Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 237

(ĐC sưu tầm trên NET)

Số phận điệp viên Nga phản bội đế quốc Áo-Hung trong Thế chiến I

Sự phản bội của trùm tình báo Alfed Redl khiến Áo - Hung trả giá đắt trong Thế chiến I, đẩy đế quốc này tới cảnh tan rã.




Đại tá Alfred Redl. Ảnh: Wikipedia.
Đại tá Alfred Redl. Ảnh: Wikipedia.
Thế chiến I từng chứng kiến cuộc chiến tranh bí mật, không tiếng súng nhưng đầy khốc liệt giữa các cơ quan tình báo. Việc Nga tuyển mộ thành công và khai thác nhiều thông tin từ trùm phản gián Alfred Redl đã gián tiếp đẩy đế quốc Áo - Hung vào cảnh suy tàn, theo War History.
Alfred Redl sinh năm 1864 tại thị trấn Lviv, thuộc tỉnh Galicia của Áo, ngày nay thuộc lãnh thổ Ukraine. Dù lớn lên trong gia đình nghèo, ông vẫn theo đuổi nghiệp sĩ quan, vốn chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Nhờ sự bảo trợ của hoàng đế Áo - Hung Franz Joseph, ông được nhận vào và tốt nghiệp loại xuất sắc Trường quân sự Vienna, cơ sở đào tạo sĩ quan danh giá của Áo.
Thể hiện sự hứng thú với nước Nga, Redl nhanh chóng trở thành người đứng đầu phòng phụ trách khu vực Nga thuộc cơ quan tình báo Bộ Tổng tham mưu quân đội Áo - Hung.
Tuy nhiên, cơ quan tình báo Đế quốc Nga phát hiện Redl là người đồng tính và bắt đầu hăm dọa, cũng như trả tiền để ép ông hợp tác và cung cấp thông tin. Năm 1902, Redl có thể đã chuyển bản sao kế hoạch tác chiến của Áo - Hung cho Nga.
Tướng von Gieslingen, cấp trên của Redl, giao cho ông nhiệm vụ điều tra bản kế hoạch tác chiến bị mất. Redl thỏa thuận giao nộp một số điệp viên cấp thấp để giữ an toàn và tiếp tục làm việc cho tình báo Nga. Việc này giúp ông củng cố vị trí vững chắc, khi được quân đội Áo xem là người làm việc rất hiệu quả.
Năm 1907, Redl trở thành cục trưởng Cục phản gián và tiến hành cuộc cách mạng trong kỹ thuật do thám. Ông trở thành người đầu tiên sử dụng camera và máy ghi âm để phục vụ hoạt động gián điệp.
Redl đã xây dựng cơ sở dữ liệu vân tay chi tiết, nhằm lưu giữ thông tin về những người đáng chú ý với tình báo Áo - Hung. Ông là người giúp cải thiện đáng kể năng lực của cơ quan này, nhưng cũng đóng vai trò lớn trong sự sụp đổ của nó.
Được thăng hàm đại tá quân đội Áo - Hung, Redl cũng trở thành điệp viên hàng đầu của Nga và được trả công hậu hĩnh sau một loạt điệp vụ thành công, giúp ông ta hưởng thụ cuộc sống xa hoa. 
Redl đã báo trước cho Nga kế hoạch chi tiết về cuộc xâm lược Vương quốc Serbia năm 1914 sau vụ thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ bị ám sát. Nhờ thông tin từ Redl và Nga, quân đội Serbia đã đẩy lùi đợt tấn công đầu tiên. Đây được xem là thất bại lớn của đế quốc Áo - Hung, bởi họ có ưu thế vượt trội cả về quân số và công nghệ so với đối thủ.
Hiện trường vụ ám sát khơi mào Thế chiến I. Ảnh: New Historian.
Hiện trường vụ ám sát thái tử Ferdinand khơi mào Thế chiến I. Ảnh: New Historian.
Redl cũng tiến hành chiến dịch thông tin giả, cung cấp đánh giá sai lệch về sức mạnh quân đội Nga cho quân đội và chính quyền Áo - Hung. Ngược lại, Nga nắm được mọi kế hoạch tấn công và phân bố lực lượng tác chiến của đối thủ.
Không lâu sau cuộc xâm lược Serbia, thiếu tá Maximilian Ronge, học trò của Redl, bắt đầu nghi ngờ chính người đào tạo mình. Ronge kiểm tra các lá thư nghi vấn và phát hiện một phong bì chứa lượng tiền lớn được chuyển tới người có tên là Nikon Nizetas
Ronge cho nhiều mật vụ theo dõi người nhận bức thư, nhưng họ nhanh chóng mất dấu khi người đàn ông bí ẩn leo lên một chiếc taxi sau khi nhận thư.
Ronge khi trở thành chỉ huy lực lượng tình báo Áo-Hung. Ảnh: War History.
Ronge khi trở thành chỉ huy lực lượng tình báo Áo - Hung. Ảnh: War History.
Tuy nhiên, các mật vụ Áo - Hung gặp may khi chiếc taxi trở về địa điểm cũ sau khi trả khách. Lái xe đưa họ tới khách sạn Klomser, nơi người đàn ông bí ẩn vừa xuống. Khi ngồi trên xe, họ tìm thấy một chiếc vỏ đựng dao nhíp.
Tới khách sạn, họ yêu cầu người quản lý thông báo với những người trong khách sạn về chiếc vỏ đựng dao nhíp và đề nghị người đánh mất xuống sảnh nhận lại. Khi một người khách xuống nhận, các mật vụ lập tức nhận ra đại tá Redl.
Conrad von Hotzendorf, tổng tham mưu trưởng quân đội Áo, tức giận đến mức yêu cầu được gặp Redl ngay lập tức. Sau cuộc gặp, von Hotzendorf bỏ lại một khẩu súng lục và để Redl ở một mình. Cảm thấy nhục nhã và muốn tránh bị đồng đội cũ thẩm vấn, Redl tự sát vào ngày 25/5/1913.
Sự phản bội của Redl khiến Áo - Hung phải trả giá đắt trong Thế chiến I, cũng như dẫn tới sự tan rã của đế quốc này sau hiệp ước Saint Germain năm 1919.
Duy Sơn

Đánh cắp tên lửa Mỹ, điệp viên Liên Xô gửi về Moscow qua bưu điện

Một điệp viên KGB đột nhập căn cứ không quân Mỹ ở Đức, đánh cắp tên lửa AIM-9 đời mới và gửi về Moscow qua đường bưu điện.

Bắn trúng MiG-17, Đài Loan 'tặng' tên lửa Mỹ cho Liên Xô
Mẫu tên lửa K-13 được sao chép từ AIM-9.
Trong thập niên 1960, Nga sản xuất tên lửa không đối không R-3S (K-13A) dựa trên mẫu AIM-9B của Mỹ trang bị cho các tiêm kích MiG-21. Tuy nhiên, các trận không chiến ở Trung Đông cho thấy vũ khí này đã trở nên lạc hậu trước những biến thể AIM-9 mới do Mỹ phát triển. Một điệp viên Liên Xô đã giúp nước này theo kịp đối thủ nhờ một nhiệm vụ táo bạo, cùng cách vận chuyển tên lửa ít ai nghĩ tới, theo War is Boring.
Đêm 22/10/1967, Manfred Ramminger, điệp viên thuộc cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) tại Tây Đức, lợi dụng sương mù và sơ hở của lính canh để đột nhập vào căn cứ không quân Neuburg. Ramminger cùng lái xe Josef Linowski và phi công Wolff-Diethard Knoppe vào kho đạn, đánh cắp thành công một tên lửa AIM-9 đời mới. Họ đặt nó lên xe cút kít và đẩy tới chiếc ôtô đỗ bên ngoài căn cứ.
Quả đạn dài 2,9 m rất cồng kềnh. Ramminger phải đập vỡ kính sau ôtô và che phần tên lửa nhô ra bằng thảm. Để tránh bị cảnh sát để ý, ông dùng một miếng vải đỏ để đánh dấu phần thò ra bên ngoài theo luật.
Sau khi về tới nhà mà không gặp vấn đề gì, Ramminger kiên nhẫn tháo tung quả đạn AIM-9 thành từng phần. Ông giữ lại ngòi nổ, sau đó trao cho người liên lạc của mình. Cuối cùng, Ramminger đóng gói tất cả bộ phận vào một chiếc hộp, trước khi mang tới bưu điện và gửi nó qua đường thư tín hàng không tới Moscow. Để tránh gặp vấn đề với hải quan, Ramminger kê khai bên trong bưu kiện là "hàng xuất khẩu chất lượng thấp".
danh-cap-ten-lua-my-diep-vien-lien-xo-gui-ve-moscow-qua-buu-dien
Tên lửa R-13M, được phát triển từ bản mẫu do Ramminger đánh cắp. Ảnh: Wikipedia.
Do quả tên lửa AIM-9 nặng gần 100 kg, ông đã phải trả 78,25 USD phí chuyển hàng. Sơ suất trong dịch vụ vận chuyển khiến bưu kiện của Ramminger đi từ Đức tới Pháp rồi Đan Mạch, sau đó quay trở lại Đức, trước khi tới được Moscow chậm 10 ngày so với dự kiến.
Việc sở hữu quả đạn này giúp các nhà khoa học Liên Xô phát triển thành công tên lửa đối không R-13M với hiệu suất cải thiện đáng kể. Quả đạn R-13M có thể tấn công mục tiêu từ phía trước, thay vì chỉ giới hạn tấn công từ phía sau như các mẫu K-13 trước đó.
Liên Xô sau đó bắt đầu phát triển các dòng tên lửa đối không tầm gần hiện đại hơn như R-60 và R-73, có nhiều tính năng vượt trội hơn cả những vũ khí cùng thời của Mỹ và phương Tây. Bản thân Ramminger và các phụ tá bị cơ quan phản gián Đức bắt giữ vào cuối năm 1968 và bị kết án tù 4 năm.

Việt Hòa

'Đội quân ma' giăng bẫy điệp viên phát xít Đức của Liên Xô

Chiến dịch Scherhorn thành công tới mức khi kết thúc Thế chiến II, Đức vẫn tưởng họ có một đội quân vũ trang hơn 2.000 người trên lãnh thổ Liên Xô.

doi-quan-ma-giang-bay-diep-vien-phat-xit-duc-cua-lien-xo
Kế hoạch phản gián quy mô lớn đã khiến Đức mất hàng chục điệp viên. Ảnh: Bashny.
Năm 1941, điệp viên Alexander Demyanov của Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), lực lượng cảnh sát mật của Liên Xô, trong vai một kẻ đào ngũ đã phát hiện một mạng lưới gián điệp bí mật của Đức ngay trong lòng Liên Xô, từ đó giúp Moscow lên kế hoạch xây dựng một "đội quân ma" đánh lừa phát xít suốt nhiều năm, theo War History.
Demyanov đóng vai là một điệp viên hai mang, cung cấp thông tin tình báo cho Đức từ trong lòng Liên Xô, áp dụng chiến thuật nghi binh khiến hàng chục điệp viên Đức rơi vào bẫy. Từ kết quả này, nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin yêu cầu NKVD tiến hành chiến dịch phản gián quy mô lớn có tên "Scherhorn" (mật danh khi đó là chiến dịch Berezino) từ tháng 8/1944 đến tháng 5/1945.
Một "đội quân ma" do trung tướng Pavol Sudoplatov đứng đầu được thành lập, đóng quân tại một "trại lính Đức" ngay trong lòng Liên Xô để dụ đối phương điều điệp viên đến phối hợp hành động và hỗ trợ.
Mật vụ Liên Xô chọn trung tá Heinrich Scherhorn, tù binh Đức bị bắt giữ vào tháng 6/1944, để đóng vai chỉ huy trại lính giả và duy trì liên lạc với bộ chỉ huy Đức. 
Tháng 8/1944, chiến dịch Berezino bắt đầu với việc Max (mật danh của Demyanov) bắn tin cho tình báo Đức, nói rằng một nhóm vũ trang 2.500 thành viên của mạng lưới điệp viên Scherhorn đang bị Hồng quân Liên Xô bao vây dọc sông Berezina.
Đại tá Đức Hans-Heninrich Worgitzsky nghi ngờ, đoán rằng đây là hoạt động phản gián của Liên Xô. Tuy nhiên, sĩ quan Gehlen, liên lạc viên tin tưởng Max, thúc giục ông này tiến hành kế hoạch giải cứu.
Otto Skorzeny, người đứng đầu đội cận vệ SS, đã cử một nhóm biệt kích Đức xâm nhập lãnh thổ Liên Xô bằng oanh tạc cơ Heinkel He 111 để thực hiện chiến dịch giải cứu. Các binh sĩ Hồng quân Liên Xô mặc quân phục Đức đã đợi sẵn và dẫn lực lượng này đến trại. Khi bước vào lều của Scherhorn, tất cả lính Đức đều bị mật vụ NKVD bắt giữ.
Nhóm lính biệt kích bị ép tham gia chiến dịch phản gián, sau đó báo cáo rằng nhiệm vụ đã thành công và cần thêm quân chi viện. Skorzeny nhanh chóng điều thêm 3 đội đặc nhiệm đến hỗ trợ. Tất cả đều bị tóm gọn tại địa điểm do điệp viên Liên Xô thông báo.
doi-quan-ma-giang-bay-diep-vien-phat-xit-duc-cua-lien-xo-1
Otto Skorzeny giao nhiệm vụ cho biệt kích Đức đến giải cứu Scherhorn. Ảnh: Wikipedia.
Chiến dịch phản gián tiếp diễn cho đến khi phản ứng của Đức bắt đầu chậm dần. NKVD chỉ thị cho Scherhorn liên lạc với Đức thông báo nhiệm vụ giải cứu đã thành công, nhưng không thể trở về Đức do số lượng thương vong leo thang. Đáp lại, bộ chỉ huy Đức thông báo đang điều máy bay đến sơ tán những người bị thương và đưa họ đến sau phòng tuyến Đức. Hành động này có nguy cơ làm phá sản kế hoạch của Liên Xô.
Để duy trì vỏ bọc, mật vụ NKVD dàn dựng một trận giao tranh nhỏ trong đêm giữa lính của Scherhorn và Hồng quân Liên Xô khi các máy bay Đức chuẩn bị hạ cánh. Trong lúc giao tranh hỗn loạn, đèn trên đường băng bị tắt khiến cho máy bay Đức không thể hạ cánh. Nhờ đó bí mật về chiến dịch này vẫn được duy trì.
Trong nhiều tháng, cả Gehlen và Skorzeny đã làm theo những gì Liên Xô sắp đặt, khiến các chỉ huy Đức tin rằng 2.000 lính phe mình vẫn bị mắc kẹt trong lãnh thổ đối phương. Skorzeny ra lệnh cho Scherhorn chia nhỏ lực lượng đi qua Ba Lan để đến nơi an toàn. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng không thành công do Sudoplatov đã đập tan đường dây điệp viên hỗ trợ của Đức ở Ba Lan.
Biện pháp hỗ trợ duy nhất quân Đức có thể làm là thả hàng tiếp tế và lương thực cho nhóm vũ trang. Trong suốt chiến dịch, phát xít Đức đã điều 39 chuyến bay cùng 12 điệp viên và 12 thiết bị liên lạc vô tuyến đến hỗ trợ nhóm của Scherhorn. Số biệt kích Đức bị bắt lớn đến mức NKVD có nguy cơ mất kiểm soát do chiến dịch leo thang vượt xa dự đoán. Dù vậy, liên lạc vô tuyến giữa Đức và điệp viên Liên Xô vẫn diễn ra trong nhiều tháng.
Cuối cùng, sự hỗ trợ của Đức cũng bắt đầu suy giảm. Tháng 1/1945, lực lượng Đức vẫn ở cách xa đội quân của Scherhorn, trong khi không quân Đức nhanh chóng cạn kiệt nguồn lực. Scherhorn lúc này vẫn tiếp tục gửi yêu cầu giúp đỡ nhưng không có phản hồi.
Tháng 3/1945, Scherhorn được phát xít Đức vinh danh là anh hùng dân tộc vì các nỗ lực khi bị giam cầm trong lãnh thổ Liên Xô, thậm chí ông ta còn được trao Huân chương Hiệp sĩ. 
Khi Thế chiến II đến hồi kết cũng là lúc chiến dịch phản gián của Liên Xô hạ màn. Cho đến đầu tháng 5/1945, Đức vẫn duy trì liên lạc với Scherhorn, hy vọng nhóm vũ trang hơn 2.000 lính của ông ta vẫn còn sống mà không hề biết rằng đó là "đội quân ma" chưa từng tồn tại. 

Duy Sơn

Ba cơ quan tình báo quyền lực của Nga

Nga duy trì ba cơ quan tình báo lớn với mạng lưới điệp viên trải khắp trong và ngoài nước để bảo đảm an ninh và lợi ích cho Moscow.

GRU - cơ quan tình báo lớn nhất của quân đội Nga

Cơ quan Tình báo Quân đội Nga sở hữu mạng lưới điệp viên rộng ở nước ngoài, có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh của nước Nga.


Trụ sở GRU tại thủ đô Moscow của Nga. Ảnh: Wikimap.
Trụ sở GRU tại thủ đô Moscow của Nga. Ảnh: Wikimap.
Căng thẳng Nga - phương Tây liên tục gia tăng sau vụ cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal và con gái Yulia bị đầu độc tại Anh. Skripal từng là đại tá phục vụ trong Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU), đơn vị bí mật lớn nhất của lực lượng vũ trang nước này, theo DailyBeast.
Là một trong những cơ quan tình báo lâu đời nhất của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, GRU được thành lập năm 1920 với tên gọi Cục Điều phối Các cơ quan Tình báo quân đội. Tuy nhiên, vai trò của GRU thời điểm đó thường ít được biết tới, nhất là khi nó bị phủ bóng bởi Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB).
GRU thời đó được cho là phải chịu sự quản lý của KGB. "GRU không được phép tuyển mộ sĩ quan hoặc điệp viên mà chưa có sự cho phép của KGB, trong khi KGB có thể chủ động lấy thông tin từ sĩ quan GRU. Ngoài ra, KGB có thể phủ quyết việc triển khai nhân sự ở nước ngoài của GRU", sử gia John Barron viết trong một cuốn sách xuất bản năm 1974.
Tuy nhiên, sau hàng chục năm gây dựng, GRU dần lớn mạnh về quy mô và danh tiếng. "GRU luôn được nhìn nhận là cơ quan có tiềm lực, táo bạo và quyết liệt hơn so với KGB hay Cục Tình báo Hải ngoại (SVR)", Andrei Soldatov, cây bút chuyên viết về tình báo Nga, cho biết.
GRU từng đạt nhiều thành tựu nổi bật trong quá trình hoạt động. Chính GRU đã tuyển mộ được quan chức cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ là trung tá William Henry Whalen, cố vấn tình báo của tham mưu trưởng lục quân Mỹ.
GRU - 'vũ khí bí mật' của tình báo Nga
 Lính đặc nhiệm GRU huấn luyện tác chiến
Whalen bị Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bắt năm 1962 sau khi cung cấp cho tình báo Liên Xô nhiều thông tin nhạy cảm về năng lực quân đội Mỹ và kế hoạch của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, bao gồm các phương thức giúp Washington thu thập thông tin tình báo điện tử. Whalen sau đó bị kết án 6 năm tù.
Từ tháng 5/1961, đại tá GRU Georgi Bolshakov hoạt động dưới vỏ bọc là trưởng đại diện hãng thông tấn TASS tại Washington, được lệnh tiếp xúc với Robert Kennedy, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ và cũng là em trai tổng thống John F. Kennedy.
Đại tá Bolshkov đã thuyết phục Robert Kennedy rằng họ có thể xóa bỏ các nghi thức ngoại giao để xây dựng quan hệ chân thành cũng như thiết lập kênh liên lạc chính thức giữa tổng thống Mỹ Kennedy và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev. Bằng kỹ năng tình báo lão luyện, Bolshakov khiến em trai tổng thống Mỹ tin rằng họ đã nảy sinh "một tình bạn thực sự".
Tuy nhiên, nhiệm vụ của Bolshkov lại bị phá hỏng cũng bởi một sĩ quan của GRU. Đại tá Oleg Penkovsky của GRU khi đó lại trở thành điệp viên hai mang làm việc cho Cục Tình báo Mật (MI6) của Anh và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Biểu tượng và tên đầy đủ của GRU tại sảnh tổng hành dinh. Ảnh: Wikimap.
Biểu tượng và tên đầy đủ của GRU tại sảnh tổng hành dinh. Ảnh: Wikimap.
Penkovsky đã trao nhiều thông tin tình báo quan trọng cho phương Tây như năng lực quân sự của Liên Xô và kế hoạch đối ngoại của lãnh đạo Liên Xô Khrushchev, đặc biệt là việc bí mật đặt căn cứ tên lửa hạt nhân tại Cuba. Mỹ tự phát hiện chiến dịch này nhờ trinh sát cơ U-2, nhưng Penkovsky vẫn cung cấp kế hoạch và các tài liệu liên quan cho CIA. Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba nổ ra chấm dứt mọi nỗ lực cải thiện quan hệ của Bolshkov.
Penkovsky sau đó bị phát giác và xử tử. KGB quyết định đưa nhân viên của họ vào GRU thay vì sử dụng các sĩ quan quân đội, khiến KGB ngày càng mạnh hơn.
Sau khi Liên Xô tan rã, KGB bị giải tán, còn GRU được giữ lại nhưng bị cắt giảm đáng kể ngân sách hoạt động. Cơ quan này cũng bị chỉ trích gay gắt về tính hiệu quả trong cuộc chiến với Gruzia năm 2008, buộc GRU phải cải cách toàn diện, giảm số đơn vị từ 8 xuống 5, số nhân viên cũng chỉ còn khoảng 1.000 người.
Đặc nhiệm GRU trong một cuộc diễn tập hồi năm 2017. Ảnh: RBTH.
Đặc nhiệm GRU trong một cuộc diễn tập hồi năm 2017. Ảnh: RBTH.
Tuy nhiên, GRU đã có sự trở lại mạnh mẽ sau khi Tổng thống Vladimir Putin, một cựu sĩ quan tình báo, lên nắm quyền. "Họ đã hồi sinh vì Tổng thống Putin muốn có nhiều cơ quan tình báo cạnh tranh với nhau", một cựu điệp viên CIA từng hoạt động ở Nga cho biết.
"Với cá nhân ông Putin, GRU đã lập chiến công vang dội trong sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Sau thắng lợi này, GRU đã trở thành vũ khí bí mật ưa thích của Tổng thống Nga", Mark Galeotti, chuyên gia về các cơ quan an ninh Nga, cho biết.
GRU đến nay sở hữu số lượng lớn điệp viên với quy mô ngang ngửa Cục Tình báo Hải ngoại và tăng cường hoạt động ở nước ngoài. Chính quyền cựu tổng thống Barrack Obama năm 2016 đã áp đặt lệnh trừng phạt 4 sĩ quan cao cấp của GRU với cáo buộc tấn công email của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và ông John Podesta, người đứng đầu chiến dịch tranh cử của bà Hilary Clinton. 

Duy Sơn

Chiến dịch giải cứu con tin gây tiếng vang của đặc nhiệm Liên Xô năm 1985

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đội đặc nhiệm Alfa được cho là đã thi hành chính sách "ăn miếng trả miếng" với nhóm khủng bố bắt cóc con tin ở Lebanon.

Các sĩ quan đặc nhiệm Alfa dưới thời Liên Xô. Ảnh: Reddit.
Các sĩ quan đặc nhiệm Alfa dưới thời Liên Xô. Ảnh: Reddit.
Đêm 20/9/1985, các tay súng thuộc Tổ chức Giải phóng Hồi giáo (ILO) trung thành với nhóm phiến quân Hezbollah bắt cóc 4 nhà ngoại giao Liên Xô ở thủ đô Beirut của Lebanon. Để giải quyết cuộc khủng hoảng, Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), cơ quan tình báo nổi tiếng thời Liên Xô, đã áp dụng chiến thuật đối phó mạnh tay chưa từng có, buộc nhóm khủng bố phải thả hết con tin sau thời gian rất ngắn, theo War is Boring.
ILO dọa hành quyết từng nhà ngoại giao Liên Xô một nếu Moscow không gây áp lực buộc dân quân thân Syria ngừng pháo kích khu vực phía bắc thành phố cảng Tripoli của Lebanon, vốn nằm trong tay phiến quân cực đoan thân Iran.
Ban đầu, Liên Xô mở một số kênh đàm phán với nhóm ILO với hy vọng các nhà ngoại giao sẽ được trả tự do an toàn. Nhưng mọi thứ thay đổi khi ILO hành quyết con tin đầu tiên chỉ hai ngày sau khi đưa ra yêu sách.
Đó là lúc lãnh đạo Liên Xô từ bỏ chính sách đàm phán và đưa KGB vào cuộc. KGB bắt đầu điều tra về tổ chức khủng bố đứng sau vụ bắt cóc và phát hiện ra đây là một nhóm thân Hezbollah.
Đội đặc nhiệm Alfa của KGB được đưa tới Lebanon và thi hành chính sách "không đàm phán với khủng bố", thực hiện những hành động "ăn miếng trả miếng" quyết liệt nhất để buộc ILO phải thả con tin.
Chiến thuật 'không đàm phán với khủng bố' của tình báo Liên Xô
Bài huấn luyện bắn vào người thật của đặc nhiệm Alfa Nga
Hoạt động thực tế của nhóm Alfa tại Lebanon vẫn còn gây tranh cãi. Theo một nguồn tin, KGB đã tận dụng mạng lưới điệp viên dày đặc tại Trung Đông để xác định gia đình của những kẻ bắt con tin. Các sĩ quan Alfa sau đó bắt cóc một người thân của kẻ đứng đầu ILO, cắt tai người này và gửi tới cho ông ta. Nguồn tin khác khẳng định nhóm Alfa bắt anh trai của một kẻ bắt cóc, sau đó gửi hai ngón tay về gia đình qua đường bưu điện.
"Câu chuyện được kể nhiều nhất là nhóm Alfa bắt khoảng 12 người Shiite, trong đó có người thân của lãnh đạo Hezbollah. Đặc nhiệm KGB hành quyết một người trong số đó, nhét bộ phận sinh dục của nạn nhân vào miệng rồi gửi thi thể tới tổng hành dinh Hezbollah. Họ gửi kèm bức thư đe dọa số phận tương tự với 11 người còn lại, nếu các nhà ngoại giao Liên Xô không được thả", nhà sử học Matthew Levitt cho biết.
Dù các câu chuyện có nhiều chi tiết khác nhau, kết quả vẫn chỉ có một. Việc ba con tin được thả nhanh chóng sau khi nhóm đặc nhiệm Alfa xuất hiện tại Lebanon là điều mà các lực lượng giải cứu con tin tinh nhuệ của Mỹ cũng chưa từng làm được.
Chính sách đối phó khủng bố để giải cứu con tin của đặc nhiệm KGB trong chiến dịch này gây tiếng vang và sức răn đe đến mức không có nhà ngoại giao Liên Xô và Nga nào bị các nhóm khủng bố bắt cóc cho tới năm 2006.
Nhóm sĩ quan Alfa Nga sau buổi huấn luyện. Ảnh: Pinterest.
Nhóm sĩ quan Alfa Nga sau buổi huấn luyện. Ảnh: Pinterest.
Lực lượng đặc nhiệm Alfa được thành lập từ năm 1974, ngày nay có tên chính thức là "Cục A thuộc Trung tâm Đặc nhiệm FSB", là đơn vị chống khủng bố tinh nhuệ trực thuộc KGB trước đây và Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) từ năm 1995.
Nhiệm vụ chính của Alfa là ngăn ngừa và phản ứng trước các hành động bạo lực tại khu vực công cộng, cũng như tác chiến bí mật trong lãnh thổ Nga và nước ngoài. Cơ cấu tổ chức của Alfa không được công bố, nhưng đơn vị này được cho là nhận mệnh lệnh trực tiếp từ các lãnh đạo cao nhất của Nga.
Tử Quỳnh
Video: Globe and Mai

Những vỏ bọc của điệp viên Nga khiến Mỹ bất lực

Quan chức Mỹ cho rằng điệp viên Nga có nhiều chiến thuật hoạt động, khiến Washington không đủ sức theo dõi toàn bộ mạng lưới gián điệp.

Lãnh sự quán Nga tại Seattle bị đóng cửa do lo ngại gián điệp. Ảnh: Reuters.
Lãnh sự quán Nga tại Seattle bị đóng cửa do lo ngại gián điệp. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 26/3 ra lệnh trục xuất 60 nhà ngoại giao bị cho là nhân viên tình báo Nga, nhằm đáp trả vụ đầu độc cựu gián điệp hai mang Sergei Skripal và con gái ở Anh. Nhà Trắng cũng ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Nga tại thành phố Seattle do lo ngại hoạt động do thám, bởi nó nằm gần một căn cứ hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ nhận định việc trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga khó lòng gây thiệt hại cho mạng lưới gián điệp của nước này tại Mỹ. Nhiều khả năng điệp viên Nga đã xâm nhập sâu vào các công ty, trường học và thậm chí là cơ quan chính phủ Mỹ để hoạt động dưới những vỏ bọc hoàn hảo rất khó bị phát hiện, theo Reuters.
Các cơ quan tình báo Nga được cho là vẫn tận dụng tối đa vỏ bọc của nhân viên đại sứ quán và lãnh sự quán, phương pháp cũng được tình báo Mỹ áp dụng tại nhiều quốc gia khác.
Tuy nhiên, ngoài chiến thuật truyền thống này, tình báo Nga còn sử dụng nhiều phương thức hoạt động khác như tuyển mộ người Nga nhập cư, thành lập công ty bình phong, triển khai điệp viên dưới vỏ bọc du khách ngắn ngày tới Mỹ, chiêu mộ người Mỹ làm việc cho Nga và xâm nhập mạng máy tính để đánh cắp dữ liệu.
Các quan chức Mỹ cho biết tình báo Nga từng nhắm vào các lập trình viên làm việc tại tập đoàn Microsoft ở Seattle bởi sản phẩm của công ty này được sử dụng trên rất nhiều ứng dụng. Microsoft từ chối bình luận về thông tin này.
Năm 2010, tòa án Mỹ ra lệnh trục xuất Alexey Karetnikov, điệp viên 23 tuổi người Nga làm việc tại bộ phận thử nghiệm mã lập trình tại cơ sở của Microsoft ở Richmond.
"Trước kia, Moscow chỉ có một cách làm việc. Giờ đây họ đã áp dụng hàng nghìn phương án khác nhau", một cựu quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ mô tả về phương thức hoạt động của tình báo Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, người từng là trung tá tình báo Liên Xô.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thường xuyên theo dõi hoạt động và giám sát liên lạc giữa những người bị nghi là điệp viên nước ngoài. Tuy nhiên, sự hiện diện ngày càng lớn của người Nga ở Mỹ cùng sự phổ biến của các phương thức liên lạc mã hóa trên mạng đã gây khó khăn cho hoạt động phản gián của FBI.
Washington cho rằng Moscow có hơn 100 điệp viên dưới vỏ bọc nhà ngoại giao hoạt động ở Mỹ trước vụ trục xuất. Tuy nhiên, một quan chức giấu tên khẳng định con số thực tế còn cao hơn nhiều, do Mỹ không muốn để lộ số lượng nhân viên tình báo Nga đang bị giám sát. "Con số thực tế thường thay đổi, nhưng trung bình là 150 người", quan chức này tiết lộ.
Đặc vụ FBI theo dõi mục tiêu. Ảnh: FBI.
Đặc vụ FBI theo dõi mục tiêu. Ảnh: FBI.
"Chúng tôi có hệ thống phản gián rất, rất tốt. Có nhiều người trong FBI chịu trách nhiệm theo dõi điệp viên nước ngoài và họ làm rất tốt công việc của mình", ông Robert Litt, cựu cố vấn cho giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, tuyên bố.
Tuy nhiên, Mỹ cần ít nhất 10 đặc vụ FBI và cảnh sát để theo dõi một điệp viên Nga trong vòng 24 giờ. Họ phải giám sát hàng loạt cửa ra vào và thang máy trong khu vực, liên tục chú ý sự thay đổi về trang phục và phương tiện đi lại, thậm chí là kiểu tóc của mục tiêu.
Trong các vụ trục xuất trước, điệp viên Nga bị yêu cầu rời khỏi Mỹ thường giao nhiệm vụ cho những người ở lại hoặc "kẻ ngoài vòng pháp luật", thuật ngữ chỉ những gián điệp nằm vùng lâu năm và không để lộ sự liên hệ với chính phủ Nga.
Một chiến thuật của Nga là triển khai lượng lớn nhân viên ngoại giao cùng lúc, trong đó chỉ có một hoặc hai sĩ quan tình báo, khiến FBI khó nhận dạng và theo dõi mục tiêu thực sự.
Quan chức tình báo Mỹ cho rằng sau khi trục xuất hàng loạt nhân viên ngoại giao Nga nghi hoạt động tình báo, Mỹ đang đối diện nguy cơ không xác định được điệp viên mới mà Nga cử đến là ai. "Đôi khi biết được họ là ai để theo dõi sẽ tốt hơn", quan chức này nói.
Tử Quỳnh

Những vũ khí điệp viên Liên Xô từng sử dụng

Điệp viên Liên Xô sở hữu nhiều vũ khí cỡ nhỏ, dễ che giấu trong quá trình hoạt động tình báo ở nước ngoài.

Những vũ khí điệp viên Liên Xô từng sử dụng
Khi làm nhiệm vụ ở nước ngoài, điệp viên thuộc Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), cơ quan tình báo nổi tiếng thời Liên Xô, thường mang theo nhiều thiết bị để lưu trữ thông tin và thực hiện nhiệm vụ ám sát mục tiêu nguy hiểm, theo Buzzfeed.
Trong ảnh, một khẩu súng hai nòng được lắp đạn chứa chất độc cyanide có khả năng gây chết người gần như ngay lập tức. Sĩ quan KGB Bodan Stashinsky từng giấu khẩu súng này trong một tờ báo để ám sát hai mục tiêu tại Đức.
Những vũ khí điệp viên Liên Xô từng sử dụng
Súng cỡ nòng 4,5 mm được giấu trong thỏi son, một trong các loại vũ khí được nữ điệp viên KGB yêu thích. Tuy nhiên, loại súng này chỉ chứa được một viên đạn, độ chính xác thấp nên nữ điệp phải đến rất gần mục tiêu để ra tay.
Những vũ khí điệp viên Liên Xô từng sử dụng
Súng giấu trong găng tay, được lắp sẵn một viên đạn. Điệp viên sẽ xòe bàn tay đeo găng và đẩy mạnh khẩu súng vào người mục tiêu, nhằm kích hoạt thoi đẩy bên trên đập vào viên đạn.
Những vũ khí điệp viên Liên Xô từng sử dụng
Những chiếc valy bình thường của điệp viên Liên Xô cũng có thể chứa cả súng AK bên trong, giúp họ sở hữu hỏa lực vượt trội so với lực lượng cảnh sát hoặc phản gián đối phương đang truy đuổi.
Những vũ khí điệp viên Liên Xô từng sử dụng
Ô phóng mũi tên độc.
Loại vũ khí này dường như đã được dùng trong vụ ám sát nhà văn Bulgaria Georgi Markov trên đường phố London năm 1978. Markov đang chờ xe buýt thì cảm thấy nhói ở phía sau bắp chân, ông tử vong chỉ sau ba ngày do nhiễm chất độc ricin.
Khám nghiệm tử thi cho thấy có một viên bi nhỏ bằng đầu kim trong vết thương, nhiều khả năng được bắn ra từ chiếc ô của người đàn ông đã chạm vào Markov.
Những vũ khí điệp viên Liên Xô từng sử dụng
Ngoài các loại vũ khí để tự vệ và thực hiện nhiệm vụ ám sát, điệp viên Liên Xô còn mang theo nhiều loại trang bị tình báo đặc biệt trong quá trình hoạt động ở nước ngoài.
Trong ảnh là bộ thiết bị chuyên để nghe trộm đường dây điện thoại, có thể gấp gọn trong một chiếc túi nhỏ.
Những vũ khí điệp viên Liên Xô từng sử dụng
Máy chụp tài liệu xách tay, được trang bị máy ảnh cùng hệ thống đèn chiếu sáng.
Những vũ khí điệp viên Liên Xô từng sử dụng
Đồng xu rỗng để chứa vi phim bên trong. Đây là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi do kích thước nhỏ gọn, dễ che giấu và phi tang khi bị phát hiện.
Những vũ khí điệp viên Liên Xô từng sử dụng
Máy quay siêu nhỏ được giấu trong một cây bút.
Dù công nghệ điện tử Liên Xô bị đánh giá thấp hơn phương Tây, KGB vẫn phát triển được nhiều thiết bị có kích thước siêu nhỏ để phục vụ cho công tác tình báo.
Ảnh: Buzzfeed
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét