Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC 47 (Quảng Nam)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những hình ảnh đẹp của du lịch Quảng Nam

Bản đồ của Quảng Nam

 

 
 Quảng Nam banner.jpg
Chùa CầuMỹ Sơn
 
Quảng Nam
Tỉnh của Việt Nam
Quảng Nam, hay gọi âm địa phương là "Quảng Nôm", là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là mở rộng về phương Nam. Wikipedia
Diện tích:10.438 km²
Mã vùng: 2 35
Dân số: 1,472 triệu (2014)
 
Hương vị gà tre Đèo Le
Danh lam thắng cảnh ở Quảng Nam
Tận hưởng hương đồng gió nội ở làng Triêm Tây – xứ sở bình yên của xứ Quảng

Tận hưởng hương đồng gió nội ở làng Triêm Tây – xứ sở bình yên của xứ Quảng

 Triêm Tây vừa là ngôi làng thanh bình vừa mang nét đặc trưng của vùng nông thôn xứ Quảng. Đây chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn nhiều thú vị trên hành trình du lịch của bạn.
Lãng mạn chiều bến Sé ở Quảng Nam

Lãng mạn chiều bến Sé ở Quảng Nam

Khe Sé bắt nguồn phía tây, chảy qua làng Phước Hội về chạm mặt Thu Bồn. Chỗ hợp lưu ấy, nơi chốn đi về của cư dân đôi bờ, được gọi tên bến Sé. Cùng Du Lịch Việt Nam khám phá nét đẹp bến Sé Quảng Nam.
Du lịch Trà My điểm đến lý tưởng ở Quảng Nam

Du lịch Trà My điểm đến lý tưởng ở Quảng Nam

Du lịch Trà My danh thắng nổi tiếng ở Quảng Nam luôn thu hút khách du lịch đến khám phá và trải nghiệm những hoạt động đầy ý nghĩa. Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu thông tin về danh thắng Trà My ngay nhé.
Sông Thu Bồn - Bức tranh thủy mặc

Sông Thu Bồn - Bức tranh thủy mặc

Du lịch sông Thu Bồn, dòng sông đẹp như tranh thủy mạc là nơi giao thoa của hai nền văn hóa Chăm – Việt, bảo tồn và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa quý báu. Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu nét đẹp thơ mộng của dòng sông nổi tiếng này.
Biển Cửa Đại - Vẻ đẹp nguyên sơ đầy quyến rũ

Biển Cửa Đại - Vẻ đẹp nguyên sơ đầy quyến rũ

Biển Cửa Đại nơi gặp nhau của ba con sông Thu Bồn, Trường Giang và Đế Võng trước khi đổ về biển Đông. Bờ biển Cửa Đại có chiều dài trên 7 km, là một trong những bờ biển đẹp của tỉnh Quảng Nam với nhiều tiềm năng phát triển du lịch Quảng Nam.
Cù Lao Chàm - Điểm hẹn lý tưởng dành cho du khách

Cù Lao Chàm - Điểm hẹn lý tưởng dành cho du khách

Khu du lịch Cù Lao Chàm là một trong những điểm đến du lịch không thể bỏ lỡ nếu quý khách có dịp đặt chân đến miền Trung thân thương.  Cùng Du Lịch Việt Nam khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của danh lam thắng cảnh ở Quảng Nam nổi tiếng này.
Làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu

Làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu

Làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Trà Nhiêu là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi đây vẫn sở hữu một không gian yên bình, thơ mộng, còn giữ nguyên nét đặc trưng của làng quê Việt Nam. Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu về danh lam thắng cảnh ở Hội An nổi tiếng này nhé.
Đọc tiếp » 
 
Về Cẩm Thanh đi thuyền thúng nghe hát dân ca
  
Địa đạo Kỳ Anh - Âm vang trong lòng đất


20 địa điểm du lịch Quảng Nam hấp dẫn không thể bỏ qua


Du lịch Quảng Nam không chỉ có di sản thế giới phố cổ Hội An và Thánh Địa Mỹ Sơn… mà còn sở hữu vô cùng nhiều những bãi biển đẹp, những khu du lịch sinh thái và địa điểm du lịch hấp dẫn du khách khác. Hãy cùng VNTRIP.VN khám phá “tất tần tật” những địa điểm du lịch ở Quảng Nam để có một chuyến đi đầy trải nghiệm nhé!
Xem thêm Du lịch Hội An

Những địa điểm du lịch Quảng Nam “nổi tiếng”

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An chắc chắn là địa điểm du lịch không thể không đến trong hành trình khám phá Quảng Nam. Hội An là một trong hai di sản văn hoá thế giới của tỉnh Quảng Nam với những giá trị văn hoá và kiến trúc cổ còn được gìn giữ nguyên vẹn qua năm tháng. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng thư thái và bình yên khi tản bộ trên những con phố với những bức tường vàng cổ kính với hai bên là những ngôi nhà mái ngói nhỏ xinh mang kiến trúc giao thoa đặc sắc và những góc bằng lăng tím rực cả khu phố.
Phổ cổ Hội An bình yên địa điểm du lịch nổi tiếng
Phổ cổ Hội An bình yên địa điểm du lịch nổi tiếng (Ảnh: Sưu tầm)
Đến đây, bạn cũng đừng quên đến thăm Chùa Cầu, trải nghiệm du thuyền qua sông Hoài thơ mộng và hoà mình vào không gian rực rỡ của những chiếc đèn lồng đầy màu sắc. 

Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn là một niềm tự hào của người dân Quảng Nam. Được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, thánh địa Mỹ Sơn sở hữu hơn 70 đền tháp cổ theo kiến trúc Chăm được xây dựng từ thế kỷ 4. Trong đó, 20 đền tháp vẫn gìn giữ được vẻ đẹp hoang sơ ban đầu như tháp Mỹ Sơn, tháp Bằng An, tháp Khương Mỹ,… Bạn sẽ phải trầm trồ trước sự kết hợp hài hoà của những hoa văn và chi tiết chạm khắc vô cùng tinh xảo trên tường gạch nung, tạo nên những tuyệt tác kiến trúc cực kì độc đáo của một nền văn hoá Chăm-pa lâu đời.

Địa điểm di tích Thánh địa Mỹ Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

Cù Lao Chàm

Ở Quảng Nam có một hòn đảo “thiên đường” mang tên Cù Lao Chàm với khí hậu mát mẻ quanh năm, những rặng san hô đẹp ngây ngất cùng nguồn hải sản dồi dào phong phú. Cù Lao Chàm còn là một khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Du lịch Cù Lao Chàm chắc chắn sẽ thu hút những du khách yêu thích khám phá vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ của biển. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ được tham gia nhiều hoạt động ngoài trời hào hứng như: chèo kayak, lặn ngắm san hô, nhảy dù,…
Cù Lao Chàm địa điểm không thể bỏ qua ở Quảng Nam
Cù Lao Chàm địa điểm không thể bỏ qua ở Quảng Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Làng bích hoạ Tam Thanh

Làng bích hoạ Tam Thanh toạ lạc ở xã Tam Thanh, Quảng Nam. Lạc vào làng bích hoạ Tam Thanh, bạn tưởng như đang lạc vào xứ cổ tích lung linh diệu kì. Hàng trăm ngôi nhà đơn sơ cũ kĩ của người dân chài nơi đây được khoác lên mình những “tấm áo mới” đầy màu sắc được tạo bởi những đôi bàn tay khéo léo của những hoạ sĩ Hàn Quốc. Mỗi bức tranh lại là một câu chuyện chân thực về đời sống người dân Tam Thanh, mang đến trải nghiệm vô cùng thú vị và gần gũi với người thăm quan.
Làng bích họa Tam Thanh Quảng Nam
Làng bích họa Tam Thanh Quảng Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Bãi biển Cửa Đại

Với đường bờ biển dài, Quảng Nam còn sở hữu nhiều bãi biển đẹp lung linh. Trong số ấy, biển Cửa Đại là một trong những bãi biển hấp dẫn nhất với làn nước xanh trong bên bãi cát trải dài trắng mịn. Đến đây, hãy hoà mình vào làn nước mát và không gian mát mẻ sảng khoái để quên đi bao mệt mỏi nhọc nhằn của cuộc sống bận rộn hàng ngày.

Biển Cửa Đại (Ảnh: Sưu tầm)

Bãi biển An Bàng

Được bầu chọn trong top 25 bãi biển đẹp nhất châu Á, biển An Bàng thu hút khách du lịch bởi dòng nước biển trong veo và bãi cát dài rực rỡ dưới ánh nắng vàng long lanh. Khám phá bãi biển An Bàng, bạn sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái và thư giãn trong không gian yên tĩnh và thanh bình.

(Ảnh: Sưu tầm)

Bãi biển Hà My

Nếu như biển Cửa Đại luôn nhộn nhịp và sôi động, biển An Bàng bình yên hài hoà thì Hà My lại là một bãi biển mới, vô cùng hoang sơ và vắng vẻ mang nhiều nét đặc trưng của vùng biển miền Trung. Bãi biển Hà My chắc chắc sẽ là một địa điểm du lịch mới bạn không thể bỏ qua trong chuyến đi Quảng Nam đầy lý thú.

(Ảnh: Sưu tầm)

Bãi tắm Rạng

Bãi Rạng là một địa điểm lý tưởng để tưởng để thư giãn và tắm mát với những bãi đá dài hoang sơ, sóng biển mạnh mẽ xô vào bờ trắng xoá trong một góc trời rộng lớn hùng vĩ. Hãy bước chân lên những bãi cát mịn màng êm ái và khám khá những rạn đá huyền bí được kiến tạo bởi thiên nhiên kì diệu và thả hồn mình trong tiếng sóng vỗ rì rào du dương.

(Ảnh: Sưu tầm)

Bàng Than – Vũng An Hoà

Bàng Than – Vũng An Hòa là một “kiệt tác từ đá đen” bạn không nên bỏ lỡ khi đến với vùng đất Quảng Nam. Những lớp đá đen tuyền như than trải dài, xếp chồng lên nhau và được nước biển bào mòn một cách tự nhiên thành những hình thù lạ mắt như những tác phẩm điêu khắc độc đáo của tạo hoá. Khi đến với Bàng Than – Quảng Nam chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên bởi cảnh tượng thiên nhiên vô cùng hùng vĩ.

(Ảnh: Sưu tầm)

Hòn Kẽm Đá Dừng

Hòn Kẽm Đá Dừng thu hút du khách bởi thiên nhiên bạt ngàn và cảnh quan sông núi nên thơ, hữu tình. Đến với Hòn Kẽm Đá Dừng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên hoà hợp với hai ngọn núi đá cao sừng sững giữa dòng sông mênh mông. Hướng tầm mắt ra xa là những bãi dâu, bãi bắp xanh tốt, tạo nên cảm giác về một vùng quê yên bình.

Cảnh đẹp yên bình của Hòn Kẽm Đá Dừng (Ảnh: Sưu tầm)

Hồ Giang Thơm

Hồ Giang Thơm là một quần thể bao gồm các hồ lớn nhỏ khác nhau với những dải đá nổi và có 11 tầng thác cao chục mét với nước chảy rì rào quanh năm suốt tháng. Xung quanh hồ được bao bọc bởi những cánh rừng xanh nên tạo cho du khách cảm giác sảng khoái, trong lành và mát lạnh, xua tan đi bao mệt mỏi của cuộc sống đô thị ồn ào.

(Ảnh: Sưu tầm)

Thác Grăng

Nằm ẩn mình giữa những đồi núi cao và những cánh rừng cây lá bạt ngàn, thác Grăng là tháp nước đẹp thu hút nhiều du khách khi đến với Quảng Nam. Thác Grăng mang một vẻ đẹp hoang sơ, kì thú mà không kém phần nên thơ của những dãy thác nước chảy dài mềm mại như lụa giữa những ghềnh đá dốc khúc khuỷu, hiểm trở.

(Ảnh: Sưu tầm)

Khe Lim

Nằm ở độ cao gần 882m so với mặt nước biển, Khe Lim sở hữu một vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo, hùng vĩ. Không chỉ có một dòng suối hùng vĩ đổ xuống núi non ầm ầm quanh năm suốt tháng, Khe Lim còn có những tảng đá lớn nhỏ được bao phủ bởi màu xanh rêu phong, tạo nên khung cảnh say sắm lòng người. Đến Quảng Nam, bạn hãy khám phá Khe Lim hoang sơ và ngâm mình trong làn nước suối thanh mát, xua tan những ngày hè miền Trung oi nóng.

Khe Lim với dòng nước chảy qua từng tầng đá gập ghềnh (Ảnh: Sưu tầm)

Khu di tích danh thắng quốc gia Hồ Phú Ninh

Chỉ cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 7km, Hồ Phú Ninh là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Quảng Nam. Với khí hậu mát mẻ, rừng nguyên sinh rộng lớn và hơn 20 đảo lớn cùng mỏ nước khoáng tự nhiên, bạn sẽ được hoà mình trong không gian thiên nhiên xanh mát và tham gia nhiều trò chơi, hoạt động ngoài trời thú vị! Đây chắc chắn là một địa điểm nghỉ dưỡng sinh thái lý tưởng bạn không nên bỏ qua trong chuyến du lịch Quảng Nam.

Không gian xanh mát của khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh (Ảnh: Sưu tầm)

Suối Tiên

Với không khí trong lành và cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, Suối Tiên được nhiều du khách chọn làm điểm thăm quan khi du lịch đến Quảng Nam. Với hệ thống hơn 14 thác chảy in vào những cánh rừng xanh và một ao nước lớn mát lạnh, Suối Tiên như một chốn bồng lai tiên cảnh hiếm có tách biệt khỏi đô thị ồn ào giúp bạn quên đi biết bao mệt mỏi.

(Ảnh: Sưu tầm)

Hang Dơi Tiên An

Hang Dơi Tiên An là địa điểm du lịch không thể bỏ qua cho những du khách yêu thích du lịch khám phá. Với vẻ đẹp hoang sơ được ví như “công viên kỉ Jura bị bỏ quên”, Hang Dơi Tiên An có những hang động kí bí với nhiều khối đá mang nhiều hình dạng kì thú giữa những lùm cây um tùm, mang lại cảm giác tĩnh mịch, huyền bí.

(Ảnh: Sưu tầm)

Đồi chè Đông Giang

Đồi chè Đông Giang chắc chắn sẽ là địa điểm bạn không nên bỏ qua nếu muốn sở hữu những bức hình “check-in” đẹp lung linh trên nền xanh mát. Đến đây, bạn sẽ được tận hưởng không gian trong lành, hít hà mùi chè thơm ngát hương, nồng nàn, dịu êm và chiêm ngưỡng những đồi chè trải dài tít tắp.

Đồi chè Đông Giang xanh mướt trải dài bất tận (Ảnh: Sưu tầm)

Tượng đài mẹ Thứ

Quảng Nam không chỉ có những địa điểm du lịch thiên nhiên và văn hoá mà còn có những di tích lịch sử hấp dẫn. Trong số đó, được xây dựng tại xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ với quy mô lớn nhất Đông Nam Á, tượng đài mẹ Thứ là di tích tưởng niệm người mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ. Tượng làm bằng đá hoa cương khắc hình dáng người Mẹ như đang mở rộng vòng tay ôm trọn che chở những đứa con của đất nước.

Tượng đài tưởng niệm mẹ Thứ (Ảnh: Sưu tầm)

Làng gốm Thanh Hà

Du lịch Quảng Nam không thể không nhắc đến những làng nghề truyền thống. Làng gốm Thanh Hà là nơi bạn có thể ngắm nhìn những sản phẩm gốm mỹ nghệ tinh xảo được làm nên từ bàn tay khéo léo và tài hoa của những nghệ nhân xứ Thanh Hà. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tay làm nên những sản phẩm cho riêng mình để làm kỉ niệm hoặc mang về cho người thân và bạn bè.

Công viên – Bảo tàng đất nung Thanh Hà (Ảnh: Sưu tầm)

Làng rau Trà Quế

Chỉ cách phố cổ Hội An khoảng 4km, Trà Quế là một làng nghề trồng rau truyền thống. Đến thăm quan làng rau Trà Quế, bạn sẽ được thử sức trồng rau như một người nông dân thực sự. Ngoài ra bạn cũng được học cách chế biến các món ăn ngon từ các loại rau đặc trưng của làng. Đây chắc chắn sẽ là những trải nghiệm thực tế mà bạn không thể quên!

Làng rau Trà Quế (Ảnh: Sưu tầm)
Hy vọng rằng với danh sách 20 địa điểm du lịch Quảng Nam của VNTRIP.VN, bạn sẽ sắp xếp cho mình một chuyến đi nhiều kỉ niệm đáng nhớ!
                                                     Du lịch khám phá Phố cổ Hội An
 
KÝ SỰ QUẢNG NAM


Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam

0

4.5 (90%) 6 đánh giá
Quảng Nam là một địa điểm du lịch hấp dấp du khách trong và ngoài nước bởi nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Hãy đến với 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Quảng Nam ngay sau đây.

1. Phố cổ Hội An

Hội An là một thành phố cổ ở tỉnh Quảng Nam và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Trong thế kỷ 17, 18, Hội An là một trong những thương cảng sầm uất nhất của Việt Nam, nơi mà các thương gia từ nhiều quốc gia đến buôn bán như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ý… Khi đến với Hội An, du khách sẽ có cơ hội đến thăm những ngôi nhà cổ cạnh sông Thu Bồn mà dường như không hề thay đổi trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp ở thế kỷ 20.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam
Phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên vẹn của một quần thể di tích kiến trúc cổ bao gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, hay miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ … những con đường phố hẹp chạy ngang dọc đã tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan nơi phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính trông giống như một bức tranh sống động. Đây không những được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của Quảng Nam thu hút du khách.

2. Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Sau khi lên ngôi, mỗi vị vua sẽ đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy và dâng cúng lễ vật, xây dựng đền thờ. Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ ở đây đều được xây bằng gạch với kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn ở trên các trụ đá cùng những tượng tròn và phù điêu sa thạch đều được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo. Sự kết hợp hài hòa giữa những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn một vẻ đẹp mỹ miều sinh động và mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam

3. Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm là một cụm đảo ở xã đảo Tân Hiệp của thành phố Hội An, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm gồm có 8 đảo là Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai và Hòn Ông.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam

4. Bàng Than – Vũng An Hòa

Dọc theo bờ biển Tam Hải khoảng 4km là đến vùng đất mũi An Hoà. Hình ảnh đầu tiên đầy ấn tượng đập vào mắt du khách là một hòn đảo nhỏ có tên là Hòn Dứa, nằm cách không xa bờ biển án ngự lối vào vũng An Hoà. Vào buổi chiều, hòn đảo sẽ rực lên một màu đỏ của đất bazan và màu xanh lục của thảo mộc, nổi bật lên giữa một vùng biển xanh biêng biếc với từng đợt sóng nhấp nhô vào bờ đá.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam
Mỗi dải đá đen tuyền lấp lánh như than đá được trải dài trên bờ cát và bao quanh mũi An Hoà khoảng 3km, đó là Bàng Than. Nơi này từng là lớp đá xếp chồng lên nhau, đó là những phiến thạch có nguồn gốc trầm tích biển nhưng nước và sóng biển xâm thực vào dải đá đã tạo thành những hình thù lạ mắt, kết hợp cùng vân đá và trở thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo của tạo hoá.

5. Hòn Kẽm Đá Dừng

Dòng sông Thu Bồn thơ mộng chảy qua nhiều cụm núi đá có Hòn Kẽm Đá Dừng giống như hai ngọn núi đá nhô ra và tắm mình trên sông nước, để rồi theo thời gian, Hòn Kẽm Đá Dừng như được bàn tay của tạo hoá nắn nót tạo thành những hình nét kỳ bí, ẩn mình trên những phiến đá và hoà quyện với thiên nhiên.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam

6. Bãi tắm cửa Đại – Hội An

Biển Cửa Đại cách trung tâm Phố Cổ Hội An khoảng 5 km, đây là nơi con sông Thu Bồn đổ ra biển lớn. Cửa Đại có một nét đẹp riêng làm đắm say du khách phương xa. Biển Cửa Đại có nước trong xanh, cát biển trắng xóa. Dưới ánh nắng vàng, biển lại càng thêm trong, cát càng thêm trắng. Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam thu hút đông đảo du khách.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam

7. Bãi biển Tam Thanh

Biển Tam Thanh là một bãi tắm sạch đẹp, trong lành, đây được coi nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch như  bãi biển đẹp với bờ cát chạy dài hàng cây số, môi trường chưa bị ô nhiễm bởi quá trình phát triển công nghiệp và nằm trong địa bàn Khu Kinh tế Mở Chu Lai đầy tiềm năng.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam

8. Kinh đô cổ của vương quốc Chămpa – Trà Kiệu

Trà Kiệu được coi là kinh đô Sinhapura hay là “Kinh thành Sư Tử” của Vương quốc Chămpa từ khoảng thế kỷ 6 đến thế kỷ 7. Simhapura là kinh đô của tiểu quốc Avamarati – một trong 5 tiểu quốc của vương quốc Chămpa. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì tên Trà Kiệu xuất phát từ cách gọi Chùm Chà để chỉ những người Chiêm Thành. Chữ Chà phía sau đọc thành Trà còn chữ Kiệu có thể hiểu rằng người ở nơi xa đến, ngụ ý chỉ những người đàng Ngoài vào lập nghiệp tại đây.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam

9. Nhóm tháp Khương Mỹ

Nhóm tháp Khương Mỹ thuộc địa phận thôn 4, xã Tam Xuân I của huyện Núi Thành được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X bao gồm ba tháp là tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam, đã được công nhận là di tích quốc gia vào năm 1989. Nhóm tháp Khương Mỹ gồm có 3 tháp xếp thành một hàng theo trục bắc – nam, với cửa ra vào hướng đông, đây là kiểu tháp truyền thống của Chămpa với mặt bằng vuông, mái thấp, bao gồm 3 tầng, tầng trên cùng là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Trên cùng là chóp tháp được làm bằng sa thạch.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam

10. Các làng nghề truyền thống

Đến với Quảng Nam du khách còn được tìm hiểu về văn hóa làng nghề truyền thống đặc sắc tại các vùng thôn quê.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam
Các sản phẩm tại đây hầu như đều được làm thủ công nhưng lại rất tinh xảo và đẹp mắt. Tiêu biểu có thể kể đến là làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, hay làng đúc đồng Phước Kiều, làng dệt Mã Châu, làng trống Lam Yên…
Thu Vân
 
Khám phá ẩm thực Hội An
 
Mỳ Quảng – Nét ẩm thực quyến rũ miền Trung

Di tích cách mạng - Di tích danh nhân Quảng Nam

Email In PDF.
          Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, Quảng Nam là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng và là vùng chiến trường vô cùng ác liệt. Những địa danh: Địa đạo Kỳ Anh, Bồ Bồ, Cấm Dơi, Vĩnh Trinh, Chợ Được, Chu Lai, Hòn Tàu,  đường mòn Hồ Chí Minh ... đã đi vào lịch sử dân tộc, ngày nay trở thành điểm dừng chân của bao du khách.
  Địa Đạo Kỳ Anh
         Thuộc xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ - cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Đông Bắc, có vị trí quan trọng trong chiến lược quân sự. Địa đạo dài 20km, dưới lớp đất cứng và chắc ở độ sâu từ 1-1,5m, được thực hiện trong hai năm 1965-1967 dạng bàn cờ quanh co khúc khuỷu. Trong hầm địa đạo có hầm cứu thương, kho chứa lương thực, hầm cảnh giới, hầm tác chiếm, lỗ thông hơi và hầm chỉ huy. Đây là căn cứ địa vững chắc và quan trọng cho cả vùng Đông Tam Kỳ. Từ địa đạo này lực lưỡng vũ trang và nhân dân địa phương dã gây cho địch nhiều tổn thất đáng kể.

          Ngày nay, do tàn phá của chiến tranh và thiên tai, địa đạo bị hưng hỏng nhiều, một số đoạn địa đạo còn lại nằm ở thôn Vĩnh Bình và Thạch Tân.

  Khu di tích Nước Oa
         Thuộc xã Trà Tân, huyện Trà My, nằm trong vùng núi cách thị trấn Trà My 8km về phía Tây Nam, khu di tích gồm có: cơ quan Khu Ủy, nhà ở và nhà làm việc của đồng chí Chu Huy Mân, đồng chí Võ Thứ; hầm trú ẩn giao thông hào, ao cá, vườn cam, nhà bếp và khu bảo vệ … Đây có thể xem là một trong những căn cứ địa đầu tiên của Khu Ủy và bộ tư lệnh quân khu 5.
          Vào dịp kỷ niệm Quốc Khánh 2-9 năm 1996 khu di tích Nước Oa được tôn tạo lại một số hạng mục: tường rào và nhà làm việc, nhà trưng bày hiện vật.

  Khu di tích Phước Trà
          Là khu di tích cách mạng Khu Ủy Khu 5 (1973-1975) gồm: hội trường, hệ thống hầm trú, hầm ở và làm việc của đồng chí bí thư Khu Ủy. Tại đây Khu Ủy đã đề ra kế hoạch cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975 theo tinh thần của nghị quyết ban chấp hành TW Đảng tháng 5 năm 1975.
          Khu di tích Phước Trà nằm cách thị trấn Tân An,  Hiệp Đức 15km về phía Tây, cách đường 612 khoảng 4km về phía Nam.

  Rừng Dừa 7 Mẫu
          Nằm giữa thôn hai và thôn ba xã Cẩm Thanh, Hội An.
         Với địa thế nằm ở vùng ven, gần sông nước, không gian rộng thuận lợi cho việc lập khu căn cứ. Nhằm tiêu diệt khu căn cứ địa này, Mỹ đã cho quân tấn công kể cả dùng hóa chất hóa học làm trụi lá rừng dừa nhưng căn cứ vẫn tồn tại và phát huy.
          Ngày nay Rừng Dừa 7 Mẫu trở lại màu xanh tươi tốt và là một trong những điểm du lịch sinh thái khá lý tưởng.

  Giếng Nhà Nhì (còn gọi là Ao 7 dũng sĩ Điện Ngọc)
          Thuộc thôn 5, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, cách thành phố Hội An 15km về phía bắc theo đường Hội An – Đà Nẵng.
          Đây là khu di tích ngoài trời gồm: một giếng cạn, xung quanh có bờ mương và hàng dương chạy dài bao bọc, gần bên là một tượng đài được xây dựng uy nghi tượng trưng cho khí thế cách mạng. Nơi đây đã diễn ra trận đánh không cân sức của 7 chiến sĩ đặc công với 2 đại đội biệt kích và 3 trung đội của Mỹ ngụy. Với lòng dũng cãm và mưu trí, các anh đã chiến đấu đến cùng, lập chiến công vang dội đến chiến trường miền Nam, được Đảng và Nhà nước phong tặng: Dũng sĩ Điện Ngọc. Khu di tích được công nhận là khu di tích quốc gia

  Tượng đài chiến Thắng Núi Thành
         Nằm trên một đồi cao 43m trong một cụm đồi ở xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tiếp giáp với đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A, cách sân bay Chu Lai 4km có vị trí chiến lược quan trọng.
          Nơi đây diễn ra trận đấu đánh đế quốc Mỹ của quân và dân Quảng Nam. Vào ngày 25/5/1965, tiểu đoàn 70 tỉnh động Quảng Nam đã tấn công đánh tan đại đội Mỹ, mở đầu  cho phong trào "Tìm Mỹ mà đánh" trên toàn miền Nam, được Đảng và Bác Hồ khen tặng 8 chữ vàng "Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ".

  Tượng đài chiến thắng Cấm Dơi
         
Thuộc thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, cách thành phố Tam Kỳ 50km về phía Tây Bắc. Nơi đây cơ thể được xem là một trong những địa bàn ác liệt nhất, là nơi tranh chấp sống còn giữa ta và địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lợi dụng địa thế hiểm trở, địch tiến hành cho xây các lô cốt hầm chỉ huy, hệ thống quân sự gồm nhiều đồn bót, cùng hàng chục tiểu đoàn, nhằm khống chế cả vùng Tây Nam quận lỵ Quế Sơn.
          Ngày 17-8-1932 bộ đội chủ lực và quân dân địa phương đã tiến đánh Cấm Dơi, phá hủy toàn bộ khu căn cứ, mở rộng vùng giải phóng góp phần cùng với quân và dân ta đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ngụy trong ý đồ xâm lược miền Nam Việt Nam.

  Chiến thắng Thượng Đức
          Thượng Đức thuộc xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc cách Đà Nẵng 40km về phía Tây.
           Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây đã được Mỹ ngụy biến thành một hệ thống quân sự hầm ngầm liên hoàn bê tông cốt thép kiên cố, được địch xem như là cánh cửa thép án ngữ Đà Nẵng, một trong những căn cứ quân sự lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Tại đây đã ghi dấu chiến công của sư đoàn 340 cùng bộ đội địa phương trong trận chiến đấu giải phóng Thượng Đức (ngày 7-8-1974) khẳng định khả năng đánh thắng toàn bộ quân ngụy trên khắm chiến trường, đánh tan cánh cửa thép bảo vệ vòng ngoài Đà Nẵng, làm bàn đạp tấn công vào sào huyệt cuối cùng của quân ngụy.

  Căn cứ Hòn Tàu
          Nằm ở cụm núi ranh giới giữa hai huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, nơi đây đã từng là căn cứ địa vững chắc của phong trào chống ngoại xâm. Trong những năm chống Mỹ vùng căn cứ Hòn Tàu - Mặt Rạng là một trong những nơi đóng quân của các cơ quan Khu - Tỉnh Ủy của Quảng Nam và đặc khu Quảng Đà.
  Cứ điểm NGOK-TA-VAK
         Thuộc xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn ở độ cao khoảng 378m, cách thị trấn Khâm Đức khoảng 7km về phía Tây Nam.
          Tại đây quân đội Mỹ đã xây dựng cứ điểm làm 3 khu: trên đỉnh là khu rung tâm gồm có các bộ chỉ huy và trận đại pháo được bao bọc bởi hệ thống rào thép gai, phía Tây cứ điểm là khu sân bay trực thăng dã chiến, phía Đông Nam là khu ở của quân Ngụy.
          Hiện nay, do tác động của thiên nhiên và thời gian nên di tích chỉ còn lại khu sân bay trực thăng.
  Đường Hồ Chí Minh - Con đường huyền thoại
         Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường mòn Hồ Chí Minh (còn gọi là đường Trường Sơn) là tuyến vận chuyển vũ khí, hàng hoá, lương thực, quân nhu... quan trọng nhất của hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong đó, đoạn đường Trường Sơn đi qua địa phận Quảng Nam với chiều dài gần 200 km là một trong những đoạn hiểm trở nhất, cam go nhất với nhiều trận đánh vô cùng ác liệt. Những địa danh: Prao, Bến Giằng, Làng Rô, Khâm Đức, Ngok - Ta - Vak, Đồi E... nằm trên lành lang tuyến đường này đã đi vào lịch sử và ký ức của mỗi người dân đất Quảng.
          Cùng với sự chuyển mình đi lên của đất nước, này nay tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đã được đầu tư xây dựng trở thành tuyến giao thông huyết mạch phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và du lịch. Tham gia tour du lịch “khám phá con đường huyền thoại Trường Sơn” tại Quảng Nam, du khách sẽ đến với các địa danh lịch sử quen thuộc, các bản làng đồng bào dân tộc ít ngưòi còn lưu giữ những nét văn hoá độc đáo, các khu rừng nguyên sinh, các danh thắng hữu tình như thác Tơ Mai, thác Grăng, cầu Thác Nước, hang động Đồng Răm, khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh.
 

Quảng Nam là vùng đất địa linh nhân kiệt, đã sản sinh ra nhiều nhân tài tuấn kiệt, từ các nhà khoa bảng nổi tiếng đến các nhà cách mạng yêu nước lỗi lạc. Tiêu biểu nhất là: Trần Quý Cáp, Hoàng Diệu, Phan Thành Tài, Nguyễn Duy Hiệu, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thành, Phan Châu Trinh, Trần Văn Dư, Lê Tấn Trung, Đỗ Đăng Tuyển, Mai Dị, Phan Thanh, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý...

  Lăng mộ bà Đoàn Quý Phi
          Đoàn Quý Phi (1601-1661) là thân mẫu của Chúa Hiền (Thái Tông Nguyễn Phước Tần). Bà là người có đức tính cần cù, chăm chỉ, hiền hậu, thông minh. Để tưởng nhớ công đức của Bà, các chúa Nguyễn đã phong tặng nhiều danh hiệu tôn kính, đặc biệt năm Gia Long thứ V (1806) đã truy tôn bà là Trinh Thục Từ Tĩnh Mẫu Duệ Huệ Kính Hiếu Chiêu Hoàng Hậu.
          Lăng mộ Đoàn Quý Phi nằm tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên. Đây là lăng mộ cổ xưa nhất của chúa Nguyễn ở phía nam, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17. Hằng năm cứ đến ngày 24 tháng 3 âm lịch, nhân dân quanh vùng và tộc họ thường làm lễ dâng hương để tưởng niệm Bà

  Mộ tổng đốc Hoàng Diệu
         
Hoàng Diệu (1829- 1882) xuất thân trong một gia đình nho giáo tại làng Xuân Đài - xã Điện Quang - huyện Điện Bàn. Ông là vị danh tướng nổi tiếng học rộng, tài cao (19 tuổi đỗ cử nhân, 24 tuổi đổ phó bảng) và là người thanh liêm, chính trực, thương dân.
          Ngày 25 tháng 4 năm 1882 thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội, trong một trận đấu không cân sức, ông thắt cổ tự vẫn để khỏi rơi vào tay giặc. Lúc đó, ông đang giữ cương vị tổng đốc Hà - Ninh. Cái chết oanh liệt của ông là một tấm gương anh hùng trung liệt, cổ vũ cho các tầng lớp chí sĩ và nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành độc lập.
          Mộ ông được cải táng về quê nhà tại xã Điện Quang, huyện Điện Bàn và đã được trùng tu tôn tạo 2 lần vào năm 1982 và năm 1998.

  Mộ chí sĩ Trần Văn Dư
          Trần Văn Dư hiệu là Hoán Nhược, sinh năm 1839, mất năm 1885.Tên tuổi nhà yêu nước này gắn liền với phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam. Ông thi đỗ và được sắc phong Đệ Tam Giáp Đồng Tiến sĩ vào năm 1875. Năm 1884, ông được cử làm Sơn phòng sứ Quảng Nam. Tại đây, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông đã cùng các ông Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Kiến, Tiểu La Nguyễn Thành lập nên Nghĩa Hội, mở đầu cho công cuộc kháng Pháp ở Quảng Nam. Ông bị tay sai Nam triều bắt và xử chém tại thành La Qua vào ngày 13 tháng 12 năm 1885. Khu lăng mộ ông hiện ở tại xã Tam An - huyện Phú Ninh, cạnh quốc lộ 1A và kề khu tháp Chiên Đàn.

  Mộ chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu
          Nguyễn Duy Hiệu sinh năm 1847, mất năm 1887. Quê ông ở làng Thanh Hà,  huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay là xã Cẩm Hà, thành phố Hội An).
          Năm 1879, ông đậu phó bảng và được cử làm quan dạy cho hoàng tử Ưng Đăng (sau là vua Kiến Phúc) tại triều đình Huế. Một thời gian sau, ông từ quan về quê và cùng với Trần Văn Dư, Phan Bá Phiến ... lập nên Nghĩa Hội Quảng Nam và trở thành vị lãnh tụ tiêu biểu sau khi Trần Văn Dư mất.
          Năm 1887, ông bị kẻ thù hành quyết. Khu lăng mộ ông hiện đã được xây dựng khá công phu với nhiều hoạ tiết trang trí đẹp, toạ lạc tại xã Cẩm Hà - thành phố Hội An.

  Mộ chí sĩ Phạm Phú Thứ
         
Phạm Phú Thứ (1820 - 1883), quê ở xã Điện Trung - huyện Điện Bàn. Năm 1843, ông đỗ tiến sĩ và làm tri phủ Lạng Giang, có thời gian nhậm chức “Khởi cư chú” chuyên ghi chép lại lời nói và hành động của vua Tự Đức. Năm 1863 ông cùng với Phan Thanh Giản sang Pháp thương thuyết chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam bộ bị Pháp chiếm năm 1862. Khi về nước ông đã nhiều lần dâng sớ điều trần lên vua nhằm hoài bảo canh tân đất nước nhưng những ý nguyện của ông lại bị vua Tự Đức khước từ. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ như tổng đốc Hải Dương và Quảng Yên, kiêm tổng lý Thương chánh và Đại Đồng (1874), Hiệp Biện Đại Học Sĩ (1878).
          Mộ ông hiện nằm trong một khuôn viên thoáng đóng ngay tại quê nhà.

  Mộ chí sĩ Phan Thành Tài
          Phan Thành Tài sinh năm Canh Ngọ (1870), tại làng Bảo An - Phủ Điện Bàn nay thuộc xã Điện Trung, huyện Điện Bàn. Ông là một trong những người theo Tây học đầu tiên của tỉnh Quảng Nam, là sĩ phu đắc lực cho phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu. Cùng với Thái Phiên và Trần Cao Vân, ông là người tham gia tích cực tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội, từng chỉ huy cuộc bạo động chiếm giữ cửa bể Đà Nẵng của lực lượng Việt Nam Quang Phục Hội từ Quảng Nam đến Qung Ngãi. Khởi nghĩa không thành, ngày 9 tháng 6 năm 1916 ông bị thực dân Pháp bắt và hành quyết khi vừa tròn 36 tuổi. Hiện nay mộ ông nằm tại thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn.

  Mộ chí sĩ Tiểu La
          Tiểu La tên thật là Nguyễn Thành tự là Triết Phu, ông sinh năm 1863, tại làng Thành Mỹ - phủ Thăng Bình (nay là thôn Quý Thạnh, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình) trong một gia đình nho giáo. Từ nhỏ nổi tiếng là người thông minh, có tính tự chủ, tháo vát và mang hoài bão muốn hiểu biết để tìm đường cứu nước. Năm 1885 ông từ bỏ đèn sách tham gia phong trào Nghĩa Hội và sớm trở thành vị tướng tài. Ông được Nguyễn Duy Hiệu giao giữ chức Tán tướng quân vụ kim thương biện tỉnh vụ, là một trong những người có công rất lớn cùng với cụ Phan Bội Châu trong việc sáng lập Duy Tân Hội. Năm 1908 ông bị địch bắt và đày đi Côn Đảo, rồi qua đời vào năm 1911.
          Mộ được trùng tu vào năm 1997 tại quê nhà của ông, trong một khuôn viên xinh đẹp, chung quanh là những hàng cây xanh tươi và những bồn hoa xinh xắn.

  Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng
         Là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 35 km về phía tây. Đây là ngôi nhà cũ do thân sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng xây dựng từ năm 1869, theo lối kiến trúc rất phổ biến dưới thời nhà Nguyễn. Ngôi nhà gồm 3 gian, mái ngói, khung sườn gỗ với những đường nét chạm trổ tinh xảo.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876, quê làng Thạnh Bình, huyện Tiên Phước, là một người thông minh học giỏi, một chí sĩ yêu nước. Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Cụ đã được Hồ Chủ tịch mời ra tham gia với Chính phủ và có thời gian giữ chức quyền Chủ tịch nước.
          Hiện nay di tích đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Tại đây có trưng bày một số di vật và tư liệu có liên quan về thân thế sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ.

  Ngôi nhà cụ Phan Châu Trinh
         Phan Châu Trinh sinh năm 1872 tại thôn Tây Lộc, tổng Vinh Quý, huyện Hà Đông (thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh ngày nay) và mất năm 1926 tại Sài Gòn sau nhiều năm hoạt động cách mạng. Ông là người khởi xướng phong trào Duy Tân, là tấm gương sáng chói về lòng yêu nước thương dân và tinh thần anh dũng đấu tranh cho quyền lợi dân tộc.
          Tưởng nhớ ông, ngay tại nền nhà cũ ở Tây Lộc - nơi ông sinh sống trong những năm tháng tuổi thơ, chính quyền đã xây dựng một ngôi nhà lưu niệm theo lối kiến trúc cổ trên mảnh đất rộng khoảng 2000 m2 , được bao bọc bởi những lũy tre làng quanh năm xanh tốt.
Theo quangnamtourism.com.vn
 
Phở Sắn Quế Sơn Quảng Nam, Đặc sản Quảng Nam
 
Bánh Mì Phượng - Quảng Nam - Bánh Mì Việt Nam Ngon Nhât Thế Giới

Căn cứ cách mạng rừng dừa Bảy Mẫu

Thứ sáu - 30/08/2013 15:23
Rừng Dừa Bảy Mẫu hiện nằm ở thôn Thanh Tam Đông và thôn Thanh Nhứt xã Cẩm Thanh, cách trung tâm thành phố Hội An về phía Đông Nam khoảng 5km. Đây là nơi “hội thủy” của ba con sông lớn ở Quảng Nam đó là Thu Bồn, Trường Giang, Sông Cổ Cò trước khi đổ ra Cửa Đại. Với địa hình là một rừng dừa nước ngập mặn, kín đáo, sông nước bao bọc nên rất thuận lợi cho việc phát triển chiến tranh du kích. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Thị ủy Hội An đã chọn nơi đây làm căn cứ địa cách mạng để chiến đấu chiến thắng kẻ thù với nhiều chiến công vang dội.
              Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, lực lượng du kích địa phương đã lợi dụng địa hình kín đáo của Rừng dừa Bảy Mẫu, tổ chức nhiều trận đánh bất ngờ, đánh bại những trận càn của địch với qui mô hiện đại, có cả pháo binh, không quân yểm trợ. Tiêu biểu, năm 1948, thực dân Pháp dùng lực lượng bộ binh có sự yểm trợ của xe tăng tấn công vào Rừng dừa nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta. Lực lượng du kích địa phương đã bí mật, bám sát địch, dùng lựu đạn ném vào thùng xe làm cho bọn địch hoảng sợ, bỏ dở trận càn mà quay đầu rút về Hội An.  

                Nhiều lần càn quét bất thành, thực dân Pháp đã bắt nhân dân ở các xã đến phát quang, làm trắng khu vực Rừng dừa Bảy Mẫu nhằm làm cho lực lượng vũ trang của ta không còn nơi trú ẩn. Nhưng kẻ địch đã không đạt được ý đồ, chỉ sau một thời gian, rừng dừa lại phát triển xanh tươi. Nhiều lúc, trong thế không tương xứng về lực lượng, nhưng du kích địa phương đã dựa vào Rừng dừa đánh bại nhiều trận càn của địch, gây cho chúng nhiều tổn thất.

             Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, năm 1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết, chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm đã tiếp quản Quảng Nam và chúng đã gây ra nhiều cuộc thảm sát đẩm máu như ở Vĩnh Trinh, Chợ Được. Tại Hội An, chúng đã tổ chức các đợt truy quét “Tố cộng, Diệt cộng” ngày đêm truy lùng Cộng sản. Trong giai đoạn khó khăn nhất của cách mạng, một lần nữa Rừng Dừa Bảy Mẫu trở thành nơi che chở, trú ẩn cho nhiều cán bộ cách mạng của Thị ủy Hội An và Tỉnh ủy Quảng Nam .

              Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Rừng dừa Bảy Mẫu cũng đã trở thành căn cứ vững chắc, nơi che chở, bảo tồn lực lượng vũ trang của ta để chiến đấu chiến thắng kẻ thù. Và cũng trong khoảng thời gian này, Rừng dừa Bảy Mẫu lại gắn liền với những sự kiện lịch sử và những chiến công vang dội của quân và dân Hội An nói riêng và nhân dân Quảng Nam nói chung.
              Thực hiện chủ trương “diệt ấp” “phá kèm”, mở rộng vùng giải phóng của Tỉnh ủy Quảng Nam, dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng Hội An, đêm 27/9/1964,  nhân dân Cẩm Thanh đã đứng lên nhất tề đồng khởi. Với kế nghi binh dùng súng bẹ dừa, hành quân rầm rộ, làm cho quân địch nhầm tưởng bộ đội chủ lực về giải phóng Cẩm Thanh. Trong thế địch hoang man, hốt hoảng, quân ta đã đánh úp đồn phòng vệ dân sự của địch, bắt gọn 1 trung đội nghĩa quân và nhiều tên ác ôn đưa ra trước đồng bào xét xử, tuyên bố giải phóng hoàn toàn Cẩm Thanh. Chiến thắng nhanh chóng của cuộc “đồng khởi” bằng súng bẹ dừa, “mang hơi thở  Rừng dừa Bảy Mẫu” đã đi vào lịch sử cách mạng của quê hương Hội An như một huyền thoại.
Đứng lên bằng súng bẹ dừa
Quê ta đồng khởi Mỹ thua nguỵ nhào”.
              Bắt đầu từ năm 1965, chủ trương của ta phát động phong trào xây dựng làng chiến đấu và các căn cứ cách mạng nhằm chuẩn bị tinh thần chống lại các trận càn quét của địch. Dọc theo 2 tuyến Rừng dừa Bảy Mẫu, hệ thống hầm, hố, chướng ngại vật cản đường, hệ thống giao thông hào, các lớp hàng rào bằng nhiều loại vật liệu cũng được xây dựng trên các lối vào thôn xóm, các bãi chông tre, hầm chông đủ loại, bãi chông chống máy bay, đang sẵn sàng ngăn bước tiến của quân thù vào vùng giải phóng Cẩm Thanh. Phía Bắc của Rừng dừa, căn cứ xã Tiếp cũng được xây dựng, xa hơn là hệ thống phòng thủ từ xa của Thị đội Hội An. Ở phía Nam, các chốt điểm khu vực nhà bà Mận cũng được xây dựng, trở thành những điểm trú quân và chặn đánh địch từ phía Nam. Các chốt điểm này được xây dựng thành hệ thống phòng thủ của ta có qui mô tương đối lớn có cả các hầm chống pháo, xưởng chế tạo vũ khí, nhà hậu cần, các láng trại trú quân, hầm bí mật ...  Các công trình này được xây dựng bán kiên cố, được nguỵ trang kĩ lưỡng để chống các trận không kích của địch. Những địa điểm đóng quân của ta đều giáp với Rừng dừa Bảy Mẫu, tạo điều kiện đảm bảo để lực lượng của ta rút lui an toàn trong những tình thế cấp bách. Với cách bố trí quân và các công trình quân sự như vậy, quân ta dễ phòng thủ và có thể lợi dụng sự kín đáo của rừng dừa tổ chức các trận tập kích bất ngờ nhằm tiêu hao sinh lực địch.

               Năm 1966, sau khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, chúng bắt đầu tiến hành các cuộc càng quét với qui mô lớn vào vùng giải phóng Cẩm Thanh. Rừng dừa Bảy Mẫu là một trong những mục tiêu mà địch đặt ra. Vào ngày 13/6/1966, sau khi nã pháo tới tấp vào vùng giải phóng Cẩm Thanh, địch đã huy động 4 đại đội hỗn hợp Mỹ nguỵ gồm 1000 tên, 28 lược máy bay trực thăng đổ quân, tiến vào đánh phá vùng giải phóng Cẩm Thanh và khu vực Rừng dừa. Ngoài lực lượng bộ binh được trang bị vũ khí hiện đại, địch còn có sự yểm trợ của 5 thuyền máy gắn đại liên và sự hỗ trợ pháo tầm xa của các đồn lân cận. Sau ba ngày chiến đấu dằn co giữa ta và địch, lợi dụng sự che chở của rừng dừa, quân ta tổ chức nhiều đợi phản kích gây cho địch nhiều tổn thất, bẻ gãy trận càn quét lần này của địch.

              Liên tiếp từ tháng 10 - 1966 về sau, địch tổ chức các chiến dịch “Bình Thanh”, sau các trận càn quét lớn, địch đốt tất cả các nhà dân, bắt nhân dân ở khu vực tiếp giáp với Rừng dừa về các khu trại tập trung nhằm thực hiện ý đồ “Tát nước bắt cá. Trong thời điểm ác liệt này, lực lượng du kích địa phương và bộ đội Thị xã đã mất đi hậu phương, nên phải tự túc lương thực thuốc men. Và một lần nữa Rừng dừa Bảy Mẫu đã trở thành mái che vững chắc cho lực lượng cách mạng, sau những trận chống càn, những lúc yên tiếng súng, bộ đội và du kích lại đánh bắt cá, tôm trong rừng dừa nước để tự túc lương thực trong những tháng ngày khốn khó, tiếp tục chiến đấu chiến thắng quân thù.

            Tháng 9 - 1967, lực lượng du kích địa phương và bộ đội thị xã Hội An đã ngâm mình trong Rừng dừa nước, mở những trận tập kích xuất quỹ nhập thần, tiếp tục bẻ gãy một trận càn quét lớn của địch có không quân, pháo binh và hải thuyền của duyên đoàn 14 hải quân yểm trợ. Từ đây, Rừng dừa Bảy Mẫu đi vào lịch sử quê hương như một khu tử địa, làm mồ chôn thây giặc.

            Từ những năm 1967, cho đến ngày Hội An toàn thắng, Rừng dừa Bảy Mẫu đã trở thành nơi trú ẩn an toàn, nơi bảo tồn lực lượng cách mạng của thị xã Hội An, làm cho Cẩm Thanh trở thành bàn đạp quan trọng của phía Đông để quân ta xuất kích, tiến đánh nội ô Hội An, với những trận thắng lẫy lừng, góp phần cho Hội An hoàn toàn giải phóng, kết thúc 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

            Cho đến hôm nay, mặc dù các công trình phòng thủ, chiến đấu của ta ở Rừng dừa Bảy Mẫu không còn nữa nhưng những cây dừa với sức sống mãnh liệt vẫn phát triển xanh tươi  như hiện hữu, ghi dấu những chiến tích hào hùng của quân và dân Hội An trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Rừng dừa Bảy Mẫu là nơi thể hiện trí thông minh, sáng tạo của quân và dân ta trong việc lợi dụng địa hình, địa vật để xây dựng căn cứ địa cách mạng chiến đấu, chiến thắng kẻ thù, lập nên những chiến công tiêu biểu cho phương châm đánh giặc: “Lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều”.

Nguồn tin: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền 
 
VỀ VỚI QUẢNG NAM
  
Tình Em Xứ Quảng - Bảo Yến
Địa đạo Kỳ Anh (xã Tam Thăng, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam) là một trong ba địa đạo lớn nhất Việt Nam (sau địa đạo Củ Chi và Vĩnh Mốc). Di tích lịch sử cấp quốc gia này là “địa chỉ đỏ” du lịch về nguồn tìm hiểu biểu tượng lịch sử thể hiện ý chí và tinh thần sáng tạo vì độc lập tự do của Đảng bộ, quân và dân địa phương.

Xã Kỳ Anh (nay là xã Tam Thăng) cách trung tâm thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) khoảng 7km về hướng đông bắc, gần quốc lộ 1A. Địa đạo Kỳ Anh được ví như địa đạo của lòng dân, một thành đồng lũy thép đã góp phần đấu tranh thắng lợi giải phóng miền Nam là mốc son chói lọi trang sử vàng Quảng Nam “Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”.

Đình Thạch Tân – điểm bắt đầu của địa đạo Kỳ Anh
Địa đạo Kỳ Anh bắt đầu đào từ 5/1965 và hoàn thành vào năm 1967. Tổng chiều dài địa đạo khoảng 32km, chiều rộng từ 0.5 đến 0.8 mét, chiều cao khoảng 0.8-1 mét, chiều dài địa đạo tùy theo địa thế mỗi thôn (trong lòng địa đạo có nơi rất hẹp đề phòng khi địch phát hiện miệng địa đạo, dùng hơi cay hay lựu đạn ném xuống, ta dễ dàng bịt ngăn gian còn lại để thoát tránh thương vong). Địa đạo còn có hầm cứu thương, hầm tác chiến, hầm chỉ huy, hầm lương thực, thực phẩm,… với sức chứa 1.500 người.

Miệng hầm chỉ huy

Địa đạo có hình dạng ô bàn cờ, quanh co uốn khúc nhiều ngõ ngách, chạy dài men theo các lùm cây, nhiều đoạn được đào xuyên qua nền nhà dân, qua giếng nước, gian bếp trải khắp thôn xóm trong toàn xã. Dụng cụ đào được người dân sử dụng hầu hết đều gắn liền với cuộc sống như cuốc, xẻng ngắn cán, xà beng và mủng, thúng, trạt để đem đất đổ đi nơi khác. Vì là nơi gần sát với tai mắt địch nên việc tiến hành vào ban đêm và bí mật, khẩn trương. Đất đào dưới hầm được đem đắp vào những hầm trú ẩn bom đạn của dân, nền nhà mới, đắp bờ ruộng hoặc đổ ra sông đầm tránh sự phát hiện của địch.
Miệng hầm nằm trong nhà dân, gian bếp, chuồng bò, đình, bụi tre, giếng nước, gốc cây và được ngụy trang cẩn thận.
Hầm Cây Rơm.
Quanh làng nhân dân trồng tre dày đặt kết hợp thành một trận địa chông mìn trong khu vực chiến đấu và một hệ thống kênh mương dẫn nước quanh làng, tạo thành trận địa làng chiến đấu khá kín cho việc ẩn nấp và đánh địch của quân dân Kỳ Anh.
Địa đạo Kỳ Anh là nơi tổ chức sơ cấp cứu thương binh, nơi tiếp tế lương thực cho lực lượng vũ trang quân khu, tỉnh đội góp phần lập nhiều chiến công hiển hách oai hùng trong kháng chiến chống Mỹ
Cây rõi cổ thụ 
Năm 1994, xã Tam Thăng tự hào được nhà nước ta phong danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1997 di tích địa đạo Kỳ Anh được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Địa đạo Kỳ Anh nói riêng, làng chiến đấu Kỳ Anh nói chung là một trong những biểu tượng tiêu biểu của thế trận chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Đây còn là nơi cho các thế hệ sau học hỏi về sự linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm và gan dạ của các thế hệ đi trước có quyền tự hào về những giá trị to lớn mà thế hệ đi trước để lại cho con cháu, là niềm tự hào của thế hệ mai sau.
Mỗi tháng địa đạo đón tiếp rất nhiều lượt khách đến tham quan, tìm hiểu, nhất là các đoàn học sinh. Ông Huỳnh Kim Ta, Trưởng thôn Thạch Tân, chia sẻ: “Rất nhiều đoàn học sinh về đây tìm hiểu, tham quan, nghe kể về di tích, những chiến tích hào hùng của quân dân Kỳ Anh. Đây được xem là địa chỉ đỏ để các cháu tìm về tìm hiểu, thêm tự hào với truyền thống cách mạng của dân tộc ta. Bên cạnh đó, du khách nước ngoài cũng tìm về đây để tham quan và tìm hiểu khá đông, họ được biết về Kỳ Anh thông qua sách báo, bản đồ,.. nên rất thích thú khi đến thăm”.

Đến với địa đạo Kỳ Anh, bạn còn được trải nghiệm khung cảnh làng quê còn nguyên vẹn với  những hàng tre xanh ngắt, đường làng quanh co, người dân hiền hậu chất phác. Bên cạnh đó, bạn có cơ hội biết thêm về nghề dệt chiếu, đan lát truyền thống của người dân địa phương.
Nguồn tin: tổng hợp
 
Bài hát Đà Nẵng tình người
  
                                                            Sông Hàn tình yêu của tôi

Những món ăn ngon nổi tiếng ở Quảng Nam

authorTheo Du lịch Quảng Nam Thứ Năm, ngày 04/02/2016 17:28 PM (GMT+7)
Sự kiện: Ẩm thực Việt

(Dân Việt) Trong vô vàn món ngon nổi tiếng phải kể đến mì Quảng, cao lầu, hoành thánh bê thui Cầu Mống hay một số món đậm chất dân dã như cá chuồn kho mít non, bánh tráng đập…Tất cả hòa với nhau tạo nên đặc trưng của cả một mảnh đất hiền hòa xứ Quảng.


   
Quảng Nam là vùng đất khẳng định được thương hiệu về văn hóa ẩm thực phong phú. Mảnh đất nằm ở trung điểm miền Trung với địa hình phong phú đa dạng, có đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển. Vì vậy, nơi đây có những “sản vật” với nét văn hóa ẩm thực đặc sắc riêng, độc đáo.
MÌ QUẢNG
Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tô mì Quảng mời anh xơi cùng
Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Nước nhưng dùng cho mì Quảng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo loại mì mà thực khách muốn dùng. Mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm tự nhiên và thịt heo tươi. Nếu là mì gà hoặc mì cá lóc, thì nguyên liệu phải được thái vừa phải, tách xương riêng để nấu nước dùng, ướp thịt và nấu như mì truyền thống
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 1
Rau dùng cho Mì Quảng là những loại rau có mùi vị đặc biệt. Người Quảng khi làm mì thì dùng rau Trà Quế gồm cải con (tức là cải vừa nhú mầm), rau húng lủi, rau quế xanh (chứ không phải loại quế cọng đỏ dùng cho phở), xà lách, và đặc biệt là phải có hoa chuối thái mỏng. ngoài ra còn có các loại phụ liệu không thể thiếu là hành lá, ớt xanh, bánh tráng gạo mè, chanh, nước mắm ớt được làm từ cá cơm (dùng để nêm thêm cho vừa khẩu vị của từng người) và đậu phụng rang giã nhỏ.
Mì Quảng là một món ăn đặc trưng và phổ biến bậc nhất nơi đây khi du lịch Quảng Nam bạn sẽ thấy. Không một khu phố, làng mạc, chợ búa, ngóc ngách nào ở Quảng Nam là không bán mì Quảng. Nhưng có một điều đặc biệt là: có thể có người Bắc suốt đời chưa từng nấu phở, có thể có người Nam từ bé tới giờ chưa từng nấu hủ tiếu, nhưng chắc chắn chưa có người Quảng nào chưa từng nấu mì Quảng tại gia.
CAO LẦU
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 2
Song hành cùng hoành thánh, cao lầu xứng đáng là món ăn đem lại dư vị hoàn hảo cho thực khách khi đến thăm Hội An. Cao lầu không phải là món bún, cũng chẳng giống món phở. Dù có một vài nét tương đồng với mì Quảng, nhưng cao lầu lại được chế biến công phu hơn nhiều. Để sợi mì được vàng và ngon, người ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh.
Cao lầu không cần nước lèo, nhưng ngon hay không phần nhiều phụ thuộc vào nước xíu (được chế biến từ thịt heo đùi).
Miếng cao lầu khô được cắt thành hình vuông và chiên giòn. Vị giòn rụm của miếng cao lầu chiên khiến cho tô cao lầu trở nên vô cùng cuốn hút. Người ta thường ăn cao lầu với giá trần nước sôi, rau sống và ớt xanh.
GÀ TRE ĐÈO LE
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 3
Muốn thưởng thức gà ngon đúng điệu phải tìm về với chân đèo Le ở vùng đất Quế Sơn. Các món được chế biến từ gà tre đèo Le rất đa dạng, từ nướng, hấp hành, rô ti đến luộc… nhưng thơm ngon và dậy vị nhất chính là món gà nướng.
Gà được chế biến để nguyên con, bên dưới là rau răm để trộn với thịt, bên trên là hành tím đập dập và lá chanh xắt nhỏ. Mới chỉ ngửi thôi đã ứa cả nước miếng rồi.
Ăn gà đèo Le là phải ăn bằng tay mới ngon vậy nên ở đây người ta phục vụ món ăn theo phong cách “tự xử”. Thực khách sẽ tự cắt thịt rồi trộn với rau răm.
Gà đèo Le được nuôi thả tự nhiên chứ không nhốt trong chuồng nên thịt gà chắc, ngọt nhưng vẫn rất mềm. Thịt gà sau khi chế biến có thể nhai được cả xương, ăn kèm muối tiêu, ớt xiêm thơm mà cay đúng chất Quảng Nam.
Đặc biệt, gà được chế biến bằng nước ngầm của suối nước Mát nên lại càng ngon ngọt hơn.
BÊ THUI CẦU MỐNG
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 4
Một trong những đặc sản ở Quảng Nam xếp ngang hàng với mì Quảng là bê thui Cầu Mống. Muốn thưởng thức bê thui Cầu Mống chính hiệu thì phải đến với mảnh đất Điện Bàn.
Quả thật không ở đâu có thể sánh kịp với bê thui ở Cầu Mống (Điện Phương, Điện Bàn). Cái vị bê tái ngòn ngọt, dai dai, bùi bùi, thịt màu hồng đào bắt mắt, da giòn rùm rụm, hay chén mắm cái thơm lừng, cay nồng của ớt, âm ấm của gừng làm “ngây ngất” vị giác của thực khách.
Nếu như ở miền Bắc món bê thui chỉ được phục vụ cùng với vài lát khế và bát nước tương thì ở Cầu Mống bê thui lại trở nên đặc biệt hơn bởi những gia vị ăn kèm.
Bê được chọn vừa đủ lớn để thịt không nhão. Thịt bê thui xong phải có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm nhưng không khô, không dai và không có mùi khói. Mắm phải từ loại mắm cái cá cơm, cá nục nguyên chất. Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Những miếng chuối chát cùng nộm đu đủ chua chua, ngọt ngọt sẽ làm món bê thui đượm vị và bớt ngấy hơn.
CÁ CHUỒN KHO MÍT NON
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 5
Mỗi khi hè về, mít non và cá chuồn lại thường xuyên ‘hẹn hò’ trên mâm cơm của người Quảng Nam. Cá chuồn vừa ngon vừa rẻ lại có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau từ kho, chiên tới nấu canh thậm chí là ăn gỏi. Trong đó cá chuồn kho mít non là một trong những món ngon mà dân dã.
Cá chuồn phải chọn con tươi vừa mang từ biển về. Mủ mít non vừa có thể khử mùi tanh của cá chuồn lại vừa làm thịt cá thơm bùi hơn. Mít non đã được luộc chín và xắt miếng vuông cỡ bao diêm. Cá chuồn sau khi làm sạch ruột được ướp với củ nén đập dập, nghệ tươi, hành tím, ớt trái, hạt nêm, tiêu, nước mắm. Ướp khoảng 10 phút rồi đổ nước vừa ngập cá, kho đến khi cá vừa thấm thì cho mít non vào.
Sau cùng chỉ cần đun lửa liu riu để nước kho cá ngấm vào miếng mít.
CHÁO LƯƠN XANH
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 6
Có dịp đến làng Bình Định, Thăng Bình (Quảng Nam), du khách có lẽ khó cầm lòng với món đặc sản dân dã từ bao đời nay: cháo lươn xanh hay còn gọi là cháo lươn gạo si.
Vì ăn cháo lươn với cải xanh nên người dân ở đây gọi là cháo lươn xanh. Món lươn xanh được nấu bằng gạo si, một giống lúa địa phương có từ rất xa xưa, dẻo, thơm và có vị ngọt bùi rất riêng.
Khi ăn, người xứ Quảng có hai cách. Có người bỏ luôn một lần cải và các lọai rau, bánh tráng bẻ nhỏ vào tô cháo vừa thổi vừa xúc từng thìa đưa vào miệng xuýt xoa. Số khác thong thả bỏ từng cọng cải xanh vào từng thìa cháo để thấy vị cau cau của cải xanh, vị bùi của đậu, vị béo mà thơm nồng của lươn, vị ngọt dịu thoang thoảng mùi hương của cây lúa quê nhà. Nhưng tất cả đều ăn nóng và thỉnh thoảng lại cắn một miếng trái ớt xanh làm cho ai nấy ngồi gần thấy mà thèm muốn ăn.
BÁNH TỔ
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 7
Trong những món ăn chơi ngày tết của người Quảng Nam và cả trên các mâm lễ dâng gia tiên ngày tết cổ truyền, không thể thiếu bánh tổ.
Bánh tổ còn lấy tên từ chính “ngoại hình” của bánh. Không ai gọi là cái bánh tổ, mà gọi là ổ bánh tổ. Nhìn bề ngoài bánh trông như một chiếc bát, được bọc bằng lớp lá chuối dày dặn. Bánh có màu trắng, ngà, cà phê sữa, hay “đen như cục đường bát” tùy vào loại và lượng đường dùng làm nguyên liệu chế biến. Bên trên phủ một lớp mè (vừng). Cầm ổ bánh tổ lên, khứu giác còn cảm nhận được mùi gừng thơm lừng quện trong hương vị bánh. Bánh tổ có thể để được lâu, ăn dần dà cả tháng.
MÍT HÔNG
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 8
Đĩa mít hông có đậu phộng rang giã dập, dừa nạo, dầu phộng đã phi thơm… Chỉ đơn giản thế thôi nhưng món này lại có sức hút đến kì lạ, khiến thực khách “một lần đến nhiều lần quay lại”.
Những múi mít được dùng để làm mít hông phải là những múi mít có màu vàng ngà ngon mắt của những quả mít già “đúng độ”. Công đoạn quyết định mùi vị của món mít hông chính là khâu làm nhân. Mỗi quán sẽ có một bí quyết riêng để tạo ra hương vị đặc trưng giữ chân khách.
Múi mít hông ăn lúc nóng bốc hơi thơm lừng nơi mũi, khi nhai vị ngọt hòa quyện lan tỏa cùng vị béo bùi của dừa của đậu phộng thật là đáng nhớ! Nếu có dịp tới Tam Kỳ, bạn đừng quên thưởng thức món mít hông đậm đà hương vị này nhé
XƯƠNG RỒNG
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 9
Cây xương rồng là món ăn khá phổ biến và có thể coi là đặc sản du lịch Quảng Nam. Món ăn này có nguyên liệu dễ tìm, hấp dẫn bởi hương vị độc đáo và cách chế biến không quá cầu kỳ.
Trước khi chế biến, xương rồng cần phải sơ chế bằng cách gọt bỏ phần gai bên ngoài cùng lớp màng xanh, sau đó thái mỏng rồi đem luộc sơ cho bớt nhớt, tới khi những miếng xương rồng chuyển sang màu vàng là được. Những miếng xương rồng này sau đó đem vắt ráo nước là có thể chế biến thành những món ăn ngon tùy thích.
Phổ biến nhất khi du khách có dịp ghé qua đất Quảng Nam chính là món xương rồng xào. Vào những ngày nắng nóng, canh chua xương rồng lại chính là món giải nhiệt hiệu quả. Ngoài ra, người dân xứ Quảng còn sáng tạo thêm một món ăn nữa khá độc đáo là món gỏi xương rồng.
BÁNH XÈO
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 10
Bánh xèo cũng là món ăn truyền thống của người dân xứ Quảng. Chiếc bánh thơm phức mùi bột gạo cuốn với rau sống rồi ăn kèm với nước chấm tuy đơn giản nhưng lại gây “nghiện” cho biết bao người. Bánh xèo Quảng Nam không giòn như bánh xèo Sài Gòn mà có độ mềm nhất định. Nhân bánh cũng có phần đơn giản hơn với thịt ba chỉ và tôm đất, hoặc chỉ cần tôm đất cũng đủ làm nên chiếc bánh ngon.
Bánh xèo đất Quảng thường chỉ được cắt đôi, thậm chí nếu nhỏ còn để nguyên. Chiếc bánh thơm, mềm, nóng hổi được cuốn cùng nhiều loại rau sống nhưng không thể thiếu được lá cải xanh. Vị nhận đắng của cải vừa chống ngấy, vừa đưa đẩy khiến bánh ngon hơn. Khi ăn người ta lấy một miếng bánh cuốn cùng rau sống và bánh tráng rồi chấm với nước chấm pha từ nước mắm cá cơm, gừng và đậu phộng xay nhuyễn. Sự đơn giản này sẽ mang đến cho bạn một bữa ăn tuy dân dã mà vô cùng khó quên.
BÁNH TRÁNG ĐẬP
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 11
Bánh tráng đập hay còn gọi là bánh tráng đập dập là món ăn dân dã, rẻ tiền mà người con xứ Quảng Đà nào cũng biết và ưa thích.
Tại sao có tên là bánh đập, đơn giản thôi, bởi vì bánh này trước khi ăn phải đập. Không phải đánh đập gì mà là dùng tay đập lên 2 thứ bánh tráng nướng và lá mì này. Phần bánh tráng nướng khi đập nhẹ lên sẽ vỡ ra và dính vào lá mì ướt… thế là bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm. Món này ăn ngon không chỉ nhờ bánh tráng mỏng giòn, lá mì tráng mỏng và hương thơm của dầu phộng khử quết vào mà còn nằm ở nước chấm.
Mắm nêm là thứ nước chấm dành riêng cho món ăn dân dã này. Mắm nêm phải là mắm cá cơm pha thật ngon với ớt tỏi, chanh, đường, chút dầu khử với hành phi… và phải có thêm tương ớt Hội An nữa mới đúng điệu.
PHỞ SẮN CÁ LÓC ĐỒNG
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 12
Về Quảng Nam các bạn đừng quên thưởng thức món ăn “phở sắn cá lóc đồng”, món ăn tuy đơn giản mộc mạc nhưng nó lại mang hương vị đặc trưng của mảnh đất xứ Quảng.
Bát phở sắn khi ăn có chút dai, bùi của sợi sắn, vị ngọt đậm đà của cá lóc đồng, vị hơi chát của chuối non, mùi thơm của các loại rau húng, tía tô lẫn trong vị cay nồng của ớt. Nhờ đó, món ăn rất đặc trưng, khó lẫn với bất kỳ loại phở nào.
MĂNG NÚI TRỘN
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 13
Nguyên liệu làm món ăn này đương nhiên là những búp măng to bằng cổ chân được hái ở những vùng đồi núi, sau đó bóc vỏ, chỉ còn lại lớp thân trắng ngần. Đặc điểm của măng núi là mùi rất thơm, không đắng và luộc qua nước sôi vẫn không ngả sang màu vàng.
Măng sau khi lột vỏ, người ta xắt chúng thành từng sợi mỏng, nhỏ và dài bằng ngón tay, vì nếu xắt dày một tí thì gia vị sẽ không thấm, ăn sẽ cứng, không ngon. Măng xắt xong sẽ rửa qua một lượt nước rồi thả vào nồi nước đang sôi luộc chừng 5 phút. Khi măng vừa chín thì vớt ra rổ cho ráo nước.
Điều đặc biệt ở món măng núi trộn này là không cần nước xốt, nước tương, tôm, thịt hay bất cứ thứ gì khác. Chỉ cần làm một bát nước mắm tỏi, ớt xiêm (loại ớt trái nhỏ, hạt nhiều, thường có ở vùng đồi núi Quảng Nam) thật cay nồng là đã đủ sức hấp dẫn. Để món ăn thêm mùi thơm và vị béo, lấy ít dầu phộng phi thơm với củ nén giã dập, đến khi nén ngả sang màu vàng là được.
NEM NƯỚNG
 nhung mon an ngon noi tieng o quang nam hinh anh 14
Nguyên liệu làm món ăn này chỉ đơn giản là thịt heo quê tươi ngon, đa phần là nạc chỉ cho bám thêm một chút mỡ.
Những người Quảng xa nhà, ngồi ở đâu nhậu mà nghe nhắc tới món nem này là nước miếng cứ tứa ra vì…thèm. Bởi khi có lửa than nóng rực mà bỏ nem vào chỉ có phần lá chuối cháy thơm phức, còn phần mỡ thừa thì chảy hết ra làm tăng nhiệt cho phần thịt đã lên men chín tái. Lấy tay bóc tách hết phần lá cháy, phần thịt nem chua chua, tái tái, nóng nóng nhấm nháp uống với bia mát lạnh hoặc rượu thì không còn gì thú bằng.
 
Dân Ca Bài Chòi , Quảng Nam Tình Quê
 
câu dân ca xứ quảng 1 - NSUT Đỗ Linh


4 món ăn khiến người Quảng Nam - Đà Nẵng tự hào


Hoặc “tung hoành ngang dọc” mọi miền đất nước hoặc được thế giới công nhận giá trị, các món ăn này đều khiến người dân hai tỉnh miền Trung tự hào khi nhắc đến.
1. Bánh tráng thịt heo
4 mon an khien nguoi Quang Nam - Da Nang tu hao hinh anh 1
Dù không là phải là quê hương của món ăn này, nhưng ở cả 2 thành phố lớn nhất là Hà Nội và Sài Gòn, những tiệm bánh tráng thịt heo giờ đếm không xuể.
Bánh tráng đặt tấm phở mỏng lên trên, cho thêm rau sống đồ ghém, thịt heo ba chỉ hoặc thịt chân giò vào, cuốn lại chấm cùng loại nước mắm nêm cay cay, đậm đà dậy mùi đặc trưng. Món ăn dân dã, đơn giản mà lôi cuốn không biết bao thực khách, nên chẳng nhà hàng nào treo biển ẩm thực Đà Nẵng mà thiếu món bánh tráng thịt heo.
4 mon an khien nguoi Quang Nam - Da Nang tu hao hinh anh 2
Bánh tráng thịt heo thường được bán theo suất với giá dao động 60.000 – 100.000 đồng tùy nơi và thường được chọn làm món khai vị hoàn hảo cho một bữa tiệc linh đình.
2. Thịt bò khô
4 mon an khien nguoi Quang Nam - Da Nang tu hao hinh anh 3
Bò khô là món ngon quen thuộc của người Việt và mỗi một vùng miền, vị bò khô được chế biến rất khác biệt. Tuy nhiên, món bò khô trứ danh nhất có lẽ thuộc về Đà Nẵng. Bởi vậy đến đây, hiếm khách du lịch nào trong vali lại thiếu đi cân thịt bò khô mua về làm quà cho người thân.
4 mon an khien nguoi Quang Nam - Da Nang tu hao hinh anh 4
Bò khô Đà Nẵng khá cay và ngọt, thường có vị cam thảo đặc trưng, ăn với chanh tạo nên hương thơm đậm đà khó cưỡng. Người Đà Nẵng thường dùng bò khô để nhắm rượu. Ngoài ra món ăn còn được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với đu đủ xanh bào sợi, lạc rang để làm món nộm bò khô.
Bò khô Đà Nẵng loại ngon thường được bán với mức giá trên 500.000 đồng/kg.
3. Mì Quảng
4 mon an khien nguoi Quang Nam - Da Nang tu hao hinh anh 5
Mì Quảng là món ăn dân dã với người dân Hội An, còn với thế giới, mì Quảng được được công nhận là 1 trong 12 món ăn Việt Nam được có giá trị ẩm thực châu Á.
Mì Quảng tôm thịt là món cổ điển, giờ đã được chế biến thêm phần phong phú với các loại mì gà, mì cá, mì sứa, mì bò...
4 mon an khien nguoi Quang Nam - Da Nang tu hao hinh anh 6
Sợi mì Quảng được làm từ gạo tráng bánh dẻo thơm, xay mịn mà không thêm bất cứ nguyên liệu gì vào. Nước mì Quảng không đầy tràn như các món bún phở khác mà chỉ xâm xấp nhưng thơm cay, đậm đà nhờ bí quyết pha chế và gia giảm đặc biệt. Ăn mì Quảng nhất định phải có các loại rau sống như cải con, búp chuối thái mỏng... ngoài ra không thể thiếu dĩa ớt xanh, đậu phụng quê rang, bánh đa, miếng chanh và chén nước mắm nguyên chất. Có lẽ những quán vỉa hè ở Hội An là nơi bạn sẽ tìm thấy những tô mì Quảng đúng chất nhất.
4. Cao lầu
4 mon an khien nguoi Quang Nam - Da Nang tu hao hinh anh 7
Có người nói tên cao lầu xuất phát từ việc khi xưa, những người giàu thích đến các tiệm ăn, ngồi trên lầu ngắm phố phường và gọi món cao lương mĩ vị này, lâu dần quen gọi rút gọn là "cao lầu". Cũng có người cho rằng nguồn gốc món ăn liên quan đến người Hoa, nhưng thực tế, dân Hoa kiều ở đây lại không công nhận nó. Khó để xác định, chỉ biết cao lầu xuất hiện ở Hội An từ rất lâu và là món ăn không thể không thưởng thức khi đến thăm thành phố nhỏ bé yên bình này.
4 mon an khien nguoi Quang Nam - Da Nang tu hao hinh anh 8
Sợi cao lầu được chế biến công phu nhất. Ảnh: Yeudulich.
Tinh túy của món cao lầu là sợi mì được chế biến rất công phu, làm từ gạo thơm ngâm nước tro xay thành bột, sau đó xắt thành từng sợi đem hấp nhiều lần rồi phơi khô. Cao lầu ăn kèm tép mỡ làm bằng da heo chiên giòn, thịt xíu, cùng giá trụng và rau sống. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống và tép mỡ vỡ tan trong miệng mới đạt yêu cầu...
Nhờ những điểm độc đáo trên, cao lầu cũng trở thành món ăn tiêu biểu của ẩm thực phố cổ Hội An và được công nhận là một trong 10 món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á.
Hoàng Nhi

 
Dân ca Đỗ Linh (Chỉ còn biển thôi - NSUT Đỗ Linh )
 
Về bến sông xưa - Đỗ Linh

Dân ca dân nhạc VN – Dân ca Quảng Nam


Chào các bạn,
Tiếp theo bài “Vè Ba Miền”, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn “Dân ca Quảng Nam”.
Địa phận Quảng Nam nằm ở miền Trung của Việt Nam, cách Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách Sài Gòn 865 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía tây giáp tỉnh Sekong (Lào), phía Đông giáp biển Đông.
Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là “mở rộng về phương Nam”. Quảng Nam nằm ở chính trung điểm Việt Nam theo trục Bắc – Nam, là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa giữa hai miền và giao lưu văn hóa với bên ngoài, điều này góp phần làm cho Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa.
Trong truyền thống dân ca của Quảng Nam, có 3 thể loại thường được người dân ưa chuộng thể hiện nhất là: Hát Bài Chòi, Hò Khoan, và Hát Bả Trạo/Hát Bá Trạo.
Hát Bài Chòi là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung Việt Nam, về sau đã được phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch.
Phạm vi nghệ thuật Bài chòi gồm 11 tỉnh, thành phố miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận (không bao gồm các tỉnh Tây nguyên) Các tỉnh theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
quangnam19
Cách thức trình diễn
Hát Bài Chòi thường được tổ chức thành một lễ hội.
Hội này thường được tổ chức ở làng quê vào dịp Tết Nguyên Đán. Người ta dựng 9 hoặc 11 chòi, chia thành 2 bên, mỗi bên 5 chòi, mỗi chòi cao độ 2-3m, rộng đủ vài ba người ngồi và một chòi trung tâm (chòi mẹ) ở giữa dành cho các vị chức sắc địa phương.
Bộ bài để đánh bài chòi là bộ bài tam cúc cải tiến, gồm 33 lá, với những tên chuyển thành nôm na như: nhứt nọc, nhì nghèo, ông ầm, thằng bí, lá liễu v.v.. vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Mỗi thẻ tre dán ba con bài, không trùng lặp nhau.
quangnam15
Bộ bài gồm 3 pho, đó là:
Pho văn: ông Ầm, tráng hai, ba bụng, tứ tượng, ngũ ruột, sáu miếng, lá liễu, tám miếng, chín cu, chín gối.
Pho vạn: bạch huê, nhứt trò, nhì bí, tam quăng, tứ móc, ngũ trợt, lục chạng, thất vung, bát bồng, cửu điều.
Pho sách: ông Tử, nhất nọc, nhì nghèo, ba gà, tứ sách, ngũ dụm, sáu bưởng, bảy thưa, tám dây, cửu điều.

Mỗi pho có 10 lá, vì phải có 33 lá nên thêm vào 3 lá nữa là: ông ầm đen, tử cẳng đen và cửu điều đen (để phân biệt với 3 lá cùng tên này nhưng màu đỏ) cho đủ bài chơi.
quangnam13
Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xốc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới”, xổ một hồi mõ dài. Khi đó, anh hiệu cầm lá cờ nhỏ, bưng khay rượu tới trao phần thưởng cho người trúng. Lá cờ đuôi nheo bằng giấy cũng được cắm lên chòi để đánh dấu một lần thắng.
Để giúp vui cho cuộc chơi còn có một ban nhạc cổ gồm đờn cò, kèn, sanh, trống hòa tấu lên khi có chòi “tới”.
Các câu thai:
Đi đâu cọ xiểng đi hài
Cử nhơn không đậu, tú tài cũng không. (Thằng Trò)

Ai làm thượng hạ bất thông
Bàng quang bể thủng sớm trông tối ngày. (Thằng Bí)

Nửa đêm gà gáy le te
Muốn đi rón rén đụng nghe cái ầm.(Ông Ầm)

Lưng choàng áo đỏ
Đầu đội khăn đen
Chân đi lèng quèng
Là ông chân gãy.(Tử Cẳng)

Lội suối trèo non
Tìm con chim nhỏ
Về treo trước ngõ
Nó gáy cúc cu. (Chín Cu)

Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng. (Bát Bồng)

Đi đàng phải bịt khăn đen
Ở nhà vợ sắn vóc sen nhuộm điều. (Cửu Điều)

Dưới đây mình có các bài:
– Bài chòi – nét văn hóa độc đáo của người xứ Quảng
– Hò Khoan xứ Quảng, sắc xuân dân gian độc đáo
– Nghệ thuật diễn xướng Bả trạo Quảng Nam
– Sự Giao Thoa Trong Hát Bả Trạo Xứ Quảng
– Làn điệu hát Nam trong Bả Trạo xứ Quảng
Cùng với 3 clips tổng thể Hát Bả Trạo, Hò Khoan, Hát Bài Chòi, do các nghệ nhân ưu tú xứ Quảng trình diễn để các bạn tiện việc tham khảo cùng thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
(Theo Wikipedia)
oOo
quangnam5


Theo các nhà nghiên cứu và nhiều cụ ông, cụ bà ở Quảng Nam, trò chơi bài chòi và hát dân ca bài chòi đã ra đời rất sớm ở tỉnh miền Trung này, bắt nguồn từ quá trình lao động sản xuất, giao thoa văn hóa và sự sáng tạo nghệ thuật của người dân.
Và chúng đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa, là món ăn tinh thần không thể thiếu được của nhiều tầng lớp người dân trong tỉnh, thu hút cả người già và lớp trẻ ở mọi vùng miền, không những trong dịp tết mà còn ở các lễ hội của địa phương.
Trò chơi bài chòi được tiến hành với 32 tấm thẻ bài, trong không gian là 9 chiếc chòi làm bằng tre lợp tranh hay rạ. Thường được tổ chức vào ngày mồng 1 Tết, nhưng hiện nay, hội bài chòi không chỉ diễn ra trong những ngày đầu xuân mà còn kéo dài cả tháng Giêng, hay trong các dịp lễ hội truyền thống khác.
Hội bài chòi thường được tổ chức ở những nơi công cộng rộng rãi, thoáng mát như ở ngã ba đầu làng, sân chợ, sân đình…
Từ những ngày giáp Tết, mọi người Quảng Nam đã bắt đầu tất bật với công việc đẵn tre, bện tranh làm chòi. Người ta dựng 9 chòi bằng tre, gồm 8 chòi cho người chơi và một chòi cho anh Hiệu – người cầm chịch cuộc chơi, ở những nơi đã xác định. Mái chòi tre được trang trí rất đẹp, trên nóc cắm cờ hội.
quangnam14
Hội bài chòi được khai mạc từ tờ mờ sáng mồng 1 Tết. Những cụ già có vai vế trong làng làm lễ cúng thần linh, thổ địa, thành hoàng… cầu cho một năm mới gặp nhiều điều an lành, mùa màng bội thu, làng xóm trù phú.
Trong khi đó, tiếng trống hội liên tục vang lên báo hiệu và thôi thúc dân làng đến chơi và nghe hô hát bài chòi. Nhân dân làng trên, xóm dưới trong những bộ trang phục đẹp nhất nô nức đến chơi bài chòi đầu năm tìm sự may mắn.
Người chơi lần lượt tìm cho mình một chỗ ngồi thật thoải mái trong các chòi, những người còn lại đứng ngồi xung quanh 9 chòi để xem anh Hiệu vừa diễn trò vừa hát. Những người giúp việc cải trang thành những anh lính lệ chạy đi chạy lại bán các thẻ bài và “cờ ngân” cho người chơi.
Vật chơi là bộ bài có 32 thẻ bài, chia đều cho 10 người, mỗi người 3 quân, 2 quân để lại. Người cầm chịch cuộc chơi cũng có một bộ thẻ bài như vậy đựng trong một ống tre trên một cây nọc cao vừa đủ để anh Hiệu không nhìn thấy các quân bài nhưng đủ để anh rút được nó.
Cuộc chơi bắt đầu khi anh Hiệu, mặc áo dài khăn đóng chỉnh tề, cất tiếng hò một bài lục bát hoặc song thất lục bát. Sau câu hò mở đầu, anh Hiệu bắt đầu đưa tay rút một quân bài trong ống tre và hát vài câu ca dao hoặc bài vè có liên quan đến quân bài đó, sau đó xướng tên quân bài rõ to cho tất cả mọi người đều nghe.
Những người dự hội im lặng lắng nghe lời hô của anh Hiệu để suy đoán hoặc tưởng tượng quân bài gì sẽ ra. Trong số 10 người chơi, ai có quân bài trùng với tên quân bài anh Hiệu vừa xướng thì hô to “có đây”, lập tức một anh lính lệ sẽ chạy lại và trao cho người đó một lá cờ nhỏ (loại cờ xéo) và đổi lấy quân bài.
Ván chơi kết thúc khi một trong số 10 người chơi có đủ 3 lá cờ liên tục, gọi là Tới (thắng cuộc) và người thắng cuộc sẽ nhận được một món quà như một cái lồng đèn, cái phích nước, mứt, bánh kẹo, hạt dưa… Và cứ như thế ván khác lại tiếp tục chơi…
quangnam18
Cuộc chơi bài chòi có sinh động, có rôm rả hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tài hô hát của anh Hiệu. Anh Hiệu phải là người có tài “ứng khẩu thành thơ”, thuộc lòng hàng trăm bài thơ, bài vè, hàng nghìn câu ca dao; phải biết hát nam, hát khách, những làn điệu dân ca đặc trưng của những vùng miền xứ Quảng.
Trong câu hát của anh Hiệu, có thể bắt gặp những lời tự sự về nhân tình thế thái, về niềm vui trong cuộc sống, bình yên trong lao động, về những sinh hoạt hằng ngày, ca ngợi tình làng nghĩa xóm, cách đối nhân xử thế… hay phê phán những thói hư, tật xấu ở đời.
Có những câu hát của anh Hiệu làm cho cả hội bài chòi cười nghiêng ngả bởi tính hài hước, vui nhộn, ý nghĩa sâu xa, rất dân dã, gần gũi đời thường. Chính vì tính dân dã, mộc mạc và vui nhộn nên trò chơi dân gian này thu hút rất nhiều người tham gia và xem.
Nếu ai từng tham gia trò chơi bài chòi và hát dân ca bài chòi ở phố cổ Hội An – di sản văn hóa thế giới, người đó sẽ thấy cảnh tượng nơi đây thật lạ, có ca sĩ, nhạc sĩ, có diễn viên, có sân khấu hẳn hoi, nhưng khán giả chẳng hề ngồi không thưởng thức như thường thấy.
Hiện nay, vào tối thứ bảy hàng tuần, Hội An thường xuyên tổ chức đêm hội bài chòi. Đêm hội đã trở thành một sân chơi quen thuộc của du khách và người dân nơi đây. Dường như đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được, cứ mỗi đêm hội, mọi người tụ tập về khoảng sân giữa phố Hội và sông Hoài (hay còn gọi là sông Bạch Đằng) để được có những giờ phút thư giãn một cách đầy hứng khởi cho kỳ nghỉ cuối tuần. Chính sân chơi này đã giúp khu phố cổ thêm phần sinh động mà vẫn không hề mất đi vẻ đẹp yên bình rất đặc trưng của Hội An.
Các làn điệu cơ bản của dân ca bài chòi Quảng Nam gồm 4 làn điệu chính là Xuân Nữ, Cổ Bản, Xàng Xê và hò Quảng. Do nhu cầu kịch sân khấu mà 4 làn điệu cơ bản trên không đủ để diễn đạt các tình huống, tâm trạng vui buồn, hờn giận.
Vì vậy, các nghệ sỹ, nhạc sỹ… đã sáng tạo và bổ sung nhiều bài dân ca, điệu hò câu lý đậm chất dân ca truyền thống như hò Khoan, hò Chèo thuyền, vè Quảng, hát Ru con.
Nhằm bảo tồn và phát triển nét văn hóa đặc sắc của trò chơi hát bài chòi, hiện nay hầu khắp các địa phương trong tỉnh Quảng Nam đã thành lập các câu lạc bộ hát bài chòi sinh hoạt hết sức sôi nổi, điển hình như các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Điện Bàn, Đại Lộc Núi Thành, Tiên Phước, Phước Sơn, Đông Giang, Hiệp Đức, Hội An, Tam Kỳ.
quangnam16
(Phạm Phú Sương)
Nói đến Văn hoá Quảng Nam không thể không nhắc đến văn nghệ dân gian. Trong các loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian xứ Quảng ngày xưa được ưa chuộng, nếu để chọn ra những món ăn đặc sản tinh thần không thể thiếu thì đó là diễn xướng bài chòi và Hò khoan đối đáp.
Bài chòi trước đây chỉ được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán, nó hiếm hoi như vậy là vì mỗi lần tổ chức khá tốn kém, việc chuẩn bị cũng phải tỉ mẩn : tranh, tre, nứa, lá , kèo, cột làm chòi rồi bàn, ghế, cờ xí, vật dụng, trống phách, ban bệ cần có cho một “hội” bài chòi. Nói hội ở đây không phải là một “ván cờ”, một lượt chơi, mà là một tổ chức. Nó “kép công ” như vậy nhưng sau Tết rồi nếu có chủ ý giữ gìn bảo quản để lại tái sử dụng cho năm sau cũng không thể, vì tranh tre mục nát mối mọt cả. Mà đã là năm mới thì ai lại dùng đồ hư hỏng bao giờ? Xui xẻo đầu năm lắm! còn tổ chức tại một mái chợ, ngôi trường v.v…thì chẳng ra cái Hội bài chòi. Còn Hội hò khoan thì khác hẳn.
Hò khoan là một loại hình “dân ca” sinh hoạt dân gian miền sông nước, là “lời ăn tiếng nói” của quần chúng lao động được trải nghiệm, thu nhận qua vốn sống hàng ngày mà biểu lộ ra, qua tài năng của các nghệ nhân được cải biến đi, nâng tầm lên thành vần điệu cho nghệ thuật hơn, làm phương tiện để trao đổi, bày tỏ, chuyển tải tâm tình giữa những cá thể, những tập thể với nhau trong cộng đồng. Ở Quảng Nam, gọi là hò khoan vì đây là một dạng hò “lơi”. Các nghệ nhân lợi dụng câu hố ( À ơ… ơ…ớ….Khoan…ơ… hố hợi…là hò…khoan ) như một tiểu xảo, kéo dài ra để có thời gian mà tìm ý, lời đối đáp. Hố thường đồng xướng tập thể, hoặc một người xướng, tập thể hò xô theo để tạo thêm khí thế, cho nên người xưa có câu ví von rằng:
Gốc tre khéo nấu cũng ngon
Hò khoan hát dở, hố dòn cũng hay

Ông cha ta, trong cuộc hành trình về phương Nam đi mở đất đã “gánh theo tên đất, tên làng” và mang theo cả những câu hò trong huyết quản. Do đó, Hò khoan hiện diện từ Bắc chí Nam, đặc biệt rất phát triển ở dải đất miền Trung. Bây giờ chúng ta còn được nghe Hò khoan Quảng Bình, Lệ Thuỷ, tại những hội lễ làng bên sông Kiến Giang. Tại miền Trung, hò khoan có mặt ở khắp các tỉnh, mỗi tỉnh lại có cách thể hiện khác nhau. Khi vào đến miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long thì hò đối đáp có sắc thái êm ả, phóng khoáng hơn rất nhiều như ta nghe một điệu hò Đồng Tháp, đôi câu đối đáp huê tình…
quangnam26
Ở nông thôn ta trước đây, vào những dịp nông nhàn, tấn vụ (trước khi xuống đồng vào vụ mới, nông dân làm lễ cúng Thần Nông, hoặc sau vụ thu hoạch mùa màng, lúa đầy bồ, cá tôm đầy bến …) vào những đêm trăng sáng, trai thanh, gái lịch rủ nhau ra sân đình làng hoặc bãi đất nơi bến sông rộng, thoáng để lập hội hát Hò khoan. Đó là những cuộc chơi “hoành tráng”. Còn thường ngày khi lao động trên đồng cạn, dưới đồng sâu đều có thể đối đáp cho vơi đi nhọc nhằn vất vả. Nhiều lúc cao hứng họ có thể hát đối đáp với nhau trên thuyền, giữa thuyền này với thuyền khác khi đang bồng bềnh trên sóng nước trữ tình. Một Hội Hò khoan không đòi hỏi chuẩn bị gì nhiều, tất cả vốn liếng là “ở trong ruột” , hừng tình là hát ở bất cứ đâu cho nên, hò khoan dễ tổ chức hơn.
Tại Quảng Nam, theo các bậc “cao niên trưởng thương” thì hồi ấy, ở địa phương nào cũng có Hội hò khoan, thậm chí một địa phương cũng có nhiều hội. Đó là một tổ chức tự nguyện (như Câu lạc bộ bây giờ),quy tụ những “tài năng” ứng đối giỏi, có thể “xuất khẩu thành thơ” ngay, hát được mọi chủ đề, mọi tình huống, kiến thức rộng để không bị đối phương “bắt bí”. Có khi nhiều nhóm trong một địa phương tổ chức đối đáp với nhau, lại lắm khi “con gà tức nhau tiếng gáy”, các hội cách xa nhau dưới biển trên nguồn, nghe tiếng biết tên nhau cũng tìm đến thi thố hát hò. Có vị ê chề vì thua mưu hát xạo nên biệt xứ tha phương, lại cũng lắm khi vì khích bác nhau nặng nề nên xảy ra xô xát dẫn đến thương vong.
Tôi xin nêu lên đây một vài câu hát xạo do các nghệ nhân cao tuổi kể lại để chúng ta cùng tham khảo:
Nam:
Ta muốn hôn má bậu mà chơi
Hoa kia còn phong nhuỵ Bướm lả lơi phỉ tình

Nữ:
Má đâu có sẵn mà hôn chơi
Anh ra ngoài đồi bắt chó mà hôn

Nam:
Trên sơn dưới thủy, bạn giữ kỹ làm gì
Tiền thân hậu phúc, kiếm chút ấu nhi mà bồng.

Nữ:
Trên sơn dưới thủy, ta có giữ kỹ cũng ra đám đất bằng
Mai sau bạn có chết thì ra chỗ nớ lập cái lăng mà thờ!

Qua mẩu đối thoại trên ta có thể thấy người nam từ chỗ hát ghẹo, do “tán tỉnh” thái quá, thiếu lịch lãm nên không được người nữ chấp thuận mà trả đũa thẳng thừng. Dường như chưa thoả, một nữ khác phụ hoạ thêm:
Nữ:
Nghe đồn chàng khát nước thèm nghêu
Gặp chàng đây thiếp thử trao nghêu cho chàng cầm,
Cầm về bỏ vô ảng mà ngâm
Cho nước nó ra mà uống, nghêu cầm mà chơi!

Đến nước này thì người nam chẳng thể nhịn, vội đốp chát với miếng võ “gậy ông đập lưng ông” của bên nữ.
Nam:
Bạn trao nghêu thì để ta cầm
Ta cầm về bỏ ảng ta ngâm
Nước ra đôi chén, ta cầm về cho nhạc gia
Ông uống rồi ông lại thở ra,
Khen cho thằng rể ở xa (mà) hiếu tình.

quangnam27
Đây chỉ là những câu hò chưa “nặng đô” lắm, nhiều câu còn “độc địa” hơn nhiều khiến người trong cuộc dễ “tăng huyết áp”. Nếu trong Hội có người cao tay hơn, uy tín hơn ra tay “hát can, hát rước” để giải mối bất đồng và lái câu chuyện đi về phía khác thì mới không đổ vỡ, nếu không, cao trào đỉnh điểm sẽ càng lúc càng được đẩy cao thêm.
Hò khoan hát xạo là mảnh đất để các bên bộc lộ hết “vốn liếng” tài năng ứng đáp, gây thích thú cho người đi xem hội sau mỗi câu đối-đáp đốp chát đầy bất ngờ, nhưng dễ dẫn đến hát tục, hát ngạo…là một ngón đòn “độc”, dễ gây mất hoà khí nên sau này bị dư luận phản đối, các hội hò khoan cũng ít ưa dùng, dần dần dẫn đến thất truyền.
Trong Hò khoan đối đáp có nhiều công đoạn thể hiện như những tiểu đoạn, và một buổi hát đối đáp phải đi qua các công đoạn đó. Thường thì khi mới vào cuộc, hai bên chào hỏi giao đãi, mời mọc xã giao, đến khi “bén tiếng, quen hơi” thì bắt đầu “bắt chạn” để hát cùng, gọi là hát “kết”, kết bạn, kết nghĩa, kết duyên…nhiều đôi trai gái phải lòng nhau qua ý lời trao gởi và nên nghĩa vợ chồng. Trong cuộc hát , lại có nhiều nội dung xen lẫn như hát đố, hát xạo, hát ghẹo, hát huê tình, nhân ngãi, sinh tử, hát ống, hát nhắn, hát trách, hát chờ…đến khi sắp tàn cuộc thì hát hẹn, hát xa để chia tay, giã bạn và hẹn nhau vào dịp khác. Sau đây là một số câu hát tiêu biểu:
Hát chào:
Gặp nhau một chút nên duyên
Xin mời bên đó cất lên giọng hò
Ở ngoài xa tôi nghe tiếng bạn hò
Cách sông tôi cũng lội, cách đò tôi cũng sang
Tới đây, tôi chào hết bạn vàng
Chào người thục nữ, chào nàng thuyền quyên

Nam:
Gặp anh sao chẳng hỏi, chẳng chào
Hay là em đã có chốn sang giàu hơn anh ? (hát trách)

Nữ:
Tối tăm em còn biết nút mà gài
Chừ đây biết quen hay lạ, biết ai mà chào?

Hát kết:
Tới đây anh lạ, em cũng lạ
Em bận áo hò cụt, anh bận áo đen dài
Anh nói với em huỷ huỷ hoài hoài
Biểu em đừng kết nghĩa với ai
Để còn kết nghĩa lâu dài với anh
Ai trắng như bông lòng tôi không chuộng
Thấy em đen dòn làm ruộng tôi thương
Biết rằng dạ có vấn vương
Để tôi cậy mối tìm đường sang thăm
Bướm đeo dưới bụng cây bần
Anh muốn vô kết nghĩa đá vàng được không ?
Em còn bán tín, bán nghi
Chưa đem vô dạ, chưa ghi vào lòng

Hát ghẹo:
Trứng vịt đổ lộn trứng gà
Thấy em má đỏ anh đà muốn hun (hôn)

Muốn hun về nói với mẹ cha,
Tiền cheo, heo cưới tới nhà mà hun.
Nực cười con Kiến kiện con Rồng
Bạn xít ra cho khỏi kẻo chồng ta ghen
Cọp nằm kẽ đá mài răng
Mấy thằng chồng ghen vặt ông ăn cho rồi
Ai về nhắn với ông câu
Con cá ăn không giựt, để lâu mất mồi
Mất mồi này ta câu mồi khác
Cá biển nhiều xao xác thiếu chi ?
Hát nhân ngãi:
Cọp mà vật mấy ông thầy địa
Yêu mà nhai mấy thầy bói chọn ngày
Trớ trêu họ khéo đặt bày
Mình cứ thương cho hết dạ thì cao dày cũng phải nghe

Vợ chồng là nghĩa phu thê
Tay ấp má kề, sinh tử có nhau
Chẳng tham của sẵn anh đâu
Tham vì nhân nghĩa năm đầu ngón tay
Bao giờ cho đặng sum vầy?
Giao ca đôi mặt dạ này mới vui
Hát sinh tử:
“…Ngó vô trong cảnh gia đàng
Nhơn sầu cảnh dị, hoa tàn nhuỵ khô
Một mình quày quả ra vô
Bải nước trầu còn đố mẹ con đi mô không thấy về
Hay là em ly biệt phu thê
Em hẹn hò non nước, bỏ bê chốn dương trần…”

quangnam17
Hát đố:
Trong Hò khoan đối đáp lắm khi các bên đưa ra một vế đối ít ai ngờ tới, nội dung câu đố thường không cao siêu nhưng mưu trí, gọi là “đố mẹo”, hát đố cũng gây sự thích thú khi nội dung câu đố đã được “giải mã” hợp lý hợp tình.
Đối:
Bánh dẫu nhiều sao gọi là bánh ít (một loại bánh thường có ở Hội An)
Chuối con non sao gọi chuối già? (tên cây chuối hột)
Nếu anh mà đối dặng mới thiệt là đáng khen

Đáp:
Sao canh chua loét cũng kêu canh ngọt (rau bồ ngót và lấy từ ý câu “cơm lành, canh ngọt”)
Cau cao nghệu sao gọi cau lùn? (tên loại cau)
Thuyền quyên mà có hỏi nữa, anh hùng chẳng chịu thua!

Đố lái:
Đây là đặc thù của xứ Quảng. Bên cạnh cái sự “cãi”, nói lái cũng được người Quảng ưa dùng, không những thế, họ còn vận dụng đưa vào lời hát hết sức tài tình. Chỉnh vế, chính cả ý tứ. (chủ yếu là lái âm, lái ý nhưng cũng đôi khi rất chỉnh từ). Nếu bảo rằng đây là một “nghệ thuật” cũng không ngoa.
Đối:
Con Cua, con Rồng xuôi ngược mấy con?
Em mô mà đối được, anh mua chăn cho nằm

Đáp:
Con cua, con rồng xuôi ngược có 4 con
Cua, Rồng nói ngược là con Công, con Rùa
Đáp được, đó chịu thua chưa ?
Lựa chăn mô đắp cho vừa thì mua.

Không chịu, người con trai lại trổ mòi lái xạo bắt từ ý câu đáp của nữ:
Anh hỏi lại em rằng sao người ta bảo là con Công gù?
Em mô đáp đặng anh đem võng dù anh đón đưa

Tại thành phố Hội An vào định kỳ đêm 14 âm lịch hàng tháng Tái hiện Đêm Phố cổ và vào những dịp lễ hội, trong các chương trình Phố đêm, hát Hò khoan là nội dung thường xuyên được thực hiện trên thuyền nơi bến Sông Hoài do các nghệ nhân Đội Hò khoan ứng đáp đảm trách. Thành phố cũng đã phát động Liên hoan Hát Hò khoan toàn thành hằng năm để phát hiện và nuôi dưỡng phong trào. Thật thú vị khi nghe lớp trẻ thể hiện Hát Hò khoan.
Các nghệ nhân nói rằng: “Nghề hát hò khoan nó cũng có con ma”. Nhiều khi mãi mê đối đáp đến khi trời hừng đông mới chịu tan hội. Và như còn dùng dằng luyến tiếc, họ bùi ngùi chia tay và hẹn ngày tái ngộ.
Hát xa, hát hẹn:
Nát lòng đôi ngã phân ly
Bạn về xứ bạn, thiếp quy xứ mình
Chừ đây bóng nọ xa hình
Hội ni sơ ngộ, ta hẹn mình ngày sau
Biển trời non nước gặp nhau
Với điệu hò khoan lưu luyến biết bao nghĩa tình

Kiểng xa hồ, hồ khô kiểng héo
Lựu xa Đào, Lựu ngã, Đào nghiêng
Gặp nhau chưa đặng một phiên
Chừ đây cách mặt biết ai phiền hơn ai
Cứ trông rồi mốt, rồi mai
Thuyền kia, bến nọ láng lai tâm tình…
quangnam28
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, so với Bài chòi thì Hò khoan còn hoạt động rất nhiều nơi tại các miền quê nhưng những nghệ nhân giỏi giang ngày một vắng bóng mà không có lớp kế thừa xứng đáng là điều đáng để cho các nhà hoạch định chiến lược Văn hoá văn nghệ dân gian trăn trở. Một trong những lý do đó, theo một số nghệ nhân cao tuổi thì khả năng nhạy bén trong ứng đáp (kiến tại, bắt quờ…) của lớp hậu sinh kém dần, tính ganh đua cần có để thể hiện, chứng tỏ bản lĩnh không cao.
Hơn nữa, lớp trẻ hiện nay có quá nhiều thú vui mới hiện đại hơn nên không còn thiết tha với hát hò khoan. Mặt khác, thiếu yếu tố hát xạo cũng làm cho tính hấp dẫn bị triệt tiêu. Bác Nguyễn Mại ở Điện Bàn (đã mất) và Bà Nguyễn thị Huệ ở Thanh Hà Hội An, những nghệ nhân từng tham gia thường xuyên tại Đội Hò khoan ứng đáp ở Hội An lý giải: “Nếu bảo hát xạo là phi văn hoá, không nên duy trì thì tại sao thơ bà Đoàn thị Điểm, Hồ Xuân Hương lại được ca tụng ? Và nếu nó thô tục thì tại sao những câu hát xạo Quảng Nam lại “sống” và đã in trong sách phổ biến để làm gì?”. Cũng là một câu hỏi chưa có câu trả lời xác đáng.
Ngày Xuân, trong không khí trời đất giao hoà, lòng người cũng rộn rã với Xuân Quê hương, đất nước. Dù không rộn ràng mở hội vào xuân như các hội Bài chòi, nhưng Hò khoan có một bản sắc riêng, một hương sắc xuân bốn mùa lan toả, một sức sống xuân qua những câu hò dân dã nhưng đầy chất trí tuệ, hóm hĩnh, vui tươi. Xứng đáng có chỗ đứng trang trọng và bền chặt trong lòng công chúng, trong văn hoá dân gian Quảng Nam và trong kho tàng tinh hoa của dân tộc.
quangnam2
(Mai Hồng Lâm)
Hát bả trạo (hò bả trạo) là hình thức diễn xướng nghi lễ dân gian, tổng hợp các yếu tố múa và hát với đạo cụ là mái chèo, gắn với tục thờ cúng cá ông của ngư dân duyên hải miền Trung. Theo cách lý giải của những người am hiểu và ngư dân cao tuổi thì bả có nghĩa là bạn;trạo có nghĩa là chèo; bả trạo có nghĩa là bạn chèo.
Cũng có một cách lý giải khác, bả tức làcầm chắc, còn trạo có nghĩa là mái chèo; bả trạo có nghĩa là cầm chắc mái chèo để giong buồm ra khơi… Nhưng cho dù cách gọi như thế nào thì nghệ thuật diễn xướng bả trạo vẫn là hình thức sân khấu hoá, trong đó âm nhạc sử dụng các làn điệu, các kiểu “hát – nói – kể…” kết hợp động tác “chèo thuyền” rập ràng, đều đặn theo tiết nhịp âm nhạc do tập thể các con Trạo thể hiện và vũ điệu (nghệ thuật tuồng truyền thống) của các ông Tổng nhằm mục đích chuyển tải nội dung nghệ thuật đến với công chúng.
quangnam3_ Diễn xướng Hát bả trạo trong lễ cầu ngư tại xã Tam Hải - Núi Thành
“… Mùa đến rồi anh em ơi
Ta xuống thuyền cùng nhau ra khơi
Trời thanh thanh, biển bao la
Nước xanh xanh ô hô hô, sóng nhấp nhô
Thuyền trông khơi lướt nhanh, ô hô hô …”

Ở Quảng Nam, hát bả trạo chỉ được diễn xướng, tái hiện trong lễ hội cầu ngư. Đây là một trong những lễ hội lớn của ngư dân Quảng Nam, hàm chứa niềm khát khao, mộc mạc, chân thành của những người làm nghề sông nước đối với biển nói chung và với cá ông nói riêng. Chủ thể văn hóa diễn xướng bả trạo trong các lễ hội cầu ngư là cộng đồng dân cư các xã, phường ven biển Quảng Nam.
Lễ hội cầu ngư ở Quảng Nam về quy mô và thời gian tổ chức (lấy theo ngày âm lịch) tùy thuộc từng địa phương. Ở Cẩm An (Hội An), lễ hội cầu ngư được tổ chức hai lần trong năm vào các ngày 16/2 và 16/8; ở Duy Vinh (Duy Xuyên) vào các ngày 20/2 và 20/7; ở Bình Hải (Thăng Bình) vào các ngày 15/3 và 20/12.
Bắt đầu lễ cầu ngư, vị chủ xướng tuyên bố khởi lễ. Sau phần giới thiệu là bài văn tế kể về quá trình hình thành vùng đất quê hương và ý nghĩa của tục lệ cầu ngư. Mọi người dự lễ đều thành kính dâng trọn niềm tin và biết ơn đối với biển. Phần tiếp theo là lễ cúng, dâng lên bàn thờ mâm lễ vật gồm hoa quả và một số món chay (tuyệt nhiên không bao giờ có bất kỳ loại hải sản nào). Khi vị chủ lễ lên chủ trì phần cúng thì có một vị đọc bài văn cúng gồm ba phần: mở đầu là cúng Ông Nam Hải (cá ông), tiếp theo là lễ cúng tiền hiền, hậu hiền, những bậc tiền nhân có công lập nên làng xã và cuối cùng là cúng cô bác (cô hồn, âm hồn). Lễ chánh tế tiếp theo sau đó, mọi người trong ban tế lễ đều vào lạy. Lễ cúng kéo dài gần một giờ, sau đó là phần hội cầu ngư.
Nếu phần lễ diễn ra long trọng, trang nghiêm thì phần hội lại vui vẻ, náo nhiệt và lôi cuốn. Phần hội cuốn hút nhất là màn diễn xướng bả trạo. Hát bả trạo ở Quảng Nam là hình thức diễn xướng tập thể trên cạn. Trên sàn diễn dựng ngay tại bãi biển là mô hình một chiếc thuyền rồng được trang trí rực rỡ bởi cờ hội và cờ đuôi nheo. Màn múa hát bả trạo được trình diễn và khởi xướng bởi ba người được chọn lựa rất kĩ, đó là ba ông tổng: Tổng Mũi (Tổng Tiền), Tổng Khoang (Tổng Thương) và Tổng Lái (người chỉ huy con thuyền). Tổng Lái thông thường mặc lễ phục cổ truyền áo dài đen, quần dài trắng, khăn đóng đen. Tổng Mũi cũng ăn mặc như Tổng Lái nhưng có khi mặc bộ đồ màu sắc rực rỡ như một diễn viên tuồng, tay cầm cặp sênh điều khiển. Còn Tổng Khoang mặc áo ba màu, quần ngắn, tay cầm gàu tát nước. Những người tham gia còn lại gọi là bạn chèo lập thành đội chèo. Tuỳ từng địa phương, mỗi đội chèo có từ 12 đến 16 người, cũng có khi lên đến 18 hoặc tối đa là 20 người và đặc biệt là số người tham gia đội chèo bao giờ cũng là số chẵn để cho cân xứng và trình diễn dễ dàng hơn. Các bạn chèo đầu chít khăn đỏ, lưng thắt vải đỏ, tay cầm chèo được phết sơn đủ màu.
quangnam20
Dẫn đầu đoàn chèo hát bả trạo trên chiếc thuyền rồng là Tổng Mũi, tiếp đến là Tổng Khoang và Tổng Lái sau cùng, bạn chèo sắp hai hàng ngăn nắp phía sau Tổng Mũi. Sau khi hàng ngũ chỉnh tề, vị chủ xướng ra lệnh bắt đầu thì tiếng trống tiếng chiêng vang lên rộn rã báo hiệu cuộc diễn xướng bắt đầu. Lúc này, Tổng Mũi hô to:
“Bớ bả trạo”
lập tức các bạn chèo đồng thanh hô vang:
“Dạ”
và Tổng Mũi mở đầu phần hát bả trạo:
“Hôm nay là ngày Lễ ông cuối vụ
Con cháu ta tụ họp về đây
Chỉnh đốn xiêm y trang phục đủ đầy
Để tưởng niệm và tôn kính thần linh Nam Hải… đó nghe.”

Hòa theo lời hát của Tổng Mũi, các Tổng Khoang và Tổng Lái nhún nhảy theo nhịp trống phách, làm điệu bộ cổ vũ cho các bạn chèo nhanh nhanh tay chèo cho thuyền vượt sóng. Các bạn chèo làm động tác khua mái chèo, lúc thì chồm về phía trước, lúc thì ngả người ra sau như thể họ đang cật lực, căng sức để đưa con thuyền tiến về phía trước. Tất cả động tác diễn ra nhịp nhàng, sống động và đẹp mắt:
“… neo đồm kia đã lên ngọn thì chèo nọ ta gay,
anh em ta hợp sức đều tay, thấy sóng cả chớ ngã tay chèo đó nghe…”

Người xem phía dưới cũng nhiệt tình tán thưởng và hưởng ứng mỗi khi đến đoạn đồng thanh như:
“dạ”, “ô hô hô”, “ri hố rị…”
Cả một vùng bãi biển rộn ràng, khí thế với những tiếng đồng thanh vang như sóng dội.
Những cuộc diễn xướng, hát múa bả trạo ở Quảng Nam đều xoay quanh việc ca ngợi và bày tỏ niềm tiếc thương đối với cá ông. Lòng thành kính đối với cá ông được thể hiện rõ nét trên khuôn mặt của những người tham gia diễn xướng (các Tổng và bạn chèo). Tất cả họ đều nghiêm trang, nhịp nhàng chèo chiếc thuyền linh thiêng, đưa cá ông về miền cực lạc:
“… ơn ngài như biển rộng trời cao
Chúng con ghi tâm tạc dạ
Đời nào lãng quên!”

Ngoài nghi thức dân gian đối với cá ông ra, hát bả trạo còn thể hiện những tâm tư, tình cảm mộc mạc, chân thành của những ngư dân vùng biển đối với thiên nhiên, với đại dương:
“Mây giăng mù mịt
Giông chớp sáng loà
Từ ải Vân cho đến Sơn Chà
Trông bốn phía ngàn trùng sóng nước…”

Cũng như cầu mong cho trời yên, bể lặng, sóng nước hiền hoà, những chuyến ra khơi thật sự thanh bình, cá tôm đầy ắp:
“Thuyền trôi một chiếc giữa trời
Gió trăng bãng lãng nước trời mênh mông…”

Hát múa bả trạo trong lễ hội cầu ngư ở Quảng Nam là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo và đặc sắc, thể hiện ước vọng an lành, may mắn trong những chuyến giong buồm ra khơi đi tìm “lộc biển”; thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ trong lao động và sản xuất của những ngư dân sông nước đêm ngày đương đầu với sóng gió đại dương.
Hát múa bả trạo không những đáp ứng nhu cầu tâm linh của ngư dân mà còn chuyển tải, trao truyền những giá trị văn hoá truyền thống qua phương thức diễn xướng dân gian.
quangnam22
(Xa Văn Hùng)
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người dân vạn chài xứ Quảng vẫn luôn bám làng, bám biển và truyền lại “tài sản tinh thần” quý giá nhất cho thế hệ mai sau. Hát Bả trạo trong Lễ hội Cầu ngư gắn với tín ngưỡng văn hóa tục thờ cá Ông – vị thần của biển cả đã được các vua nhà Nguyễn sắc phong là “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần”. Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội thiêng liêng thể hiện vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người dân xứ Quảng.
Tục thờ cá Ông là tín ngưỡng cổ truyền của người Chăm, dường như chỉ xuất hiện từ phía Nam đèo Ngang trở vào tỉnh Kiên Giang, được cư dân Việt tiếp nhận, tiếp biến trong quá trình giao thoa văn hóa. Lễ hội Cầu ngư có quan niệm từ dịch lý “tam tài” của Nho gia “Thuận đạo trời, an đạo đất, hòa đạo người” với chủ đích cầu cho mưa thuận gió hòa, dân làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền, địa phương, lễ hội Cầu ngư luôn có sự biến thể về mặt nội dung, cách tân và cải biến về mặt hình thức nhưng nhìn chung vẫn mang đậm sắc thái thuần Việt. Đồng thời lễ hội không chỉ mang ý nghĩa là đề cao tính nghề nghiệp mà còn tạo sự vui chơi giải trí cho người dân vạn chài, tạo kết nối để họ xích lại gần nhau hơn, hiểu và thông cảm cùng nhau hơn cả trên biển khơi mênh mông và trong cuộc sống xã hội thường ngày.
Sự chuyển hóa tâm thức tâm linh trong lễ hội Cầu ngư luôn được gắn kết với thiên nhiên, với tự nhiên và thực thi trong việc thờ cúng tiền hiền, hậu hiền: “Hữu tâm cầu tất ứng, chi đức sa tất cứu” (có tâm thờ cúng thì sẽ được giúp, chăm việc thiện thì chẳng sợ ai thù hận)… cho nên tùy theo phong tục tập quán, tín ngưỡng của từng vùng miền, từng địa phương theo tục lệ “Xuân kỳ, Thu tế” mà tổ chức lễ hội (mặc dù hiện tại có nhiều hạn chế do việc nhận thức, định hướng, kinh phí,… đã ảnh hưởng đến công việc tổ chức lễ hội). Nhưng dù sao đi nữa, cái cốt lõi của lễ hội này vẫn luôn mang đậm tố chất tâm linh và thiêng liêng của “chất biển” đã có tự ngàn đời!
Từ đặc điểm về nghi lễ của một làng biển, cũng như xét trên phương diện cấu trúc của lễ hội này ở địa phương Quảng Nam cũng như một số nơi khác, cách thức tổ chức lễ hội luôn có sự tương đồng nhau, gồm hai phần: một là các nghi lễ cúng tế (nghinh rước, cúng kỳ yên, tiên sư, cúng tiền vãng…; hai là các trò chơi dân gian, hát (chèo) Bả trạo.
Hát “Bả trạo” có nguồn gốc từ chữ Hán – Nôm: Bả 把: cầm chắc, trạo 掉: mái chèo, có nghĩa là “cầm chắc tay chèo”. Nhưng cũng có một ý kiến khác thì (có lẽ do phương ngữ ?), Bả trạo là cách đọc chệch âm của động từ “Bá Trạo” (百 Bá: theo chữ Hán có nghĩa là trăm) thì thuật ngữ này cũng có nghĩa là trăm tay chèo, trăm bạn chèo. Đây là vấn đề đang còn nhiều bàn cãi của các nhà ngôn ngữ học; nhưng ở đây, tạm hiểu động từ này dưới góc độ âm nhạc học theo một cách ngắn gọn: “hát Bả trạo” hay “hát Bá trạo”… cũng đều có nghĩa là “hát chèo thuyền”.
Hát Bả trạo trong lễ hội Cầu ngư Quảng Nam là một loại hình nghệ thật diễn xướng nghi lễ, có tính khúc thức, sự vận dụng, giao thoa, kế thừa, cách tân và phát triển một cách thông minh đầy sáng tạo của các nghệ nhân, của dân vạn chài. Các lối hát mà loại hình nghệ thuật này vận dụng luôn có sự khác biệt đáng kể từ kết cấu nội dung kịch bản hoàn chỉnh đến sự phối kết hợp nhuần nhuyễn về nghệ thuật, âm nhạc dân gian truyền thống, từ đó tạo nên tính đặc hữu của nghệ thuật diễn xướng dân gian miền biển độc đáo này.
Hát Bả trạo là phần hội được cấu thành đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong lễ hội Cầu ngư. Một hình thức diễn xướng tập thể trên cạn, khác với múa hát chèo thuyền trên sông tái hiện cảnh thủy binh chống giặc dưới nước ở Bắc Bộ. Hình thức diễn xướng dân gian này được ngư dân làm nghề biển truyền bá, duy trì trong tâm thức và đời sống văn hóa tinh thần của họ cho đến ngày nay.
Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp, bao gồm các yếu tố cầu khấn tâm linh, các lối Nói – Hát có nguồn gốc trong nghệ thuật sân khấu Tuồng, trong âm nhạc Phật giáo, các thể loại và làn điệu dân ca Quảng Nam,… cùng các phương thức nghi lễ truyền thống trong văn hóa Việt, múa dân gian. Nếu như các địa phương ven biển Quảng Nam gọi là “hát Bả trạo” thì ở các địa phương, các vùng, miền khác loại hình nghệ thuật này được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: ở làng Tùng (Quảng Trị) gọi là Chèo cạn; làng Cảnh Dương – Quảng Bình gọi là: hò Đức Ông; ở Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) gọi là hát Bạn chèo đưa Ông; ở Hà Thủy (Phú Yên); Thắng Tam, Phước Hải,… ở Bà Rịa – Vũng Tàu gọi là: Chèo Cầu ngư…
Hát Bả trạo trong lễ hội Cầu ngư ở các xã ven biển Quảng Nam thường được diễn ra trước lăng Ông với kịch bản “Long Thần Bả trạo ca” có vai trò chính là ca ngợi công đức cá Ông đã có công giúp đỡ ngư dân chài lưới vượt qua những cơn bão tố, tai ương trước biển cả mênh mông, tỏ lòng tôn kính, biết ơn sâu sắc đến vị nhân thần “cứu hộ độ sinh” này. Đồng thời bài này cũng mang một ý nghĩa thiết thực đó là “cầu mùa”, cầu mong cho sự phù hộ của Ông Ngư để mùa màng được bội thu, cuộc sống được ấm no, hạnh phúc,…
quangnam21
(Xa Văn Hùng)
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người dân vạn chài xứ Quảng vẫn luôn bám làng để “sống trên cát, chết vùi trong cát” và truyền lại “tài sản tinh thần” quý giá nhất cho thế hệ mai sau, đó là: hát Bả trạo trong Lễ hội Cầu ngư gắn với tín ngưỡng văn hóa tục thờ “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần”.
Song hành với các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, hát Bả trạo cùng có khởi nguyên từ sân khấu dân gian luôn chứa đựng tiềm ẩn nội hàm chất liệu âm nhạc dân gian, được môi trường tự nhiên nuôi dưỡng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương thức cộng hưởng bằng các yếu tố: truyền miệng, vần điệu, động tác, nhạc vũ… và chính sự gắn kết trong văn hoá tâm linh đặc hữu văn hoá “biển” (văn hóa Nghinh Ông) mà tự nó đã khẳng định là một hình thức âm nhạc đích thực, độc đáo.
Nội dung hát Bả trạo được thể hiện qua những lời hát, câu hò, điệu lý trữ tình… mang tính đặc hữu vùng miền của xứ Quảng giống như một dòng sông có những đoạn chảy xíết, những đoạn chảy vừa và chảy chậm… đã tạo nên sự đa dạng về hình thức, đặc sắc về giá trị tư tưởng nghệ thuật, đậm chất nghi thức nghi lễ ngư nghiệp, thu hút cộng đồng ngư dân tham gia và gắn bó chặt chẽ với lễ hội này.
Các lối “nói – hát” được vận dụng và sử dụng trong Bả trạo bao gồm 3 loại: lối hát có nguồn gốc trong hát tuồng truyền thống; các làn điệu dân ca Quảng Nam và lối hát có nguồn gốc từ âm nhạc Phật giáo. Nếu xét về mặt cơ bản, các kiểu “hát – nói – kể” trong hát Bả trạo có lối hát giống như trong hát tuồng truyền thống, được các nghệ nhân vận dụng sáng tạo với chủ đích là sự thể hiện tâm thức tâm linh trong việc cầu xin, cúng bái thần linh, chúc tụng… Cho nên, về sắc thái âm nhạc sử dụng trong các kiểu Xướng, Thán, Tẩu mã, Ngâm, Phú (Phú Lăn, Phú Lục), Bắt Bài lệnh, hát Nam… đều có xu hướng hơi nghiêng và mang đậm chất “Thiền” của âm nhạc Phật giáo: có sắc thái buồn man mác, được thể hiện rõ trong cách rung hơi, nhấn từng âm, cách láy đuôi âm vực lên cao sau mỗi câu hát.
Tham khảo một số ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa cũng như kinh nghiệm của một số nghệ nhân hát tuồng ở Quảng Nam và TP Đà Nẵng và ý kiến của một số nghệ nhân các đội chèo Bả trạo ở các huyện Thăng Bình, Duy Xuyên, TP Hội An… được biết “xuống Nam” có nghĩa là nối tiếp một đoạn “nói lối” thường xuống một làn điệu Nam thật dễ chịu, hấp dẫn, độc đáo và ổn định.
quangnam25
Qua ký âm, phân tích về các “kiểu” hát Nam trong hát Bả trạo cho thấy: lối hát Nam trong hát Bả trạo không hoàn toàn giống hát Nam trong lối hát tuồng, nó mang một dáng dấp biến thể mới; không theo một khuôn khổ nhất định, luôn có sự đa dạng, sâu sắc hơn. Cụ thể như trong hát tuồng truyền thống “câu Nam” được nối và “xuống Nam” tiếp theo sau là một câu nói lối; trong hát Bả trạo được hát tách bạch từng câu thơ, theo khuôn mẫu thể thơ lục bát, song thất lục bát…
Lục bát:
Một mình vừa chống vừa chèo
Không ai tát nước đỡ nghèo một phen
Gì (vì) lòng con thảo, tôi hiền
Vàng son giữ dẹn (vẹn) như thuyền hai neo…

hoặc là:
Chính chiên (chuyên) phải khiếp oai hùng
Muôn dân ơn đợi, cửu trùng gia phong
Ngày nay chúng đẳng một lòng
Xin ngài chiếu giám hộ trăm vạn lần
Kỉnh đưa về chốn thiên đàng
Siêu thăng thoát hóa, thanh nhàn cảnh tiên…
Thể song thất lục bát:
Chốn Hà Sa, bao la thế giới
Đốt hơi trầm, phất phới mùi hương,
Giọng quyên, tiếng dế canh trường,
Nghĩ tình nhân loại, thảm thương khôn cùng.

hoặc là:
Toại âu ca mưa hòa gió thuận
Đưa thần về đất thuận trời yên
Thẳng lèo gió thổi hiu hiu
Thần linh tự tại thủy triều lượng đưa…

Làn điệu hát Nam trong Bả trạo của Lễ hội Cầu ngư là một loại hình âm nhạc mang nặng tính nghệ thuật diễn xướng dân gian kết hợp phương thức diễn (động tác “chèo”) luôn được xen kẽ với các lối hát khác:
Hát Tán
Biển trầm lĩnh lãng, sóng dợn lao xao
Người mê mang trong giấc chiêm bao
Mới tỉnh giấc, phân hào chiếu diệu.
Sống chẳng niệm Di Đà Phật hiệu
Người ở đời, như bóng phù du.

Hát Nam
Bóng phù du sớm còn, tối mất
Chưa chứng vào cõi Phật tiêu diêu.
Hồn ma, bóng quế dập dìu
Không nơi nương dựa, mai chiều thảm thương.
Và làn điệu Bắt bài:
Ái hà thiên xích lãng
Khổ hải vạn trùng ba
Duy nguyện Từ Bi lực
Giải thoát chốn Hà Sa
Giải thoát chốn ớ Hà Sa.

Hát Nam:
Chốn Hà Sa, bao la thế giới
Đốt hơi trầm, phất phới mùi hương
Giọng quyên, tiếng dế canh trường
Nghĩ tình nhân loại, thảm thương khôn cùng.
Hoặc làn điệu nói lối Vãn:
Ác vàng tên rổi,
Thỏ bạc thoi đưa
Ôm lòng đau, cốt nhục sớm trưa
Nhắm mắt lại, anh hùng đâu đó.
Lò Bửu Đảnh, mùi hương nhen tỏ rõ
Thuyền Kinh Châu, tế độ mấy tinh linh.

quangnam29
Nếu như “xuống Nam” trong hát tuồng truyền thống chủ âm được luyến xuống bằng quãng bốn đúng cộng với một quãng hai trưởng, và chữ thơ cuối cùng của chủ âm là vần “bằng”, tức ngữ âm là “dấu huyền” thì trong hát Bả trạo không phải lúc nào cũng tuân theo quy luật đó, nó hoàn toàn phụ thuộc vào ngữ điệu, dấu giọng của câu chữ sử dụng. Câu hát đôi khi không về chủ âm (theo nguyên tắc “xuống Nam” trong hát tuồng truyền thống) mà nó lại về bậc 5 (so với chủ âm). Điều này phụ thuộc vào “vần” của chữ thơ cuối cùng.
Làn điệu Kệ:
(Kệ) Bá thiên vạn kiếp năng tao ngộ
Trạo Xô Nam mô A di đà Phật
(Kệ) Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Trạo Xô Nam mô A di đà Phật
(Kệ) Nguyện gỉai Như Lai chơn thiệt nghĩa.
Trạo Xô Nam mô A di đà Phật

Hát Nam
Chơn thiệt nghĩa, nghĩa đà minh chánh
Nguyện cô hồn, mau lánh cõi mê.

Từ sự sáng tạo vận dụng của các nghệ nhân, hát Bả trạo trong Lễ hội Cầu ngư có nhiều dạng, nhiều bài (bổn), và điều đặc biệt nữa là kiểu “Hát Nam” được sử dụng trong hát Bả trạo phần lớn được hát giống như một thể loại hò (dân gian thường gọi là hò đưa linh). Đặc biệt, trong hát tuồng truyền thống khi “xuống Nam” được kết thúc bằng một hồi trống chầu xổ dài thì trong hát Bả trạo khi “xuống Nam” được kết thúc bằng phần Xô của con trạo là “hò hầu Ông”, hoặc “hò hầu linh”. Tỷ như làn điệu hát Nam được sử dụng trong bài (bổn) chèo Nghinh Ông “Long thần Bả trạo ca”, phần Xô của tập thể con Trạo là “hò hầu Ông”; bài (bổn) “Âm linh Bả trạo ca” (chèo Cô hồn) và bổn chèo “Liệt sĩ”, phần Xô được đổi là “hò hầu linh”.
Phải chăng, từ những yếu tố văn hóa tâm linh đã hòa trộn, tạo kết trong màn diễn để làm nên giá trị nghệ thuật âm nhạc một cách đặc hữu như vậy? Nếu cho rằng, màu sắc âm nhạc chủ đạo xuyên suốt trong màn diễn xướng hát Bả trạo là thán, vãn, buồn man mác, nhẹ nhàng, bi ai như một lời ru buồn thì bên cạnh đó, vẫn còn những yếu tố khách quan cũng như chủ quan để hát Bả trạo trở thành một nhu cầu cần thiết và không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân vạn chài.
Làn điệu hát Nam góp phần cho kịch bản Bả trạo hoàn chỉnh, đó là loại hình nghệ thật diễn xướng nghi thức, nghi lễ tín ngưỡng cổ sơ, từ mô típ dân gian quen thuộc (diễn xướng dân gian) được kế thừa, vận dụng và phát triển một cách thông minh đầy sáng tạo, có khúc thức, tiết nhịp… của các nghệ nhân.
Từ môi trường diễn xướng tâm linh này, tính dân gian được thể hiện như là chất men, chất kết dính nhằm tạo cho các làn điệu hát Nam đã vận dụng. Mặc dù có sự cách tân, song nó vẫn giữ được cái chất nguyên thể của các thể loại này. Nếu xét về văn hóa phi vật thể, đây là một loại hình nghệ thuật có vai trò to lớn thuộc lĩnh vực đời sống tâm linh mang ý nghĩa thiết thực, xứng đáng là loại hình văn hóa phi vật thể tiêu biểu của xứ Quảng.
oOo
Hát Bài Chòi Quãng Nam:

Liên khúc Hò Khoan và Hát Bài Chòi Quảng Nam:

Hát Bả Trạo – Lời cầu an trên biển – Giới thiệu:

                                   
                                                           Bài chòi Quãng Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét