Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

BÍ ẨN LỊCH SỬ 84

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bí ẩn MH 370 - Tìm câu trả lời

Vụ mất tích máy bay MH370: Mãi mãi là bí ẩn

Thứ Ba, ngày 10/10/2017 20:30 PM (GMT+7)

Hơn ba năm rưỡi kể từ ngày chiếc máy bay chở khách của Hãng Hàng không Quốc gia Malaysia mang số hiệu MH370 mất tích (8-3-2014), lực lượng tìm kiếm của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chưa thể xác định được vị trí chiếc máy bay có thể rơi, và những gì đã thật sự xảy ra với chiếc máy bay vẫn là một bí ẩn không thể lý giải.

150 50
Ngày 3-10-2017, Cục An toàn giao thông Australia (ATSB), cơ quan điều phối công tác tìm kiếm, đã công bố báo cáo cuối cùng về vụ mất tích của MH370.
Cuộc tìm kiếm quy mô chưa từng có
ATSB bắt đầu cuộc tìm kiếm chiếc MH370 dưới biển Ấn Độ Dương vào đầu tháng 10-2014, gần 6 tháng sau khi các cuộc tìm kiếm trên không và trên mặt biển kết luận không thành công. Diện tích khu vực tìm kiếm ban đầu dự kiến là 60.000 km vuông. Để thực hiện việc tìm kiếm dưới mặt nước, trong lòng đại dương bao la, ATSB đã huy động tất cả các phương tiện dò tìm tối tân nhất hiện có, kể cả tàu ngầm robot tự hành để dò đáy đại dương.
Đến tháng 4-2015, với hơn 40% diện tích khu vực tìm kiếm chưa được lục soát, 3 nước liên quan trong cuộc tìm kiếm (Australia, Malaysia, Trung Quốc) đã quyết định mở rộng phạm vi tìm kiếm thêm 60.000 km vuông, nâng tổng diện tích phu vực tìm kiếm lên 120.000 km vuông. Khu vực tìm kiếm đã được khu biệt về Nam Ấn Độ Dương, dọc theo “Cung số 7” nằm ngoài khơi Tây Nam Australia, cách bờ biển 2.500 km, kéo dài xuống đến khu vực giữa vĩ tuyến 33 và 36 độ Nam.
Vụ mất tích máy bay MH370: Mãi mãi là bí ẩn - 1
Vụ mất tích máy bay MH370 của Malaysia Airlines là bí ẩn lớn nhất của ngành hàng không thế giới đầu thế kỷ XXI.
IG tham gia cuộc tìm kiếm chiếc MH370 từ rất sớm, ngay trong giai đoạn đầu tìm kiếm. Tháng 9-2014, trước khi ATSB bắt đầu cuộc tìm kiếm, nhóm này đã đưa ra đề xuất nên thu hẹp chiều rộng khu vực tìm kiếm, nhưng mở rộng chiều dài theo hướng bắc.
Còn ATSB thì dựa theo lý thuyết “thả trôi”; có nghĩa là với sự điều khiển của phi công, chiếc máy bay có thể lướt trôi trên không thêm 100 hải lý sau khi hết nhiên liệu. Nhưng lập luận này lại mâu thuẫn với dữ liệu vệ tinh Inmarsat đưa ra giả thuyết rằng vào thời điểm rơi, chiếc máy bay đâm đầu xuống với tốc độ 4.570 mét/phút.
Rốt cuộc, những nỗ lực tìm kiếm trong phạm vi 120.000 km vuông ở “Cung số 7” đã không mang lại dấu vết gì về MH370 cả. trong khi đó, cùng thời điểm ATSB tăng cường hoạt động tìm kiếm thì những mẫu vật nghi là xác MH370 đã được phát hiện trôi dạt vào đảo Reunion và bờ biển Đông Phi. Điều này khiến dư luận đặt nghi vấn về tính đúng đắn của việc xác định khu vực tìm kiếm.
Nhưng các mẫu vật vớt được không nhiều, do đó không thể thuyết phục các quốc gia liên quan thay đổi quan điểm về khu vực tìm kiếm. Cuộc tìm kiếm đã gây tốn kém chi phí 180 triệu đôla Australia, trong đó chủ yếu là sự đóng góp của Australia và Malaysia, Trung Quốc góp 20 triệu đôla Australia.
Sau khi những mẫu vật liên tục được tìm thấy ở đảo Reunion và bờ biển Đông Phi vào tháng 6 và 7-2015, lãnh đạo 3 nước tìm kiếm đã rất lạc quan về khả năng tìm thấy xác chiếc MH370 trong khu vực Nam Ấn Độ Dương. Đến tháng 3-2016, nhân kỷ niệm 2 năm ngày chiếc MH370 mất tích, các nhà điều tra vẫn rất lạc quan.
Martin Dolan, người đứng đầu ATSB thậm chí còn bảo đảm rằng chiếc máy bay sẽ được tìm thấy trong phạm vi 120.000 km vuông. Tuy nhiên, vài tháng sau, tháng 7-2016, tình hình đã thay đổi hẳn. Lãnh đạo 3 nước tham gia tìm kiếm đã thừa nhận “không còn khả năng tìm thấy chiếc máy bay mất tích”.
Đến tháng 12-2016, ATSB thông báo “tin rằng xác chiếc máy bay sẽ không tìm thấy ở Cung số 7”, do đó cơ quan này đề xuất dời khu vực tìm kiếm xuống vĩ tuyến 33-36 độ Nam. Diện tích khu vực tìm kiếm cũng được thu hẹp lại còn 25.000 km vuông.
Vụ mất tích máy bay MH370: Mãi mãi là bí ẩn - 2
Nhân viên ATSB kiểm tra một mẫu vật tìm thấy ngoài khơi bờ biển Tanzania tháng 6-2016.
Chuyện gì đã thật sự xảy ra?
Vụ mất tích chiếc máy bay MH370 được giới phân tích hàng không thế giới đánh giá là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử ngành hàng không thế giới. Cho đến bây giờ, các chuyên gia vẫn chưa thể thống nhất với nhau về nguyên nhân gây ra tai nạn cho chiếc MH370, điều gì đã thật sự xảy ra trên chuyến bay định mệnh ấy.
Các dữ liệu ra đa và vệ tinh cho thấy lần cuối cùng ra đa ghi nhận tín hiệu phát ra từ chiếc MH370 là vào 2 giờ 22 phút sáng 8-3-2014, không lâu sau khi cất cánh chuyến bay từ Kuala Lumpur, Malaysia, đi Bắc Kinh, Trung Quốc.
Có nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhằm giải mã bí ẩn xung quanh vụ mất tích này. Một giải thuyết từng được báo chí đăng tải vào cuối năm 2014, vài tháng sau khi MH370 mất tích, cho rằng một ngư dân trên biển đã nhìn thấy một chiếc máy bay dân dụng bay qua khu vực theo hướng từ Malaysia về phía quần đảo Nicobar của Ấn Độ. Tuy nhiên, giả thuyết này sau đó bị bác bỏ vì không phù hợp với dữ liệu ra đa cũng như vệ tinh Imarsat. Sang năm 2015, liên tục những mẫu vật nghi là xác máy bay MH370 trôi dạt vào bờ biển Madagascar và đảo Reunion ở châu Phi được ngư dân địa phương vớt lên.
Qua nghiên cứu, các chuyên gia Pháp và Malaysia khẳng định là một phần cánh và nội thất của chiếc MH370. Qua đó, một giả thuyết nữa lại được đưa ra để giải thích “chuyện gì đã xảy ra” trên chuyến bay: khả năng một vụ hỏa hoạn xảy ra, phi công chết ngạt, và chiếc máy bay thả trôi tự do cho đến khi hết nhiên liệu.
Còn một giả thuyết táo bạo nữa được đưa ra vào tháng 7-2015 rằng chiếc MH370 đã chuyển hướng bay theo hướng tây và bị tàu chiến Mỹ ở Vùng Vịnh bắn hạ. Tuy nhiên, thông tin này ngay sau đó đã bị giới chức quân sự Mỹ bác bỏ.
Việc còn lại là tìm kiếm xác chiếc máy bay xấu số. Nhưng Ấn Độ Dương bao la, lại chưa xác định được chiếc máy bay đã bay theo hướng nào thì làm sao tìm kiếm? Chính vì thế, những nỗ lực tìm kiếm ban đầu - trên không và trên mặt nước nhằm xác định các vật thể trôi nổi trên mặt biển trong giai đoạn đầu sau tai nạn - đã không thể khoanh vùng khu vực tìm kiếm.
Hàng trăm mẫu vật đã được vớt lên từ mặt biển Ấn Độ Dương và đưa đi kiểm tra, xét nghiệm để xác định có phải là xuất phát từ chiếc MH370 hay không. Có những mẫu vật nghi là của hành khách trên chuyến bay nhưng thiếu những cứ liệu liên quan để khẳng định. Vì thế, sự mong mỏi của thân nhân các nạn nhân trên chuyến bay MH370 tiếp tục dài thêm ra, ngày càng trở nên vô vọng.
Vậy là phải thay đổi cách tìm kiếm. Australia, Malaysia, Trung Quốc và các quốc gia liên quan đã thống nhất quyết định triển khai cuộc tìm kiếm dưới mặt nước, trong lòng đại dương. Nhưng phải xác định cho được khu vực chiếc máy bay gặp tai nạn thì tìm kiếm mới hy vọng mang lại hiệu quả. Vấn đề mấu chốt của mọi bài toán nhằm xác định vị trí “yên nghỉ” của chiếc MH370 nằm ở “thời điểm chuyển hướng bay” và “cự ly bay cho đến khi hết nhiên liệu”.
Trong cuộc tìm kiếm chiếc MH370 này, cùng phối hợp tìm kiếm còn có một nhóm có tên gọi là Independent Group (IG - Nhóm độc lập), một mạng lưới khoảng 20 người là phi công, nhà khoa học, kỹ sư và các chuyên gia đến từ nhiều quốc gia khác nhau, như Anh, Mỹ, Đức, Thụy Điển, Pháp, Singapore, Canada, New Zealand và Hong Kong. Họ tập hợp lại với nhau bằng mối quan tâm chung là giải mã bí ẩn MH370. Họ phối hợp, liên lạc với nhau qua email và phân tích các thông tin được đăng tải trên truyền thông.
Trong hơn 2 năm rưỡi tìm kiếm, IG đã vài lần phối hợp với ATSB trong công tác tìm kiếm, bằng cách đặt ra những câu hỏi và phản biện giải pháp với hy vọng có thể giúp ATSB phát hiện ra dấu vết mới về MH370.
IG và ATSB bất đồng quan điểm trong đánh giá thời điểm chiếc MH370 ngoặt về phương nam. Dữ liệu ra đa của quân đội Malaysia cho thấy chiếc máy bay đã đi theo hướng Tây-Bắc dọc theo eo biển Malacca. Thông tin này được củng cố bởi dữ liệu từ vệ tinh Inmarsat vào thời điểm 2 giờ 25 phút.
Nhưng vừa sau 2 giờ 22 phút thì chiếc máy bay đã đột ngột biến mất khỏi màn hình ra đa, và đến 3 giờ 41 phút dữ liệu vệ tinh cho thấy nó đã chuyển hướng bay về phương Nam một cách khó hiểu. Cho đến nay, vị trí “yên nghỉ” của chiếc MH370 vẫn còn tùy thuộc vào thời điểm nó chuyển hướng bay, và cự ly nó bay bao xa về phương Nam trước khi hết nhiên liệu và rơi.
Vụ mất tích máy bay MH370: Mãi mãi là bí ẩn - 3
Blaine Alain Gibson, nhà tìm kiếm độc lập người Mỹ.
Trung tâm điều hành bay của hãng Malaysia Airlines thông báo rằng chiếc máy bay đã “bặt tín hiệu” trên ra đa và cũng không phản hồi sóng vô tuyến. Trung tâm đã tìm cách liên lạc bằng điện thoại vệ tinh 2 lần, vào lúc 2 giờ 39 và 2 giờ 40 phút, nhưng cũng không có tín hiệu phản hồi.
ATSB tin rằng chiếc MH370 đã chuyển hướng về phương Nam vào thời điểm cuộc gọi đầu tiên của trung tâm Malaysia Airlines, nhưng cũng có thể diễn ra chậm hơn nhiều, và điều này làm thay đổi rất lớn đến khả năng bay xa về phương Nam.
Vì sao cuộc tìm kiếm thất bại?
Để trả lời câu hỏi này không phải là chuyện dễ, bởi phạm vi tìm kiếm có giới hạn trong môi trường không gian rộng bao la. Tuy nhiên, trong các hoạt động tìm kiếm có những thiếu sót không thể tính trước. Không thể khẳng định một cách chắc chắn “nguyên nhân dẫn đến thất bại” của cuộc tìm kiếm, vì khả năng tìm thấy xác chiếc máy bay là rất mong manh. Nhưng trong chừng mực nào đó, người ta vẫn có thể cho rằng cơ quan tìm kiếm ATSB và nước chủ quản của chiếc máy bay - Malaysia - có những thiếu sót.
Bộ trưởng Giao thông Australia Darren Chester cho rằng nỗ lực của con người là có giới hạn trong một cuộc tìm kiếm được cho là thử thách giới hạn năng lực, trình độ khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, trong tình hình dữ liệu hạn chế trong những tháng đầu sau khi chiếc máy bay mất tích, cơ quan điều phối tìm kiếm ATSB đã mắc một số sai lầm trong việc xác định hướng tìm kiếm. Việc xác định khu vực tìm kiếm chưa đúng làm mất thời gian và đánh mất các cơ hội tìm thấy các mẫu vật, các dữ liệu có ý nghĩa.
Bên cạnh đó, sự chậm trễ trong hợp tác cũng như thái độ khư khư giữ bí mật dữ liệu liên quan đến chiếc MH370 trong giai đoạn đầu tìm kiếm của Chính phủ Malaysia cũng bị các chuyên gia cho là đã góp phần làm cho cuộc tìm kiếm không mang lại hiệu quả.
Blaine Gibson, một nhà tìm kiếm độc lập người Mỹ, đã đích thân mang một mẫu vật tìm thấy đến giao cho ATSB vào tháng 9-2016 và bày tỏ sự bất bình vì ông đã liên hệ nhiều tháng rồi mà Chính phủ Malaysia không phản hồi tiếp nhận hay không. Trước đó, trong giai đoạn đầu cuộc tìm kiếm, Chính phủ Malaysia đã không công bố dữ liệu ra đa của quân đội về hành trình chiếc MH370 khi nó bay dọc theo eo biển Malacca trước khi chuyển hướng bay.
Sự im lặng và bức tường bí mật của Kuala Lumpur đã gây khó khăn rất nhiều cho các nhà điều tra trong giai đoạn đầu truy tìm tung tích chiếc MH370. Các chuyên gia cho rằng, có thể chính sự chậm trễ đó dẫn đến việc tuột mất cơ hội xác định chính xác khu vực tìm kiếm và vị trí của xác chiếc máy bay xấu số.
Như vậy là các nỗ lực tìm kiếm chiếc MH370 đã chấm dứt. Nhưng ATSB không quyết định việc dừng hay tiếp tục cuộc tìm kiếm, mà quyết định là do 3 nước Australia, Malaysia và Trung Quốc thống nhất đưa ra. Tháng 7-2016, đại diện chính phủ 3 nước đã họp và thống nhất quyết định không kéo dài thời gian tìm kiếm MH370 nữa, trừ phi có “thông tin mới đáng tin cậy” có thể dẫn đến việc xác định vị trí cụ thể của chiếc máy bay.
Tháng 1-2017, ATSB chính thức thông báo dừng cuộc tìm kiếm MH370, chấm dứt một cuộc tìm kiếm khổng lồ trong lịch sử đương đại của thế giới. Ngày 3-10-2017, bản báo cáo cuối cùng về kết quả cuộc tìm kiếm đã được ATSB công bố, trong đó kết luận vị trí của chiếc MH370 là một bí ẩn “hầu như không thể giải thích được”.
Úc: Vị trí của MH370 là bí ẩn “không thể tưởng tượng được”
Việc không thể tìm thấy MH370 là hoàn toàn không thể chấp nhận được trong thế giới hiện đại, theo Cục An toàn Giao thông...
Theo An Tôn - Tổng hợp (An ninh thế giới)

Tiết lộ nguyên nhân mất tích bí ẩn của máy bay MH370

Hơn 2 năm sau vụ mất tích của chuyến bay MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines, số phận chiếc máy bay vẫn còn là một ẩn số. Suốt thời gian qua, các nhà khoa học vẫn nỗ lực để đi tìm lời giải cho sự biến mất bí ẩn của chiếc máy bay này.
Ngày 9/8, các nhà nghiên cứu quốc phòng Australia, sau khi phân tích các tín hiệu từ chiếc máy bay, tiết lộ rằng chiếc máy bay MH370 đã rơi rất nhanh trước khi đâm xuống Ấn Độ Dương ngoài khơi bờ biển phía Tây Australia.
Phân tích dữ liệu và những mô phỏng của nhà sản xuất, MH370 có thể đã bị mất công suất động cơ trước khi rơi từ không trung xuống với tốc độ lên tới 20.000 feet/phút (khoảng 6 km/phút), gấp 10 lần tốc độ hạ cánh thông thường. Điều này đã làm dấy lên những nghi ngờ về những phỏng đoán trước đó rằng máy bay đã đáp xuống biển nguyên vẹn trước khi bị vỡ vụn.
Theo các nhà khoa học Australia, trước những giây phút cuối cùng, chiếc máy bay đã gửi các tín hiệu kết nối tự động tới các vệ tinh trên đất liền gần thành phố Perth của bang miền Tây Australia. Sau 6 tín hiệu liên tiếp, đến tín hiệu thứ 7 bị mất, điều này chỉ ra rằng sự cố hỏng động cơ có thể là do thiếu nhiên liệu.
Ngoài ra, những phân tích dữ liệu từ thực tế cho đến lý thuyết chứng minh MH370 đã rơi khỏi bầu trời và không trượt tới một điểm hạ cánh gấp cuối cùng tại Ấn Độ Dương. Điều này có nghĩa MH370 có thể đã rơi xuống khu vực tìm kiếm rộng 120.000 km2 vốn đang được giới chức Australia triển khai chiến dịch tìm kiếm.

Theo ANTV

Đến lượt tàu tìm kiếm MH370 cũng mất tích bí ẩn

Ngọc Vân |
Đến lượt tàu tìm kiếm MH370 cũng mất tích bí ẩn
Tàu Seabed Constructor. Ảnh: The Sun

Tàu tìm kiếm MH370 đột ngột biến mất khỏi màn hình radar hơn 3 ngày, càng làm cho vụ mất tích máy bay của Malaysia Airlines thêm phần bí hiểm.

Hệ thống nhận diện tự động hiện đại trên tàu tìm kiếm Seabed Constructor bị ngắt vào ngày 31.1, và chỉ được bật lại sau 80 tiếng. Theo tờ Daily Mail, lý do cho sự cố ngắt kết nối này hiện chưa rõ ràng và không có thông tin nào về tung tích của con tàu trong khoảng thời gian này.
Sự cố bí ẩn xảy ra chỉ 10 ngày sau khi tàu bắt đầu thực hiện chiến dịch tìm kiếm mới chiếc MH370 của Malaysia, mất tích từ ngày 8.3.2014 trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.
MH370 biến mất sau khi hệ thống liên lạc bị tắt khoảng một giờ kể từ lúc cất cánh. Chiếc máy bay chở 239 người đến nay vẫn chưa được tìm thấy.
Tàu Seabed Constructor thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm theo hợp đồng "không tìm thấy, không lấy tiền" của công ty tư nhân Mỹ Ocean Infinity.
Trong một tuyên bố, công ty cho biết tàu đang tận dụng thời tiết thuận lợi để di chuyển về phía vùng lân cận xung quanh khu vực tìm kiếm.
Theo hợp đồng ký kết của Ocean Infinity với chính phủ Malaysia, công ty sẽ được trả 20 triệu USD nếu máy bay được tìm thấy trong phạm vi 5.000 km2, 30 triệu USD trong phạm vi 10.000 km2, và 50 triệu USD trong phạm vi 25.000 km2. Ngoài phạm vi này, công ty sẽ được nhận 70 triệu USD. Tuy nhiên công ty này sẽ không nhận được đồng nào nếu không tìm thấy máy bay mất tích.
Tàu Seabed Constructor rời cảng Durban hôm 2.1.2018 và đến khu vực tìm kiếm vào ngày 21.1.2018.
theo Lao Động

Phát hiện chấn động mới liên quan vụ mất tích bí ẩn của MH370


(VTC News) - Cục an toàn giao thông của Australia vừa công bố báo cáo dài 440 trang, trong đó có phát hiện chấn động mới liên quan đến vụ mất tích của máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Ngày 3/10, Cục an toàn giao thông của Australia công bố báo cáo dài 440 trang, trong đó nhấn mạnh rằng các cơ quan điều tra đã phát hiện sự giống nhau giữa đường bay giả lập mà cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah của chuyến bay MH370 từng thực hiện ở nhà với đường bay thực tế của chiếc máy bay này.
Các đường bay giả lập này đều có kịch bản kết thúc với việc máy bay hết nhiên liệu và rơi xuống biển. Cục an toàn giao thông của Australia đang xem xét những bằng chứng mới thu thập được để xác định khu vực tìm kiếm chiếc máy bay số hiệu MH370.
Tuy nhiên, các nhà điều tra vẫn lo ngại rằng ngay cả khi có những thông tin mới này, số phận của chuyến bay MH370 vẫn sẽ tiếp tục là một bí ẩn.

Phat hien chan dong moi lien quan vu mat tich bi an cua MH370 hinh anh 1
Bức tranh tường về chuyến bay số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines tại thủ đô Kuala Lumpur. (Ảnh: AP) 

Chuyến bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, khởi hành từ thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 8/3/2014 nhưng mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu lúc 2h19 phút theo giờ Việt Nam.
Radar của quân đội Malaysia mất dấu MH370 vào lúc 3h22 phút cùng ngày ở khu vực biển Andaman, cách đảo Penang của Malaysia 200 hải lý.
Trên chuyến bay mang số hiệu MH370 có tổng cộng 239 người bao gồm cả thành viên phi hành đoàn, phần lớn hành khác trên chuyến bay mang quốc tịch Trung Quốc.
Chiến dịch tìm kiếm MH370 là chiến dịch tìm kiếm lớn nhất, tốn kém nhất, kéo dài nhất trên khu vực rộng nhất trong lịch sử ngành hàng không dân dụng tính cho đến thời điểm hiện tại.
 (Nguồn: Sputnik)

Nguyễn Tiến

Nhiều nghi vấn xoay quanh sự mất tích bí ẩn của tàu tìm kiếm MH370

author 17:30 07/02/2018

(VietQ.vn) - Sau gần 4 năm mất tích bí ẩn, sự việc liên quan đến chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia tiếp tục đặt ra nhiều nghi vấn và phẩn nộ cho thân nhân hành khách.
Tờ Tuổi trẻ thông tin, từ tháng 1-2018, Công ty Ocean Infinity (Mỹ) bắt đầu phái con tàu hiện đại Seabed Constructor đến vùng biển ngoài khơi Úc để tìm kiếm chiếc máy bay xấu số của Hãng hàng không Malaysia Airlines theo hợp đồng với Chính phủ Malaysia.
Ngày 21-1, tàu Seabed Constructor đến khu vực tìm kiếm mới và đến ngày 1-2, đột nhiên "biến mất" khỏi các rađa dò tìm. Nguyên nhân được xác định là tàu này đã chủ động tắt hệ thống nhận diện tự động (AIS) của mình mà không đưa ra lời giải thích nào.
Tàu Seabed Constructor chỉ "xuất hiện" trở lại ba ngày sau đó (4-2) tại vị trí bên ngoài khu vực tìm kiếm, và các tín hiệu gửi về cho thấy nó đang trên đường ghé cảng Fremantle (Úc) để tiếp nhiên liệu theo lịch trình trước đó.
Nhiều nghi vấn xoay quanh sự mất tích bí ẩn của tàu tìm kiếm MH370  - ảnh 1

 Tàu nghiên cứu Seabed Constructor được thuê tìm kiếm MH370 - Ảnh: Swireseabed

Tờ Guardian (Anh) ngày 6-2 đặt nhiều nghi vấn khi cho rằng, tàu Seabed Constructor đã làm gì trong gần 80 giờ mất tích vẫn còn là bí ẩn. Điều lạ là cả Chính phủ Malaysia lẫn Công ty Ocean Infinity (chủ nhân của con tàu Seabed Constructor) đều không đưa ra lời giải thích nào về việc con tàu tắt AIS trong ba ngày, cũng như con tàu này đã đi đâu và làm gì trong khoảng thời gian đó?
Sự cố bí ẩn xảy ra chỉ 10 ngày sau khi tàu bắt đầu thực hiện chiến dịch tìm kiếm mới chiếc MH370 của Malaysia, mất tích bí ẩn khi bay qua Ấn Độ Dương từ ngày 8.3.2014 trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.
Cho đến nay, chỉ còn 1 tháng nữa là tròn 4 năm kể từ ngày chuyến bay MH370 với 239 hành khách và phi hành đoàn mất tích, nhưng MH370 vẫn bặt vô âm tín. 
Nhiều nghi vấn xoay quanh sự mất tích bí ẩn của tàu tìm kiếm MH370  - ảnh 2

Tung tích của MH370 và số phận của các hành khách trên đó vẫn còn là bí ẩn


Trong gần 4 năm qua, trước nỗi đau mất mát của gia đình các nạn nhân, Chính phủ Malaysia và cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm, nhưng trên tất cả, mọi thứ vẫn vô vọng.
Mới đây, tàu Seabed Constructor thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm theo hợp đồng "không tìm thấy, không lấy tiền" của công ty tư nhân Mỹ Ocean Infinity. Theo hợp đồng ký kết của Ocean Infinity với Chính phủ Malaysia, công ty sẽ được trả 20 triệu USD nếu máy bay được tìm thấy trong phạm vi 5.000 km2, 30 triệu USD trong phạm vi 10.000 km2, và 50 triệu USD trong phạm vi 25.000 km2. Ngoài phạm vi này, công ty sẽ được nhận 70 triệu USD.
Tuy nhiên công ty này sẽ không nhận được đồng nào nếu không tìm thấy máy bay mất tích.
Tàu Seabed Constructor rời cảng Durban hôm 2.1.2018 và đến khu vực tìm kiếm vào ngày 21.1.2018. 
Khuất Nguyên (T/h)

4 năm MH370 biến mất bí ẩn: những giả thuyết chấn động về số phận máy bay

Cập nhật: 11:56 | 08/03/2018
Hôm nay 8/3/2018, tròn 4 năm kể từ ngày chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất không dấu vết tại biển Nam Ấn Độ Dương, nhiều chiến dịch tìm kiếm đã được triển khai sóng vẫn chưa có kết quả. Bên cạnh đó, rất nhiều giả thuyết "gây sốc" cũng đã được công bố về số phận MH370.
4 nam mh370 bien mat nhung gia thuyet chan dong ve su mat tich bi an
8/3/2018 - tròn 4 năm kể từ ngày chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất không dấu vết tại biển Nam Ấn Độ Dương (ảnh: Getty).
Máy bay bị cướp
Mới đây, ông Jock Willams, từng làm thanh tra an toàn cho Transport Canada đã đưa ra giả thiết mới về việc MH370 mất tích.
"Tôi nghĩ ai đó đã cố cướp máy bay và hạ gục nó. Có thể đó là cơ trưởng, cơ phó, hoặc bất cứ ai trên khoang. Những người có khả năng làm việc đó nhất là cơ trưởng hoặc cơ phó. Không ai trong số họ gọi cấp cứu hay làm bất cứ điều gì tương tự như thế", ông Jock tuyên bố.
MH370 bị đánh bom ngay trên không trung
Mới đây, trong bối cảnh chỉ còn 2 ngày nữa là tròn 4 năm ngày chiếc máy bay MH370 biến mất bí ẩn, chuyên gia tâm linh Lyndsay Edwards cho rằng bà được “linh hồn chỉ dẫn” trả lời các câu hỏi để hé lộ những gì đã xảy ra với MH370.
Theo bà Lyndsay Edwards, máy bay nổ tung trên bầu trời do một kẻ đánh bom tự sát. Kẻ này không hành động một mình mà được chỉ đạo bởi bàn tay của một nhóm khủng bố.
4 nam mh370 bien mat nhung gia thuyet chan dong ve su mat tich bi an
Chuyên gia tâm linh Lyndsay Edwards (ảnh: Daily Star).
Xác chiếc máy bay MH370 sẽ không bao giờ được tìm thấy, bà Lyndsay nói thêm. Bà cho rằng, cách duy nhất để giải mã bí ẩn là chính quyền Malaysia điều tra theo hướng có kẻ mang thuốc nổ lên máy bay.
Bà Lyndsay hy vọng cuộc điều tra “sẽ có kết quả để người thân của các nạn nhân nhận được câu trả lời thỏa đáng”.
Nhà tâm linh Lyndsay nói: “Tôi cảm nhận được thiết bị nổ cài trên chiếc MH370 khiến máy bay nổ tung thành nhiều mảnh, rải rác khắp đại dương. Đây là hành động khủng bố có tổ chức và được lên kế hoạch kỹ lưỡng”.
“Việc thu thập các mảnh vỡ gần như là điều không thể. Chính quyền nên truy tìm nơi cung cấp thiết bị chế tạo thuốc nổ, để kẻ khủng bố mang lên máy bay”, bà Lyndsay nói.
Người ngoài hành tinh bắt cóc
Nhiều người trên mạng xã hội đồng tình với giả thuyết này. Theo khảo sát của đài CNN năm 2014, 10% số người được hỏi tin rằng máy bay MH370 bị người ngoài hành tinh bắt cóc.
Một số người nhận định rằng phi thuyền của người ngoài hành tinh đã đưa toàn bộ thành viên trên máy bay lên hành tinh khác
4 nam mh370 bien mat nhung gia thuyet chan dong ve su mat tich bi an
Máy bay MH370 bị người ngoài hành tinh bắt cóc (ảnh: Getty).
Năm 2017, chuyên gia về UFO người Anh, Nigel Watson cũng đã phân tích về giả thuyết này trong một bài viết của mình. "Máy bay bị bắt cóc bởi một UFO (vật thể bay không xác định), hoặc một cổng trời xuyên thời gian/không gian đã nuốt chửng nó", ông viết.
Một loạt phát hiện UFO ở Malaysia vào thời điểm máy bay biến mất được cho là "bằng chứng" cho thấy sự tham gia của ngoài hành tinh.
Ông Watson viết: "MH370 đã gia nhập vào hàng ngũ những vụ máy bay mất tích chưa có lời giải, bị cho là liên quan đến UFO.
Máy bay bị cướp và đưa tới Nam Cực
Năm 2017, sử gia Norman Davies đã gây chú ý khi đưa ra một giả thuyết mới về sự biến mất bí ẩn của chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Ông cho rằng chiếc máy bay này có thể bị cướp điều khiển từ xa, bay vô định trên không trung trong vài giờ sau đó hạ cánh xuống Nam Cực, nơi ẩn giấu hoàn hảo và cũng là nơi có thể máy bay bị chôn vùi dưới các lớp băng dày.
4 nam mh370 bien mat nhung gia thuyet chan dong ve su mat tich bi an
Sử gia Norman Davies đưa ra giả thuyết mới về MH370 (ảnh: Getty)
Chuyên gia Davies căn cứ vào thiết kế của máy bay để đưa ra giả thuyết trên.
Bên cạnh đó, một công nghệ mới cho phép máy bay được điều khiển từ mặt đất để ngăn chặn thảm họa tương tự 9/11, với hệ thống có tên là Honeywell có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ mất tích. Theo giả thiết này, Honeywell bị sử dụng sai mục đích và MH370 biến mất do bị cướp từ xa, hơn nữa còn bị cướp đến 2 lần.
Công nghệ này có thể chính điều này là lỗ hổng khiến MH370 bị cướp quyền điều khiển từ xa.
MH370 bị bắn hạ
Năm 2015, cựu lãnh đạo hãng hàng không người Pháp Marc Dugain cho rằng chiếc máy bay bị bắn rơi gần một căn cứ quân sự Mỹ trên hòn đảo Diego Garcia của Anh, sau khi phải chuyển hướng bay đến khu vực này vì bị cướp quyền kiểm soát hệ thống máy tính.
4 nam mh370 bien mat nhung gia thuyet chan dong ve su mat tich bi an
Ông Marc Dugain, cựu giám đốc điều hành hãng Proteus Airlines (ảnh: Huffingtonpost).
Theo IBTimes, Ông Dugain suy đoán rằng binh lính tại căn cứ của Mỹ ở Ấn Độ Dương sợ rằng chiếc phi cơ sẽ bị sử dụng như trong vụ khủng bố 11/9, do vậy, họ đã bắn hạ máy bay.
Ông cho rằng sự xuất hiện bất ngờ của chiếc máy bay trong khu vực có thể là kết quả của một đám cháy trên phi cơ hoặc nó bị cướp quyền quyển soát và phải chuyển hướng đến hòn đảo nói trên.
MH370 đang nằm sâu dưới đáy biển và thi thể vẫn còn nguyên vẹn
Chuyên gia hải dương học người Mỹ David Gallo nhận định máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia mất tích vào ngày 8/3/2014 đang nằm ở độ sâu đáng kể dưới đáy biển nam Ấn Độ Dương.
“Đó có thể là nơi rất yên tĩnh và yếm khí”, ông Gello nói. “Dưới đáy biển sâu là nơi phù hợp để lưu giữ tất cả mọi thứ”.
4 nam mh370 bien mat nhung gia thuyet chan dong ve su mat tich bi an
Chuyên gia hải dương học người Mỹ David Gallo (ảnh: CNN).
Ông Gallo tin rằng hộp đen của máy bay vẫn bảo toàn, dù bị ngâm nước suốt hàng năm trời.
“Ngay cả khi nước lọt vào thì chúng ta vẫn luôn có cách khôi phục thông tin”, ông Gallo nói. Nhìn vào tình trạng trong buồng lái, chúng ta sẽ biết máy bay đã gặp nạn ra sao.
Nguyên Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét