Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Phút giây cảnh giác 20

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
PHÚT GIÂY CẢNH GIÁC ★ Buổi hẹn hò - Bạn của chồng - Chồng đi công tác 

Những chiêu lừa đảo tinh vi đến khó tin 

Tác giả: Minh Phạm (theo Blogtamsu.vn)
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Xin đưa lên Blog để bạn đọc chia sẻ.
————-
Quá khủng khiếp, những chiêu lừa đảo đáng sợ. Mọi người hãy xem để đề cao cảnh giác.
logowweb2 (5) - Copy - Copy
Câu chuyện 1: 
Gia chủ đang ở trong nhà một mình, đột ngột mất điện, mở cửa sổ ngó ra ngoài thấy nhà hàng xóm đều có điện liền mở cửa đi ra ngoài kiểm tra cột điện nhà mình. Vừa mở cửa đã bị  một con dao kề vào cổ, kẻ trộm đột nhập vào nhà và cướp đoạt tài sản.
 
Nhắc nhở : Trong nhà đột ngột mất điện, đừng vội vàng mở cửa ra. Nhà nào cửa có gắn mắt thần trước tiên hãy quan sát xem động tĩnh bên ngoài. Nếu nhà nào cửa không gắn mắt thần hãy ở yên trong nhà lắng nghe động tĩnh bên ngoài một lúc, đến lúc không có tiếng động lạ thì mới ra ngoài.

Câu chuyên 2: 
Các bạn nữ hãy cảnh giác chiêu lừa đảo mới  :
Một cô gái đang trên đường đi tan làm về nhà thì nhìn thấy một đứa bé đứng khóc bên lề đường trông rất tội nghiệp. Cô gái tốt bụng dừng lại hỏi đứa bé sao cháu lại khóc. Đứa bé nói với cô gái “ Cháu lạc đường rồi, cô có thể dẫn cháu về nhà được không”, rồi đưa cho cô gái một mẩu giấy trên đó viết địa chỉ nhà. Sau đó cô gái tốt bụng dẫn đứa bé đi tìm nhà nó. Tìm được nhà đứa bé, cô gái ấn chuông cửa, một người đàn ông chạy ra đón. Sau đó cô gái lịm dần, không biết chuyện gì đang xảy ra. Ngày hôm sau, tỉnh dậy thấy mình trần truồng nằm trong căn phòng trống, bên cạnh không có một ai.  Ngay cả mặt mũi kẻ đã hãm hại mình cô ấy cũng không nhớ rõ.
Nhắc nhở : Tội phạm bây giờ thường lợi dụng lòng trắc ẩn của những cô gái nhẹ dạ. Nếu gặp tình huống tương tự thế này, vì sự an toàn của đứa bé cũng như bản thân mình , hãy dẫn đứa bé đến đồn công an gần nhất.
Câu chuyện 3:
Hôm nay gặp chiêu ăn xin mới, mọi người hãy chú ý đề phòng.
Hôm nay đang ở nhà nghỉ ngơi, có người ấn chuông cửa. Mở cửa ra xem, là một phụ nữ trên dưới 50 tuổi, trong tay cầm 2 bao kẹo. Tôi cứ tưởng đó là hàng xóm mới chuyển đến. Cô ta nói hai bao kẹo này tặng chúng tôi, rồi hỏi có tiền lẻ không đổi cho cô ta một ít tiền lẻ, cô ta đang cần tiền lẻ có việc gấp. Cảm thấy có gì đấy không đúng lắm nên tôi lập tức đóng cửa lại.
Nhắc nhở: Rất có thể trên bao kẹo có dính thuốc mê, hoặc là tiền chẵn cô ta nhờ đổi là tiền giả. Vì vậy, mọi người hãy thận trọng đừng dễ dàng cầm đồ của người lạ.
Câu chuyện 4: 
Mọi người chú ý!  Đến cột ATM rút tiền nhất định phải cẩn thận.
Tối hôm qua lúc tôi đang rút tiền ở cột ATM, phía sau có một phụ nữ trung tuổi, hỏi tôi cột này có thể rút tiền không, rồi  nói cái gì mà cột bên kia hỏng mất rồi. Sau đó không biết từ lúc nào bên cạnh  xuất hiện một bé gái cứ muốn chen lên trước tôi, tôi cũng không chú ý lắm bởi vì nó còn bé. Nhưng quá đáng là đứa bé đặt tay vào khe rút tiền  trong lúc tiền của tôi chuẩn bị chạy ra. Cảm thấy là lạ, tôi lập tức đẩy nó sang một bên, đợi tiền chạy ra, tôi cầm lấy tiền rồi đi luôn. Sau đó nghĩ lại, tôi chắc rằng hai người đó là một hội. Người phụ nữ giả vờ hỏi han để thu hút sự chú ý, sau đó đứa bé nhân lúc tôi sao nhãng cướp tiền chạy mất. Nếu như tôi không đề phòng không biết chừng tiền đã bị cướp mất rồi.
( Một là, tôi tức tốc đuổi theo đứa bé đó lấy lại tiền, nhưng mà ai có thể tin được một bé gái có thể cướp  tiền của một người lớn. Đáng sợ hơn là lúc tôi chạy đi, người phụ nữ kia sẽ rút hết tiền trong thẻ của tôi , bởi vì lúc đó thẻ vẫn còn đang ở trong máy ATM. Hai là, nếu tôi không lập tức đuổi theo đứa bé kia, đợi cho đến khi rút được thẻ ra mới đuổi thì đứa bé đó cũng chạy mất tăm rồi, tiền cũng mất luôn.)
Nhắc nhở:  Đây là kinh nghiệm bản thân tôi đã từng trải qua, hy vọng mọi người lúc rút tiền hãy đề cao cảnh giác, chú ý quan sát những người xung quanh .
logowweb2 (3) - Copy - Copy
Câu chuyện 5: 
Bố mẹ tôi đều đã nghỉ hưu . Sáng hôm qua ở nhà thì có một người trung tuổi lạ mặt đến gõ cửa, nói là xe ô tô của ông ta hết xăng rồi . Nhưng mà trạm xăng cách đây quá xa, xe nặng quá  không thể đẩy được, nên hỏi mượn bố mẹ tôi một cái chai không để đi mua xăng. Rồi nói sẽ trả tiền cho cái chai không đó . Mẹ tôi liền vào nhà tìm một cái chai không đưa cho ông ta. Ông ta liền rút từ trong túi ra tờ 500 nghìn, nói là không có tiền lẻ rồi bảo mẹ tôi thối lại.  Mẹ tôi có chút nghi ngờ nên bảo ông ta thôi không cần trả tiền dù sao cũng chỉ là một cái chai không. Ông ta thấy mẹ tôi không cắn câu nên lủi mất.
Nhắc nhở:  Tiền đấy có thể là tiền giả,có thể sẽ bị lừa đổi tờ tiền giả lấy một tờ tiền thật. Mọi người khi ở nhà hãy chú ý đừng mở cửa cho người lạ mặt.
Câu chuyện 6: 
Một đôi vợ chồng mới cưới đến Pari hưởng tuần trăng mật. Tại Pari, người vợ đang ở trong một shop thời trang thử quần áo, người chồng đợi ở phía ngoài phòng thử đồ. Nhưng đợi mãi vẫn không thấy người vợ bước ra, người chồng lo lắng yêu cầu nhân viên cửa hàng vào trong kiểm tra xem. Nhưng lạ thay trong phòng thay đồ không một bóng người. Người chồng tưởng rằng vợ mình đang đùa, muốn người chồng lo lắng. Thế là quay về khách sạn đợi cô vợ trở về. Mấy tiếng sau vẫn không thấy tung tích vợ đâu, anh ta mới nghĩ rằng có chuyện lớn đã xảy ra. Liền vội vàng đi báo cảnh sát, và đến tất cả các shop thời trang, bệnh viện hỏi thăm tin tức người vợ mất tích. Ba tuần trôi qua, người vợ vẫn bặt vô âm tí.
Người chồng đau lòng chỉ có thể dọn vali quay về nước.  Sau khi người vợ mất tích, người chồng không có tâm trí làm việc, thậm chí quyết định sống một mình lang thang khắp mọi nơi tìm vợ. Mấy năm sau,  linh cảm  mách bảo anh ta đi đến đảo Bali. Trong một căn nhà tồi tàn xem FREAKSHOW. Anh ta nhìn thấy trong một cái cũi bẩn thỉu, có một người phụ nữ mất hết tứ chi, thân thể bao gồm cả khuôn mặt chằng chịt những vết sẹo. Cô ta đang lăn lộn trên đất và phát ra tiếng kêu như  thú dại. Đột nhiên người chồng hét lên kinh hoàng. Anh ta nhìn thấy từ khuôn mặt chằng chịt vết sẹo của người phụ nữa kia cảm giác rất thân thuộc, chính là vết bớt màu đỏ của người vợ  mới cưới  đã mất tích lâu nay.
Câu chuyện 7:
Một kịch bản khác xảy ra ở Thượng Hải, mấy năm trước một cô gái thông báo với công an:  em họ của cô ta lúc đang đi chợ Thương Hải mua sắm  đột nhiên mất tích, tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy. Mãi cho đến 5 năm sau , một người bạn vô tình nhìn thấy cô em họ này đang hành nghề ăn xin trên đường ở Bangkok Thái lan. Đáng sợ hơn nữa là không biết tại sao cô gái lại bị mất đi 2 tay 2 chân.

Phát hiện chiêu lừa đảo mới cực kỳ tinh vi hoành hành tại TP.HCM và Hà Nội

Thứ Tư, 26/02/2014, 05:55 [GMT+7]
.
Thời gian vừa qua nhiều người dân ở những thành phố lớn trên cả nước đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội, một số khách hàng sử dụng điện thoại đã nhận được những cuộc gọi “từ trên trời rơi xuống”, và từ đó “kịch bản lừa” được dựng nên một cách hoàn hảo…

Siêu “kịch bản” lừa đảo

CAQ Hoàn Kiếm mới bắt giữ một đường dây lừa đảo tống tiền với cách thức lừa đảo thông qua điện thoại hết sức tinh vi và có bài bản. Trung tá Kiều Đình Vinh, Đội hình sự, Công an quận Hoàn Kiếm cho biết: Theo lời khai của 3 đối tượng Nguyễn Đình Hải, Nguyễn Thị Nga (SN 1993) và Lưu Văn Hiệp (SN 1989) đều ở TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh thì “kịch bản” được nhóm lừa đảo “thiết kế” như sau: Nguyễn Thị Nga “thủ vai” nhân viên của tổng đài VNPT (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) có nhiệm vụ gọi điện đến một số thuê bao cố định để thông báo với chủ nhà là người này đang nợ cước điện thoại quốc tế gần 9 triệu đồng từ một số ĐTDĐ mà chủ nhà này đã đăng ký. Thực chất chủ nhà này không hề nợ cước điện thoại quốc tế mà cũng không hề dùng số điện thoại mà chúng thông báo. Nhưng cuộc gọi của Nga là tạo nên một tình huống là có một ai đó mạo danh chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu của chủ nhà để dùng vào mục đích đăng ký các thuê bao gọi đi nước ngoài. Sau đó các đối tượng sẽ dựng nên “kịch bản” là tổng đài sẽ nhờ lực lượng công an vào cuộc. Sau khi “đánh” vào tâm lý lo ngại của chủ nhà, 2 đối tượng còn lại là Nguyễn Đình Hải, Lưu Văn Hiệp sẽ tiếp tục “nhập vai” cán bộ công an và cán bộ ngân hàng tiếp tục gọi điện để “giúp đỡ” người bị hại. Nhiệm vụ của 2 đối tượng Hải, Hiệp là thông báo cho chủ nhà về việc họ đã bị một đối tượng mạo danh chứng minh thư, hộ khẩu để đi lừa đảo. Tình huống xấu nhất mà các đối tượng giả mạo tạo nên là chủ nhà có nguy cơ bị đối tượng ăn cắp tiền tại thẻ tín dụng của mình. Trong “vai” công an, cán bộ ngân hàng, Hải và Hiệp đề nghị chủ nhà ra ngay cây ATM gần nhất để đổi mật khẩu. Lấy lòng tin bằng sự tận tâm giúp đỡ, các đối tượng trên đã tìm mọi cách lừa chủ nhà bấm vào nút “chuyển khoản” từ tài khoản của họ vào một tài khoản bí mật do chúng chỉ định với lý do đây là một tài khoản ngân hàng bảo mật để đảm bảo an toàn, rồi dần dần rút hết tiền. Theo lời khai của nhóm đối tượng Nga - Hải - Hiệp thì hiện có một công ty lừa đảo có trụ sở ở Trung Quốc đang thuê nhiều nhóm người đang sống ở Móng Cái, Quảng Ninh để huấn luyện học cách lừa đảo qua điện thoại này.

Tại TP Hồ Chí Minh

Mới đây phòng CSĐT Tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.HCM đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 2 đối tượng gồm: Trần Văn Tèo (SN 1989, ở ấp Thới An, xã Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) và Trần Văn Huy (SN 1993, ở ấp Phúc Lộc 1, phường Trung Nhứt, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) để điều tra, xử lý về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bước đầu công an xác định Tèo và Huy là 2 mắt xích quan trọng trong 1 tổ chức lừa đảo công nghệ cao bằng thủ đoạn cực kỳ tinh vi nghi vấn do người Trung Quốc cầm đầu và hiện đang mở rộng điều tra truy bắt những kẻ liên quan.

Cụ thể số đối tượng này có khả năng là băng nhóm Trung Quốc cư trú ở nhiều nước khác nhau, chúng dùng công nghệ cao kết nối vào đường truyền điện thoại của cơ quan pháp luật Việt Nam như: Công an, Viện KSNDTC… để đánh lừa người dân. Qua điện thoại chúng xưng là cán bộ điều tra, hù doạ nạn nhân là đang dính líu đến vụ án hoặc liên quan đến tội phạm rửa tiền, để yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản theo chúng yêu cầu nhằm phục vụ công tác điều tra.

Vì chiêu lừa quá tinh vi, chúng cố tình tạo ra các tình huống phạm tội và đưa người sử dụng điện thoại vào bẫy, nhiều người sập bẫy đáng tiếc. Và để che giấu tung tích, những thành viên băng nhóm này mua lại các thẻ thanh toán quốc tế từ những cộng sự đắc lực như Tèo và Huy như đề cập trên. Thực tế trong thời gian qua, nhiều người ở TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam đã dính bẫy của bọn tội phạm quốc tế dạng này. Điển hình như trường hợp ông N (ở Q.1) bất ngờ nhận được điện thoại gọi đến số điện thoại cố định của gia đình ông vào giữa tháng 1-2014 xưng là nhân viên tổng đài VNPT. Người này thông báo ông N. đang nợ cước thuê bao số ĐTDĐ với số tiền hơn 8,9 triệu đồng, nếu không thanh toán sẽ bị truy tố trước pháp luật.

Ông N. đang lớ ngớ thì nhân viên trên qua điện thoại yêu cầu ông N. bấm số 9 để gặp tổng đài VNPT để làm rõ. Ông N. làm theo thì nhân viên tổng đài khác nói vanh vách nhân thân, lý lịch của ông làm ông tin là sự thật. Chưa dừng lại, “tổng đài” còn kết nối cho ông N. gặp…. “điều tra viên CATP Hà Nội”. Qua điện thoại giọng 1 người xưng là điều tra viên nạt nộ rằng số tài khoản ngân hàng của ông N. có liên quan đến 1 băng nhóm tội phạm buôn lậu quốc tế, sử dụng vào mục đích rửa tiền. Điều tra viên này truy vấn ông N. về thông tin và tiền có trong tài khoản. Người đàn ông xưng điều tra viên đó hướng dẫn ông N. chuyển tiền vào tài khoản của một nữ cán bộ khác để xác minh xem tiền có hợp pháp hay không? Rồi sẽ chuyển trả lại sau 2 giờ. Vì bị đe doạ dính đến pháp luật và nghĩ là “cây ngay không sợ chết đứng” ông N. làm theo yêu cầu của “cán bộ công an” đã chuyển 70 triệu đồng nhưng sau đó mới biết mình bị lừa.

Xuất hiện ở khắp các thành phố lớn

Chị L.T.H (ở TP Cần Thơ) cho biết chị nhận được một cuộc điện thoại đến số cố định nhà riêng thông báo nợ 9 triệu đồng cước thuê bao của một số điện thoại chị không biết  ở Hà Nội mà chị H.chưa một lần ra Hà Nội. Một giọng nữ ở đầu dây bên kia cho biết trong vòng 48 giờ chị H. không đóng tiền cước sẽ bị khởi kiện ra tòa. Bất ngờ và ngạc nhiên, chị H. hỏi lại nhân viên ở đầu dây thì được hướng dẫn: “Để biết thêm chi tiết vui lòng bấm phím 9, để gặp tổng đài viên vui lòng bấm phím 0”. Nhanh chóng ấn phím số 9 thì một giọng nữ khác ở đầu dây bên kia tiếp nhận, trước thắc mắc của chị H. thì được hướng dẫn nên gọi báo Cảnh sát 113, CATP Hà Nội trình bày về sự việc này. Nhưng đối tượng nữ ở đầu dây bên kia nhanh chóng hỗ trợ chị H. bằng cách nói chị giữ nguyên máy để cô sẽ chuyển cuộc gọi đến Cảnh sát 113. Sau đó, chị H. gặp một giọng nam tự xưng là lực lượng Cảnh sát 113, và anh này bắt đầu “diễn” theo “kịch bản” siêu lừa từ việc hỏi thông tin cá nhân chị H, hướng dẫn ra cây ATM để đổi mật khẩu, chuyển tiền vào một tài khoản bí mật… Tất cả mọi sự hỗ trợ để chị H. thực hiện một số thao tác để tránh bị lừa thì chính là lúc chị H. mắc bẫy. Thực tế chị H. mắc bẫy các đối tượng lừa đảo từ lúc “bấm phím số 9” để được hỗ trợ hoặc gặp nhân viên tổng đài, khi đó các đối tượng lừa đảo đã làm “đảo chiều” cuộc gọi - biến người dùng thành người thực hiện cuộc gọi nhưng người dùng lại không hay biết, bắt đầu từ lúc này các đối tượng sẽ trục lợi từ việc hưởng cước phí do người dùng thực hiện cuộc gọi đi. Tùy vào số gọi đến mà cước phí người dùng phải trả có thể lên đến hàng trăm nghìn đồng. Không những thế khi để “con mồi” cắn sâu vào bẫy, bọn tội phạm còn dẫn dụ người sử dụng điện thoại chuyển tiền đến tài khoản của chúng một cách rất… “ngọt”.

Tín hiệu cảnh báo đã  được phát đi

Theo ghi nhận của VNPT từ tháng 9-2013 trở lại đây nhiều thuê bao cố định và di động của VNPT bị kẻ xấu gọi đến quấy rối, lừa đảo, thậm chí uy hiếp nhằm trục lợi, chiếm đoạt từ người bị hại. Để ngăn chặn, VNPT đã phát đi cảnh báo về việc quấy rối và lừa đảo xuất hiện trên diện rộng bắt đầu ở Hải Phòng, sau đó đến Hà Nội, TP.HCM, Vũng Tàu, Trà Vinh, An Giang, Long An, Cần Thơ… với nội dung “kẻ xấu đã không chỉ mạo danh VNPT để lừa đảo các thuê bao mà còn mạo danh nhiều cơ quan và tổ chức khác. Mục tiêu của chúng cũng không đơn thuần chỉ câu thời gian đàm thoại giữa thuê bao tới các tổng đài lạ do chúng dẫn dụ người nghe bấm số chọn đến, mà còn có tính uy hiếp, lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân, tống tiền người dân”. VNPT cho biết qua kiểm tra, bước đầu phát hiện những cuộc gọi trên đều có liên quan đến các tổng đài từ nước ngoài về Việt Nam qua kết nối VoIP (một công nghệ cho phép truyền âm thanh thời gian thực qua băng thông Internet và các kết nối IP), do kẻ xấu sử dụng công nghệ cao và thiết bị thông tin trái phép để thực hiện. “Kịch bản” các đối tượng sử dụng đều chung kiểu: Một là giải danh nhà mạng nhắc nợ cước với số tiền lên tới 8, 9 triệu đồng rồi dẫn dụ thuê bao bấm tiếp các phím số 0, 9, 113… với lời đe dọa nếu không nộp ngay trong vòng 2 giờ sẽ chuyển sang cơ quan an ninh điều tra để điều tra, xử lý. Hai là các đối tượng sẽ mạo danh cán bộ ngân hàng nhắc nợ, giả mạo công an khuyến cáo người có tiền gửi ngân hàng gửi sang tài khoản của chúng để được bảo vệ…

Khuyến cáo từ các cơ quan chức năng

Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, CATP Hà Nội ghi nhận thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ việc được trình báo đến cơ quan công an với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ mạng viễn thông. Để phòng ngừa không xảy ra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn trên, CATP Hà Nội đề nghị người dân đề cao cảnh giác với tội phạm thông qua mạng Internet để gây án. Công an các đơn vị ở cơ sở cần tuyên truyền, phổ biến kỹ phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để người dân nắm vững, nâng cao ý thức cảnh giác… Trung tá Kiều Đình Vinh, Đội hình sự, CAQ Hoàn Kiếm cho biết đối tượng mà bọn tội phạm nhắm tới là những người không hiểu biết về công nghệ, đặc biệt là những người già ở nhà, có điều kiện kinh tế ở các quận nội thành, có lương hưu, sổ hưu, có tài khoản tiết kiệm gửi trong ngân hàng, qua nhiều lần gọi điện đến để dò xét “thử” thấy nhẹ dạ, tin tưởng là các đối tượng tiến hành “kịch bản” siêu lừa bằng cách gọi điện đến trong giờ hành chính khi con cái họ đi làm hết. Chúng đe dọa, dẫn dụ hoặc đưa ra những thông tin giả khiến người già lo lắng và sẽ thực hiện các thao tác của chúng từ đó sẽ bị chiếm đoạt tiền... Công an TP.HCM cũng nhận định nhóm tội phạm công nghệ cao rất tinh vi, có sử dụng tài khoản của người khác dạng mua lại, để gây án. Do đó Công an TP.HCM khuyến cáo, người dân nên cảnh giác khi trò chuyện với người lạ, đặc biệt là người xưng là cán bộ cơ quan pháp luật; đồng thời cảnh báo những người dân không nên cung cấp hoặc tài khoản, thẻ tín dụng cho người khác, vì dễ dàng tiếp tay cho các băng nhóm lừa đảo bằng công nghệ cao.

Trong khi cơ quan công an đang tiếp tục đấu tranh với loại tội phạm này thì trước hết người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo mới của bọn tội phạm, thông báo ngay cơ quan công an khi nhận được cuộc gọi lạ để cùng phối hợp giải quyết, không nên tự xử lý sẽ “sập bẫy kịch bản siêu lừa” của tội phạm.

Vế phía VNPT cho biết đã phối hợp với các cơ quan an ninh làm rõ và triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật này. Để tránh rủi ro cho người dân mắc lừa kẻ xấu, VNPT đã sớm thông tin rộng rãi trên cổng thông tin của doanh nghiệp, khuyến cáo tới các thuê bao rằng VNPT không nhắc nợ tự động qua hộp thư ghi âm tự động nào, mà chỉ sử dụng thống nhất tổng đài 800126. Các thuê bao cần hết sức cảnh giác, không mắc lừa kẻ xấu khi nhận được các cuộc gọi đến có dấu hiệu quấy rối, mạo danh nhà mạng hoặc công an và không làm theo chúng dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại.
Theo An ninh Thủ đô

Những chiêu lừa đảo tinh vi đến khó tin

Đóng tiền tiêm vaccine, “đội lốt” bán hàng để có cơ hội vào tận nhà ăn cắp, bán hàng qua mạng giá rẻ… là những chiêu được các đối tượng sử dụng tinh vi, bài bản khiến nhiều gia đình dính “bẫy”.
Lợi dụng mùa dịch bệnh và đánh vào tâm lý của người dân đã xuất hiện những đối tượng chuyên đi đến tận nhà để lừa tiền hoặc lấy cắp đồ có giá trị khi chủ nhà sơ xuất. Đơn cử, vào ngày 23.4, chị Nguyễn Thanh B ở Bùi Xương Trạch (Thanh Xuân, Hà Nội) giật mình khi thấy bố mẹ đẻ gọi điện bảo đưa con ra trạm y tế phường tiêm vaccine tay chân miệng vì ông bà đã đóng tiền cho 2 cháu và có hóa đơn rồi. Thấy lạ, chị B liền đến ngay nhà bố mẹ đẻ ở phố Đặng Văn Ngữ (Trung Tự, Hà Nội) để tìm hiểu vấn đề. Cầm hóa đơn trên tay, chị B mới vỡ lẽ là bố mẹ mình đã bị nhóm người lừa rất tinh vi, có bài bản.
Lợi dụng đúng lúc Hà Nội đang có dịch bệnh, trong vai nhân viên y tế chúng đến tận nhà và bảo ông bà đóng tiền tiêm vaccine tay chân miệng cho 2 cháu. Khi hai ông bà còn đang phân vân, kẻ lừa đảo – là một phụ nữ dí ngay điện thoại của ả đã bấm sẵn số và bảo nói chuyện với con gái ông bà luôn. Ở đầu bên kia, đồng bọn của ả giả danh con gái ông bà nói chuyện và nhờ bố mẹ đóng tiền hộ. Sau khi kết thúc cuộc điện thoại, “nhân viên y tế” này đã dễ dàng thu được gần 2 triệu đồng tiền tiêm vaccine từ các cụ. Tính ra, nếu lừa được khoảng 10 gia đình thì số tiền chúng kiếm được trong ngày cũng không nhỏ.
Hóa đơn viêm vaccine giả mà chị B nhận được.
Cũng đến tận nhà với mục đích lừa đảo, anh Lương Hương ở Cầu Giấy, Hà Nội đã rất bức xúc khi chiếc máy tính xách tay của anh “không cánh mà bay”. Lúc đó, ở nhà anh Hương chỉ có một người giúp việc lớn tuổi đang trông cháu. Đột nhiên một người phụ nữ lạ mặt tới và nói chuyện đóng tiền tiêm chủng. Cũng như những người già cả, giúp việc thường là người ở nông thôn lên thành thị, chưa va vấp, thật thà và dễ tin người. Dù đã được chủ nhà dặn dò cảnh giác, không mở cửa cho người lạ, nhưng khi đối tượng giả vờ gọi điện thoại cho chủ nhà (thực chất là đồng bọn) để nói chuyện với người giúp việc, yêu cầu thực hiện điều này, điều nọ, ngay lập tức họ đã bị lừa. Sau khi vào được nhà, kẻ lừa đảo nhanh tay nẫng các đồ vật có giá trị rồi tẩu thoát.
Tại các miền quê như Nam Định, Thái Bình…, các chiêu lừa đảo lấy tiền của cũng xảy ra. Biết rõ ngày thường các con cháu đi làm ăn hết, chỉ có các ông bà già ở nhà, bọn chúng giả vờ đến rao bán những mặt hàng không có giá trị như bột sắn hay thu mua đồng nát. Sau khi vào tận nhà mời mọc mua bán, rồi giả vờ khát nước để chủ nhà đi lấy nước, chúng nhanh chóng cuỗm ngay các đồ vật nhỏ gọn như điện thoại, máy tính, tiền… và chuồn trước khi chủ nhà mang nước ra. Mới đây, nhiều gia đình ở Ý Yên, Nam Định đã bị mất điện thoại di động và tiền bạc trong những tình huống tương tự.
Không chỉ ở miền Bắc, tại Sài Gòn, nhiều chị, mẹ có sở thích mua hàng qua mạng, qua facebook cá nhân cũng dính “đòn lừa”. Mới đây, facebook cá nhân có tên Mẹ Thằng Ku (MTK) núp dưới dạng một shop chuyên bán đồ trẻ em xuất dư xịn, bán sỉ số lượng lớn đã lừa đảo rất nhiều người. Có người mua lẻ chỉ chuyển vài trăm nghìn, nhưng có người mua nhiều khoảng 5 triệu đồng, thậm chí có người chuyển tới 85 triệu đồng nhưng hàng đâu không thấy chỉ thấy chủ shop “bốc hơi”.
Sẽ có nhiều người thắc mắc vì sao mua bán qua mạng mà lại dễ dàng chuyển nhiều tiền thế? Xin nói rằng, kẻ lừa đảo đã đánh trúng tâm lý người Việt khi liên tục gọi điện báo sắp chuyển hàng và “động viên” khách mua số lượng nhiều sẽ có giá cực rẻ. Nhiều người thấy hời đã nhanh chóng chuyển tiền để hưởng giá ưu đãi.
Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những chị em có nhu cầu mua hàng qua mạng, khi chắc chắn nhận được hàng rồi mới chuyển tiền hoặc chỉ nên đặt cọc ít trước thôi, chớ vội tin những lời mời chào giá rẻ hoặc tin tưởng vì đã mua nhiều lần mà chuyển hết tiền, hậu quả sẽ thật khó lường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét