Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

HÁT NỮA ĐI, ĐỜI ! 5

(ĐC sưu tầm trên NET)



Nhọc nhằn phận lao động nước ngoài tại các nông trại Hàn Quốc

Quỳnh My, Theo Channel News Asia


ANTĐ - “Tôi không muốn, tôi sẽ không bao giờ trở lại đó”, Tina, 23 tuổi, một người Campuchia tâm sự sau khi thường xuyên bị chủ trang trại trồng nấm người Hàn Quốc đánh đập, lạm dụng. Dù Chính phủ Hàn Quốc thường xuyên kiểm tra 3.000 - 4.000 doanh nghiệp có thuê lao động nước ngoài mỗi năm nhưng thực tế, rất ít trường hợp sai phạm bị xử lý.
Cực khổ, thậm chí bị ngược đãi

Tina giữ một đoạn băng ghi âm tố cáo ông chủ người Hàn Quốc xúc phạm, đánh đập cô tại một trang trại trồng nấm ở Cheongju, phía Nam Seoul. Cô đã phải tìm đến một trung tâm bảo trợ xã hội chuyên giúp đỡ lao động xuất khẩu, sau khi bị ông chủ đuổi việc và không cho cô mang theo bất kỳ vật dụng nào. “Tôi không biết phải làm gì. Tôi không biết có nên làm đơn khiếu kiện hay không” - Tina nói. “Tôi sang Hàn Quốc làm thuê vì gia đình nghèo. Ở quê, tôi thấy nhiều người đã sang Hàn Quốc làm thuê và có thể kiếm được rất nhiều tiền” - Tina kể với Channel News Asia.

Tương tự, đối với Lee, một người Campuchia 23 tuổi khác, quãng thời gian làm thuê ở trang trại nhân sâm “thật là kinh khủng”. “Tôi phải trốn chạy cái địa ngục đó. Họ vi phạm quyền của người lao động, không tôn trọng hợp đồng lao động. Họ không quan tâm đến cuộc sống cực khổ của chúng tôi. Bất cứ khi nào chúng tôi yêu cầu được tăng lương, người chủ  chỉ biết hứa, nhưng thực tế chưa bao giờ thực hiện” - Lee nhớ lại. May mắn, sau đó, Lee được tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội và Tổ chức nhân quyền Khmer giúp đỡ và đưa anh ra khỏi trang trại đó.


Nhiều lao động nông nghiệp chỉ được trả lương bằng 60% so với lao động công nghiệp

Luật sư Kim Yi-chan người Hàn Quốc rất bức xúc về tình trạng ngược đãi, lạm dụng người lao động nhập cư, đặc biệt trong nông nghiệp: “Nơi ở dành cho người lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp rất khó sống. Một số người phải sống trong nhà kính container mà không có khu vệ sinh hay phòng tắm. Mùa hè nóng bức, mùa đông lạnh giá. Một số khu nhà trọ không có khóa và rất tối”. “Theo quan điểm của tôi, lao động nông nghiệp phải làm việc rất nhiều, nhưng họ được trả lương chỉ bằng 60% so với lao động công nghiệp với cùng thời gian làm việc như nhau. Nếu cứ như thế này, sẽ có người chết vì kiệt sức” – luật sư Kim cảnh báo.

 “So với lao động nước ngoài làm việc trong các ngành công nghiệp khác, lao động nông nghiệp thường phải đối mặt với điều kiện làm việc khắc nghiệt, thường xuyên phải làm việc nhiều giờ, môi trường xa thành phố và có thu nhập thấp hơn” - ông Pyo Daebum, Phó giám đốc Cục Lao động nước ngoài Hàn Quốc thừa nhận.

Tương lai bấp bênh

Theo Hệ thống cấp phép  việc làm (The Employment Permit System - EPS), tại Hàn Quốc có khoảng 250.000 lao động nhập cư, phần nhiều làm việc trong ngành nông nghiệp, xây dựng và sản xuất. Trong số đó, nhiều người đến từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Một lao động làm việc ở Hàn Quốc có thể kiếm khoảng 1.000 USD/tháng, cao gấp 10 lần so với bất kỳ công việc nào họ có thể làm ở quê hương mình nhưng hầu hết họ phải vay một khoản tiền lớn để chi phí cho chuyến đi “đổi đời” ở xứ sở Kim chi này.



Thường họ phải làm việc cật lực sau 2 năm mới trả hết được số tiền vay đó. “Nhưng khi đến Hàn Quốc, họ nhận thấy mọi thứ khác với những gì tưởng tượng hay  được hứa khi tuyển dụng. Nếu không có việc làm, họ sẽ không trả được nợ và giúp đỡ gia đình” - bà Norma Muico thuộc Tổ chức Ân xá quốc tế nói.

Mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường thanh tra các nông trường và đang đề ra các chính sách ưu đãi bổ sung cùng chương trình tập huấn giúp người lao động nâng cao thu nhập, nhưng việc xử lý sai phạm chưa hiệu quả. Minh chứng cụ thể là, năm 2011, cơ quan chức năng Hàn Quốc phát hiện 8.000 trường hợp vi phạm Luật Lao động, nhưng chỉ có 6 vụ bị khởi tố.

Thân phận lao động chui trên đất Thái

Thứ Năm, 31/12/2015, 10:30:12

Chấp nhận mọi sự nhọc nhằn vì áp lực mưu sinh.
Những bất trắc, rủi ro và cả những cái chết thương tâm nơi đất khách, quê người vẫn chưa làm hạ nhiệt cơn sốt lao động chui tại Thái-lan. Lúc cao điểm Hà Tĩnh có hơn 10 nghìn lao động sống chui, làm chui trên đất Thái. Cuộc sống ở nhiều làng quê bị xáo trộn, nhiều giá trị truyền thống bị thách thức. Sự bất lực của các cơ quan quản lý, sự bế tắc của một bộ phận lao động nông thôn...
Trăm phương nghìn kế mưu sinh

BangKok- Thái-lan. Chị Lê Thị Thủy quê ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà ngừng tay lau cần bi trong một trung tâm giải trí, cho tôi hay: “Đây là công việc nhàn hạ mà thu nhập cao nhất. Công việc mỗi ngày của mình bắt đầu từ 8 giờ tối đến sáng hôm sau. Lương tháng chỉ khoảng vài ba nghìn bạt (tương đương 1,5 - 2 triệu đồng) nhưng đổi lại mỗi đêm có thể được khách bo cả nghìn bạt, tính ra mỗi tháng thu nhập tới mấy chục triệu đồng”. Chị Thủy được làm việc ở đây vì ngoài vẻ trẻ trung, xinh xắn còn có thể bập bẹ một ít tiếng Thái. Hầu như ở tất cả các thành phố trên đất Thái đều có người Hà Tĩnh mưu sinh. Nhiều nhất vẫn là thủ đô Bangkok, tiếp đến là những thành phố lớn như Pattaya, Phukhet, Chiengmai... nhưng không phải ai cũng may mắn như chị Thủy. Có cả trăm thứ nghề để kiếm tiền. Phổ biến nhất vẫn là bưng bê, dọn dẹp, trông xe trong các nhà hàng, tiếp đến là bán rong trên đường phố, rồi giúp việc tại gia, làm thợ may, thợ sửa chữa cơ khí cho các cơ sở sản xuất, thậm chí có những người còn làm nghề hành khất. Và cả những công việc hết sức lạ lẫm như sắp bi, lau cần trong các Trung tâm giải trí bi-a.

Tiền bo gần như là nguồn thu nhập chính của lao động phục vụ trong các nhà hàng, quán bar, trung tâm giải trí. Nguyễn Quang Dũng, đến từ xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà tiết lộ: Để có được một chân giữ xe tại nhà hàng Laplaya cạnh khu đèn đỏ ở thủ đô Bangkok, anh và nhóm bạn phải trả cho ông chủ mỗi tháng 20 nghìn bạt, tương đương khoảng 13 triệu đồng. Đổi lại mỗi lái xe ô-tô vào gửi thường sẽ bo từ 50 đến100 bạt. Đêm ít cũng được vài trăm xe, hôm cuối tuần có thể lên tới cả nghìn xe. Mỗi tháng Dũng và anh em cũng có thể kiếm được từ 10 đến 15 triệu đồng từ tiền bo của khách.

Đó quả là khoản thu nhập tương đối cao so với công việc phổ thông tại quê nhà, tuy nhiên để kiếm được đồng tiền cũng không kém phần nhọc nhằn. Phần nhiều công việc đòi hỏi người lao động phải thức đêm ngủ ngày, làm những việc mà người Thái ít khi đụng tới. Anh Nguyễn Văn Anh ở xã Gia Hanh, huyện Can Lộc cho biết: Ngoài bồi bàn, làm bếp tại nhà hàng, còn phải chấp nhận dọn dẹp nhà vệ sinh, đấm lưng thư giãn cho thực khách chỉ cốt để tăng thêm tiền bo.

Anh Nguyễn Văn Dương ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà tâm sự: Để có được mỗi tháng 10 triệu đồng gửi về gia đình, tôi phải dậy sớm đi mua dừa trái, sau đó về cắt gọt để đầu buổi chiều đẩy xe ra hè phố Bangkok ngồi bán nước dừa cho đến tận đêm. Bốn anh em nhà tôi cùng thuê một phòng rộng chừng 15m2, trong một khu phố mà hễ mở cửa ra là gặp ngay người đồng tính và hút chích. Không thật sự thoải mái, nhưng đấy là cách để tiết kiệm chi phí.

Anh Dương cũng như tất cả những lao động người Hà Tĩnh mà tôi tiếp xúc trên đất Thái đều chấp nhận vất vả, vì rất khó để có thể tìm kiếm công việc ở quê với thu nhập đều đặn mỗi tháng trên dưới chục triệu đồng.

Phận sống lủi, làm chui

Nỗi ám ảnh lớn nhất của lao động Việt Nam nói chung và lao động Hà Tĩnh tại Thái-lan nói riêng chính là cảnh sát. Đơn giản vì họ nhập cảnh vào Thái-lan với tư cách là khách du lịch nhưng rồi ở lại để lao động kiếm tiền. Do vậy sự lưu trú quá thời hạn 30 ngày là bất hợp pháp, công việc cũng không được pháp luật bảo hộ và thừa nhận. Chị Phạm Thị Tình ở xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà cho hay: Ra đường nếu gặp cảnh sát thì cứ thành thực thú nhận là đi làm, còn trả lời lòng vòng ắt sẽ bị gây khó khăn, bởi họ biết tỏng người mình sang đây chủ yếu với mục đích gì.

Để tồn tại trên đất Thái, người lao động tìm ra nhiều phương cách. Cách tốt nhất là nhờ ông chủ, bà chủ quan hệ với cảnh sát, đóng một khoản tiền lót tay để được bỏ qua vi phạm. Theo anh Nguyễn Đại Phúc (quê ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà), để có một khoảng không gian chưa đầy 1 m2 bán nước giải khát trên hè phố Bangkok, anh phải chung chi, nạp cho cảnh sát mỗi tháng 3.000 bạt (tương đương hai triệu đồng).

Để kéo dài thời hạn lưu trú, mánh phổ biến nhất được người lao động áp dụng là giả làm thủ tục xuất cảnh rồi sau đó lại nhập cảnh. Theo cách này, hằng tháng họ phải xuống cửa khẩu Cam-pu-chia hoặc lên cửa khẩu Lào để đi gia hạn hộ chiếu (mà như cách nói của người trong cuộc là đi “tò” hộ chiếu). Cũng có những người chấp nhận không gia hạn để “hộ chiếu chết” rồi khi trở về nước lại phải đi chui, thậm chí vượt biên. “Có cầu ắt có cung”, đã hình thành nên những nhóm người chuyên đảm nhận khâu đi “tò hộ chiếu” hoặc là đưa người qua lại cửa khẩu theo những cách trái phép khác nhau.

Gần đây, việc quản lý người nước ngoài ở Thái-lan thêm siết chặt, dẫn tới công việc của lao động người Việt càng khó khăn. Đã có một số lượng lớn lao động Hà Tĩnh buộc phải trở về vì không thể trốn tránh.
Chen chúc làm thủ tục nhập cảnh vào Lào trước khi qua Thái-lan.

“Cơn sốt” bao giờ hạ nhiệt?

Theo thống kê của Sở LĐ-TB và XH tỉnh Hà Tĩnh: Lúc cao điểm có khoảng 10 nghìn lao động trong tỉnh sống chui, làm chui trên đất Thái, trong đó huyện Can Lộc có tới bốn nghìn, Thạch Hà, Lộc Hà mỗi huyện có từ hai nghìn đến ba nghìn người. Tất cả đều nhập cảnh vào Thái-lan theo con đường du lịch, rồi trốn ở lại làm thuê. Cơn sốt ly hương sang đất Thái làm thuê đang gây nên rất nhiều hệ lụy sau lũy tre làng. Trên thực tế, đã có những vụ án mạng thương tâm mà người lao động hoàn toàn một mình phải gánh chịu bởi pháp luật Thái-lan hoàn toàn không bảo hộ. Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc (Can Lộc) Trần Trí Quang không giấu nổi nỗi lo khi toàn xã có 7.800 dân thì đã có hơn 1.000 người đang lao động tại Thái-lan. Có nơi như xóm Nhật Tân, gần 100% số người trong độ tuổi lao động hiện đang ở Thái. Cuộc sống xáo trộn khi nhiều cặp vợ chồng bỏ lại con cái cho ông bà nuôi dạy, nhiều học sinh bỏ học giữa chừng và thậm chí còn có cả những cán bộ xã, cán bộ thôn xin nghỉ việc chỉ để theo người nhà sang đất Thái kiếm tiền. Sự yên tĩnh của làng quê đang bị phá vỡ, nhiều giá trị truyền thống đang bị thử thách.

Cùng chung quan điểm, Giám đốc Sở LĐ-TB và XH tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Sơn bày tỏ: “Cái được từ những đồng bạt gửi về không bằng những cái mất mà nó mang lại. Để giải quyết căn cơ tình trạng này, chính phủ hai nước Việt Nam và Thái-lan cần đàm phán ký kết một nghị định thư về hợp tác xuất khẩu lao động, giống như những gì mà Việt Nam và Malaysia đã làm. Điều này không chỉ hợp lý hóa lao động Việt Nam tại Thái-lan mà còn mở ra một thị trường lao động mới với nhiều cơ hội việc làm và thu nhập chính đáng.
Chính phủ Thái-lan vừa thông qua Tờ trình của Bộ Lao động nước này liên quan đến vấn đề nhập khẩu lao động từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ở Thái-lan. Theo đó, Thái-lan cho phép người lao động Việt Nam sang Thái-lan với visa du lịch trước ngày 10-2-2015 được đăng ký và hoàn tất các thủ tục để được lao động hợp pháp tại nước này trong thời hạn một năm. Những người nhập cảnh vào Thái-lan sau thời điểm nói trên sẽ phải về nước. Mức phí thị thực đối với lao động Việt Nam sẽ giảm từ 2.000 bạt (khoảng 57 USD) xuống còn 500 bạt.
Bài và ảnh: TRẦN LONG

Mặt trái xuất khẩu lao động ai lo ?

TP - Chỉ tính riêng một huyện Yên Dũng ở Bắc Giang, từ năm 2009 tới nay đã có khoảng trên dưới 10 triệu USD mỗi năm được gửi về từ những người đi XKLĐ. Kiều hối từ lao động xuất khẩu năm 2011 trên cả nước lên tới ngót 2 tỷ USD,
Cục Quản lý lao động ngoài nước dự báo trong 5 năm (2011-2015) sẽ có khoảng 10 tỷ USD kiều hối từ hàng trăm ngàn người đi XKLĐ trên khắp thế giới gửi về. Những con số trên cho thấy lợi ích quan trọng và rõ ràng của lĩnh vực XKLĐ, đem lại thu nhập tới 2% GDP, giúp xóa đói, giảm nghèo cho hàng chục vạn hộ gia đình trên cả nước.
Tuy nhiên, tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó. Trong loạt bài “XKLĐ, nỗi đau ở một làng quê” trên Tiền Phong (ngày 27, 28, 29-9) đã cho chúng ta thấy cận cảnh những mặt trái, những nỗi đau đến nhói lòng của những làng quê vốn yên bình, nay bị “những trận cuồng phong” có nguồn gốc từ đồng tiền làm cho điên đảo, xác xơ.
Mái trường THCS, nơi con em của những người đi XKLĐ học, chỉ có 30% thi đậu vào THPT. Trên lớp thầy giảng bài, còn ở dưới học sinh hỏi thẳng “thầy ơi, bằng tốt nghiệp giá bao nhiêu ?”.
Nhiều ngôi nhà tranh vách đất đã bỗng chốc biến thành nhà lầu lộng lẫy chốn thôn quê, song sóng gió cũng từ đó mà nổi lên, nhiều gia đình tan đàn sẻ nghé. Tính riêng huyện Yên Thế (Bắc Giang) năm 2011 đã có gần 200 vụ xin ly hôn do có người đi lao động ở nước ngoài.
Đồng tiền nhọc nhằn kiếm được nhờ bán sức lao động nơi xứ người vốn thẫm đẫm mồ hôi và nước mắt. Song sức tàn phá ghê gớm của nó nơi quê nhà cũng chua xót không kém.
Không ít những giá trị đạo đức, văn hóa của làng quê Việt hun đúc tự ngàn đời, nay bị xuống cấp, bị đảo lộn. Tệ nạn, lối sống lai căng, tạp nham từ khắp nơi trên thế giới bỗng chốc ùa về chốn thôn quê từ lúc nào chẳng hay. Cái giá phải trả đôi khi là quá đắt !
Khó mà trách được những người lao động, đa phần vốn ít học, ra đi từ nghèo khó để “cứu nhà” này.
Có chăng, chính là trách nhiệm của những người hoạch định chính sách XKLĐ, các cấp chính quyền, đoàn thể, các Cty làm dịch vụ.
Nếu chỉ biết đưa thật nhiều lao động sang xứ người để thu ngoại tệ, để lấy tiền dịch vụ, mà quên không chuẩn bị hành trang cho họ lúc trở về, quên luôn cả sự xáo trộn cơ cấu gia đình-xã hội ở nhiều vùng quê, tức là vô cảm và cả có phần vô trách nhiệm.
Vậy nên, rất cần những con số đánh giá, những dữ liệu khoa học nghiêm túc về thực trạng mặt trái của XKLĐ ở khắp các làng quê Việt, giúp đưa ra những chính sách, giải pháp hỗ trợ thích hợp cho người lao động và gia đình của họ.
Đa số những người Việt đi XKLĐ đều chưa có tay nghề, hoặc trình độ thấp, phải bán rẻ sức lao động, phải làm các công việc nặng nhọc, công việc người bản xứ không làm.
Ước ao sao cái nghề này chỉ là nhất thời, bao giờ hết phải xuất khẩu “cơ bắp”? Bao giờ đến lượt chúng ta xuất khẩu chất xám ra xứ người ?
Báo giấy
Xem tiếp...

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

BUỐN ƠI, VỀ ĐẬY VỚI CÔ HỒN! 48

(ĐC sưu tầm trên NET)

Số mệnh của con người có phải đã được định sẵn từ trước ? ( Phần 1 )

Bài viết này là phần 1 trong loạt bài gồm 21 phần, tựa "Số mệnh con người có phải được định sẵn từ trước?"
(Ảnh: Pixabay)
Ảnh: Pixabay
“Định Mệnh Luận” là một trong những nội dung chủ đạo trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, Khổng Tử từ lâu đã từng nói “Sinh tử có mệnh, phú quý tại thiên”
Nhưng tại Trung Quốc Đại Lục, sau khi Trung Cộng dành được chính quyền, vì để bảo trì thể chế độc tài của mình đã phát động tiêu hủy toàn bộ văn hóa thần truyền của Trung Quốc, tăng cường sử dụng thuyết “Vô Thần Luận” cắt đứt tín ngưỡng vào Thần từ hàng nghìn năm trước của người dân Trung Quốc. Toàn diện phủ định văn hóa chính thống của Trung Quốc xưa, đồng thời phê phán những điều như “Định Mệnh Luận”, “Nhân Quả Báo Ứng”, “Thiện Ác Hữu Báo”, “Thiên Nhân Hợp Nhất”, “Luân Hồi Chuyển Thế” v.v… coi đó là những thứ mê tín thời phong kiến, khiến cho người dân đều tiếp nhận tà thuyết vô thần luận làm cơ sở để duy hộ môi trường sinh tồn và phát triển của Trung Cộng trong xã hội. Đó chính là mục đích của Trung Cộng trong việc tiến hành cải tạo tư tưởng của nhân dân.
Vì thế, ở Trung Quốc đại lục ngày nay, rất nhiều người không tin rằng có tồn tại vận mệnh. Có một số người đạt được một số thành tựu trong sự nghiệp công tác của mình, dưới sự giáo dục của Đảng và Quốc gia họ cho rằng đó là kết quả từ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân. Bạn hãy cứ thử nhìn những vận động viên Trung Quốc đạt được giải trên đấu trường quốc tế mà xem, cả nghìn lần như một họ đều nói như vậy, chỉ có một trường hợp ngoại lệ đó là vận động viên Lý Na, cô là quán quân giải Úc mở rộng – thể loại đơn nữ, tuy nhiên sau đó cô đã phải chịu rất nhiều áp lực từ những lời chỉ trích phía sau.
Tác giả tại thời điểm đầu những năm 1980 bắt đầu giúp bạn bè và người thân bói mệnh, trong đó có 2 người được bói có số mệnh cực kỳ tốt, một vị có mệnh phát tài, một vị có mệnh được làm quan. Ba mươi năm sau, quả thực đã ứng nghiệm. Người có mệnh phát tài quả thực đã trở nên rất giàu có, không những thế còn là đại biểu của những người ở vùng đất đó. Còn người có mệnh làm quan nay đã trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của một doanh nghiệp, đồng thời là ủy viên chính quyền của địa phương.
Nhưng những sự thành công ấy, không hoàn toàn được họ nhận thức là do tác dụng của vận mệnh, bởi vì họ đã bị chủ nghĩa duy vật tẩy não, bị uống phải sữa độc của lang sói mà thành người, họ cho rằng tất cả những sự thành công đó đều là do nỗ lực của chính họ hoặc do Đảng và Quốc gia bồi dưỡng mà thành.
Vì sao lại nói như vậy ? Bởi vì tôi đã từng ngồi cùng với họ thảo luận về tình thế Đại lục những năm đó, hi vọng họ có thể nhận ra được chân tướng, có được một chỗ đứng đúng đắn, nhưng vị mà có mệnh phát tài đã nói rằng: anh ta đối với vị trí hiện tại đã cảm thấy rất mãn nguyện rồi, vẫn còn muốn tiếp tục như thế mấy năm nữa, không muốn thay đổi. Còn vị có mệnh làm quan thì nói: anh ta được Đảng và Quốc gia đào tạo nên, anh ta không muốn làm những điều liên quan đến chính trị …
Có mấy người giống được như Lữ Mông Chính triều Tống, trong hoàn cảnh nghèo khó, lưu lạc, bạn bè thân nhân xa lánh mà có thể nhận thức được: “Nhân đạo ngô tiện phi tiện dã, thử nãi thời dã, mệnh dã, vận dã”. Không những thế, sau khi thi đỗ trạng nguyên, thời vận xoay chuyển, người người tin tưởng tán dương, tâng bốc mà ông vẫn có thể thanh tỉnh mà nhận thức được: “Nhân đạo ngô tiện phi tiện dã, thử nãi thời dã, mệnh dã, vận dã”
Hãy thử nhìn xem thời xưa, trong số những người có thể thi đỗ trạng nguyên, đều không thấy một ai nói rằng: “Cảm ơn sự giáo dục và đào tạo của triều đình”. Duy nhất chỉ có Trung Quốc Đại Lục vào 60 năm trở lại đây mới xuất hiện thứ quái thai như vậy.
Triều Thanh năm kỷ quân (1724~1805), Tự Hiểu Lam, 24 tuổi trúng cử, 31 tuổi trở thành tiến sỹ, tại viện hàn lâm tiếp tục sự nghiệp học hành. Có thể nói ông là một phần tử trí thức cao cấp thời đó, là một quý nhân cao quan, những người bình thường không thể nào bằng được, tuy vậy ông vẫn luôn tin rằng con người là có vận mạng.
Bởi vì con người bị mê trong không gian vật chất này của chúng ta, không nhìn thấy chân tướng tại các không gian khác, cho nên đều cho rằng vận mệnh là không tồn tại. Nhưng tại một không gian vật chất khác, không tiếp thu cái mê của xã hội người thường, đều có thể nhìn thấy chân tướng sự vật một cách rõ ràng.
Tổ tiên của Kỷ Hiểu Lam là Lôi Dương Công đã nói, trước đây có một người đã gặp được một vị quan ở không gian khác (Âm gian), ông ta mới hỏi: “Có phải vận mệnh đều đã được định sẵn từ trước không ?”. Vị quan sứ tại âm gian trả lời: “Đúng vậy. Nhưng chỉ có những điều như nghèo khó, cát lợi, trường thọ, đoản mệnh .v.v… là đã được định sẵn”, ông ta lại hỏi: “Định số ấy có thể thay đổi không ?”, vị kia đáp “Có thể. Làm việc đại thiện có thể thay đổi, làm việc đại ác cũng có thể thay đổi”.
Vị kia lại hỏi: “Nhân quả báo ứng vì sao có lúc ứng nghiệm có lúc không ứng nghiệm”, Đáp: “Thiện ác của con người trong nhân gian là chỉ nói trong một đời, họa phúc cũng chỉ nói trong một đời. Nhưng tại không gian kia (âm ti) mà xét, những điều thiện ác là liên quan đến cả các đời trước, họa phúc cũng liên quan đến cả đời sau, cho nên có lúc cảm thấy dường như không ứng nghiệm”
Hỏi: “Nhân quả báo ứng vì sao không giống nhau?” Đáp: “Đây là điều đến từ vận mệnh của cá nhân bọn họ. Lấy sự việc nơi con người làm ví dụ, khi người ta được thăng chức giống nhau, thượng thư được tăng một cấp thì là tể tướng, điển sử tăng một cấp thì chỉ là chủ bộ mà thôi. Khi cùng bị hạ cấp, người được tăng cấp thì được lợi, không được tăng cấp thì chính là bị hạ xuống rồi. Cho nên sự tình tương đồng nhưng báo ứng lại khác nhau.”
Hỏi: “Tại sao không cho con người được biết trước?” Đáp: “Tình thế không cho phép. Nếu như được biết trước hết. Tất cả sự tình tại nhân gian đều trở nên bình lặng, thần cơ diệu toán của gia cát lượng lại trở thành việc thừa, 6 tên nịnh thần cuối triều Đường nếu như đều biết trước thiên cơ, thì họ sẽ không trở thành nịnh thần nữa”
Hỏi: “Tại sao lại cho con người ngẫu nhiên biết được ?” Đáp: “Nếu như không để con người ngẫu nhiên biết được, họ sẽ cho rằng không có quỷ thần tồn tại, dục vọng và tư tâm của những người đó sẽ có thể phóng túng, tại những nơi ít người biết đến, bọn họ cái gì cũng sẽ dám làm” Phụ thân đã mất của Kỷ Hiểu Lam là Diêu An Công cũng đã từng giảng cho ông ta về những sự việc này.
Vấn đề về quỷ thần, có rất nhiều người ôm giữ thái độ “Tin thì có, không tin thì không”. Đài truyền hình hữu tuyến Mỹ quốc CNN trước đây có phát một tiết mục 《Đến thiên đường lại quay trở về》(To Heaven and Back). Trong đó có 3 người dân Mỹ đã từng trải qua trường hợp cận tử, linh hồn xuất ra, sau đó họ thuật lại những điều đã trải qua, họ nói rằng mình đã từng đi qua thiên đường, hiện tại lại quay trở về nhân gian.
Trên thực tế, những bài báo cáo như thế thường xuyên xuất hiện, có thể thấy con người sau khi chết không phải là hết, con người chết đi, thực ra chỉ là thân thể tại tầng không gian vật chất này tuột ra, còn linh hồn của con người (người tu luyện gọi là nguyên thần) sẽ tiến nhập vào một không gian khác. Tại không gian ấy, linh hồn của con người (nguyên thần) thoát ly được sự hạn chế của thân thể vật chất, họ sẽ biết được chân tướng của các sự vật sự việc, hiểu được những điều mà con người tại thế gian không thể hiểu được.
(còn tiếp)
Series Navigation


Định mệnh không có thật

(ĐSPL) - Năm 17 tuổi gặp anh chỉ là một sự tình cờ ngẫu nhiên và cô đã tự hợp thức hóa cái cớ đó thành định mệnh không có thật.
Lần đầu Trâm gặp Việt trong chuyến bay sang Singapore du học năm cô 17 tuổi, sau khi chia tay bố mẹ nước mắt ngắn dài và nhận được chiếc khăn tay kẻ ô nam tính từ người con trai ngồi ghế bên cạnh. Năm đó Trâm mới chỉ là cô nữ sinh mới lớn  nhút nhát và chưa trải sự đời, nhưng cô lại nhớ như in nụ cười dịu dàng và đôi mắt sáng thông minh của chàng trai trẻ.
Những tưởng chỉ là một sự tình cờ, cho đến 8 năm sau Trâm lại ngồi gần anh trong chuyến bay đêm về nước từ New York xa xôi, người thanh niên năm nào đã trở thành một người đàn ông rắn rỏi mạnh mẽ, hai người cười nói thân thiết suốt chuyến bay. Khi máy bay từ từ hạ cánh trượt dài trên đường bay, trái tim Trâm trùng xuống bởi sự hụt hẫng vô hình.
Định mệnh không có thật - Ảnh 1

Trâm tin rằng gặp Việt chính là định mệnh.


Thế rồi cơ duyên giúp họ gặp lại, lần thứ 3 gặp Việt trong một buổi hội thảo truyền thông tổ chức ở khách sạn 5 sao sang trọng. Sự lịch lãm và thành đạt của anh đã hoàn toàn đốn gục trái tim Trâm, cô đã tin sự gặp mặt này là định mệnh. Vào thời điểm đó Việt đang có bạn gái và họ chuẩn bị đính hôn, sự háo thắng và dạn dĩ khiến Trâm quyết “đánh đồn có địch”, bởi trong mắt cô đối thủ của mình không hề có sự nổi trội nào. Với chiều cao 1,67m cùng thân hình đồng hồ cát với những đường gồ ghề nóng bỏng cộng bề dày tình trường tôi luyện trong những năm tháng xa nhà, Trâm tự tin Việt sẽ không thoát khỏi cô.
Từ sự quen biết trong công việc, những dự án kết hợp giữa hai công ty, bằng cả vẻ bề ngoài và cả kinh nghiệm chuyên môn của mình, Trâm nhận được rất nhiều sự tin tưởng của đồng nghiệp, tuy nhiên phụ nữ nhìn cô nhiều phần ái ngại bởi cô như ngọn lửa nóng bỏng có thể thiêu đốt bất cứ người đàn ông nào.
Trâm xây dựng kế hoạch tấn công Việt từ nhẹ nhàng đến mạnh bạo. Ban đầu Trâm tiếp cận Việt với tư cách một cộng sự, một người bạn hợp gu anh về cả học thức và sở thích, cô quen thân với các đồng nghiệp của anh, cô thường có mặt trong các buổi liên hoan của công ty anh. Cô tặng quà cho mẹ anh và hỗ trợ anh nhiệt tình trong công việc. Việt là một người đàn ông từng trải, anh đã quá quen với việc phụ nữ thèm muốn mình, anh không từ chối cũng không nồng nhiệt, anh và cô cứ chơi trò vờn bắt của hai kẻ trưởng thành.
Trâm cũng rất say mê với trò chơi tình ái mà cả Việt và cô đều hướng tới, cô thích sự xa cách và chống cự của đàn ông, nhưng chính sự nửa hờ hững nửa nồng nhiệt của Việt khiến Trâm hiểu anh ta cũng đã chú ý đến mình. Trâm chuyển cấp độ, cô ve vãn lả lơi với anh dù rất tế nhị đủ để riêng anh và cô biết. Một vài sự động chạm nhẹ nhàng, một vài cái hôn phớt đủ làm cả hai si mê, nhưng người danh chính ngôn thuật xuất hiện bên cạnh Việt trong mọi bữa tiệc vẫn không phải là cô, dù đôi lúc cô vẫn sánh bước bên anh trong các bữa tiệc tiếp đối tác như một người bạn thân.Sự tiếp xúc ngày một lớn dần, khoảng cách giữa hai người ngày càng thu hẹp, suy nghĩ mang tính chất chiếm hữu ban đầu dần phai nhạt, Trâm thực sự đã ngưỡng mộ và si mê Việt nhiều hơn. Cực chẳng đã trong một lần say rượu, Trâm tuyên bố mình sẽ theo đuổi Việt, tối hôm đó trước cửa khu vệ sinh, cô hôn anh dưới sự chứng kiến của bạn gái anh. Trâm hả hê khi anh không hề có hành động từ chối nào, anh ôm ghì cô say đắm trong hơi thở hổn hển.
Còn người yêu anh, cô ấy không hề tỏ ra bực tức hay ghen tuông, cô ta đến chỉnh lại cổ áo cho anh và nói chia tay. Một tháng sau Trâm nghe tin cô ta phải cấp cứu trong bệnh viện do sảy thai mất máu quá nhiều, đứa con cô ấy mang là của Việt nhưng cô gái ấy không hề liên lạc than vãn hay trách cứ anh một lời. Trâm bị sốc, cô không tin người phụ nữ có phần nóng nảy và chua ngoa như cô ta lại buông tha anh dễ dàng đến vậy.
Định mệnh không có thật - Ảnh 2

 Trâm nhận ra thứ tình cảm không xuất phát từ sự chân thành sẽ mãi mãi chỉ là một trò vui không có hồi kết.


Lẽ dĩ nhiên không còn đám cưới nào, vị hôn phu cũ không thèm nhìn mặt anh lần nữa, cô và anh lao vào nhau trong những màn hoan ái đầy si mê, cô những tưởng bản thân mình được lấp đầy về cả thể xác về tinh thần khi anh đã thuộc về cô dù là trong các mối quan hệ xã hội hay với gia đình anh. Nhưng sự thật trái tim cô thấy hụt hẫng, Việt mua cho cô những món đồ xa xỉ, anh đưa cô đi du lịch đến những nơi xa hoa… anh rất giống những người đàn ông giàu có cô đã từng yêu và cặp kè trong suốt những năm tháng du học. Anh chưa từng làm cô cảm động bằng những hành động nhỏ nhặt nhất, bởi với cô những thứ không đến từ vật chất mới thực sự xuất phát từ sự chân thành, còn anh và cô thì đều thiếu điều đó. 30 tuổi, Việt như một chú ngựa hoang, anh chưa hề muốn dừng chân.
2 năm sau tình cờ Trâm gặp lại “tình địch cũ” trong siêu thị với chiếc bụng đã hơi nhô ra đi bên chồng. Cô ta nói Trâm và cô ta ban đầu đều tưởng mình là thợ săn còn Việt là con mồi, nhưng không phải như vậy. Cô ta, Trâm hay những người đến trước đều chỉ là những con mồi còn Việt mới là gã thợ săn thực sự, anh ta luôn khiến cho phụ nữ cam tâm tình nguyện chết dưới móng vuốt của mình, đến khi con mồi ấy không còn chút sức lực nào anh ấy sẽ để họ đi.
2 năm qua, Trâm bên Việt và bên cả những người phụ nữ sẵn sang lao vào anh, cô mệt mỏi vì sự tranh giành chỉ để sở hữu anh. Cùng lúc ấy Trâm biết Việt lại đang dập dìu với một nữ thư ký trẻ của công ty đối tác, cô đề nghị chia tay. Trâm nhận ra thứ tình cảm không xuất phát từ sự chân thành sẽ mãi mãi chỉ là một trò vui không có hồi kết. Từ năm 17 tuổi gặp anh chỉ là một sự tình cờ ngẫu nhiên và cô đã tự hợp thức hóa cái cớ đó thành định mệnh không có thật.
HẠNH MAI
 
Xem tiếp...

BÍ ẨN KHẢO CỔ 39

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tảng đá 200 triệu năm tuổi mang dòng chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” !

Tảng đá 200 triệu năm tuổi mang dòng chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” !
Vào tháng 6 năm 2002, một “tàng tự thạch” (tảng đá mang chữ) có niên đại 200 triệu năm tuổi đã được phát hiện tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Một vết nứt vỡ được hình thành từ 500 năm trước đây trên tảng cự thạch đã để lộ ra 6 chữ Trung Quốc, khắc nổi trên mặt đá như thể được viết bằng bút lông, “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” (nghĩa là “Đảng Cộng sản Trung Quốc diệt vong”). Riêng chữ “vong” trông đặc biệt lớn. Các phương tiện truyền thông chính thức tại Trung Quốc đại lục đều tường thuật tin này, nhưng họ giấu nhẹm chữ “vong” đi và chỉ đề cập rằng trên đó viết “Trung Quốc Cộng sản Đảng”. Tuy nhiên chữ “vong” có thể thấy rõ ràng trên ảnh của tờ Nhân dân Nhật báo và mạng Tân Hoa Xã.
Theo một phiên bản hải ngoại của tờ Nhân dân Nhật báo, huyện Bình Đường là một vùng núi cao với thung lũng sâu ở tỉnh Quý Châu, miền Tây Nam Trung Quốc. Thôn Chưởng Bố của huyện Bình Đường là một vùng thắng cảnh hữu tình, rộng chừng 6 cây số. Tại nơi đây, người ta có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp tự nhiên với nhiều vùng núi non kỳ bí, các dòng sông, những khối đá, hang động, tre nứa và cả cá nữa. Vùng này bị cô lập và vẫn còn hoang sơ không có dấu vết con người trong một thời gian dài.
Tháng 6 năm 2002, Triển lãm Nhiếp ảnh Quốc tế Đô Quân coi vùng này là một thắng cảnh để chụp ảnh. Trong một đợt khai quang vùng này như thường lệ, “tàng tự thạch” đã được phát hiện một cách tình cờ.
“Tàng tự thạch” bị vỡ làm đôi do rơi xuống đất từ một vách đá, và vết nứt vỡ đủ rộng để chứa hai người. Hai phần của tảng đá rộng 6 mét ở mỗi phần, cao gần 3 mét và nặng khoảng 100 tấn. Những chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” có thể được thấy rõ ràng ở mảnh phía bên phải, và mỗi chữ lớn gần 1 mét vuông. Các chữ này nhìn rõ tới mức chúng dường như đã được khắc vậy.
Tân Hoa Xã đưa tin về tảng đá kỳ bí 200 triệu năm tuổi “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong”. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Sau khi tới khu vực thẳng cảnh tại thôn Chưởng Bố vào tháng 10 năm 2003, Phó Chủ biên tờ Nhân dân Nhật báo, ông Lương Hành viết: “Khi ở trên vách đá, người ta có thể phát hiện rằng những đám mây có thể trông giống con chó, hay thứ gì đó trông giống một người hay con thú, bức tranh hay biểu đồ. Tuy nhiên, tất cả những thứ này đều bị giới hạn bởi bề ngoài của bức tranh. Nếu hôm nay một tảng cự thạch đột nhiên có thể viết, nói, điêu khắc, phát triển kỹ năng viết, hay sử dụng các thuật ngữ chính trị, thì liệu người ta có tin không? Liệu họ có dám tin điều đó không? Nhưng đối diện với hai mảnh của “tàng tự thạch” bị tách ra, chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc phải tin.”
Xem Video :

Các du khách đi tìm những hiện tượng kỳ bí đã không thực sự dám tin vào điều đó. Dù có khéo léo như Trời Thần, thì làm sao mà có thể xảo diệu đến thế? Đã từng có “Sách trời”, “Đá Mặt trời”, “Đá Thần”, v.v. và nay lại thêm “tàng tự thạch”, thứ đã trở thành kỳ quan chính trong “bảy kỳ quan” của thung lũng Chưởng Bố, và nhận được sự thán phục của nhiều người.  Trong tháng 8 năm 2003, huyện Bình Đường đã mời một chuyên gia địa chất tỉnh Quý Châu để điều tra về Chưởng Bố, người sau đó đã viết một báo cáo chi tiết về cuộc khảo sát. Báo cáo khẳng định rằng “tàng tự thạch” đã rơi xuống từ một vách núi cao về phía thung lũng sông của Chưởng Bố. Trên dốc đứng của vách núi, có thể thấy một vết lõm tương ứng ở nơi mà tảng đá rơi. Sau khi khối cự thạch này rơi, nó tách làm đôi, và những chữ giống như viết bằng bút lông “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” có thể được thấy rõ ràng ở phần bên phải mặt trong khe nứt.
Sáu chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” in trên vé vào cửa công viên quốc gia tại Quý Châu. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Ba tháng sau, đoàn khảo sát văn hóa khoa học Trung Quốc gồm các nhà khoa học nổi tiếng để điều tra về các hiện tượng địa chất dị thường ở huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu đã được thành lập để nghiên cứu “tàng tự thạch” trong khoảng từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 8 tháng 12 năm 2003. Đoàn gồm 15 người, trong đó có ông Lý Đình Đống, viện sĩ Học viện Khoa học Trung Quốc, Phó Giám đốc Học viện Khoa học Địa chất Trung Quốc, là một chuyên gia về Địa chất Không khí và Biểu đồ Địa lý; ông Lưu Bảo Quân, một nhà địa chất học trứ danh của Học viện Khoa học Trung Quốc; ông Lý Phượng Lân, giáo sư Đại học Khoa học Địa lý Trung Quốc, ủy viên của Công viên Địa chất Quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên Đất Quốc gia, và là một chuyên gia cổ sinh vật học.
Các chuyên gia tin rằng “tàng tự thạch” ở thung lũng sông Chưởng Bố có niên đại khoảng 270 triệu năm trước, thuộc kỷ Péc-mi. Sự sắp xếp ngay ngắn của các chữ trên “tàng tự thạch” có thể được giải thích từ khía cạnh địa chất rằng không có dấu hiệu là chúng đã được con người làm ra, tuy thế xác suất xảy ra là rất nhỏ. Tảng “tàng tự thạch” này không chỉ là một kỳ quan tầm cỡ thế giới, mà còn có một giá trị nghiên cứu địa chất lớn.
Trong cuộc khảo sát này, Nhân dân Nhật báo, CCTV, Quang Minh Nhật báo, Khoa kỹ Nhật báo, Vệ tinh Du lịch, Đài truyền hình Quốc tế Trung Quốc, cùng hơn 20 hãng thông tấn khác bao gồm People’s Daily.Net, Sina.Net, Eastern Net, Sohu.Net, Yahoo, và New China đều đưa tin về phát hiện trên. Hơn 100 tờ báo khác, cùng các đài truyền hình và các website đã đăng lại tin về cuộc khảo sát khoa học này.
Ngay cả khi không ai dám đề cập đến chữ thứ 6, “vong”, và họ chỉ đưa tin về 5 chữ đầu, thì bất cứ ai cũng có thể thấy và hiểu được ý nghĩa của nó.
Trong vũ trụ vô hạn với những khả năng vô hạn này, điều gì cũng có thể xảy ra. Trong thời không vô hạn của chúng ta, Tự Nhiên luôn có thể tạo ra những đồ án lý tưởng nhất; trong khi sự trùng hợp này chỉ có thể xảy ra trong hàng tỷ năm, và bất ngờ thay, đã xảy ra tại làng Bố Y, huyện Bình Đường.
(Theo Chanhkien.org)

Mối liên hệ rợn người: Cái Chết Đen ở Châu Âu thời Trung Cổ và Đại Dịch toàn cầu hiện nay !

Từ thế kỷ thứ 14 đến giữa thế kỷ 15 có rất nhiều đại họa xảy ra trên thế giới. Tai họa nghiêm trọng nhất là đại dịch Cái Chết Đen. Bệnh dịch hạch hoành hành một thời gian dài, đặc biệt ở Châu Âu, gây ra cái chết cho khoảng 30 triệu người ở Châu Âu. Lúc bấy giờ nhiều người cho rằng bệnh dịch hạch này là sự “trừng phạt của Thần vì những tội lỗi của thế giới con người” và là “căn bệnh vô phương cứu chữa hay giảm nhẹ.”
Đúng như tên gọi, Cái Chết Đen được đặt tên như vậy vì triệu chứng đáng sợ của nó. Vi khuẩn gây bệnh được phát tán qua bọ chét trên chuột và động vật gặm nhấm rồi sau đó lan thành dịch bệnh ở người. Một triệu chứng đặc trưng là người bệnh xuất hiện các vết đốm đen trên da. Một khi đã mắc bệnh thì bệnh nhân sẽ lên cơn sốt cao và mê sảng. Bệnh nhân chắc chắn sẽ chết trong đau đớn. Không có một tia hy vọng cứu chữa nào. Hầu hết người bệnh đều chết trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi phơi nhiễm. Nhưng có một số ít người có sức đề kháng với căn bệnh và đã sống sót. Cho đến nay điều này vẫn còn là một ẩn đố.
Cái Chết Đen bùng phát ở Trung Á vào năm 1339. Vì chuột mang bọ chét có nhiễm vi khuẩn này len lỏi khắp nơi, nên bệnh dịch hạch lây lan nhanh chóng. Kết quả là dân số Ấn Độ giảm đáng kể. Đông Nam Á, vùng Lưỡng Hà, Armenia, và các khu vực khác dưới sự thống trị của người Mông Cổ đều tràn ngập xác chết. Năm 1347, Cái Chết Đen lan tới Constantinople và Alexandria. Số người chết tăng vọt ở hai thành phố này trong năm sau đó. Mỗi ngày có hơn 1.000 người chết  ở Alexandria.  Ở Ai Cập và Cairo mỗi ngày có hơn 7.000 người chết.
Đại dịch này ở Châu Âu có thể đã bắt đầu vào tháng 10 năm 1347 khi một con tàu cập cảng Sicily của bán đảo Crimean, mang theo chuột có bọ chét truyền nhiễm loại vi khuẩn đó. Bệnh dịch hạch đã nhanh chóng bao trùm cả hòn đảo này. Vào đầu năm 1348, Cái Chết Đen đã lan sang Venice và Genoa, sau đó tới toàn nước Ý. Những thành phố giàu có như Florence đã hoàn toàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 55.000 người trên tổng số 95.000 người đã chết. Nước Pháp láng giềng mong rằng có thể bế quan tỏa cảng để tránh bệnh dịch hạch, nhưng đã quá muộn. Đại dịch đã bắt đầu lan tới Marseilles và sau đó tràn vào Tây Ban Nha. Bệnh dịch hạch bắt đầu lan ra toàn bộ Châu Âu. Năm 1349, căn bệnh này hoành hành ở phía Nam nước Anh và Ireland và sau đó lan rộng tới miền Bắc nước Đức và Thụy điển. Năm 1532, Nga cũng không tránh khỏi tai họa này.

Xác chết chất đầy như núi trên đường phố.
Khi căn bệnh dịch hạch bộc phát thì không có ngoại lệ. Bất kể là người giàu hay nghèo, đàn ông hay đàn bà. Một số người đêm hôm trước vẫn còn khoẻ mạnh, đột nhiên phát bệnh vào đêm hôm sau. Sau khi trải qua một cuộc vật lộn đau đớn, họ tắt thở ngay sáng hôm sau. Rất nhiều bác sĩ cũng đã bị nhiễm bệnh, và thậm chí còn chết nhanh hơn cả bệnh nhân của mình. Xác chết chất đầy như núi trên đường phố. Trên biển, quá nhiều thủy thủ cũng chết, người này tiếp nối người kia đến mức nhiều con thuyền trở thành thuyền ma. Khi bệnh dịch hạch lan tới Luân Đôn, gia đình hoàng gia Anh và nhiều người giàu đã trốn khỏi thành phố. Hơn 10.000 ngôi nhà bị bỏ hoang. Một số nhà bị đóng đinh niêm phong còn cửa sổ thì bị che kín bằng các bảng gỗ thông. Một số nhà bị đánh dấu thập đỏ ám chỉ có người mắc bệnh. Cũng chẳng có vụ kiện tụng nào diễn ra, vì tất cả các luật sư đều bỏ trốn khỏi thành phố.
Vào thế kỷ 14, tỷ lệ tử vong vượt quá 50% ở các thành phố đông dân cư. Xác chết bị quăng lên các xe cút kít như rác. Theo ước tính, một phần ba dân số Châu Âu chết vì dịch hạch vào thế kỷ 14. Tuy nhiên, bệnh dịch hạch không dừng lại ở đó. Cái Chết Đen tiếp tục tấn công Châu Âu theo chu kỳ mỗi 10 năm, cho đến tận thế kỷ 15. Cho đến nay con số tử vong chính xác do dịch hạch vẫn còn là một ẩn số. Một nhà sử học của Đại học Oslo ở Na Uy ước tính rằng có 8 triệu người chết trong năm 1347 và 30 triệu người trong sáu năm sau đó. Trong suốt 300 năm sau, bệnh dịch hạch vẫn tiếp tục bùng phát nhiều lần. Có thể tổng số người chết đã lên tới 200 triệu. Đại dịch bệnh này đã biến mất một cách bí ẩn sau năm 1670.
Vì số lượng cực lớn người đã chết do dịch hạch nên rất thiếu nhân lực lao động. Nhiều thôn làng bị bỏ hoang và đất đai bị bỏ phí. Cho nên nô lệ trong các trang trại được thả tự do và được trả lương. Theo sát ngay sau dịch hạch là nạn đói.
Ngoài ra, ảnh hưởng của bệnh dịch hạch không chỉ dừng lại ở tình trạng ảm đạm vì sự chết chóc. Tác động của nó đến tâm lý của người dân mới nghiêm trọng hơn nhiều. Nhiều người sống sót đã không thể chịu đựng nổi cái chết của những người thân và phát điên hoặc tự tử.
Các chính phủ bắt buộc phải thả tù nhân để giúp chôn cất xác chết chất cao như núi.
Tại sao bệnh dịch hạch lại tấn công Châu Âu? Tại sao Thần lại trừng phạt con người? Liệu lịch sử có lặp lại? Có lẽ chúng ta cũng nên suy nghĩ kỹ về điều này. 
Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng “thiên nhân hợp nhất”, vũ trụ và con người là một chỉnh thể, thời-không của thiên thể vũ trụ và thời-không của địa cầu là có quan hệ đối ứng. Hành vi của nhân loại có thể ảnh hưởng đến thiên tượng. Con người thuận theo trời mà hành xử, trời sẽ có điềm lành, báo hiệu nhân gian mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; trái lại trời hiển lộ điềm xấu, nhân gian sẽ có điềm báo khác thường cảnh báo về tai họa.
Tra cứu lại thời gian hơn 15 năm gần đây, thế giới có 1 sự kiện chấn động lương tri loài người xãy ra tại Trung Quốc, được che dấu 15 năm qua. Tội ác đàn áp đức tin và mổ sống cướp nội tạng kinh doanh của chính quyền Trung Quốc. 
Trong suốt chiều dài lịch sử, nhiều lần đạo đức của nhân loại đã trượt dốc đến một mức độ đáng sợ và lại phải đối mặt với thảm họa. Trận đại hồng thủy trong quá khứ hầu như đã quét sạch toàn bộ thế giới. Hai nghìn năm trước, đế chế La Mã đã bức hại tàn khốc các tín đồ Cơ Đốc, một chuỗi dịch bệnh đã lần lượt giết chết gần một nửa dân số.
Thật đáng buồn thay, lịch sử dường như đang lặp lại. Ngày nay, giá trị đạo đức nhân loại lại một lần nữa trượt dốc đến một mức độ nguy hiểm. Việc đảng cộng sản trung quốc đàn áp môn tu luyện ôn hòa Pháp Luân Công, mổ sống cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công đã đẩy thế giới và nhân loại tới 1 thảm cảnh đáng sợ. Rất nhiều tiên tri dự ngôn, tôn giáo Đông và Tây đều chỉ minh xác giai đoạn đắc biệt này. Hai vị Giác Giả Phật Thích Ca , Chúa Jesu nhà nhà đều biết cũng đã cảnh tỉnh nhân loại về thời mạt kiếp, kiếp nạn ( Lời Cảnh Tỉnh Đại Giác Giả )
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1QbWV6VlFQckxsYy9VOWx2M1UzcFE5SS9BQUFBQUFBQUNUQS9lQzFSTVNNQW05by9zMTYwMC9FYm9sYSsoMjEpLmpwZw==
“Kết quả cho thấy tổ tiên chung của 17 chủng vi khuẩn Yersinia pestis có nguồn gốc từ Trung Quốc.
“Dịch xuất hiện ở Trung Quốc cách đây hơn 2.600 năm. Sau đó nó bắt đầu lan sang Tây Âu rồi châu Phi qua Con đường tơ lụa từ khoảng 600 năm trước. Bệnh sang Mỹ thông qua quần đảo Hawaii trong giai đoạn cuối thế kỷ 19. Nó tới bang California qua các cảng tại thành phố San Francisco và Los Angeles trước khi tiến sâu vào lãnh thổ Mỹ ”, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Pháp, một cơ quan tham gia nghiên cứu, tuyên bố.  (THBS)

Xem tiếp...

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 34

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nạn đói đe dọa sự sống loài người

12:01:51 10/09/2012

Cái đói sẽ “dẫn đường” cho con người tới địa ngục…

Trong vòng 2 thế kỷ trở lại đây, dân số Trái đất đã tăng xấp xỉ gấp đôi, đạt ngưỡng hơn 7 tỷ người. Gần 1 tỷ người trong số đó bị suy dinh dưỡng và cứ mỗi 11 giây, lại có một trẻ em bị cái đói tước đi mạng sống.

nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Mặc dù tỉ lệ sinh đã giảm trên quy mô toàn cầu nhưng dân số thế giới ngày một gia tăng. Nạn đói cũng vì thế mà song hành, phá tan mái ấm hạnh phúc của bao gia đình. Theo ước tính, tới năm 2050, những người nông dân cần sản xuất gấp đôi sản lượng lương thực hiện thời thì mới đủ để sống sót.


nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Một nghịch lý trớ trêu là dân số gia tăng nhanh nhất tại những quốc gia nghèo và kém phát triển nhất. Điều đó đồng nghĩa rằng, đây cũng chính là nơi mà người dân thiếu thốn lương thực nhất.


nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Châu Phi là “ngôi nhà” của khoảng 30% người đói kinh niên trên thế giới. Gần một nửa dân số ở đây sống trong cảnh nghèo khổ, thu nhập ít ỏi dưới mức 1,25$/ngày (khoảng 26.000 VNĐ). Họ còn không đủ tiền để mua đồ ăn cho gia đình mình.


nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Somalia - quốc gia châu Phi với hơn 10 triệu dân là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới đồng thời cũng sở hữu kỉ lục về sinh đẻ, trung bình một người phụ nữ Somalia sinh tới 6 đứa con trong đời.


nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Hơn ¼ dân số Somalia đã rời bỏ nhà cửa của mình vì không có thức ăn. Họ lê lết qua những sa mạc, quãng đường có khi lên tới 300 dặm (khoảng 480km) để đến các trại tị nạn. Trại tị nạn Dadaab gần biên giới Kenya và Somalia, thuộc khu vực Sừng châu Phi là một trong những "thiên đường" đối với họ.


nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Trại tị nạn Dadaab là trại tập trung lớn nhất trên thế giới với hơn 472.000 người. Hầu hết mọi người tới đây đều trong tình trạng suy dinh dưỡng, kiệt sức vì đói, nhất là trẻ em. Có những đứa bé chỉ đủ sức tới đây rồi dù có được cấp cứu và chạy chữa kịp thời nhưng vẫn không qua khỏi, chết vì quá kiệt quệ.


nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Hàng ngày, họ chen lấn nhau để nhận khẩu phần ăn cứu đói từ chính quyền qua những hàng rào tồi tàn sắp đổ nát như thế này.


nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Hình ảnh một em bé 2 tuổi rưỡi tại bệnh viện Ifo ở Dadaab. Em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, thân hình gầy còm da bọc xương và chỉ nặng vỏn vẹn có 8kg.


nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Đối với mỗi cá nhân, thiếu lương thực gây ra nguyên nhân trực tiếp dẫn tới suy dinh dưỡng, từ đó gây ra nhiều căn bệnh khác cũng như giảm sức miễn dịch của cơ thể. Mỗi năm, ước tính có khoảng 8 triệu người tử vong vì không đủ sức đề kháng chống lại các căn bệnh nhiễm trùng, AIDS, lao… mà tất cả là do thiếu thức ăn.


nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Suy dinh dưỡng trầm trọng sẽ trở thành một căn bệnh mãn tính. Theo thống kê, cứ 11 giây trôi qua, một em bé lại rời khỏi cuộc đời này vì căn bệnh trên.


nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Điều kiện thời tiết ở "châu lục Đen" còn khiến cho vấn đề trở nên nguy hiểm hơn. Hạn hán kéo dài nhiều năm khiến nhiều nông trại trở thành sa mạc. Điển hình như trang trại của anh James Mukunga, 3 năm trời nắng nóng đã khiến gia đình anh với 12 đứa con không thể trụ vững để sinh sống nơi đây, phải bỏ nhà ra đi tới trại Dadaab.


nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Tại các quốc gia khác, điển hình như Ấn Độ, cuộc cách mạng công nghiệp xanh có nguy cơ trở thành... công cốc. Nguồn nước ngầm, các cánh đồng đều đã bị khai thác quá mức tới ô nhiễm, không còn đủ để sản xuất thêm lương thực.


nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Một con số đáng báo động là  tất cả diện tích đất canh tác được trên thế giới đều đã được con người sử dụng. Theo các chuyên gia, đảm bảo lương thực sống cho khoảng 9 tỷ người sẽ là nhiệm vụ hàng đầu của nhân loại trong thế kỉ 21 nếu không muốn bị xóa sổ khỏi hành tinh.


nan-doi-de-doa-su-song-loai-nguoi

Mặc dù vậy, rất nhiều người vẫn còn “góp phần” làm tăng thêm gánh nặng dân số. Nông dân Mohamed Abdi Yussuf vui vẻ khoe rằng, ông ấy muốn sinh 60 đứa con trai và 10 đứa con gái. Ông sẵn sàng bỏ vợ nếu bà ấy không chịu đẻ cho mình nửa số con mơ ước trước tuổi 40.


Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria

10:05:50 29/10/2013

Những hình ảnh về cuộc sống nghèo khổ cùng cực mà nhiều trẻ em Nigeria đã, đang và sẽ phải hứng chịu khiến cõi lòng mỗi người không khỏi nhói đau.

Cuộc khủng hoảng lương thực tại Nigeria đã khiến cuộc sống của người dân nơi đây trở nên đen tối, cùng cực. Theo số liệu thống kê, phải có tới hàng triệu người dân ở Nigeria vẫn đang phải đối mặt với cuộc sống nghèo đói, bần cùng, mà một nửa trong số đó là trẻ em. 

Hạn hán triền miên ảnh hưởng tới mùa vụ, khiến tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng. Nhiều gia đình buộc phải bán đất để lấy tiền chi trả cho thực phẩm. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh lên tới 35% mà nguyên nhân chính là do tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu thốn dịch vụ chăm sóc y tế, nước sạch trong khi điều kiện vệ sinh không đảm bảo chất lượng.

Để thể hiện chân thực nhất những gì mà người dân Nigeria, đặc biệt là trẻ em nghèo phải trải qua cuộc khủng hoảng lương thực này, nhiếp ảnh gia Luigi Baldelli đã có chuyến thăm tới Nigeria và thực hiện bộ ảnh "Niger: Cuộc khủng hoảng lương thực".

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 1
Nạn đói từ lâu đã là vấn nạn của “lục địa đen” mà nặng nề nhất chính là khu vực vành đai Sahel, trong đó có đất nước Nigeria. 

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 2
 Một bà mẹ đang ngóng chờ nguồn trợ cấp dinh dưỡng từ chính phủ cho đứa con bé bỏng của cô.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 3
Do quá đói khát, một đứa trẻ đã bị kiệt sức và phải truyền thức ăn qua đường ống dẫn tại bệnh viện địa phương.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 4
Cậu bé gầy gò, khốn khổ trong bệnh viện dành cho những đứa trẻ nghèo.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 5
Bệnh viện được tổ chức "Save the children" thành lập nhằm giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 6
Cái đói luôn đeo bám các em, khiến các em trở nên kiệt quệ, suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 7
Hình ảnh em bé gầy trơ xương khiến nhiều người không cầm nổi nước mắt.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 8
Bà mẹ này cùng đứa con suy dinh dưỡng đang vật vã trong cơn đói. 

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 9
Tang thương đã từng bao trùm lên nhiều gia đình.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 10
Hạn hán kéo dài khiến ngôi làng Daratou bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn đói.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 11
Những người dân nơi đây đang làm mọi cách để có thể đến được khu cứu trợ và bệnh viện, với hy vọng giữ lại sinh mạng cho con mình và chính bản thân. Nhiều người phải đi bộ hàng chục km để đến được với bệnh viện miễn phí dành cho trẻ em nghèo.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 12
Bởi đó là con đường duy nhất để những người mẹ nghèo có thể cứu sống con.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 13
Cậu bé "da bọc xương" đang vắt nguồn sữa mẹ ít ỏi.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 14
Cuộc sống bất định, mỏng manh của những con người nơi đây dường như có thể bị đánh quật bất cứ lúc nào.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 15
Người phụ nữ đứng trước chiếc lều tạm bợ của gia đình, lòng ngổn ngang trăm mối.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 16
Hình ảnh khuôn mặt gầy gò, đáng thương của cậu bé nghèo khó.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 17
Không chỉ đói khát...

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 18
... các em còn phải bỏ học để cùng mẹ cha đi tìm kiếm chút lương thực qua ngày.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 19
Dù còn nhỏ tuổi nhưng các em đã phải đối mặt với cuộc sống thiếu thốn, khó khăn.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 20
Một em bé đang được truyền chất dinh dưỡng từ ống dẫn. 

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 21
Trước căn nhà lụp xụp, người mẹ ôm con với niềm hy vọng nhỏ nhoi về một tương lai tươi sáng. 

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 22
Những giấc ngủ không yên giấc.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 23
Bởi đói...

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 24
... và đau đớn.

Loạt ảnh thương tâm về nạn đói tại Nigeria 25
Thế nhưng, cuộc sống ấy dường như vẫn chưa kết thúc bởi ngoài kia, những cánh đồng hạn hán vẫn đang bao trùm một ngôi làng gần Arguie.
Theo
Trang Đỗ (Theo Parallelozero) / Trí Thức Trẻ

Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí

00:00:15 13/01/2013

Khi đổ thức ăn thừa đi, bạn có nghĩ, rất nhiều người đang cần nó để sinh tồn?

Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, bạn có nhớ mình đã bỏ đi bao nhiêu thức ăn không? Có thể lượng thức ăn bỏ phí trong một bữa không đáng kể nhưng khi nhiều người trên thế giới cũng như bạn, thì vô tình một lượng lớn thực phẩm đã bị bỏ đi. Trong khi đó, ở nơi nào đó trên thế giới, vẫn còn những em nhỏ đang cần lắm một bát cơm.

Từ tình trạng lãng phí thức ăn…

Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí 1

Theo thống kê năm 2012, trung bình, con người đã lãng phí tới khoảng 40% lượng lương thực và thực phẩm trong quá trình vận chuyển từ trang trại tới bàn ăn. Nếu tính tất cả lại thì tổng lượng thực phẩm lãng phí lên tới 1,3 triệu tấn mỗi năm.


Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí 2

Đáng ngạc nhiên hơn là tỉ lệ lãng phí thức ăn ở những nước nghèo với nước giàu là tương đương nhau. Nguyên nhân là vì ở các nước kém phát triển, điều kiện thu hoạch, bảo quản và vận chuyển không tốt. Do đó, ở rất nhiều công đoạn, thức ăn bị lãng phí vì hỏng và không thể sử dụng được.


Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí 3
Theo thống kê của Bộ Môi trường Hồng Kông, trong năm 2009, người Hồng Kông thải trung bình hơn 8.900 tấn rác thải rắn mỗi ngày, trong đó khoảng 3.200 tấn (chiếm 37%) là thức ăn thừa. Điều đó cũng có nghĩa, một người ở đây vứt đi khoảng 0,5kg thức ăn mỗi ngày.


Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí 4
Một điều tra của tổ chức môi trường "Người bạn của Trái đất" phát hiện ra rằng, mỗi bữa tiệc cưới thải ra khoảng 105kg thức ăn thừa, trong đó có những món ăn không hề được thực khách đụng đũa vào. 

Michelle Au - một quan chức của tổ chức nói trên cho biết, số thức ăn đó có thể đủ cho khoảng 200 trẻ em đang bị đói.


Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí 5
Ước tính khoảng 1/3 lượng thực phẩm được các hộ gia đình mua về mỗi năm được đổ vào thùng rác và việc lãng phí thức ăn càng tệ hơn vào các mùa lễ hội như năm mới, Giáng sinh…

Điển hình như người dân Úc, mỗi năm, nước này mất khoảng 5,2 tỷ đô Úc (khoảng 74.360 tỷ VNĐ) cho thức ăn thừa, nhiều hơn cả ngân sách chi tiêu cho quốc phòng trong nước năm 2012.


Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí 6
Ở Mỹ, Canada, Australia và New Zealand, trung bình người dân lãng phí khoảng 50% lượng hải sản, 38% các loại ngũ cốc, 22% thịt và 20% sữa mỗi năm.

Riêng Mỹ, thực phẩm lãng phí chiếm tỉ lệ cao nhất trong rác thải ở thành phố. Việc tiêu hủy thức ăn thừa chiếm khoảng ¼ lượng khí thải metan.

Ví dụ: Ở chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, khoai tây chiên và bánh kẹp chưa kịp bán hết phải bỏ đi lần lượt trong vòng 7 phút và 20 phút. Khoảng 10% thức ăn nhanh phải bỏ đi sau khi chế biến cũng đóng góp thêm vào tình trạng lãng phí thức ăn.


 
… tới nạn đói đe dọa loài người…

Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí 7

Trong lúc đó, phần còn lại của thế giới đang bị nạn đói bao vây và đẩy tới bờ vực sống - chết. Theo thống kê, năm 2012, trên hành tinh có khoảng 870 triệu người đang chịu cảnh sống trong đói nghèo, không có đủ thức ăn.


Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí 8
Nghiên cứu của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO) cho thấy, các nước ở thế giới thứ 3 và đặc biệt là châu Phi chính là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nạn đói. Đây cũng là nhà của khoảng 30% người đói kinh niên trên Trái đất.


Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí 9
Theo thông tin từ Liên Hợp Quốc, năm 2011 có khoảng 12 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng lương thực tại vùng Sừng châu Phi (bao gồm các nước như Somalia, Kenya, Ethiopia, Djibouti…) với tỷ lệ người suy dinh dưỡng và trẻ em tử vong cao đáng kinh ngạc.

Nguyên nhân là do nạn hạn hán tồi tệ nhất trong 60 năm trở lại đây ở khu vực châu Phi diễn ra trước đó. Somalia là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Mỗi ngày có khoảng 4.000 người buộc phải di dời khỏi đất nước này và trở thành người tị nạn ở Kenya và Ethiopia.


Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí 10
Từ tháng 6/2010 số người trên thế giới sống dưới mức nghèo khổ (dưới 26.000 VNĐ/ngày) đã tăng lên đến 44 triệu người.

Giá cả lương thực, thực phẩm tăng cao đã kích động nhiều cuộc biểu tình ở Bắc Phi và Trung Đông. Đây là kết quả tất yếu của việc thiếu lương thực thực phẩm nghiêm trọng gây nên.


Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí 11
Nguy hiểm hơn, đối với mỗi cá nhân, không đủ thức ăn là nguyên nhân khiến cơ thể suy kiệt, mất dần sức đề kháng chống chọi với bệnh tật. 


Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí 12

Mỗi năm, khoảng 8 triệu người ra đi vì các căn bệnh như AIDS, lao, phong… trong đó suy dinh dưỡng và cái đói góp phần không nhỏ.


Những hình ảnh giật mình về nạn đói và sự lãng phí 13
Nghị viện châu Âu đã lấy năm 2014 là "Năm châu Âu chống lãng phí thực phẩm’" và quyết tâm giảm 50% lượng thức ăn thừa vào năm 2020. 

Quãng đường vận chuyển thức ăn từ trang trại tới bàn ăn qua rất nhiều công đoạn kém hiệu quả trong khi chúng ta có thể cải thiện các khâu này mà không tốn mấy công sức và con người cần phải làm điều đó.

Lãng phí thức ăn chính là tiếp tay giết chết đồng loại. Chúng ta hãy sống sao cho người khác cùng sống, cần biết tiết kiệm và trân trọng những gì mình đang có.

Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

00:00:01 22/08/2013

Sự thờ ơ, vô cảm, vô tâm đang trở thành căn bệnh tàn phá xã hội loài người…

Xã hội loài người ngày càng phát triển và cuộc sống chúng ta cũng vì thế mà không ngừng được cải thiện, nâng cao. Nhưng đi kèm với những điều tích cực ấy lại là một sự thật đáng buồn - con người đang ngày một thờ ơ, vô tâm với những thứ xung quanh mình, từ thiên nhiên, động vật cho tới chính giữa những đồng loại với nhau.

Dưới đây là những tấm poster và video gây nhiều ám ảnh, đem đến cho chúng ta những bức tranh sống động về mảng tối của cuộc sống ngày nay…

Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người 1
Vô tâm, thờ ơ là một thái độ tâm lý hay biểu hiện cảm xúc không yêu, không ghét với một hay một số vấn đề, công việc. Nói đơn giản, vô tâm, thờ ơ có thể được gói gọn trong câu “tôi không quan tâm”. 

Trong tiếng Hy Lạp, vô tâm xuất phát từ từ “apatheia” - có nghĩa là “không có niềm đam mê”. Về cơ bản, đây là một hiện tượng tâm lý xã hội. Tuy nhiên, một số chuyên gia, trong đó có Robert Marin lại xếp vô tâm là một dạng bệnh lý thần kinh qua bài viết đăng trên tạp chí Neuropsychiatry and Clinical Neurosciences năm 1991.


Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người 2
Có rất nhiều lý giải khác nhau cho nguyên nhân gây ra sự thờ ơ, vô tâm. Khái niệm này lần đầu tiên được nhắc tới là trong Thế chiến thứ I, khi các chiến sĩ ngoài mặt trận cảm thấy bình thường, thậm chí vô cảm trước xác chết của đồng đội, quân thù xung quanh mình. Khi ấy, người ta cho rằng, sự thờ ơ là do não phải nhận những kích thích quá mạnh, tới nỗi tê liệt cảm giác và không có phản ứng gì với những thứ ấy. 
 
Điều này cũng giống với người đàn ông trong poster, cứ ngang nhiên vứt rác thải công nghệ xuống dưới đáy biển, trong khi sợi dây nối TV cũng đang buộc vào chân anh ta. Phải chăng, con người đã "chịu đựng" quá nhiều lời cảnh báo đến mức thờ ơ?


Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người 3
Nhà hoạt động xã hội David Meslin lại có một cách lý giải khác. Ông giải thích rằng, sự thờ ơ là kết quả tất yếu của một hệ thống xã hội phát triển. Sự phát triển quá nhanh, quá mức vô tình cản trở những hoạt động đòi hỏi sự tham gia, tương tác của nhiều người. Đó là lý do mà chúng ta cảm thấy bình tâm với thế giới xung quanh, với thiên nhiên đang ngày một bị phá hủy như hiện nay.
 
Nhìn bức poster này, hẳn bạn sẽ nhận ra người rừng Tarzan. Nhưng liệu bạn có quan tâm rằng cứ mỗi phút trôi qua, 15km2 rừng nhiệt đới trên Trái đất biến mất. Liệu rằng, về sau những Tarzan sẽ biết đu dây về đâu?


Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người 4
Đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng từ căn bệnh vô tâm, vô cảm nhất chính là người già, phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt hơn, đó là những người vô gia cư hoặc nghèo đói. Theo thống kê năm 2005, trên toàn thế giới có khoảng 100 triệu người vô gia cư. 

Và cách mà phần lớn chúng ta đối xử với họ là: “Họ đáng thương, nhưng việc chăm sóc họ là việc của nhà nước, của các cơ quan chức trách, không phải việc của tôi”.


Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người 5
Bức poster này mang thông điệp: “Bữa ăn rất tệ của bạn lại là sơn hào hải vị đối với những người khác”. Trong khi trên thế giới vẫn còn hàng triệu trẻ em thiếu thức ăn, suy dinh dưỡng thì ở nhiều nơi, do thói quen văn hóa hay sự vô tâm, ích kỷ mà họ vẫn lãng phí thức ăn thừa mỗi ngày. 

Riêng Mỹ - cường quốc số 1 thế giới trong năm 2012 đã vứt hơn 40% lượng thực phẩm quốc gia này sản xuất ra vào thùng rác.

Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người 6
Sự phát triển thái quá của công nghệ điện tử khiến con người ta thờ ơ, vô tâm với những người xung quanh và thậm chí mải mê chạy theo những giá trị ảo. Người phụ nữ trong poster liệu có biết bộ mặt thực của người bên kia là ai, bởi có ai lường trước được những gì diễn ra trên Internet? 

Nói về công nghệ, video ngắn dưới đây cũng đề cập tới một thực trạng đáng buồn hiện nay trong xã hội: công nghệ điện tử đã khiến con người trở nên thờ ơ, vô tâm với những người quan trọng quanh mình - một người đàn ông mải mê nhắn tin mà quên mất người bạn đời đang dạo bước cùng mình, một người phụ nữ mải mê nhắn tin mà quên mất những đồng nghiệp xung quanh, một người cha mải mê tin nhắn mà quên mất đứa con đang ngồi tập vẽ...

 
Tạm kết: Cuộc sống không phải chỉ là của một người. Sống là “cho” và “nhận”. Bởi vậy mà mỗi chúng ta nên sống chậm lại một chút, sống có ý nghĩa, có tâm hơn để cuộc sống thêm ý nghĩa.
 

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp

14:00:00 26/10/2013
Rời bỏ quê hương tới những thành phố xa hoa để kiếm sống và mong muốn đổi đời, nhiều người dân Pháp phải đối mặt với cuộc sống bấp bênh, vất vả.
Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 1
Hai em bé ngồi bên cửa sổ của chiếc xe moóc - ngôi nhà di động của các gia đình di cư kiếm sống ở Triel-sur-Seine gần Paris ngày 18/10.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 2
Ông Iulian Barbu chụp ảnh ở phía trước căn nhà di động tại Triel -sur-Seine, gần Paris.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 3
Để giúp đỡ gia đình kiếm thêm thu nhập, một bé trai sống ở làng du mục tại Triel -sur-Seine đang dùng búa để tách những chiếc đinh bằng kim loại ra khỏi các mảnh gỗ.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 4
Ông Iordan Lenin, 49 tuổi, chụp ảnh ở phía bên trong chiếc nhà di động chật hẹp của mình.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 5
Những chiếc nhà di động thường tập trung tại 1 khu vực, sau đó người dân sẽ tỏa đi các nơi kiếm sống. 

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 6
Bé gái với gương mặt buồn đang cầm chiếc cặp sách và đứng ở bên ngoài ngôi nhà tạm bợ của gia đình tại Triel -sur-Seine gần Paris.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 7
Cô Gita Anisuara, 36 tuổi và cậu con trai dùng búa đập vỡ các miếng kim loại để thu lấy đồng. 

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 8
Không có góc học tập, cô bé tận dụng một chỗ ngồi ngay cửa để tập vẽ.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 9
Những người phụ nữ tranh thủ giặt giũ quần áo phía ngoài các căn nhà di động.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 10
Cùng cha mẹ đi di cư kiếm sống, nhiều em bé không được đến trường, tương lai dường như mờ mịt hơn.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 11
Những khu vui chơi cũng vô cùng chật hẹp.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 12
Những tiếng cười đùa ngây thơ của các em nhỏ.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 13
Một cô bé tạo dáng đáng yêu trước ống kính.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 14
Cảnh sát Pháp buộc các gia đình du mục rời bỏ khu tập trung bất hợp pháp của họ tại Lille.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 15
Người du mục sinh sống bất hợp pháp tại một khu tập trung ở Vaulx-en-Velin, phía Đông của Lyon.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 16
Cậu bé đứng trước dãy nhà tạm bợ của nhiều người di cư tại Lille.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 17
Một gia đình sống tại một khu tập trung bất hợp pháp ở gần sông Garonne, Toulouse.

Chùm ảnh: Cuộc sống lênh đênh của những người "vô gia cư" Pháp 18
Những dãy nhà tạm bợ là hình ảnh quen thuộc ở nhiều khu vực của nước Pháp hoa lệ.
Theo
Trang Đỗ (Theo Reuters) / Trí Thức Trẻ
Xem tiếp...