Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 61

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lần đầu đi đám giỗ ở Vĩnh Long
Hôm nay là đám giỗ Ông Ngoại của Anh Phúc ở Vĩnh Long, nhóm Người Miền Tây của tụi mình rất vui khi được có mặt ở đây để xem không khí của đám giỗ ở đây là như thế nào. Đồng thời tụi mình cũng học được cách gói bánh tét, một phong tục tập quán nổi bật trong ngày giỗ và còn được thưởng thức những món ăn dân dã miền Tây rất đặc trưng như khổ qua hầm, thịt kho hột vịt... 

Bồi hồi đám giỗ ở miền Tây

07/10/2016 19:48

Còn mấy ngày nữa là đám giỗ cha tôi. Tôi bảo con gái út gọi điện nhắc mấy anh chị nó Chủ nhật này về.

Ngày Chủ nhật này không đúng ngày giỗ nhưng là ngày nghỉ nên tổ chức ngày đó cho các con về được đông đủ.
Nhớ trước đây khi nhà văn Sơn Nam còn sống, ông nói làm giỗ không đúng ngày là làm cho người sống ăn, người chết có biết đâu mà về hưởng. Nhớ lời ông dạy, tôi thường cúng mâm cơm ngày chính giỗ, còn ngày nghỉ thì cho con cháu về tụ họp đông đủ để gặp nhau thôi.
Đám giỗ là dịp vui chơi
Ngày xưa ở quê, đám giỗ là dịp để bà con chòm xóm vui chơi, tôi là dân quê nên vẫn nhớ mãi những đám giỗ ở nơi hẻo lánh. Nhớ có lần bạn tôi rủ về Đồng Phú (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) ăn giỗ.
Đi ngày trước giỗ gọi là ngày tiên thường, đến nơi chủ nhà mời nước, ăn bánh nói chuyện khào đến khi nào mệt thì nằm võng hay bộ ván nghỉ. Nằm nghe tiếng dao thớt sau bếp, bên hè và tiếng cười nói rất vui tai. Chiều nhìn ra con rạch trước nhà, xuồng máy từ từ cặp bến nước.
Bà con ở Hòa Ninh (xã gần đó), Tân Phong (Tiền Giang) đi đám giỗ xách cặp vịt hay gà lên, chủ nhà chào đón vui vẻ. Ban tối, đèn măng-xông rọi sáng tới sân nhà, trẻ con chơi trò cút bắt, người lớn đánh bài tứ sắc đến khuya. Những nhà giàu, gia chủ còn rước thêm ban nhạc tài tử để phục vụ cùng với cô bác trong làng yêu văn nghệ hát hò vui vẻ.
Một đám giỗ khác ở Tân Phú, huyện Châu Thành (Bến Tre) vào mùng 10 tháng Giêng. Ở Chợ Lách vừa ăn tết xong, khai trương kinh doanh đến mùng mười qua Tân Phú là lại thấy không khí tết.
Ở đây là vùng quê, ít người đi lại, hoa mai nở muộn còn ở ngoài vườn. Trong nhà, các bô lão, trung niên còn vận áo mới ngồi uống trà trò chuyện rôm rả. Bọn thanh niên trong xóm còn đem gà nòi ra xổ từng cặp, người người bu lại xem mà không sát phạt giống như ngày Tết ở bên nhà. Đối với tôi, ăn Tết lần hai là ở chốn này.
Ngày xưa, ở thôn quê thiếu trò tiêu khiển, truyền hình ít, muốn xem hát phải lên tỉnh chứ ở huyện cũng vắng, do vậy mà đám giỗ là nơi giải trí gần như độc tôn. Bà Mười nấu nướng ở bếp trò chuyện với cô Tám về chuyện tình của thằng Điệp với con Lan; cô Sáu cho dì Hai biết tháng Chạp tới đây là lễ cưới của thằng Tính.
Đám giỗ là trung tâm thông tin, là nơi để mọi người có dịp “tám” với nhau thoải mái. Ngồi ở đám giỗ này, bàn tới đám khác vào một thời điểm cách đó không xa. Họ trông tới một đám giỗ khác để vui chơi, ăn uống sau những ngày làm việc mệt nhọc.

Đám giỗ ở miền Tây
Đám giỗ ở miền Tây
Trung tâm đào tạo đầu bếp xịn
Phụ nữ ngày xưa ít có ai học nấu ăn có bài bản. Con gái nhà giàu được đi học chữ nghĩa là tốt lắm rồi, còn tay nấu ăn giỏi là nhờ đi đám nhiều trong xóm ấp.
Ban đầu, con gái ra sau bếp để rửa chén, nhặt rau, phụ gọt rau củ, sẵn dịp đó để mắt tới các “đầu bếp nhân dân” lành nghề làm gì để học lóm. Sau đó, các bà đầu bếp chỉ dẫn cách nêm nếm để rồi một ngày nọ thợ chính vắng mặt thì thợ phụ lên thay, đương nhiên thành đầu bếp lúc nào không hay biết.
Có một điều lệ chẳng thành văn là không ai phân công nhưng trong xóm chia ra: mỗi người một món ăn, ít khi trùng nhau. Thí dụ cô ba Lạc thì nấu xôi vò, dì Ngọc thì vịt nấu chao, nhờ vậy một đám gia chủ có đủ 5-7 món ngon để chiêu đãi không thua gì một nhà hàng chuyên nghiệp.
Cũng có người học cách trình bày món ăn rất xinh đẹp, nấu món ngon nhưng không chịu đi làm cho nhà hàng.
Có một trường hợp ngoại lệ là cách nay 3 năm, ông chủ quán nhậu ở Bến Tre đi ăn cưới ở Chợ Lách khoái món thịt heo nấu lagu với chôm chôm của cô Sáu Kim nên mời về làm đầu bếp cho quán ông, lương gấp hai lần đi làm cỏ vườn mà còn được bao ăn ở.
Đám giỗ ngày nay
Về cơ bản thì đám giỗ ngày nay cũng không khác xưa mấy, nhưng cũng có nhiều nhà đổi ngày cho tiện với công việc của con cháu ở thành phố. Không còn ngày tiên thường vì sẽ tốn hao nhiều thứ và mất ngày làm.
Tuy nhiên, ở quê gần đây có thêm nghề cho thuê dàn nhạc để các đám phục vụ văn nghệ. Người đầu tư dàn nhạc phải có ít nhất 70 triệu đồng cho dàn âm thanh, một máy tính có màn hình karaoke để người ca đọc và hát. Dàn nào xịn hơn có mướn thêm một nhạc công đàn thì cho thuê đắt hơn.
Cứ mỗi buổi khoảng bốn giờ thì tiền thuê là 400 ngàn đồng, có người đàn thì chủ nhà trả thêm 300 ngàn nữa, rẻ hơn karaoke mà được phục vụ tại chỗ. Với giá rẻ như vậy nên không phải đám giỗ, đám cưới mới có nhạc mà đám đầy tháng cho con cũng có nhạc.
Có người nói đùa nhưng là thực, ở quê cắt lúa xong cũng có nhạc, heo đẻ nhiều con cũng có nhạc ăn mừng. Do vậy mà thanh niên ở quê giờ đây ca hay hơn những người ở thành phố.

Theo LƯƠNG MINH (Nông nghiệp Việt Nam)

Đám Giỗ Trong Phong Tục Người Miền Tây

Cúng cơm cho người đã mất trong gia đình
 
Đa phần người Việt ở vùng Tây Nam Bộ (không tính những người theo các tôn giáo), sẽ cúng tuần, làm đám giỗ cho người chết. Cúng tuần (gọi là làm tuần), thường là cúng 49 ngày, 81 ngày, 100 ngày, một năm, hai năm, … tính từ ngày người thân qua đời.
Thời gian mãn tang cũng rất phong phú, theo đúng sách vở (dân gian truyền thế nhưng chẳng ai biết cụ thể sách nào), thì ba năm mới mãn tang, nhưng trên thực tế không có mấy nhà để lâu như vậy. Thường là sau một năm, lâu hơn thì hai năm, còn ngắn có khi làm tuần trăm ngày người ta tổ chức làm tuần mãn tang. Họ quan niệm rằng còn trong vòng tang chế thì khó làm ăn. Con cháu đông đúc khó khăn nhiều mặt, thôi thì xả tang cho xong!

cung com
Anh chết ba năm sống lại một giờ,
Để xem người ngọc phụng thờ ra sao ?
Sau khi mãn tang, đến ngày, tháng người quá cố mất, con cháu sẽ tiến hành làm đám giỗ (có chỗ gọi là cúng cơm), từ tư liệu thực tế điền dã, chúng tôi miêu tả là các công đoạn cũng như ý nghĩa của ngày lễ này trong phong tục dân gian Tây Nam Bộ
a. Đầu tiên là việc chưng, dọn bàn thờ
Chúng tôi được nghe các bậc trưởng thượng kể rằng, ngày trước, khi còn người nhắm mắt xuôi tay trên chiếc giường cây hay chiếc chõng tre, thì sau khi khâm liệm chôn cất người quá cố cái gường ấy được dùng để thờ, với tâm thức nhớ người đã nằm ngủ ở đó.
Phía trước giường thờ đặt một tấm ván kê cao hơn, một cái bàn hay nhà nghèo thì dùng cái ghế nhổ mạ để lư hương gọi là bàn thờ. Dần dần cái giường ấy được thay thế với cái bàn thấp, đặt sát vách, khi làm đám giỗ, thức ăn chưng bày trên đó. Khi văn hóa Phương Tây vào Việt Nam, nghề mộc ở miền Tây Nam Bộ cũng phát triển, thợ mộc bắt chước cái “tủ” của Pháp, theo mô thức thời vua Louis XVI, bề đứng cao hơn bề ngang, bốn phía bít bùng với vách ván. Mặt trước kín, không mở ra, cửa bố trí hai bên hông. Hai bờ của tủ, ở mặt trước từ trên xuống dưới, thường chạm những hạt chuỗi màu bạc khít nhau, và dùng nó để thờ phụng. gọi là tủ thờ. Người ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hi thường đóng tủ thờ bằng cây gỏ, cây trắc hoặc cẩm lại, để lại đến đời cháu nội, cháu cố tủ thờ mình vẫn còn tốt và cứng.
Trên tủ, thường là tranh thờ, viết bằng chữ Hán, với đôi câu đối:
Tổ công phụ đức thiên niên thạnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh
Ở giữa tranh là hai chữ Từ Đường, hoặc Cửu huyền thất tổ. Bàn thờ, bày biện một số “vật”:
Chiếc lư, nhà giàu đúc bằng đồng chạm trổ lân, phụng, nhà nghèo dùng lư bằng sành, thậm chí một phần chiếc lon nhựa, trong đổ ít cát, hoặc gạo để cắm nhang, gọi nôm na là “lư hương”. Phía sau lư hương đặt di ảnh người khuất (trước đây là hình vẽ, sau này khi công nghệ phát triển thì ảnh chụp, rọi, tráng, …), nếu có hai hay ba bốn người quá cố thì có chừng ấy lư hương, cũng có trường hợp người mất không có ảnh, nhưng lư hương thì không thể thiếu.
Đi về lập miễu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.
Kế di ảnh, ngày xưa để cái “thần chủ” đầu lớn, đầu nhỏ, chữ khắc trên miếng gỗ, như kiểu lý lịch, thường nêu lên chức tước, của người khuất mặt. Nay, tục này không còn!
Phía trước, ở hai góc đặt hai chân đèn có thể bằng đồng hoặc tiện bằng gỗ quý, chính giữa có ba cái chung nhỏ để châm trà, rượu, cây đèn chong cóc đốt bằng dầu, bình cắm hoa, … Nếu bàn thờ người mới mất chưa xả tang thì cây đèn này luôn cháy, có nhà kỹ hơn, nặng tình với người quá cố thì thắp nhang liên tục. Khi đã mãn tang thì đèn và nhang chỉ đốt vào ban đêm (tàn một lượt nhang thì thôi, đèn để đến sáng hôm sau).
Ngó lên nhang tắt, đèn mờ,
Mẫu thân đâu vắng, bàn thờ lạnh tanh
Trên bàn thờ cũng có khi người ta chưng thêm dĩa trái cây coi như mời người khuất mặt … thưởng thức của ngon vật quý!
Đến ngày đám giỗ, người thờ cúng phải dọn dẹp cho sạch bụi, chân đèn, lư hương được đánh lại cho sáng bóng. Chân nhang ở lư hương được rút bỏ chỉ chừa lại ba cây, để bắt đầu “một năm mới” cho người đã khuất.
Ngoài ra trên bàn thờ ngày giỗ còn được chưng thêm trái cây, bánh tét, bánh ít, bánh bò, hay các họp bánh, mứt, …
b. Chuẩn bị các món cúng giỗ trong ngày tiên thường
Gần tới đám, gia chủ chuẩn bị trước nửa tháng, mười ngày, từ việc chọn lựa nếp, rọc lá chuối, chẻ lát làm lạt để gói bánh, chuẩn bị củi khô để đun nấu, … Đến trước ngày giỗ chính một hoặc hai ngày, bà con, dòng họ hay người cùng xóm đến giúp. Đàn bà, con gái thì gói bánh tét, bánh ít, (trong lễ cúng tuần phải có thêm bánh cấp, bánh cúng (gói như bánh tét, nhỏ hơn lại không nhưn, chỉ đơn thuần là nếp, bánh này sau đó được cho thầy chùa mang về, vì thế có câu ca: Lấy chống thầy chùa ăn bánh hỏng nhưn!), hoặc đổ bánh bò, bánh da lợn. Đây cũng là dịp để các bà các chị vừa trổ tài khéo léo của mình vừa dạy cho các cháu gái sau này biết nấu nướng bánh trái,
Đàn ông thì tát mương, dở chà bắt cá, nếu là nhà giàu có làm heo, làm chó…
Cồng cộc bắt cá dưới bàu
Cha mẹ mày giàu, mầy giỗ đầu heo
Đám cúng lớn hay nhỏ có khi còn do mối quan hệ giữa người đã khuất với người đứng ra cúng giỗ
Thờ chàng đĩa muối đĩa rau,
Thờ cha kính mẹ mâm cao cỗ đầy
Con cháu, láng giềng đến xem chủ nhà cần gì thì phụ giúp, tiếp xách nước bắt lò, che thêm tấm bạt lấy bóng mát để tiếp khách, hay mượn thêm bàn, ghế, chén tô…
Đến chiều gia chủ nấu cơm cúng bình thường, tàn nhang, mọi người thường ngồi lại lai rai vài ba xị đế hoặc chơi vài ván cờ tướng, đàn ca vài ba bài bản tài tử ca ngợi công ơn sinh thành dưỡng dục, … Đến khuya thì ai về nhà nấy.
c. Ngày giỗ chính
Tờ mờ sáng hôm sau, con cháu người mất cũng như những người hàng xóm chung quanh trên tay xách con gà con vịt, người thì bọc bánh hộp trà, có khi là cá lóc, tôm càng, …, hoặc lít rượu đế mang đến cùng phụ giúp gia chủ lo lễ cúng. Đồ mang cúng thường là đồ họ trồng, tỉa hoặc kiếm bắt được. Họ tự làm, tự kiếm, chứ ít khi mua, có vậy mới thành tâm với người đã khuất, …
Con cháu đi làm ăn xa không về kịp hay gặp bất trắc gì đấy mà vắng mặt, thì hãy nhớ câu:
+ Chữ rằng: vấn tổ tầm tông,
Cháu con nỡ bỏ cha ông sao đành.
+ Anh đi ghe cá cao cờ,
Ai nuôi cha mẹ, ai thờ tổ tiên?
+ Công danh hai chữ tờ mờ,
Lấy gì khuya sớm phụng thờ tổ tiên.
Mọi người đến lúc một đông, người nào việc nấy người làm gà, vịt, người nấu nước châm trà, người lo bánh mức, …
Các bậc cao niên thường uống trà đàm đạo chuyện nhân tình thế thái, anh em dòng họ lâu ngày gặp nhau vừa hỏi thăm sức khoẻ, công việc đồng áng,… vừa là dịp để con cháu họ hàng nhận mặt, nhớ mặt bà con,… Có gia đình đông vui hơn cả trăm con cháu dâu rễ, chít chắt, … Có lẽ chỉ có ngày giỗ ông bà họ mới tề tựu đông như vậy.
Đến khoảng 9 – 11 giờ khi nấu nướng chiên xào xong xuôi thì bày lên cúng. Ngoài mâm cúng chính bày biện tươm tất trên bàn thờ người khuất. Bao giờ cũng có thêm các mâm khác: đó là mâm cúng tổ tiên (dành cho người đã khuất cao hơn người được cúng), mâm cúng đất đai, và mâm bày ngoài sân cúng âm binh cô hồn. Xin nói thêm về mâm cúng này, thức ăn có thể không bằng các mâm khác nhưng bao giờ cũng có, bởi người ta quan niệm, ông, bà mình có con cháu cúng giỗ, thì còn bao nhiêu hồn oan, trôi sông lạc chợ, hồn của kẻ “sảy cối sa cây” không nơi nương tựa. Quả là một nét đẹp rất nhân hậu của người hiện tiền dành cho người khuất mặt ngay cả những đối tượng mà họ chưa hề quen biết. Các mâm cơm này không có lư hương, nhang được cắm trên một khúc thân cây chuối, một đoạn bụp dừa nước, …
Mâm cúng thường không thể thiếu cơm (vì vậy còn được gọi là cúng cơm), thịt heo kho nước dừa tươi, thịt xào đậu đũa, tép xào khóm, khổ qua hầm dồn thịt, gà vịt nấu cà ry và nhất là phải có cù lao (một loại lẩu), …Đám lớn thì có thịt heo không thì gà vịt, cá tôm cũng được. Riêng thịt chó chỉ làm để bà con anh em “nhậu chơi” chứ không cúng trên bàn thờ.
Khi mâm cỗ bày biện xong thì người chủ gia đình, hoặc con trai lớn cúng vái mời người đã khuất về ăn uống.
Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân.
Thức khuya dậy sớm cho cần,
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con
Trong khi ấy, con cháu người đã khuất thắp ngang và quỳ lạy 4 lạy trước bàn thờ để tỏ lòng nhớ ơn và tưởng niệm.
+ Con lạy cha hai lạy một quỳ,
Lạy mẹ bốn lạy, thầm thì vái van.
+ Mai đà hạc lánh hình di
Tây phương đất Phật, mẹ đi không về!
Nhang cháy dần đến hơn nửa cây thì người ta cúng ít rượu trắng (không cúng bằng rượu thuốc!) và ít trà rồi “lui nhang”.
Mâm cỗ bày ra con cháu anh em quầy quần ăn uống. Một lần nữa tình thâm nghĩa trọng được trân trọng nâng niu qua bữa cơm ấy. Họ nhấp với nhau một vài chung rượu, kể lại công đức của người mất hoặc cũng có khi đàm đạo tiếp chuyện mùa màng, chuyện đời sống … Cũng tại đây, người này giới thiệu, người kia để ý cách chọn dâu, kén rể. Không ít cuộc hôn nhân thành hình sau những đám giỗ như vậy. Quả là, trong cái mất đã hiển hiện niềm tin, sự sống. Kết thúc là chung trà với bánh ngọt, trái cây mà mọi người mang đến được đem xuống cùng ăn. Người về, được gia chủ tận tình gửi cho các cháu ở nhà bánh tét, thịt kho, ….
Họ coi nhân ngày giỗ vừa cúng người chết vừa là để trả ơn những người hàng xóm hay anh em đã giúp đỡ mình trong cuộc sống.
damgio
Đến chiều, chủ nhà còn bày cúng mâm chiều. Thường thì mâm cúng này chỉ là mâm cơm gia đình, chỉ có anh em dòng họ thân tín hay người ở xa chưa về kịp mới chứng kiến và dùng bữa sau đó. Kết thúc mâm cúng chiều, chủ nhà còn đốt tượng trưng một số ít quần áo giấy tiền âm phủ để người chết dùng cho năm tới, …
Ngày giỗ chính thức chấm dứt ở đây.
Đám giỗ cứ truyền cúng như vậy cho đến đời cháu thứ ba thứ tư không còn nhớ ngày nữa thì thôi. Cháu ở đời càng xa so với người chết thì cúng càng nhỏ có khi chỉ là mâm cơm thêm món ăn hơn thường ngày, hay cúng nồi chè, nồi cháo là đủ, một hai năm sau nữa … bỏ luôn! Và cũng từ đấy chấm dứt hẳn một đời người!
Trần Minh Thương
Nguồn:vanchuongviet.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, 1990
2. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
3. Trần Minh Thương, Vài nét về lễ cúng giỗ của người Việt ở Sóc Trăng, Tạp chí Nguồn sáng Dân gian, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, số 3, 2007.
4. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo Dục, H. 2006

Post ngày: 10/20/17
các món ăn đãi tiệc đám giỗ
Món ngon mỗi ngày

Tổng hợp các món ăn đãi tiệc đám giỗ mà bạn nên biết

Với cách làm các món ăn đãi tiệc đám giỗ mà JAMJA’s BLOG chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ có ngay những mâm cỗ để chiêu đãi người thân và khách khứa trong những dịp cúng giỗ, đám hiếu hay mừng thọ tại nhà.

Đám giỗ của người Việt

Một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam đó chính là “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”. Vậy nên đám giỗ là một dịp để tưởng nhớ đến những người đã mất là một việc hết sức trọng đại của mỗi gia đình.
Đám giỗ của người ViệtTrong quan niệm của người Việt Nam, chữ “hiếu” là điều quan trọng nhất đối với nhâm phẩm của một con người. Vậy nên mọi thành viên của gia đình đều có mặt trong các bữa tiệc đám giỗ.
Trước đây, đám giỗ thường sẽ do các bà, các mẹ, những người phụ nữ đảm đang phụ trách nấu các món ăn đãi tiệc đám giỗ. Tuy nhiên, việc nên nấu món gì để vừa ngon miệng, vừa sang trọng mà lại không quá cầu kỳ, tốn kém luôn làm vấn đề khiến rất nhiều người đau đầu. Chính bởi vậy JAMJA’s BLOG  sẽ giới thiệu cho các món ăn ngon mà bạn nên làm trong đãi tiệc đám giỗ tại nhà với những món ăn đơn giản, dễ làm khiến ai cũng phải gật gù khen ngon. Nào, cũng JAMJA’s BLOG xem có những món ăn đãi tiệc đám giỗ nào ngon nào!

Các món ăn đãi tiệc đám giỗ.

Nem rán kiểu Bắc.
Các món ăn đãi tiệc đám giỗ-1
Nếu phải kể đến món ăn ngon để nấu trong tiệc đám giỗ thì chúng ta không thể nào không kể đến món nem rán kiểu Bắc được. Món nen rán từ lâu đã là một món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa tiệc đám hỏi, cúng giỗ mà còn là món ăn hàng ngày của rất nhiều gia đình. Bạn hãy lưu món nem rán lại và làm thử món này nếu có cơ hội nhé.
Nộm gà xé phay
Các món ăn đãi tiệc đám giỗ-2
Nộm là món ăn giúp cho khách khứa của bạn cảm thấy đỡ ngán khi ăn quá nhiều các món dầu mỡ. Và món nộm gà xé phay sẽ là món không chê vào đâu được với vị chua chua, ngọt ngọt, bùi bùi vô cùng dễ ăn.
Canh gà với hạt sen.
Các món ăn đãi tiệc đám giỗ-3
Thay vì bạn sẽ nấu canh măng, canh khoai như trước đây, bạn có thể nấu món canh hạt sen. Cách làm món canh gà hạt sen vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị sen tươi, ngâm đến khi nó mềm là cho hạt sen vào nồi nước ninh gà cùng một số nguyên liệu khác là được. Đây là món ăn có vị hơi thanh thanh rất thích hợp để nấu vào mùa hè đó.
Gà nướng xốt mayonaise.
Các món ăn đãi tiệc đám giỗ-4
Món thịt gà trước đây thay vì luộc, rán. Bạn có thể chế biến theo kiểu khác để bàn cỗ nhà bạn trở lên sang trọng, đẹp mắt hơn. Và món gà nước xốt mayonaise sẽ giúp bạn làm điều đó.
Gỏi cuốn.
Các món ăn đãi tiệc đám giỗ-5
Gỏi cuốn là một trong những món được người miền Nam cực kỳ yêu thích. Đây là món ăn rất thích hợp để làm vào những ngày nóng để đãi khách.
Gà 3 món.
Các món ăn đãi tiệc đám giỗ-6
Gà ba món là món gà luộc, gà xé phay và miến gà. Đây là 3 món ăn không thể nào không có trong các món ăn đãi tiệc đám giỗ. Nhất là món gà luộc và món miến gà đấy các bạn ạ. Đừng quên ghi chú ba món này vào sổ tay của mình nhé.
Món nướng.
Các món ăn đãi tiệc đám giỗ-7
Những món thịt heo được tẩm gia vị rồi nước dưới bếp than hồng thơm phức sẽ khiến ai nhìn thôi cũng phải chảy cả nước dãi rồi. Món thịt heo sau khi được nướng cho lên  đĩa rau mùi rồi ăn cùng với nước chấm và rau thơm sẽ là món ăn để đãi tiệc vừa dễ làm mà lại không tốn thời gian.
Ngoài ra, ngoài thịt heo, bạn có thể nướng thịt gà, thịt bò cuộn với kim chi hay các đồ hải sản nhưu tôm, cua…đều là món nướng ngon tuyệt.
Các món xôi.
Các món ăn đãi tiệc đám giỗ-8
Như là linh hồn của bàn tiệc, xôi là món ăn không thể thiếu trong những bữa tiệc đám giỗ. Xôi có rất nhiều loại, bạn có thể làm xôi gấc, xôi đỗ đen, xôi lạc, xôi đỗ xanh….mỗi món lại có hương vị đặc trưng riêng. Tuy nhiên, JAMJA’s BLOG khuyên bạn nên nấu xôi lạc hoặc xôi đỗ xanh vì đây là hai món đơn giản, dễ làm mà được rất nhiều người lựa chọn để nấu.
Món tráng miệng.
Các món ăn đãi tiệc đám giỗ-8
Khi nhắc đến món tráng miệng thì có lẽ ai cũng sẽ nghĩ đến những món hoa quả. Món tráng miệng thường được làm trong đãi tiệc đám giỗ đó chính là món dưa hấu và quýt Mĩ. Đây là hay món có thể ăn được cả vào mùa hè và mùa đông. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nấu các món như chè, sữa chua, thách hay các món bánh tâm có vị thanh nhẹ như bánh đậu, bánh pudding…vv.
nhà cửa đời sống

Lên thực đơn các món ăn đãi tiệc đám giỗ.

Tổng hợp các món ăn đãi tiệc đám giỗ mà bạn nên biết.
Sau đây JAMJA’s BLOG sẽ giới thiệu đến các bạn các món ăn đãi tiệc đám giỗ có thể làm thành một bàn tiệc sang chảnh tại nhà.
Thực đơn 1.
  • Gỏi gà xé phay.
  • Cháo gà
  • Giò heo muối chiên giòn ăn với kim chi.
  • Miến xào.
  • Thịt bì xào hành tây.
Thực đơn 2.
  • Nộm rau củ.
  • Xôi lạc.
  • Thịt gà luộc.
  • Canh xương nấu măng.
  • Nộm đu đủ.
  • Tôm tẩm bột chiên xù.
Thực đơn 3.
  • Salad trộn.Thịt gà luộc.
  • Tôm hấp sả.
  • Thịt bê xào me
  • Nem rán.
  • Canh măng.
  • Măng xào mực.
  • Xôi yến.
Thực đơn 4.
  • Canh gà nấu ngô.
  • Thịt gà luộc.
  • Tôm chiên giòn.
  • Miến trộn kiểu Thái.
  • Canh thập cẩm.
  • Xôi vò.
  • Hoa quả tráng miệng.
Thực đơn 6.
  • Xôi gấc.
  • Canh măng nấu xương.
  • Chả cá.
  • Cá nướng.
  • Mực chiên giòn.
  • Chân giò hun khói.
  • Thịt thỏ xào xả.
  • Thịt gà luộc.
  • Món tráng miệng.
Thực đơn 6.
  • Xôi đỗ xanh.
  • Thịt gà luộc.
  • Nộm đu đủ.
  • Vịt om sấu.
  • Thịt bò xào hành tây.
  • Miến xào mực.
  • Bò lúc lắc chiên khoai tây.
  • Nấm xào rau cải.
  • Hoa quả tráng miệng.
Tổng hợp các món ăn đãi tiệc đám giỗ mà bạn nên biết.
Với các món ăn đãi tiệc đám giỗ mà JAMJA’s BLOG vừa chia sẻ ở trên, hy vọng bạn sẽ có những món ngon để đãi tiệc đám giỗ thêm hấp dẫn hơn.
Chúc bạn một ngày vui vẻ.

Thực đơn những món ăn cho đám giỗ của người Việt Nam

  • Tue, 15/10/2012 
Theo tục lệ, ngày giỗ là "Chung thân chi tang" có nghĩa là ngày tang trong suốt cả đời người. Mỗi năm vào đúng vào ngày chết của một người là một lần giỗ cho nên người xưa thường coi trọng ngày cúng giỗ ông bà cha mẹ.
Theo tục lệ, cho dầu làm tiệc lớn mấy đi chăng nữa, bữa cúng cũng phải có chén cơm xới đầy có ngọn. Vì thế mới có tên cúng giỗ là "cúng cơm". Những khách khứa cùng bà con thân thích, trước khi ngồi vào bàn, ván ăn giỗ phải làm lễ dâng cúng với những lễ vật mình đem tới và lạy trước bàn thờ.
 
Đám giỗ được chia làm 2 loại cúng:
1.Cúng giỗ đầu
- Ý nghĩa ngày giỗ đầu: Ngày giỗ đầu hay còn được gọi là “Tiểu Tường” là ngày giỗ (kỵ giỗ) đầu tiên sau đúng một năm ngày mất của ai đó. Đây là một trong hai giỗ thuộc kỳ tang. Bởi vậy, vào ngày giỗ đầu người ta thường tổ chức trang nghiêm, bi ai, sầu thảm chẳng khác gì mấy so với ngày để tang năm trước. Nghĩa là con cháu đều có vận tang phục, một số nhà có điều kiện còn thuê cả đội kèn.
 
- Mâm cúng giỗ: Vào ngày giỗ đầu, ngoài mâm lễ mặn (xôi, cơm, canh, xào, con gà luộc, lòng gà, quả trứng…), hoa, quả, nhang/ hương, người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã, giấy mà còn cả các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ mà thậm chí còn mua sắm cả hình nhân bằng giấy để “hầu hạ vong linh nơi Âm giới”. Sau buổi lễ, những đồ này sẽ được mang ra tận ngoài mộ để đốt (hóa vàng).
 
2.Cúng giỗ thường
- Ý nghĩa ngày giỗ thường: Ngày giỗ thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ”, đó là ngày giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi. Ngày giỗ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tin rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đầu thai trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa. Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau, cùng thăm hỏi sức khỏe các thành viên trong gia đình, dòng họ.
 
- Mâm cúng giỗ: Vào ngày Cát Kỵ lễ cúng cũng như mọi giỗ khác với đầy đủ: Nhang/ hương, hoa, quả, vàng mã và mâm lễ mặn gồm có xôi, cơm, canh, xào, con gà luộc, lòng gà… Thường thì trong ngày Cát Kỵ, người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (khách mời không rộng như hai giỗ đầu).
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét