Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

KÝ ỨC CHÓI LỌI 91/h

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                       Hồi ký: Trung đoàn Một thời chiến trận 22 + 23 + 24

CHÍNH QUYỀN NGUYỄN VĂN THIỆU ĐÃ XÉ BỎ HIỆP ĐỊNH PARIS - VẬY CÁC NGƯỜI CÒN ĐÒI HỎI GÌ NŨA ?
Vừa qua, một số người tự cho mình là nhân sĩ, trí thức luôn lớn miệng nói về hòa hợp dân tộc, hòa giải dân tộc. Nhưng thực chất họ chẳng hiểu cái quái gì về hòa hợp và hòa giải hết.
Các cụm từ "hòa hợp dân tộc" và hòa giải quốc gia" có được ghi tại Hiệp định Paris 1973. Trong đàm phán, ta kiến quyết bảo vệ quan điểm "hòa hợp dân tộc". Tức là tiến tới dân tộc Việt Nam là một. Còn Mỹ-ngụy thì ngoan cố dùng lập trường "hòa giải quốc gia", nghĩa là hòa giải giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa. Từ đó nghiễm nhiên coi Việt Nam Cộng hòa là một quốc gia riêng để rồi lật lại chiêu bài "Miền Bắc xâm lược miền Nam". Âm mưu lèo lá chính trị - pháp lý này của Mỹ- ngụy ta không phải không biết. Nhưng tranh cãi nhiều có thể đi đến việc kéo dài thời điểm ký kết Hiệp định nên ta đồng ý dùng chung cả hai cụm từ: "Hòa hợp dân tộc và hòa giải quốc gia" với hàm ý "Hòa hợp dân tộc Việt Nam" đồng thời "Hòa giải quốc gia giữa Việt Nam và Mỹ".
Nguyễn Văn Thiệu nhận ra ngay việc nó bị Mỹ bỏ rơi và chỉ sau 3 tháng ký Hiệp định Paris, khi quân Mỹ đã rút hết (nhưng vẫn để lại khoảng 10.000 cố vấn quân sự đội lốt dân sự), nó triển khai ngay Kế hoạch Lý Thường Kiệt 1973 với mục tiêu "tràn ngập lãnh thổ" và thẳng thừng tuyên bố: "Không có hòa giải hay hòa hợp con mẹ gì hết !"
Để dẫn chứng về thái độ ngoan cố có chính quyền ngụy Sài Gòn không những không thi hành Hiệp định Paris mà còn trắng trợn tuyên bố xé bỏ nó và phát động trở lại các hoạt động quân sự ở miền Nam Việt Nam, tôi xin dẫn ra đây các tuyên bố của Tướng - Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu tại cuộc huấn thị với Hải quân VNCH tại vùng I duyên hải ngày 16-1-1974, trong bài nói chuyện tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh, ngày 18-1-1974, tại Hội thảo khoa học và học tập Hiệp định của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 12-11-1974:
1- "Đánh cái thằng Cộng sản phải đánh với thằng Cộng sản cho hữu hiệu, hữu hiệu hơn thằng Cộng sản vì hỏa lực chúng ta (VNCH) hơn thằng Cộng sản".
2- "Chúng ta (VNCH) phải có những hành động ngay từ đầu, phải ngăn ngừa cái hành động chuẩn bị tổng phản công của Cộng sản một cách thích đáng".
3- "Quốc tế bây giờ nói ông Thiệu không thi hành Hiệp định Ba Lê... A lê quốc tế dẹp, chuyện này không phải của mấy người. Tôi biết tôi phải làm cái gì. Hiệp định Ba Lê này mấy ổng có đọc chưa ? Mấy ổng thuộc bằng tôi không mà mấy ông xen cái lỗ mũi vô trong chuyện của tôi ?... Ôi đồ ba cái thứ là hội quốc tế này, quốc tế kia đánh điện, tôi xé tôi vứt vào giỏ rác, kể cả Liên Hợp Quốc cũng chẳng làm cái trò trống gì cho nên hình... Đừng nói giải pháp chính trị, giải pháp chính trị rồi đưa tới Cộng sản...Cái hòa bình number one đó là chết, là ở yên trong lòng đất, là cái hòa bình số 1; cái hòa bình thứ 2 là hòa bình dưới chế độ Cộng sản... Hễ nó (quân giải phóng) giỏi nó thắng mình chịu. Mình thắng nó phải chịu. Không có cái chánh phủ liên hiệp tiên quyết... Đi lại chính phủ liên hiệp tiên quyết bây giờ như mấy cha mà đi cổ vũ đó, nói chính phủ liên hiệp, chính phủ liên hiệp thì là trở lại những chuyện mà mình (VNCH) đã đấu tranh mấy năm trời để tránh nó ở trong cái bản hiệp định".
4- "Sẽ không có tổng tuyển cử, sẽ không có chính phủ liên hiệp, sẽ không có phân chia vùng kiểm soát, sẽ không có lực lượng thứ ba và không có một Chính phủ Cách mạng lâm thời nào".
Trước đó, Điều 4 của Nghị định thư về ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam và về các ban liên hợp quân sự, mặc dù Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhiều lần đề nghị nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn cự tuyệt. Ngày 19-2-1973, Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng chính quyền Sài Gòn, ban hành Công văn số 437/PThT/BĐPT/KH có nội dung: “Tuyệt đối không có việc tự động bắt tay giữa các chỉ huy trưởng đơn vị các cấp của ta (Quân lực Việt Nam Cộng hòa) với địch (Quân giải phóng) để chia khu vực và để cho địch tự do di chuyển".
Chính quyền ngụy Sài Gòn và đích thân tướng - tổng thống Thiệu đã ngồi xổm lên Hiệp định Paris, xé bỏ nó, cho nó vào sọt rác. Và như vậy là chúng cũng vứt luôn cả những vấn đề hòa hợp dân tộc và hòa giải quốc gia vô sọt rác rồi. Vậy mà mấy người "tụt quần đu càng" cùng một số hậu duệ của họ tới giờ này vẫn còn đòi hòa hợp hòa giải cái nỗi gì ? Sao các người không làm việc đó ngay từ sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực đi ? Sao các người không nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Paris để có hòa hợp và hòa giải đi ? Để rồi bây giờ các người dựa hơi chủ Mỹ quay về đây đòi hòa hợp và hòa giải ?
Xin lỗi nhé ! Không có hòa hợp và hòa giải gì hết với những hạng vô liêm sỉ như các người.
Nguồn Tâm Minh Nguyễn
Ảnh cách ngụy tra tấn đồng bào ta được tái hiện lại ở Phú Quốc.

Những ngày cuối cùng của chính quyền Sài Gòn

Sau phép thử tàn bạo cuối cùng đối với ta bằng việc dùng máy bay ném bom chiến lược B-52 ném bom rải thảm Thủ đô Hà Nội suốt 12 ngày đêm không thành mà còn chịu thất bại nhục nhã, chính quyền Washington lúc bấy giờ đã phải ra lệnh cho Ngoại trưởng Mỹ Henrry Kissinger ký với ta Hiệp định Paris không có những điều kiện mà Mỹ muốn áp đặt. 

Tuy vậy, Mỹ vẫn chưa muốn từ bỏ hẳn chính quyền tay sai của họ ở Sài Gòn mà vẫn ngấm ngầm tiếp sức cho chính quyền này nhiều vũ khí, tiền bạc và các phương tiện chiến tranh để chống lại chúng ta và phá hoại Hiệp định Paris đã ký như họ đã từng phá hoại Hiệp định Geneva về Việt Nam để dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm và hàng loạt chính quyền tay sai khác sau Diệm để kéo dài cuộc chiến tranh ở Việt Nam thêm hơn 20 năm nữa sau khi Pháp đã chịu thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954.

Tù binh bị quân giải phóng bắt trong trận đánh vào quận lỵ Tiên Phước (Quảng Nam) mùa Xuân 1975.Ảnh: Việt Long - TTXVN

Ba tháng trước khi ký Hiệp định Paris, Mỹ đã viện trợ cho chính quyền Sài Gòn 700 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép và nhiều tàu chiến, tăng dự trữ vật tư chiến tranh lên 2 triệu tấn. Các quân binh chủng quốc phòng của Ngụy được củng cố, tăng cường để thay thế cho Mỹ rút đi. Bộ Quốc phòng Mỹ thay thế Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam gọi tắt là MACV bằng cơ quan tùy viên quốc phòng Mỹ gọi tắt là DAO do tướng Mỹ John Muray điều khiển. Thực chất DAO vẫn là Bộ chỉ huy quân sự trá hình của Mỹ để tiếp tục điều khiển và giám sát các hoạt động của quân đội Sài Gòn và có sự phối hợp của quân đội Mỹ khi cần. Kế hoạch dài hạn của Mỹ - Ngụy là: Từ tháng 2 đến tháng 8/1973 ra sức lấn chiếm và kiểm soát tuyệt đại bộ phận lãnh thổ Nam phần Việt Nam. Từ tháng 9/1973 đến tháng 2/1974 củng cố những nơi đã giành được, phòng thủ vững chắc. Vào năm 1974 hay muộn lắm là năm 1975 sẽ có giải pháp chính trị, tổng tuyển cử để hợp pháp hóa, chỉ còn một chính quyền của Nguyễn Văn Thiệu, một quân đội mạnh, chiến tranh tàn lụi, Việt Cộng (ý nói ta) chỉ còn như một đảng đối lập chính trị đơn thuần. Nếu không được như vậy thì sẽ dùng chiến tranh quy mô lớn thanh toán hoàn toàn Việt Cộng vào năm 1976 và 1977. Tương ứng với kế hoạch chính trị - quân sự, Mỹ - Ngụy cũng vạch kế hoạch kinh tế dài hạn 8 năm, chia làm 3 thời kỳ: 1973 – 1974 phục hồi tái thiết; 1975 - 1976 phát triển củng cố; 1977 - 1980 tự lực, giảm viện trợ.

Sau khi ký Hiệp định Paris đầu năm 1973, Mỹ phải rút quân nhưng mục tiêu trước mắt của Mỹ - Ngụy là lấn chiếm và bình định vùng giải phóng, tiêu diệt và đẩy quân giải phóng ra sát biên giới, loại bỏ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra khỏi đời sống chính trị ở miền Nam. Để thực hiện được mục tiêu này Mỹ tăng cường viện trợ ồ ạt cho chính quyền Sài Gòn như nói ở trên, ráo riết bắt lính, dồn quân, tăng lực lượng vũ trang ở cơ sở để khống chế nhân dân, liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”… duy trì lực lượng răn đe ở các vùng phụ cận quanh Việt Nam, đồng thời tăng cường các hoạt động ngoại giao để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

Về phía ta, ngày 28/10/1974 Quân ủy Trung ương đã phê duyệt Kế hoạch chiến lược hoàn toàn giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, trình Bộ Chính trị thông qua. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng từ ngày 18/12/1974 đến ngày 8/1/1975 đã kết luận: “Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam để tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”. Bộ Chính trị nhận định: “Cả năm 1975 là thời cơ, đòn tiến công quân sự mạnh tạo nên thời cơ, phong trào chính trị thúc đẩy thời cơ, tình hình thế giới và nội bộ nước Mỹ là thời cơ, từ bình thường đến vừa, đến cao, đến đột biến với tốc độ “một ngày bằng 20 năm”, do đó cần khẩn trương, phải đánh nhanh hơn, nếu đã có thời cơ mà không kịp thời phát hiện, bỏ lỡ thời cơ thì có tội với dân tộc”. Ngoài kế hoạch chiến lược 1975 - 1976, Bộ Chính trị còn dự kiến: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

Theo kế hoạch chiến lược nói trên, sau trận đánh mở màn ở Buôn Ma Thuột, ngày 24/3/1975 toàn bộ bình phong Tây Nguyên quan trọng của quân Ngụy bị ta đập nát tan tành. Tiếp đó ta đánh và giải phóng Huế, ngày 29/3/1975 ta đập tan căn cứ liên hiệp quân sự Đà Nẵng. Ngày 16/4/1975 ta phá tan “lá chắn thép” Phan Rang ở tỉnh Ninh Thuận, quê hương của Nguyễn Văn Thiệu. Có một sự trùng lặp tình cờ trước đó không lâu mồ mả tổ tiên của Nguyễn Văn Thiệu ở Phan Rang bị sét đánh. Các thầy tướng số, tử vi nổi tiếng ở Sài Gòn đều lên tiếng phán đoán rằng: Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã tận số rồi! Hết phương cứu chữa rồi! Đòn giáng mạnh về cân não và tâm linh đó, cộng với việc bị Washington bỏ rơi và lính Mỹ rút đi sau khi ký Hiệp định Paris với ta và “pháo đài” cuối cùng Xuân Lộc trước cửa ngõ Sài Gòn bị đánh sập khiến cho Nguyễn Văn Thiệu càng hoang mang lúng túng và hoảng sợ. Cùng lúc đó chính quyền của G.Ford ở Mỹ lúc bấy giờ lại luôn luôn gây sức ép buộc Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức để đưa một tên tay sai khác lên với ý đồ tìm một “giải pháp thương lượng chính trị” nào đó hòng kéo dài thêm những ngày tàn của Chính quyền Sài Gòn.

Chẳng thế mà đại sứ Pháp lúc đó ở Sài Gòn đã được Mỹ sử dụng để đứng ra chạy đôn, chạy đáo gặp hết phía chính quyền Sài Gòn rồi lại tìm cách tiếp cận với Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam dàn xếp một “giải pháp chính trị” cho Mỹ dù chính ông ta cũng biết rằng Đại quân ta đã ở ngay cửa ngõ Sài Gòn rồi. Trong tình thế ấy, Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên bố từ chức để trao lại quyền hành “Phó Tổng thống Trần Văn Hương” một ông già gầy còm, cao tuổi và nhu nhược! Thiệu từ chức vì ông ta cũng biết rằng mình không còn khả năng gì nữa để cứu vãn tình hình, vì ông ta cũng phải lo bảo vệ nguồn tài sản khổng lồ mà ông và gia đình ông đã vơ vét được sau bao nhiêu năm cầm quyền và đặc biệt là vì ông ta quá sợ việc nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ hỏi tội sau mấy chục năm ông ta hết đi theo người Pháp lại đến người Mỹ để chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Trong bài diễn văn từ chức được xếp vào loại “mùi mẫn” nhất của mình, Thiệu vừa kể công với Mỹ, vừa thóa mạ và nguyền rủa Mỹ đã bỏ rơi ông ta, vừa tìm cách thanh minh, ngụy biện cho những sai lầm và tội lỗi của mình.

Thay Nguyễn Văn Thiệu vào “Dinh Độc Lập” không được bao lâu, do nghĩ mình tài hèn, sức mọn và do nhiều sức ép khác, ông già Trần Văn Hương cũng xin thoái vị và Dương Văn Minh được các phía dựng lên làm “Tổng thống Việt Nam cộng hòa”. Tuy là người đã lật đổ anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu từ năm 1963, nhưng sau đấy ông ta cũng bị Nguyễn Khánh lật đổ, rồi Nguyễn Khánh cũng bị những tên tay sai khác của Mỹ lật đổ tiếp. Đúng như Bác Hồ đã nhận định sau khi Dương Văn Minh lật đổ Ngô Đình Diệm: “Cái chuồng ngựa ở Sài Gòn hiện nay không còn con ngựa đầu đàn nữa, cho nên đàn ngựa sẽ đá nhau chí chết mới thôi”. Dương Văn Minh ngồi ghế “Tổng thống” không được bao lâu thì Đại quân ta đã giải phóng Sài Gòn, cắm cờ trên “Dinh Độc Lập” và bắt sống toàn bộ nội các của ông và buộc ông phải lên Đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng quân giải phóng, kết thúc sự nghiệp cũng không có gì vinh quang hơn Nguyễn Văn Thiệu.

Hồ Tiến Nghị

    Nguyễn Văn Thiệu dưới mắt Phạm Xuân Ẩn

  • Bởi Admin
    21/08/2017
    6 phản hồi
    Hoàng Hải Vân
    Để khỏi phải nói qua nói lại với một số còm men có thể có xung quanh cái tút này, tôi xin có vài lời lưu ý : Việc mô tả các tướng tá chính khách Việt Nam cộng hòa, trong đó có ông Nguyễn Văn Thiệu, là đám ngụy tề tay sai bất tài tham nhũng đồi bại trên sách báo từ lâu chẳng những không có tác dụng “tuyên truyền giáo dục” gì mà còn hạ thấp chiến thắng mùa Xuân năm 1975. Thắng một đám bất tài vô lại thì có gì đáng tự hào đâu mà gọi là chiến thắng vĩ đại! Nhưng nói thật để để cao chiến thắng trong một thời gian dài trên sách báo chính thống là chuyện không hề dễ.
    Loạt ký sự về Phạm Xuân Ẩn đăng trên Thanh Niên năm 2001 lẽ ra có 53 kỳ, nhưng có 1 kỳ không đăng được do Tổng Biên tập đi vắng. Nó có tựa đề là “Nguyễn Văn Thiệu dưới mắt Phạm Xuân Ẩn”. Vì là câu chuyện “nhạy cảm”, nên tôi gọi cho anh Nguyễn Công Khế, phân tích cho anh nghe Thanh Niên có thể gặp phản ứng gì từ nội dung bài báo, anh bảo đợi anh về xem kỹ lại trước khi đăng. Nhưng không đợi được, loạt Ký sự phải đăng liên tục hàng ngày, nên bài này phải gác lại rồi trôi luôn.
    Bản thảo bài báo tôi không còn giữ, sau này tôi đã lấy từ đó vài chi tiết để lồng vào bài báo “Tầm vóc Phạm Xuân Ẩn” đăng trên Thanh Niên số Xuân, đó là bài báo cuối cùng tôi viết về ông Ẩn mà ông được đọc. Nay xin viết lại câu chuyện này.
    Tôi hỏi ông Ẩn: Ai là tướng lĩnh giỏi nhất quân đội Việt Nam Cộng hòa? Ông nói ngay: Nguyễn Văn Thiệu. Ông Ẩn quen biết cựu Tổng thống VNCH khi ông Thiệu còn là trung tá. Chính ông đã làm thủ tục đưa trung tá Thiệu đi học quân sự ở Mỹ. Ông kể, khi khám sức khỏe để bổ sung hồ sơ đi học, ông Thiệu bị đau răng. Viên thiếu tá quân y bảo với ông Thiệu, muốn có hồ sơ sức khỏe tốt thì tại Quân y viện cái răng đó phải nhổ bỏ, nếu muốn giữ cái răng thì phải đến phòng nha khoa tư của chính viên sĩ quan quân y này. Ông Ẩn khuyên ông Thiệu rằng cái răng còn giữ được thì nên tốn một ít tiền để giữ cái răng, nhưng ông Thiệu dứt khoát : “Không phải tôi sợ tốn tiền mà tôi không thể chấp nhận một sĩ quan lợi dụng việc công để tư lợi thối nát như nó”. Hôm sau ông Thiệu đến Quân y viện nhổ phắt cái răng. Kể lại chuyện đó, ông Ẩn kết luận: “Ông Thiệu là người cương trực”.
    Theo ông Ẩn thì ông Thiệu không chỉ là một tướng tài mà còn là người làm chính trị khôn khéo. Ông nói, Mỹ chọn Nguyễn Văn Thiệu không sai chút nào. Chính trường Sài Gòn sau khi ông Diệm sụp đổ đảo chính diễn ra triền miên, khi chọn Nguyễn Văn Thiệu rồi, người Mỹ ngăn chặn tất cả các cuộc đảo chính từ trong trứng nước. Họ đã bảo vệ ông Thiệu tới cùng, ngay cả trước nguy cơ sụp đổ, đại sứ Graham Martin và người phụ trách CIA ở Sài Gòn vẫn tìm mọi cách thuyết phục Quốc hội Mỹ không bỏ rơi ông Thiệu, kể cả việc bưng bít thông tin tình báo, chỉ báo cáo những tin tức có lợi cho ông Thiệu. Dù những nỗ lực đó không thuyết phục được Quốc hội, nhưng đến ngày 26-4-1975, ngày Nguyễn Văn Thiệu di tản, Mỹ đã ra lệnh ngừng mọi hoạt động quân sự và mọi cuộc di tản, ngoài máy bay chở ông Thiệu, tất cả máy bay đều không được cất cánh trên bầu trời miền Nam để bảo vệ an toàn cho ông Thiệu. Ông Ẩn bảo: “Nguyễn Văn Thiệu đã chửi oan người Mỹ, thực ra họ đã cố gắng đến cùng”.
    Hiểu rất rõ Nguyễn Văn Thiệu cũng như nắm chắc diễn biến chính trị trong nội bộ nước Mỹ nên ông Ẩn đã cung cấp 2 thông tin tình báo quan trọng nhất vào giai đoạn cuối của chiến tranh : Nguyễn Văn Thiệu không thi hành Hiệp định Paris và dù quân đội Sài Gòn có thua trận thì Mỹ vẫn không đem quân vào.
    Cần biết, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, phía Quân giải phóng đã tin Chính quyền Sài Gòn sẽ thi hành Hiệp định nên đã lơ là mất cảnh giác, tin tức tình báo mà ông Ẩn gửi về đã không được coi trọng, nên vùng đất của Quân giải phóng bị thu hẹp dần do quân đội Sài Gòn lấn chiếm, trừ Quân khu 9 do ông Lê Đức Anh làm Tư lệnh. Ông Lê Đức Anh đánh giá cao tin tức tình báo từ Phạm Xuân Ẩn nên đã không để mất đất. Còn tin tức khẳng định Mỹ không đem quân sang đã giúp cho Tổng hành dinh kháng chiến hạ quyết tâm tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
    Và điều lạ lùng là, cũng giống như Sở Mật vụ của ông Trần Kim Tuyến, Đặc ủy Trung ương Tình báo chính quyền Sài Gòn thời ông Thiệu vẫn không mặn mà với chuyện chống Cộng. Nhiệm vụ chính của nó vẫn là “chống Mỹ”, theo nghĩa là tập trung theo dõi mọi động thái của người Mỹ nhằm đề phòng người Mỹ tiến hành đảo chính. Ông Ẩn là người được mời tham gia làm tư vấn thành lập cái Đặc ủy đó, người của Đặc ủy coi ông là “người nhà” nên không có cái gì của nó mà ông không biết.
    Cũng vào những năm cuối của chiến tranh, trong những tài liệu ông Ẩn gửi về Tổng hành dịnh có bản “Kế hoạch bảo vệ Sài Gòn”, một kế hoạch được ông Thiệu giao cho Tổng Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo Nguyễn Khắc Bình cùng Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Sài gòn Gia định Nguyễn Văn Minh và một số tướng lĩnh thân tín ở Bộ Tổng Tham mưu phối hợp thực hiện. Kèm theo tài liệu là nhận định của ông Ẩn: “Thời gian này Nguyễn Văn Thiệu không muốn các đơn vị quân đội tập trung nhiều ở Sài Gòn vì sợ đảo chính, nên đây thực chất là kế hoạch chống đảo chính nhiều hơn là đối phó với sự tấn công của quân giải phóng”.
    Xin nói thêm, trong loạt ký sự về Phạm Ngọc Thảo đã đăng trên Thanh Niên, tôi có phân tích về nguyên nhân cái chết của Phạm Ngọc Thảo. Ông Thảo chết là do Nguyễn Văn Thiệu cho người sát hại, nhưng vì sao rất nhiều cán bộ cao cấp của “Việt Cộng” bị bắt bị đày ra Côn Đảo nhưng Nguyễn Văn Thiệu không giết mà lại giết Phạm Ngọc Thảo? Câu trả lời là: Phạm Ngọc Thảo bị giết là bởi Nguyễn Văn Thiệu không tin Phạm Ngọc Thảo là cộng sản, nếu tin Phạm Ngọc Thảo là cộng sản thì Nguyễn Văn Thiệu đã không giết Phạm Ngọc Thảo. Lại thêm một câu hỏi nữa, vì sao như vậy? Câu trả lời là: Nguyễn Văn Thiệu không sợ cộng sản mà chỉ sợ một đối thủ không cộng sản được người Mỹ và Giáo hội Công giáo hậu thuẫn.
    Nguyễn Văn Thiệu là người như thế đó. Thắng một người có tầm cỡ như thế mới thật sự là thắng lợi vinh quang vĩ đại chứ. Ngày xưa Tào Tháo công khai ca ngợi Tôn Quyền trước mặt các tướng sĩ của mình, Tư Mã Ý nhiều lần ngửa mặt than trước ba quân “Ta không bằng Gia Cát Lượng”, lịch sử cũng chẳng vì vậy mà đặt Tào Tháo và Tư Mã Ý xuống dưới Trọng Mưu và Khổng Minh.
    Chủ đề: Lịch sử
Chiến dịch Thượng Đức 1974, Tây Nam Đà Nẵng
Chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức (17.7.1974/ 25.8.1974)

VietnamDefence - Chiến dịch tiến công của Quân Giải phóng miền Nam VN trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Đà và Quảng Nam, nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng QĐ Sài Gòn, giải phóng khu vực Thượng Đức, tạo thế và lực có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ 1975.

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: 2 sư đoàn bộ binh (304 và 2), Trung đoàn thiết giáp 574, Trung đoàn pháo phòng không 573, Trung đoàn công binh 270, một bộ phận của Trung đoàn pháo binh 572 và  9 tiểu đoàn bộ đội địa phương.

Lực lượng địch ở Quảng Đà có: Trung đoàn bộ binh 56 (Sư đoàn 3), 2 tiểu đoàn biệt động quân (79 và 21), 10 tiểu đoàn và 16 đại đội bảo an, 4 đại đội cảnh sát, 1 chi đoàn thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo binh và 3 không đoàn máy bay chiến thuật; ở Quảng Nam có Trung đoàn bộ binh 57 (Sư đoàn 3) và 2 trung đoàn bộ binh (2 và 5) thuộc Sư đoàn 2, 2 tiểu đoàn biệt động quân (77 và 78), 10 tiểu đoàn và 1 đại đội bảo an, 137 trung đội dân vệ, 4 đại đội cảnh sát, 3 tiểu đoàn pháo binh, 3 chi đoàn thiết giáp và một không đoàn máy bay chiến thuật.

Chiến dịch chia làm 3 đợt:

Đợt 1 (17-23.7), ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Nông Sơ-Trung Phước, tập kích hoả lực vào sân bay Đà Nẵng và nhiều căn cứ địch, diệt và bức rút hàng chục đồn, bốt, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giải phóng nhiều vùng đất.

Đợt 2 (24.7-7.8), phục kích đánh thiệt hại nặng trung đoàn 2 của địch hành quân giải toả ở Dương Côi, Khương Quế, Bến Dầu…; tiến công, giải phóng chi khu quận lỵ Thượng Đức (xem trận Thượng Đức, 28.7-7.8.1974).

Đợt 3 (8-25.8), phát triển tiến công ra vùng kế cận Thượng Đức, đánh địch phản kích ở nam An Hoà, Quế Sơn…

Kết quả: Loại khỏi chiến đấu 10.000 địch (bắt 2.338), thu 2.106 súng (có 4 pháo 105mm), 24 xe quân sự; giải phóng khu vực Nông Sơn-Trung Phước, Thượng Đức và vùng Tây Nam Quế Sơn, Tây Bắc Tam Kỳ với 117.000 dân.

Thắng lợi của chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức tạo thế uy hiếp thành phố Đà Nẵng từ hướng Tây Nam, tạo thuận lợi để xây dựng và chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở địa bàn Quân khu 5.

Nguồn: TĐBKQS/ Trung tâm TĐBKQS - BQP. QĐND, 2004.

Mặt trận Thượng Đức nơi chôn vùi uy danh “Thiên thần mũ đỏ”

Sau 10 ngày chiến đấu quyết liệt, đúng 8:30 ngày 7/8/1974, Chiến dịch Thượng Đức (mang mật danh K.711) thắng lợi. Cánh cửa thép bảo vệ vòng ngoài Đà Nẵng của địch bị mở toang. Mất Thượng Đức là một đòn nặng cả về quân sự lẫn tâm lý đối với địch. Chính vì vậy, Bộ tổng tham mưu ngụy quyết định điều phần lớn sư đoàn dù - lực lượng tổng trừ bị chiến lược - mở cuộc hành quân đánh chiếm lại Thượng Đức. Ngày 8/8/1974, lữ đoàn 1 dù từ Sài Gòn được khẩn cấp không vận đến Đại Lộc bằng máy bay C130, còn các thiết bị nặng như đại bác 105 ly được đưa ra bằng tàu của Hải quân. Ngày 11/8/1974, lữ đoàn 3 dù được lệnh di chuyển bằng máy bay từ sân bay Phú Bài (Huế) xuống sân bay Đà Nẵng. Bộ Tư lệnh sư đoàn dù cùng chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng (Tư lệnh Sư đoàn dù) di chuyển đến Đà Nẵng, đặt bản doanh tại sân bay Non Nước. Tư lệnh sư đoàn dù hung hăng tuyên bố trước các nhà báo: Sẽ đánh bật lực lượng Cộng sản ra khỏi vùng Đại Lộc trong tháng 8/1974 và "nếu không tái chiếm được Thượng Đức thì xin thượng cấp giải tán sư đoàn dù" (!)

              Sư đoàn dù (binh chủng nhảy dù) của quân đội Sài Gòn thành lập ngày 1-5-1955 tại Nha Trang, với cấp liên đoàn nhảy dù do đại tá Đỗ Cao Trí chỉ huy. Ngày 26 tháng 10 năm 1959, liên đoàn nhảy dù được nâng lên thành lữ đoàn nhảy dù Việt Nam. Hơn 6 năm sau, lữ đoàn nhảy dù được nâng lên thành sư đoàn nhảy dù. Đến cuối năm 1974, sư đoàn dù khá hùng hậu, có 3 lữ đoàn nhảy dù gồm 9 tiểu đoàn tác chiến, bộ chỉ huy tổng hành dinh, bộ chỉ huy pháo binh với 3 tiểu đoàn trực thuộc, tiểu đoàn quân y, tiểu đoàn yểm trợ, tiểu đoàn truyền tin, tiểu đoàn công binh, đại đội khoá sinh Vương Mộng Hồng, 3 đại đội trinh sát, đại đội tổng Hành dinh, đại đội 204 quân cảnh, trung tâm huấn luyện nhảy dù, khối bổ sung, bệnh viện Đỗ Vinh (điều trị thương bệnh binh dù). Sư đoàn dù là một đơn vị chính quy được thành lập sớm nhất và được xem là lực lượng thiện chiến nhất, “con át chủ bài tin cậy của nền Cộng hòa" và là "lực lượng tổng trừ bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa". Kể từ ngày thành lập, các đơn vị của sư đoàn dù đã tham dự hơn 30.000 cuộc hành quân lớn nhỏ: nhảy dù, trực thăng vận, hành quân bộ… Với quân kỳ mang hình con diều hâu nhảy dù và dòng chữ "Thiên thần sát Cộng", quân dù rất kiêu ngạo, huênh hoang tự xưng mình là "đàn anh", là "những chiến binh mũ đỏ từng dẫm nát các căn cứ hậu cần, các mật khu trên lãnh thổ 4 Quân khu, tiêu diệt hàng trăm đơn vị chính quy Cộng sản Bắc Việt và địa phương" (!).

Điểm cao 1062 trên bản đồ quân sự của địch

Trước việc địch điều động lực lượng tổng dự bị chiến lược "vào cuộc", Bộ Tổng tham mưu đã giao nhiệm vụ cho Quân đoàn 2 phải giữ vững khu vực Thượng Đức mới giải phóng, đánh bại cuộc hành quân "tái chiếm Thượng Đức" của sư đoàn dù; tuyệt đối không được để thành tiền lệ là "quân dù đi đến đâu là giải tỏa được đến đó". Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng đã triệu tập Thiếu tướng Hoàng Văn Thái và Thiếu tướng Lê Linh (Tư lệnh và Chính ủy Quân đoàn 2) về Hà Nội và chỉ thị: "Việc giữ Thượng Đức và đánh bại quân dù đi giải tỏa có một ý nghĩa chính trị, quân sự lớn đối với địch cũng như đối với ta. Vì vậy, vấn đề nóng bỏng của Quân đoàn hiện nay là Thượng Đức. Phải tìm mọi cách làm suy yếu, giam chân quân dù trên chiến trường này càng lâu càng tốt, suốt cả mùa Xuân năm 1975 để tạo điều kiện cho các nơi khác hoạt động".

          Như vậy, mặt trận Thượng Đức đã trở thành nơi đọ sức quyết liệt giữa lực lượng chủ lực cơ động của ta phối hợp cùng lực lượng tại chỗ với lực lượng tổng dự bị động viên của địch.

             Cậy có quân đông, hỏa lực mạnh, trong những ngày trung tuần tháng 8-1974, địch tổ chức tiến công ồ ạt hòng nhanh chóng chiếm các trận địa của trung đoàn 3 để tạo bàn đạp đánh vào Thượng Đức. Thế nhưng, sau 13 ngày tiến công vào khu vực điểm cao 52, Bàn Tân 2, không thành công, chỉ huy sư đoàn dù ngụy quyết định bỏ hướng đường 14 để tập trung đánh lên các điểm cao 109, 700, 1062. Về chiến thuật, địch bỏ lối đánh ồ ạt chuyển sang áp dụng chiến thuật "lấn dũi" (đã từng được dùng vào năm 1972 ở miền tây Quảng Trị). Chúng hy vọng, với cách đánh "lấn dũi" cộng với bom, pháo bắn vào trận địa ta, quân ta sẽ bị hao mòn dần, không còn đủ sức giữ trận địa. Và khi đó, chúng sẽ "gặm nhấm" dần vùng giải phóng Thượng Đức.

           Đối mặt với lực lượng tổng trừ bị chiến lược của địch, ở thời điểm này, lực lượng của ta gặp rất nhiều khó khăn: Quân số hao hụt nhiều sau chiến dịch giải phóng Thượng Đức. Đạn súng lớn phải tính từng viên trong ngày. Bộ đội ngày đêm giữ chốt không chỉ đối phó với bom đạn mà còn phải hứng chịu thời tiết khắc nghiệt: mưa nhiều, hầm sụt lở từng mảng, trong hầm lúc nào cũng có nước và bùn ngập tới mắt cá chân. Đường vận chuyển, tiếp tế luôn gặp ách tắc. Ăn uống thiếu thốn lại phải chiến đấu căng thẳng khiến sức khỏe của chiến sĩ ta giảm đi rõ rệt. Thêm vào đó, chiến thuật "lấn dũi" của địch tỏ ra có hiệu quả: Một số chốt (như 700, 109, 383) của ta bị địch chiếm. Việc mất một số cao điểm đã có ảnh hưởng đến tư tưởng và tinh thần chiến đấu của một số cán bộ, chiến sĩ.

        Trước tình hình đó, cuối tháng 10.1974, Đảng ủy sư đoàn 304 họp mở rộng và thống nhất nhận định: Địch tuy chiếm được một số chốt nhưng chúng đã bị động và sa lầy ở mặt trận Thượng Đức. Quyết tâm của Đảng ủy sư đoàn là nhanh chóng rút kinh nghiệm chiến đấu, tổ chức lại trận địa phòng ngự, nhất là hầm hào, chặn đứng sư đoàn dù, đánh bại âm mưu tái chiếm Thượng Đức. Lúc này, đồng chí Hoàng Đan, Tư lệnh phó Quân đoàn 2 trở lại Thượng Đức cùng với trung đoàn 24, hai tiểu đoàn công binh và 4.000 viên đạn pháo cối để hỗ trợ cho lực lượng đang bảo vệ Thượng Đức. Trong hồi ký của mình, ông cho biết: “Vào đến sư đoàn, việc đầu tiên tôi đề xuất với Bộ Chỉ huy sư đoàn là phải tiến hành tập huấn về phòng ngự ngay cho cán bộ từ tiểu đội đến tiểu đoàn. Mỗi lớp tập huấn được tổ chức 3 ngày. Một hình mẫu trận địa được xây dựng ngay cạnh lớp học. Các cán bộ được tự do nêu ý kiến phân tích, tranh luận đến cùng”. Kết thúc lớp học, đồng chí Hoàng Đan nêu vấn đề: "Với hệ thống chốt được xây dựng thành nhiều tuyến, cho dù địch cứ 3 ngày lấn chiếm được một chốt của ta thì cũng phải mất 3 tháng địch mới mò tới Thượng Đức. Ba tháng nữa là đã đến mùa khô, tình hình lúc đó lại đã khác rồi". Nhờ tổ chức tập huấn và xây dựng trận địa làm mẫu, nội dung huấn luyện sát với những thực tế đòi hỏi nên hiệu quả mang lại rất cao: Tất cả cán bộ đều biết cách xây dựng trận địa, biết cách đánh và tin tưởng ở cách đánh. Ngày 28.10.1974, sư đoàn 304 tổ chức một trận phản kích, chiếm lại toàn bộ điểm cao 1062. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 sư đoàn dù.

          Tháng 11.1974, sư đoàn dù đưa tiếp lữ dù 2 vào cuộc chiến. Bộ Chỉ huy chiến dịch của ta nhận định: Địch tung lực lượng dự bị vào không phải để thay đổi thế trận mà chủ yếu là hoạt động hỗ trợ cho lữ dù 1 và 3 đã mất sức chiến đấu. Với lực lượng mới này, địch chỉ đủ quân để rải ra trên các tuyến chiến đấu với ta chứ không thể có lực lượng tiến công nữa. Thực hiện chủ trương của Bộ Chỉ huy chiến dịch, khi lữ dù 2 vừa chân ướt chân ráo đến khu vực tập kết, pháo binh ta đã đánh phủ đầu khiến chúng bị thương vong khá nhiều. Ta còn cho trinh sát luồn vào nơi đóng quân của địch để tập kích trận địa pháo, đốt cháy kho đạn. Công binh dùng đạn pháo chưa nổ của địch liên kết với mìn làm giàn phóng vào đội hình chúng gây hoang mang, lo sợ, không hiểu ta đã có vũ khí gì mới.

Trung đoàn phó Trung đoàn 66 (sư đoàn 304) Phạm Xuân Thệ (bìa bên phải, người cầm súng ngắn) cùng các chiến sĩ sư đoàn 304 trong lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 đánh chiếm Dinh Độc Lập.

          Cuộc chiến trên dãy Sơn Gà ngày ấy diễn ra rất ác liệt. Điểm cao 1062 là đỉnh cao của cuộc đọ sức giữa lực lượng chủ lực của ta và địch, là biểu tượng chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tập thể cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 304 và sư đoàn 324 kiên cường: Trung úy Nguyễn Văn Áy bị thương cả hai chân và một tay vẫn nằm lại trên chốt để chỉ huy và động viên bộ đội chiến dấu. Chính trị viên Thuyết bị thương, vẫn ở lại cùng đồng đội giữ trận địa cho tới lúc có lực lượng phía sau lên thay. Chiến sĩ Nguyễn Văn Thơ chiến đấu dũng cảm, mưu mẹo chụp bắt và ném trả hàng chục quả lựu đạn địch để diệt chúng. Trước lúc hy sinh, Nguyễn Văn Thơ còn bình tĩnh động viên anh em quyết đánh thắng địch. Anh hùng LLVT Phạm Văn Thọ, nguyên Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8, trung đoàn 3, sư đoàn 324 nhớ lại: “Ngày 18/11/1974, địch cho 12 lần máy bay A37 ném bom đào xới bình độ 400 thành đồi đỏ hoẻn, không còn cây cối. 17 chiến sỹ của đại đội 6 bị điếc, thương vong nhưng vẫn bám trụ đánh địch hết đợt này đến đợt khác. Song, lực lượng địch quá đông, chúng tràn lên chốt. Đến 18 giờ 30 phút, đồng chí Trần Quang Diễn- chính trị viên bị thương nặng, lệnh cho anh em xuống hầm moi  (đào sâu dưới lòng đất từ 5 mét trở lên, chống được đạn pháo của địch) và yêu cầu hoả lực bắn trùm lên chốt. Đồng chí Hồ Hữu Lan- trung đoàn trưởng lệnh cho pháo cối 120. Tôi lệnh cho cối 82, 60 ĐK bắn trùm lên chốt. Địch thương vong nhiều, bỏ lại 43 xác. Chiến sĩ ta lại sửa lại trận địa chốt và hứa với Phó Tư lệnh Hoàng Đan là đại đội 6, tiểu đoàn 8 luôn giữ vững trận địa chốt thép T2”.

          Cuối năm 1974, qua 4 tháng bị giam chân ở chiến trường rừng núi, sư đoàn dù đã bị đánh quỵ và phải rút khỏi mặt trận Thượng Đức. Đây là trận đánh lớn nhất và cũng là trận thất bại nặng nề nhất của quân dù kể từ khi thành lập (các tài liệu của địch thú nhận đã bị thiệt hại đến 50 phần trăm quân số). Uy danh của những "thiên thần mũ đỏ" đã bị chôn vùi hoàn toàn. Đại tướng Hoàng Văn Thái nhận định: "... Cùng với Nông Sơn, Trung Phước và các hướng khác, việc quân ta tiêu diệt Thượng Đức và đánh bại các đợt phản kích của sư đoàn dù cơ động, xương sống của ngụy, cho phép khẳng định: Lực lượng so sánh trên chiến trường đã thay đổi, quân ta có thể tiến công địch trong công sự kiên cố, diệt cụm cứ điểm quận lỵ địch và giữ được mục tiêu mới chiếm... Điều có thể khẳng định là chủ lực cơ động của ta đã hơn hẳn chủ lực cơ động của địch. Kết luận đó có liên quan không nhỏ đến quyết tâm chiến lược của ta...".

           Sau chiến công đánh quỵ sư đoàn dù và bảo vệ vùng giải phóng Thượng Đức, tháng 3/1975, các cán bộ, chiến sĩ ngoan cường của sư đoàn 304 anh hùng được lệnh tiến đánh giải phóng thành phố Đà Nẵng theo hai hướng: Trung đoàn 9 nhanh chóng hành quân theo trục đường 14 phá vỡ tuyến phòng ngự của sư đoàn 3 ngụy, vượt qua núi Phước Tường, Hòa Khánh, chiếm tòa thị chính Đà Nẵng vào lúc 13 giờ ngày 29/3/1975. Còn hai trung đoàn 66 và 249 đập tan sự chống cự của địch ở Phú Hương, Đồng Lâm, chuyển sang truy kích, chiếm trung tâm huấn luyện Hòa Cầm vào lúc 12 giờ 30 và tiến vào đánh chiếm sân bay Đà Nẵng.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử- trận quyết chiến chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung đoàn 66, sư đoàn 304 nằm trong đội hình Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 dũng mãnh tiến công theo trục đường số 15, xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, thần tốc tiến vào nội đô Sài Gòn. Lịch sử thêm một lần ghi nhận: Trung đoàn phó Trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ cùng các chiến sĩ từng hạ uy danh của “thiên thần mũ đỏ” ở mặt trận Thượng Đức 4 tháng trước đó đã bắt sống toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn ngay tại Dinh Độc Lập, đưa tổng thống Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu ra Đài phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 30/4/1975.

Vân Trình

Trận Thượng Đức

 “Mắt ngọc của đầu rồng”

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia giải phóng Thượng Đức.

Đại tá Hồ Hữu Lạn, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 trong chiến dịch Thượng Đức, cho biết: Chi khu quận lỵ Thượng Đức là một cụm cứ điểm nằm trong thế phòng thủ chung của Quân khu 1 Ngụy, cách Đà Nẵng khoảng 50 km về phía Tây Nam. Thượng Đức có địa hình hiểm trở, ba bề là núi cao, dốc đứng, phía Đông là hợp lưu của dòng sông Vu Gia và sông Côn, chỉ còn phía Tây là có thể tiếp cận được, địch đã bố trí tiền đồn bảo vệ và phát hiện đối phương từ xa. Mỹ-Ngụy đã xây dựng một cụm cứ điểm mạnh, với lực lượng cực kỳ phản động và ngoan cố. Chúng xây dựng tại đây hệ thống 35 lô cốt lớn và hầm ngầm bằng bê tông cốt thép hai tầng, hàng trăm lô cốt tiền duyên, ụ súng nửa chìm, nửa nổi. Tất cả mọi hoạt động khi xảy ra tác chiến đều ở dưới mặt đất. Khi bị tấn công Thượng Đức được hoả lực các trận địa pháo ở Ba Khe, Động Hà Sống, Núi Lở trực tiếp chi viện. Ngoài ra, các trận địa pháo tầm xa và pháo cơ động của Sư đoàn 3 Nguỵ từ 65- 70 khẩu và 60 lần chiếc máy bay/ngày từ Đà Nẵng lên chi viện. Lực lượng tại chỗ và ứng cứu giải toả của địch đông, vào thời điểm chiến đấu khoảng 16 ngàn tên. Chúng còn dồn 13 ngàn dân các xã lân cận và thị trấn Hà Tân vào xung quanh căn cứ để làm bia đỡ đạn cho chúng và dễ bề kìm kẹp.

Tiểu đoàn trưởng biệt động quân 79 đóng ở Thượng Đức là thiếu tá Hà Văn Lầu mới 35 tuổi, dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng mới 30 tuổi. Khi ta đánh Thượng Đức, Hùng được thăng trung tá. Đại úy, Quận phó Vũ Trung Tín được Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng hòa tuyên dương công trạng với một ngôi sao anh dũng bội tinh về lòng dũng cảm chống Cộng.

Với một thế trận vững chắc và hiểm hóc, Tổng thống Nguỵ Nguyễn Văn Thiệu tặng cho Thượng Đức danh hiệu “Mắt ngọc của đầu rồng”; Tỉnh trưởng Quảng Nam thì mệnh danh đó là “cánh cửa thép” của Đà Nẵng. Trong 2 năm 1969, 1970 ta đã 2 lần tiến công Thượng Đức nhưng không kết quả. Địch càng ra sức củng cố trận địa, dự trữ lương thực, đạn dược dài ngày. Chúng còn kiêu ngạo thách thức rằng: Nước sông Vu Gia chảy ngược thì Việt Cộng mới chiếm được Thượng Đức. Cụm cứ điểm này đối với địch đã trở thành niềm tự hào, chỗ dựa đáng tin cậy của Quân khu 1 Nguỵ, của căn cứ quân sự liên hợp miền Trung bất khả xâm phạm.

Giải phóng và làm chủ khu quận lỵ Thượng Đức ngày càng trở nên bức thiết, có tính chiến dịch và chiến lược. Tiêu diệt lực lượng địch ở đây là xóa bỏ một mắt xích phòng ngự vững chắc, phá toang “cánh cửa thép”, uy hiếp trực tiếp phía Tây Nam Đà Nẵng, giải phóng hơn một vạn dân và một vùng địa bàn rộng lớn. Tại đây, hỏa lực tầm xa của ta có thể uy hiếp sân bay Đà Nẵng và Sở chỉ huy Quân khu 1 Ngụy, tạo một mũi tấn công mạnh và hiểm vào Đà Nẵng khi có thời cơ chiến lược.

Phá “cánh cửa thép”, mở ra thời cơ chiến lược

Trung tướng Nguyễn Ân nhớ lại: Ngay từ đầu năm 1974, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng đã đi thị sát chiến trường miền Nam. Vào thăm Sư đoàn 304, đồng chí đã phân tích tình hình và thông báo sơ bộ nhiệm vụ của Sư đoàn. Theo đó, trong thời gian tới sẽ cùng Quân khu 5, giải phóng một số quận lỵ, để thăm dò phản ứng của Mỹ-Ngụy. Đầu tháng 6, Sư đoàn 304 được tăng cường Trung đoàn 3. Sư đoàn 324 chính thức nhận nhiệm vụ: Phối hợp với quân dân Quảng Đà tiêu diệt chi khu quận lỵ Thượng Đức, giải phóng nhân dân, làm chủ vùng giải phóng. Ngày 6-6-1974 Sở chỉ huy Sư đoàn vào đến bờ Tây sông Bung. Thượng tướng Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn: “Chiến dịch Thượng Đức phải thắng cả quân sự và chính trị”.

Chuẩn bị cho chiến dịch, bộ đội ta với sự giúp sức của Ban giao vận Quảng Đà đã bí mật mở các con đường đưa vũ khí và lương thực ép sát Thượng Đức. Một số khẩu pháo nặng được đưa xuống thuyền, bè mảng xuôi về cứ điểm. Đêm trước ngày nổ súng, bộ đội và dân công đẩy kéo pháo 85 mm vượt qua bãi lầy và hai dốc lên điểm cao 118 để ngắm bắn trực tiếp vào Thượng Đức.

5 giờ ngày 28-7-1974, pháo binh ta bắt đầu bắn dồn dập vào cụm cứ điểm Thượng Đức. Các lực lượng của Sư đoàn 304; Trung đoàn 3, Sư đoàn 324; Tiểu đoàn 10 địa phương Quảng Đà áp sát mục tiêu, thực hành đột phá. Đến ngày 31-7, Trung đoàn 66 tiếp tục tăng cường lực lượng vào mở cửa nhưng địch chống trả rất dữ dội. Ta bị thương vong nhiều mà hàng rào vào quận lỵ vẫn chưa mở hết được. Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tham mưu phó Trung đoàn 66 bồi hồi: “Khi mở cửa, đơn vị bị tổn thất khá nặng nề. Một số thương binh nằm ngay trước cửa mở, có anh em hy sinh, người nằm vắt trên hàng rào của địch. Càng đau xót, càng căm thù địch sâu sắc, quyết tâm chiếm bằng được mục tiêu, trả thù cho đồng đội”. Trung tướng Phạm Xuân Thệ khi đó được điều xuống, tăng cường cho đơn vị, trực tiếp làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, đảm nhiệm hướng thứ yếu của Trung đoàn 66. Ông kể: “Ban đầu trên chỉ cho Tiểu đoàn 9 dùng hỏa lực thu hút địch để Tiểu đoàn 7 và 8 phát triển tiến công nhưng tôi không nghe, đề nghị được đánh. Các anh chỉ huy Trung đoàn nói, lực lượng của Tiểu đoàn 9 ít, đánh sao được. Tôi “đòi” được Đại đội 10 về, để đủ 3 đại đội và hứa với cấp trên: Không hoàn thành nhiệm vụ trên hướng được giao thì không về”.

Do đánh liên tục, lại bị địch phản kích ác liệt, thương vong nhiều nên bộ đội đều rất mệt, lại rất ức vì chưa dứt điểm được Thượng Đức. Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định đưa pháo chống tăng loại 76,2 mm và cao xạ 37 mm lên đồi cao, bắn thẳng vào lỗ châu mai địch. Để làm được việc này, huyện Đại Lộc đã huy động 300 dân cùng bộ đội đưa pháo lên điểm cao 500 mét. Dân còn có sáng kiến khai thác cây mây song to như ngón chân cái ở rừng núi Lộc Vĩnh, về làm dây chằng, làm kít, ròng rọc, đốn cây làm đòn khiêng. Đến nửa đêm 5-8-1974, các khẩu pháo đã nằm vào đúng vị trí như kế hoạch sẵn sàng đợi lệnh để dội đạn vào đầu thù. 5 giờ sáng ngày 7-8-1974, các trận địa pháo từ xa của ta bắn vào Tiểu đoàn biệt động quân 79. Khi địch đã lui vào cố thủ trong hầm ngầm, lô cốt, pháo trên đồi hạ tầm và được lệnh bắn thẳng vào các lỗ châu mai của địch. Ngay từ loạt đạn đầu, tên Quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng đã bị trúng đạn, thương nặng, sau đó tự sát. Binh lính địch trở nên hỗn loạn, nhiều tên nhào ra sông hòng chạy trốn nhưng lại rơi vào trận địa của Tiểu đoàn 10 Quảng Đà và quân dân Đại Lộc đã đón lõng trước đó. Thiếu tá, Tiểu đoàn trưởng 79 biệt động quân Hà Văn Lầu và quận phó Vũ Trung Tín bị bắt sống. 8 giờ 30 phút ngày 7-8-1974, cờ giải phóng tung bay trên căn cứ “cánh cửa thép” của Mỹ Ngụy, báo hiệu Thượng Đức đã hoàn toàn giải phóng.

Nhận tin Thượng Đức thất thủ, Tống thống Ngụy Nguyễn Văn Thiệu đã bay ra thị sát vì biết Đà Nẵng bị uy hiếp nghiêm trọng. Hắn lệnh cho tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh sư đoàn dù ra Đà Nẵng “tái chiếm Thượng Đức”. Đây là thời cơ lớn để ta tiêu diệt, giam giữ, đánh quỵ át chủ bài, xương sống của quân Ngụy Sài Gòn, tạo điều kiện cho các chiến trường tấn công.

Chiến thắng Thượng Đức đã mở ra thời cơ lớn, là cơ sở để Bộ Chính trị hạ quyết tâm chiến lược. Có một câu chuyện mà đến nay chưa được nhiều người biết đến. Đó là vào thời điểm, khi quân ta vừa làm chủ Thượng Đức và đang giáp chiến với Sư dù của Ngụy thì đồng chí Nguyễn Chánh nhận lệnh của Khu ủy Khu 5 ra Hà Nội báo cáo tình hình, xin ý kiến Trung ương. Ông đã được Bí thư thứ nhất Lê Duẩn mời cơm và hỏi chuyện. Đang ngồi nghe đồng chí Nguyễn Chánh báo cáo chủ lực địch đưa quân tổng dự bị chiến lược ra phản kích và đang bị ta cầm chân, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn bỗng đứng dậy, hồ hởi nói: Nè, tôi nói cho các anh biết. Khu 9 đánh giỏi. Các anh đang đánh rất giỏi. Những trận đánh thắng vừa qua ở miền Nam trả lời cho suy nghĩ của tôi ba tháng nay: Giải phóng miền Nam!

Trần Hoàng Tiến/ Báo Quân đội Nhân dân

Phái viên chiến trường ở Thượng Đức

Tôi là người Bình Định nhưng duyên nợ nhiều với Quảng Nam. Đó là khi tôi làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 17 Tỉnh đội Quảng Nam đầu năm 1954, cùng đơn vị tham gia chiến đấu cho đến khi tập kết ra Bắc năm 1955. Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự cao cấp Nam Kinh (Trung Quốc), tôi được điều về công tác ở Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu (BTTM), làm trợ lý chiến trường chuyên theo dõi chiến trường B, chủ yếu là Quân khu 5 và Tây Nguyên. Gần 20 năm sau, về lại Quảng Nam, tôi gắn bó thêm với xứ Quảng qua trận đánh để đời: Thượng Đức.

Đại tá Trương Đức Chữ (ngoài cùng bên phải) và đồng đội năm 1974.

Tháng 5- 1974, tôi vào Khu 5, dự cuộc họp của Thường vụ Khu ủy và Quân khu thông qua kế hoạch hoạt động mùa thu năm này, huy động lực lượng địa phương tấn công đánh phá kế hoạch bình định của địch giành dân, mở rộng vùng giải phóng. Đặt vấn đề và được Tư lệnh Quân khu Chu Huy Mân đồng ý, tôi viết điện ra BTTM đề nghị sử dụng Sư đoàn 304 tiến công tiêu diệt giải phóng chi khu quận lỵ Thượng Đức, tạo bàn đạp trực tiếp uy hiếp căn cứ liên hợp Đà Nẵng, nghiên cứu khả năng đối phó lực lượng cơ động chiến lược quân ngụy và phản ứng của Mỹ. Chiều họp lại, chúng tôi nhận được điện của BTTM đồng ý điều động Sư đoàn 304. Bức điện do đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó Tổng tham mưu trưởng ký. Cuộc họp chiều hôm đó bàn thêm về chỉ đạo, chỉ huy và bảo đảm cho hướng chủ yếu Thượng Đức thắng lợi.

Vào Khu 5 và trực tiếp chỉ đạo đánh Thượng Đức nhưng anh Lê Trọng Tấn mới đến Giằng, trên lại có điện gọi anh ra Hà Nội. Trước khi ra về, anh dặn dò cán bộ của BTTM tăng cường vào Khu 5 cần nắm chắc tình hình giúp Bộ chỉ đạo trận này và các trận sau. Lúc này Sư đoàn 304 giằng co với địch rất quyết liệt. Chiều ngày 2-8-1974, chúng tôi đến Sư đoàn 304 gặp mặt đồng chí Hoàng Đan, Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 trực tiếp chỉ huy Sư đoàn 304; đồng chí Phạm Đức Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Đà và nhiều đồng chí lãnh đạo địa phương có mặt để huy động lực lượng địa phương giúp đỡ phối hợp với sư đoàn đánh Thượng Đức. Mọi người nghiên cứu kỹ và bàn biện pháp khắc phục cách đánh trước. Tất cả nhất trí cần thêm lực lượng địa phương mở hướng tấn công thu hút địch ở phía nam, nhất thiết phải đưa 2 khẩu pháo nòng dài 85 lên điểm cao 229 tây Thượng Đức ngắm bắn trực tiếp diệt lô cốt mẹ và diệt hỏa điểm địch.

Đêm 6-8, đơn vị triển khai kế hoạch tiến công dứt điểm Thượng Đức. Tôi và đồng chí Chí Trung, Cục Chính trị được phái đến Sở chỉ huy Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) kiểm tra việc bố trí chuẩn bị tiến công. Đến 22 giờ vẫn chưa thấy pháo trên điểm cao. Tôi gọi điện báo cáo về sở chỉ huy Sư đoàn. Các anh ra lệnh: Khi chưa đưa pháo 85 lên điểm cao ngắm bắn trực tiếp thì chưa được tiến công. Quân khu tăng cường cho Sư đoàn 304 một tiểu đoàn đặc công từ hậu phương mới vào trên 400 quân để giúp bộ đội pháo tháo, vác, kéo pháo lên điểm cao. Đến 3 giờ ngày 7-8-1974, pháo mới bố trí xong ở vị trí. Mờ sáng ngày 7 - 8, chuẩn bị xạ giới sẵn sàng bắn. Khi nhìn rõ lô cốt và có lệnh pháo ta tập trung bắn vỡ lô cốt mẹ cố thủ và các lô cốt còn lại; các khẩu phòng không 37 cũng hạ nòng bắn vào lô cốt địch kết hợp với hỏa lực đi cùng yểm hộ bộ binh đồng loạt xung phong. Trận đánh thắng lợi hoàn toàn.

Sư đoàn 304 kiên cường đánh bại các đợt phản công làm cho địch phải bỏ ý định phản công chiếm lại Thượng Đức. Thấy rõ địch không thể làm gì được với Thượng Đức và đã chuyển vào phòng ngự chiến lược, tôi ra Hà Nội báo cáo và đề nghị với trên tiếp tục giữ lực lượng Quân đoàn 2 tiến công tiêu diệt kìm giữ lực lượng tổng dự bị địch ở Đà Nẵng- Huế, bảo đảm cho hướng tiến công chủ yếu năm 1975. Đây cũng là báo cáo và đề nghị cuối cùng của tôi qua 14 năm trợ lý chiến trường B ở Cục Tác chiến BTTM, bởi vì sau đó tôi chuyển công tác.

“Trận Thượng Đức cho phép rút ra nhận định: Quân chủ lực cơ động của ta đã mạnh hơn chủ lực cơ động của ngụy. Một hình thái mới bắt đầu xuất hiện: Địch không còn khả năng chiếm lại các vị trí đã mất, quân ta có đủ khả năng tiến công tiêu diệt địch trong công sự kiên cố, tiêu diệt cụm cứ điểm, chi khu, quận lỵ, giữ được mục tiêu, chiếm đất, giải phóng dân ngay ở vùng giáp ranh”. Nhận định đầy sức thuyết thuyết phục này của Đại tướng Võ Nguyên Giáp liên quan rất lớn đến hạ quyết tâm chiến lược với những trận quyết chiến giành toàn thắng. Chiến thắng Thượng Đức cũng được nhắc đến trong Hội nghị Bộ Chính trị ngày từ 30-9-1974 đến 8-10-1974, như để khẳng định thêm thời cơ của cách mạng Việt Nam.

35 năm đã trôi qua, những người tham gia chỉ huy trận Thượng Đức ngày ấy hầu hết đã thành người thiên cổ, tôi cũng đã bước vào tuổi 84, nhưng ký ức về trận Thượng Đức ngày làm phái viên chiến trường vẫn còn nguyên vẹn trong tôi như ngày nào.

Đại tá Trương Đức Chữ

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=10761.0

Thượng Đức 1974

"Mắt ngọc", “cánh cửa thép bất khả xâm phạm"?

Năm 1973-1974, ngay sau khi quân Mỹ buộc phải thực thi hiệp đinh Pari, quân Nguỵ Sài Gòn với lực lượng đông và binh khí hùng hậu của Mỹ trao lại đã tăng cường giữ Quân khu I. Mặt trận Trị Thiên có nhiều sư đoàn trấn giữ. Trong đó có sư đoàn dù và sư đoàn TQLC, là lực lượng cơ động chiến lược, (trù bị chiến lược) của Nguỵ. Trong lúc địch đang lo sợ chống trả Quân giải phóng (QGP) ở nam giới tuyến, BTLQK5 thực hiện ý định chiến lược tiến đánh Quận lỵ Thượng Đức,( trong một chiến dich liên hoàn Nông Sơn-Thượng Đức. Thượng Đức ở phía tây Quảng Đà, cách thành phố Đà Nẵng 40 kilômét theo đường chim bay, là tiền đồn bảo vệ căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng - một trong những căn cứ lớn của địch ở miền Nam. Thượng Đức nằm trong thung lũng sông Vu Gia, như hai nhánh cây xoè ra, cắm sâu vào lòng dãy Trường Sơn, mà gốc cây là vùng B Đại Lộc. Thượng Đức nằm trên một địa bàn rất hiểm yếu, ba bề là núi cao có nhiều dốc đứng, phía đông bằng phẳng là nơi hợp điểm của sông Côn và sông Vu Gia nước sâu và chảy xiết. Ơ đây chỉ có đường số 14 qua Ái Nghĩa về Đà Nẵng. Trong các năm 1968, 1969 và 1970, ta đã nhiều lần đánh Thượng Đức, nhưng không thành công. Mỗi lần bị đánh, địch lại tăng cường hệ thống phòng ngự kiên cố hơn. Chúng còn xây dựng hệ thống hầm ngầm hoàn chỉnh và các hoả điểm bí mật. Chúng mệnh danh Thượng Đức là "mắt ngọc", là "cánh cửa thép bất khả xâm phạm". Chúng huênh hoang tuyên bố. "nước sông Vu Gia có chảy ngược thì Việt Cộng mới lấy được Thượng Đức”. Theo các nhà bình luận quân sự, (QGP) từ đường 14 Trường Sơn về đánh Thượng Đức áp sát Đà Nẵng là lối đánh “theo chiều ngang đất nước”, khiến cho Quân khu I đã lúng túng ở Trị Thiên, nay lại bất ngờ be bờ, chống đỡ ở Tây Nam Đà Nẵng. Ngày 6 tháng 6 năm 1974, Tư lệnh Quân khu 5 đến giao nhiệm vụ cụ thể cho Sư đoàn 304: "Chiến dịch này phải thắng cả về quân sự và chính trị. Quân sự là diệt gọn quân địch, chính trì là giải phóng và đảm bảo đời sống cho hơn một vạn dân. Kinh nghiệm ở Khu 5 chứng minh rằng có thắng về chính trị, giải phóng được nhân dân, đập tan chính quyền cơ sở và bọn tề điệp ác ôn của địch thì thắng lợi mới giữ vững, và khi chủ lực địch ra cũng không líp lại được". Thượng Đức chia làm ba khu vực; phía Bắc là chi khu quận lỵ, trước chi khu quận lỵ là sân bay trực thăng. Phía Tây Bắc là khu trận địa pháo và ban chỉ huy tiểu đoàn 79 biệt động quân biên phòng. Phía Nam là khu bảo an, quận lỵ và cảnh sát. Để bảo vệ vòng ngoài địch thiết lập ba tiền đồn A,B,C. Bố trí cụ thể: quận lỵ gồm sở chỉ huy hành chính, một trung đội cảnh sát, một trung đội thám báo, hai trung đội dân vệ và một toán biệt động. Chi khu gồm ban chỉ huy tiểu đoàn 79 và một đại đội biệt động quân biên phòng. Tiền đồn A, B địch đều bố trí một trung đội bảo an. Riêng tiền đồn C có hai trung đội dân vệ. Ơ đầu cầu Hà Tân có một đại đội biệt động quân biên phòng, khu vực Lộc Vinh có một đại đội bảo an. Ở gò Mồ Côi và xóm Mới, địch bố trí mỗi nơi một trung đội. Dân vệ ở ấp Lộc Bình và đồi ông May, mỗi nơi cũng có một trung đội. Đội hình dịch bố trí thành cụm cứ điểm, trên cơ sở từng cứ điểm thành thế liên hoàn. Để đánh trận Thượng Đức, Sư đoàn 304 phải thực hiện một khối lượng công việc rất to lớn, phải tổ chức và thiết bị chiến trường để có thể đánh hiệp đồng binh chủng, đánh liên tục dài ngày cả mùa khô và mùa mưa. Phải làm mới và sửa chữa 124 kilômét đường ô tô, trong đó có hơn 300 cầu và ngầm từ trục đường Đông Trường Sơn trở về Thượng Đức. Phải cơ động lực lượng từ Quảng Trị và Bắc Khu 5 chặng đường dài xấp xỉ 400 kilômét. Phải vận chuyển hàng nghìn tấn đạn, gạo và các phương tiện vật chất kỹ thuật khác để có thể vừa đánh thắng ở Thượng Đức vừa sẵn sàng đánh bại quân địch ra phản kích chiếm lại. Ngoài ra sư đoàn làm nhà ở tạm, đào hầm và chuẩn bị lương thực, thuốc men để sơ tán hơn 10.000 dân khi ta đánh và giữ Thượng Đức. Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho tỉnh Quảng Đà phối hợp chiến đấu với Sư đoàn 304. Đồng chí Sáu Nam - Phó chủ tịch tỉnh cùng đồng chí Nguyễn Bá Phước - Tỉnh đội phó tổ chức sở chỉ huy bên cạnh Sư đoàn 304. Về phía Sư đoàn 304 các đơn vị tham gia giải phóng Thượng Đức đều đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu kể cả đánh trong công sự và ngoài công sự, cả đánh độc lập và đánh hiệp đồng binh chủng; đã được huấn luyện thành thạo kỹ chiến thuật, tinh thần bộ đội tốt, muốn chiến đấu để lập công. Nhưng Sư đoàn cũng có khó khăn vì chiến trường mới, địa hình chưa quen thuộc và phải đánh địch ở một căn cứ được tổ chức từ lâu, rất kiên cố, công tác chuẩn bị chiến trường khá phức tạp, mà thời gian chuẩn bị lại quá gấp. Khó khăn lớn nhất lúc này là phải tổ chức làm đường cho nhanh, để kịp triển khai lực lượng chiến đấu. Đồng chí Phan Nuôi- Trưởng ban công binh Sư đoàn 304 đi trinh sát về báo cáo có hai hướng có thể mở đường. Hướng thứ nhất mở theo con đường từ Thành Mỹ đi cầu Hội Khánh, sau đó sẽ vượt sông vào áp sát Thượng Đức. Nếu mở theo hướng đó, ta sẽ tận dụng được con đường cũ. Nhưng do địch đã bỏ hàng chục năm nay không dùng tới, nên cây cối mọc giữa lòng đường, cả ta và địch lại cài rất nhiều mìn thành nhiều lớp chồng chất lên nhau.Trong khi đi nghiên cứu đường, tổ trinh sát công binh đã vấp phải mìn, Đại đội trưởng Phúc và năm chiến sĩ hy sinh. Mặt khác con đường này nếu cơ động xe, pháo qua bến vượt rất dễ bị lộ. Hướng thứ hai là từ Trao mở một con đường mới vào bến Hiên. Nếu mở con đường này, ta phải làm mới 415 kilômét, còn 21 kilômét nữa thì dựa vào con đường địch làm dở đã bỏ từ lâu. Việc đảm bảo bí mật khi cơ động lực lượng tốt hơn, nhưng đoạn từ Hiên vào Thượng Đức (16 kilômét), địch thường đưa thám báo ra phục kích, ta chưa thể sửa ngay được. Ta sẽ phải dùng thuyền và bè, mảng chở pháo, đạn xuôi theo sông Côn, rồi dùng sức người kéo lên chiếm lĩnh trận địa.

Chỉ huy Sư đoàn 304 quyết định sửdụng phương án thứ hai và hạ quyết tâm đến ngày 20 tháng 7 phải làm xong đường để kịp đưa lực lượng cơ bản vào đánh Thượng Đức. Khi nổ súng sẽ khẩn trương mở tiếp đoạn đường từ Hiên vào Thượng Đức để các đơn vị binh khí kỹ thuật còn lại (pháo cao xạ) theo đường số 14 vào chiếm lĩnh trận địa.

Ngày 15 tháng 6, toàn bộ lực lượng chuẩn bị tham gia đánh Thượng Đức đã đến vị trí tập kết. Sư đoàn 304 và các lực lượng tăng cường triển khai ngay nhiệm vụ làm đường cơ động. Hầu như cả sư đoàn đã đổ ra mặt đường, công binh làm ngầm, bộ binh rải ra làm đường. Trời nắng như đổ lửa, gió khô khốc. Để đảm bảo bí mật, bộ đội lặng lẽ mở đường, hạn chế bụi, hạn chế tiếng động lớn, nhưng vẫn phải bảo đảm làm nhanh. Sở chỉ huy trung đoàn 66 do trung đoàn phó Nguyễn Sơn Văn chỉ huy và trung đoàn 3 Sư đoàn 324 do trung đoàn phó Nguyễn Văn Rinh chỉ huy đặt ngay sát mặt đường vừa mở. Ngoài làm con đường mới từ Trao vào bến Hiên, các con đường từ Thành Mỹ đi cầu Hội Khánh, từ bến Hiên đi An Điềm, Trúc Hà cũng được sửa lại. Tối đến, bên bờ sông Bung, pháo binh và công binh phối hợp luyện tập. Những chiếc thuyền được làm gấp bằng tôn và thép được công binh đưa xuống sông ghép hai ba thuyền lại tạo thành một chiếc phà nhỏ để vận chuyển pháo. Các chiến sĩ công binh cho pháo đi một đoạn sông rồi lại kéo pháo lên, khi gặp những đoạn có ghềnh đá. Cứ thế công binh và pháo binh hiệp đồng liên tục vận chuyển pháo lên và xuống an toàn. Đường từ Trao đến bến Hiên làm xong thì pháo và thuyền cũng có mặt ở bờ sông Côn chờ lệnh cho pháo xuống thuyền xuôi về Thượng Đức. Ngoài việc ghép thuyền chở pháo, bộ đội còn đóng nhiều bè cây chuối, bè nứa để vận chuyển đạn, gạo vào chiến dịch. Cán bộ chỉ huy tỉnh đội Quảng Đà đã đưa hai máy kéo ĐT54 của Nông trường Quyết Thắng vào bến Hiên để sẵn sàng kéo pháo cao xạ 57 mm vào trận địa khi ta nổ súng đánh Thượng Đức. Sau một thời gian lao động khẩn trương, từ trục đường chính, ta có 100 kilômét đường mới, toả ra xung quanh đưa lực lượng vào bao vây Thượng Đức. Những ngày chuẩn bị này, cán bộ, chiến sĩ công binh Sư đoàn 304 đã thức thâu đêm trinh sát đường sông, đường bộ, ghép phà, ghép bè hàng thả trôi sông, khắc phục hàng trăm ngầm cho xe chạy ra phía trước. Một bộ phận công binh của trung đoàn 3 Sư đoàn 324 còn tổ chức trận địa đóng cọc chăng dây, bẫy mìn trên sông Vu Gia để chặn đường rút về Đà Nẵng bằng đường sông của địch. Để đảm bảo đúng thời gian chuẩn bị chiến dịch, Quân đoàn 2 sử dụng tiểu đoàn 1 Lữ đoàn 219 công binh, tăng cường cho Sư đoàn 304. Ngày 8 tháng 6 năm 1974, tiểu đoàn 1 lên đường. Suốt một tuần hành quân liên tục cả ngày đêm trên đoạn đường 200 kilômét. Ngày 17 tháng 7, con đường đã cơ bản hoàn thành. Tính ra để làm con đường này, bộ đội ta phải bỏ ra hàng trăm nghìn ngày công, 25 tấn thuốc nổ, đào đắp 250.000 mét khối đất, đá, xây dựng hơn 300 cầu và ngầm. Sau hơn một tháng vật lộn vô cùng gian khổ với con đường, đêm 17 tháng 6, các xe, pháo của ta đã bí mật kéo vào tập trung ở bến Hiên. Một số khẩu pháo nặng được các chiến sĩ ưu tiên đưa xuống thuyền, bè và mảng xuôi về Thượng Đức. Kéo pháo lên núi đã khó, đưa pháo xuống thuyền và từ thuyền lên bờ còn gay go hơn, nhất là khi phải giữ bí mật, không được phát ra tiếng động, không được có ánh lửa. Nhưng bộ đội ta cùng với một đại đội nữ du kích và hàng trăm dân công của huyện đã khắc phục mọi khó khăn trở ngại, trong hai đêm đã kéo được hai khẩu pháo 85, một khẩu cối 160 vào chiếm lĩnh trận địa (cách địch không đầy hai kilômét). Đêm 28 tháng 7 năm 1974, toàn bộ đội hình các đơn vị tham chiến đã vào chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 304 quyết định sử dụng lực lượng như sau:

- Trung đoàn 66 bộ binh đảm nhiệm đánh trận then chốt, tiến công tiêu diệt chi khu quân sự và quận lỵ Thượng Đức. Tiểu đoàn 7 đảm nhiệm trên hướng chủ yếu từ hướng Đông đánh thẳng vào khu vực tiểu đoàn 79 biệt động. Tiểu đoàn 9 (hướng thứ yếu), hai đại đội từ tây bắc đánh vào khu bảo an và quận lỵ, một đại đội chặn địch ở cầu Hà Tân, không cho địch rút chạy. Tiểu đoàn 8 là lực lượng dự bị.

- Trung đoàn 3 bộ binh (Sư đoàn 324) tiến công tiêu diệt địch ở đồn Ba Khe và bao vây địch ở điểm cao 52 sử dụng đại đội 17 của trung đoàn, tổ chức cắm cọc và gài mìn, làm vật cản trên sông Vu Gia ở đoạn cuối thôn 15, lực lượng còn lại sẵn sàng đánh địch rút chạy về Đà Nẵng và từ Đà Nẵng lên ứng cứu.

- Tiểu đoàn 10 bộ đội địa phương đảm nhiệm diệt địch đóng ở các thôn 12, 13, 14, 15 và một số đồn xung quanh Thượng Đức.

Ác liệt từ trận then chốt. Sau khi Sư đoàn 2 tiến công tiêu diệt Nông Sơn- Trung Phước, đúng 5 giờ ngày 29 tháng 7, Bộ Tư lệnh chiến dịch phát lệnh tiến công Thượng Đức. Hai phát pháo hiệu xanh, đỏ vút lên không trung và tín hiệu "Bão táp" được truyền đi các hướng. Pháo binh ta lập tức dồn dập nã đạn vào Thượng Đức. Ngay từ loạt đạn đầu, tên quận trưởng bị thương nặng. Cả cứ điểm chìm trong khói lửa của hoả lực ta. Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 nổ súng chậm hơn 15 phút so với toàn mặt trận vì sương mù không rõ mục tiêu. Hoả lực trung đoàn dội xuống Ba Khe, Hà Sống. Đúng 6 giờ, đại đội trưởng đại đội 6 Nguyễn Phúc dẫn đại đội đánh thẳng vào Ba Khe, sau 30 phút, làm chủ được căn cứ, diệt hàng trăm tên, bắt 8 tên. Tiền đồn phía đông Thượng Đức đã bị ta chiếm. Tiểu đoàn 8 trung đoàn 3 do tiểu đoàn trưởng Phạm Huy Chưởng chỉ huy nhanh chóng bao vây Hà Sống, chốt đường bộ và đường sông, ngăn chặn bọn địch từ Thượng Đức về và từ Hà Sống lên chi viện. Các đơn vị khác cũng làm chủ nhiều thôn xóm. Tiểu đoàn 10 bộ đội địa phương làm chủ các mục tiêu được phân công, tạo thành thế trận bao vây chia cắt địch ngay từ đầu. Cờ Giải phóng tung bay trên các thôn xóm quanh Thượng Đức. Cuộc chiến đấu lúc đầu tưởng như rất thuận lợi, nhưng tại khu vực mục tiêu chính khi pháo ta chuyển làn, trung đoàn 66 vẫn không tổ chức xung phong được, vì cả hai hướng đều chưa tạo được cửa mở vào cứ điểm. Bộ phá rào ở hướng tiểu đoàn 7 chỉ mở được hai phần ba hàng rào, một bộ khác ở hướng thứ hai bị hỏng máy điểm hoả không sử dụng được. Các đồng chí Nguyễn Quý và Trần Kiên Quyết, cán bộ chỉ huy trung đoàn 66 quyết tâm chuyển sang đánh bộc phá liên tục để mở cửa, nhưng do không chuẩn bị trước, nên chưa thể tiến hành mở cửa tiếp. Mặt khác, do chủ quan, coi thường địch, đơn vị đã không tổ chức đào công sự ở khu vực cửa mở, nên thương vong nhiều. Về phía địch, do vị trí quan trọng của Thượng Đức nên chúng cố sức "tử thủ”. Ngay từ khi nhận được tin ta có thể đánh Thượng Đức, tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân khu I của địch đã gọi Nguyễn Quốc Hùng - quận trưởng Thượng Đức về Đà Nẵng bàn việc phòng thủ. Trưởng ra lệnh điều pháo từ Đà Nẵng lên và cấm trại một thiết đoàn xe tăng cùng hai tiểu đoàn bộ binh để sẵn sàng tiếp viện ứng cứu Thượng Đức khi bị ta tiến công. Trong các ngày 29 và 30 tháng 7, bọn chỉ huy Quân khu 1 địch cho máy bay ở Đà Nẵng liên tục xuất kích chi viện cho quân đồn trú của chúng ở Thượng Đức. Bọn địch trong căn cứ dựa vào hầm ngầm, công sự và hệ thống hoả lực dày đặc vừa ngoan cố đánh cản các đợt xung phong của bộ binh ta, vừa ráo riết tổ chức lực lượng phản kích chiếm lại các vị trí đã mất. Cuộc chiến đấu trở nên gay go, quyết liệt. Ngày 31 tháng 7, ngày thứ 3, tiểu đoàn 8 nhận nhiệm vụ thay tiểu đoàn 7 tiếp tục tiến công. Nhưng do chỉ huy thiếu tỉ mỉ, cụ thể, tổ chức hiệp đồng binh chủng chặt, tiểu đoàn 8 tổ chức xung phong ba lần vẫn không thành công. Bộ đội bị thương vong; phải đưa về phía sau.17 giờ ngày 31, trước sự phức tạp của trận đánh then chốt, chỉ huy Sư đoàn 304 lệnh cho trung đoàn 66 tạm ngừng tiến công, chuyển sang giữ vững địa bàn đã chiếm được, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Sau hội nghị, đồng chỉ Nguyễn Chánh - Phó tư lệnh Quân khu 5, đồng chí Hoàng Đan - Phó tư lệnh Quân đoàn và đồng chí Trần Bình - Chính ủy Sư đoàn 304, xuống trực tiếp nắm tình hình trung đoàn 66. Tuy đánh chưa thắng địch và thương vong nhiều, nhưng cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 66 vẫn giữ vững quyết tâm chiến đấu và mong sớm được giao nhiệm vụ đánh tiếp. Cuộc gặp gỡ, động viên của cấp trên đã củng cố thêm quyết tâm cho toàn đơn vị, nên gần một tuần, bộ đội ta vẫn bám trụ trận địa, củng cố công sự tạo thế xen kẽ, vây ép địch.Từ ngày 31 tháng 7 đến ngày 7 tháng 8, trung đoàn 3 Sư đoàn 324 tiếp tục làm nhiệm vụ tiến công tiêu diệt địch ở Hà Sống, Hà Tân, tạo thành thế bao vây Thượng Đức. Cho nên mặc dù trung đoàn 66 không đánh dứt điểm được Thượng Đức, ta vẫn có điều kiện chốt giữ, đánh địch cứu viện, tạo điều kiện cho trung đoàn 66 tổ chức lại lực lượng, rút kinh nghiệm và thực hành tiến công dứt điểm Thượng Đức trong giai đoạn sau. "Sư đoàn 304 quyết định chủ trương tiếp tục sử dụng trung đoàn 66 đánh địch trên hướng chủ yếu, tổ chức rút kinh nghiệm, củng cố về tư tưởng, tổ chức và cách đánh tiến công tiêu diệt chi khu quận lỵ Thượng Đức. Hội nghị đã kiểm điểm nghiêm khắc trách nhiệm lãnh đạo và chỉ huy của bí thư đảng ủy sư đoàn, chính ủy và sư đoàn trưởng trong lãnh đạo, tổ chức chỉ huy bộ đội, chưa triệt để, giải quyết tư tưởng chủ quan khinh địch, nên đánh trận đầu không thành."

Sư đoàn 304 lúc này nhanh chóng triển khai công tác chuẩn bị. Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 quyết định kéo pháo 85 từ điểm cao 118 vào điểm cao 296 (cách địch gần một kilômét) để trực tiếp chi viện cho bộ binh xung phong. Đồng chí Lê Đắc Long – tham mưu trưởng Sư đoàn 304 được cử xuống trực tiếp làm trung đoàn trưởng trung đoàn 66, đồng chí Nguyễn Sơn Văn – phó trung đoàn trưởng xuống trực tiếp làm tiểu đoàn trưởng.

Trong khi cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 và lực lượng vũ trang địa phương tích cực chuẩn bị cho một đợt tiến công mới thì địch không chịu ngồi yên. Sau đợt tiến công đầu tiên của ta, tên Nguyễn Quốc Hùng - thiếu tá quận trưởng mặc dù bị thương gẫy chân nhưng vẫn báo cáo về Đà Nẵng và Sài Gòn là có thể giữ được Thượng Đức và yêu cầu tăng viện. Hy vọng có thể giữ vững cứ điểm quan trọng này, bọn chỉ huy địch ở chi khu quận lỵ Thượng Đức ráo riết huy động binh lính củng cố, tăng cường công sự, hầm hào. Phát hiện được lực lượng đang bao vây Thượng Đức là bộ đội chủ lực của ta vừa cơ động từ Quảng Trị vào, quân địch đã cho máy bay đánh phá dữ dội vào đội hình vây lấn của Sư đoàn. Bộ binh, xe tăng địch ở Đà Nẵng cũng rục rịch chuẩn bị mở cuộc hành quân giải toả.

Tình hình không cho phép ta chậm trễ. Nếu để địch tăng cường lực lượng tới Thượng Đức, trận đánh càng thêm phức tạp. 6 giờ sáng ngày 6 tháng 8 năm 1974, Sư đoàn 304 tiếp tục tiến công chi khu quận lỵ Thượng Đức. Tiểu đoàn 8 đảm nhiệm tiến công hướng chủ yếu từ Thượng Đức. Tiểu đoàn 9 tiến công hướng thứ yếu từ hướng Tây. Tiểu đoàn 7 là lực lượng dự bị. Lần này địch phản ứng rất nhanh. Ta vừa bắn pháo chuẩn bị, địch đã cho máy bay và trọng pháo đánh phá dữ dội vào các khu vực cửa đột phá. Nhưng rút được kinh nghiệm của đợt tiếncông trước, đội hình bộ binh ta đã áp sát mục tiêu và có công sự chu đáo nên thương vong ít. Trên cả hai hướng tiến công, quân ta nhanh chóng mở cửa đột phá và đánh chiếm được một số lô cốt ở tuyến chiến hào thứ nhất. Nhưng khi phát triển vào tung thâm, các mũi tiến công của trung đoàn 66 bị chững lại trước hệ thống hoả lực dày đặc của địch. Quân địch ở Thượng Đức đã không còn cơ hội rút chạy nên điên cuồng đánh trả các đợt xung phong của bộ binh ta. Trên bầu trời, các máy bay F.5 và A.37 địch liên tục bắn phá và ném bom vào khu vực hàng rào căn cứ, chi viện cho quân đồn trú ở Thượng Đức giữ vững các khu vực còn lại. Cuộc chiến dấu giữa ta và địch diễn ra giằng co quyết liệt suốt đêm 6 tháng 8. Hướng chủ yếu bị địch ngăn chặn không phát triển được. Hướng thứ yếu phát triển thuận lợi, ta đã chiếm tiền đồn A và B. 4 giờ ngày 7 tháng 8, Sư đoàn 304 quyết định chuyển hướng tiến công thứ yếu của tiểu đoàn 9 thành hướng tiến công chủ yếu và tăng cường hoả lực cho tiểu đoàn 9 đánh chiếm khu bảo an, dùng hoả lực bắn lướt sườn chi viện cho tiểu đoàn 8 đánh khu biệt động. Việc chuyển hướng tiến công đã hạn chế một phần hoả lực bắn thẳng và phi pháo của địch, tạo điều kiện đột phá thành công. 5 giờ 30 phút ngày 7 tháng 8, sau khi củng cố lại lực lượng, bố trí lại đội hình, trung đoàn 66 mở đợt tiến công cuối cùng, đánh chiếm được toàn bộ căn cứ địch. Đúng 8 giờ 30 phút ngày 7 tháng 8 năm 1974, lá cờ cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quảng Đà trao cho Sư đoàn 304 tung bay giữa chi khu quận lỵ, chính thức báo tin vui Thượng Đức hoàn toàn giải phóng. Qua 10 ngày nổ súng chiến đấu, đợt tiến công mở đầu đánh chiếm Thượng Đức kết thúc thắng lợi. Cùng với lực lượng địa phương, các đơn vị của Quân đoàn tham gia chiến dịch đã thực hiện trọn vẹn mục tiêu của đợt hoạt động, san bằng chi khu Thượng Đức và toàn bộ các vị trí địch ở xung quanh, tiêu diệt 1600 tên địch trong đó có 900 tên bị bắt và tiểu đoàn 79 biệt động quân bị diệt gọn, bắn rơi 13 máy bay, thu hơn một nghìn súng các loại; giải phóng quận lỵ Thượng Đức và bốn xã Lộc Ninh, Lộc Vinh, Lộc Bình, Lộc Quang với hơn 13.000 dân, mở ra một bàn đạp quan trọng uy hiếp căn cứ liên hợp Đà Nẵng từ hướng Tây. Cuộc tiến công tiêu diệt quân địch trong công sự vững chắc bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng ở khu vực Thượng Đức là cuộc ra quân đầu tiên của Quân đoàn buổi đầu thành lập. Khi đánh vào mục tiêu chính Sư đoàn 304 có thiếu sót, tổ chức, chỉ huy chiến đấu chưa chặt chẽ; sử dụng pháo chưa tập trung thích đáng vào khu vực cửa mở và hiệp đồng bộ binh-pháo binh chưa tốt, trong tư tưởng còn biểu hiện chủ quan khinh địch, nên các mũi xung phong bị địch chặn lại trước cửa đột phá, bộ đội bị thương vong và phải tạm dừng trận đánh một thời gian để chuẩn bị thêm mới giải quyết được mục tiêu. Tuy vậy, ta đã đạt được thắng lợi cả về quân sự, chính trị. Từ đợt hoạt động này, Quân đoàn rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu, kịp thời chỉ đạo các đơn vị phía sau nâng cao chất lượng và sức mạnh chiến đấu để đánh các trận hiệp đồng binh chủng với quy mô lớn hơn. Thắng lợi của quân dân ta ở Thượng Đức là một đòn giáng mạnh vào "kế hoạch bình định 3 năm 1973-1975" và mưu đồ kéo dài chiến tranh của địch.

"Không tái chiếm được Thượng Đức xin giải tán sư đoàn dù”. Mất Thượng Đức, cánh cửa bảo vệ phía tây khu liên hợp quân sự lớn của địch ở Đà Nẵng đã mở toang, đây là một đòn nặng cả về quân sự và tâm lý đối với địch. Bộ tổng tham mưu ngụy quyết định điều phần lớn sư đoàn dù từ Quảng Trị vào Quảng Đà cùng với sư đoàn 3, mở cuộc hành quân chiếm lại Thượng Đức. Ngày 8 tháng 8 năm 1974, sư đoàn dù đến Đà Nẵng. Tại Đà Nẵng, sư đoàn trưởng sư đoàn dù ngụy là tướng Lê Quang Lưỡng hung hăng tuyên bố trước các nhà báo, sẽ đánh bại lực lượng ta ra khỏi vùng Đại Lộc trong tháng 8 năm 1974, và: "nếu không tái chiếm được Thượng Đức thì xin thượng cấp giải tán sư đoàn dù”. Trước tình hình đó, Sư đoàn 304 được giao nhiệm vụ tiếp tục tổ chức chiến đấu giữ vững vùng mới giải phóng. Trung tuần tháng 8 năm 1974, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định đưa thêm trung đoàn 24 bộ binh vào mặt trận Thượng Đức. Mặt khác, nhằm giam chân địch, chia lửa với mặt trận Thượng Đức và cải tạo thế trận của ta trên vùng tây nam Huế, đồng thời cũng để thăm dò sự phản ứng của Mỹ-ngụy, theo sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu, Quân đoàn cùng lực lượng Quân khu Trị - Thiên mở tiếp đợt hoạt động tiến công thứ hai ở phía tây nam tỉnh Thừa Thiên (khu vực La Sơn-Mỏ Tàu), lấy mật danh là chiến dịch K.18.

Ở mặt trận Trị - Thiên, ngay từ đầu năm 1974, để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khu ủy Trị Thiên đã xác định trong năm 1974, quân khu có hai nhiệm vụ cơ bản là: Kiên cường đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, binh vận và vũ trang, từng bước đánh bại kế hoạch bình định và lấn chiếm, phá lỏng, phá rã thế kìm kẹp của địch, ra sức giành dân, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng tại chỗ đưa phong trào vùng địch kiểm soát lên cao hơn. Tranh thủ thời gian, ra sức xây dựng vùng giải phóng và căn cứ địa cách mạng vững mạnh toàn diện. Tổ chức hậu cần đảm bảo chi viện phía trước và đánh thắng địch trong mọi tình huống. Hướng tiến công chính là vùng nông thôn, đồng bằng, nhằm đạt mục tiêu cơ bản là tạo thế, tạo lực, tiến lên giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế.

Ngay sau khi giải phóng Thượng Đức, để sẵn sàng đánh trả cuộc phản công lớn của địch hòng chiếm lại khu vực này, Bộ Chỉ huy chiến dịch sử dụng trung đoàn 3 Sư đoàn 324 tiến công đánh chiếm khu vực Bàn Tân 2, Hà Nha, các điểm cao 52, 126, 109 (đông Thượng Đức 5 kilômét). Tiếp đó Bộ Chỉ huy chiến dịch sử dụng trung đoàn 3 và trung đoàn 66 tổ chức một tuyến phòng ngự kéo dài từ điểm cao 52 qua Hà Nha, Bàn Tân, vượt sông Vu Gia vào tới thung lũng núi Hữu Trinh, cắt đứt hoàn toàn đường tiến quân của địch từ Đà Nẵng lên Thượng Đức. Trung đoàn 24 bộ binh vừa từ Quảng Trị vào được giữ làm lực lượng dự bị. Các trận địa phòng ngự của ta đều xây dựng trên các điểm cao có lợi, hình thành ba tuyến vững chắc. Ở Thượng Đức, ta chỉ bố trí tiểu đoàn 9 trung đoàn 66. Nhận thức rõ xây dựng hệ thống hầm hào, công sự vững chắc là một yếu tố rất quan trọng trong chiến đấu phòng ngự, các chiến sĩ không tiếc công sức và làm việc không kể ngày đêm.

Can trường đánh địch phản kích. Cuộc chiến đấu ở Thượng Đức đã kéo dài hai tháng, quân số của đơn vị giảm sút vì thương vong và đau ốm, bệnh tật. Sinh hoạt vật chất của bộ đội khó khăn, nhất là hoạt động trong mùa mưa. Bộ đội phải sinh hoạt, ngủ, nghỉ dưới hầm hào, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Tuy gặp khó khăn, nhưng cán bộ, chiến sĩ các đơn vị vẫn nêu cao quyết tâm chiến đấu, việc chuẩn bị đánh quân địch phản kích diễn ra sôi động trên khắp các trận địa, cả tuyến trước và tuyến sau. Cán bộ và chiến sĩ Sư đoàn 304 và Sư đoàn 324 không lạ gì sư đoàn dù của quân đội Sài Gòn. Mùa xuân năm 1968, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971 và trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, sư đoàn này bị các chiến sĩ ta đánh cho thua đậm phải chạy về hậu cứ củng cố. Lần này trước trách nhiệm bảo vệ Thượng Đức, cán bộ và chiến sĩ hai sư đoàn quyết giáng cho sư đoàn dù những đòn trừng trị thích đáng hơn nữa.

Vừa đặt chân đến Đà Nẵng, chỉ huy sư đoàn dù đã huênh hoang sẽ lấy lại Thượng Đức trong thời gian ngắn. Nhưng thực ra chúng không thể làm được điều đó. Chưa kể đến sự trưởng thành của các lực lượng vũ trang nhân dân ta, chỉ xét riêng về khả năng tác chiến của bản thân quân đội Sài Gòn giờ đây cũng đã có nhiều điểm khác trước, sư đoàn dù tổ chức thành các “đại đội đa năng” thay vì các tiểu đoàn. Trong một báo cáo gửi lên cấp trên, Phạm Kiều Loan - phó chủ nhiệm trung tâm hậu cần trung ương quân đội Việt Nam cộng hoà than vãn về tình hình dự trữ vật chất của quân đội Sài Gòn lúc bấy giờ như sau: "... thiếu đạn dược, phụ tùng máy bay và xăng dầu. Giờ hoạt động của máy bay chỉ còn 50 phần trăm; súng M16 trước kia mỗi cơ số là 500 viên đạn, nay phải rút xuống còn một nửa; thiếu pháo sáng, đạn vạch đường. Loại xe tăng M48 thì quá tinh vi, nên không có người sửa chữa, phải đưa về Mỹ, súng M16 cần ba loại dầu nhờn khác nhau, loại pháo 175 mm tầm bắn xa nhưng phải bắn mò. Tên lửa TOW 3.000 đô la một quả quá đắt...". Vì thế lính dù phải chuyển sang đánh theo lối "con nhà nghèo". Trên một mặt trận dài hàng chục cây số, mỗi ngày chúng chỉ còn được sử dụng khoảng 30 đến 50 lần chiếc máy bay và khoảng một nghìn viên đạn pháo để chi viện cho quân dù mở cuộc hành quân "tái chiếm Thượng Đức".

Về phía ta, Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn trực tiếp chỉ huy Sư đoàn 304 (thiếu) và các đơn vị được tăng cường tổ chức phòng ngự phải giữ vững khu vực Thượng đức đánh bại cuộc hành quân "tái chiếm Thượng Đức" của sư đoàn dù. Tuyệt đối không được để thành tiền lệ quân dù đi đến đâu là giải toả được đến đó; phải tăng cường sự lãnh đạo tư tưởng, giải quyết cách đánh cho tốt, phát huy cách đánh chốt có công sự, bẻ gãy thủ đoạn đánh dũi của đối phương; đồng thời nắm chắc lực lượng cơ động, nhằm vào sở chỉ huy lữ đoàn, trận địa pháo của đối phương mà diệt; phát huy cách đánh của phân đội nhỏ, tinh nhuệ đánh vào sau đội hình tiến công của địch. Để quán triệt hơn nữa ý định của Bộ, đồng thời để tuyệt đối giữ bí mật một ý đồ chiến lược lớn đang chớm hình thành, Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng đã triệu tập Thiếu tướng Hoàng Văn Thái và Thiếu tướng Lê Linh (Tư lệnh và Chính ủy Quân đoàn 2) về Hà Nội, giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy mặt trận Thượng Đức cho Quân đoàn. Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng chỉ thị: "Việc giữ Thượng Đức và đánh bại quân dù đi giải toả có một ý nghĩa chính trị, quân sự lớn, đối với địch cũng như đối với ta. Phải đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, đồng thời xây dựng truyền thống tốt cho ta. Vì vậy, vấn đề nóng hổi nhất của Quân đoàn hiện nay là Thượng Đức. Phải tìm mọi cách làm suy yếu, giam chân quân dù trên chiến trường này càng lâu càng tốt, suốt cả mùa xuân năm 1975 để tạo điều kiện cho các nơi khác hoạt động. Tân binh, vật chất đạn dược sẽ được bổ sung đầy đủ”.

Ngày 16 tháng 8 năm 1974, trung đoàn 2 sư đoàn 3 và lữ đoàn 1 quân dù bắt đầu tiến vào vùng giải phóng Thượng Đức. Chúng tổ chức phản kích trên hai hướng: hướng thứ nhất, theo trục đường số 4 đánh vào trận địa trung đoàn 3 Sư đoàn 324 ở khu vực các điểm cao 52, 126, 109, Hà Nha, Bàn Tân 2. Hướng thứ hai, đánh vào trận địa tiểu đoàn 7 trung đoàn 66 trên các điểm cao phía tây Thượng Đức. Cậy có quân đông hoả lực mạnh, trong những ngày đầu địch tổ chức tiến công ào ạt, hòng nhanh chóng chiếm khu vực trận địa của trung đoàn 3, tạo bàn đạp đánh vào Thượng Đức. Ngày 20 tháng 8, quân dù cho một tiểu đoàn đánh vào điểm cao 109, nhưng đã bị đại đội 11 của trung đoàn 3 Sư đoàn 324 đánh bại. Chúng lùi lại gọi pháo binh đánh vào điểm cao 109 suốt một giờ, sau đó cho một đại đội lên đánh tiếp. Đại đội 11 thương vong 32 chiến sĩ, đến 13 giờ phải rút khỏi điểm cao 109. Ngày 22 tháng 8, hai đại đội địch được pháo và máy bay chi viện đánh vào bình độ 700, đại đội 2 (trung đoàn 3) chiến đấu giữ vững suốt 6 giờ, sau đó phải rút lui. Sáng 23 tháng 8, đại đội 1 trung đoàn 3 tập kích chiếm lại bình độ 700, diệt 24 tên. Đến chiều địch chiếm lại. Sau khi chiếm điểm cao 109 và bình độ 700, địch tiếp tục dùng phi pháo đánh vào các chốt của ta.Ngày 3 tháng 9, chúng cho 2 trung đội đánh xuống điểm cao 126. Liên tục mấy ngày liền bộ đội ta kiên cường phòng ngự, giữ vững điểm cao 126.

Từ ồ ạt sang "lấn dũi”. Không chiếm được điểm cao 126, địch bắt đầu đánh sang điểm cao 1062 bằng ba mũi, mỗi mũi ba đại dội. Bị thiệt hại nặng, chúng phải lùi về bình độ 700 và chuyển sang tiến công các chốt, nhằm tạo thế cô lập điểm cao 1062. Theo yêu cầu nhiệm vụ, đồng chí Nguyễn Công Trang được cử vào Thượng Đức trực tiếp chỉ đạo các đơn vị chiến đấu giữ vững Thượng Đức, cùng đi có đồng chí Trần Quang Tiên - Phó chính ủy Cục Hậu cần và một số cán bộ cơ quan quân đoàn kiểm tra tuyến hậu cần đảm bảo cho chiến dịch. Sau nhiều ngày tổ chức phản kích ào ạt vào khu vực 52-Bàn Tân 2 không thành công, bọn chỉ huy sư đoàn dù quyết định bỏ hướng đường số 4, tập trung lực lượng đánh vào các trận địa của ta trên hướng tây Thượng Đức. Về cách đánh, chúng bỏ chiến thuật phản kích ào ạt, chuyển sang áp dụng chiến thuật "lấn dũi". Chúng dùng lực lượng nhỏ (đại đội đa năng) đánh vào trận địa ta. Bị đánh trả, chúng lùi lại dùng hoả lực phi pháo đánh phá rồi cho các mũi bộ binh tiếp tục dũi lên. Với cách đánh "lấn dũi” sư đoàn dù hy vọng bộ đội ta sẽ bị tiêu hao, không đủ sức giữ vững trận địa, chúng sẽ "gặm" dần vào trong vùng giải phóng Thượng Đức. Ngày 26 tháng 9, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 304 quyết định đưa tiểu đoàn 7 trung đoàn 24 vào chốt giữ điểm cao 1062, thay cho tiểu đoàn 7 trung đoàn 3 lui về phía sau củng cố. Trong các tháng cuối năm 1974, cuộc chiến đấu trở nên vô cùng ác liệt và gian khổ. Mưa lớn kéo dài, các trận địa chốt như ngâm trong nước. Hầm hào sụt lở. Việc vận chuyển, tiếp tế của Quân đoàn từ phía sau lên gặp nhiều khó khăn. Vượt lên mọi gian nan, thử thách, các chiến sĩ tiếp tục đánh thắng địch nhiều trận oanh liệt, giữ vững vùng giải phóng Thượng Đức. Tuy nhiên do chiến đấu trong điều kiện cực kỳ gian khổ, sức khoẻ giảm sút, quân số thiếu hụt, nên ở một số nơi, có đơn vị không đủ sức giữ vững trận địa. Địch chiếm được một số điểm cao (109, 700, 383...) trong hệ thống phòng ngự phía trước.

Cuối tháng 10 năm 1974, Đảng ủy Sư đoàn 304 họp mở rộng thống nhất nhận định: địch tuy chiếm được một số trận địa chốt của ta nhưng chúng đã bị động và sa lầy ở mặt trận Thượng Đức. Chủ trương của Đảng ủy Sư đoàn là nhanh chóng rút kinh nghiệm, tổ chức lại các trận địa phòng ngự, nhất là hệ thống hầm hào chiến đấu để hạn chế đến mức tối đa sự sát thương của phi pháo địch, bảo đảm cho bộ đội có thể tác chiến liên tục, dài ngày. Ngay sau cuộc họp, Sư đoàn đã tổ chức tập huấn cho cán bộ về cách xây dựng trận địa phòng ngự, phá chiến thuật "lấn dũi" của quân dù. Mẫu hình trận địa được xây dựng bên cạnh lớp học. Cán bộ các cấp được phát huy dân chủ, tự do bàn bạc nêu ý kiến phân tích, tranh luận để tìm ra giải pháp hay nhất và tạo nên mềm tin tưởng, sự nhất trí với cách đánh của ta. Cuộc đọ trí, đọ sức giữa cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 với quân dù tại Thượng Đức tiếp tục diễn ra khẩn trương, quyết liệt. Với tinh thần "tất cả cho phía trước", "tất cả để đánh thắng quân dù”, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân toàn mặt trận đều hướng về các trận địa chốt, lao động quên mình, khắc phục khó khăn, chuyển đạn, gạo lên phía trước. Đêm đêm, các đơn vị và cơ quan tổ chức chặt gỗ, đưa lên xây dựng và củng cố trận địa cho tới rạng sáng mới trở về phía sau. Các lực lượng ở phía sau còn đào hầm hào dọc đường lên trận địa để bảo đảm an toàn khi cơ động lực lượng và chi viện cho trận địa.

Pháo binh"chân đồng, vai sắt" bắn ngắm trực tiếp. Trong thời gian khó khăn này, các chiến sĩ pháo binh Sư đoàn 304, với truyền thống "chân đồng, vai sắt" đã tập trung lực lượng mở một con đường dài 8 kilômét, dùng sức người kéo pháo vượt qua điểm cao 1000 lên sát điểm cao 1062, tổ chức bắn ngắm trực tiếp, chi viện cho bộ binh chiến đấu. Tại điểm cao 1062, ta và địch giành đi, giật lại từng mỏm một. Cũng chính tại điểm cao 1062 này, sư đoàn dù của địch đã chịu những tổn thất nặng nề và bị chặn đứng không tiến thêm được.

Trong trận phản kích chiếm lại điểm cao 1062 từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 10 năm 1974, Sư đoàn 304 đưa trung đoàn 24 dưới sự chỉ huy của trung đoàn trưởng Phùng Đình Cải vào phối hợp với trung đoàn 66 thực hiện một đòn đánh tiêu diệt xuất sắc trong chiến đấu phòng ngự, loại tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 dù ra khỏi vòng chiến. Điểm cao 1062 vẫn do bộ đội ta chiếm giữ.

Thách thức trên điểm cao 1062. Điểm cao 1062 là đỉnh cao của cuộc đọ sức giữa Sư đoàn 304 và sư đoàn dù địch. Nó trở thành biểu tượng chiến thắng của tập thể cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 kiên cường. Biết bao tấm gương hy sinh anh dũng sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng xuất hiện trong chiến đấu. Trung úy Nguyễn Văn Áy bị thương cả hai chân và một tay vẫn nằm lại trên chốt để chỉ huy và động viên bộ đội chiến dấu. Chính trị viên Thuyết bị thương, vẫn ở lại cùng đồng đội giữ trận địa cho tới lúc có lực lượng phía sau lên thay. Chiến sĩ Nguyễn Văn Thơ chiến đấu dũng cảm, mưu mẹo chụp bắt và ném trả hàng chục quả lựu đạn địch để diệt chúng. Trước lúc hy sinh, Nguyễn Văn Thơ còn bình tĩnh động viên anh em quyết đánh thắng địch. Đầu tháng 11 năm 1974, bị thua đậm, sư đoàn dù đưa tiếp lữ đoàn 2, lực lượng dự bị của chúng vào cuộc.  Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Sư đoàn 304 nhận định: địch tung lực lượng dự bị vào chủ yếu để cứu nguy cho 2 lữ đoàn 1 và 3 của chúng đã mất sức chiến đấu. Với lực lượng mới này, địch chỉ đủ rải ra trên tuyến chiến đấu, không thể có lực lượng tiến công tiếp. Từ nhận định đó, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 304 quyết định tổ chức hoả lực và xung lực đánh ngay vào lữ đoàn 2 dù, đánh bại âm mưu lấn chiếm vùng giải phóng Thượng Đức của địch.

Khi lữ đoàn 2 quân dù vừa chân ướt chân ráo đặt chân lên khu vực tập kết, các chiến sĩ pháo binh lập tức nổ pháo đánh phủ đầu. Địch bị thương vong quá nhiều. Tiếp theo lực lượng bộ binh ta tổ chức tập kích, làm bọn này hết sức hoang mang.

Dùng đạn pháo lép làm giàn phóng. Ngày 17 tháng 11, trinh sát Sư đoàn 304 đánh vào trận địa pháo Nông Lâm 3, phá hủy 4 khẩu pháo, đốt cháy 3 kho đạn. Trước đó trung đoàn 24 tiến công tiêu diệt tiểu đoàn 9 của địch ở tây điểm cao 700. Ngày 25 tháng 11, công binh Sư đoàn 304 lại dùng đạn pháo chưa nổ của chúng liên kết với mìn làm giàn phóng, đánh vào đội hình địch ở điểm cao 383. Địch hoảng sợ không hiểu là ta có loại vũ khí gì mới. Cùng thời gian này, các lực lượng vũ trang địa phương liên tục đánh tạt sườn, đánh vào phía sau đội hình tiến công của địch, làm chúng càng thêm rối loạn.

Kế hoạch "tái chiếm" đại bại. Qua 4 tháng anh dũng chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng Thượng Đức, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304, trung đoàn 3 Sư đoàn 324 và các lực lượng tăng cường đã tiêu diệt và bắt gần 5.000 tên địch. Các tiểu đoàn dù 2, 3, 9 của địch bị tiêu diệt. Các tiểu đoàn còn lại đều bị đòn đau. Sư đoàn dù ,một sư đoàn được coi là thiện chiến bậc nhất: nằm trong lực lượng tổng dừ bị chiến lược của địch bị đánh qụy.

Ngày 20 tháng 12 năm 1974, sư đoàn dù mình đầy thương tích rút chạy khỏi chiến trường. Kế hoạch "tái chiếm" Thượng Đức của địch bị bãi bỏ. Ngay khi sư đoàn dù vừa rút chạy đề phòng chủ lực của ta thừa thắng theo đường số 14 đánh sâu hơn nữa xuống hướng Đà Nẵng, bọn chỉ huy địch vội tung lữ đoàn 369 lính thủy đánh bộ lên thay thế, nhằm ngăn chặn quân ta trước cửa ngõ Thượng Đức.

Chiến thắng Thượng Đức đã mở toang "cánh cửa thép" bảo vệ phía tây Đà Nẵng, nó còn mang ý nghĩa về mặt chiến lược: đó là tạo thế, tạo lực cho những chiến dịch có ý nghĩa chiến lược tiếp theo. Đây là thước đo về sự so sánh giữa chủ lực cơ động của ta và chủ lúc cơ động chiến lược của địch. Góp phần thăm dò phản ứng của quân Mỹ đối với miền Nam - Mỹ cút rồi còn dám trở lại không? Thực tiễn đó đã giúp cho Bộ Tổng Tham mưu và Quân ủy Trung ương có những nhận định mới, đề ra những quyết sách đúng đắn...

Thường Đức đã cùng với chiến thắng La Sơn -Mỏ Tàu ta đã đánh qụy sư đoàn 1 - sư đoàn mạnh nhất của quân khu 1 ngụy, mở rộng vùng giải phóng nam Thừa Thiên tạo thêm một bàn đạp tiến công thứ hai uy hiếp mạnh mẽ giao thông chiến lược của địch giữa Huế và Đà Nẵng.

Trần Danh lược thuật

www.qdnd.vn

Thượng Đức - “Cánh cửa thép” bảo vệ Đà Nẵng

Quận Thượng Đức được chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập theo Nghị định 74-NV, ngày 02/3/1959 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, trên cơ sở đổi tên quận Hiên Giằng. Quận lỵ đóng tại Hà Tân (nay thuộc xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc). Thượng Đức là địa bàn rất hiểm yếu, ba bề là núi cao, có nhiều dốc đứng, phía đông bằng phẳng, là nơi hợp điểm của sông Côn và sông Vu Gia. Ở đây chỉ có một tuyến đường 14 đi qua Ái Nghĩa về Đà Nẵng. Trước Hiệp định Paris, nhiều vùng ở Thượng Đức là vùng hậu cứ của quân giải phóng ở Mặt trận 4 (Mặt trận Quảng Đà). Sau Hiệp định Paris, bằng chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, Mỹ- ngụy từng bước lấn chiếm lại khu vực này và ra sức xây dựng Thượng Đức trở thành tiền đồn để bảo vệ căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng của địch và khống chế tuyến đường 14 của ta ở phía Tây Quảng Đà. Nhằm biến Thượng Đức trở thành “cánh cửa thép” bảo vệ Đà Nẵng, chúng xây dựng ở đây hệ thống hầm ngầm, công sự kiên cố bằng bê tông cốt thép. Đồng thời, chúng chia Thượng Đức làm ba khu vực: phía Bắc là chi khu quận lỵ; trước chi khu quận lỵ là sân bay trực thăng. Phía Tây Bắc là khu trận địa pháo và ban chỉ huy Tiểu đoàn 79 biệt động quân biên phòng. Phía Nam là khu bảo an, quận lỵ và cảnh sát. Để bảo vệ vòng ngoài, địch thiết lập ba tiền đồn A,B,C. Lực lượng địch tại Thượng Đức gồm Tiểu đoàn 79 Biệt động biên phòng, đại đội Bảo an 704, trung đội pháo 105mm, trung đội Cảnh sát dã chiến, trung đội Thám báo, biệt đội sưu tầm và 21 trung đội dân vệ. Hỏa lực của địch có 18 khẩu pháo, cối các loại và 27 đại liên. Tổng số quân địch ở Thượng Đức vào thời điểm tháng 7-1974 lên đến 1.600 tên (chưa kể lực lượng phòng vệ dân sự) và ba ban hội đồng của ba xã: Lộc Bình, Lộc Vĩnh, Lộc Ninh với nhiều tên ác ôn khét tiếng. Trong các năm 1968, 1969 và 1970, ta đã nhiều lần đánh Thượng Đức nhưng không thành. Điều đó càng làm cho địch thêm ảo tưởng về sức mạnh của Thượng Đức, chúng mệnh danh Thượng Đức là “mắt ngọc của đầu rồng”, là “cánh cửa thép bất khả xâm phạm”. Chúng huênh hoang tuyên bố: “Nước sông Vu Gia chảy ngược thì Việt Cộng mới lấy được Thượng Đức”. Với ta, Thượng Đức như một cái gai khống chế cả huyện Đại Lộc, đặc biệt là các xã vùng B. Trong xu thế phát triển của phong trào cách mạng, ta phải nhổ bằng được cái gai đó để mở đường tiến về giải phóng Đà Nẵng.

*Đọc thêm: Phía bên kia viết về trận Thượng Đức

Trận Thượng Đức (Từ ngày 18/8 đến ngày 8/11/1974 )

Tổng hợp của Đại Úy Võ Trung Tín, Tiểu đoàn Truyền tin Sư đoàn Dù & Đại Úy Nguyễn Hữu Viên, Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù – Bài còn rất nhiều lỗi chính tả!

Sau khi Hiệp Định Paris được ký kết tại Paris vào cuối tháng 1/1973, tình hình chiến cuộc Việt Nam tạm lắng dịu. Hai sư đoàn Tổng trừ bị (Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến) vẫn còn bị lưu giữ tại Quân Khu 1. Lấy Quốc Lộ 1 làm ranh giới, Sư Đoàn Nhảy Dù trấn giữ phía Tây, dọc theo hành lang dãy Trường Sơn, và trách nhiệm luôn phần bảo vệ an ninh Quốc Lộ 1, từ cây số 17 ra tới bờ sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị). Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) trấn giữ phía Đông từ Quốc Lộ 1 ra đến bờ biển, đến tận Cổ Thành Quảng Trị ở phía Bắc. Các đơn vị thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù chiếm những cao địa tới tận chân dãy Trường Sơn, các căn cứ Anne (Động Ông Đô), Barbara (đã giành lại được trong cuộc tổng phản công tái chiếm Quảng Trị). Đây là 2 căn cứ chiến lược chế ngự toàn vùng hành quân.

Từ An Lổ, cây số 17 (căn cứ Hiệp Khánh, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù) về phía Nam là trách nhiệm của các đơn vị cơ hữu thuộc Quân Ðoàn 1. Sư Đoàn 1 Bộ Binh trấn đóng ở phía Bắc đèo Hải Vân. Phía Nam là trách nhiệm của Sư Đoàn 3 và Sư Ðoàn 2 Bộ Binh. Cả hai khu vực Bắc và Nam đèo Hải Vân đều có các đơn vị Biệt Động Quân, Địa Phương Quân, và Nghĩa Quân trấn giữ.

Đối đầu với Sư Đoàn Nhảy Dù là Sư Ðoàn 325 Trị Thiên của Bắc Việt. Tuy danh xưng là Sư Ðoàn Trị Thiên, nhưng thực ra bộ đội của sư đoàn này rất trẻ và nói toàn giọng Bắc. Tình hình tổng quát tại Quân Khu 1 sau ngày ký hiệp định tương đối yên tĩnh.

Vào những tháng cuối năm 1974, sau khi trao đổi tù binh với Hoa Kỳ xong xuôi, Bắc Việt không ngần ngại bắt đầu vi phạm Hiệp Định Ba Lê để thực hiện ý đồ xâm lăng thôn tính miền Nam bằng võ lực.



Qua các cuộc trắc nghiệm xem phản ứng của Hoa Kỳ bằng cách mở cuộc tấn công vào tỉnh Phước Long cuối năm 1974, và một số thị trấn khác thuộc Quân Khu 3. Thấy Hoa Kỳ không có phản ứng, Cộng Sản Bắc Việt bắt đầu tung các đơn vị chủ lực vào cuộc xâm lược Miền Nam Việt Nam. Bộ đội, pháo binh, cơ giới của họ ngang nhiên di chuyển hàng hàng lớp lớp giữa ban ngày, không cần ngụy trang ẩn nấp như xưa.

Cộng Sản Bắc Việt mở mặt trận lớn đầu tiên tại Vùng 1 Chiến Thuật với ý đồ cầm chân các đơn vị tổng trừ bị của QL-VNCH đồng thời ào ạt di chuyễn bộ đội trên đường mòn HCM vào các quân khu 2 và 3. Hai sư đoàn 304 và 324 Bắc Việt, cùng các trung đoàn pháo, chiến xa bất thần đánh chiếm quận Thường Đức thuộc tỉnh Quảng Nam. Là một điểm chiến lược vì địa thế núi rừng hiểm trở dễ thủ khó công.

Thường Đức nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam trong thung lủng Hà Tân, một khu vực nghèo nàn khô cằn sỏi đá ở phía Tây Nam Đà Nẵng khoảng 50 cây số, và phía Tây là vùng rừng núi trùng điệp chạy dài tới biên giới Lào. Đây là tiền đồn chiến lược bảo vệ căn cứ quân sự và phi trường Đà Nẵng, một trong những căn cứ lớn nhất của VNCH.

Địa hình Thượng Đức rất hiểm yếu, ba bề là núi cao, có nhiều dốc dựng đứng, phía Đông bằng phẳng, là nơi hợp lưu của hai con sông Côn và sông Vu Gia nước sâu, chạy dài từ Tây sang Đông.

Trước kia Lực Lượng Ðặc Biệt (LLĐB) Hoa Kỳ đã xây dựng và để lại một căn cứ phòng thủ chiến lược với hệ thống giao thông hào liên hoàn trong căn cứ cùng với 35 lô cốt nửa chìm nửa nổi, mỗi lô cốt rộng bốn mét, xây dựng bằng xi măng cốt thép bao bọc hai lớp bao cát đặt ngang ở giữa, nhiều công sự có nắp và một hệ thống nhà hầm và hầm ngầm. Khu thông tin, chỉ huy pháo binh, bệnh viện, kho đều nằm sâu trong lòng đất. Trong khu vực nhà ngầm được chia thành nhiều phòng. Lực lượng VNCH ở Thượng Đức có Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân Biên Phòng, hai đại đội Địa Phương Quân, một đại đội Cảnh Sát Dã Chiến, một trung đội Viễn Thám và 16 trung đội Nghĩa Quân, tất cả đặt dưới sự chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Quốc Hùng, quận trưởng.

Về mặt chiến lược Thường Đức còn là một vị trí quan trọng xuất phát các cuộc hành quân trinh sát, khống chế con đường tiếp liệu Trường Sơn Đông mà CSBV vừa mới khai dựng sau ngày ký hiệp định 27/1/1973. Từ phía Bắc quân dụng và chiến cụ theo đường mòn HCM đưa từ A-Lưới đến A-Shau qua Trào đến Bến Giàng nằm trên LTL 4 cách Thường Đức không xa. Tại đây quân CSBV có những kho lẳm tồn trử quân dụng tiếp tế cho mặt trận Quân Khu Năm.

Về chính trị, với việc chiếm đóng Thường Đức, Hà Nội có thể đánh giá được phản ứng của Hoa Kỳ và khả năng tăng viện viện trợ quân sự cho Sàigòn. Về quân sự, Hà Nội có thể đánh giá khả năng phản kích, cơ động và hỏa lực yểm trợ của chủ lực VNCH ở Quân Khu 1, đặc biệt là lực lượng tổng trừ bị cơ động chiến lược (Nhảy Dù).

Đối với Việt Nam Cộng Hòa, trận chiến Thượng Đức đánh dấu việc vi phạm ngưng bắn của CSBV đã đến một mức độ nghiêm trọng mới. Thường Đức trở thành quận lỵ đầu tiên của VNCH rơi vào tay cộng sản sau ngày ngưng bắn. Đại Lộc và Đà Nẵng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng từ hướng Tây chỉ cách thung lũng sông Vu Gia.

Lực lượng địch tham chiến gồm có:

SĐ324B gồm các Trung Đoàn 29, Trung Đoàn 6 & Trung Đoàn 803 di chuyển từ phía Tây tỉnh Quảng Trị xuống tỉnh Quảng Nam.

SĐ304 Điện Biên, Tư lệnh là Trương Công Phê, Chính ủy là Trần Bình chỉ huy trực tiếp trận chiến. gồm 3 Trung Đoàn 66, 24 & 36 vừa tham gia trận đánh chiếm căn cứ Dak Pek ở phía Bắc tỉnh Kontum vào giữa tháng Năm đã bí mật di chuyển vào khu vực Thượng Đức.

Trung Đoàn 31 thuộc SĐ2 CSBV tăng viện vào lúc cuối trận chiến.

2 Tiểu Đoàn bộ đội địa phương Quảng Đà.

Một Trung đoàn Pháo và Trung đoàn Chiến Xa.

Lực lượng địch quân tham gia tác chiến chủ yếu ở Thường Đức là Sư Đoàn 304 với Trung Đoàn 66 được tăng cường Trung Đoàn 29 (còn gọi là Trung Đoàn 3)/ Sư Đoàn 324, Tiểu Đoàn 1/ Lữ Đoàn 219 Công Binh, một đại đội tên lửa A72 (SA-7) và một đại đội tên lửa B72 (AT-3), tất cả từ Quân Đoàn 2 cùng hai tiểu đoàn bộ đội địa phương Quảng Đà. Các đơn vị của Quân Đoàn 2 đã được cơ giới trên con đường chiến lược mới mở Đông Trường Sơn từ thung lũng Ba Lòng (Quảng Trị) xuống. Riêng Trung Đoàn 3/ Sư Đoàn 324 vừa mới được cơ giới từ thung lũng A Shau (Thừa Thiên) xuống tham gia đánh trận Dak Pek, sau đó đã cơ động trở lại Quảng Nam đễ tham gia chiến dịch Thường Đức.

SA-7 và AT-3 đều được gọi là "tên lửa" (hỏa tiển), nhưng công dụng khác nhau. SA-7 là hỏa tiển phòng không, chống máy bay hoặc trực thăng, nhỏ gọn, dài khoảng 1.47 mét với đường kính 70mm nằm trong một ống phóng ngắn có thể bắn từ trên vai. AT-3 được chế tạo để chống thiết giáp (xe tăng, thiết vận xa) hoặc bắn vào các công sự chiến đấu kiên-cố.

Trận Thường Đức do cán bộ Sư Đoàn 304CSBV trực tiếp chỉ huy. Trong cuộc họp chuẩn bị giữa Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 304 với bộ chỉ huy Quân Khu 5 CSBV, đã có việc trao đổi kinh nghiệm sử dụng pháo bắn thẳng có hiệu lực cao ở Nông Sơn. Tư lịnh Sư Đoàn 304 CS khẳng định sẽ tiêu diệt Thường Đức với hỏa lực hùng hậu của BộTư Lệnh B5 yểm trợ gồm cấp số trang bị pháo 85 ly và 105 ly gấp đôi của Sư Đoàn 2 CSBV lại có thêm súng cối 160 ly có sức công phá lớn, yểm trợ đắc lực cho bộ binh xung phong.

Quân Đoàn 2 CS tổ chức một bộ phận tiền phương đi cùng với Sư Đoàn 304 do Ðại Tá VC Hoàng Đan, phó tư lệnh quân đoàn phụ trách.

Với nhiệm vụ tấn công chi khu quận lỵ Thường Đức, thử thách quan trọng đối với Sư Đoàn 304 là việc chuyển vận đưa vũ khí đạn dược vào trận chiến. Hai tổ trinh sát từ hai hướng hoạt động gởi về báo cáo các kế-hoạch mở đường. Sau khi cân nhắc, cán bộ chỉ huy Quân Đoàn 2 CSBV và Sư Đoàn 304 quyết định mở đường từ Trào vào bến Hiên. Con đường này Cộng Sản Bắc Việt phải làm mới 45km, còn 21km dựa vào con đường VNCH làm dở dang đã bỏ từ lâu, sửa lại là xe pháo đi được, việc bảo đảm bí mật đưa lực lượng vào chiến dịch cũng tốt hơn. Ngoài việc ghép thuyền chở pháo, và các loại vũ khí cộng quân còn đóng nhiều bè chuối, bè nứa để vận chuyển đạn và gạo vào chiến dịch

Đoạn đường từ bến Hiên vào Thượng Đức dài 17km, phía VNCH thường đưa thám báo ra phục kích, cộng quân chưa thể sửa ngay được. Giai đoạn đầu, cộng quân phải dùng thuyền, bè chở pháo đạn xuôi sông Côn rồi dùng sức người đưa pháo lên chiếm lĩnh trận địa. Quân Đoàn 2 CSBV và Sư Đoàn 304 hạ quyết tâm đến ngày 20-7 phải làm xong đường để đưa các lực lượng chính yếu vào đánh chiếm Thường Đức.

Sau hơn một tháng vật lộn với con đường, đêm 17 tháng 7/1974, các xe pháo của cộng quân đã bí mật kéo vào tập trung ở thôn Hiên. Các đại pháo 122 mm của Sư Đoàn 304 được bố trí trong các làng bản không có người ở, vì dân đã bỏ đi từ lâu, nay biến thành rừng. Cối 160 mm vào tới vị trí an toàn cách căn cứ Thượng Đức 3 km. Bộ đội và dân công lại đưa pháo 85 mm vượt qua một bãi sình lầy lên điểm cao 118 để bắn trực tiếp vào Thượng Đức.

Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 304 đặt tại phía Đông Nam núi Hà Sống, tại đây có thể quan sát rõ bộ binh xung phong lên Thượng Đức. Sư Đoàn 304 chia thành ba mũi tiến công vào Thượng Đức: Trung Đoàn 66 với Tiểu Đoàn 7,8 và 9 tấn công vào các vị trí VNCH ở trung tâm chi khu quận lỵ , bộ đội địa phương, dân quân du kích tấn công vào các thôn xung quanh quận lỵ, Trung Đoàn 29 của Sư Đoàn 324 chiếm lỉnh các cao điểm ngăn chận viện binh ở vòng ngoài dọc theo phía Bắc LTL 4.

Quân đội VNCH:

Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân Biên Phòng.

Hai Đại Đội Địa Phương Quân.

Một Đại Đội Cảnh Sát Dã Chiến.

Một Trung Đội Viễn Thám.

16 Trung Đội Nghĩa Quân.

LĐ1 ND do Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh làm Lữ Đoàn Trưởng gồm 3 Tiểu Ðoàn 1,8,9 ND và TÐ1PBND

* Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù, Thiếu Tá Ngô Tùng Châu làm Tiểu Đoàn Trưởng

* Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù , Thiếu Tá Nguyễn Quang Vân làm Tiểu Đoàn Trưởng

* Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù, Thiếu Tá Nguyển Văn Nhỏ làm Tiểu Đoàn Trưởng

* Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh Nhảy Dù , Thiếu Tá Nguyễn Văn Nghi làm Tiểu Đoàn Trưởng.

LĐ3ND do Trung Tá Lê Văn Phát làm Lữ Đoàn Trưởng gồm 3 Tiểu Ðoàn 2,3,6 ND và TÐ3PBND

* Tiểu Ðoàn 2 Nhảy Dù, Thiếu Tá Trần Công Hạnh làm Tiểu Đoàn Trưởng

* Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, Thiếu Tá Võ Thanh Đồng làm Tiểu Đoàn Trưởng

* Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, Thiếu Tá Nguyển Hửu Thành làm Tiểu Đoàn Trưởng

* Tiểu Ðoàn 2 Pháo Binh Nhảy Dù Thiếu Tá Nguyển Văn Thông làm Tiểu Đoàn Trưởng

Diển Tiến:

Khởi sự ngày 29/7/1974 Trung đoàn 29/324CSBV bắn hoả tiển vào phi trường Đà Nẳng,cùng lúc pháo kích vào quận lỵ Thường Đức đễ triệt hạ các công sự phòng thủ và tấn công các vị trí tiền đồn do các đơn vị Nghĩa Quân và ĐPQ trấn giữ. Kho đạn của quận lỵ bị bốc cháy, Chi Khu Thượng Đức mất liên lạc với ba vị trí tiền đồn của Nghĩa Quân, Điạ Phương Quân và hai vị trí tiền đồn của Biệt Ðộng Quân nhưng pháo binh từ Đồi 52 gần Đại Lộc yểm trợ hữu hiệu, gây nhiều thiệt hại cho quân Cộng Sản.

Trung Đoàn 66 CSBV dùng bộc phá mở hàng rào ở hướng chính, Tiểu Đoàn 7 CSBV bị một Trung Đội ĐPQ chận đứng với một khẩu đại liên 50 (đại liên 12.7 mm) ở Trúc Hà. Cộng quân dùng pháo 85 ly bắn trực xạ diệt được khẩu đại liên 50 của trung đội ĐPQ, Tiểu Đoàn 7 CSBV tiếp tục đưa lực lượng vào đột phá nhưng cũng không thành công.

Hướng Tiểu Đoàn 9 CSBV, mặc dù chiến đấu rất dữ dội, nhưng mở đến hàng rào thứ tư thì bị lính BĐQ đánh trả mạnh mẽ. Cộng quân bị thương vong quá nhiều phải dừng lại. Phía VNCH phản ứng rất nhanh, Không Quân VNCH từ Đà Nẵng bay lên đã ném bom chính xác vào ngay hàng rào. Khi Bắc quân bắn nát một lô cốt và chuyển sang lô cốt khác, TĐ79 BĐQ lập tức đưa quân bám lấy lô cốt sập, bắn chận không cho quân Bắc Việt tiến lên.

Sáng sớm hôm sau, ngày 30/7/1974 CSBV pháo dử dội và tấn công vào chi khu Thượng Đức, Chi Khu Trưởng bị thương nặng nhưng quân ta vẫn giử vửng được phòng tuyến, các binh sĩ VNCH tiếp tục anh dũng đánh bật các đợt tấn công của Bắc quân. Phi cơ quan sát của VNCH phát hiện một đoàn quân xa và pháo binh của VC di chuyển trên liên Tỉnh Lộ số 4 phiá Tây Thượng Đức, Không quân VNCH từ Đà Nẵng đã được gọi đến oanh kich tiêu diệt 3 chiến xa của địch.

Đây là trận đánh hiệp đồng binh chủng cường tập rất mạnh của Trung Đoàn 66 CSBV và sau nhiều đợt pháo bắn yểm trợ cho nhiều đợt bộ binh tấn công nhưng vẫn không thành công trước sự chống trả vô cùng anh dũng, quyết liệt của những người lính VNCH được Không Quân từ Đà Nẳng lên yểm trợ đắc lực.

Sau hai ngày đêm tấn công quyết liệt, Trung Đoàn 66 vẫn không “mở cửa” được trong khi bị thiệt hại nặng nề, phài dừng lại cũng cố đội hình. Đêm 30/07 Nguyễn Chánh, Tư lịnh phó Quân Khu 5, phải ra mặt trận để chấn chỉnh lại đội ngũ và quyết định đưa pháo vào gần để bắn trực xạ.

Ngày 31/7/1974 sau những đợt pháo tập khũng khiếp, Trung Đoàn 66 CSBV liên tục đưa lực lượng tiến sát vào vòng đai phòng thủ nhưng Tiểu Đoàn 79 BĐQ cùng ĐPQ/NQ Thượng Đức chống trả rất dữ dội khiến cộng quân bị thương vong rất nhiều mà hàng rào vào quận lỵ vẫn chưa mở được. Tiểu Đoàn Trưởng 79 BĐQ yêu cầu dội pháo ngay lên hầm chỉ huy của ông. Các công sự phòng thủ cũng như hệ thống giao thông hào đều sụp đổ dưới những đợt pháo kích liên tục của quân CSBV nhưng lính mũ nâu vẫn giữ được căn cứ và sau cùng Cộng quân cũng chiếm được bải đáp trực thăng phiá ngoài đồng thời bố trí quân trên các cao điểm để chế ngự Tỉnh lộ 4 ở phía Đông Thượng Đức chờ quân đội VNCH phản công theo đúng chiến thuật "đánh điểm diệt viện." Trước sự thiệt hại nặng nề của Trung Đoàn 66, Sư Đoàn 304 phải ra lệnh cho Trung đoàn ngừng tiến công và chuyển sang phòng ngự giữ bàn đạp đã chiếm được.

Trong ngày nầy Quân cộng sản cũng pháo vào các vị trí của Trung Đoàn 2 BB và Pháo Binh đóng tại Đại Lộc. Sau khi tổn thất nặng ở trận Đức Dục vài tuần trước Trung Đoàn 2 BB đang được tái bổ sung và huấn luyện ở phía tây Đại Lộc, một pháo đội 175 ly được di chuyển ra quận Hiếu Đức để yểm trợ cho Thượng Đức. Sau đợt tấn công đầu tiên của quân CS, Trung Tá Quận Trưởng Nguyễn Quốc Hùng tuy bị thương gãy chân nhưng vẫn báo cáo về Đà Nẵng là giữ được Thượng Đức và yêu cầu tăng viện. Bộ Chỉ Huy Chi Khu Thượng Đức ráo riết huy động binh lính cũng cố các công sự phòng thủ. Phát hiện được lực lượng đang bao vây Thượng Đức là bộ đội chủ lực CSBV vừa di chuyển từ Quảng Trị vào, Không Quân VNCH đã được gọi tới oanh kích dữ dội vào đội hình vây lấn của địch quân.

Tại chi khu Thượng Đức, tổn thất của Biệt Ðộng Quân và các đơn vị trú phòng ngày càng gia tăng trong khi việc tải thương không thực hiện được do hỏa lực phòng không ác liệt của cộng quân. Tướng Trưởng điều động một Chi đoàn chiến xa M-48 từ Tân Mỹ phía Bắc Hải Vân vào Đà Nẵng làm trừ bị cho Tướng Hinh khi tình hình trở nên nghiêm trọng.

Ngày 1/8/1974 để giải toả áp lực địch, Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư Lịnh Sư Đoàn 3 BB đã thành lập một Chiến đoàn đặc nhiệm gồm Trung Đoàn 2BB và Thiết Đoàn 11 Kỵ Binh từ Đại Lộc đi dọc theo Tỉnh lộ 4 tiến về Thượng Đức.

Ngày 3/8/1974, Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 2BB bắt được một tù binh Bắc Việt ở phía Đông Thượng Đức, theo cung từ cuả tù binh nầy cho biết Trung đoàn 29 CSBV đã chiếm giữ các cao điểm 1235 và 1062 để chế ngự tỉnh lộ 4 giữa Thượng Đức và Đồi 52 ở phía Tây Đại Lộc, con đường tiếp liệu và tiếp viện cho Thượng Đức trong khi Trung Đoàn 66 của Sư Đoàn 304 được tăng cường lực lượng chuẩn bị dứt điểm Thượng Đức.

Bắt đầu đợt tấn công mới. Pháo binh CS, đã hạ nòng bắn tập trung diệt từng lô cốt một của căn cứ. Không Quân VNCH đã gởi phi pháo đến yểm trợ và trọng pháo tác xạ dữ dội vào các vị trí quân CS. Nhưng rút được kinh nghiệm của đợt tấn công trước, đội hình bộ binh cộng quân áp sát mục tiêu hơn và có công sự chu đáo nên tránh được thương vong nặng như lần trước. Đạn pháo bắn thẳng phá tung những lô cốt còn lại, sau đó cối 160 mm nện chính xác vào khu trung tâm rồi pháo chuyển lần hướng dẩn cho bộ đội tiến tới.

Mặc dầu được tăng cường Tiểu Đoàn 1/57, Chiến đoàn của Trung Đoàn 2 tiến rất chậm trước sự kháng cự của Trung Đoàn 29 CSBV và hỏa lực pháo binh hùng hậu của Cộng quân dọc theo các cao điểm 1235 và 1062 cạnh LTL4. Trong khi tại Thường Đức, tình hình trở nên nguy kịch khi lính Biệt Ðộng Quân sắp cạn kiệt đạn dược cũng như lương thực. Không Quân VNCH cố gắng thả dù tiếp tế khẩn cấp vào ngày 5 tháng 8 nhưng do hỏa lực phòng không ác liệt của Bắc Việt, tám kiện hàng tiếp tế đều rơi ngoài chu vi phòng thủ. Một oanh tạc cơ A-37 bị bắn rớt khi định tiêu diệt các kiện hàng tiếp tế không may rơi vào khu vực do quân CSBV kiểm soát.

Lo ngại về mối đe dọa nguy hiểm lớn cho Đà Nẵng từ hướng Tây của Đại Lộc, Tướng Trưởng khẩn cầu trực tiếp với Đại Tướng Cao Văn Viên cho Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù từ Sàigòn ra tăng viện đồng thời ra lệnh cho Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù đang phòng thủ phía tây Huế chuẩn bị di chuyển vào Quảng Nam, nhưng các hoạt động này đã không còn kịp đễ cứu vãn tình thế cho Thượng Đức.

Mặc dầu liên tục pháo vào Thường Đức từ ngày 29 tháng 7, cường độ pháo trong đêm 6 tháng 8 gia tăng mạnh với trên 1,200 đạn pháo. Ở hướng chính của căn cứ, Cộng quân dùng bộc phá liên tục để mở ngỏ, nhưng binh sĩ VNCH trong hầm ngầm chui ra các lô cốt đã bị sập, bắn trả quyết liệt. Đến 7 giờ sáng ngày 6 tháng 8/1974, Địch quân vẫn chưa vào được quận lỵ.

Suốt một ngày và đêm 6 tháng 8/1974 chiến đấu liên tục, Tiểu Đoàn 9 CSBV đã mở được cửa đột phá và đánh chiếm được một số lô cốt tuyến chiến hào thứ nhất. Nhưng khi phát triển vào trung tâm, các mũi tiến công của Cộng quân bị khựng lại trước hệ thống hỏa lực dày đặc của Binh Sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Tiểu Đoàn 79 BĐQ cùng lính Ðịa Phương Quân/ Nghĩa Quân ở Thượng Đức quyết không đầu hàng nên đã chiến đấu vô cùng quyết liệt, đánh trả các cuộc xung phong của bộ đội CSBV đến người lính cuối cùng và viên đạn cuối cùng.

Trên trời, máy bay A-37 của Không Quân VNCH liên tục quần đảo bắn phá và bổ nhào trúc bom đánh ngay vào khu vực hàng rào căn cứ, chi viện cho quân đồn trú ở Thượng Đức giữ vững khu vực còn lại. Những người lính mũ nâu anh hùng của Tiểu Đoàn 79 BĐQ tiếp tục đẩy lui một đợt tấn công nữa vào đêm này.

Đến 1 giờ ngày 7-8, cộng quân chuyển hướng tiến công của Tiểu Đoàn 9 thành hướng chủ yếu. Đến 5 giờ 30 phút ngày 7 tháng 8 năm1974, sau khi củng cố lực lượng và bố trí lại đội hình, Trung Đoàn 66 mở đợt tấn công cuối cùng đánh chiếm quận lỵ Thượng Đức. Hỏa lực của pháo binh CS bắn chi viện cho Tiểu Đoàn 8 tiếp tục mở cửa. Bộc phá nổ cuốn theo lớp hàng rào cuối cùng. Những người lính BĐQ, ĐPQ và NQ còn sống sót rút vào lô cốt ngầm bắn ra như điên như dại, chống cự quyết liệt.

Tiểu Đoàn 9 đã chiếm được khu Địa Phương Quân và phát triển xuống khu cảnh sát, quận lỵ. Tiểu Đoàn 7 từ hướng tây bắc đã sang hướng Tiểu Đoàn 9, đột phá vào khu Biệt Ðộng Quân. Lúc 8 giờ 30 phút ngày 7 tháng 8/1974, Sư Đoàn 304 đã tràn ngập cứ điểm Thượng Đức. Tiểu đoàn trưởng BĐQ báo cáo mở đường máu rút lui trước khi liên lạc bị mất vào trưa ngày 7 tháng 8.

Thượng Đức trở thành quận lỵ đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay quân Bắc Việt sau ngày ngừng bắn và một cơ hội cho Hà Nội đánh giá phản ứng và khả năng yểm trợ cho VNCH của Hoa Kỳ khi chiến sự bắt đầu leo thang.

Do chủ quan về khả năng chiến đấu của chủ lực cơ động cùng pháo binh hùng hậu yểm trợ, Trung Đoàn 66 của Sư Đoàn 304 đã phải trả một giá khá đắt, thiệt hại nặng nề với 75% quân số thương vong khi bị Tiểu Đoàn 79 BĐQ cùng các người lính ĐPQ/NQ và CSDC của chi khu Thượng Đức được sự yểm trợ tích cực và hữu hiệu của Không Quân VNCH từ phi trường Đà Nẳng đã chận đứng và đánh bật hàng loạt các đợt tấn công kéo dài suốt 9 ngày đêm. Các người lính VNCH đã không chịu đầu hàng mà chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng, cho đến giọt máu cuối cùng. Nhưng sự hy sinh anh dũng này đã đi vào quên lãng do địa thế hẻo lánh, không được nhiều người biết đến.

Sư Đoàn Nhảy Dù tham chiến:

Ngày 8/8/1974, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù cùng 3 Tiểu Đoàn trực thuộc 1, 8, & 9ND được khẩn cấp không vận đến vùng hành quân Đại Lộc bằng phi cơ C130, một ngày sau khi Thường Đức thất thủ, trong khi các thiết bị nặng như đại bác 105-ly và xe cộ được đưa ra bằng tàu của Hải Quân. Sau khi nghỉ đêm tại Quận Hiếu Đức, sáng hôm sau Lữ Đoàn I ND di chuyển bằng đoàn xe GMC hướng về quận Đại Lộc, qua Ái Nghĩa, cầu Chìm. Đoàn xe dừng tại đây, mọi người ba lô súng đạn gọn ghẽ, triển khai đội hình từ từ tiến vào vùng hành quân.

Ngày 11/8/1974 Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù cùng 3 tiểu đoàn 2, 3 & 6 được lệnh di chuyển bằng phi cơ từ phi trường Phú Bài xuống phi trường Đà Nẵng trách nhiệm án ngử ở quận Hiếu Ðức sau khi bàn giao khu vực trách cho Liên Ðoàn 15 Biệt Động Quân / Quân Khu 1.

Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù và Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng (Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù) cũng di chuyển đến Đà Nẵng. bản doanh tại phi trường Non Nước ở phía Nam Đà Nẵng.

Trên vùng đồi núi chập chùng nằm phía bắc thung lũng sông Vu Gia, Liên Tỉnh Lộ 4 nối liền Thường Đức với khu vực đồng bằng duyên hải, 2 bên trái phải là 2 dãy núi cao chót vót trùng điệp chạy chụm lại, 2 dãy núi gặp nhau tại một khe núi rất hẹp, có tên là Ba khe, với ngọn đồi 52 trọc đỏ ối nằm ngay yết hầu con đường độc đạo chạy từ Đại Lộc vào Thường Đức, vào sâu nữa là vùng Bến Giàng rồi Khâm Đức.

Dọc hai bên sườn đồi, địch quân như có ý đồ từ lâu, hầm hố được dựng rất kiên cố. Họ cưa cột nhà của dân chúng đem gác thành khung chữ A, tháo tôn trên mái nhà đặt lên mặt, rồi tấn đất cát chặt lên trên. Từng chiếc hầm kiên cố, nếu một quả đạn 105 ly có nổ trên nắp hầm cũng chả ăn thua gì, địch vẫn ngồi bên dưới ung dung kéo thuốc lào.

Địch đã xây dựng hệ thống phòng thủ này từ lâu lắm rồi. Họ đã khống chế toàn vùng từ khuya, nhưng vẫn để cho con đường độc đạo này thông thương qua lại, dân chúng vẫn ra vào, quân ta vẫn đi lại lui tới tưởng như vô sự. Nhưng nếu thử tung một toán trinh sát lấn sâu sang bên lộ thử xem, địch quân đang nằm trong đó. Cho nên khi địch lật úp bàn tay thì toàn bộ lực lượng Sư đoàn 3BB và Biệt Động Quân tan tác trong nháy mắt. Vị sĩ quan Đại đội trưởng ĐĐ/BĐQ trấn thủ đồi 52 khi chạy thoát về gặp Nhảy Dù, chỉ còn có một người lính mang máy PRC-25 đi theo, ông ta vẫn chưa kịp hoàn hồn.

Cách Liên Tỉnh Lộ 4 khoảng 6 km về phía Bắc, đồi 1235 nằm ở phía đông Thường Đức là đỉnh cao nhất, trong khi Đồi 1062 cách đó khoảng 2 km về phía Nam có vị trí chiến lược quan trọng có thể quan sát khống chế toàn bộ khu vực Liên Tỉnh Lộ 4 và thung lũng sông Vu Gia từ Thường Đức kéo dài cho đến Đại Lộc. Theo con đường độc đạo ngoằn ngoèo, những toán quân của Sư Đoàn 3 Bộ Binh, của Biệt Động Quân đang nhớn nhác di tản từ Thường Đức ra. Nương theo đoàn binh lính là những dân lành, gồng gánh bồng bế nhau tìm đường thoát hiểm. Những loạt đại bác 130 ly của địch từ núi sâu bắn rải theo đoàn người dọc trên mặt lộ. Mỗi khi một cụm khói bốc lên, đoàn người lại ngã xô xuống. Khi cụm khói tan đi, có dáng người loạng choạng đứng lên lê lết bước, có dáng người vẫn nằm yên một chỗ phơi thây trên mặt đường.

Trung Đoàn 29 CSBV đã đóng chốt trên những ngọn đồi nằm sát Liên Tỉnh Lộ 4 và đã thiết lập một đài quan sát pháo binh ở trên đỉnh 1062 để có thể pháo chính xác vào các vị trí của Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực Đại Lộc và kiểm soát tất cả mọi chuyển động trên Tỉnh lộ 4.

Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù được giao cho nhiệm vụ chiếm lại đồi 1062 cùng các ngọn đồi lân cận tiếp giáp với Liên Tỉnh Lộ 4 trong khi Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù bảo vệ Đà Nẵng ở hướng Tây qua quận Hiếu Đức. Các Tiểu Đoàn Nhảy Dù thay phiên nhổ từng chốt Cộng quân bám chặt trong những hốc núi trong suốt một tháng trời, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù tiến dần lên Đồi 1062.

Sau khi các cánh quân của Nhảy Dù đã vào tuyến xuất phát. Chuẩn Tướng Lê Quang Lưởng, Tư Lịnh SĐND cho các đơn vị tiến dọc theo đường đỉnh dãy núi Sơn Gà rồi trực chỉ Thường Đức. Nỗ lực chính là Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù. Trong khi đó Lữ đoàn 3 lục soát xung quanh thung lũng Đại Lộc, và làm thành phần trừ bị sẵn sàng tiếp ứng.

Giai đoạn I của cuộc hành quân:

Ngày 18/8/1974 Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù bắt đầu xung trận, tuyến xuất phát khởi từ làng Hà Nha. Hà Nha là một dải đồng bằng hẹp, bên trái là con đường độc đạo dẫn vào Thường Đức, bên phải giáp với chân của rặng Sơn Ya ( còn gọi là Sơn Gà) cao ngất trời xanh. Các đơn vị Nhảy Dù chia thành từng toán nhỏ đeo bám trên các sườn núi để diệt các chốt Cộng Sản bằng lựu đạn, vừa vượt tuyến xuất phát khoảng 1 cây số, thì chạm mạnh với đich quân, họ phải giành giựt từ ngôi nhà, từng gốc cây trên con đường độc đạo dẫn vào quận Thường Đức. Đoạn đường 5 cây số vô cùng gian nan hiểm trở, với nhiều bẫy và pháo tập gài sẵn của địch. Đoàn quân Nhảy Dù súng hờm trên tay, cẩn trọng trải rộng đội hình dấn bước vào lò lửa đang sôi sục Đây quả thật là một thử thách, đo lường sự can đảm, kinh nghiệm và kỹ thuật chiến đấu của các chiến sĩ Nhảy Dù trước khi họ thực sự tham dự một trận đánh để đời quanh ngọn đồi đẫm máu 1062.

Về phía CSBV,Trung Đoàn 29 bị tổn thất quá nặng phải lùi dần về sau nên Quân Khu 5 Cộng Sản phải điều động Trung Đoàn 31 của Sư Đoàn 2 CSBV vào thay cho Trung Đoàn 66 đang giữ Thường Đức để đơn vị này ra tăng cường cho Trung Đoàn 29 để làm chậm lại bước tiến của những người lính Nhảy Dù. Cộng quân cũng đã đưa Trung Đoàn 24 của Sư Đoàn 304 từ Quảng Trị vào đến chiến trường vào đầu tháng 9/1974 để tăng cường cho mặt trận.

Sáng ngày 18/8, ba Tiểu Đoàn 1ND, 8ND và 9ND vượt tuyến xuất phát, BTL/SĐ Nhảy Dù cũng đã tung các đơn vị Đại Đội 19, 21 và 27 Đa-Năng hoạt động để đánh lạc hướng tình báo địch.( 12 Đại Đội Đa Năng là những Đại Đội thiện chiến ưu tú của SĐND, được tổ chức ngoài bản cấp số. Quân số rút ra từ các đơn vị thống thuộc và được huấn luyện khả năng tác chiến như một Đại Đội độc lập).

Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh, LĐT/LĐIND ra lệnh Tiểu Đoàn 8 tiến theo Tỉnh Lộ 4, dọc bờ sông Vu-Già bảo vệ cánh trái trục tiến quân tiến chiếm làng Hà Nha 1 và Hà Nha 2 ở phía Đông đồn Địa Phương Quân cũ (trên cao điểm 52). Thiếu Tá Nguyễn Quang Vân, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 8 chuyển lệnh cho Đ/U Phạm Văn Hiệu dàn Đại Đội 83 xung phong thần tốc tấn công thẳng vào làng Hà Nha để giải tỏa đồn Địa Phương Quân.

Khi Trung đội 1/83, Trung Đội Trưởng là Thiếu Úy Hoàng Văn Tiến vào gần tới bờ làng thì quân CS Bắc Việt đồng loạt khai hỏa. Các binh sĩ Dù bắn trả mãnh liệt. Trung Ðội 2 do Thiếu Úy Nghiêm Sỉ Thành chỉ huy nhào vô cứu bồ vừa bắn vừa hô xung phong vang rền làm địch hoảng hốt bỏ chạy hết. Nhờ đó tổ khinh binh của Tiến nhảy vào chiếm được bờ làng, Đại Úy Hiệu bảo Thành ngưng tác xạ, và Thiếu Úy Tiến dẫn toàn bộ Trung Đội vào mục tiêu và bung rộng về phía Tây bờ làng.

Sau 40 phút giao tranh, Ðại Ðội 83 hoàn toàn làm chủ làng Hà Nha. Đ/U Hiệu cho bố trí, binh sĩ canh gác cẩn mật, đào hầm hố củng cố vị trí chiến đấu. Kết quả tịch thu vài súng cá nhân vì quân số địch cỡ một trung đội, Cộng quân chỉ chống trả yếu vì thấy các binh sĩ Dù đánh giặc hăng hái và bị nhiều mặt tấn công. Địch tức giận thua trận nên dùng đại bác không giật từ các cao điểm bên kia bờ sông bắn trực xạ vào làng Hà Nha. Xạ trường quan sát của địch thật là chính xác.

Trong khi binh sĩ Ðại Ðội 83 đào hầm hố, gài mìn Claymore, mìn chiếu sáng, đặt lính gác giặc, Đ/U Phạm Văn Hiệu điều chỉnh hỏa tập cận phòng với sĩ quan tiền sát, anh cận vệ dọn cơm cho Hiệu ăn ở cái bàn nhỏ trước một ngôi nhà tranh. Hiệu thấy trời sáng trăng, sợ địch ở đỉnh cao bên kia sông trông thấy, nên bảo dọn vào nhà. Vừa ăn được nửa chén cơm thì nghe "đùng" một tiếng, cái bàn gỗ trước nhà bị nguyên một trái SKZ-57 ly không giật. Hiệu giật mình! Nếu sớm chừng 5 phút thì nguyên tổ chỉ huy của Ðại Ðội 83 đã bị tan tành.

Sau đó địch khai hỏa tứ phía, sơn pháo trực xạ từ các đỉnh núi bên kia sông, hỏa tiễn 122 ly, đại bác 130 ly liên tục pháo kích vào làng Hà Nha. Dứt tiếng pháo thì cả tiểu đoàn địch đồng loạt tấn công biển người vào Đại đội 83.

Nhờ đã chuẩn bị hố chiến đấu vững chắc, các binh sĩ Nhảy Dù đã bắn trả mãnh liệt. Hiệu cho súng cối 60 ly bắn yểm trợ sơ khởi, sĩ quan tiền sát gọi bắn các hỏa tập cận phòng. Thiếu Úy Hoàng Văn Tiến và Thiếu Úy Nghiêm Sĩ Thành ra lệnh bấm mìn claymore, hàng loạt địch ngã gục, súng đại liên M-60 và súng cá nhân AR-15 bắn tới tấp. Hết lớp này tới lớp khác, quân CS Bắc Việt cứ nhào tới định tràn ngập mục tiêu làng Hà Nha. Tiến và Thành thật can đảm, hai Sỉ quan nầy ra ngay tuyến ngoài đốc thúc binh sĩ chống cự. Nhưng những loạt đạn vô tình đã kết liễu đời hai người hùng trai trẻ của Ðại Ðội 83. Đây là hai sĩ quan đầu tiên của Tiểu đoàn 8 ND ngã xuống trên mặt trận Thường Đức, mở đường cho năm sĩ quan Trung Đội Trưởng sau đó theo chân Tiến ra đi không hẹn ngày về.

Đ/U Hiệu điều động Trung Ðội 3 của Thiếu Úy Lê Mậu Sức qua trám lỗ hổng, nhưng Sức cũng bị thương nặng (phải di tản). Chỉ còn Chuẩn úy Thạch Huôn và Đại Úy Hiệu đốc thúc các binh sĩ Dù cố thủ. Cầm cự đến trời sáng thì địch rút lui để lại rất nhiều vũ khí, xác địch và một số tù binh.

Trong lúc đó, Tiểu Ðoàn 1 do Thiếu Tá Ngô Tùng Châu chỉ huy, đi cánh phải của Lữ Đoàn, tiến chiếm mục tiêu đầu là cao điểm Đông Lâm, rồi theo đường đỉnh dãy Sơn Ya tiến về hướng Tây tới 1062. Đây là một đồn bót cũ, địa thế xung quanh trống trải, dọc dài xuống tận chân núi. Các đại đội tiến quân dưới cơn mưa pháo của quân CS Bắc Việt, họ phải xung phong thần tốc bám sát và đánh cận chiến để địch không sử dụng được các bãi pháo mà họ đã chuẩn bị sẵn. Thiếu Tá Nguyễn Văn Quý (Tiểu Đoàn Phó) chỉ huy 2 Đại Đội thanh toán các tổ cảm tử quân Việt Cộng đang đóng chốt trên những điểm cao, những hốc đá cheo leo dọc theo dãy Sơn Gà. Một trở lực lớn là quá nhiều mìn bẫy (thuộc loại "mìn hơi" làm bằng nhựa nhỏ cỡ hộp thịt ba lát). Loại mìn này có thể hủy diệt 2 chân nếu dẫm phải. Tại đây Ðại Ðội 11 bị tổn thất 2 chiến sĩ vì mìn hơi này.

Hôm sau, Lữ Đoàn phải tăng phái toán rà mìn của Đại Đội 1 Công Binh Dù để mở đường. Mục tiêu Đông Lâm được chiếm lĩnh dễ dàng vì không có lực lượng phòng ngự của địch. Tuy nhiên các chiến sĩ Dù vẫn gặp khó khăn trước những tấn công lẻ tẻ bằng súng đại bác không giật từ những hốc đá. Một toán tiền quân của Đại Đội 11 đã diệt được toán tiền sát viên pháo binh của địch gồm 2 người đã chết do cụt chân vì mìn hơi và một người còn sống với đầy đủ máy truyền tin, bản đồ, và địa bàn. Từ đó vị trí các lực lượng bạn không còn bị pháo kích chính xác nữa. Sau khi chiếm được Đông Lâm, hai Đại Đội 11 và 14 trực chỉ tới mục tiêu B.

Tiểu Ðoàn 9 ND giữ trục chính, đi dọc theo cánh đồng rộng phía Bắc sông Vu Gia, chiếm lĩnh dãy đồi thấp có rừng chồi che phủ. Từ dãy đồi thấp phía Nam dãy Sơn Gà, Trung Úy Nhơn, Đại Đội Trưởng Ðại Ðội 92, Trung Úy Thăng, Đại Đội Trưởng Ðại Ðội 94, Đại Úy Trọng, Đại Đội Trưởng Ðại Ðội 91, cùng Đại Đội 93 của Đại Úy Tửu phải băng qua một cánh rừng tràm để đến đồi 383 rồi mới tiến sát tới đỉnh 1062, . Các chiến sĩ của Tiểu Ðoàn 9 không sao qua đến được bìa rừng dưới chân núi Đông Lâm, vì hỏa lực từ cứ điểm B1 trên sườn núi chế ngự. Cứ điểm này vô cùng kiên cố, vừa ở cao, vừa được che chở bởi các tảng đá lớn chồng lên nhau. Tiểu Ðoàn 9 đã dùng rất nhiều phi pháo nhưng vẫn không tiêu diệt được. Đại Úy Tửu bị thương chân nên Đại Úy Tường từ Ðại Ðội 90 ra thay thế.

Từ đỉnh Đông Lâm, Tiểu Ðoàn 1 nhờ lợi thế hơn 2 cánh quân bạn, nên tiến quân tốc độ cũng nhanh hơn. Do đó Tiểu Ðoàn 1 từ cao điểm đã bảo vệ hữu hiệu sườn phải cho Lữ Đoàn. Qua sự phối hợp hàng ngang với Tiểu Ðoàn 9, Tiểu Ðoàn 1 đã cho lệnh Đại Ðội 11 đánh bọc hậu phía sau xuống cứ điểm B1, nơi địch đang cầm chân tiền quân của Tiểu Ðoàn 9.

Xuyên qua thung lũng, Ðại Úy Thể dẫn quân tấn công vào phía sau B1 một cách bất ngờ ở ngay sau lưng địch. Đối diện với Cộng quân là Tiểu Ðoàn 9 Dù đang bị cầm chân ở tại dốc đá. Nhờ lợi thế cao, Đại Ðội 11 để lại một trung đội ở B để đóng chốt và giữ ba lô cho các trung đội khác. Thành phần còn lại tập trung hỏa lực, xung phong đánh thần tốc và tràn ngập cứ điểm B1.

Quân CS Bắc Việt hoảng hốt xả chốt chạy tán loạn, chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ, Ðại Ðội 11 đã kiểm soát hoàn toàn các đỉnh đá ở phía Nam của B. Chốt B1 được giải tỏa dễ dàng với chiến lợi phẩm là 1 súng cối 61 ly, 1 thượng liên, 7 súng AK, 4 khẩu B-40, 1 điện thoại, một số đạn 72 ly nhưng không tìm được súng. Sau này Tiểu Ðoàn 11 của Trung Tá Lê Văn Mễ dùng nơi đây làm chỗ đóng quân tạm thời cho Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn.

Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù tấn công 1062:

Trời sẩm tối, chờ bắt tay với Tiểu Ðoàn 9 không được, Ðại Ðội 11 phải tạm đóng quân đêm tại B và B1. Đêm đó, đặc công địch bò trở lại đột kích B1 bằng B-40 rồi bỏ chạy. Chuẩn Úy Tuyến Trung Đội Trưởng bị hy sinh. Sáng hôm sau 20/8/1974, địch pháo kích mạnh mẽ bằng đạn 122 ly vào B và B1 nhưng không chính xác nên không bị tổn thất. Khoảng 11 giờ trưa, Thiếu Tá Quý và Ðại Ðội 14 bắt tay với Tiểu Ðoàn 9 cũng xuất hiện và đóng chốt tại B2.

Kế đó, TĐ1ND tiếp tục tiến về cứ điểm C, một tiền đồn mạnh mẽ của quân CS Bắc Việt. Ðại Ðội 14 đi đầu và chạm địch. Thiếu Tá Nguyễn Văn Quý đi với cánh quân bọc hậu là Ðại Ðội 11 của Đại Úy Thể. Một phần vì địa thế hiểm trở, thêm vào đó yếu tố bất ngờ không còn nữa. Địch đã chuẩn bị sẵn sàng với hầm hố kiên cố để đón Ðại Ðội 14. Lại thêm rừng cây cổ thụ cao lớn, ta sử dụng pháo binh rất khó vì sợ đạn chạm ngọn cây nổ từ cao gây thương tích cho quân bạn.

Suốt 3 ngày cầm cự, Ðại Ðội 14 không thể tiến lên được đành phải án binh tại chỗ. Thiếu Tá Quý đẩy Ðại Ðội 11 thọc sâu về phía Tây rồi từ đó tiến đánh C bằng hướng Nam. Quân Bắc Việt trên cao, quân ta dưới thấp, nhưng nhờ hốc đá nên Ðại Ðội 11 bám sát tiến lần vào cách mục tiêu C khoảng 200 thước, và phải dừng lại vì sợ lọt vào tầm lựu đạn. Tiểu Ðoàn 1 sử dụng đại bác 57 ly và súng cối 81 ly để có thể bắn chính xác vào mục tiêu. Thiếu Tá Quý cho tập trung 5 khẩu đại liên M-60 chờ cho Tiểu Đoàn bắn hơi cay để địch chạy ra khỏi hầm trú ẩn, thì tập trung hỏa lực mạnh mẽ bắn phủ đầu địch.

Ðại Ðội 14 bất thần xuyên nhanh qua yên ngựa để chiếm C, từng tổ 3 người bò dưới hỏa lực tiến vào mục tiêu dùng lựu đạn ném vào phòng tuyến địch, rồi lập tức xung phong chiếm hầm hố địch làm đầu cầu. Kế đó họ bung rộng ra đánh chiếm từng hầm một. Thừa thắng Thiếu Tá Quý đẩy Ðại Ðội 14 qua thẳng 1062, nhưng mọi dự tính không xảy ra như mong muốn, và cũng từ đó Ðại Ðội 11 và Ðại Ðội 14 phải trả giá rất đắt.

Sau khi địch tháo chạy vì sự tấn công quá dũng mãnh của các chiến sĩ thiện chiến Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù, hai Ðại Ðội 11 và 14 chia nhau bố trí lập vị trí phòng thủ sơ khởi để ngăn ngừa địch phản công. Một trận mưa cối sơn pháo 120 ly của Bắc quân bủa xuống, tiếng nổ vang khắp rừng già, khói phủ mù mịt trận địa. Nhờ bung rộng và hầm hố kiên cố của địch để lại, nên binh sĩ ta tránh được thiệt hại nặng nề bởi trận mưa pháo tập trung và chính xác này.

Càng tiến gần về 1062, địa thế càng hiểm trở, rừng rậm hơn, cây to nhiều hơn, sườn càng dốc đứng hơn. Từ cứ điểm C nhìn lên mục tiêu, ở cao hơn 2 vòng cao độ (theo bản đồ quân sự tương đương 20 thước). Cách xa chừng 150 thước, ta thấy rõ địch đang lố nhố chạy tới chạy lui tăng cường phòng thủ. Thiếu Tá Quý gọi xin pháo binh bắn "cắm chỉ" lên mục tiêu đó ngày và đêm. Đây được gọi là mục tiêu D, một trong 5 đỉnh của 1062. Giữa C và D là một thung lũng (eo yên ngựa) sâu khoảng hơn 20 thước. Như vậy quân ta nếu tấn công mục tiêu D, ít nhất phải vượt lên một dốc đứng cao tới hơn 40 thước. Từ D, địch thỉnh thoảng bắn trực xạ bằng đại bác và thượng liên xuống mục tiêu C, nhưng không gây thiệt hại đáng kể nào cho quân bạn.

Lúc nầy Tiểu Ðoàn 8 và 9 còn cách quá xa 1062, chỉ có Tiểu Ðoàn 1 là gần và đang ở cao địa, không ai bảo vệ cạnh sườn để tiếp ứng kịp thời. Địa thế địch hiểm trở dễ thủ khó công. Địch chuẩn bị chiến trường đợi ta với những trận địa pháo và hầm hố kiên cố.

Đỉnh 1062, có 5 đỉnh nhỏ. Năm đỉnh nhỏ này nằm theo thế liên hoàn, yểm trợ cho nhau bằng hỏa lực dễ dàng. Diện tích rộng khoảng 2 đại đội mới bao phủ nổi. Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù quyết định đột kích đêm và lợi dụng gió Đông làm một trận hỏa công. Lực lượng xung kích gồm 2 Trung Đội với Thiếu Úy Lê Văn Bá chỉ huy một Trung Đội thuộc Ðại Ðội 14 và Thiếu Úy Trần Thanh Quang chỉ huy một Trung Đội của Ðại Ðội 11. Đây là 2 Sĩ Quan xuất sắc đã từng lập nhiều thành tích chiến thắng cho Tiểu Đoàn. Ðại Ðội 11 làm thành phần trừ bị sẵn sàng tiếp ứng kịp thời cho lực lượng tấn công. Tần số liên lạc thuộc nội bộ của Ðại Ðội 11 do Thiếu Tá Quý trực tiếp chỉ huy. Hỏa lực yểm trợ gồm súng cối 60 ly và 81 ly đã được chuẩn bị yếu tố tác xạ sẵn sàng.

Sáu giờ chiều, ánh sáng mặt trời trong rừng già đã tắt hẳn. Hai Trung Đội bắt đầu xuất phát. Thiếu Úy Quang dẫn trung đội đi bên trái, trung đội Thiếu Úy Bá bên phải. Họ giữ đội hình đi song song và cách nhau khoảng từ 30 đến 40 thước. Pháo Binh 105 ly của ta vẫn đều đều bắn cắm chỉ trên mục tiêu để địch lo trốn trong hầm, không ngóc đầu lên quan sát quân ta đang di chuyển. Một giờ, hai giờ, rồi 3 giờ trôi qua. Tình hình vẫn yên tỉnh, một thứ im lặng ngộp thở, vì mọi người đều lo cho số phận của đồng đội của mình. Hệ thống liên lạc vẫn tốt, Thiếu Úy Quang thì thầm trong máy:

- Rất gần địch, tiếng chửi thề của chúng nó nghe rõ mồn một, đích thân.

- Được! Cẩn thận nghe Quang! Thiếu Tá Quý trả lời nho nhỏ trong máy với giọng Huế chay.

Bỗng nghe một loạt đạn nổ bên phải rồi im lặng. Pháo Binh ngưng tác xạ, hai cánh quân vừa bắn vừa hô xung phong vang rền cả núi rừng hoang vu. Lửa bắt đầu cháy trên mục tiêu, nhiều nhất là bên cánh Thiếu Úy Quang. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù xin Pháo Binh chuyển tác xạ về hướng Tây để bắn chận quân địch. Tiếng của Quang vang trong máy:

- Chiếm được đỉnh rồi đích thân! Hầm quá nhiều và kiên cố, làm toàn bằng cây to. Mấy đứa con đang bung rộng chờ cánh quân bên phải!

Trời tối đen như mực, vẫn chưa liên lạc được Thiếu Úy Bá. Mười lăm phút sau, Thiếu Tá Quý đứng dưới mục tiêu C thấy trên D có từng cụm lửa lóe lên chen lẫn trận địa pháo bằng súng cối sơn pháo 120 ly của địch.

Tiếng của Quang vang lên trong máy:

- Chúng pháo dữ quá đích thân, nhưng hầm hố kiên cố, không sao!

Rồi hàng loạt tiếng đạn AK-47 kêu rít, tiếng Quang hét trong máy:

- Chúng nó phản công, đông lắm! Cho Pháo Binh bắn trên đầu tôi, tụi nó đông như kiến! Mau lên! Pháo! Pháo mau lên!

Ban đêm trời tối, Ðại Ðội 11 trừ bị cho Quang và Bá đang ở lưng đồi yên ngựa. Trung đội Thiếu Úy Bá thì không liên lạc được ngay từ loạt đạn đầu, sau này mới biết được Bá và 4 binh sĩ đã hy sinh vì mìn claymore (Việt Cộng lấy của Sư Ðoàn 3 Bộ Binh) ngay từ lúc đó.

Thiếu Tá Ngô Tùng Châu (Tiểu Đoàn Trưởng) bảo Quý:

- Nếu thấy không được thì bảo Quang rút về, đừng hy sinh nhiều, ta sẽ tìm cách khác.

Nhưng Quang không nghe lệnh (hoặc không thể nghe lệnh!). Hai Trung Đội đột kích của Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù đã gặp sự kháng cự phản công quá mãnh liệt, quân số địch rất đông. Từ đỉnh cao, khe núi, và các địa đạo trong rừng cây ùa ra như đàn ong vỡ tổ! Lính Nhảy Dù ria bắn không nghỉ tay. Trước khi gần hết đạn, Quang gọi Thiếu Tá Quý phải kêu Pháo Binh bắn đạn nổ chụp ngay trên đầu thí quân, quyết liều sống chết với quân Cộng Sản Bắc Việt (CSBV). T/U Quang đã tập trung đạn của các binh sĩ bị thương, bảo họ rút, còn Quang thì ở lại bắn tới hết đạn và anh dũng hy sinh trên mục tiêu D. Đáng phục thay một Sĩ-Quan can trường, biết hy sinh bảo vệ thuộc cấp và làm tròn bổn phận với núi sông.

Các đạn pháo CVT đã sát hại 10 phần địch và 3 phần quân bạn. Xác địch và ta nằm ngổn ngang trên đỉnh đồi 1062. Trung Đội của Thiếu Úy Quang có 15 chiến sỉ anh dũng hy sinh.

Ðại Ðội 14 của Trung Úy Vệ bị kẹt cứng ở yên ngựa nhỏ hẹp giữa mục tiêu C và mục tiêu D, hỏa lực Việt Cộng phủ kín từ D và 1062. Ðại Ðội 14 tổn thất mỗi lúc một nhiều mà không tiến được bước nào. Pháo Binh Dù được sử dụng tối đa nhưng địa thế núi cao cây rậm Pháo Binh phải bắn góc độ cao mới "gõ" vào 1062 được, nhưng với độ chính xác thật ít.

Thiếu Tá Quý lại dùng kế cũ, dương đông kích tây, đẩy Ðại Ðội 11 về Tây để tấn công 1062 từ chính Nam nhằm giải tỏa áp lực Ðại Ðội 14 như trường hợp đánh mục tiêu C. Nhưng lần này sự việc không như lần trước, Ðại Ðội 11 vừa mới đến triền núi phía Nam của 1062 thì địch dùng súng cối 82 ly từ góc đồi phía Tây bắn một cách dữ dội, Ðại Ðội 11 bị hy sinh một tiền sát viên và 4 binh sĩ chưa kể một số bị thương.

Rạng sáng, sau khi sử dụng Pháo Binh và súng cối 81 ly tối đa tối đa, Ðại Ðội 11 dàn 3 trung đội tấn công 1062 từ chính Nam. Hai bên quần thảo gần 6 tiếng đồng hồ, cuối cùng Ðại Ðội 11 chiếm được đỉnh 1062. Nhưng chưa đầy 10 phút, quân Bắc Việt đã từ D1 và D2 đồng loạt khai hỏa bằng đủ loại vũ khí phủ trùm 1062. May nhờ hệ thống giao thông hào của địch để lại nên cũng giảm bớt phần nào tổn thất.

Thượng liên Cộng quân bắn liên hồi từ nhiều vị trí, và nhất là đạn súng cối 61 ly của địch. Ngay đợt pháo đầu Thiếu Úy Huệ đã bị thương. Đỉnh 1062 trước đó đã bị phi pháo quần nát từ rậm rạp nay chỉ còn lại một đồi trọc với đất cát vàng cày xới tung tóe. Ðại Ðội 11 không chịu nổi phải rút về triền núi phía Nam, Huệ kéo xuống được còn xác Thiếu Úy Quang bị cháy đen..

Tổn thất Ðại Ðội 11: Thiếu Úy Quang và 15 binh sĩ hy sinh. Ba mươi bảy bị thương trong đó có hai Sỉ Quan Trung Đội Trưởng là Thiếu Úy Huệ và Thiếu Úy Quách An.

Trong khi đó Ðại Ðội 14 cũng cố gắng xuyên thủng chốt địch trong hốc đá ở yên ngựa để lên 1062 bắt tay với Ðại Ðội 11, nhưng mọi dự tính không thành. Trung Úy Vệ bị thương, Trung Úy Bằng, Ðại Ðội Phó Ðại Ðội 11 qua thay, hai ngày sau cũng bị tử thương vì lựu đạn địch. Eo yên ngựa giống như một khúc xương kẹt ngay cổ họng, thật khó nuốt vô cùng.

Riêng Ðại Ðội 12 của Trung Úy Thọ và Ðại Ðội 15 của Đại Úy Lộc đi với Thiếu Tá Ngô Tùng Châu vẫn lục soát và làm thành phần trừ bị ở Đông Lâm. Trung Úy Thọ bị thương do pháo kích, Trung Úy Khánh (Truyền Tin) ra thay cũng bị tử thương. Vài hôm sau, Tiểu Ðoàn 8 của Thiếu Tá Vân vào thay. Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù rút về Hà Nha dưỡng quân và bổ sung quân số.

Xa Luân Chiến, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù xông trận:

Theo kế hoạch, Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù được điều động lên thay thế Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù để tiếp tục đánh chiếm 1062. Cuộc chiến trở nên khốc liệt hơn khi Tiểu Đoàn 8 bỏ Hà Nha, chuyển lên núi để thay thế cho đơn vị bạn tấn công địch quân trên các cao điểm.

Địch vào trận với lợi thế trên sân nhà, họ lợi dụng tối đa địa thế, địa hình. Khi quân ta vừa băng qua một trảng trống thì bị địch nghênh cản rất mạnh mẽ, nếu nhìn chung quanh có những tảng đá lớn chênh vênh trên sườn núi thì đừng có dại dột chạy vào ẩn nấp, sau lưng tảng đá là một bãi mìn gài sẵn. Địch từ vị trí thuận lợi trên cao nhìn xuống thấy rõ từng người lính đang hút thuốc, đang nấu nướng, địch dùng súng cối 61 ly bắn vào quân ta.

Khi TĐ8ND lên thay thế TĐ1ND để tiến chiếm cao điểm 1062, sức lực của đơn vị cũng đã sức mẻ phần nào, còn lại bao nhiêu sinh lực ta dồn vào cú chót, được ăn cả ngã về không. Đỉnh 1062 là một nấm mộ tập thể khổng lồ, chôn không biết bao nhiêu sinh mạng của cả hai bên. Mỗi khi quân ta vừa chiếm được 1062, thì lập tức địch dội pháo, điên cuồng xông lên quyết chiếm lại cho bằng được. Cả hai bên mất đi dành lại đỉnh 1062 nhiều lần, cứ như hai gã thanh niên cùng tranh dành một cô gái thơm như múi mít, bên nào cũng đòi quyền sở hữu em gái, không ai chịu nhường ai.

Thiếu Tá Tiểu Ðoàn Trưởng Nguyễn Quang Vân, cho Đại Ðội 84 của Minh và 83 của Hiệu làm 2 mũi dùi tấn công sườn phải phía Đông 1062. Chờ phi pháo dập nát đỉnh đồi, rồi trời vừa chợp sáng Thiếu Tá Vân dẫn Ðại Ðội 81 của Võ Thế Hùng và Ðại Ðội 82 của Nam, xuất phát từ chân đèo Thường Đức leo lên dọc theo đường đỉnh về hướng Bắc, mục tiêu là đồi 1062.

Các binh sĩ Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù leo dốc đứng (độ nghiêng 70 độ) đồng loạt tiến về mục tiêu. Đứng trên 1062, ta thấy có 5 đỉnh nhỏ nằm gần nhau, làm thành hình tròn theo thế liên hoàn; mặt hướng về Tỉnh Lộ 4 thì dốc thẳng đứng, rất khó leo. Cộng quân thường dùng giàn thung ném một lần hàng chục quả lựu đạn xuống mỗi khi quân ta tấn công vào mặt này. Còn các hướng khác thì có 4 đỉnh nhỏ che chở nên 1062 quả là một địa thế dễ thủ khó công. Từ Tỉnh Lộ 4 muốn leo lên 1062 phải qua những đỉnh nhỏ 126, 383, xuyên qua những yên ngựa chập chùng như sóng gợn.

Hai Đại Ðội 83 và 84 do Thiếu Tá Trần Toán chỉ huy đi băng qua khu vực Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù tới mục tiêu C của Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù, bọc vòng lên đỉnh cao bên dãy Sơn Gà để từ mục tiêu C băng qua yên ngựa đánh lên 1062. Đại đội 81 của Đại Úy Hùng và 82 của Nam lợi dụng đêm tối lén bò lên đánh vào sườn dốc đứng (vì mặt này địch chỉ phòng thủ hời hợt chúng cho là ta không thể nào dám vào hướng nầy, vì sẽ làm mồi cho lựu đạn.

Ba giờ khuya xuất phát tấn công, sau khi cho phi pháo dập nát đỉnh đồi, Hiệu, Minh, và Hùng dẫn đầu các cánh quân trèo lên ngọn 1062, Ðại Ðội 84 của Trung Úy Hùng "ốm" làm thành phần trừ bị. Đoạn đường gai gốc hiểm trở. Những binh sĩ Dù dùng kế dương đông kích tây, lợi dụng địch đang đang phân tán phòng thủ và bị phi pháo dập liên tục, Hùng, Minh, và Hiệu chia từng tổ 3 người bò lên đỉnh núi, diệt từng chốt nhỏ, rồi leo lên. Đây là những giây phút đùa với tử thần, mà cái chết đến với họ bất cứ lúc nào. Nếu một trái lựu đạn của địch thả trúng, hay bị trượt chân xuống, họ có thể chết tan xác. Trèo lên vách đá dựng đứng, cao hàng trăm thước, trước khi tới miệng hầm, họ dùng lựu đạn tiêu diệt các chốt địch.

Những người binh sĩ Nhảy Dù gan dạ, anh hùng của các Đại Ðội 81, 83, và 84 nầy đã phải tránh được từ 5 đến hàng chục quả lựu đạn do địch từ trên cao ném xuống. Muốn sống, muốn chiếm được đồi 1062, họ phải vừa quan sát, vừa trèo, và vừa tránh né, làm sao để những trái lựu đạn đừng nổ trên nón sắt hay nổ ở lưng chừng núi.

Không phải ai cũng được bình an lên tới đỉnh núi. Một quả lựu đạn đã rơi trúng nơi trú ẩn của Thiếu Úy Đoàn Tấn và Chuẩn Úy Đến thuộc Ðại Ðội 81 khiến hai anh bị thương vong. Lúc quả lựu đạn vừa rơi tới, Thiếu Úy Tấn định nhào lại lấy thân mình che cho đồng đội, nhưng không kịp nữa. Quả lựu đạn đã tung nổ, khiến hai người bị trúng nhiều mảnh vào chỗ hiểm. Riêng Trung Úy Thạch và Thiếu Úy Hà Mai Trường, thuộc Đại Đội 84 của Minh, vì hăng hái leo lên nên cũng bị thương.

"Cái giá" để chiếm được đồi 1062 thực sự là một cái giá rất cao, cao nhất của chiến trận mà các chiến sĩ Dù đã gặp phải từ trước tới nay. Năm tiểu đoàn Dù bị tổn thất nặng, nặng nhất là Tiểu Ðoàn 3 của Thiếu Tá Võ Thanh Đồng, quân số hao hụt gần 50 phần trăm.

Đại Úy Hiệu dẫn đại đội 83 xuyên qua Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù, tiến về mục tiêu C thay thế Ðại Ðội 11 của Đại Úy Trần Văn Thể. Thể bảo Hiệu:

- Sư Ðoàn Điện Biên 304 đó, phải cẩn thận vì địch có lợi thế cao và hầm hố kiên cố.

Trên trục tiến quân có rất nhiều chướng ngại vật, cây cối um tùm, và địch đã gài nhiều mìn bẫy. Cộng quân dùng giàn ná phóng hàng chục quả lựu đạn xuống thật nguy hiểm vô cùng. Địch cũng bắn trực xạ bằng đại bác hoặc sơn pháo, vì thế các Ðại Ðội 81 (cánh trái), Ðại Ðội 84 (cánh phải), cùng Ðại Ðội 83 đã thử đột kích đêm nhưng không kết quả.

Địch chỉ ngồi trên cao đạp những tảng đá và liệng lựu đạn chày xuống làm những chốt đóng gần bị thương hằng ngày. Quân số các đại đội cứ hao hụt dần. Thiếu Tá Nguyễn Quang Vân thường gọi máy đốc thúc nhưng vì địa thế quá hiểm trở nên các đại đội cứ dậm chân tại chỗ.

Sang ngày thứ 4 sau ngày thay Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù, vì không thể theo đường đỉnh yên ngựa tấn công, nên lợi dụng ban ngày địch không chú ý, Đại Úy Hiệu dẫn quân tiến theo đường thông thủy giữa 2 đỉnh 1062 và đồi Không Tên ở phía Nam 1062. Khi tiền quân Ðại Ðội 83 tiến còn cách 1062 khoảng 50 thước thì địch nghe động nhưng không phát giác là có nguyên đại đội. Cộng quân bắn dọa (vì không ngờ quân ta dám leo dốc cao) xuống thung lũng với thượng liên, B-40, nhưng vô hiệu nhờ các tản đá lớn 2 bên sườn núi che chở, và đồng thời các Ðại Ðội 81, Ðại Ðội 84 bắn yểm trợ khiến địch phải phân tán mỏng để phòng thủ.

Vị trí đóng quân giửa TĐ8ND và địch quân chỉ cách nhau khoảng 50m, đôi bên giử thế cài răng lược gờm nhau đã suốt 2 tuần lể, chờ cho đối phương sơ hở là thịt ngay. Tinh thần mọi người luôn căng thẳng, chỉ sơ suất một giây lát là vong mạng.

Lúc 8.30 tối, Cộng quân từ cao điểm hai ngọn đồi 1062 bất thần tấn công xuống 2 mặt, các chiến sỉ Nhảy Dù phản công quyết liệt, và gọi Pháo Binh tác xạ cận phòng dội ngay lên đầu địch. Quân CS thấy Nhảy Dù chống trả quyết liệt và pháo binh tác xạ dữ dội nên chúng rút lui.

Sáng hôm sau địch quân tấn công ban ngày, vì biết Nhảy Dù ở sát nách, chúng cần phải bứng gốc mới mong giữ được 1062. Các Đại Đội 81,83 và 84 cho các chốt bung rộng ra và bám sát tuyến địch. Tất cả các tuyến đều chạm địch. Trung Úy Vũ Đức Tiềm, một Trung Đội Trưởng bị tử thương. Đại Úy Đồng Văn Minh và Trung Úy Hà Mai Trường bị thương nặng phải di tản.

Gần 1 tháng quần thảo Ta và địch đều bị tổn thất nặng quanh đỉnh 1062. Chiếm xong lại mất, mất rồi thì chiếm lại bằng mọi giá. Ngày 19/9/1974 LĐ1ND quyết định tấn chiếm đỉnh đồi 1062, ra lịnh cho các đơn vị lui lại 200m để phi pháo và pháo binh tác xạ liên tục từ 6.00 đến 7.30 giờ cho địch quân không ngốc đầu nổi. Sau đó tất cả đơn vị xung kích Nhảy Dù xung phong tràn lên mục tiêu. Một số lớn cộng quân run rẩy qùy lạy đầu hàng. Họ được đối xử tử tế, băng bó vết thương, cho ăn uống và thuốc hút. Họ nói “chúng tôi nghe tuyên truyền rằng lính Dù các anh ác ôn hung dữ lắm, sao hôm nay các Anh đối xử tốt với chúng tôi quá vậy?”

Sau đó TĐ8ND bung rộng ra lục soát quanh đỉnh đồi tìm thấy trên 300 xác giặc bắt sống thêm 7 tù binh tịch thu gần 200 khẩu súng đủ loại… Sau khi thu dọn chiến trường, TĐ8ND phối trí các đơn vị chiếm giữ các cao điểm và cho binh sỉ bố phòng chuẩn bị địch quân tấn công trả đủa. Nhờ vào địa thế cộng quân làm sẳn các công sự nên các chiến sỉ Dù cũng đở phải vất vả.

Khoảng 2.00 giờ chiều, địch quân bắt đầu pháo tập dữ dội vào 1062 cho đến chiều tối, sau đó tung 3 Trung Đoàn 29, 24 và 66 của SĐ Điện Biên, đơn vị thiện chiến số một của Tướng Giáp, tăng cường Trung Đoàn 31 thuộc SĐ2 CSBV quyết tâm tràn ngập và chiếm lại cứ điểm 1062, khắp các tiền đồn đều chạm địch.

Đến 1.00 giờ đêm ngày 20/9, Cộng quân ào ạt tấn công vào 1062. Nhờ chuẩn bị trước, TĐ8ND gọi pháo binh tác xạ vào các điểm hỏa tập tiên liệu cận phòng nên các chiến sỉ Tiểu Đoàn 8 vẫn giữ vững phòng tuyến. Đến 4 giờ chiều, Trung Đoàn Sông Hồng tung thêm lực lượng trừ bị cuối cùng vào trận chiến. Vào giờ nầy, lực lượng địch bu quanh 1062 dầy đặc như ruồi bu quanh viên kẹo.

Lữ Đoàn 1ND ra lịnh TĐ8ND lui binh về sau khoảng 200 thuớc, dùng phi pháo tiêu diệt địch quân đang bao quanh đỉnh 1062 đông như kiến. Sau các phi vụ oanh kích của Không Quân VNCH, TĐ8ND trở lại tấn kích tái chiếm ngọn đồi chiến lược nầy, đồng thời tung thêm các đơn vị Đa Năng và Trinh sát xâm nhập sâu vào các hốc đá, khe núi chỉ điểm các vị trí đặt pháo của địch nên pháo binh và không quân phản pháo chính xác tiêu diệt được Bộ chỉ huy Trung Đoàn Sông Hồng đầu nảo của VC tại phía Đông Bắc của đồi 1062 khiến địch quân phải tháo lui, bỏ lại chiến trường trên 200 xác chết, nhiều súng cộng đồng và cá nhân, bắt sống 40 tù binh thuộc Trung Đoàn Sông Hồng.

Ngày 2/10/1974 quân CSBV dự định thêm một lần nửa tấn công biển người để tái chiếm căn cứ 1062 nhưng bị Không quân VNCH và pháo binh ND yểm trợ hoả tập kịp thời và chính xác vào các ngọn đồi 383 và 126 gây tổn thất cho địch trên 250 nhân mạng.

Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tham chiến:

Sau đó, áp dụng chiến thuật xa luân chiến, Tiểu Ðoàn 3 ND do Trung Tá Võ Thanh Đồng (Tiểu Đoàn Trưởng) và Thiếu Tá Trương Văn Vân (Tiểu Đoàn Phó), được lệnh vào thay Tiểu Ðoàn 8. Vừa ở đồi 1062 khoảng một vài ngày thì Tiểu Ðoàn 3 ND bị địch trở lại phản công ào ạt. Phía Bắc Việt định tái chiếm đồi nầy bằng chiến thuật tiền pháo hậu xung. Một số sơn pháo của họ bắn trực xạ từ sườn núi đối diện.

Ngày 29/10/1974, chiều hôm đó trận địa im tiếng sung, tình hình các nơi yên tỉnh, nhưng binh sĩ canh gác tiền đồn thấy nhiều lá cây di động trông rất khả nghi. Thiếu Tá Vân ra lịnh cho các đơn vị trực thuộc báo động đề cao cảnh giác, kiểm soát các tuyến phòng thủ, gài mìn Claymore và canh gác cẩn thận, sẵn sàng tư thế đề phòng địch tấn công bất ngờ.

Bỗng súng nổ liên hồi ở khu vực của Đại Đội 31 của Đ/U Ngụy Văn Đàng. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đứng trên đỉnh 1062 theo dõi châm chú trận đánh. Cối 75 ly và sơn pháo của địch từ những cao độ phía Tây Bắc bắn từng nhịp 4 trái và bộ đội Bắc Việt từ hướng đó đồng loạt tiến vào. Cộng quân dùng chiến thuật biển người, chẳng điều động, ẩn núp gì cả. Lính Nhảy Dù đồng đứng dậy khỏi giao thông hào bắn trả mãnh liệt. Súng bắn không cần nhắm, lựu đạn ném không cần lấy đà. Hàng hàng lớp lớp cộng quân rơi rụng.

Cuộc tấn công kéo dài trong nhiều đợt. Bộ đội Bắc Việt đồng loạt tấn công vào tuyến phòng thủ của Đại Đội 31 đang đóng tiền đồn tại đỉnh yên ngựa 1062 và ngọn đồi không tên. Hằng trăm lính của Sư Đoàn Điện Biên cùng ào lên 1062 một lượt. Họ giành giật trên mảnh đất cằn cổi, tan hoang để tìm kiếm thức ăn. Họ tìm những bịch gạo sấy, thịt hộp, C Ration, cuối đường của giải phóng "Mỹ ngụy" là sự tranh giành những hộp thịt được làm tại Mỹ!

Thiếu Tá Vân nghe tiếng Đ/U Đàng hét trong máy xin pháo binh và phi cơ bắn lên đỉnh đồi, vì địch đã tràn ngập! Hai bên phải đánh cận chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn, nhưng địch nhiều quá, cứ liều chết nhào tới tấn công. Đ/U Đàng và anh em trong đại đội cầm cự, xông xáo, tả xung hữu đột, người nào trên mình cũng bị nhiều vết thương, áo ướt đầy máu. Đàng nguyên là sĩ quan cận vệ của Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh.

BCH Tiểu đoàn gọi 3 phi tuần khu trục dội bom Napalm xuống đốt cháy sườn đồi. Sau đó, từng đợt pháo binh bắn hỏa tập trợ chiến. Sau khi pháo dứt, những cán binh Bắc Việt lại tràn lên thấy Đàng bị thương nặng còn ngất ngư vì trúng nhiều mảnh, anh dùng hơi tàn rút súng định tự sát, thì người anh bị đạn ghim như lông nhím. Đàng ngồi chết trân mà đôi mắt hãy còn trợn trừng không khuất phục.

Đại Ðội 34 của Trung Úy Thư, lên tiếp ứng thì gặp địch tràn tới đánh tơi bời thật hung hiểm vô cùng! Ðịch hô: "Hàng sống chống chết," nhưng Thư cứ hăng máu lấy AR-15 quạt và kêu pháo binh bắn đạn nổ chụp lên đầu để cùng chết chung với 5 phần địch 1 phần bạn. Một mình Tiểu Ðoàn 3 ND mà phải cầm cự với cả trung đoàn của Sư Ðoàn 304, địch cho các đơn vị thay phiên tấn công gần một ngày. Các sĩ quan dũng mãnh của Tiểu Ðoàn 3 ND như Đại Úy Phạm Văn Thư, Thiếu Úy Tô Văn Nhị đã gọi pháo binh bắn lên đầu để cùng chết chung với hằng trăm xác địch.

Do áp lực địch quá mạnh, lực lượng phòng thủ 1062 của Nhảy Dù phải rút khỏi cứ điểm nầy (2 ĐĐ 31ND, ĐĐT là Đ/U Ngụy Văn Đàng và 34ND, ĐĐT là Trung Úy Phạm Văn Thư cùng 7 Sỉ Quan Trung Đội Trưởng và trên 140 HSQ&BS bị hy sinh vì pháo địch ). Mặc dù có những công sự do Cộng quân đã chuẩn bị các "lô cốt" bằng những khúc cây kiên cố, tuy nhiên địch quân quá đông, phía Nhảy Dù rút lui để cho dụ địch tập trung vào đỉnh 1062, sau đó dùng "hỏa công" đốt cháy toàn khu ác liệt nầy bằng bom Napalm và bằng các viên đạn lửa bắn vào bãi lau sậy.

Ngày 1/11/1974, CSBV tái chiếm đỉnh đồi 1062. Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù được lịnh vào vùng tiếp ứng cho TĐ3ND. Tiểu Đoàn 9 dàn quân thành hai mũi ĐĐ93 của Đ/U Hồ Tường và ĐĐ 92 của Trung Úy Nhơn tấn công từ trên cao đánh xuống. Trong lúc đó, bên sườn dốc đứng phía dưới, Trung Tá Nhỏ cùng Đại Úy Trần Ngọc Chỉ bày trận thế nghi binh để cho địch quân tưởng là ta tấn công mặt nầy. Địch quân dùng giàn thung bắn thư rơi khiêu chiến “ Thách ngụy Dù lên đánh”.

Vì biết địch quân lợi dụng hầm hố kiên cố trên đỉnh 1062, pháo binh của ta không làm gì được, Đại Úy Tường cho phóng lựu đạn cay lên buộc địch quân phải chui ra khỏi hầm sau đó gọi phi pháo thả bom Napalm hỏa thiêu đỉnh đồi 1062 đồng thời xua quân bao vây nguồn tiếp tế và nước, khiến địch quân chịu không nổi phải bỏ chạy. Ta và địch giằng co đỉnh đồi nầy nhiều lần, quân số đôi bên đều bị tiêu hao nhiều. Trung Úy Nhơn bị thương cả hai chân vì đạp phải mìn hơi.

Ngày 8/11/1974 lực lượng Nhảy Dù phản công tái chiếm lại 1062 và lập tuyến phòng thủ quanh sườn núi. Dẹp tan các chốt lẻ tẻ cuả địch và thu nhặt xác các quân nhân Nhảy Dù bị tử trận trong thời gian trước đó. Nhờ thời tiết giá lạnh nên các xác không bị hư hủy..

Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù sau hai tuần nghỉ ngơi và chỉnh trang lại được đưa vào vùng phía Bắc của 1062, Thiếu Tá Phú (biệt hiệu Phú "đen") sử dụng tối đa các phi tuần A-37 oanh kích tối đa mục tiêu và áp dụng chiến thuật đánh địch bất ngờ và kín đáo bằng cách tung hai Đại Đội 11 & 15 duyên theo đường thông thủy tiến vòng lên phía Bắc thay vì đi theo yên ngựa rồi bất thần quay lại tấn công chớp nhoáng vào D1 và D2.

Vì hướng tấn công ngoài sự tiên liệu, Bắc quân chỉ chú trọng phòng thủ hướng về 1062, nên chỉ tới trưa là Đại Đội 15 thanh toán xong D1 và Đại Đội 11 chiếm xong D2 với tổn thất được xem như nhẹ, Đại Đội 15 bắt sống 2 tù binh, tịch thu 2 thượng liên, và một số súng cá nhân. Đại Đội 11 thu được 1 súng cối 61 ly và một số súng cá nhân.

Sau đó Bắc quân tháo lui vì chịu không nổi phi pháo của Việt Nam Cộng Hòa ngày đêm dập vào các điểm trú quân của họ. Bộ chỉ huy cộng quân thấy khó giữ 1062, nên ra lệnh rút lui trong đêm tối, rồi bọc qua sông Vu Gia, đánh bất ngờ vào Bộ Chỉ Huy của Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù đóng gần Hà Nha.

Thiếu Tá Trần Công Hạnh tân Tiểu Đoàn Trưởng, cùng Tiểu Đoàn trừ đóng ở làng Hà Nha 1. Còn Thiếu Tá Nguyễn Văn Phương (Tiểu Đoàn Phó), chỉ huy 2 đại đội ở bên kia sông, phải tả xung hữu đột mới phá được vòng vây.

Sáng hôm sau, Thiếu Tá Phương cho các Đại Đội tung ra lục soát, Chuẩn Úy Tạ Thái Bảo dẫn Trung Đội tiến chiếm vị trí chốt mà địch đã đặt thượng liên bắn vào Tiểu Đoàn 2. Vừa báo cáo chiếm chốt xong thì nghe tiếng "Ầm," tiếp theo là bụi cát bay mù nơi anh vừa chiếm. Chuẩn Úy Bảo hy sinh bởi quả đạn pháo kích từ đỉnh đồi cao gần chân đèo Thường Đức. Thiếu Tá Phương phái Thiếu Úy Tăng Thành-Lân chỉ huy trung đội chiếm lại chốt trên đồi nhỏ đó. Lân gọi pháo binh bắn nát rồi dẫn quân xung phong tiêu diệt toàn bộ địch trên cao địa nầy. Anh chuẩn bị lại hầm hố cẩn thận đề phòng địch phản công. Nhưng khoảng 20 phút sau, địch lại bắn sơn pháo ngay đồi và Thiếu Úy Lân cũng bị hy sinh. Thiếu Tá Phương lập tức kêu phi pháo đánh vào điểm đặt súng của địch, hai bên giằng co nhưng không ai đến vùng tử địa đó nữa.

Vài hôm sau, khi Tiểu Đoàn 2 được lệnh chiếm đỉnh 126 để bảo vệ đèo Thường Đức và gặp sự kháng cự mạnh mẽ của Bắc quân đang bám trụ tại đây. Sau nhiều đợt xung phong của các chiến sĩ Tiểu Đoàn 2, địch đành phải rút chạy bỏ lại hàng chục vũ khí đủ loại. Phía bên Nhảy Dù cũng bị hy sinh ba sĩ quan tài giỏi là Trung Úy Thịnh, Thiếu Úy Trần Đại Thanh, và Thiếu Úy Lê Hải Bằng. Sau đó Thiếu Tá Trần Công Hạnh lên làm Tiểu đoàn trưởng thực thụ và bạn cùng khóa 20 là Trần Tấn Hòa về làm Tiểu Đoàn Phó.

Tiểu Đoàn 7 ND do Thiếu Tá Nguyễn Lô (Tiểu Đoàn Trưởng), và Thiếu Tá Nguyễn Văn Quý, từ Tiểu Đoàn 1 trở về, làm Tiểu Đoàn Phó, được lệnh nửa đêm cấp tốc tiến đánh suối Ba Khe. Các chiến sĩ Nhảy Dù dùng chiến thuật dương Đông kích Tây cho chủ lực đánh bọc phía sau lưng khiến địch rối loạn hàng ngũ, rút chạy chém vè, để lại hơn 200 vũ khí đủ loại, hậu cần bị phá hủy, và toàn bộ tiểu đoàn bị tiêu diệt.

Đại Úy Tú Trinh, người hùng diệt tăng ở Quảng Trị, đã bị thương trong trận này. Trước đó Nguyễn Lô đã đứng trên đỉnh Đông Lâm thuộc dãy Sơn Gà tuyên bố nhất định chiến thắng để mừng Tết và anh đã thực hiện lời nói một cách quá xuất sắc. Tiểu Đoàn 11 ND tiến lên đỉnh 1062 thay cho Tiểu Đoàn 9 rút về Non Nước dưỡng quân và tái trang bị.

Đến cuối năm 1974 thì Sư Đoàn Nhảy Dù rút quân về quận Đại Lộc nghĩ ngơi, bổ sung thiệt hại và chuẩn bị cho chiến dịch kế tiếp, chỉ để lại Tiểu Đoàn 1 và 7 Dù đóng ở khu vực Đồi 52 và núi Đông Lâm cách Đồi 1062 khoảng 4 km về phía đông, thường xuyên đưa các toán tuần tiểu vào khu vực Đồi 1062 và sử dụng hỏa lực pháo binh để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng quân. Kể từ đây, tình hình quân sự tại cả hai phía Nam và Bắc đèo Hải Vân hoàn toàn yên tỉnh cho đến khi SĐND bắt đầu rút quân khỏi Quân Khu I khoảng trung tuần tháng 3/1975.

Tổng Kết tổn thất trong 3 tháng giao tranh:

Từ khi khởi đầu chiến dịch Thường Đức vào ngày 15 tháng 8 liên tục trong ba tháng chiến đấu ác liệt quanh khu vực đồi 1062, các đơn vị Nhảy Dù đã bị thiệt hại đến 50 phần trăm quân số, với gần 500 chết và 2,000 bị thương. Sư Đoàn Nhảy Dù sử dụng luân phiên tổng cộng 7 Tiểu Đoàn trong chiến dịch này và đến giữa tháng 11 có đến 6 tiểu đoàn hoạt động trong khu vực Đồi 1062. Ba trung đoàn CSBV (24, 29, 66) gần như bị xóa tên với 2,000 bộ đội chết và 5,000 bị thương. Cả hai bên đều kiệt sức sau một chiến dịch đẫm máu.

Nhảy Dù: 500 chiến sỉ hy sinh 2000 bị thương.

Cộng Sản: 2000 chết, 5000 bị thương (tài liệu: Col.William E. Le Gro trong VietNam from Cease Fire to Capitulation)

Tài liệu tham khảo:

- Đời Chiến Binh của Trương Dưởng xuất bản tại California ngày 15/5/1999

- Chiến Tranh Việt Nam toàn tập của Nguyễn Ðức Phương Làng Văn Canada xuất bản 2001

- Bạo Lực Cách Mạng Và Chiến Dịch Ðột Kích Chiến Lược Năm 1974 của Mê Kông trên trang nhà vietnam.ictglobal.net

- Phỏng vấn các chiến hữu Nhảy Dù.

Nguồn: Đại Úy Võ Trung Tín -Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202; Đại Úy Nguyễn Hữu Viên- Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-724-8933

Chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót vì vấn đề thời gian đã trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp.

Email: votrungtin@hotmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét