Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 44

-Nguy cơ mục ruỗng chế độ đã ở mức nhãn tiền!
-Phải có một nguyên nhân!
-Vậy thì nguyên nhân sâu xa và cơ bản nhất của hiện tượng đã trở thành phổ biến đó là gì?
-Phải tìm cho ra để kịp thời khắc phục bạo bệnh như mãn tính mà cấp cứu chế độ!
 
-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Dùng 4 xe tải chở vàng và tiền đô khi khám nhà tướng Nguyễn Thanh Hóa C50 và Phan Văn Vĩnh đánh bạc
4 ôtô chở vàng, tiền tang vật trong vụ đánh bạc liên quan cựu cục trưởng C50. Cơ quan điều tra phải huy động nhân lực đếm từ 22h hôm trước tới 4h sáng hôm sau mới hết số đôla thu giữ khi khám một địa điểm tại TP HCM.

 
Hé lộ những bí ẩn và sở thích kỳ quái của trung tướng Phan Văn Vĩnh qua lời kể của người mẫu
Có câu chuyện họ rửa tiền bằng cách mua bán cây cảnh , đầu tiên là họ tặng hoặc bán cây cảnh cho quan to , sau đó họ sai người mua lại tiền tỉ hoặc cả hàng chục tỉ . Cho nên cây cảnh có một thời gian cơn sốt hơn vàng , nhiều người tưởng ngon ăn gom hết tiền vào mua cây cảnh nhằm kiếm lời , ai ngờ cây xuống giá vậy là trắng tay . Nghĩ cho cùng cây cảnh chỉ hơn mấy cây củi mà sao lại có giá hàng tỉ , nhiều người đã rơi vào cảnh trắng tay
29
Tướng có quyền có tiền, E có tình có lồn + thêm rượu, đôi bên trao đổi, đâu nặng nề mà nhà báo cứ thêu dệt nên. Chuyện nhỏ mà! Tướng Vĩnh theo đảng đánh đổ giai cấp tư sản, là giai cấp bóc lột...nay giai cấp vô sản lên nắm quyền lực, ko còn là vô sản nữa, Với bài báo này gọi tướng Vĩnh thuộc giai cấp gì? Giai cấp: VÔ LUÂN - BIẾN THÁI.
17
Bọn này gặp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì vào tù một lũ rồi.mấy con mọt đục khoét tiền của nhà nước nhân dân phải cho chúng nó danh bại thân liệt vì tham ô
10
Tao đánh bac có mấy triệu cũng phải đi tù vậy chúng mày là tướng công an đánh bạc hàng nghìn tỷ thì tn đây
29

RIKVIP - Đường dây đánh bạc lớn nhất VN bị đánh sập như thế nào?

Việc triệt phá đường dây đánh bạc trực tuyến RIKVIP thể hiện quan điểm của Bộ Công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm: không có vùng cấm!
Toàn cảnh Ông Nguyễn Thanh Hóa bị bắt
Những ngày qua, dư luận cả nước đang đặc biệt quan tâm đến vụ án triệt phá đường dây đánh bạc trực tuyến RIKVIP. Bởi đây không chỉ là đường dây đánh bạc trực tuyến có quy mô và doanh thu lớn nhất Việt Nam, mà nó còn liên quan đến rất nhiều đối tượng, trong đó có cả một số cán bộ cơ quan Nhà nước. Việc triệt phá đường dây này thể hiện quan điểm của Bộ Công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm: không có vùng cấm!
Lập đại lý khắp cả nước để thu hút con bạc
Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, internet, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã lập các đường dây đánh bạc trực tuyến qua hình thức cá độ hoặc trò chơi có tính chất cờ bạc (còn gọi là game bài). Và trong số các game bài ấy, nổi cộm nhất là RIKVIP, sau đổi tên thành TIP.CLUB, với tổ chức, quy mô hoạt động có thể nói là lớn nhất Việt Nam.
Game bài RIKVIP bắt đầu hoạt động từ ngày 18/4/2015, gồm 42 trò mô phỏng các hình thức đánh bạc, hoạt động trái phép thông qua website rikvip.com, rikvip.vn; từ tháng 8-2016, đổi tên thành TIP.CLUB và dưới dạng các ứng dụng cho điện thoại và máy tính.
Nguyễn Thanh Hóa,Cục trưởng C50,Đánh bạc,Rửa tiền,Phú Thọ,Đánh bạc ở Phú Thọ,RIKVIP
Từ trái qua phải: Hoàng Thành Trung, Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam
Để tham gia, con bạc tạo tài khoản và nạp tiền mua điểm ảo trong game, gọi là RIK, thông qua nạp thẻ viễn thông (Vietel, Mobifone, Vinaphone), nạp thẻ game (Zing, Gate, Vcoin, Megacard, GoCoin, Vcard), nạp từ tài khoản ngân hàng hoặc mua trực tiếp qua hệ thống đại lý.
Sau khi thắng- thua, con bạc có thể quy đổi RIK thành tiền thông qua bán cho đại lý hoặc hiện vật có giá trị là mã thẻ viễn thông, mã thẻ game, nạp tài khoản điện thoại, thông qua các cổng trung gian thanh toán.
Để thu hút con bạc nạp tiền chơi bạc, các đối tượng tổ chức đường dây đã thông qua các pháp nhân do chúng lập ra hợp tác với các cổng trung gian thanh toán (VNPTEPAY, Ngân lượng, HOMEDIRECT và Giải trí số) để con bạc có thể sử dụng thẻ cào viễn thông, thẻ game nạp vào game bài (gọi chung là "gạch thẻ"); hợp tác với Cổng thanh toán quốc gia NAPAS để con bạc nạp tiền từ tài khoản ngân hàng; phát hành thẻ game Vcard và Gocoin để con bạc nạp tiền chơi bạc.
Nguyễn Thanh Hóa,Cục trưởng C50,Đánh bạc,Rửa tiền,Phú Thọ,Đánh bạc ở Phú Thọ,RIKVIP
Cơ quan điều tra đang đọc Lệnh bắt và khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Văn Dương và các bị can khác
Các đối tượng còn lập ra hệ thống đại lý nhiều cấp, gồm 25 đại lý cấp 1 và 5.852 đại lý cấp 2 trên toàn quốc để con bạc nạp, rút tiền chơi bạc; việc giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt hoặc qua ngân hàng. Và với mạng lưới giăng khắp toàn quốc này, hệ thống đại lý đã góp phần rất lớn trong việc thu hút con bạc và là một kênh giao dịch chiếm tỉ trọng lớn (đại lý cấp 1 có tổng lượng giao dịch lớn nhất lên đến trên 1.700 tỉ đồng)
Do có hệ thống thanh toán giúp con bạc dễ dàng nạp và rút tiền chơi bạc như vậy, kết hợp với việc quảng cáo rầm rộ trên mạng, RIKVIP/ TIP.CLUB đã nhanh chóng thu hút lượng lớn người chơi, trở thành trò chơi cờ bạc trá hình có quy mô và doanh thu lớn nhất Việt Nam.
Theo kết quả điều tra, từ 18-4-2015 đến 29-8-2017, có 42.956.715 tài khoản người chơi thực trên hệ thống RIKVIP/ TIP.CLUB. Nếu tính trung bình 1 con bạc có 3 tài khoản thì tổng số tài khoản trên tương đương với hơn 14 triệu con bạc đã tham gia chơi RIKVIP/ TIP.CLUB. Hoạt động tổ chức đánh bạc của game bài RIKVIP/ TIP.CLUB đã gây nhiều hệ lụy xã hội phức tạp.
Nguyễn Thanh Hóa,Cục trưởng C50,Đánh bạc,Rửa tiền,Phú Thọ,Đánh bạc ở Phú Thọ,RIKVIP

Các quyết định khởi tố

Kiên quyết điều tra triệt để, không có vùng cấm
Trước thực trạng này, tháng 7/2016, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng chức năng tập trung công tác nghiệp vụ điều tra, xác minh và xác lập chuyên án đấu tranh với các đường dây tổ chức đánh bạc quy mô lớn trên không gian mạng, trong đó có RIKVIP/ TIP.CLUB.
Đầu năm 2017, Bộ Công an quyết định xác lập chuyên án đấu tranh do đồng chí Bộ trưởng làm Trưởng ban chỉ đạo chuyên án, đồng chí Thứ trưởng Lê Quý Vương làm Phó Ban chỉ đạo, Trưởng ban chuyên án cùng thành viên là một số lãnh đạo đơn vị chức năng của Bộ. Căn cứ tài liệu thu thập được, tháng 8-2017, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo chuẩn bị phá án.
Trong thời điểm này, Công an tỉnh Phú Thọ đang tiến hành điều tra vụ án "Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" xảy ra trên địa bàn Phú Thọ và áp dụng biện pháp tố tụng với một số đối tượng có liên quan đến chuyên án.
Ban chuyên án nhận thấy đây là thời điểm thuận lợi để quyết định phá án nên giao Cơ quan An ninh điều tra- Công an tỉnh Phú Thọ thụ lý điều tra theo thẩm quyền. Từ ngày 29-8-2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã đồng loạt tiến hành các biện pháp tố tụng đối với các cá nhân, tổ chức liên quan đến hành vi tổ chức đánh bạc qua game bài RIKVIP/ TIP.CLUB.
Do vụ án có quy mô đặc biệt lớn, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương và dư luận đặc biệt quan tâm nên quá trình điều tra vụ án đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của liên ngành tư pháp Trung ương, liên ngành tư pháp tỉnh Phú Thọ, với tinh thần điều tra triệt để, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, không có vùng cấm.
Ngày 11-3, Ban Bí thư họp nghe Đảng ủy Công an Trung ương báo cáo về vụ án, đã đồng ý khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Bộ Công an và giao Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo vụ án.
Nói về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra vụ án này, Thượng tá Nguyễn Ngọc Vân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ cho biết: Đối tượng liên quan đến vụ án, nhất là số đối tượng đánh bạc rất đông, ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, sử dụng nhiều tài khoản nên công tác xác minh, điều tra của cơ quan Công an gặp rất nhiều khó khăn.
Đây là vụ án lớn về lĩnh vực tội phạm sử dụng công nghệ cao được cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ thụ lý điều tra, phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng rất tinh vi, các đối tượng phạm tội lại có kiến thức và am hiểu về công nghệ thông tin nên bước đầu cơ quan Công an cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác thu thập, phân tích, đánh giá, sử dụng chứng cứ chứng minh tội phạm.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Thượng tá Nguyễn Ngọc Vân khẳng định, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao, kịp thời của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an; sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, liên ngành tư pháp Trung ương và địa phương, đến nay, Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố, bắt giam được các đối tượng cầm đầu, chủ mưu và một số đối tượng liên quan. Hiện Công an tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Thanh Hóa,Cục trưởng C50,Đánh bạc,Rửa tiền,Phú Thọ,Đánh bạc ở Phú Thọ,RIKVIP
Các đối tượng Kim Thanh Thủy, Lưu Thị Hồng, Nguyễn Quốc Tuấn

3 ông trùm bắt tay nhau chiếm hưởng nghìn tỉ
Tính đến ngày 16/3, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 83 bị can (một số bị can bị khởi tố 2 tội danh). Trong đó, 41 bị can về tội tổ chức đánh bạc, 38 bị can về tội đánh bạc, 4 bị can về tội mua bán hóa đơn trái phép, 2 bị can tội rửa tiền và 1 bị can tội sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, cơ quan điều tra đang tạm giam 31 bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú 42 bị can, cho bảo lãnh 2 bị can, truy nã 8 bị can đang bỏ trốn.
Quá trình điều tra đã xác định, đường dây đánh bạc này do Phan Sào Nam, 39 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần VTC Truyền thông trực tuyến- VTC online); Nguyễn Văn Dương (43 tuổi, Chủ tịch HĐTV Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao-CNC) và Hoàng Thành Trung (40 tuổi, Phó Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt, nguyên Giám đốc Công ty VTC công nghệ và nội dung số - VTC Intecom) bàn bạc thực hiện. Trong đó Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương có vai trò chủ mưu, cầm đầu; Hoàng Thành Trung có vai trò thực hành.
Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương và Hoàng Thành Trung đã được nhiều đối tượng giúp sức tích cực. Tại Công ty CNC gồm Lưu Thị Hồng (Tổng Giám đốc); Nguyễn Quốc Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm thanh toán); Phạm Tuấn Anh (Trưởng phòng kỹ thuật vận hành); Đoàn Thị Thu Hà (kế toán); Hoàng Đại Dương (nhân viên công ty UDIC của Nguyễn Văn Dương)…
Tại Công ty VTV online gồm Lê Văn Kiên (Kế toán trưởng); Phan Anh Tuấn (Phó Giám đốc công nghệ)… Ở Công ty Nam Việt thì có Đỗ Bích Thủy (Giám đốc), Phan Thu Hương (thành viên góp vốn, dì ruột Phan Sào Nam), Kim Thanh Thủy (Trưởng phòng Core); Phạm Trọng Tài (Trưởng phòng Mobi); Nguyễn Việt Cường (lập trình web), 25 đại lý cấp 1…
Ngoài ra, đường dây này còn móc nối với Lê Thị Lan Thanh và một số đối tượng thuộc Công ty cổ phần viễn thông và giải trí số Việt Nam trong việc cung cấp cổng thanh toán và mua bán hóa đơn trái phép để hợp thức tiền thu lợi bất chính từ tổ chức đánh bạc.
 Quá trình điều tra, rất đau xót, đã phát hiện dấu hiệu liên quan của một số cán bộ cơ quan Nhà nước, trong đó có nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa vừa bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam về hành vi tổ chức đánh bạc.
Theo tài liệu điều tra, tổng số tiền tham gia đánh bạc qua cổng thanh toán (cả hợp pháp và bất hợp pháp) là 9.583,2 tỉ đồng (trung bình 342 tỉ đồng/ tháng), trong đó tiền từ thẻ viễn thông và thẻ game là 9.296 tỉ đồng, chiếm 97%, tiền từ các ngân hàng là 168 tỉ đồng, chiếm 1,75%. Tiền tham gia đánh bạc qua các đại lý được giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, bước đầu xác định khoảng 5.631,5 tỉ đồng.
Số tiền khủng hơn 9,5 nghìn tỷ đồng thu được qua các cổng thanh toán sẽ được phân chia cho các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, doanh nghiệp phát hành thẻ game, nhóm đối tượng tổ chức (Dương, Nam, Trung, bao gồm cả chi phí vận hành và một phần nhỏ hạch toán vào các pháp nhân CNC, VTC online, Nam Việt) và trả thưởng cho các con bạc.
Trong đó, ước tính doanh nghiệp viễn thông hưởng khoảng 1.402 tỉ đồng (tương đương 16% tổng giá trị thẻ viễn thông); doanh nghiệp trung gian thanh toán hưởng khoảng 258,4 tỉ đồng (riêng GTS hưởng phần lớn, khoảng 217,8 tỉ đồng); nhóm Nguyễn Văn Dương được hưởng 1.600 tỉ đồng; nhóm Phan Sào Nam và Hoàng Thành Trung hưởng khoảng 1850 tỉ đồng; 2645 tỉ đồng trả thưởng cho con bạc.
Sau khi chiếm hưởng số tiền nghìn tỉ trên, các đối tượng tổ chức đánh bạc dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để hợp thức hóa nguồn tiền như: đầu tư dự án, góp vốn kinh doanh, mua bất động sản, gửi tiết kiệm, chuyển đổi thành vàng, ngoại tệ, thậm chí có đối tượng như Phan Sào Nam đã gửi 3,5 triệu USD tại ngân hàng Bank of Singapore…
Hiện cơ quan điều tra đang xác minh về số tiền từng bên hưởng để thu hồi theo quy định của pháp luật. Đến nay, cơ quan điều tra đã thu giữ, phong tỏa, niêm phong tổng giá trị tài sản 1.238,8 tỉ đồng (gồm 1.046,2 tỉ đồng tiền mặt, 20 căn hộ giá trị 192,6 tỉ đồng) và 12 xe ô tô (chưa định giá).
Những lỗ hổng lớn trong quản lý viễn thông
Qua điều tra, có thể khẳng định, hoạt động tổ chức đánh bạc qua game bài khó có thể thực hiện được với quy mô lớn như RIKVIP nếu không có các cổng trung gian thanh toán và các loại thẻ cào.
Như chúng tôi đã nói ở trên, tiền chơi bạc từ thẻ cào chiếm đến 97% tổng lượng tiền chơi bạc qua các cổng trung gian thanh toán, trong đó, các doanh nghiệp viễn thông (Vietel, Vinaphone, Mobiphone) được hưởng từ 15,5- 16,3%, rõ ràng đó là một lợi ích không nhỏ khi các doanh nghiệp viễn thông này cung cấp dịch vụ cho hoạt động đánh bạc.
Việc quản lý hoạt động phát hành và sử dụng thẻ cào viễn thông lỏng lẻo khiến các thẻ cào dễ dàng trở thành phương tiện thanh toán cho các dịch vụ ngoài viễn thông, tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để xây dựng hệ thống thanh toán cho hoạt động đánh bạc trực tuyến.
Các cổng trung gian thanh toán cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến nhưng việc quản lý còn lỏng lẻo, khiến các doanh nghiệp trung gian thanh toán như VNPT EPAY, Ngân lượng, Home Direct, Giải trí số dễ dàng cung cấp dịch vụ cho game bài RIKVIP/ TIP.CLUB để con bạc tham gia đánh bài trong thời gian dài.
Do thiếu hành lang pháp lý chặt chẽ nên hoạt động này không được Ngân hàng Nhà nước coi là hoạt động trung gian thanh toán để quản lý, trong khi Bộ Thông tin và Truyền thông không quản lý hoạt động thanh toán bằng thẻ cào.
Qua điều tra đã phát hiện việc quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, cho thuê chỗ đặt máy chủ, tên miền, đầu số còn lỏng lẻo. Các đối tượng tổ chức đánh bạc rất dễ dàng được cung cấp dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ, đường truyền internet, IP, tên miền, kể cả tên miền quốc gia (.vn) từ các doanh nghiệp trong nước (VNPT, Vietel, Công ty cổ phần Mắt Bão, Công ty GMO Runsystem,,,); dễ dàng thuê các đầu số tổng đài của FPT để "chăm sóc khách hàng" và sử dụng dịch vụ nhắn tin thương hiệu của Công ty cổ phần truyền thông VMG để quảng cáo cho trò cờ bạc trá hình RIKVIP/ TIP.CLUB qua tin nhắn.
Được biết, Bộ Công an đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo, đồng thời, đưa nhiều nội dung nhằm khắc phục những sơ sở, hạn chế trong dự thảo Luật An ninh mạng dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ 5 sắp tới.
Theo Trung tướng Hoàng Phước Thuận – Cục trưởng Cục An ninh mạng, hiện nay, Bộ Công an đang chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Phú Thọ và các lực lượng nghiệp vụ chức năng tập trung điều tra và mở rộng vụ án, truy bắt các đối tượng truy nã, thu hồi tài sản do phạm tội mà có và sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật những người có liên quan đến đường dây tổ chức đánh bạc RIKVIP. Đồng thời, tiếp tục điều tra, xử lý các đường dây tổ chức đánh bạc trực tuyến khác.
Bộ Công an yêu cầu các bị can và những người có liên quan đang lẩn trốn sớm ra trình diện để được hưởng khoan hồng; đề nghị người dân không tham gia hoặc tiếp tay cho hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc trực tuyến dưới mọi hình thức, mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật

Đường dây đánh bạc ngàn tỷ Rikvip: Bắt giám đốc DN trung gian thanh toán

Hôm nay, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với các cơ quan chức năng bắt, khám xét một số đối tượng phạm tội liên quan đến đến vụ án tổ chức đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn, rửa tiền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (đường dây đánh bạc Rikvip).
Điểm đầu tiên cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ thực hiện lệnh bắt, khám xét các đối tượng liên quan là công ty cổ phần Thanh toán điện tử VNPT (VNPT EPAY) có địa chỉ tại tòa nhà Viễn Đông 36 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.
Phan Văn Vĩnh,Trung tướng Phan Văn Vĩnh,Nguyễn Thanh Hóa,Phan Sào Nam,Nguyễn Văn Dương,Rikvip
Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ thực hiện lệnh khám xét trụ sở các công ty mà Nguyễn Đình Chiến đang làm Chủ tịch HĐQT và Phó giám đốc
Cơ quan ANĐT đã đọc quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam về các tội “Tổ chức đánh bạc” theo điều 249 BLHS 1999 sửa đổi năm 2009 và tội “mua bán trái phép hóa đơn” theo điều 203 BLHS 2015 đối với Châu Nguyên Anh, 39 tuổi, thường trú tại chung cư Mandarin Garden, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội, Giám đốc điều hành VNPT EPAY và Phạm Quang Minh, 34 tuổi, thường trú tại Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội, Giám đốc kinh doanh VNPT EPAY.
Phan Văn Vĩnh,Trung tướng Phan Văn Vĩnh,Nguyễn Thanh Hóa,Phan Sào Nam,Nguyễn Văn Dương,Rikvip
Cơ quan điều tra thực hiện lệnh bắt để tạm giam đối với bị can Châu Nguyên Anh, Giám đốc điều hành VNPT EPAY
Cùng ngày, cơ quan ANĐT đã khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam về tội “mua bán trái phép hóa đơn” theo điều 203 BLHS 2015 đối với Nguyễn Đình Chiến, 42 tuổi, thường trú tại phường Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội, Chủ tịch HĐQT công ty TNHH Đầu tư và phát triển HQ Việt Nam, sau đổi tên thành công ty CP Công nghệ TNC Việt Nam; đồng thời là Phó giám đốc công ty cổ phần CT và T, Phó giám đốc công ty Phân phối thẻ Việt Nam.
Cơ quan ANĐT cũng đã khởi tố bị can về tội “mua bán trái phép hóa đơn” theo điều 203 BLHS và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lê Anh Tuấn, 35 tuổi, thường trú tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội, Giám đốc công ty CP Công nghệ TNC.
Được biết, Châu Nguyên Anh, Phạm Quang Minh, Nguyễn Đình Chiến và Lê Anh Tuấn bị khởi tố điều tra do có liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ nạp tiền đánh bạc bằng thẻ cào cho đường dây tổ chức đánh bạc Rikvip/Tip.club và mua bán trái phép hóa đơn nhằm hợp thức hóa số tiền do phạm tội mà có.
Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã thực hiện các lệnh khám xét nơi làm việc của những bị can trên để thu giữ tài liệu, đồ vật, phương tiện điện tử và dữ liệu điện tử có liên quan đến vụ án.
Theo tài liệu điều tra của cơ quan Công an, tổng số tiền tham gia đánh bạc của đường dây này thông qua cổng thanh toán (cả hợp pháp và bất hợp pháp) là 9.583,2 tỉ đồng (trung bình 342 tỉ đồng/ tháng), trong đó tiền từ thẻ viễn thông và thẻ game là 9.296 tỉ đồng, chiếm 97%, tiền từ các ngân hàng là 168 tỉ đồng, chiếm 1,75%. Tiền tham gia đánh bạc qua các đại lý được giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, bước đầu xác định khoảng 5.631,5 tỉ đồng.
Số tiền khủng hơn 9,5 nghìn tỷ đồng thu được qua các cổng thanh toán sẽ được phân chia cho các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, doanh nghiệp phát hành thẻ game, nhóm đối tượng tổ chức (Dương, Nam, Trung, bao gồm cả chi phí vận hành và một phần nhỏ hạch toán vào các pháp nhân CNC, VTC online, Nam Việt) và trả thưởng cho các con bạc.
Phan Văn Vĩnh,Trung tướng Phan Văn Vĩnh,Nguyễn Thanh Hóa,Phan Sào Nam,Nguyễn Văn Dương,Rikvip
Cơ quan Công an khám xét nơi làm việc của các bị can thuộc VNPT EPAY
Trong đó, ước tính doanh nghiệp viễn thông hưởng khoảng 1.402 tỉ đồng (tương đương 16% tổng giá trị thẻ viễn thông); doanh nghiệp trung gian thanh toán hưởng khoảng 258,4 tỉ đồng (riêng GTS hưởng phần lớn, khoảng 217,8 tỉ đồng); nhóm Nguyễn Văn Dương được hưởng 1.600 tỉ đồng; nhóm Phan Sào Nam và Hoàng Thành Trung hưởng khoảng 1850 tỉ đồng; 2645 tỉ đồng trả thưởng cho con bạc.
Cụ thể, tiền chơi bạc từ thẻ cào chiếm đến 97% tổng lượng tiền chơi bạc qua các cổng trung gian thanh toán, trong đó, các doanh nghiệp viễn thông (Vietel, Vinaphone, Mobiphone) được hưởng từ 15,5- 16,3%, rõ ràng đó là một lợi ích không nhỏ khi các doanh nghiệp viễn thông này cung cấp dịch vụ cho hoạt động đánh bạc.
Việc quản lý hoạt động phát hành và sử dụng thẻ cào viễn thông lỏng lẻo khiến các thẻ cào dễ dàng trở thành phương tiện thanh toán cho các dịch vụ ngoài viễn thông, tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để xây dựng hệ thống thanh toán cho hoạt động đánh bạc trực tuyến.
Các cổng trung gian thanh toán cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến nhưng việc quản lý còn lỏng lẻo, khiến các doanh nghiệp trung gian thanh toán như VNPT EPAY, Ngân lượng, Home Direct, Giải trí số dễ dàng cung cấp dịch vụ cho game bài RIKVIP/ TIP.CLUB để con bạc tham gia đánh bài trong thời gian dài.
Do thiếu hành lang pháp lý chặt chẽ nên hoạt động này không được Ngân hàng Nhà nước coi là hoạt động trung gian thanh toán để quản lý, trong khi Bộ TT&TT không quản lý hoạt động thanh toán bằng thẻ cào.
Phan Văn Vĩnh,Trung tướng Phan Văn Vĩnh,Nguyễn Thanh Hóa,Phan Sào Nam,Nguyễn Văn Dương,Rikvip
Cơ quan điều tra đọc lệnh khám xét nơi làm việc của bị can Phạm Quang Minh, Giám đốc kinh doanh VNPT EPAY
Cục An ninh mạng cũng cho biết, qua điều tra, phát hiện việc quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ, cho thuê chỗ đặt máy chủ, tên miền, đầu số còn lỏng lẻo. Các đối tượng tổ chức đánh bạc rất dễ dàng được cung cấp dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ, đường truyền internet, IP, tên miền, kể cả tên miền quốc gia (.vn) từ các doanh nghiệp trong nước (VNPT, Vietel, công ty cổ phần Mắt Bão, công ty GMO Runsystem,,,); dễ dàng thuê các đầu số tổng đài của FPT để "chăm sóc khách hàng" và sử dụng dịch vụ nhắn tin thương hiệu của công ty cổ phần truyền thông VMG để quảng cáo cho trò cờ bạc trá hình RIKVIP/ TIP.CLUB qua tin nhắn.
Cơ quan ANĐT, Công an tỉnh Phú Thọ vẫn đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Theo Công an nhân dân
 
Tiểu sử bất ngờ của trùm bảo kê gái bán hoa Tướng Phan Văn Vĩnh và những cuộc đại não ở BCA

Đánh bạc xuyên quốc gia: Sau ông Hóa, ông Vĩnh sẽ là ai?

- Ai cũng có thể trở thành tội phạm nếu bản thân không chịu tu dưỡng. Đó là suy nghĩ của rất nhiều người sau khi cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị khởi tố.
Người dân đồng tình khi thấy rằng, quan điểm “không có vùng cấm” trong cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng đã trở thành hiện thực. Và cũng không khỏi băn khoăn khi nghĩ rằng, một vài bàn tay không thể che nổi cả bầu trời.
Sau ông Hóa, ông Vĩnh, sẽ là ai nữa, khi mà để che đỡ cho đường dây đánh bạc xuyên quốc gia này, không thể chỉ một vài người?
Phan Văn Vĩnh,Trung tướng Phan Văn Vĩnh,Nguyễn Thanh Hóa,Phan Sào Nam,Nguyễn Văn Dương,Rikvip,Đinh La Thăng,Vân Thiêng
Bị can Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa
Cơn rung chấn mạnh
Vụ khởi tố, bắt tạm giam cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) Phan Văn Vĩnh được nhiều người gọi là một “cơn rung chấn” mạnh.
Nói như vậy là bởi, không giống những người vi phạm pháp luật thuộc hàng quyền cao chức trọng khác, ông Vĩnh được xác định vi phạm pháp luật ở ngay cái chỗ, mà thường ngày, chiếc còng số 8 chỉ dành cho bọn tội phạm. Ai ngờ bây giờ, chiếc còng ấy lại vận vào tay ông.
Từng là Giám đốc Công an một tỉnh, là Anh hùng LLVT nhân dân, đại biểu QH, mang hàm Trung tướng, đứng đầu Tổng cục Cảnh sát - cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm quan trọng của Bộ Công an, thế mà ông Phan Văn Vĩnh bị quật ngã.
Từng được xem là khắc tinh của tội phạm, giờ cái tên Phan Văn Vĩnh lại gắn liền với một vụ án đánh bạc, tổ chức, bảo kê cho đánh bạc xuyên quốc gia, qui mô lên đến hàng nghìn tỉ đồng.
Việc ông Vĩnh bị khởi tố, bắt tạm giam là một mất mát rất lớn không chỉ cho cá nhân ông ta mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an. Nhưng, “trong cái rủi, có cái may”. Đây sẽ là cơ hội để ngành công an làm trong sạch bộ máy, kiên quyết loại ra khỏi ngành những người không đủ tư cách đang khoác lên mình bộ trang phục công an nhân dân.
Để cán bộ lãnh đạo không bị ''đánh cắp'' nhân phẩm
Ngay trong ngày 6/4, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã ký công điện gửi công an các đơn vị, địa phương yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng ngừa sai phạm, suy thoái trong lực lượng công an, khẳng định tinh thần nhìn thẳng vào sự thật để chấn chỉnh, trong sạch hóa đội ngũ.
Bởi, chỉ có lấy bản lĩnh làm gốc rễ cho phẩm hạnh, người chiến sĩ công an nhân dân nói riêng và đội ngũ cán bộ, đảng viên - nhất là những cán bộ lãnh đạo mới đứng vững trước sự cám dỗ của tiền tài, mới không sa vào mưu hèn kế bẩn, không bị "đánh cắp" nhân phẩm, đạo đức con người. Không chuyên tâm rèn luyện tu dưỡng, không giữ được bản lĩnh thì dù có đọc thuộc làu mấy lời thề danh dự, phỏng có ích gì!
Ông Hóa. Ông Vĩnh. Rồi thì ai nữa? Dư luận xã hội dường như vẫn chưa thôi đồn đoán. Bởi để một đường dây cờ bạc xuyên quốc gia như vậy hoạt động an toàn thu hút hàng vạn người chơi tồn tại trong thời gian dài, một vài bàn tay không thể che nổi bầu trời.
Câu chuyện đau lòng này còn cho thấy những lỗ hổng trong công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ ở nhiều ngành, nhiều địa phương. Đó là tình trạng kiểm điểm, góp ý phê bình qua loa, hình thức; những cuộc bỏ phiếu tín nhiệm kiểu “bà đưa chân giò, ông thò chai rượu”, anh nói tốt cho tôi, tôi nói tốt cho anh. Dẫn đến kết quả đánh giá không chính xác, thiếu minh bạch.
Cán bộ lạm dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, thậm chí là vi phạm pháp luật nhưng giỏi che đậy, giỏi thỏa hiệp nên lúc nào cũng ngon lành. Chỉ đến khi về hưu, hoặc bị pháp luật "sờ gáy" thì mới lộ ra biệt thự biệt phủ cùng những khối tài sản kếch xù mà với đồng lương công chức không thể nào có được.
Tội trạng ông Vĩnh như thế nào sẽ được các cơ quan tố tụng điều tra, xét xử trong thời gian tới. Nhưng có một điều chắc chắn là việc ông Vĩnh phải tra tay vào còng đã tạo nhiều hiệu ứng tích cực và được dư luận đồng thuận.
Người dân thêm tin tưởng hơn vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng nhằm làm trong sạch bộ máy lãnh đạo do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động.
Cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và trước đó là cựu ủy viên Bộ Chính trị - cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng phải đối diện với sự trừng trị của pháp luật là một sự “bảo chứng” cho quyết tâm chính trị đó của Đảng!
Vân Thiêng 

Tiểu sử thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa

Điều lạ nhất quanh vụ bắt cựu tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa

Chủ Nhật, ngày 08/04/2018 15:00 PM (GMT+7)

Liên quan đến vụ án bắt cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa có điều rất lạ. Trước khi sự việc chính thức diễn ra, cách đó vài tháng đã rộ tin đồn về việc bắt hai ông này. Tại sao lại như vậy?

45 15
Điều lạ nhất quanh vụ bắt cựu tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa - 1
Trước khi Cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Hóa (trái) và Phan Văn Vĩnh đã có thông tin đồn thổi (ảnh IT).
Thông tin chính thức từ Bộ Công an về việc khởi tố, bắt tạm giam ông Phan Văn Vĩnh, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát (Bộ Công an), và trước đó gần một tháng là việc khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng C50, đối với những người thường xuyên lướt mạng xã hội có lẽ không có gì bất ngờ, bởi trước đó trên mạng cũng đã rộ thông tin này. Điều khiến nhiều người băn khoăn tại sao sự việc diễn ra sau đó lại hệt như tin đồn thổi.
Tháng 1. 2018, tại buổi họp báo thông báo tình hình công tác năm 2017 của Bộ Công an, báo chí đã đặt câu hỏi xung quanh câu chuyện đang được đồn thổi trên. Lãnh đạo Bộ Công an bác bỏ thông tin này. Nếu như sự việc sau đó diễn ra không đúng như đồn thổi thì không có gì đáng bàn. Điều đáng nói là mấy tháng sau sự việc lại diễn ra lại chính xác đúng như những thông tin phi chính thống. Vấn đề phải chăng là có sự lộ, lọt thông tin thuộc bí mật Nhà nước ra ngoài mới dẫn tới hiện tượng như vậy. Việc lộ lọt thông tin trong trường hợp này là vô tình hay cố ý; nó được tung ra nhằm ý đồ gì?.
Đối với vụ án hình sự nói chung, đặc biệt vụ án có liên quan đến những người từng là cán bộ cấp cao như trường hợp ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, khi cơ quan điều tra mới đang trong quá trình thực hiện, chưa công bố rộng rãi, mọi việc mới chỉ đang là kế hoạch, hướng điều tra thì mọi thông tin về vụ án lúc này đều là bí mật Nhà nước.
Nếu tất cả những người biết thông tin nghiêm túc giữ bí mật theo quy định của pháp luật sẽ không có chuyện lộ tin, rồi dẫn tới chuyện đồn thổi thông tin trước khi sự việc diễn ra. Như vậy những kẻ muốn tung tin trên mạng cũng không có cơ sở để thực hiện. Nếu có chỉ là thứ xuyên tạc, bịa đặt, người xem sẽ tẩy chay ngay. Trong hoạt động báo chí, cơ quan quản lý thường nhắc các tòa soạn, cơ quan báo chí không được chạy theo thông tin trên mạng xã hội. Để giữ cho thông tin báo chí có định hướng điều đó hoàn toàn đúng. Tuy nhiên các cơ quan báo chí khó có thể làm ngơ khi thấy thông tin trên mạng xã hội ban đầu chỉ là đồn thổi sau diễn ra lại đúng, như vụ bắt ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa.
Còn nhớ hồi tháng 9.2017, trên mạng xã hội xuất hiện tin Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, người đang bị truy nã quốc tế đã về nước. Báo chí vào cuộc xác minh nhưng không có kết quả như mong muốn, hai ngày sau đó trên cổng thông tin của Bộ Công an phát thông báo với nội dung Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú. Nếu những vụ việc như nêu trên vẫn cứ tiếp diễn, người dân sẽ có xu hướng tìm tới mạng xã hội để thỏa mãn nhu cầu thông tin và họ coi báo chí chính thống chỉ là “chạy theo”.
Không chỉ những vụ án có sự dính líu của cán bộ cấp cao mà những thông tin về công tác nhân sự cũng thường xảy ra hiện tượng đồn thổi trước khi diễn ra. Khi Quốc hội thảo luận ở tổ cho ý kiến về dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và dự thảo Luật An ninh mạng (kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV), đại biểu Bùi Đặng Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc đã có phát biểu rất thẳng và đáng chú ý.
Ông nói: Tại sao tất cả những chuyện cơ mật các đồng chí thư ký, lái xe, các quán trà vỉa hè đều biết? “Mỗi một kỳ Đại hội, muốn nắm thông tin ra quán trà vỉa hè ngồi hỏi một lúc là người ta nói. Có những ông phán kinh lắm, người này sẽ vào vị trí này, người kia sẽ vào vị trí kia, lạ là sau đó lại đúng như vậy. Rõ ràng về mặt tổ chức nhân sự là có chuyện lộ bí mật nhà nước, vậy lộ ở đâu ra? Tự chúng ta làm lộ bí mật của chúng ta ra”, ông Dũng nói và đặt vấn khi xây dựng Luật có điều chỉnh được những vấn như đã nêu không.
Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2001 đến nay, phát hiện hơn 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước; trong đó, nhiều tài liệu thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo. Hình thức lộ, mất bí mật nhà nước chủ yếu là qua thông tin, liên lạc; báo chí, xuất bản; quan hệ quốc tế... Một trong những nguyên nhân của việc lộ, mất nêu trên là do hệ thống pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước còn chưa đồng bộ; các chế tài xử lý còn thiếu và yếu chưa bảo đảm tính răn đe; việc xử lý vi phạm còn nể nang, thiếu chủ động…
Và câu chuyện xung quanh vụ bắt cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa thêm một minh chứng rõ nét để cơ quan chức năng xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ bí mật nhà nước được đảm bảo chặt chẽ hơn.
Vụ bắt giam cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh: Bài học về kiểm tra, giám sát cán bộ
Việc ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa bị khởi tố đã phần nào cho thấy công tác kiểm tra, giám sát cán bộ còn...
Theo Lương Kết (Dân Việt)

Xã hội đang sao nhỉ, con người tại sao lại vậy?

- Câu hỏi này năm ngoái, năm kia đã manh nha trong đầu tôi, đến hôm nay lại đậm hơn rất nhiều.
Từ chuyện ở trường học...
Cuối năm 2016, cả xã hội xôn xao vụ việc tại trường Tiểu học Nam Trung Yên Hà Nội. Xe taxi chở hiệu trưởng nhà trường vào sân trường gây tai nạn cho một cháu học sinh. Tư duy bình thường là nhận lỗi, nhận trách nhiệm, nhưng không.
Trước hết cứ là chối đã rồi tính tiếp. Rồi mới đây, cô giáo phạt trò bằng cách bắt trò uống nước giặt giẻ lau bảng. Khoan nói đến kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm mà trước hết cô cũng là một con người. Tình người ở đâu, đạo đức ở đâu khi cô hành xử như vậy?
Rất nhiều người nghĩ như tôi không biết nếu cô giáo đó có con, có cháu mắc khuyết điểm bị buộc uống thứ nước như vậy thì cô nghĩ gì, phản ứng ra sao? Rồi cô giáo 3 tháng liền không nói với trò trong lớp học.
Đinh Duy Hòa,hành hung bác sĩ,bác sĩ,giáo viên,bạo lực học đường,Phan Văn Vĩnh

Một kỷ lục không chỉ của riêng ta, mà có lẽ của cả thế giới. Mà trò cũng lạ, 3 tháng cứ vậy cũng không ai nói năng gì. Đến lúc có trò nói ra thì có vẻ như bị cô lập, vì như vậy đã làm ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường khi cấp trên xem xét.
Không thể hiểu nổi. Rồi chuyện cô phạt, bắt trò quỳ thì bố trò đến bắt cô quỳ. Trò đánh thầy, đâm thủng bụng thầy để trả thù. Phụ huynh  vào hẳn trường học hành hung giáo viên... Đấy là chuyện ở trường học.
...Chuyện trong bệnh viện
Trong bệnh viện cũng không ít chuyện. Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đánh nhân viên y tế. Thầy giáo và thầy thuốc  từ xa xưa vốn là những người được dân ta kính trọng nhất. Không thầy đố mày làm nên. Lương y như từ mẫu.
Giờ đây, quan niệm đó hình như bị lung lay đáng kể. Nhiều giá trị xã hội, nhiều chuẩn mực đạo đức xã hội bị đảo ngược. Nếu như thầy đúng là thầy, bác sỹ đúng là bác sỹ thì có chuyện gì xảy ra không?
Thầy giáo và bác sĩ giờ đây có vẻ không còn nguyên vẹn như xưa. Trò lại càng quá trớn vượt qua làn ranh giữa trò và thầy. Và đặc biệt là người dân, rất dễ bất bình, rất dễ manh động đánh đấm khi không hài lòng.
Đến tướng công an và cả chuyện phong giáo sư?
Rồi chuyện mấy tướng công an bị bắt để điều tra. Cơ quan công quyền sinh ra để chống nạn cờ bạc, lại đích thân đứng ra tổ chức đánh bạc. Mà là cả một hệ thống bộ máy cơ chứ.
Khoan nói đến vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thì ở đây sự đảo lộn giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức càng mãnh liệt hơn.
Về cơ bản, trong con mắt người dân, lực lượng công an phải là mẫu mực. Mẫu mực để bảo vệ pháp luật, bảo vệ dân.
Đôi khi, cũng có khuyết điểm, cũng có tỳ vết, nhưng vẫn có thể tha thứ, chấp nhận. Nhưng đến mức như vậy thì quả là quá nghiêm trọng. Câu hỏi vẫn cứ là sao lại thế nhỉ?
Rồi chuyện phong giáo sư nữa chứ. Cả một hội đồng quốc gia làm cái việc này bao năm qua, qua bao tầng nấc xét duyệt, riêng năm nay lại bị khơi ra chính thức. Mà khơi ra mới thấy nhiều cái sai, cái lố. Khoan bàn đến trách nhiệm các cơ quan nhà nước có liên quan, mà hãy xem những người vào cuộc phong hàm. Rất nhiều người xứng đáng. Có một số ít cũng rất xứng đáng nhưng không biết sao vẫn bị loại. Và có những người tìm mọi cách để lọt, cho dù không đáp ứng tiêu chuẩn.
Trộm nghĩ, mình không xứng giáo sư, tiến sĩ, nhưng bằng mọi cách đạt được, để rồi đi đâu cũng trưng ra thì cái liêm sỉ tối thiểu phải có đã biến sạch trơn. Cũng chả cần đạo đức cao xa gì, miễn đạt giáo sư là ok hết.
Đạo đức con người đang có vấn đề
Rồi chuyện... Vẫn biết, con người ta không phải là “thánh”, không thể không nhiễm bụi trần, nhưng cái bụi trần nhiễm đến mức như vậy thì quả là đáng lo ngại. Đạo đức con người đang có vấn đề, đang xuống cấp nghiêm trọng.
Đạo đức không phải cứ áp đặt bằng được là ra, không phải cứ qua các câu khẩu hiệu hoành tráng là đi vào lòng người. Đạo đức phải được chăm chút xây dựng trong từng gia đình, rồi từ gia đình đến trường học, rồi đến xã hội.
Quá trình này vừa tự nhiên thẩm thấu vào mỗi con người, vừa không hẳn tự nhiên theo nghĩa mọi người phải tuân thủ những cái chung của xã hội, những cái được xã hội coi là chuẩn, là đúng mực. Đạo đức xã hội là thước đo giá trị con người, không ngoại lệ,  cho người bình thường nhất cho đến những người có trọng trách cao nhất trong xã hội.
Với những gì đang diễn ra trong xã hội ta, nghĩ cũng tốt, cứ để nó bung ra mọi khuyết tật, mọi cái gọi là tiêu cực liên qua tới phạm trù đạo đức để xem ta đang ở đâu may ra còn có cách giải quyết phù hợp. Cái này mà không nhận ra thì coi như bó tay chấm com.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét