CÂU CHUYỆN TÂM LINH 84
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tác phẩm trở nên nổi tiếng trong những năm 80 của thế kỷ XX. Từ đây, nó
liền được in hàng loạt và tạo ra một cơn sốt thật sự. Lúc bấy giờ, đây
là một trong những bức tranh được nhiều người Anh mua nhất. Tuy nhiên,
giai đoạn đầu nhiều người khi mua bản in của bức tranh vẫn báo cáo rằng
họ có cảm giác rất lạ, đầy sợ hãi, ma mị
khi thấy bức tranh này. Nhưng những điều đáng sợ liên quan đến lời
nguyền bức tranh “cậu bé khóc” chỉ thực sự bắt đầu xuất hiện năm 1985
khi hàng loạt các vụ cháy nhà bí ẩn tại Anh đột ngột xảy ra. Nhưng điều
làm người lính cứu hỏa ngạc nhiên là trong tất cả các vụ cháy, vật dụng
trong nhà đều bị thiêu rụi, duy chỉ có các bản sao bức tranh “cậu bé
khóc” vẫn còn nguyên vẹn.
Một vụ cháy nhà khác liên quan đến bức tranh “cậu bé khóc” diễn ra vào
ngày 7/5/1985. Khi đó cảnh sát nhận được một cú điện thoại báo cháy của
Steward, một thương nhân. Khi cảnh sát đến nơi, ngôi nhà trước mắt họ
chỉ còn là một đống đổ nát, thứ duy nhất còn sót lại nguyên vẹn là bức
tranh “cậu bé khóc”. Trong cơn sợ hãi, Steward kể lại: “Một tuần trước
khi đám cháy diễn ra, những hiện tượng lạ lung lần lượt xuất hiện, có
tiếng trẻ em khóc trong nhà, đồ vật thì di chuyển trong đêm khuya. Đặc
biệt là mỗi lần nhìn về phía bức tranh, anh cảm nhận thấy cậu bé trong
tranh như đang muốn giãi bày chuyện gì đó, nhưng không thành tiếng, chỉ
có những giọt nước mắt cứ mãi lăn dài trên má…”.
Một phụ nữ đã trả lời phỏng vấn trên tờ FromLondon tuyên bố, đã nhìn
thấy cái đầu cậu bé trong bản in “cậu bé khóc” lắc lư từ bên này sang
bên kia, như thể bị ma ám. Trong khi đó, cũng trên tờ báo này, một phụ
nữ tên Rose Farrington đã kể lại: “Kể từ khi tôi mua nó vào năm 1959, ba
người con trai của tôi và chồng tôi đều đã qua đời. Chắc chắn nó đã có
một lời nguyền đáng sợ”.
Trước sự hoang mang của cả xã hội, cơ quan chức năng đã tổ chức tiêu hủy
tập thể các bản sao này. Hàng nghìn bức tranh bị tiêu hủy dưới sự giám
sát của Cục Cứu hỏa. Mặc dù vậy, nhiều bản sao khác của bức tranh vẫn
còn tồn tại và tin tức về các vụ cháy vẫn tiếp tục xuất hiện. Các phương
tiện truyền thông đã phải trấn an người dân rằng: trường hợp các bản
sao của “cậu bé khóc” thoát khỏi hỏa hoạn chỉ là hy hữu và việc chúng có
mặt trong các vụ hỏa hoạn chỉ là trùng hợp.
Sau đó, ông giúp đứa bé tìm được cha mẹ. Một thời gian sau, Bruno Amadio
ghé thăm thì được biết một tin rất buồn. Chiếc xe cắm trại của gia đình
đứa bé đã bị cháy rụi, cha mẹ và đứa bé cũng bị thiêu cháy theo. Ghi
chép MacKenzie tìm được còn cho biết, cậu bé chính là người khiến cho
căn nhà của cậu bị cháy, có khả năng cậu bé là một đứa trẻ có thể đốt
cháy mọi thứ mà không cần chạm vào vật đó.
MacKenzie vẫn không tin bức tranh tự phát lửa được và đã tới một phòng
thí nghiệm gần Watford, nơi chuyên nghiên cứu các vật cháy và phát cháy.
Tại đây, các nhà nghiên cứu đang thử đốt cháy bức tranh “Cậu bé khóc”
và kết quả có chút ngạc nhiên. Chỉ có viền khung tranh bị bắt lửa và
cháy sém một góc còn bức tranh vẫn nguyên vẹn. Nhưng hóa ra nguyên nhân
của việc các bức tranh luôn tồn tại trong các vụ hỏa hoạn lại hoàn toàn đơn giản. Bức tranh được làm bằng chất liệu khó bắt lửa, bảo vệ “Cậu bé khóc” không bị phá hủy bởi khói và nhiệt.
Sau một thời gian đi khắp nơi tìm hiểu, ông rút ra kết luận, mọi vụ hỏa
hoạn đều do chập điện hoặc do lửa bắt vào vật dễ cháy gần đó. Việc xuất
hiện “Cậu bé khóc” trong các đám cháy là do ngẫu nhiên bởi bức tranh
được in rất nhiều, hầu như các gia đình trong thời gian đó đều sở hữu
một bức “Cậu bé khóc”.
Trên phố, các mảnh xác người chồng chất lên nhau, tanh hôi nồng nặc.
Người chết thê thảm. Lừa, bò, chó ngựa, lợn gà cũng đều chết sạch. Trong
Tử Kim Thành, hơn 2000 thầy thợ đang thi công, từ trên những giàn giáo
cao ngất, bị chấn động ngã ào xuống tan xương nát thịt. Cấy cối bị bật
lên cả gốc rễ bay tít tận xa. Trên đại lộ Phò Mã, một con sư tử đá nặng
tới 2500 kg cũng bị bốc bay ra ngoài cửa Thuận Thành. Chuồng voi của
hoàng gia ở phố Tượng Lai sụp đổ hoàn toàn, đàn voi giật mình kinh sợ
xông hết ra ngoài chạy tán loạn.
Gloomy Sunday và lời nguyền thần chết
Ca khúc Gloomy Sunday – “Ngày Chủ Nhật u sầu” đã liên quan trực tiếp đến
cái chết của hơn 100 người, trong đó có chính tác giả và người yêu cũ
của ông. Lời nguyền thần chết ẩn sau ca khúc u sầu này đến nay vẫn còn
là một bí ẩn.
Sự ra đời của "Gloomy Sunday"
"Gloomy Sunday" là bài hát kể về tình
yêu đã mất được viết vào một chiều Chủ Nhật lạnh lẽo, ảm đạm của tháng
12 năm 1932 bởi Reszo Seress.
Reszo Seress đã viết nên "Gloomy Sunday" trong một chiều Chủ nhật ảm đạm tại Paris. |
Chàng nhạc sĩ đã dành trọn tình yêu
cho một người phụ nữ nhưng lại bị cô cự tuyệt. Reszo luôn luôn tôn thờ
tình yêu của mình, nên anh đã phải đau khổ thật nhiều khi tình cảm đó bị
từ chối. Trong nỗi thất vọng, anh đã sáng tác nên bài hát sầu thảm nhất
trong đời. Khi bài nhạc được hoàn thành, Reszo cảm thấy nhẹ nhàng hơn
đôi chút trong lòng. Tuy nó không bù vào nỗi mất mát tình yêu to lớn
kia, nhưng bài hát của anh ta thật hay - đủ hay để được đưa vào đĩa nhạc
thời bấy giờ. Nhưng anh đâu ngờ, chính “đứa con tinh thần” ấy lại reo
giắc tai họa trong những năm sau đó.
Thoạt đầu, Reszo đã gặp rất nhiều khó
khăn khi cố gắng bán "Gloomy Sunday". Tuy bản nhạc đủ hay để các hãng
thu âm thời đó có thể nhận lời phát hành nhưng không một hãng nào đồng ý
vì bài hát nghe rất lạ và quá buồn thảm để trở thành 1 đĩa nhạc có giá
trị.
Phải đến năm 1935, phiên bản có lời
đầu tiên bằng tiếng Hungary của "Gloomy Sunday", do một người bạn của
Reszo là Jávor viết lời và Pál Kalmár thể hiện, mới được ghi âm và nhanh
chóng gây được tiếng vang lớn, trở thành best-seller ngay trong tuần
đầu phát hành.
Phiên bản có lời đầu tiên bằng tiếng Hungary của "Gloomy Sunday"trở thành best-seller ngay trong tuần đầu phát hành. |
Lời nguyền thần chết ẩn sau "Gloomy Sunday"
Nhưng đó cũng là lúc nhiều sự việc lạ
lùng liên tiếp xảy đến. Hân hoan trước thành công ban đầu của "đứa con
tinh thần", tác giả Reszo đã gửi thư tới người yêu cũ với mong muốn nối
lại tình xưa. Nhưng ngay ngày hôm sau, cô gái đó tự vẫn bằng thuốc độc,
bên giường là một mẩu giấy có hai chữ: “Gloomy Sunday”.
Một người đàn ông đang ngồi trong 1
quán cà phê đông đúc tại Budapest đòi ban nhạc chơi bản "Gloomy Sunday".
Ông vừa nhấp rượu champagne vừa lắng nghe bản nhạc. Khi bản nhạc chấm
dứt, người đàn ông trả tiền, rời khỏi quán, và vẫy 1 chiếc xe taxi. Vừa
ngồi vào trong xe, ông ta liền lôi ra 1 khẩu súng và tự kết liễu đời
mình.
Vài ngày sau đó, tại Berlin, một nữ
nhân viên bán hàng đã treo cổ tự tử. Bên trong giày của cô là một tờ
giấy ghi bản “Gloomy Sunday”.
Một cô thư ký xinh đẹp tại New York tự
tử trong căn hộ chung cư của mình bằng hơi gas đã để lại một mẩu giấy
nhỏ xin yêu cầu bản nhạc "Gloomy Sunday" được chơi vào buổi lễ an táng
cô.
Hàng loạt các vụ tự tử bí ẩn liên tiếp xảy ra có liên quan tới "Gloomy Sunday". |
Một người đàn ông 80 tuổi tự kết liễu
cuộc đời bằng cú nhảy từ cửa sổ tầng 7 xuống đất trong khi đang nghe bản
nhạc này. Một cô bé 14 tuổi nhảy xuống sông tự tử khi trong tay còn
đang cầm một bản copy của “Gloomy Sunday”.
Kỳ lạ hơn, tại Italy, một cậu bé đang
đi trên đường bỗng gặp một người đàn ông đang chơi bản nhạc “Gloomy
Sunday”. Cậu dừng lại, dốc sạch tiền trong túi ra cho người ăn xin đó,
rồi chẳng nói chẳng rằng đi tới một cây cầu, nhảy xuống sông… tự tử.
Tại nhiều buổi biểu diễn, các ca sĩ
chết trong lúc hát, khán giả đột tử trong lúc nghe “Gloomy Sunday”. Có
tới 15 quốc gia có người đâm đơn kiện, buộc tội Rezso liên quan đến
những cái chết này.
Nhiều người cho rằng, bản nhạc thất
tình buồn thảm là nguyên nhân của các vụ tự tử. Nhưng vấn đề này cũng
gây tranh cãi, bởi sau đó, nó đã gây ra những cái chết lạ lùng cho những
người nghe, không phân biệt tuổi tác, tầng lớp.
Chính tác giả "Gloomy Sunday" cũng treo cổ tự tử
Dù đã được chỉnh sửa lại, “lời nguyền”
chết chóc vô hình trong bản nhạc vẫn tiếp tục gây tai họa. Khi báo chí
thống kê số lượng khổng lồ những vụ tự tử bắt nguồn từ bản nhạc này,
Rezso thực sự hoảng loạn. Anh chẳng hiểu vì sao “đứa con tinh thần” ra
đời trong giây phút tâm trạng u ám, sầu thảm ấy lại gây ra nhiều tai họa
đến như vậy.
Lần đầu tiên trong đời, Reszo cố gắng
thu hồi lại bài nhạc để nó khỏi bị lan ra nhiều thêm. Nhưng tất cả mọi
nỗ lực của anh đều không thành. Bài hát càng bị cấm, nó lại càng trở nên
phổ biến hơn. Những bản copy lậu được bày bán trên đường phố như một
loại trái cấm.
Thời gian trôi qua, chiến tranh thế
giới thứ II bùng nổ và người ta cũng bắt đầu quên đi bài hát ấy. Do mang
dòng máu Do thái, Rezso bị bắt vào trại tập trung của Đức quốc xã. Sống
sót sau địa ngục trần gian này, ông trở thành một nghệ sĩ nhào lộn cho
một nhà hát và rạp xiếc. Sau đó, Rezso quay trở lại với sáng tác nhạc
nhưng không bao giờ có một tác phẩm nào gây tiếng vang như “Gloomy
Sunday”. Dần dần, cơn sốt bài hát được lắng dịu xuống.
Tháng 1/1968, Rezso nhảy khỏi cửa sổ
căn hộ của mình ngay sau sinh nhật lần thứ 69 nhưng không chết. Sau đó,
tại bệnh viện, người nhạc sĩ bất hạnh đã treo cổ để tìm đến sự giải
thoát cuối cùng.
Những cái chết bí ẩn dưới góc nhìn khoa học
Từ góc độ khoa học, các nhà nghiên cứu
đã tìm cách giải thích nguyên do của những cái chết khó hiểu liên quan
đến bản nhạc “tử thần” - "Gloomy Sunday".
Bản nhạc “Gloomy Sunday” với giai điệu sầu thảm, ma mị có thể chính là “giọt nước tràn ly”. |
Họ cho rằng vào thời điểm bản nhạc ra
đời, Mỹ và châu Âu đang trải qua một thời kì khủng hoảng kinh tế xã hội
trầm trọng sau Chiến tranh Thế giới thứ I. Một xã hội công nghiệp hóa
đang khiến cuộc sống quay cuồng hơn, nạn thất nghiệp gia tăng, cảnh chết
chóc, thương vong do di chứng từ chiến tranh… Tất cả đã tác động mạnh
đến tâm lý con người và đưa họ rơi vào trạng thái mất phương hướng, trầm
cảm, bi quan về cuộc sống.
Bản nhạc “Gloomy Sunday” với giai điệu
sầu thảm, ma mị có thể chính là “giọt nước tràn ly”. Hơn nữa, những câu
chuyện thêu dệt của dư luận, khiến bài hát càng trở nên “ma quái” hơn
cũng đã góp phần tạo nên xu hướng “tự tử dây chuyền” vào thời điểm đó.
Ám ảnh lời nguyền chết chóc của bức tranh "Cậu bé khóc"
Bức chân dung kỳ lạ “Cậu bé khóc” do họa sĩ Scotland, Bruno Amadio vẽ
được sản xuất hàng loạt và trở nên nổi tiếng trong những năm 80 của thế
kỷ trước. Mang một cảm giác u buồn, oán giận, bức tranh đã ám ảnh chủ
nhân của nó trong suốt một thời gian dài.
Họa sĩ Bruno Amadio (1911-1981) là
người Scotland mặc dù ông là cư dân Tây Ban Nha. Ông thường được gọi là
Bragolin, cuộc đời ông không được nhắc đến trong các tài liệu lưu lại
tại các thư viện. Các tài liệu chỉ ghi lại, ông chuyển tới Seville (Tây
Ban Nha) trong thời kỳ phát xít. Bruno là tác giả của 28 bức tranh chủ
đề trẻ em khóc. Các bức tranh thể hiện mọi sắc thái về hình ảnh trẻ em
đang khóc với ánh mắt u buồn, đôi khi là sự oán giận.
Cô Dora Mann ở Surrey, Anh - một người
đam mê sưu tập tranh đã mua bức tranh về treo trong phòng tranh của
mình. Nhưng chỉ 6 tháng sau, các bức tranh khác đều bị phá hủy, trừ 'Cậu
bé khóc'. Thậm chí, cô và chị dâu mình cũng suýt thiệt mạng trong vụ
cháy mà 'Cậu bé khóc' là vật duy nhất không bị lửa 'hỏi thăm'.
Một người phụ nữ giàu có mua bức tranh
này về, rất thích bức tranh, luôn ngắm nhìn nó. Bỗng một ngày kia người
ta thấy bà đập phá đồ đạc trong nhà và la hét kinh hoàng: 'Thằng bé đã
về rồi, thằng bé đã về rồi...'. Ngay sau đó, người ta đưa bà vào nhà
thương điên.
Nhiều giả thiết đặt ra để lý giải cho lời nguyền
đeo bám bức chân dung này. Có người cho rằng, cha mẹ cậu bé đã chết
trong một trận hỏa hoạn do bị hãm hại, khiến cậu bé trở thành trẻ mồ côi
và cậu tiếp tục gây ra các vụ hỏa hoạn khác để trả thù. Còn các nhà tâm
linh lý giải, linh hồn cậu bé bị mắc kẹt trong bức tranh nên phải giải
phóng năng lượng để được tự do. Và còn rất nhiều lời đồn mê tín xung
quanh bức chân dung này.
Kelvin MacKenzie, biên tập viên tờ The
Sun của Anh là người quyết tìm ra sự thật, lý giải cho những sự việc kỳ
lạ xung quanh bức tranh. Về nguồn gốc bức tranh, MacKenzie tìm thấy một
tài liệu ghi chép lại về thời gian “Cậu bé khóc” xuất hiện. Theo tài
liệu đó, bức tranh này do họa sĩ Bruno Amadio vẽ dựa theo ký ức trong
lúc cùng gia đình cắm trại ở Tây Ban Nha, tình cờ trông thấy một bé trai
đứng khóc nức nở vì không tìm thấy cha mẹ. Với hình ảnh buồn bã trong
thất vọng của bé trai này, ông quyết định vẽ một bức tranh với đề tài
“Cậu bé khóc”.
Một năm sau, Bruno Amadio hoàn thành
bức tranh và treo nó trong nhà. Căn nhà bị cháy trụi một cách khó hiểu.
Khi ngọn lửa được dập tắt, lính cứu hỏa đã rất ngạc nhiên thấy bức tranh
nằm trên nền nhà không hề hấn gì. Ngoài ra, từ lúc bắt đầu vẽ bức
tranh, gia đình ông xảy ra nhiều rủi ro và lâm vào hoàn cảnh túng quẫn.
MacKenzie, biên tập viên của tờ The
Sun không phải là người duy nhất tìm ra bí mật của bức chân dung mang
“lời nguyền”. Lãnh đạo Yorkshire Mick Riley cũng tuyên bố với người dân
trong thành phố, ông sẽ làm mọi cách để tìm ra nguyên nhân các vụ cháy
có liên quan đến bức tranh nhằm làm sáng tỏ lời nguyền vô căn cứ ám lấy
“Cậu bé khóc”.
Tai họa kinh hãi ở Bắc Kinh thời Nhà Minh
Ngày 20 tháng 5 năm 1625 (mùng 6 tháng 5 năm Hy Tông Thiên Khởi thứ 6),
tại cố đô Bắc Kinh triều Minh, vương cung xưởng thành Tây Nam (nay là
cửa Tuyên Vũ), cả một vùng đã xảy ra tai biến với sự phá hoại nặng nề,
đến nay người nghe chuyện còn cảm thấy kinh hãi, và thật khó hiểu.
Buổi sáng hôm ấy, trời đang trong
trẻo, bỗng có tiếng vang lên như tiếng thét. Từ hướng Đông Bắc chuyển
dần tới phía Tây Nam kinh thành, trời long đất lở, tối đen như mực, muôn
nhà đổ sụp. Rối như tơ vò, tựa như ngũ sắc, làn hơi khói tựa hình nấm
linh chi bốc tận trời cao, mãi lâu mới tan. Phía Đông đến dãy phố lớn
cửa Thuận Thành, phía Bắc đến phố Hình Bộ, dài đến ba bốn dặm, chu vi 13
dặm, hàng vạn nhà cửa, hơn hai vạn người đều biến thành tro bụi, gạch
đá, ngói vụn từ trên trời đổ xuống. Những mảnh xác người từ đầu, vai,
tai, mũi đến chân tay cũng được ném tới tấp từ trên trời xuống.
Nhiều nạn nhân chết trong tư thế kỳ
quặc, trên phố Thừa Ân Tự, 8 người khênh kiệu chở một cô gái đang đi
trên đường thì tai họa ập đến, chiếc kiệu bị đánh vỡ tan nằm giữa đường,
cô gái trong kiệu và 8 người khênh kiệu thì biến đâu mất. Tại cổng chợ
sau, một vị khách đến từ Thiệu Hưng đang nói chuyện với 6 người, bỗng
bay mất đầu, thân thể và chân tay đổ vật ra đất, nhưng 6 người kia thì
lại bình an vô sự.
Một điều ai cũng lấy làm quái lạ là
người chết, kẻ bị thương hay người bình yên vô sự, thì trong giây phút
tai họa ập đến đều bị lột sạch quần áo, mình trần như nhộng. Ở phố
Nguyễn Hồng Khuê một chiếc kiệu đang khêng một cô gái đi qua, tai họa ập
đến, phần mái nóc kiệu bị phạt bay đi mất, cô gái trong đó bị lột sạch
quần áo và mọi đồ trang sức, nhưng người thì hoàn toàn nguyên vẹn. Một
người làm thị tòng cho nhà quan nào đó, lúc tai họa ập xuống chỉ thấy
loáng một cái, từ quần áo giày mũ cho đến cả bít tất đều bị lột sạch,
thật kinh ngạc trước sự kỳ lạ đó. Có một người bị đè gãy đùi, nhìn thấy
xung quanh mình, đàn ông đàn bà đều trần như nhộng, không mảnh vải che
thân. Có người lấy mảnh ngói che chỗ kín, có người dùng cái bó chân để
che đậy, có người vớ được tẩm trải giường, mảnh váy rách để che... Mọi
người nhìn nhau dở khóc dở cười, không có cách gì khác. Có một người
thiếp yêu của một vị quan nọ bị vùi dưới đống gạch vụn, nghe thấy có
người ở phía trên kêu: "Dưới này có ai thì bảo?" bèn kêu lên: "Cứu tôi
với". Đến lúc vội vàng bới được cô ta lên, mới biết trên người cô ta
không chút vải che thân. Vị văn thư bới cứu cô ta lên vội vàng cởi áo
dài bọc kín cô ta lại, rồi để cô ta cưỡi lên con la mã về nhà mẹ.
Quần áo của mọi người bị lột đưa đi
đâu vậy? Sau tai họa, có người báo cáo, toàn bộ quần áo đều bay tới Tây
Sơn, cách xa mấy chục dặm (1 dặm Trung Quốc ~ 0.5 km - ND), phần lớn đều
măc trên ngọn cây. Người phụ trách Bộ Hộ (cơ quan trông coi việc dân
chính dưới triều Minh) Trương Phương Khuê cử "Trưởng ban" (tức thi tòng)
đến đó kiểm tra, quả nhiên đúng như vậy; tại giáo trường Xương Bình
Châu ở Tây Sơn, áo quần chất đống. Đồ trang sức, tiền bạc, bát đĩa...
chẳng thiếu thứ gì.
Nhân dịp 360 năm tròn kể từ khi Bắc
Kinh bị thảm họa năm 1986, Hội địa chất học Bắc Kinh và hơn 20 tổ chức
đoàn thể, tổ chức hội thảo khoa học về nguyên nhân xảy ra tai họa khủng
khiếp đó. Các học giả mỗi người một quan điểm không thể thống nhất. Chủ
yếu có các quan điểm: Cho rằng do tĩnh điện khí quyển gây nên, hoặc do
động đất làm cháy nổ kho thuốc súng gây ra hoặc do tác dụng cưỡng bức nổ
của nhiệt hạch Trái đất... Những quan điểm đó cũng mới mẻ và kỳ lạ,
nhưng khó mà giải thích được, trong khi tai họa đổ xuống thì nhiệt độ
lại thấp và không có lửa. Nhất là hiện tượng lột sạch quần áo rất lạ
lùng.
Hoàng đế lúc bấy giờ là Thiên Khởi Chu
Do Hiệu cho rằng, tai họa đó là do nguyên nhân ông ta chấp chính không
tốt, và hạ "tội kỷ chiếu" để khiển trách bản thân. Nhưng xem xét kỹ lại
thì thấy, tai họa khủng khiếp đó chỉ có thể coi là một hiện tượng bí ẩn
chưa từng có.
Nhận xét
Đăng nhận xét