Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

KÝ ỨC CHÓI LỌI 91/d

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                       Hồi ký: Trung đoàn Một thời chiến trận 10 + 11 + 12

Trận đánh Cao điểm 935

Trận A Sầu

Ảnh độc về Sư đoàn dù 101 của Mỹ ở Việt Nam

Phóng viên quân đội Mỹ Rick Parker đã ghi lại những hình ảnh hiếm về Sư đoàn Dù 101 của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sư đoàn Dù 101 có biệt danh "Tiếng thét đại bàng" được đào tạo cho các hoạt động đổ bộ đường không của Mỹ.
Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, sư đoàn này hoạt động chủ yếu ở phía Bắc Vùng 1 Chiến thuật, gồm các tỉnh Quảng Trị , Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP Đã Nẵng ngày nay.
Nhiệm vụ chủ yếu của Sư đoàn Dù 101 là hỗ trợ chiến đấu cho quân đội Sài Gòn và ngăn chặn sự xâm nhập của lực lượng quân đội Giải phóng vào miền Nam qua ngả Lào và thung lũng A Sầu (Huế).
Trọng 7 năm tham chiến ở Việt Nam, sư đoàn này đã tham gia 15 chiến dịch lớn, đáng chú ý trong số đó là trận Đồi Thịt Băm năm 1969 và trận đánh Căn cứ hỏa lực Ripcord năm 1970.
Lính Sư đoàn Dù 101 trong một cuộc tuần tra năm 1966.
Vượt một dòng suối nhỏ.
Trữ nước suối trong bình tông.
Băng qua khu rừng rậm rạp.
Một binh sĩ với khẩu M16.
Lính Sư đoàn dù 101 lục soát một ngôi làng ở miền Trung năm 1966.
Từng đụn rơm được kiểm tra xem có người lẩn trốn bên trong hay không.
Nhiều ngôi nhà bị đốt cháy vì tình nghi là nơi nuôi giấu quân đội Giải phóng.
Các vị trí khả nghi trên núi bị san phẳng bằng hỏa lực hạng nặng.
Giờ nghỉ của lính Sư đoàn dù 101.

Loạt ảnh vô cùng đắt giá về chiến tranh Việt Nam (1)

Cập nhật lúc: 01:18 25/11/2015

(Kiến Thức) - Các phóng viên, nhiếp ảnh gia của hãng AP đã chụp được nhiều bức ảnh đắt giá về chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1963 – 1968.

Góc ảnh hiếm về chiến tranh VN của Charlie Haughey (2)

Cập nhật lúc: 19:00 21/08/2015

(Kiến Thức) - Những bức ảnh hiếm về Chiến tranh Việt Nam của Charlie Haughey đã giúp thế giới hiểu rõ hơn về tình hình chiến sự khốc liệt tại Việt Nam.

Ảnh hiếm về trận “Đồi thịt băm” trong chiến tranh VN

Cập nhật lúc: 12:27 20/07/2016

(Kiến Thức) - Trận "Đồi thịt băm" (10/5 - 20/5/1969) là trận đánh nổi tiếng vì sự khốc liệt và con số thương vong khó tin của quân Mỹ thời chiến tranh Việt Nam.


Người chiến sĩ đặc công nổi danh của Đoàn 367 Anh hùng

Thứ Năm, 18/12/2014, 09:44:49
 

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Ngô Văn Lủi giữa đời thường.
NDĐT - Sinh ra trên đất lúa Thái Bình, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Anh hùng LLVTND) Ngô Văn Lủi được biết đến là chiến sĩ đặc công mưu trí, quả cảm, bất chấp hiểm nguy tham gia nhiều trận đánh lớn, nhỏ tạo tiếng vang lớn trên chiến trường nước bạn Cam-pu-chia, góp phần vào chiến thắng vang dội chống đế quốc Mỹ tại ba nước Đông Dương.
Duyên nghiệp với đặc công
Cũng như bao lớp thanh niên địa phương lên đường chiến đấu theo tiếng gọi của Đảng, tháng 10-1968, khi vừa tròn 18 tuổi, Ngô Văn Lủi tình nguyện viết đơn nhập ngũ. Ước nguyện nung nấu được ra mặt trận sát cánh cùng đồng đội đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược không thành hiện thực khi cấp trên điều động anh vào Trung đoàn 51 (lực lượng bộ đội địa phương) đóng ở Đông Các, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình).
Nhưng sau ba tháng huấn luyện, những tố chất bẩm sinh cùng “máu liều lĩnh” có sẵn trong con người anh đã bén duyên nhanh chóng với đơn vị đặc công. Tháng 12-1968, Lủi nhận nhiệm vụ tại tại Tiểu đoàn 6 (đặc công khô) đóng tại xã Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội). Tháng 4-1969, Ngô Văn Lủi tiếp tục được điều về tiểu đoàn 5 (đặc công nước) đóng tại huyện Thủy Nguyên (T.P Hải Phòng).
Cuối năm 1969, Ngô Văn Lủi đi B, mặt trận chính của anh là tại đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng chỉ nửa năm sau, anh lại được biên chế vào Đoàn đặc công 367 , chủ yếu gồm lực lượng cán bộ khung cấp tiểu đoàn ngành tình báo và hai tiểu đoàn chiến đấu của đặc công miền Đông Nam Bộ.
Khi đó, tình thế chiến tranh mở rộng trên cả ba nước Đông Dương và Đoàn đặc công 367 được nhận nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn trên nước bạn Cam-pu-chia, đó là mặt trận tại Thủ đô Pnôm Pênh.
Và cũng từ đây, cái tên “sát thủ đặc công” dành cho Ngô Văn Lủi đã nổi danh trên khắp chiến trường bởi sự táo bạo, ý chí quyết chiến, quyết thắng, không lùi bước trước mọi thử thách, thậm chí đánh đổi bằng cả tính mạng.
Những trận đánh làm nên tên tuổi người anh hùng
Để tạo thế bất ngờ và nhằm tiêu hao sinh lực địch, ngày 21-1-1971, Tiểu đoàn Z25 và D7, thuộc Đoàn đặc công 367 thực hiện đánh chiếm, phá hủy khí tài quân sự tại sân bay Pô chen tông, cách Thủ đô Phnôm Pênh khoảng 8km.
Lực lượng đặc công được điều động cho trận đánh này chỉ có 76 người, trong đó có Ngô Văn Lủi được chia làm sáu mũi tiến công. Phương châm đặt ra trước giờ xung trận là phải luồn sâu, ém sẵn ngay tại mục tiêu, đánh từ trong đánh ra, đánh nở hoa trong lòng địch.
Vì thế, mặc dù sân bay chỉ cách Phnôm Pênh vài cây số, nhưng các chiến sĩ đặc công phải di chuyển mất ba ngày mới tiếp cận được mục tiêu. Ban đêm đi, ban ngày ngụy trang, ém mình tại chỗ tránh sự theo dõi, phát hiện của đối phương.
Tổ chiến đấu của Ngô Văn Lủi có ba người, bắt đầu đột nhập vào sân đỗ máy bay lúc 2 giờ sáng, sau khi phải vượt qua một đường băng phụ, hồ sen và một hàng rào ngăn cách.
Các chiến sĩ đều mặc quần áo lót, ngụy trang bôi trát cơ thể bằng thuốc chuyên dụng, có dây lưng đeo vũ khí, với khối lượng bình quân trên dưới 20kg. Riêng Lủi mang trên người 25 thủ pháo, hai lựu đạn, một súng ngắn, một bộc phá lệnh.
Thời điểm này, hầu hết lực lượng của địch đang ngủ say, chỉ có số ít quân trực gác. Lợi dụng lúc địch sơ hở, mất cảnh giác, Lủi trườn, bò ẩn nấp vào gầm máy bay vận tải CH 47 đỗ trên sân bay, đầu quay ra ngoài. Sau đó, tiếp tục ôm bộc phá trốn trong nhà giặc lái, cài đặt hẹn giờ rồi quay ra ngoài sân đỗ máy bay.
Bộc phá nổ ở cự ly quá gần khiến Ngô Văn Lủi bất tỉnh trong chốc lát, khi tỉnh dậy thấy đầu chảy nhiều máu, thủng màng nhĩ tai nhưng anh đã tự băng bó vết thương rồi xông lên dùng thủ pháo đánh bồi vào hệ thống kho tàng, nơi nghỉ ngơi của địch và nhanh chóng phá máy bay trên đường băng quân sự.
Trận đánh sân bay Pô-chen-tông kết thúc lúc 5 giờ giờ sáng, ngày 21-1-1971, gây tiếng vang lớn khi chỉ sau ba giờ đồng hồ chiến đấu, 76 chiến sĩ đặc công đã tiêu diệt gần một nghìn tên địch, trong đó có 300 giặc lái và nhân viên kỹ thuật, 95 máy bay, 9 kho bom đạn, xăng dầu hậu cần, toàn bộ Sở chỉ huy quân chủng của địch bị phá hủy hoàn toàn.
Riêng tổ chiến đấu của Ngô Văn Lủi tiêu diệt được 300 giặc lái, 16 máy bay, trong đó Lủi phá hủy được 8 máy bay.
Với chiến công đặc biệt xuất sắc này, Ngô Văn Lủi đã được Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.
Nhưng trận đánh đi vào lịch sử đối với Ngô Văn Lủi diễn ra ngày 15-10-1972. Lần này, mục tiêu tiến công là Tổng kho bom đạn Mông-ruôn, nằm cách thủ đô Phnôm Pênh khoảng 15 km.
Lực lượng của ta gồm 103 người của Tiểu đoàn 25 và Tiểu đoàn 10 pháo binh, thuộc Đoàn đặc công 367. Chúng ta tổ chức thành hai mũi, đánh bóc vỏ và một mũi đánh cảm tử gồm sáu người, trong đó có Ngô Văn Lủi.
Được cấp trên tín nhiệm vì trước đó, Lủi có đến hai năm đi trinh sát mục tiêu này nên nắm rõ mọi đường đi, ngóc ngách cũng như số lượng cụ thể của từng kho bom đạn.
Đúng 11 giờ đêm, lúc này có trăng sáng mờ mờ, Lủi cùng một chiến sĩ cảm tử cắt rào thép gai đột nhập vào hai kho bom loại 250kg đặt thuốc nổ khối lượng 5kg/kho, rồi rút ra ngoài lúc 1 giờ sáng hôm sau.
Hơn một tiếng sau, khối thuốc hẹn giờ nổ tung, mặt đất rung chuyển và Tổng kho bom đạn Mông-ruôn nhìn xa trông như một nấm lửa khổng lồ bốc lên không trung trong màn đêm yên tĩnh.
Trận này, gần 1.500 quân địch, tương đương một lữ đoàn bị tiêu diệt, Tổng kho bị phá hủy hoàn toàn, trong khi quân ta không có thiệt hại gì đáng kể.
Sau trận đánh Mông-ruôn, Ngô Văn Lủi được Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng hai.
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, ông Lủi tham gia đánh 10 trận lớn trên nước bạn Căm-pu-chia. Ông bảo rằng, khi đã xung trận thì không bao giờ lùi bước, ý chí tiến công luôn dồn nén trong người, dù biết rằng số mệnh rất mong manh trước bom rơi, đạn lạc giữa chiến trường cam go, ác liệt.
Đối với người chiến sĩ đặc công, sự hy sinh là thầm lặng. Cũng chính vì thế, ngay trước những trận đánh cảm tử, ông đều được tổ chức “làm lễ truy điệu” và hơn thế, trong thời gian dài tham gia quân đội gia đình cùng người thân cũng bặt vô âm tín, không biết ông đang ở đâu, làm gì, còn sống hay đã hy sinh.
Những chiến tích đặc biệt xuất sắc của Ngô Văn Lủi được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” do đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ký quyết định trao tặng ngày 21-12-1973.
Hòa bình lập lại, người anh hùng quân đội đi học văn hóa, ngoại ngữ tại trường sĩ quan lục quân, rồi giữ nhiều cương vị trong lực lượng đặc công như Tiểu đoàn phó Trung đoàn 113 Đặc công đóng tại Mê Linh (Vĩnh Phú), Trung đoàn phó Đặc công nước đóng tại huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng)…
Năm 1999, Ngô Văn Lủi về nghỉ chế độ, nhưng nhiệt huyết cách mạng, tinh thần sẵn sàng cống hiến cho quê hương, đất nước vẫn không ngừng nghỉ. Ông vẫn lao vào làm việc, tham gia nhiều tổ chức xã hội ở địa phương nơi sinh sống. Hiện, ông là Trưởng ban liên lạc Hội bạn chiến đấu đặc công tỉnh Thái Bình có số hội viên lên tới hơn hai nghìn người. Ở khu dân cư số 6, phường Tiền Phong (TP Thái Bình) ông giữ cương vị Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận nhiều năm nay, được nhân dân tin yêu, mến phục.
Năm nay đã 65 tuổi, nhưng cứ 5 giờ sáng, bất kể trời mưa, rét, người ta vẫn thấy Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Ngô Văn Lủi trong vai trò là Trưởng Ban đại diện UNESCO Thái cực trường sinh tỉnh Thái Bình lặng thầm đạp xe ra sân tập, tuyên truyền và vận động hội viên sinh hoạt đều đặn để nâng cao sức khỏe, sống có ích cho xã hội.
Thời gian vẫn lặng lẽ trôi đi, tuổi xuân cũng không còn, nhưng đối với Ngô Văn Lủi dường như sức trẻ trong con người anh bộ đội Cụ Hồ năm xưa vẫn cháy mãi, tiếp thêm sức mạnh cho ông đi tiếp chặng đường còn lại của đời người.
Người anh hùng giữa đời thường - Đó là điều ông cảm thấy vui sướng nhất khi được nhân dân tôn vinh và nhắc nhớ!
Bài, ảnh: MAI TÚ

[Funland] Những bức ảnh độc về chiến tranh Việt Nam.


  1. .

    [​IMG] [​IMG]
    Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 (V-DMZ) được lập ra theo Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954, với vai trò một giới tuyến quân sự tạm thời ngăn cắt vùng tập kết giữa một bên là các lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Pháp và các lực lượng đồng minh. Ảnh: Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải nằm trên vĩ tuyến 17 - biểu tượng của sự chia cắt hai miền trong quá khứ, nhìn từ một tòa nhà nằm ở bờ Nam, 1966.
    [​IMG]
    Dự kiến, đường giới tuyến tạm thời sẽ bị xóa bỏ sau cuộc tổng tuyển cử 2 năm sau đó. Tuy vậy, nó thực tế trở thành một biên giới chia cắt Việt Nam suốt thời gian chiến tranh. Ảnh: Đầu cầu phía Nam của cầu Hiền Lương, 1966.
    [​IMG]
    Sự ra đời của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 là kết quả của một cuộc đấu trí dai dẳng giữa Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Pháp. Ảnh: Các công trình của miền Bắc ở đầu phía Bắc cầu Hiền Lương, 1966.
    [​IMG]
    Ban đầu, Việt Nam Dân chủ cộng hòa đề xuất vĩ tuyến 13, trong khi Pháp đòi lấy vĩ tuyến 19 làm Khu phi quân sự. Sau nhiều vòng đàm phán gay go, vĩ tuyến 17 được cả hai bên chấp nhận. Ảnh: Đồn công an của Việt Nam dân chủ cộng hòa tại đầu cầu phía Bắc.
    [​IMG]
    Nằm trên vĩ tuyến 17, sự ngẫu nhiên của vị trí địa lý đã khiến cầu Hiền Lương đi vào lịch sử. Cây cầu này được xây dựng năm 1952, đến năm 1967 thì bị bom Mỹ đánh sập. Ảnh: Một chiến sĩ Giải phóng đứng ở đầu Bắc của cầu Hiền Lương, năm 1966.
    [​IMG]
    Ở hai đầu cầu là cuộc đối đầu không tiếng súng nhưng vô cùng khốc liệt, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Đầu tiên có thể kể đến là "đấu loa": Sử dụng những dàn loa công suất lớn bố trí dọc theo giới tuyến để phát đi những thông điệp chính trị nhắm vào phía bên kia..
    [​IMG]
    Không ồn ã nhưng, vô cùng quyết liệt là cuộc "đấu cờ". Từ năm 1954-1967, giữa hai đầu cầu Hiền Lươngđã có cuộc "chạy đua" về chiều cao của cột cờ, với những cuộc rượt đuổi gay cấn. Việt nam Dân chủ cộng hòa đã chiến thắng với cột cờ có chiều cao 38,6m - cao nhất trong lịch sử tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, được dựng năm 1962.
    [​IMG]
    Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tìm mọi cách phá hoại cột cờ của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Cuộc không kích quy mô lớn vào ngày 2/8/1967 đã làm cột cờ bị gãy. Đêm hôm sau, các chiến sĩ Giải phóng đã đưa bộc phá sang đánh sập cột cờ ở bờ Nam. Từ đó đến hết chiến tranh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thêm 11 lần dựng cờ bằng gỗ cao 12 - 18m, 42 lần lá cờ bị bom đạn phá hỏng.
    [​IMG]
    "Cuộc chiến màu sắc" là một diễn biến kịch tính khác, liên quan trực tiếp đến cầu Hiền Lương. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới. Những người lính của hai phía nhiều khi chỉ đứng cách nhau vài mét ở hai bên ranh giới này.
    [​IMG]
    Thoạt đầu Việt Nam Cộng hòa chủ động sơn một nửa cầu phía nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau Việt Nam Cộng hòa lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu...
    [​IMG]
    Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ Việt Nam Cộng hòa sơn một màu khác đi thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống. Đây là một cách đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất nước của những chiến sĩ Giải phóng.
  2.  
  3. .
    [​IMG]
    "Đấu biểu ngữ" cũng là một phần của cuộc chiến tâm lý giữa hai đầu cầu. Vào năm 1961, biểu ngữ ở cổng chào đầu cầu phía Nam là "Muốn thống nhất lãnh thổ phải có Tổng thống Ngô Đình Diệm". Trở trêu thay, 2 năm sau đó vị Tổng thống độc đoán này đã chết thảm trong cuộc đảo chính do người Mỹ giật dây ở Sài Gòn.
    [​IMG]
    Đối diện với cổng chào có phần "mong manh" của Sài Gòn là cánh cổng xây bằng bê tông bề thế và vững chắc của Việt nam Dân chủ cộng hòa.​
    [​IMG]
    Thông điệp của toàn thể nhân dân Việt Nam: "Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh muôn năm!". Hình ảnh thực hiện năm 1961.
    [​IMG]
    Nếu bờ Nam sông Bến Hải tràn ngập các biểu ngữ ca ngợi Tổng thống Diệm và bôi nhọ miền Bắc, thì những biểu ngữ ở miền Bắc tập trung vào việc thể hiện quyết tâm thống nhất đất nước...
    [​IMG]
    ...Hướng đến tương lai của toàn thể dân tộc.​
    [​IMG]
    ...Hi vọng một biện pháp hòa giải, thống nhất trong hòa bình vào thời điểm chiến tranh chưa bùng nổ ác liệt (1961).​
     .​
  4. [​IMG]
    "Nam Bắc một nhà", một sự thật hiển nhiên, bất chấp những thế lực xấu đang tìm cách chia rẽ đất nước.​
    [​IMG]
    Chỉ đích danh thủ phạm chính của sự chia rẽ: Đế quốc Mỹ.​
    [​IMG]
    Theo hiệp định Genève, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 sẽ nằm dưới sự giám sát của các nhân viên quốc tế, hai bên đều không được gây nên bất cứ một hành động xung đột nào trong DMZ, hoặc từ trong DMZ ra, hoặc từ ngoài vào DMZ và phải tránh mọi thái độ hay hoạt động có thể đưa đến xung đột.
    [​IMG]
    Trong những năm 1960, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm không tôn trọng hiệp định Genève, ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam dân chủ cộng hòa bảo vệ khu vực giới tuyến. Ảnh: Xe tải chở quân đội Sài Gòn hướng về gần vĩ tuyến 17, 1966.
    [​IMG]
    Quân đội Sài Gòn tập kết gần vĩ tuyến 17 với các vũ khí hạng nặng.​
    [​IMG]
    Trại lính của quân đội Sài Gòn gần vùng giới tuyến thuộc tỉnh Quảng Trị​
     
  5. [​IMG]
    Dù hết sức nỗ lực ngăn chặn, chính quyền Sài Gòn vẫn không thể cản được ý chí thống nhất đất nước củaViệt Nam Dân chủ cộng hòa.​
    [​IMG]
    Đó là lý do khiến sự tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 và cầu Hiền Lương chỉ kéo dài đến năm 1967.​
    [​IMG]
    Tháng 10/1967, trước áp lực của Quân đội Giải phóng, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đơn phương xóa bỏ đường giới tuyến quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17. Cầu Hiền Lương đã bị máy bay Mỹ đánh sập thời gian này.
    [​IMG]
    Tình trạng ngừng bắn tại vĩ tuyến 17 chấm dứt. Sau nhiều cuộc giằng co, từ tháng 6 năm 1969 cho đến 1975, khu vực này nằm dưới sự kiểm soát của quân lực lượng Giải phóng. Ảnh: Con đường phía Nam cầu Hiền Lương, 1966.
    [​IMG]
    Vĩ tuyến 17 đã trở thành biểu tượng oanh liệt về cuộc đấu tranh giành tự do, thống nhất tổ quốc mà nhân Việt Nam đã kiên cường tiến hành trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt.
    [​IMG]
    Đạo diễn nổi tiếng người Thụy Điển Gerald Evans nhận xét: "Vĩ tuyến 17 là nơi trưng bày sự man rợ đến tột cùng của đế quốc Mỹ và lòng dũng cảm đến mức thần thánh của nhân dân Việt Nam". Ảnh: Một khoảnh khắc bình yên hiếm hoi tại vĩ tuyến 17, 1966.
    ​ 
  6. .
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lính Mỹ tại một ngôi làng nằm trên hành trình "tìm - diệt" ở Quảng Ngãi, 1967. Trong những chiến dịch như vậy, tất cả những người đàn ông bị phát hiện khi lẩn trốn đều sẽ bị giết. Cũng không hiếm trường hợp lính Mỹ giết cả người già, trẻ em và phụ nữ để làm đẹp những bản báo cáo.

    [​IMG]
    Người phụ nữ bị thương nặng ở mặt này được lính Mỹ gắn thẻ VNC (thường dân Việt Nam). Đây là một điều không bình thường, vì những người bị thương luôn mang thẻ VCS (tình nghi Việt Cộng), và người chết sẽ mang thẻ VCC (xác nhận là Việt Cộng) để không làm tổn hại đến hình ảnh lính Mỹ. Có lẽ tình trạng của bà đã khiến người phụ trách cảm thấy thương hại (Quảng Ngãi, 1967).
    [​IMG]
    Tại một bệnh xá ở Quảng Ngãi năm 1967, nhóm bệnh nhân nặng này không được phẫu thuật và phải đối diện với cái chết. Bác sĩ phẫu thuật duy nhất (là người Tây Ban Nha) tại đây nói trong nước mắt: “Không thể nào phẫu thuật cho tất cả mọi người. Mỗi buổi sáng tôi đều đặt cược vào Chúa – người sẽ quyết định ai sẽ chết, và ai được tôi cho một cơ hội để sống”.
    [​IMG]
    Quang cảnh nhìn từ trực thăng Mỹ trong chiến dịch "Cedar Falls" ở miền Nam Việt Nam năm 1967.​
     
  7. [​IMG]
    Lính Mỹ tiến hành các hoạt động càn quét tại phía Tây Bắc Sài Gòn, 1967.​
    [​IMG]
    Người dân mang theo những tài sản quý giá nhất để di tản khỏi vùng chiến sự, 1967.​
    [​IMG]
    Mặt đất mịt mù cát bụi do sức gió của chiếc trực thăng Chinook, 1967.​
    [​IMG]
    Một người nông dân cố gắng tươi cười khi lính Mỹ tiến vào thửa ruộng của ông, đồng bằng sông Cửu Long năm 1967.​
    [​IMG]
    Một cậu bé khóc lóc bên xác chị gái bị thiệt mạng do hỏa lực từ trực thăng Mỹ, được xe tải của sở cứu hỏa Sài Gòn thu gom trên đường phố trong cuộc chiến tại Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968,
     
  8. ,
    [​IMG]
    Một phụ nữ bị thương do giao tranh tại Sài Gòn năm 1968.​
    [​IMG]
    Cậu bé này đã bị chết bởi súng máy từ trực thăng Mỹ khi đang đi đến một nhà thờ. Sự bối rối trong tác chiến thành thị đã khiến những cộng đồng ủng hộ Mỹ trở thành nạn nhân của súng đạn Mỹ.​
    [​IMG]
    Những người di tản hoảng loạn tháo chạy trong tiếng súng nổ và khói lửa mịt mù của Sài Gòn năm 1968.
    Những diễn biến của cuộc chiến tại thành phố đã khiến cư dân thành thị không còn hi vọng vào lời hứa bảo đảm an toàn của những nhà lãnh đạo vốn đã mất uy tín của họ.​
    [​IMG]
    Lính Mỹ đưa nước uống cho một chiến sĩ Việt Cộng, do khâm phục tinh thần quả cảm của người này. Anh đã chiến đấu trong ba ngày với một đoạn ruột bị sổ ra, được úp trong một chiếc bát buộc ở bụng trong chiến dịch Mậu Thân 1968. ​
    [​IMG]
    Cậu bé này là một quân nhân của chính quyền Sài Gòn, được gọi là "tiểu hổ" do đã giết chết hai cán bộ Việt Cộng, theo tin đồn là mẹ và cô giáo của cậu, 1968.​
     
  9. [​IMG]
    Người dân di tản giữa những chiếc xe bọc thép của quân đội Mỹ, 1968.​
    [​IMG]
    Một thanh niên bị lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 9 áp giải ở ngoại ô Sài Gòn, 1968.​
    [​IMG]
    Hai lính Mỹ tỏ ra hốt hoảng trước một vụ nổ xảy ra ở cách đó khá xa. Một người lính khác tỏ ra khá bình thản, 1968.​
    [​IMG]
    Lính Mỹ tiến hành chiến dịch ở thung lũng A Sầu (tỉnh Thừa Thiên) năm 1968. Đây là nơi 2 năm trước đã diễn ra trận Đồi Thịt Băm nổi tiếng, với những thiệt hại nặng nề của lính Mỹ.
    [​IMG]
    Một binh sĩ Sài Gòn đứng trước xác một thường dân, 1968.​
     
  10. .​
    [​IMG]
    Trong khi người mẹ không giấu nổi sự sợ hãi thì em bé còn quá nhỏ để có thể hiểu điều gì đang diễn ra, 1968.​
    [​IMG]
    Bé gái Công giáo cùng hành trang khi di tản của mình, 1968.​
    [​IMG]
    Nỗ lực tuyệt vọng của người dân trong việc cứu ngôi nhà bốc cháy trên bờ sông ở Sài Gòn, 1968.​
    [​IMG]
    Vẻ mặt mệt mỏi của lính thủy đánh bộ Mỹ trong cuộc chiến ở Sài Gòn, 1968.​
    [​IMG]
    Lính Mỹ hứng nước mưa vào các bình tông cá nhân để sử dụng trong quá trình chiến đấu, 1968.​
    [​IMG]
    Một đơn vị của Mỹ đã chịu thương vong khi hứng đạn pháo từ chính các đồng đội của mình. Họ chỉ có thể thoát chết nếu trú ẩn trong xe bọc thép, 1968.​
     
  11. [​IMG]
    Lính bắn tỉa Mỹ trong ngôi nhà bỏ hoang ở Sài Gòn, 1968.​
    [​IMG]
    Binh sĩ Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 9 tác chiến trên đường phố Sài Gòn, 1968.​
    [​IMG]
    Cậu bé này được tìm thấy khi nằm trong vòng tay người mẹ đã chết vì trúng đạn từ trực thăng của quân đội Mỹ khi bỏ chạy khỏi ngôi nhà của mình, năm 1970. Dù sống sót nhưng cậu đã mất trí và bị xích vào giường bệnh để khỏi đập phá. Cậu luôn tỏ ra kích động khi nghe thấy tiếng máy bay trên đầu.
    [​IMG]
    Khi rảnh rỗi, lính Mỹ ở các đô thị thường tìm kiếm lạc thú trong các tụ điểm mại dâm núp bóng quán bar, khách sạn. Hình ảnh này chụp tại Cần Thơ năm 1970.​
    [​IMG]
    Banner quảng cáo "Đại nhạc hội xuân vùng 4 chiến thuật" của quân đội Sài Gòn trên đường Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn 1971.​
    [​IMG]
    Trên hành trang chiến đấu của người lính quân lực Sài Gòn này có cả tranh ảnh khiêu dâm - loại hàng hóa được nhập ồ ạt từ Mỹ, 1968.​
    [​IMG]
    Không quân Mỹ trên tàu sân bay neo đậu ở Biển Đông trước khi tiến hành một  
  12. chiến tranh thật khốc liệt..tại sao con người cứ phải đánh giết nhau vì những cái lý tưởng ngoại lai tận đẩu tận đâu..theo ai hay chế độ nào cũng được miễn là nhân dân được ấm no hạnh phúc...tại sao ai cũng căm ghét Mỹ mà vẫn thích tiêu tiền Đô.tại sao thằng Mỹ nó khốn nạn mà 3/4 thế giới theo nó thì toàn giàu có và sung sướng..còn môn vàn câu hỏi vì sao???
     

  13. [​IMG]
    [​IMG]
    Trực thăng Mỹ nã đạn vào những bụi cây để ểm trợ cho bộ binh VNCH trong cuộc tấn công vào một căn cứ của quân Giải phóng tại một địa điểm nằm ở Tây Bắc Sài Gòn, cách Tây Ninh 18 dặm về phía Bắc, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965. (Ảnh: AP / Horst Faas).
    [​IMG]
    Một chiếc xe tăng M41 của quân đội VNCH tiến vào một vị trí có quân Giải phóng ẩn nấp ở Sài Gòn, tháng 05/1960. (Ảnh: Bộ quốc phòng Mỹ).
    [​IMG]
    Một vụ nổ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn ngày 30/3/1965 đã khiến ít nhất hai nhân viên Mỹ cùng một số viên chức người Việt thiệt mạng. (Ảnh: AP/Horst Faas).
    [​IMG]
    Một trực thăng CH-46 Sea Knight của thủy quân lục chến Mỹ bốc cháy và lao xuống sau khi trúng hỏa lực mặt đất của đôí phương trong một chiến dịch Hastings ở phía Nam của vĩ tuyến 17 vào ngày 15/7/1966. Chiếc trực thăng đã bị rơi và phát nổ trên một ngọn đồi, làm một phi công và 12 lính thủy quân lục chiến thiệt mạng. Ba phi công thoát chết bị bỏng nặng (Ảnh: AP / Horst Faas).
    [​IMG]
    Một người lính thủy quân lục chiến trẻ chờ đợi các đồng đội trong một cuộc đổ quân ở bãi biển Đà Nẵng, ngày 3/8/1965. (Ảnh: US Marine Corps).
     
  14. [​IMG]
    Bom napalm của Mỹ phát nổ và tạo ra quầng lửa lớn ngay gần các binh sĩ Mỹ đang tuần tra tại miền Nam Việt Nam năm 1966 (Ảnh: AP).
    [​IMG]
    Một người lính VNCH phải bịt mặt để tránh mùi tử khí khi vượt qua một con đường đầy xác lính Mỹ và Việt Nam sau cuộc đụng độ với quân du kích ở đồn điền cao su Michelin, khoảng 45 dặm về phía Đông Bắc Sài Gòn, ngày 27/11/1965. Hơn 100 thi thể đã được thu hồi sau trận đánh. (Ảnh: AP / Horst Faas).
    [​IMG]
    Ronald A. Payne, một chiến binh thuộc Sư Đoàn 25 Bộ Binh của Mỹ đang kiểm tra một lối vào đường hầm bằng chiếc đèn pin cá nhân, trước khi chui xuống đó để tìm những người Việt Cộng hoặc các thiết bị của họ, tại địa điểm cách Sài Gòn 25 dặm về phía Bắc. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
    [​IMG]
    Tàu sân bay USS Forrestal nhìn từ trên không. Khảng một tháng trước đó, vào tháng 7/1967, một vụ nổ đã làm con tàu bị hư hại, cùng 132 binh sĩ thiệt mạng và 62 người bị thương trong khi thi hành công vụ tại vùng biển ngoài khơi Việt Nam. (Ảnh: U.S Navy).
    [​IMG]
    Một chiếc trực thăng UH-1D đang xịt thuốc làm rụng lá trên một khu rừng rậm ở đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
    [​IMG]
    Ni cô Thích Nữ Thanh Quang tự thiêu trong một nỗ lực phản đối sự đàn áp Phật giáo tại chùa Diệu Đế ở Huế, 29/5/1966. (Ảnh: AP).
     
  15. [​IMG]
    Lính dù của Tiểu Đoàn 2, Lữ đoàn dù 173 giữ các khẩu súng tự động trên vai cho khỏi ướt khi vượt qua một con sông trong cơn mưa, trong cuộc tìm kiếm vị trí của Việt Cộng tại khu vực rừng Bến Cát vào ngày 25/9/1965. (Ảnh: AP/Henri Huet).
    [​IMG]
    Lực lượng an ninh VNCH áp giải chiến sĩ Việt Cộng Nguyễn Văn Lém (còn được gọi là Bảy Lốp) trên một đường phố Sài Gòn vào ngày 1/2/1968, khoảng thời gian đầu của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. (Ảnh: AP/Eddie Adams).
    [​IMG]
    Anh đã bị giám đốc cảnh sát quốc gia, tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu và hi sinh ngay sau đó. Tấm ảnh này đã châm ngòi cho một làn sóng phẫn nộ của người dân Mỹ. (Ảnh: AP/Eddie Adams).
    [​IMG]
    Tướng Nguyễn Ngọc Loan cất khẩu súng của mình sau khi thực hiện vụ giết người. (Ảnh: AP/Eddie Adams).
     
  16. [​IMG]
    Người biểu tình tại Berkeley, California tuần hành phản đối cuộc chiến tại Việt Nam vào tháng 12/1965. (Ảnh: AP).
    [​IMG]
    Người biểu tình phản đối chiến tranh tập hợp bên hồ Phản Chiếu tại Washington DC ngày 21/10/1967. (Ảnh: AP).
    [​IMG]
    Một căn cứ của quân Giải phóng chìm trong lửa gần Mỹ Tho vào ngày 5/4/1968. Phía trước tấm ảnh là binh nhất Raymond Rumpa, thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, với khẩu súng vác vai không giật cỡ nòng 90mm. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
    [​IMG]
    Một chiếc chiến đấu cơ F-100D Super Sabre bắn ra một loạt tên lửa đường kính 2,75 inch vào vị trí đối phương, ngày 1/1/ 1967. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
    [​IMG]
    Một lính bộ binh Mỹ ngồi chờ đợi mệnh lệnh của một đợt tấn công với khuôn mặt được vẽ ngụy trang, tháng 8/1971. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
     
  17. [​IMG]
    Phụ nữ và trẻ em cúi mình trong một con kênh bùn để tránh đạn trong một cuộc giao tranh tại một vị trí cách phía Tây Sài Gòn khoảng 20 dặm, ngày 1/1/1966. (Ảnh: AP/Horst Faas).
    [​IMG]
    Tử thi của một lính dù Mỹ bị chết trong chiến dịch ở khu rừng già gần biên giới Campuchia (Vùng C) được chuyển đi bằng máy bay trực thăng, năm 1966. (Ảnh: AP/Henri Huet).
    [​IMG]
    Thuỷ quân lục chiến Mỹ chi lên từ các hố cá nhân của họ vào lúc bình minh sau đêm thứ 3 của trận chiến chống lại các cuộc tấn công liên tục từ phía Sư đoàn 324B của quân Giải phóng, ngày 21/9/1966. (Ảnh: AP/Henri Huet).
    [​IMG]
    Các thành viên của Sư đoàn Không vận 101 chụp ảnh trong chương trình biểu diễn dịp Giáng sinh tại trại Eagle, ngày 23/12/1970. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
    [​IMG]
    Hoạt náo viên Sammy Davis đang khích lệ tinh thần cho các thành viên của các Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 tại một điểm đóng quân bí mật, tháng 2/1972. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
     
  18. [​IMG]
    Một chiếc trực thăng tiếp vận tìm điểm hạ cánh trên đỉnh một ngọn đồi cháy rụi vì các cuộc giao chiến ở phía Tây của tỉnh Đắk Tô, khu vực Tây Nguyên, ngày 3/6/1968. (Ảnh: AP).
    [​IMG]
    Một lính thủy quân lục chiến giúp đồng đội bị thương của mình rút lui dưới làn đạn của quân Giải phóng trong trận chiến ngày 15/ 5 1967 tại khu vực phía Nam khu phi quân sự ở miền Nam Việt Nam. (Ảnh: AP/John Schneider).
    [​IMG]
    Những người phản chiến biểu tình bằng cách nằm tại khu vực Sheep Meadow, công viên trung tâm New York ngày 14/11/1969. Hàng trăm quả bóng được thả lên bầu trời, màu đen tượng trưng cho những người lính Mỹ đã thiệt mạng ở Việt Nam dưới thời Nixon và màu trắng là những người sẽ chết nếu cuộc chiến tiếp tục. (Ảnh: AP/J. Spencer Jones).
    [​IMG]
    Tại khuôn viên Đại học Kent State ngày 4/5/1970, các sinh viên sơ cứu cho John Cleary sau khi anh bị lực lượng Cảnh sát Quốc gia Ohio bắn trong cuộc biểu tình chống lại việc mở rộng cuộc chiến tranh Việt Nam vào Campuchia. Anh đã sống sót. Bốn sinh viên khác đã bị giết chết và chín người bị thương trong cuộc biểu tình. (Ảnh: KSU/Doug Moore/REUTERS).
    [​IMG]
    Bom napalm nổ giữa những ngôi nhà phía trước một đền thờ của đạo Cao Đài ở vùng ngoại vi của Trảng Bàng, ngày 8/6/1972. Phía trước là những người lính VNCH cùng nhân viên của nhiều hãng tin tức quốc tế khác nhau và tin tức quay phim và từ các tổ chức tin tức quốc tế khác nhau đến xem hiện trường. Có thể nhìn thấy tòa tháp của ngôi đền ở trung tâm của vụ nổ. (Ảnh: AP/Nick Ut).
     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét