mới tiếp nhận
được cải thiện với nhiều tính năng hiện đại cho phép thực hiện các nhiệm
vụ trong nhiều điều kiện khắc nghiệt khác nhau.
Hiện nay, trong biên chế của Quân đội
Nga có 16 chiếc Tu-160, trong đó 12 chiếc trong tình trạng sẵn sàng
chiến đấu và 4 chiếc dành cho huấn luyện.
Nga đã bắt đầu quá trình nâng cấp hiện đại hóa cho Tu-160 từ đầu những năm 2000.
Dự kiến, trong năm 2016, Lực lượng Không
quân Vũ trụ Nga sẽ nhận hai máy bay ném bom chiến lược nâng cấp là
T-160M, Tu-95MS và dự kiến đến năm 2020, Nga sẽ tiến hành nâng cấp thêm
được 10 chiếc Tu-160.
Máy bay Tu-160 Blackjack (Tupolev
Tu-160) là một trong những phi cơ ném bom lớn nhất, nặng nhất thế giới
từng được nghiên cứu và chế tạo.
Máy bay Tu-160 được giới quân sự phương
Tây mệnh danh là "chiếc dùi cui". Đây là mẫu chiến đấu cơ siêu âm đa
năng , được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Tu-160 là máy bay lớn nhất và mạnh nhất
trong lịch sử máy bay quân sự siêu thanh và máy bay với biến cánh hình
học, cũng là chiến đấu cơ nặng nhất thế giới, với trọng lượng cất cánh
tối đa lớn nhất trong số các máy bay ném bom hiện có.
Tu-160 còn là máy bay ném bom có tốc độ cao nhất.
Bề ngoài, máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack có dáng gần giống với máy bay ném bom B-1B Lancer của Không quân Mỹ.
Tuy nhiên, khả năng bay của Tu-160
Blackjack khác với B-1B Lancer. Tu-160 có thể bay tác chiến, thâm nhập ở
tầm thấp và tầm cao với tốc độ 1,9 Mach (tương đương 2018 km/giờ).
Sức mạnh của Tu-160 được thể hiện trong 2
khoang chứa vũ khí khổng lồ có thể mang các loại tên lửa hành trình
chiến lược, tên lửa có hướng dẫn tầm ngắn, bom hạt nhân, bom thông
thường, địa lôi và thuỷ lôi, với tổng trọng lượng tối đa 40 tấn. Máy bay
ném bom hạng nặng này có khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa vì nó
có thể tiếp nhận dầu trên không bằng loại máy bay chuyên dụng do Nga
chế tạo IL-78 hay ZMS-2.
Được đưa vào biên chế năm 1987, Tu-160
là máy bay ném bom chiến lược cuối cùng do Liên Xô cũ thiết kế và chế
tạo. Máy bay ném bom này sau đó tiếp tục được Nga chế tạo và hiện còn ít
nhất 16 chiếc đang phục vụ trong biên chế của Không lực Nga.
Đan Khanh (tổng hợp)
Máy bay ném bom hạt nhân Mỹ bay 10 tiếng qua biển Đông
Kiệt Anh |
15
Ngày 8-6 vừa qua, hai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Mỹ
đã thực hiện một chuyến bay diễn tập kéo dài 10 tiếng ngang qua biển
Đông.
Theo trang tin The Aviationist, hai máy bay ném bom
chiến lược B-1B Lancer, thuộc biên chế Đội máy bay ném bom viễn chinh 9
đóng quân tại Căn cứ không quân Dyess (Texas), đã thực hiện chuyến bay
diễn tập kéo dài 10 tiếng xuất phát từ Căn cứ không quân Andersen
(Guam).
Ảnh chụp ngày 8-6 hai chiếc B-1B Lancer bay qua biển Đông. Ảnh: Phòng quan hệ công chúng không quân Thái Bình Dương
Hai
máy bay đã bay qua biển Đông và phối hợp hoạt động cùng tàu khu trục
USS Sterett lớp Arleigh Burke có trang bị tên lửa dẫn đường.
Hai máy bay B-1B Lancers có chuyến bay kéo dài 10 tiếng. Ảnh: Phòng quan hệ công chúng không quân Thái Bình Dương
Hoạt
động phối hợp này "nhằm tăng cường sự tương thích giữa hai binh chủng;
trau dồi các chiến thuật, kỹ thuật và quy trình hoạt động chung; đồng
thời củng cố khả năng tích hợp các hoạt động của hai bên" - thông báo
của quân đội Mỹ cho biết.
Các
máy bay ném bom hạt nhân của Mỹ phối hợp tương tác với tàu khu trục USS
Sterett. Ảnh: Phòng quan hệ công chúng không quân Thái Bình Dương
Những
máy bay B-1B Lancer này được điều động tham gia chương trình Duy trì
hiện diện máy bay ném bom (CBP) của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM)
từ ngày 6-8-2016 đến nay. Thay thế các máy bay B-52 tại căn cứ Andersen,
đây là những máy bay ném bom dòng B-1 đầu tiên được triển khai đến Guam
trong vòng một thập niên qua.
Ảnh chụp trực diện của chiến B-1B Lancer. Ảnh: Phòng quan hệ công chúng không quân Thái Bình Dương
Các
máy bay B-52 được loại ra khỏi chương trình CBP tại căn cứ Andersen vì
chúng không thể mang theo vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, việc triển khai
B-1B Lancer đến khu vực mở ra cho PACOM một lựa chọn mới: Vũ khí ném
bom chiến lược tầm xa hạng nặng đủ sức vươn đến bán đảo Triều Tiên.
Bên
cạnh việc có thể đặt Triều Tiên trong tầm răn đe quân sự từ Guam, các
máy bay B-1B Lancer này còn tham gia nhiều sứ mệnh khác trong khu vực.
Vào tháng 11-2016, một chiếc Lancer đã tham gia hỗ trợ huấn luyện tầm
gần (CAS) tại Úc.
theo Pháp luật TPHCM
Hé lộ thiết kế kỳ lạ của máy bay ném bom chiến lược bí ẩn bậc nhất Liên Xô
Nguyễn Tiến |
1
Ilyushin Il-52 là dự án máy bay ném bom bí ẩn nhất của Liên Xô với
thiết kế rất đặc biệt, tuy nhiên dự án này mới chỉ dừng lại ở những bản
phác thảo sơ bộ.
Máy bay ném bom
Ilyushin Il-52 có thiết kế lạ lùng và độc đáo ngay cả khi tính đến thời
điểm này. Không có nhiều thông tin về chiếc máy bay này khi dự án Il-52
bị hoãn lại và chuyển vào trạng thái niêm cất.
Thiết
kế của Ilyushin Il-52 có tính vượt thời đại đến mức dù đã hơn 60 năm
trôi qua, thiết kế Ilyushin Il-52 vẫn rất hiện đại, trong khi đó nhiều
mẫu máy bay ném bom sau này của Liên Xô và Nga lại sử dụng thiết kế
truyền thống. Chạy đua
Lịch
sử ngành chế tạo máy bay ném bom đường dài tốc độ cao bắt đầu từ cuối
những năm 1940. Khi thế chiến thứ 2 gần kết thúc, vũ khí hạt nhân lần
đầu tiên được sử dụng bởi Không quân Mỹ tại Nhật Bản.
Loại vũ khí
mới này đòi hỏi thiết bị chuyên chở phù hợp, do đó ngay sau chiến tranh,
Mỹ và Anh bắt đầu triển khai những dự án nghiên cứu và phát triển quy
mô lớn nhằm chế tạo những mẫu máy bay ném bom chiến lược hạng trung và
hạng nặng.
Ảnh đồ họa Ilyushin Il-52 với thiết kế flying-wing không có cánh đuôi. (Ảnh: Topwar)
Tại
Mỹ, Convair và Boeing phát triển hai mẫu máy bay YB-60 và B-52 với tầm
hoạt động liên lục địa, và B-52 được chọn lựa. Tới năm 1954, Không quân
Mỹ bắt đầu được trang bị B-52.
Còn tại Anh, các mẫu máy bay ném
bom chiến lược Vulcan của Avro, Valiant của Vickers và Victor của
Handley Page cũng bắt đầu được sản xuất hàng loạt.
Về phía Liên
Xô, vào thời điểm đó các dự án tương tự cũng đang được thực hiện. Lúc
đầu, Liên Xô chọn Tu-4 - phiên bản sao chép hoàn chỉnh của B-29 làm máy
bay ném bom chiến lược có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân nhưng ban
lãnh đạo Liên Xô chỉ coi đó là giải pháp tàm thời.
Mặc dù Liên Xô
hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất song Tu-4 chỉ là một mẫu máy bay
ném bom truyền thống với tốc độ, tầm hoạt động và tải trọng hạn chế,
không thể đáp ứng được yêu cầu đối với một chiếc máy bay ném bom chiến
lược.
Trong
khi đó, vào thời điểm này động cơ phản lực đã được cải tiến rất nhiều.
Máy bay ném bom sử dụng động cơ pít-tông truyền thống không còn đủ khả
năng đối đầu với máy bay đánh chặn sử dụng động cơ phản lực.
Tuy nhiên, việc thiết kế một mẫu máy bay ném bom hạng nặng sử dụng động cơ phản lực khi ấy là một bài toán hóc búa.
Yêu
cầu chế tạo một chiếc máy bay có tải trọng 150-200 tấn với tốc độ cận
âm tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ cho ngành hàng không –
nghiên cứu về khí động lực, nghiên cứu về sức bền và độ đàn hồi trong
hàng không học, xây dựng thiết kế và chế tạo các loại vật liệu, trang
thiết bị hoàn toàn mới. Chết yểu
Động cơ phản lực đầu
tiên của Liên Xô lúc bấy giờ có lực đẩy thấp, tiêu thụ nhiều nhiên liệu
và không bền. Một số chuyên gia hàng không Liên Xô lúc bây giờ còn cho
rằng việc chế tạo ra động cơ phản lực với tầm hoạt động liên lục địa là
một điều ngớ ngẩn, một số khác khẳng định rằng không thể chế tạo được
một chiếc máy bay như vậy trong thời gian ngắn.
Thậm chí, khi được
hỏi rằng liệu có thể chế tạo máy bay ném bom liên lục địa dựa trên cơ
sở tăng kích thước của Tu-16 cùng với bổ sung động cơ nhằm tăng tải
trọng và tầm hoạt động không, Bộ trưởng công nghiệp hàng không Mikhail
Khrunichev khẳng định yêu cầu đó là điều bất khả thi.
Với
tầm nhìn xa đặc biệt, Sergey Ilyushin bắt đầu thực hiện những tính toán
cho dự án phát triển máy bay ném bom chiến lược của riêng mình.
Ilyushin
Il-52 là máy bay ném bom với thiết kế flying wing - kiểu máy bay không
có cánh đuôi. Đây là thiết kế đột phát ở thời kỳ này bởi lẽ thiết kế
flying wing mới chỉ được sử dụng trong thời gian gần đây trên một số mẫu
máy bay tàng hình hiện đại.
Đáng
tiếc yêu cầu cấp thiết đối với máy bay ném bom chiến thuật của Liên Xô
lúc bấy giờ đã giết chết dự án Il-52 khi nó còn chưa thành hình,
Myasishchev M-4 được lựa chọn và dự án Ilyushin Il-52 bị hoãn lại,
chuyển vào trạng thái niêm cất.
Tuy
nhiên Myasishchev M-4 không hẳn là lý do duy nhất khiến dự án Il-52
chết yểu mà những yếu tố kỹ thuật lúc bấy giờ mới thực sự là nguyên nhân
chính.
Mãi đến năm 1989, người Mỹ mới thực hiện thử nghiệm máy
bay ném bom Northrop Grumman B-2 Spirit với thiết kế flying wing và sử
dụng sợi các-bon composit – loại vật liệu không phổ biến vào những năm
1950.
Ảnh đồ họa mô phỏng tiến trình hạ cánh của Ilyushin Il-52. (Ảnh: Topwar)
Chính
thiết kế độc đáo của Ilyushin Il-52 đã giết chết mẫu máy bay này. Những
gì còn sót lại của dự án chế tạo máy bay đầy sáng tạo của Sergey
Ilyushin chỉ là vài bản vẽ nháp chưa hoàn thiện.
Sau này, một nhà thiết kế đồ họa đã vẽ vài bức hình đồ họa về chiếc máy bay này.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét