ĐIA LINH NHÂN KIỆT 57 (Thượng tướng Vũ Lăng)
(ĐC sưu thầm trên NET)
Thượng tướng Vũ Lăng (1921–1988) tên thật là Đỗ Đức Liêm là một trong những vị tướng lập được nhiều chiến công lớn trong những trận đánh quan trọng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông là người đã có công lao to lớn trong chiến thắng của chiến dịch Tây Nguyên mà trận Buôn Ma Thuột là điển hình. Ông quê quán tại xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội.
Trên cương vị là Cục trưởng Cục tác chiến bộ tổng tham mưu, rồi là Tư lệnh mặt trận Tây nguyên và Phó Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên, Vũ Lăng đã xây dựng phương án tác chiến, tham mưu chỉ huy và đã giành được thắng lợi trong trận Buôn Ma Thuột giải phóng Tây Nguyên, tạo ra bước đột phá quan trọng trong việc thống nhất Việt Nam. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, mùa xuân năm 1975, ông là tư lệnh Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) đảm nhiệm hướng Tây Bắc, là tấn công chủ yếu của chiến dịch, tiêu diệt Sư đoàn 25 của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, sau đó tiếp tục đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu nguỵ. Quân đoàn 3 dưới sự chỉ huy của ông đã nhanh chóng bao vây chia cắt, đập tan mọi sự kháng cự của Sư đoàn 25 quân đội Việt nam Cộng hòa, là quân đoàn đầu tiên đặt chân đến cửa ngõ Sài Gòn và vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã giương cao lá cờ của quân đoàn trên nóc tòa nhà bộ tư lệnh không quân & Bộ Tổng tham mưu của quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Vũ Lăng (thượng tướng)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thượng tướng Vũ Lăng
Trong kháng chiến chống Pháp
Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông là một trong những chiến sĩ Nam tiến đầu tiên chiến đấu ở mặt trận Nha Trang-Ninh Hòa. Sau đó ông ra bắc, vào ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Vũ Lăng là quyết tử quân của trung đoàn Thủ Đô, tham gia chiến đấu bảo vệ Bắc bộ phủ. Sau cuộc rút lui an toàn không mất một người lính, một khẩu súng nào vào đêm 17 tháng 2 năm 1947 của trung đoàn Thủ đô ra vùng tự do, Vũ Lăng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 54, trung đoàn Thủ đô (E102), đại đoàn 308. Ông đã chỉ huy tiểu đoàn trong trận hạ đồn Đại Bục, mở màn chiến dịch tấn công vào phòng tuyến sông Thao, đúng ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh năm 1949. Từ năm 1953 ông là trung đoàn trưởng trung đoàn 98, đại đoàn 316. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trung đoàn 98 do Vũ Lăng chỉ huy đã thắng trong trận đánh đồi C1 góp phần quan trọng vào chiến thắng của chiến dịch.Trong chiến tranh Việt Nam - Kháng chiến chống Mỹ
Trong kháng chiến chống Mỹ, Vũ Lăng đã giữ những chức vụ quan trọng trong quân đội như Tham mưu trưởng Sư đoàn 316 rồi Cục phó cục khoa học Quân sự Bộ tổng Tham mưu, phó Tư lệnh quân khu 4, Cục phó rồi Cục trưởng Cục tác chiến, Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên, Phó Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên rồi tư lệnh quân đoàn 3.Trên cương vị là Cục trưởng Cục tác chiến bộ tổng tham mưu, rồi là Tư lệnh mặt trận Tây nguyên và Phó Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên, Vũ Lăng đã xây dựng phương án tác chiến, tham mưu chỉ huy và đã giành được thắng lợi trong trận Buôn Ma Thuột giải phóng Tây Nguyên, tạo ra bước đột phá quan trọng trong việc thống nhất Việt Nam. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, mùa xuân năm 1975, ông là tư lệnh Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) đảm nhiệm hướng Tây Bắc, là tấn công chủ yếu của chiến dịch, tiêu diệt Sư đoàn 25 của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, sau đó tiếp tục đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu nguỵ. Quân đoàn 3 dưới sự chỉ huy của ông đã nhanh chóng bao vây chia cắt, đập tan mọi sự kháng cự của Sư đoàn 25 quân đội Việt nam Cộng hòa, là quân đoàn đầu tiên đặt chân đến cửa ngõ Sài Gòn và vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã giương cao lá cờ của quân đoàn trên nóc tòa nhà bộ tư lệnh không quân & Bộ Tổng tham mưu của quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Sau chiến tranh
Sau ngày Việt Nam thống nhất, ông được giao trọng trách Giám đốc Học viện Lục quân Đà Lạt (1977-1988).Lịch sử thụ phong quân hàm
Năm thụ phong | 1958 | 1966 | 1974 | 1980 | 1986 | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Quân hàm | |||||||||||
Cấp bậc | Thượng tá | Đại tá | Thiếu tướng | Trung tướng | Thượng tướng | ||||||
Huân, huy chương
Do những công lao trong 2 cuộc kháng chiến, Thượng tướng Vũ Lăng đã được thưởng nhiều huân chương cao quý:- Huân chương Độc lập hạng nhất
- Ba huân chương Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng 3)
- Huân chương Chiến thắng hạng nhất
- Huân chương Kháng chiến hạng nhất
- Ba huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng nhất, nhì, ba)
- Huy chương Quân kỳ Quyết thắng
Tham khảo
- "Vũ Lăng - Từ một quyết tử quân" - Nhiều tác giả - Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân
- "Chiến đấu trong vòng vây" - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân (2001)
Thượng tướng Vũ Lăng, vị tướng hổ lửa
Thượng tướng Vũ Lăng (sinh 4/8/1921 – mất 1988), Giáo
sư Khoa học Quân sự, nguyên Viện trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Học viện Lục
quân Đà Lạt, nguyên Tư lệnh Binh đoàn Tây Nguyên và Phó Tư lệnh Chiến
dịch Tây Nguyên, nguyên Cục trưởng Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu Quân
đội Nhân dân Việt Nam.
Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công 2 hạng Nhất 1 hạng Ba, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất Nhì Ba.
Thượng tướng Vũ Lăng tên thật là Đỗ Đức Liêm, ông sinh ra tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, ngoài thành Hà Nội trong một gia đình yêu nước, sớm giác ngộ Cách mạng. Năm 16 tuổi ông là thợ rồi sau đó là y tá tại Bệnh viện Phủ Lý tỉnh Hà Nam.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử đi học ở Trường Quân chính Việt Nam (khóa 5). Tháng 11 - 1945, theo lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông tham gia đoàn quân Nam tiến vào nam Trung Bộ chiến đấu, được cử làm chỉ đạo viên trung đội, sau đó là Phó ban huấn luyện khu 6, rồi Phó ủy viên quân sự Ninh Hòa.
Tháng 6 - 1946, ông ra Bắc, được cử làm đội phó bảo vệ Bắc Bộ phủ (Hà Nội). Trên cương vị mới, ông luôn gương mẫu, lãnh đạo anh em, một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Hà Nội, ông đã có nhiều thành tích và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 2 -1947.
Sau cuộc rút lui an toàn không mất một người lính, một khẩu súng nào vào đêm 17 tháng 2 năm 1947 của trung đoàn Thủ đô ra vùng tự do, Vũ Lăng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 54, trung đoàn Thủ đô (E102), đại đoàn 308. Ông đã chỉ huy tiểu đoàn trong trận hạ đồn Đại Bục, mở màn chiến dịch tấn công vào phòng tuyến sông Thao, đúng ngày sinh nhật của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1949. Từ năm 1947 đến năm 1954, ông tham gia các chiến dịch Việt Bắc. Sông Thao, Biên Giới, Trung Du, Hoàng Hoa Thám, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào.
Từ năm 1953 ông là trung đoàn trưởng trung đoàn 98, đại đoàn 316, đồng thời là tham mưu trưởng Đại đoàn. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trung đoàn 98 do Vũ Lăng chỉ huy, là một trong các Trung đoàn chủ lực, đã thắng trong trận đánh đồi C1 góp phần quan trọng vào chiến thắng của chiến dịch.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, đầu năm 1956 ông được lựa chọn cử đi học tập tại Học viện cao cấp Bộ Tổng tham mưu (Liên Xô) mang tên Vô-rô-xi-lốp. Ông đã cùng đồng đội hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và trở về nước cuối năm 1959 và được cử làm Cục phó Cục nghiên cứu khoa học quân sự Bộ Tổng tham mưu.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước muôn vàn khó khăn, thử thách, trên các cương vị công tác khác nhau, lúc ở cơ quan tham mưu chiến lược, khi ở các bộ tư lệnh chiến trường, ông luôn thể hiện là một cán bộ quân sự có năng lực tư duy sáng tạo, nhạy bén trong tổ chức chỉ huy và tính quyết đoán chịu trách nhiệm cao trước tập thể, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan đơn vị. Trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (năm 1965-1967), được Bộ Quốc phòng điều động và làm Phó tư lệnh Quân khu 4. Đến nơi chiến trường đang diễn ra cuộc chiến tranh phá hoại rất ác liệt của đế quốc Mỹ, ông đã cùng với tập thể Bộ tư lệnh quân khu xây dựng phương án tác chiến, đẩy mạnh các hoạt động chiến đấu, đánh thắng máy bay và tàu chiến Mỹ. Bên cạnh đó, ông còn cùng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đào tạo được nhiều cán bộ chỉ huy bổ sung cho chiến trường miền Nam.
Thực hiện chủ trương về kiện toàn đội ngũ cán bộ chỉ huy cao cấp trong quân đội và chuẩn bị các phương án tác chiến với quân Mỹ, cuối năm 1967 ông chuyển về Bộ và được cử làm Cục phó rồi Cục trưởng Cục tác chiến. Trên cương vị công tác ở cơ quan tham mưu chiến lược, với tư duy khoa học, năng động, sáng tạo quyết đoán và dầy dặn kinh nghiệm, ông đã đầu tư trí tuệ và có những đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng các phương án tác chiến, góp phần vào thắng lợi lớn của quân đội ta trên hai miền Nam Bắc.
Năm 1974, theo yêu cầu của chiến trường, Thiếu tướng Vũ Lăng được cử vào giữ chức Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên. Cùng với tập thể Đảng ủy Bộ Tư lệnh mặt trận, ông đã triệt để chấp hành sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy trung ương, phát huy tính sáng tạo của mình cùng lãnh đạo mặt trận đề xuất ý kiến với Bộ và tiến hành tốt nhất công tác chuẩn bị và chỉ huy trận mở màn then chốt quyết định Buôn Ma Thuột. Tháng 3 - 1975, ông là Phó tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên và Tư lệnh binh đoàn Tây Nguyên. Ở cương vị mới trên chiến trường ông luôn gương mẫu, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, các chỉ thị mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, luôn đặt lợi ích của cách mạng lên trên, giữ vững tính nguyên tắc của Đảng, cùng tập thể đơn vị xây dựng phương án tác chiến tối ưu, chỉ huy bộ đội chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công xuất sắc. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh binh đoàn Tây Nguyên chỉ huy binh đoàn tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy, góp phần quan trọng giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Bước vào thời kỳ cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 1977, trên cương vị mới là Viện trưởng và Bí thư Đảng ủy Học viện Lục quân, ông đã cùng Đảng ủy và Ban Giám hiệu Học viện lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng học viện đi vào nền nếp và ngày càng vững mạnh về mọi mặt.
Với kinh nghiệm về xây dựng quân đội đã tích lũy được trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu đào tạo, bổ túc cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn và phát triển khoa học quân sự. Ông chỉ đạo biên soạn một hệ thống tài liệu với khối lượng lớn, đáp ứng kịp thời đầy đủ cho công tác huấn luyện của tám chuyên ngành binh chủng lục quân. Những tài liệu được Hội đồng khoa học Học viện thông qua có nhiều ý kiến đóng góp và kết luận rất sâu sắc của ông, góp phần rất quan trọng trong nghiên cứu, giảng dạy ở Học viện và cả các nhà trường Quân đội.
Trong suốt những năm công tác tại Học viện Lục quân, ông đã đem hết khả năng, trí tuệ của mình để cùng với Ban Giám đốc Học viện triển khai nghiên cứu thành công nhiều công trình, đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ Quốc phòng có tác dụng đối với việc xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Năm 1980, Thiếu tướng Vũ Lăng được thăng quân hàm Trung tướng, năm 1986, được thăng quân hàm Thượng tướng. Thượng tướng Vũ Lăng đã được Nhà nước phong học hàm Giáo sư khoa học quân sự đợt đầu tiên trong quân đội.
Ông là một trong những vị tướng nóng tính của Quân đội Nhân dân Việt Nam, chính vì vậy mà người ta thường gọi ông là tướng Hổ Lửa. Nóng tính nhưng ông lại rất biết chú ý lắng nghe ý kiến của người khác. Một người có tác phong xuề xòa với đồng cấp và cấp dưới đặc biệt là lính tráng. Thế nên mới có chuyện trong chiến dịch Điện Biên Phủ ông bị Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘’đuổi’’ ra khỏi cuộc họp các Trung đoàn trưởng và Sư đoàn trưởng để ‘’chỉnh đốn tác phong’’ hay có chuyện ‘’lính 2 râu (lính thuộc Trung đoàn 66) sờ râu tư lệnh’’ khi ông được điều vào làm Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên.
Ông là một vị tướng có học vấn cao, kiến thức rộng rất yêu văn nghệ và có năng khiếu làm thơ. Trong lần nhận lệnh vào Chiến trường Tây Nguyên đánh Mỹ ông làm bài thơ ‘’Ta lại ra đi’’ nói về vị tướng đã 50 tuổi vẫn hăng hái lên đường ra trận. “Vào nơi lửa cháy bốn bề. Miền Nam lại gọi ta về, bạn ơi!”. Xem ra, thơ ông còn đầy sức trẻ và khoáng đạt lắm:
“Tám chục tuổi vẫn còn lên ngựa
Múa gươm xung trận giữa ba quân
Tướng quân Thường Kiệt tên lừng lẫy
Giặc kia nghe thấy chạy thục thân.
Ta năm nay mới năm mươi lẻ
Tóc dẫu pha sương lòng còn trẻ
Miền Nam tiếng súng còn chưa ngớt
Luống thẹn mình nghe chuyện
người xưa.
Ba lô, gậy cũ lên đường
Vai khoác ba lô lòng trẻ lại
Đầu xanh, đầu bạc kề vai bước
Lại thấy trong ta tuổi đôi mươi”.
Thư của ông những năm tháng ở chiến trường gửi cho bà Hoàng Việt Hoa vợ ông có thể xếp đầy một hòm. Một phần trong số này đã được giới thiệu đăng trong tập ‘’Thơ tình từ chiến hào’’.
Dáng người tầm thước, da trắng và bộ râu quai nón, tướng Vũ Lăng là một trong những tướng ‘’tốt râu’’. Ông là nguyên mẫu của nhân vật Văn Việt trong tác phẩm ‘’Sống mãi với Thủ đô’’ của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Là một chỉ huy tài tình xong ông còn là một người lĩnh dũng cảm. Trong trận chiến đấu ở đồi C1 tại Điện Biên Phủ năm 1954, khi ông chỉ huy Trung đoàn từ chiến hào xông lên đánh giáp lá cà với quân Pháp. Tiếng thét xung phong của ông khiến cho viên chỉ huy Pháp khựng lại, tạo điều kiện cho quân ta xông lên tiêu diệt địch. Thượng tướng Vũ Lăng và Thượng tướng Nguyễn Hữu An là một cặp bài trùng từ những trận đánh ở Điện Biên Phủ cho đến những trận đánh ở Chiến trường Tây Nguyên rồi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công 2 hạng Nhất 1 hạng Ba, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất Nhì Ba.
Thượng tướng Vũ Lăng tên thật là Đỗ Đức Liêm, ông sinh ra tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, ngoài thành Hà Nội trong một gia đình yêu nước, sớm giác ngộ Cách mạng. Năm 16 tuổi ông là thợ rồi sau đó là y tá tại Bệnh viện Phủ Lý tỉnh Hà Nam.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử đi học ở Trường Quân chính Việt Nam (khóa 5). Tháng 11 - 1945, theo lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông tham gia đoàn quân Nam tiến vào nam Trung Bộ chiến đấu, được cử làm chỉ đạo viên trung đội, sau đó là Phó ban huấn luyện khu 6, rồi Phó ủy viên quân sự Ninh Hòa.
Tháng 6 - 1946, ông ra Bắc, được cử làm đội phó bảo vệ Bắc Bộ phủ (Hà Nội). Trên cương vị mới, ông luôn gương mẫu, lãnh đạo anh em, một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Hà Nội, ông đã có nhiều thành tích và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 2 -1947.
Sau cuộc rút lui an toàn không mất một người lính, một khẩu súng nào vào đêm 17 tháng 2 năm 1947 của trung đoàn Thủ đô ra vùng tự do, Vũ Lăng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 54, trung đoàn Thủ đô (E102), đại đoàn 308. Ông đã chỉ huy tiểu đoàn trong trận hạ đồn Đại Bục, mở màn chiến dịch tấn công vào phòng tuyến sông Thao, đúng ngày sinh nhật của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1949. Từ năm 1947 đến năm 1954, ông tham gia các chiến dịch Việt Bắc. Sông Thao, Biên Giới, Trung Du, Hoàng Hoa Thám, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào.
Từ năm 1953 ông là trung đoàn trưởng trung đoàn 98, đại đoàn 316, đồng thời là tham mưu trưởng Đại đoàn. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trung đoàn 98 do Vũ Lăng chỉ huy, là một trong các Trung đoàn chủ lực, đã thắng trong trận đánh đồi C1 góp phần quan trọng vào chiến thắng của chiến dịch.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, đầu năm 1956 ông được lựa chọn cử đi học tập tại Học viện cao cấp Bộ Tổng tham mưu (Liên Xô) mang tên Vô-rô-xi-lốp. Ông đã cùng đồng đội hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và trở về nước cuối năm 1959 và được cử làm Cục phó Cục nghiên cứu khoa học quân sự Bộ Tổng tham mưu.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước muôn vàn khó khăn, thử thách, trên các cương vị công tác khác nhau, lúc ở cơ quan tham mưu chiến lược, khi ở các bộ tư lệnh chiến trường, ông luôn thể hiện là một cán bộ quân sự có năng lực tư duy sáng tạo, nhạy bén trong tổ chức chỉ huy và tính quyết đoán chịu trách nhiệm cao trước tập thể, lãnh đạo, chỉ huy cơ quan đơn vị. Trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (năm 1965-1967), được Bộ Quốc phòng điều động và làm Phó tư lệnh Quân khu 4. Đến nơi chiến trường đang diễn ra cuộc chiến tranh phá hoại rất ác liệt của đế quốc Mỹ, ông đã cùng với tập thể Bộ tư lệnh quân khu xây dựng phương án tác chiến, đẩy mạnh các hoạt động chiến đấu, đánh thắng máy bay và tàu chiến Mỹ. Bên cạnh đó, ông còn cùng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đào tạo được nhiều cán bộ chỉ huy bổ sung cho chiến trường miền Nam.
Thực hiện chủ trương về kiện toàn đội ngũ cán bộ chỉ huy cao cấp trong quân đội và chuẩn bị các phương án tác chiến với quân Mỹ, cuối năm 1967 ông chuyển về Bộ và được cử làm Cục phó rồi Cục trưởng Cục tác chiến. Trên cương vị công tác ở cơ quan tham mưu chiến lược, với tư duy khoa học, năng động, sáng tạo quyết đoán và dầy dặn kinh nghiệm, ông đã đầu tư trí tuệ và có những đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng các phương án tác chiến, góp phần vào thắng lợi lớn của quân đội ta trên hai miền Nam Bắc.
Năm 1974, theo yêu cầu của chiến trường, Thiếu tướng Vũ Lăng được cử vào giữ chức Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên. Cùng với tập thể Đảng ủy Bộ Tư lệnh mặt trận, ông đã triệt để chấp hành sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy trung ương, phát huy tính sáng tạo của mình cùng lãnh đạo mặt trận đề xuất ý kiến với Bộ và tiến hành tốt nhất công tác chuẩn bị và chỉ huy trận mở màn then chốt quyết định Buôn Ma Thuột. Tháng 3 - 1975, ông là Phó tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên và Tư lệnh binh đoàn Tây Nguyên. Ở cương vị mới trên chiến trường ông luôn gương mẫu, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, các chỉ thị mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, luôn đặt lợi ích của cách mạng lên trên, giữ vững tính nguyên tắc của Đảng, cùng tập thể đơn vị xây dựng phương án tác chiến tối ưu, chỉ huy bộ đội chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công xuất sắc. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh binh đoàn Tây Nguyên chỉ huy binh đoàn tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy, góp phần quan trọng giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Bước vào thời kỳ cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 1977, trên cương vị mới là Viện trưởng và Bí thư Đảng ủy Học viện Lục quân, ông đã cùng Đảng ủy và Ban Giám hiệu Học viện lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng học viện đi vào nền nếp và ngày càng vững mạnh về mọi mặt.
Với kinh nghiệm về xây dựng quân đội đã tích lũy được trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu đào tạo, bổ túc cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn và phát triển khoa học quân sự. Ông chỉ đạo biên soạn một hệ thống tài liệu với khối lượng lớn, đáp ứng kịp thời đầy đủ cho công tác huấn luyện của tám chuyên ngành binh chủng lục quân. Những tài liệu được Hội đồng khoa học Học viện thông qua có nhiều ý kiến đóng góp và kết luận rất sâu sắc của ông, góp phần rất quan trọng trong nghiên cứu, giảng dạy ở Học viện và cả các nhà trường Quân đội.
Trong suốt những năm công tác tại Học viện Lục quân, ông đã đem hết khả năng, trí tuệ của mình để cùng với Ban Giám đốc Học viện triển khai nghiên cứu thành công nhiều công trình, đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ Quốc phòng có tác dụng đối với việc xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Năm 1980, Thiếu tướng Vũ Lăng được thăng quân hàm Trung tướng, năm 1986, được thăng quân hàm Thượng tướng. Thượng tướng Vũ Lăng đã được Nhà nước phong học hàm Giáo sư khoa học quân sự đợt đầu tiên trong quân đội.
Ông là một trong những vị tướng nóng tính của Quân đội Nhân dân Việt Nam, chính vì vậy mà người ta thường gọi ông là tướng Hổ Lửa. Nóng tính nhưng ông lại rất biết chú ý lắng nghe ý kiến của người khác. Một người có tác phong xuề xòa với đồng cấp và cấp dưới đặc biệt là lính tráng. Thế nên mới có chuyện trong chiến dịch Điện Biên Phủ ông bị Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘’đuổi’’ ra khỏi cuộc họp các Trung đoàn trưởng và Sư đoàn trưởng để ‘’chỉnh đốn tác phong’’ hay có chuyện ‘’lính 2 râu (lính thuộc Trung đoàn 66) sờ râu tư lệnh’’ khi ông được điều vào làm Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên.
Ông là một vị tướng có học vấn cao, kiến thức rộng rất yêu văn nghệ và có năng khiếu làm thơ. Trong lần nhận lệnh vào Chiến trường Tây Nguyên đánh Mỹ ông làm bài thơ ‘’Ta lại ra đi’’ nói về vị tướng đã 50 tuổi vẫn hăng hái lên đường ra trận. “Vào nơi lửa cháy bốn bề. Miền Nam lại gọi ta về, bạn ơi!”. Xem ra, thơ ông còn đầy sức trẻ và khoáng đạt lắm:
“Tám chục tuổi vẫn còn lên ngựa
Múa gươm xung trận giữa ba quân
Tướng quân Thường Kiệt tên lừng lẫy
Giặc kia nghe thấy chạy thục thân.
Ta năm nay mới năm mươi lẻ
Tóc dẫu pha sương lòng còn trẻ
Miền Nam tiếng súng còn chưa ngớt
Luống thẹn mình nghe chuyện
người xưa.
Ba lô, gậy cũ lên đường
Vai khoác ba lô lòng trẻ lại
Đầu xanh, đầu bạc kề vai bước
Lại thấy trong ta tuổi đôi mươi”.
Thư của ông những năm tháng ở chiến trường gửi cho bà Hoàng Việt Hoa vợ ông có thể xếp đầy một hòm. Một phần trong số này đã được giới thiệu đăng trong tập ‘’Thơ tình từ chiến hào’’.
Dáng người tầm thước, da trắng và bộ râu quai nón, tướng Vũ Lăng là một trong những tướng ‘’tốt râu’’. Ông là nguyên mẫu của nhân vật Văn Việt trong tác phẩm ‘’Sống mãi với Thủ đô’’ của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Là một chỉ huy tài tình xong ông còn là một người lĩnh dũng cảm. Trong trận chiến đấu ở đồi C1 tại Điện Biên Phủ năm 1954, khi ông chỉ huy Trung đoàn từ chiến hào xông lên đánh giáp lá cà với quân Pháp. Tiếng thét xung phong của ông khiến cho viên chỉ huy Pháp khựng lại, tạo điều kiện cho quân ta xông lên tiêu diệt địch. Thượng tướng Vũ Lăng và Thượng tướng Nguyễn Hữu An là một cặp bài trùng từ những trận đánh ở Điện Biên Phủ cho đến những trận đánh ở Chiến trường Tây Nguyên rồi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Theo Báo QD
Nhận xét
Đăng nhận xét