Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

HƯƠNG VỊ QUÊ HƯƠNG 58

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Theo chân cô gái miền tây đi kích cá về nướng ăn

Các món cá nướng làm mồi nhậu ngon bá cháy

Cập nhật lúc: 29/04/2016 02:48 PM

Ngày nghỉ không biết làm gì thì rủ bạn bè tụ tập nấu nướng ăn chơi. Mình thích ăn cá nên tổng hợp luôn 1 bộ sưu tập nướng ăn cho đã!

Cá lóc nướng hẹ

  • 35 phút
  • Trung bình
  • 1.7K xem
8.0

Cá nướng riềng sả

  • 30 phút
  • Trung bình
  • 1.3K xem
7.0

  
Tát ao bắt cá sau 3 năm thả, thu hoạch khủng 
  
TÁT HỒ BẮT CÁ - Hương vị đồng quê
Hôm nay nhà mình có nhờ Chú Hai ở gần nhà đem máy bơm nước lại và bơm hết nước trong hồ ra ngoài để bắt cá và cải thiện lại hồ để mình trồng bông súng Đà Lạt.Khi tát lên dưới hồ có hai con cá DỒ ĐÉN thiệt là bự chắc chắn ở nhà ăn không hết nên cho Cô Sáu mình một con.Cá DỒ ĐÉN mỡ nhiều nên mình đành nấu lẩu theo cách của mình.Mời các bạn cùng xem nhé! 

Lẩu mẻ cá Vồ Đếm

Cá vồ đếm là loại cá da trơn thuộc họ cá tra, nhưng cá vồ đếm lại là giống cá hiếm gặp hơn, có giá trị kinh tế cao hơn vì thịt chúng thơm ngon, dai, nên được các bà nội trợ miền Tây ưa chuộng hơn rất nhiều để làm các món như nấu canh, nấu lẩu, chưng tương, kho tộ...Cùng VSMN thực hiện món lẩu mẻ cá Vồ Đếm tại miền tây nhé!

Đến miền Tây phải thử cá vồ đém 7 món

Nếu có dịp đến miền Tây, thực khách không nên bỏ qua món cá vồ đém 7 món thơm ngon, khó cưỡng. Cá vồ đém là một loại cá đặc sản ở miền Tây. Đặc điểm của vồ đém là thịt ngon, béo, phi lê cá dễ hơn cá tra và ba sa. Cá càng to thịt càng ngon.
Nếu có dịp đến miền Tây, thực khách không nên bỏ qua món cá vồ đém 7 món thơm ngon, khó cưỡng. Cá vồ đém là một loại cá đặc sản ở miền Tây. Đặc điểm của vồ đém là thịt ngon, béo, phi lê cá dễ hơn cá tra và ba sa. Cá càng to thịt càng ngon.
Nắm bắt được nhu cầu thưởng thức của thực khách, hiện nay một số nhà hàng đã khai thác loài cá quý hiếm này chế biến thành nhiều món thơm ngon, lạ miệng như cá vồ đém nướng muối ớt, cá vồ đém nấu mẻ, cá nhúng lẩu, cá kho mắm. Ngoài ra còn có cá chưng tương hột, cá kho tộ, chiên tươi…
Mỗi món đều có mùi vị riêng, độc đáo, vừa thơm ngon vừa lạ miệng, giúp cho người ăn hài lòng với khẩu vị cùa từng món ăn./.

Độc đáo với những món ngon từ cá vồ đém

Cá vồ đém (đốm) là một loài cá bản địa, xưa kia xuất hiện nhiều trên sông Tiền và sông Hậu nhưng ngày nay đã trở nên rất hiếm, muốn tìm một con ngoài thiên nhiên thật không dễ dàng.
Cá vồ đém tên khoa học là Pangasius Larnaudii, tên tiếng Anh là Black Spotted Catfish, thuộc loài da trơn, có thân dài như cá tra, răng nhỏ, mịn, râu ngắn, đặc biệt hai bên vây ngực phía trên có một đốm đen khá to (có lẽ vì thế mà dân gian xưa nay vẫn quen gọi là vồ đém). Loài cá nầy thích sống ở những vùng nước sâu hoặc dòng chảy mạnh.
Xưa kia vồ đém xuất hiện nhiều ở lưu vực sông Cửu Long. Chúng có quanh năm nhưng mùa khai thác nhiều nhất là tháng tám bằng cách cào, lưới, câu giăng và câu cần. Cá đánh bắt được thường có trọng lượng từ 2 – 5 kg/con. Khoảng đầu mùa mưa, cá thường di cư ngược dòng về phía thượng nguồn.
Cá vồ đém tươi sống.
Đặc điểm của vồ đém là thịt ngon, béo, phi lê cá dẽ hơn cá tra và ba sa. Cá càng to thịt càng ngon. Nắm bắt được nhu cầu thưởng thức của thực khách, hiện nay một số nhà hàng đã khai thác loài cá quý hiếm nầy để phục vụ cho khách hàng, tuy nhiên đa phần là cá nuôi trong ao hồ, chỉ một số ít đánh bắt được ngoài thiên nhiên.
Tại TP.Cần Thơ có một nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn đặc sản được chế biến từ cá vồ đém như: Cá vồ đém nướng muối ớt, cá vồ đém nấu mẻ, cá nhúng lẩu, cá kho mắm. Ngoài ra còn có cá chưng tương hột, cá kho tộ, chiên tươi… mỗi món đều có mùi vị riêng, độc đáo, vừa nồng nàn vừa lạ miệng, giúp cho người ăn hài lòng với khẩu vị cùa từng món ăn. Thực khách được quyền lựa chọn những con cá tươi nguyên vừa mới kéo lưới lên. Các đầu bếp Cần Thơ khéo tay sẽ chia con cá ra nhiều bộ phận riêng từ đầu cá, ruột cá đã làm sạch và phi lê thịt. Ai thích thứ nào cứ từ từ chế biến và thưởng thức một cách thoải mái.
Món phổ biến nhất là món nướng sả ớt vừa mặn mặn, vừa cay cay nồng nồng. Cá cắt khoanh mỏng, ướp chung với muối hột và ớt hiểm xanh rồi nướng trên bếp than hồng. Tuy cách làm đơn giản nhưng thịt dai dai và mặn mà, hấp dẫn nhất là dùng làm món lai rai. Món kế tiếp là cá nhúng lẩu dùng chung với bún. Nồi súp để nhúng cá được phối hợp giữa nước dừa tươi với gia vị, trong đó hương vị chủ đạo là là sả, ớt, ngò gai. Nếu ai thích ăn chua thì dùng thêm chanh hoặc me. Chính vị ngọt của cá hòa quyện cùng với các vị chua, cay, ngọt dịu và mùi thơm quấn quít của các loài rau vườn như cải trời, húng quế, ngò om đã khiến cho người cầm đũa ngất ngây, càng ăn càng kích thích vị giác. Món cá nhúng lẩu ngon nhất là chấm với nước mắm dầm ớt hiểm xanh hoặc muối ớt.
Nếu ai không kiêng cữ có thể gọi món lẩu mắm cá vồ đém. Đây là một trong những món ăn dân dã nhưng không thể thiếu trong thực đơn ẩm thực miền Tây và cũng không đâu ngon bằng bởi hương vị vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm lừng đặc trưng khó mà cưỡng lại được.
Cá vồ đém phi lê chuẩn bị nhúng lẩu.
Cá vồ đém nhúng lẩu.
Cá vồ đém đang nướng muối ớt.

Cá vồ đém kho tiêu ngày mưa tháng 8

Một ngày mưa tháng 8, ngồi bên bờ kinh nơi toạ lạc nhà hàng Ven Sông, bụng để trống từ sáng đến hơn 3 giờ rưỡi chiều, mắt ai cũng sáng hực hỡ trước cái lẩu và cái mẻ kho cá vồ đém.
    ca-vo-dem-kho-tieu-ngay-mua-thang-8
    Một chiều mưa bên con kênh đổ ra sông Hậu, tôi có duyên được thưởng thức món cá vồ đém kho tiêu. Ảnh: Ngữ Yên.
    Trưa, gần 1 giờ chúng tôi mới dứt khoát đi Cần Thơ. Ra khỏi đường cao tốc Trung Lương, tôi gọi điện cho Bửu Việt, chủ quán Ven Sông, bạn nhậu mỗi lần xuống miền Tây, đặt bữa cơm vào khoảng 3 giờ chiều.
    Bửu Việt có tài sáng tạo món ăn. Nhưng dân Cần Thơ lại không màng đến những món ăn lạ do ông sáng tạo.
    Ông than: “Món mới chẳng mấy ai kêu. Người ta vào đây độ rày chỉ ăn lẩu cua đồng thôi”. Có món gì mới không?
    Ông suy nghĩ một thoáng, rồi nói: “Thôi vầy đi, ăn cơm thì cá vồ đém nấu mẻ khúc đầu khúc đuôi, khúc giữa kho tiêu”.
    Vâng, mưa từ tháng 6 đã là mùa cá vồ đém. Đầu mùa mưa, cũng giống như dân nhập cư Sài Gòn những ngày trước tết, cá vồ đém về quê chúng ở thượng nguồn sông Mekong, tận thác Khỏn bên Lào.
    Khác với dân nhập cư Sài Gòn về quê chen lấn ở các phòng vé xe lửa, xe đò cho kịp về trước tết, bơi đường dài nên chúng chỉ tung tăng không vội vội vàng vàng, không chen không lấn sống chết.
    Cá vồ đém là một loại cá da trơn trong họ cá tra pangasius. Họ này có bảy thứ gồm: cá ba sa, cá hú, cá dứa, cá bông lau (lao), cá vồ đém, cá xác sọc, cá tra bần/tra nghệ.
    Dân miền Tây giải thích đém là chỉ hai cái đốm đen bên gốc mang ngực. Tây gọi là black-spotted hoặc black-eared catfish. Cứ coi như hai cái đồng tiền của cá đi. Xếp hạng số má về thịt ngon, cá vồ đém có thể thuộc vào hàng á hậu 2, sau cá bông lau và cá dứa.
    Cá vồ đém có tật hay ngoi lên gần mặt nước dễ làm mồi cho ngư dân tóm cổ. Cá dài cỡ một thước thịt vào hàng thượng phẩm. Không biết mắc đến cỡ nào?
    Dân miền Tây nói ít ai chịu nuôi chúng vì chúng lâu lớn. Chỉ người có diện tích mặt nước rộng mới thả nuôi quảng canh, chờ chúng lớn.
    Vồ đém là loài ăn tạp nhất trong các loại pangasius. Nên thời các hãng thiết bị vệ sinh  như Thiên Thanh, Toto, Viglacera, Caesar, Inax, v.v. chưa thạnh trị, vồ đém đóng vai trò này ở miền Tây sông nước, gió mát trăng thanh. Bây giờ chẳng còn mấy ai bắt cá vồ đém phục vụ chuyện này nữa.
    Vồ đém nấu mẻ trụng bèo Nhựt Bổn – tên quý phái của lục bình, theo ông Việt, là món ăn từ nhỏ ông đã thấy hay có ở nhà.
    Cái lẩu cá nấu mẻ chiều mưa tháng 8 hôm đó, may quá, đã không ngọt như tôi vẫn tưởng lâu nay người miền Tây thích bỏ đường vào nồi canh chua.
    Vậy thì chỉ có dân Sài Gòn hảo ngọt?
    Nhưng khoan hãy nói canh nóng phải ăn từ từ. Có vẻ như cái mẻ cá vồ đém kho tiêu vàng hực có sức hút mạnh hơn cả. Chắc là cơn đói đã chín. Cơm nóng ăn với cá vồ đém kho tiêu còn gì bằng.
    Bạn hãy thử nhịn thiệt đói và tưởng tượng ra mẻ cá với mấy lát kho vàng rộm, thấy cái ngon nó ngon biết chừng nào. Ông bạn đồng hành ngấu nghiến một hơi hai chén cơm. Tôi lua một chén. Lúc đó mới bắt đầu quay sang cái lẩu, nhâm nhi.
    Rượu Mọi, món ẩm dành riêng cho chủ quán được đem ra như mọi lần. Cá vừa bỏ vào chín non, tắt lửa, vớt cá ra dĩa để chống bấy.
    Lúc ăn, gắp cá nhúng lại trong lẩu. Thịt cá vừa nóng vừa còn đủ độ dai. Lúc này mới là thời gian để tận hưởng cái ngon của nước chua từ mẻ.
    Bên sông mưa cứ từng cơn không lớn lắm. Thi thoảng vài chiếc ghe chạy qua thả lại tiếng máy lầm bầm. Nếu ta có một thời thơ ấu ăn lẩu như ông bạn Bửu Việt, thì cái ngon được bình phương lên.
    Chân trời ngày cũ mở ra. Bỏ cái ngó lục bình vào nồi lẩu, chờ nó mềm rục vớt ra, để nguội một tí rồi cắn vào.
    Như cắn vào cảnh lục bình trôi lêu bêu lúc lên lúc xuống theo con nước bán nhật triều của dòng sông Củ Chi mà có lần tôi từng ngồi nhậu bên bờ nhìn chúng lang thang.
    Trí tưởng đưa ta ngược dòng cả về quê của con cá vồ đém tận thác Khỏn bên Lào. Leo lên thác tuy vất vả, nhưng loài cá này được các nhà nghiên cứu cho là chúng vẫn cứ leo. Đúng là quê hương luôn đẹp hơn cả. Ngoài kia mưa tháng 8 vẫn không dứt.
    Ngữ Yên
    Theo TGTT

    Cá vồ đém nấu canh chua đọt cóc

    01/01/1970 - 08:00
    Cá vồ đém rất hiếm gặp, có giá trị kinh tế cao vì thịt cá béo, dẽ dặt, thơm ngon (hơn cá tra, cá ba sa) nên được bà nội trợ miền Tây ưa chuộng trong việc chế biến các món ăn như: chưng tương hột, kho tộ, chiên tươi v.v... Nhưng có một món mà dân “nhậu” ưa thích nhất đó là: Cá vồ đém nấu canh chua đọt cóc.
    zuhbcanh-chua-1-rjwb.jpg
    Cá vồ đém tươi sống (Ảnh: BCT)
     
    Cá vồ đém là loại cá da trơn (thuộc họ cá Tra, tên khoa học là Pangasiidae) là loại cá đặc hữu của Đồng bằng sông Cửu Long. Cá xuất hiện nhiều nơi trên sông Tiền, sộng Hậu, tập trung ở những vùng nước sâu; nhưng đôi khi cũng gặp ở những vùng nước cạn có dòng chảy xiết. Vào mùa mưa (khoảng tháng Năm, tháng Sáu), chúng bắt đầu di cư về thượng nguồn để sinh sản và bào toàn nòi giống. Nắm được những đặc điểm nêu trên, người dân thường dùng các phượng tiện như: chài lưới, câu,… để đánh bắt.
                
    Cá vồ đém có thân dài (tương tự như cá Tra). Mặt lưng thân và đầu có màu xám đen ánh xanh lá cây, nhạt dần xuống mặt bụng. Bụng cá có màu trắng. Để tránh nhầm lẫn chỉ cần xem nhìn xem phía trên gốc vây ngực (gần mang cá) có một đốm (đém) đen to. Phải chăng vì thế mà chúng còn có tên gọi là cá vồ đém?.
     
    Nhắc tới món cá vồ đém nấu canh chua đọt cóc, tôi còn nhớ như in trước sân nhà tôi bấy giờ có một cây cóc cổ thụ. Mùa nước lũ tràn về cũng là mùa cóc thay lá, ra hoa và đậu trái. Mỗi khi ba chài lưới đánh bắt được cá vồ đém mang về nhà. Má liền sai tôi ra sân lấy cây sào “móc” nhánh cóc xuống, hái những đot non cho vào rổ để má chế biến món ăn. Theo lời má, cá vồ đém mà nấu canh chua với đọt cóc non rất hấp dẫn vì mùi thơm đặc trưng, lẫn vị chua chua của lá kích thích vị giác khiến ta ngon miệng hơn. Ngoài ra, lá cóc non còn là rau sạch và là vị thuốc trị xuất huyết nữa.
     
    bigqcanh-chua-2-jrir.jpg
    Mùa mưa cũng là mùa cóc ra đọt non, đơm hoa và đậu trái. (Ảnh: BCT)
     
    nnjpcanh-chua-3-rihm.jpg
    Tô canh chua cá vồ đém nấu đọt cóc thơm lừng hấp dẫn. (Ảnh: BCT)
     
    Chế biến món ăn dân dã này rất dễ dàng và nhanh gọn, chỉ cần tinh tế nêm nếm cho món ăn vừa khẩu vị là được.
     
    Trước hết, cá vồ đém bắt được (hay mua ở chợ) phải lựa cá thật tươi, trọng lượng từ 1,5 kg trở lên vì con lớn thịt dẻ dặt thơm ngon. Cho cá vào thau làm sạch nhớt với nước cốt chanh. Dùng dao bén cạo sạch, cắt bỏ, vi, kỳ, móc bỏ ruột (nhớ chừa phần mỡ nơi bụng có vị béo và thơm ngon!), cắt khúc, rửa sạch để ráo. Bắc chảo lên bếp, phi đầu (mỡ) tỏi thơm rồi chiên sơ thịt cá săn lại, múc ra dĩa.
     
    Bắc nồi nước lên bếp (với lượng nước vừa đủ) nấu sôi, cho cá (đã sơ chế) vào nấu chín. Kế đến, tuốt lá cóc lấy những lá vừa ăn, không già cũng không non, bỏ lá sâu và lá già, rửa sạch, để ráo. Chờ nước trong nồi sôi, cho lá cóc cùng các phụ liệu khác như: đậu bắp, rau muống, rau nhút,… vào. Khi nước sôi bùng lên, các phụ liệu vừa chín tới, nêm nếm gia vị và nhắc xuống. Cuối cùng, múc ra tô, bỏ rau thơm (ngò om, ngò gai) lên, và cho vào vài lát ớt sừng chín cho có mùi thơm và màu sắc bắt mắt. Nhớ thêm 1 chén nước mắm ngon Phú Quốc nguyên chất trong đó có vài trái ớt hiểm chín, 1 dĩa bún nữa  là xong!...
     
    Nếu có dịp du lịch về miền Tây trong những ngày này mời bạn hãy khám phá cho được món canh chua cá vồ đém nấu lá cóc non. Dùng đũa gắp miếng bún trắng ngần, giẽ phần thịt nạc nơi bụng cá (có lẫn mỡ) cùng một ít đậu bắp, rau muống, rau nhút v.v… cho vào chén. Chan miếng nước canh chua lá cóc cùng 1 xíu nước mắm ngon và đưa lên miệng “lùa” một hơi sẽ cảm nhận được hương vị ngọt, béo, dai dai của thịt cá vồ đém hòa lẫn vị chua thanh và mùi thơm đặc trưng của đọt cóc lan tỏa vào khắp giác quan, khiến ta nhớ mãi một món ăn dân dã nơi miền Tây giàu tiềm năng về kinh tế và du lịch sinh thái...
     
    Theo danviet.vn
    Khoảng 6 kết quả (0,71 giây) 
     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét