CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 44
Những nhà khoa học nữ bị lãng quên
Vera
Rubin, Cecilia Payne hay Chien Shiung Wu là những nhà khoa học nữ có
nhiều đóng góp cho khoa học Mỹ nhưng đều không được nhắc đến vì phân
biệt giới tính hoặc bị ăn cắp phát minh.
1. Vera Rubin
Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp khoa học, Vera Rubin luôn phải chịu
những lời chỉ trích, chống đối và không khuyến khích của các đồng nghiệp
nam cũng như nhiều người khác. Sau khi bị từ chối tham gia chương trình
thiên văn học tại Đại học Princeton, Mỹ, vì là nữ giới, Vera vẫn tiếp
tục nghiên cứu khoa học và nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Georgetown.
Vera là người đầu tiên quan sát thấy các ngôi sao ở phần bên ngoài thiên
hà có tốc độ quỹ đạo tương ứng với các ngôi sao ở trung tâm. Quan sát
của Rubin đã xác nhận lại một học thuyết trước đó bởi nhà khoa học Fritz
Zwicky trước đó khiến cô nhận được không ít lời chỉ trích.
|
2. Cecilia Payne
Cecilia Payne bắt đầu nghiên cứu tại Đại học Cambridge, Anh, năm
1919 sau khi nhận được học bổng về thực vật học, vật lý học và hóa học.
Tuy nhiên, chúng đều không có ý nghĩa bởi Cambridge từ chối cấp bằng cho
phụ nữ. Trong thời gian ở Cambridge, Payne khám phá ra tình yêu dành
của cô cho thiên văn học và trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận được
tiến sĩ thiên văn học tại Radcliffe. Payne từng đưa ra chứng minh các
thành phần cấu tạo Mặt Trời khác biệt với Trái Đất nhưng không được công
nhận. Đến năm 1938, Payne mới được công nhận là nhà thiên văn học. Năm
1956, bà được bổ nhiệm và trở thành nữ giáo sư đầu tiên của đại học
Harvard.
|
3. Chien Shiung Wu
Chien Shiung Wu là một người Trung Quốc nhập cư sang Mỹ. Tại đây Wu
bắt đầu tham gia dự án Manhattan và phát triển bom nguyên tử . Đóng góp
lớn nhất của cô cho giới khoa học là khám phá ra sự vi phạm của Luật
Bảo tồn Tính chẵn lẽ trong khi đây là định luật phổ biến rộng rãi. Phát
hiện của Wu đã đảo ngược quan điểm khoa học tồn tại suốt 30 năm. Tuy
nhiên, hai đồng nghiệp của Wu là Chen Ning Yang và Tsung Dao Lee, những
người nhờ đến phát hiện và sự giúp đỡ của Wu để chứng minh cho lý thuyế
này phát hiện đã giải thưởng Nobel mà không đề cập đến Wu.
|
4. Nettie Stevens
Nghiên cứu giới tính được xác định bởi 23 cặp nhiễm sắc thể được
ghi nhận là phát hiện của Thomas Morgan. Tuy nhiên trước đó, Nettie
Stevens là người nghiên cứu xác định giới tính của sâu mealworm và nhận
ra rằng nó phụ thuộc vào nhiễm sắc thể X và Y. Trong mắt mọi người,
Stevens chỉ là người làm việc cho Thomas Morgan, trong khi hầu hết các
phát hiện của cô đều được thực hiện độc lập. Morgan cũng chỉ coi Stevens
là một kỹ thuật viên hơn chứ không phải là một nhà khoa học thực thụ.
|
5. Ida Tacke
Năm 1925, nhà hóa học trẻ Ida Tacke tuyên bố khám phá ra 2 nguyên
tố còn thiếu trong bảng tuần hoàn của Mendeleev. Khám phá của Ida về
Rhenium 75 chưa bao giờ gặp phải tranh luận, nhưng nguyên tố 43 mà Ida
gọi là Masurium bị các nhà khoa học khác hoài nghi và từ chối. Ngày này,
nguyên tố đó gọi là Technetium, được khám phá bởi Carlo Perrier và
Emilio Segre. Nghiên cứu mô tả tiến trình cơ bản của phản ứng phân hạch
hạt nhân của Ida cũng hoàn toàn bị bác bỏ và chỉ được công nhận 5 năm
sau đó.
|
Những nhà khoa học 'sinh nghề, tử nghiệp'
Nhiều
nhà khoa học có thể gặp các chấn thương không mong muốn trong quá trình
làm thí nghiệm, thậm chí có những người phải bỏ mạng vì chính nghiên cứu
của họ, và để lại những thành quả đáng giá cho thế hệ sau.
Carl Scheel (1742-1786) là nhà hóa dược học thiên tài. Ông đã
phát hiện ra rất nhiều nguyên tố, trong đó nổi tiếng nhất là oxy (mặc
dù nghiên cứu này sau đó được nhà khoa học Joseph Priestly xuất bản
trước), molipden, vonfram, mangan và clo. Vào thời đại của ông, chưa có các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, và nhiều người cũng chưa biết hết về độc tính
của các loại hóa chất. Carl còn có một thói quen xấu là sử dụng tất cả
các giác quan để tiếp xúc với hóa chất, nhất là khứu giác và vị giác.
Trong một lần thử hydro xyanua, dù nghĩ bản thân sẽ an toàn, nhưng sự
tích tụ cùng lúc các chất thủy ngân, chì, axit flohydric và một số chất
khác, đã khiến ông tử vong vì nhiễm độc kim loại nặng ở tuổi 44.
|
Sau khi nhà khoa học Wilhelm Conrad Röntgen phát minh ra tia
X, Elizabeth Fleischman Ascheim (1859-1905) đã từ bỏ công việc của một
người thủ thư để theo học trường điện. Bà nhanh chóng tốt nghiệp và
mở phòng khám sử dụng tia X đầu tiên trên toàn nước Mỹ. Cùng với chồng
(một nhà vật lý học), bà đã say mê nghiên cứu về tác dụng của phương
pháp chụp X-quang. Cả hai người dành nhiều ngày để chụp X-quang cơ thể
nhau nhằm mục đích nghiên cứu. Bà đã chữa trị cho rất nhiều binh sĩ
trong chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha rồi sau đó theo học chuyên ngành nha
khoa, đồng thời bà cũng là nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực phóng
xạ. Tuy nhiên, bà lại không hề thực hiện bất cứ biện pháp bảo hộ nào
trong khi nghiên cứu, cũng như chữa trị cho các bệnh nhân vì theo bà
nói, nếu dùng đồ bảo hộ thì bệnh nhân sẽ cảm thấy không thoải mái và an
toàn. Vì vậy, bà đã bị nhiễm độc phóng xạ và mất năm 46 tuổi. Ascheim
được xem như một người anh hùng trong lĩnh vực nghiên cứu phóng xạ.
|
Alexander Bogdanov (1873-1928) là nhà khoa học nổi tiếng người Nga.
Ông đồng thời là bác sĩ, nhà kinh tế, nhà triết học, nhà khoa học tự
nhiên, nhà văn viễn tưởng, nhà thơ, giáo viên, chính trị gia, nhà cách
mạng và là người tiên phong của môn điều khiển học và khoa học tổ chức.
Ông cũng là người sáng lập viện nghiên cứu về truyền máu đầu tiên trên
thế giới - Viện truyền máu Liên Xô- vào năm 1926. Ông thực hiện 11 lần
truyền máu vào chính cơ thể mình với tuyên bố truyền máu sẽ chữa khỏi
bệnh hói đầu và cải thiện thị lực của ông. Thật không may, trong lần
truyền cuối cùng, Bogdanov bị nhiễm sốt rét và lao, rồi tử vong sau đó,
để lại những nghiên cứu có giá trị về truyền máu cho con người.
|
Việc Henri Becquerel phát hiện ra phóng xạ năm 1896 đã khơi nguồn
cảm hứng cho các nghiên cứu của đôi vợ chồng nhà khoa học nổi
tiếng, Marie Curie (1867-1934) và Pierre Curie. Những nghiên cứu và phân
tích tuyệt vời của họ đã tách được hai chất phóng xạ là poloni và radi.
Marie đã dành cuộc sống của bà thực hiện nghiên cứu bức xạ và nghiên
cứu bức xạ trị liệu, nhưng do bà phải tiếp xúc liên tục với chất phóng
xạ, nên bà đã bị bệnh bạch cầu và qua đời năm 1934. Marie là người duy
nhất nhận được hai giải Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau là hóa học và vật
lý.
|
Haroutune (Harry) K. Daghlian Jr. (1921-1945) là nhà vật lý học
người Mỹ. Daghlian đã tham gia vào kế hoạch Manhattan nổi tiếng tại
phòng thí nghiệm quốc gia ở Los Alamos, New Mexico. Ngày 21/8/1945,
trong thí nghiệm về khối lượng, ông đã vô ý làm rơi một viên gạch
vonfram cacbua vào lõi bom plutonium. Để tránh các phản ứng có hại xảy
ra, ông phải dùng tay để nhấc gạch ra, điều này khiến ông bị nhiễm một
lượng lớn phóng xạ và tử vong 25 ngày sau đó.
|
Malcolm Casadaban (1949-2009) là giáo sư về di truyền học phân tử
và sinh học tế bào và vi sinh học tại Đại học Chicago. Casadaban thực
hiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về một loại vi khuẩn gây bệnh
truyền nhiễm, sau đó chính ông cũng bị nhiễm bệnh và tử vong. Theo Trung
tâm kiểm soát dịch bệnh và báo cáo phòng chống về vụ việc, vi khuẩn đã
giết chết Malcolm và đồng thời cũng làm những nhân viên trong phòng thí
nghiệm tử vong. Ông được chẩn đoán là nhiễm cả bệnh hemochromatosis, tức
rối loạn chuyển hóa chất sắt sau khi tử vong.
|
Richard Din (1987-2012) làm việc tại Viện Nghiên cứu và Giáo dục
Bắc California với nhiệm vụ nghiên cứu về một loại vắc-xin có tác dụng
ngăn chặn vi khuẩn Neisseria meningitides - loại vi khuẩn gây chứng viêm
màng não và nhiễm trùng máu. Trong quá trình nghiên cứu, Din (bên phải)
cảm thấy nhức đầu và buồn nôn. Các triệu chứng xấu đi nhanh chóng vào
sáng hôm sau, khiến Din phải nhập viện. Anh đã chết 17 giờ sau khi các
triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên. Nguyên nhân là do anh đã bị nhiễm vi
khuẩn viêm màng não. Anh đã không tiêm phòng viêm màng não theo khuyến
cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC, đây có thể là nguyên nhân gây
tử vong mặc dù dòng vi khuẩn Din đang nghiên cứu có thể kháng lại
vắc-xin. May mắn là những người tiếp xúc với Din đã được điều trị kịp
thời bằng kháng sinh và không ai trong số họ nhiễm bệnh.
|
Theo An ninh thủ đô
Những nhà khoa học tự thí nghiệm trên bản thân
Từng
có thời kỳ giới khoa học xem chuyện tự thí nghiệm trên chính mình là
bình thường, họ cho rằng không người nào tốt hơn chính bản thân để mô tả
tác dụng một loại thuốc, hay quá trình tiến triển của bệnh tật.
> Bệnh tật của những nhà khoa học thiên tài
> Bệnh tật của những nhà khoa học thiên tài
Sir Henry Head. Ảnh: Wikipedia.
|
Sir Henry Head
Sir Henry Head, nhà thần kinh học người Anh vào thế kỷ
19, nghiên cứu tiến trình hồi phục cảm giác của bệnh nhân sau khi bị
tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Nhưng vì người bệnh không có kiến
thức chuyên môn, cũng như không được đào tạo bài bản nên không thể giải
thích hợp lý hiện tượng này. Điều này khiến Head đi đến một quyết định
khá táo bạo, tự cắt dây thần kinh của ông để thí nghiệm.
Với sự hỗ trợ của một bác sĩ khác, Head đã cắt rời một
số dây thần kinh ngoại biên trong cánh tay và bàn tay trái của ông. Ba
tháng sau, Head dần hồi phục khả năng cảm thấy đau đớn trong cánh tay.
Ông và người bạn cộng sự tiếp tục các cuộc thí nghiệm kiểm tra và quan
sát trong bốn năm sau đó. Họ đã khám phá ra nhiều kiến thức mới mẻ về
hoạt động nhận thức cảm giác của con người.
Nhờ vào nghiên cứu sơ bộ của Head, chúng ta có thêm nhiều hiểu biết về cách não người sở hữu những cảm giác, xúc giác khác nhau.
Nhờ vào nghiên cứu sơ bộ của Head, chúng ta có thêm nhiều hiểu biết về cách não người sở hữu những cảm giác, xúc giác khác nhau.
Friedrich Sertürner
Một trong những nhà khoa học “điên rồ” tự thí nghiệm
mình đáng chú ý là Friedrich Wilhelm Sertürner, người đã cô lập alkaloid
đầu tiên từ opium, qua một tiến trình 52 bước. Sau một vài thí nghiệm
với chó và chuột, Sertürner gọi alkaloid vừa được phân lập là “morphine
", dựa theo vị thần của những giấc mơ trong thần thoại Hy Lạp, Morpheus.
Lý do của tên gọi này là morphine có thể dễ dàng đưa đối tượng đi vào
giấc ngủ, thậm chí là vĩnh hằng.
Tự tin với kết quả từ thí nghiệm động vật sống, ông
quyết định thử nghiệm trên con người. Sertürner cùng với 3 người bạn
khác, mỗi người ăn khoảng 30 mg morphine nguyên chất, sau 30 phút ăn
thêm một liều nữa, và một liều khác sau 15 phút. Tổng cộng họ đã ăn 90
mg trong gần 1 giờ, nhiều hơn gấp 10 lần so với quy định liều lượng ngày
nay.
Kết quả cho thấy trong liều đầu tiên ông và các bạn
đạt đến trạng thái “vui vẻ và đầu óc quay cuồng”, tuy nhiên sau liều thứ
hai có dấu hiệu buồn ngủ và mệt mỏi, và liều thứ ba tệ hơn khi gây
hoang mang và ngủ sâu, cuối cùng là buồn nôn và đau đầu khi mới tỉnh
dậy. Và đương nhiên, các bạn của ông sẽ không bao giờ dám tham gia vào
bất kỳ thí nghiệm nào của ông nữa.
Nhờ vào thí nghiệm điên rồ trên, Sertürner đã tìm ra
liều lượng phù hợp để dùng morphine như thuốc giảm đau, mà vẫn còn sử
dụng đến tận ngày nay.
Santorio Santorio
Sống tại Renaissance Padua, Italya, nhà khoa học
Santorio quan tâm đến nhiều lĩnh vực, bao gồm cả sinh lý học. Ông hoài
nghi liệu những gì chúng ta ăn vào dưới dạng thức ăn và nước uống có
bằng với số lượng chúng ta “tống” ra dưới dạng phân và nước tiểu hay
không. Để kiểm chứng điều này, Santorio quyết dịnh dành 30 năm để cân đo
trọng lượng của mình, cũng như mọi thứ ông ăn vào và “thải” ra, sau đó
kiểm điểm và tính toán sự khác biệt.
Ông tự chế ra một chiếc ghế ngồi đặc biệt tiện lợi cho
việc cân đo trọng lượng cơ thể, thức ăn và chất thải. Ông dành phần lớn
thời gian để làm việc, ăn uống, vệ sinh, ngủ và cân đo sự chênh lệch.
Cuối cùng ông đưa ra kết luận rằng số lượng chúng ta
ăn vào lớn hơn số lượng bài tiết ra ngoài, trung bình mỗi 3,5 kg ăn vào
thì có 1,3 kg bài tiết. Để giải thích cho hiện tượng này, ông đề ra
thuyết "mồ hôi vô cảm", cho rằng chúng ta luôn tiêu hao năng lượng liên
tục qua làn da.
Mặc dù có ít giá trị khoa học, nhưng nghiên cứu của
Santorio đóng góp nền tảng trong nghiên cứu tiến trình trao đổi chất.
Chiếc ghế đặc biệt do ông sang chế cũng trở nên nổi tiếng sau này.
Albert Hofmann
Vào năm 1943, Hofmann làm việc tại hãng dược Sandoz,
công việc chính của ông là nghiên cứu chế tạo các loại thuốc. Trong khi
tiến hành phân lập một loại nấm trong cây lúa, ông bắt đầu cảm thấy một
cảm giác kỳ lạ. Ông cho rằng mình đã tiếp xúc một chất liên quan đến
LSD-25. Ông ăn một lượng khoảng 250 microgram chất này. Sau đó ông cảm
thấy kỳ quái và rời phòng thí nghiệm, lên xe đạp và đi về. Khi về đến
nhà, Hofmann ghi lại tác dụng của loại thuốc mà ông đã tự thí nghiệm vào
ngày đó, “Tôi nhìn thấy những hình ảnh tuyệt đẹp, cùng với các hình
dạng phi thường, màu sắc vạn hoa biến ảo mãnh liệt”.
Loại thuốc mà Hofmann đã dùng ngày đó chính là LSD,
một trong những loại gây ảo giác mạnh nhất. Mặc dù ban đầu LSD được sử
dụng trong tâm lý liệu pháp và bởi CIA để làm thuốc tẩy não, chất này bị
cấm kể từ năm 1967.
Jan Purkinje
Jan Purkinje, một tu sĩ người Tiệp Khắc bước sang lĩnh
vực dược sĩ vào năm 1819. Nhà khoa học này luôn có thái độ bất bình với
cách cho liều lượng thuốc của các dược sĩ thời đó. Vì vậy, ông tiến
hành tìm ra liều lượng thích hợp bằng cách tự mình ăn thuốc, đồng thời
chú ý đến tác dụng của thuốc đến mặt tinh thần và thể chất.
Purkinje thử nhiều loại cây thuốc, như các cây thuộc
chi Mao Địa Hoàng (digitalis), một loại cây làm giảm nhịp tim và khiến
tầm nhìn mờ. Để nghiên cứu tác dụng mờ tầm nhìn của loại cây này, ông
chủ động dùng quá liều lượng và ghi chép lại các vấn đề ông phải chịu
đựng và trải qua.
Nhiều năm sau đó, Purkinje tự thí nghiệm với nhiều
loại thuốc khác nhau. Các thí nghiệm này giúp con người có thêm nhiều
kiến thức về liều lượng thích hợp và tương tác của nhiều loại thuốc.
Hermann Ebbinghaus
Từ năm 1879 đến 1880, nhà tâm lý học người Đức,
Ebbinghaus tự thực hiện thí nghiệm với trí nhớ của bản thân, bằng cách
phát minh ra 2.300 âm tiết vô nghĩa, mỗi âm tiết bao gồm ba chữ cái phụ
âm - nguyên âm - phụ âm, và ông tự học thuộc ghi nhớ tất cả chúng.
Ông kết luận rằng số lượng thông tin càng lớn, càng
tốn nhiều thời gian để học; một khi thông tin đã được học và quên, nó
tốn ít thời gian học lại hơn so với lần học ban đầu, và việc học sẽ hiệu
quả hơn khi não có thời gian để hấp thu thông tin.
Ebbinghaus đã cung cấp nhiều dữ liệu cũng như phương
pháp luận trong ngành nghiên cứu tâm trí con người mà vẫn còn giá trị
đến ngày nay.
Karl Landsteiner
Bác sĩ người Australia, Landsteiner sử dụng máu của
chính mình để xác minh giả thuyết rằng những người khác nhau có các loại
máu khác nhau.
Landsteiner cho rằng con người có các loại kháng thể
khác nhau trong máu. Một số kháng thể tấn công tế bào máu có chứa loại
kháng thể khác. Khi kháng thể tấn công loại khác, gây tiến trình truyền
máu bị gián đoạn, thường dẫn đến tử vong. Vào năm 1901, Landsteiner tìm
ra 4 loại máu bằng những thí nghiệm trên máu của ông, đó là: A, B, O và
AB.
Thông qua tự thí nghiệm trên bản thân, Landsteiner đã
tìm ra nguyên tắc tương thích của các nhóm máu, một phát hiện giúp ích
cho việc truyền máu và hiến nội tạng và đã cứu nhiều mạng sống con
người.
Jack Goldstein
Vào năm 1981, tiếp nối thí nghiệm của Karl
Landsteiner, một bác sĩ tự thí nghiệm khác tên là Jack Goldstein đã mở
rộng nghiên cứu cùng lĩnh vực về máu.
Goldstein khám phá ra một enzyme trong cà phê có thể
biến đổi nhóm máu B trở nên vô hại. Phản ứng hóa học này chuyển đổi nhóm
máu B khiến nó có chức năng tương tự như nhóm máu O, vì vậy mở rộng khả
năng thích ứng của máu B với các nhóm máu khác.
Goldstein có nhóm máu O. Ông đã trải qua một tiến
trình truyền máu sử dụng nhóm máu loại B đã được xử lý bằng enzyme, để
chuyển thành loại máu O. Sau khi trải qua tiến trình truyền máu này và
không gây ra các phản ứng có hại nào, Goldstein đã chứng minh rằng kỹ
thuật này thật sự có hiệu quả.
George Stratton. Ảnh: Wikipedia.
|
George Stratton
Để kiểm tra lý thuyết về sự thích ứng của nhận thức
con người, Stratton đã mang vào một cặp kính ngược, khiến cho cả thế
giới trong mắt ông bị đảo ngược hoàn toàn. Ông đeo một kính đặc biệt bên
mắt phải và bịt cả mắt bên trái, sau đó bắt đầu thí nghiệm trên chính
mình trong vòng 8 ngày liên tục, với một tầm nhìn khác thường.
Ngày đầu tiên ông di chuyển rất khó khăn và không gian
đảo ngược khiến ông cảm thấy không thực. Nhưng ngày thứ hai, chỉ có vị
trí cơ thể là khác lạ. Đến ngày thứ bảy, mọi thứ trở nên bình thường và
ông có thể di chuyển thoải mái. Thí nghiệm của ông chứng tỏ rằng, con
người có thể xây dựng mối liên kết giữa tầm nhìn, tiếp xúc da bằng cách
học, và thích ứng trong một khoảng thời gian nhất định.
Elsie Widdowson
Vào thế chiến thứ II, chính phủ Anh lâm vào tình trạng
thiếu thốn lương thực. Elsie Widdowson, một nhà nghiên cứu dinh dưỡng
với 60 năm kinh nghiệm, quyết tâm tìm ra khẩu phần ăn phù hợp với tình
hình bấy giờ.
Widdowson và người cộng sự lâu năm, McCance thực hiện
thí nghiệm trên chính họ, bằng cách dùng một chế độ ăn uống hết sức
nghèo nàn bao gồm bánh mì, bắp cải, và khoai tây trong suốt vài tháng
liền. Mục đích của họ là để tìm ra một chế độ ăn uống phù hợp trong thời
chiến tranh với ít thịt, sữa và canxi. Họ chứng minh rằng với một chế
độ ăn uống khắc nghiệt, con người vẫn có thể duy trì sức khỏe tốt nếu
được bổ sung canxi đầy đủ.
Công việc của họ bắt đầu năm 1940, khi canxi được thêm
vào bánh mì. Họ cũng đảm nhận trách nhiệm về xử lý khẩu phần ăn thời
chiến của nước Anh suốt thế chiến thứ hai.
Ngày nay, tự thí nghiệm bị hạn chế trong lãnh vực khoa
học bởi tính chất nguy hiểm và không rõ ràng của nó. Nhưng trong nhiều
thế kỷ qua, các nhà khoa học đã mạo hiểm để mang lại cho con người một
nguồn hiểu biết rộng lớn, quan trọng, và đây là nền tảng cho khoa học
hiện đại ngày nay phát triển.
Nguyên Trường (tổng hợp)
Bệnh tật của các nhà khoa học thiên tài
Dù
mang trong mình những bệnh tật khác nhau, các nhà khoa học đã làm cuộc
sống của họ trở nên có ý nghĩa và khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ với
những phát minh làm thay đổi lịch sử nhân loại.
Albert Einstein (14/3/1879 - 18/4/1955) là nhà vật lý
lý thuyết người Đức. Ông được coi là một trong những cha đẻ của vật lý
hiện đại và là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của thế kỷ
20.
Nhưng ít ai biết, trước khi có thành tựu như vậy,
Einstein đã trải qua quãng thời thơ ấu khó khăn. Khi 3 tuổi, Einstein
chưa biết nói và không thể đọc được cho đến khi lên 8. Nhiều người nói
ông không có khả năng học tập vì có thể ông đã mắc hội chứng thuộc một
dạng của bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, năm 1921, ông đã nhận giải Nobel Vật lý
vì những cống hiến đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá
ra định luật của hiệu ứng quang điện. Việc khám phá và giải thích định
luật quang điện cùng với các đóng góp của những nhà vật khác đã khai
sinh ra lý thuyết lượng tử, một trụ cột của ngành vật lý học. Ảnh: AP.
|
Thomas Alva Edison (11/2/1847 -18/10/1931). Ông là nhà
phát minh vĩ đại, với hơn 1.000 bằng sách chế và nhiều phát minh trong
số đó đã được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như máy ghi âm, bóng đèn
điện, máy hát, tàu điện, máy quay phim...
Edison không thể đọc được cho đến khi 12 tuổi và sau
đó còn bị điếc. Khả năng viết của ông cũng rất kém. Hồi nhỏ, ông thường
đi học muộn vì ốm yếu. Ảnh: Wikipedia.
|
Stephen Hawking
sinh ngày 8/1/1942 tại Anh. Ông là một trong những nhà vật lý thiên văn
lớn nhất thời hiện đại. Năm 21 tuổi, ông bị mắc một chứng bệnh về thần
kinh tên là Lou Gehrig. Căn bệnh này khiến ông gần như mất hết khả năng
cử động, luôn phải gắn chặt vào xe lăn. Ngoài ra, sau lần phẫu thuật cắt
khí quản, ông chỉ có thể nói được nhờ một thiết bị phát âm gắn với một
máy tính được ông gõ chữ vào đó.
Nhưng căn bệnh trên không thể cản trở sự nghiệp nghiên
cứu khoa học miệt mài của Hawking. Hiện ông có thể sử dụng má của mình
để nhập dữ liệu vào một máy tính kết nối đến não, qua đó xây dựng các
câu nói hoàn chỉnh, thậm chí là những bài diễn văn. Ảnh: Martin Pope.
|
Isaac Newton (1642
- 1727) là nhà vật lý, thiên văn học, triết học, toán học người Anh.
Ông được đánh giá là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn. Khi
chưa đầy 25 tuổi, Newton đã có ba phát minh khiến ông trở thành thiên
tài khoa học của mọi thời đại.
Newton luôn chịu thiệt thòi vì mắc nhiều bệnh tật. Ông
không chỉ bị mắc bệnh viêm khớp mà còn được cho là mắc đủ chứng bệnh về
tâm thần. Ảnh: Wikipedia.
|
Charles Darwin (12/2/1809 - 19/4/1882) là một nhà
nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người
đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ
những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên.
Tuy nhiên, cha đẻ của Thuyết tiến hóa thường gặp phải
các triệu chứng như run rẩy, buồn nôn, khóc, ảo giác. Theo các chuyên
gia có thể ông mắc chứng sợ khoảng rộng có tên Agoraphobia, vì vậy ông
ít khi nói chuyện với người xung quanh, ngay cả với người thân. Ảnh: Wikipedia.
|
Kurt Godel (28/4/1906 - 14/1/1978) là một nhà toán học
và logic học nổi tiếng người Áo. Ông từng được tờ tạp chí danh tiếng
Times bình chọn là nhà toán học lớn nhất thế kỷ 20.
Nhìn bên ngoài, Godel không có vẻ gì là bị mắc bệnh
tâm thần, nhưng ông lại có ảo giác bị người khác đầu độc. Ảo giác này
khiến ông chỉ có thể tin tưởng thức ăn do vợ nấu. Vì vậy, khi vợ nhập
viện, Godel chỉ đơn giản là không ăn gì cả và đã chết vì suy nhược. Ảnh:
Wikipedia.
|
Hương Thu (tổng hợp)
Nhận xét
Đăng nhận xét