Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 52

-Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy!
-Đường đời riêng đã không thấy thì làm sao thấy được đường đời chung, tức định mệnh của nhân loại?
-Chỉ toàn suy đoán và tưởng tượng thôi! Vì vậy, hãy thận trọng trước những " tiên tri" về xã hội!
-Và đời ta, ta không thể đánh giá đúng được mà phải để đời sau đánh giá!
-Công và tội là hai giá trị tùy thuộc vào nhận thức nên rất dễ chuyển hóa thành nhau. Tuy nhiên chân lý tuyệt đối chỉ có một!

-----------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Rốt cuộc Tần Thủy Hoàng có phải là một “tên bạo chúa” không?

Tần Thủy Hoàng
Nhắc đến Tần Thủy Hoàng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những cụm từ miêu tả về ông như: Đốt sách chôn người tài, tìm thuốc trường sinh bất lão, sát thủ giết Kinh Kha, ngay cả sự tích Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành dù ít dù nhiều cũng có liên quan đến Tần Thủy Hoàng. Nói chung, người đời đã dùng một cụm từ để nói về Tần Thủy Hoàng là “một tên bạo chúa”.
Như vậy, Tần Thủy Hoàng cũng coi như được người đời biết rõ rồi thì hà tất gì phải nói thêm về ông ta? Kỳ thực, còn có rất nhiều người chỉ biết về Tần Thủy Hoàng với tư cách là một hình tượng văn học hay hình tượng dân gian mà lại rất mơ hồ khi nhắc đến ông với hình tượng là một nhân vật lịch sử.
Trong nghiên cứu về lịch sử, các nhà lịch sử học thông thường chia nhân vật lịch sử làm ba loại: Hình tượng lịch sử, hình tượng văn học, hình tượng dân gian. Muốn biết rõ, Tần Thủy Hoàng có phải là một tên bạo chúa hay không, trước hết chúng ta cần hiểu rõ về ba khái niệm này.

1. Hình tượng lịch sử là gì?

Hình tượng lịch sử là nhân vật lịch sử được ghi chép trong tư liệu trực tiếp. Thời Trung Quốc cổ đại, mỗi một triều đại đều có người phụ trách việc ghi chép lịch sử và thường được gọi là “Sử quan”. Tại Trung Quốc thời Xuân Thu, có một vị Sử quan chuyên phụ trách ghi chép việc đại sự của Quốc gia. Đặc biệt là vua của một nước thì càng phải ghi chép mỗi ngày giống như nhật ký của chúng ta ngày nay, nên cũng có câu “Quân cử tất thư”. Hơn nữa, trong Sử quan còn phân chia thành nhiều chức quan như quan ghi chép việc lớn (đại sử quan), quan ghi chép việc nhỏ (tiểu sử quan), quan ghi chép việc trong nước (nội sử quan), quan ghi chép việc bên ngoài nước (ngoại sử quan). Như vậy, có thể thấy rằng thời Trung Quốc cổ đại, việc ghi chép lịch sử là rất nghiêm ngặt, quan ghi chép cũng phải rất cẩn thận và vô cùng minh xác.

2. Hình tượng văn học là gì?

Hình tượng văn học là việc các nhà văn đời sau dựa vào ghi chép lịch sử mà thêm thắt, sửa đổi mà viết lại nhằm giao phó cho nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử một sinh mệnh mới. Thứ mà chúng ta gọi là tác phẩm, sáng tác… Ví dụ: “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của tác giả La Quán Trung. Tác phẩm này được La Quán Trung viết lại dựa theo nguyên tác “Tam quốc chí” của nhà sử học Trần Thọ thời Tây Tấn, Trung Quốc. Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung đã đem những nhân vật lịch sử và những tình tiết cải biến đi rất nhiều, nhằm khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sâu sắc. Khi tác phẩm văn học đã được cường điệu hóa lên nhiều rồi thì tính chân thật sẽ bị giảm đi. Cho nên, nhân vật trong hình tượng văn học nhất định đã có sự sai biệt lớn so với hình tượng lịch sử.

3. Hình tượng dân gian là gì?

Không phải tất cả những sự kiện lịch sử đều được các nhà văn cải biên thành tiểu thuyết mà là được dân chúng truyền miệng. Trong quá trình truyền miệng cũng không khỏi có chút thêm thắt, bịa đặt, gia tăng thậm chí cải biến cả nội dung sự kiện. Hơn nữa, nhiều khi vì để biểu đạt tiếng lòng, nguyện vọng của quảng đại người dân nên người dân cũng tự đặt ra một hình tượng dân gian. Ví dụ “Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành” là có ý muốn biểu đạt tiếng lòng của người dân trong việc phản ánh sự gian nan vất vả và sự căm phẫn của người dân vì phải xây dựng Trường Thành theo lệnh của Tần Thủy Hoàng.

Vậy, rốt cuộc Tần Thủy Hoàng có thực sự là một “tên bạo chúa” không?

Thực sự, từ trước đến nay rất nhiều tác phẩm văn học đều xây dựng Tần Thủy Hoàng thành một nhân vật tàn bạo nhưng là tác phẩm văn học, thì việc chủ quan cải biến là việc tất nhiên. Vậy hãy xem trong sử sách ghi chép lại thì Tần Thủy Hoàng là như thế nào. Rất nhiều nhân sĩ đời sau khách quan nhìn nhận đánh giá, lại phát hiện Tần Thủy Hoàng trong cách hành xử cũng có những chỗ hợp lý và sáng suốt.

Thứ nhất: Thuyết pháp “đốt sách chôn người tài” là có chỗ sai lầm

Nói Tần Thủy Hoàng bạo ngược, trong đó có một nguyên nhân chính là ông “đốt sách chôn người tài”, thiêu hủy kinh điển nho giáo, giết chết nhiều phần tử trí thức. Nhưng mà, câu chuyện này không phải hoàn toàn là sự thật!
Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, để hoàn thiện thể chế chính trị quốc gia đã chọn dùng pháp gia của tể tướng Lý Tư làm lý niệm trị quốc, cải sửa chế độ phân đất phong hầu, thiết lập chế độ quận huyện. Nhưng chế độ cải cách này đã bị bộ phận nho sinh thời ấy kịch liệt phản đối. Đặc biệt là một nhóm nhà nho do Thuần Vu Việt dẫn đầu. Họ có khuynh hướng muốn giữ nguyên chế độ phân đất phong hầu mà Vương triều nhà Chu đã áp dụng trước đó. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng không tiếp thu ý kiến này. Một số nho sinh không chịu chấp nhận điều này đã trích dẫn một số lời thánh hiền trong cổ đại từng nói ra để phê bình tình hình chính sự đương thời, phản đối cải cách, khiến cho Tần Thủy Hoàng phẫn nộ. Thế là, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đốt cháy sách cổ của nho gia, kể cả “Tần ký”. Ngoại trừ “Liệt quốc sử ký”, còn lại tất cả thơ và sách không do tiến sĩ cất giữ thì đều phải đến kỳ hạn giao nộp và đốt hết.  Đồng thời những ai dám đàm luận về thơ ca cũng bị đem ra xử tử, không cho phép cá nhân tự học, ai muốn học phải lấy quan lại làm thầy.  Lúc ấy, công tử Phù Tô và và thừa tướng Vương Quản cũng ra sức phản đối cách làm của Doanh Chính. Đồng thời họ kiến nghị Tần Thủy Hoàng dùng học phái nho gia của Khổng Tử để trị quốc. Tần Thủy Hoàng không nghe. Vì để trấn át nho sinh, ông còn hạ lệnh chôn giết rất nhiều thư sinh, phần tử trí thức.
Phải nói rằng, câu chuyện bên trên so với lịch sử chỉ đúng được khoảng một nửa. Việc Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đốt cháy sách của nho gia là chuyện có thật. Nhưng, Doanh Chính không chôn sống “nhà nho” mà là chôn sống “thuật sĩ”. Trong “sử ký” của Tư Mã Thiên cũng không có ghi chép những lời này.
Thuật sĩ là chỉ những người chuyên đi bói toán, đoán mệnh cho người khác. Trong “Sử ký” có ghi lại, Tần Thủy Hoàng khi về già si mê với thuật trường sinh bất lão. Thế là, ông phân công Lô Sinh và Hầu Sinh thay ông đi tìm tiên dược. Hai người này biết rõ việc tìm kiếm tiên dược là việc khó khăn và là việc ngoài khả năng, vì vậy sau khi cầm một món tiền lớn rời khỏi kinh thành đã bỏ trốn. Sau khi biết việc này, Tần Thủy Hoàng đã vô cùng giận dữ, hạ lệnh bắt tất cả thuật sĩ trong kinh thành về chôn sống.
Ngoài ra, trong câu chuyện đem khái niệm của từ “Người đọc sách” đánh đồng với “Người học nho giáo” cũng là sai lầm. Thời ấy, “Người đọc sách” được chia thành rất nhiều trường phái như Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia… Cho nên, học giả nhà Nho chỉ là một trường phái trong số “Người đọc sách” chứ không đại biểu cho tất cả họ.

Thứ hai: Đối xử tử tế công thần, không lạm sát người vô tội

Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng đối xử với công thần không đến nỗi tệ. Ví dụ như Vương Quản là một thừa tướng từ thời Lã Bất Vi sau này tiếp tục kế nhiệm, đảm nhiệm thừa tướng 20 năm. Vương Quản từng là người đứng đầu trong việc phản đối gay gắt chế độ “phân đất phong quyền” của Tần Thủy Hoàng. Thậm chí, Vương Quản cũng có nhiều lần không đồng ý với những chủ trương của Tần Thủy Hoàng, nhưng không vì thế mà bị Tần Thủy Hoàng xử phạt.
So với Hán Vũ Đế thời Tây Hán và Tào Tháo thời Tam Quốc thì Tần Thủy Hoàng cũng được cho là vị Hoàng Đế ôn nhu rồi.
Tể tướng Đậu Anh thời Tây Hán đã từng trợ giúp Hán Cảnh Đế bình định đất nước, có nhiều chiến công hiển hách. Nhưng về sau chỉ vì xúc phạm đến cậu của Hoàng Đế mà bị bỏ tù rồi bị Hán Vũ Đế hạ lệnh xử tử. Ngoài ra một công thần khác là Chủ Phụ Yển đã từng trợ giúp Hán Vũ Đế làm suy yếu thế lực chính trị của chư hầu tại các địa phương nhưng về sau chỉ vì một chuyện nhỏ lại bị nghi ngờ là tư thông với chư hầu. Cuối cùng, ông bị Hán Vũ Đế hạ lệnh giết cả gia tộc.
Thời Tam Quốc, Tào Tháo cũng nổi danh là người giết đại thần để làm bá chủ. Tuần Vực chính là người mưu tài nhất trong số những người tài dưới trướng của Tào Tháo. Tuần Vực đi theo Tào Tháo mấy chục năm, giúp Tào Tháo dành được thiên hạ, là công thần đứng đầu của Tào Tháo. Nhưng sau này Tuần Vực vì phản đối Tào Tháo xưng vương nên đã bị ép phải chết.
So với những điều này thì Tần Thủy Hoàng ít nhất cũng là người có tấm lòng quảng đại hơn, ông ta còn có can đảm tiếp nhận ý kiến bất đồng, đối đãi với công thần cũng có chút bao dung, độ lượng.
Lý Tín là một vị tướng quân ở bên Tần Thủy Hoàng. Ông ta từng khoe khoang mà tuyên bố rằng chỉ trong vòng hai, ba tháng sẽ chiếm được nước Sở nhưng cuối cùng lại bị tướng quân nước Sở đánh cho đại bại mà bỏ về. Sau này, Tần Thủy Hoàng lại một lần nữa bổ nhiệm lão tướng Vương Tiễn đi đánh nước Sở. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng vẫn cho Lý Tín làm phó soái. Điều này thể hiện ông rất tín nhiệm đối với hạ thần, tố chất này không phải vị vua nào cũng có.
Cha con Vương Tiễn là những người có công lao rất lớn trong việc giúp Tần Thủy Hoàng giành được thiên hạ. Từ khi Tần Vương được thành lập, Tần Thủy Hoàng vẫn luôn đối xử tốt và yêu mến gia đình Vương Tiễn. Sau này, Vương Tiễn cũng được an hưởng tuổi già.
Trái ngược lại điều này có thể kể đến hoàng đế Lưu Bang. Có câu nói về Lưu Bang thế này: “Giang sơn vừa được, công thần tức rơi”. Hàn Tín chính là một ví dụ điển hình nhất. Hàn Tín vốn là công thần có công lao lớn trong việc trợ giúp Lưu Bang binh chinh thiên hạ. Nhưng mà sau khi Hàn Tín trợ giúp Lưu Bang diệt trừ Hạng Võ đã bị chính Lưu Bang lập mưu kế và giết hại.
Ngoại trừ Lưu Bang ra, còn có Việt Vương Câu Tiễn thời Xuân Thu. Sau khi tiêu diệt Ngô quốc, việc đầu tiên mà Việt Vương Câu Tiễn làm chính là giết chết người cùng chung hoạn nạn với mình – đại thần Văn Chủng. Phạm Lãi là người biết trước Việt Vương Câu Tiễn chỉ có thể là “người cùng chung lúc hoạn nạn chứ không thể là người cùng hưởng phúc” nên đã rời xa sớm mà tránh được kiếp nạn.
Nhiều người vẫn cho rằng Lưu Bang và Việt Vương Câu Tiễn có tài chính trị lỗi lạc, tinh thần vững vàng mà không hề nghĩ rằng về lòng dạ và trí tuệ thì so với Tần Thủy Hoàng, họ không được sáng suốt bằng.

Thứ ba: Từ sau khi thống nhất lục quốc, chưa từng đại tàn sát

Tần Thủy Hoàng thực hiện chiến tranh thống nhất đất nước, kỳ thực số người thương vong là không lớn. Hơn nữa, Tần Thủy Hoàng cũng dùng nhiều chính sách như dụ dỗ lôi kéo hoặc là phương thức hòa bình chứ không phải lúc nào cũng động binh. Tề quốc chính là ví dụ điển hình nhất. Ngoài ra, Tần Thủy Hoàng còn là người có tâm khiêm tốn, lòng khoan dung, điều này được thể hiện rõ nhất ở cuộc chiến Yên quốc.
Trước khi thu phục Yên quốc, thái tử Đan của Yên quốc từng phái Kinh Kha đến ám sát Tần Thủy Hoàng nhưng bị thất bại. Sau này khi Tần Thủy Hoàng đã thu phục được Yên quốc, ông không vì điều này mà trả thù. Sau khi loại bỏ thể chế chính trị của Yên quốc, Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chính sách “vỗ về” để đối đãi với người dân Yên quốc, trấn an dân chúng. Thử nghĩ, nếu Doanh Chính là một tên bạo chúa, khi bị thích khách hành thích như vậy chỉ e rằng người dân vô tội cũng khó mà tránh được đại nạn.
Vào thời Tần mạt, Hạng Võ dẫn đầu 40 vạn quân đánh vào thành Hàm Dương, tàn sát hàng loat dân chúng Hàm Dương, thiêu cháy cung A Phòng. Ngọn lửa hừng hực cháy ròng rã ba tháng trời. Tuy nhiên người đời sau chỉ ca ngợi Hạng Võ là một đại anh hùng, còn đối với việc Hạng Võ giết hàng loạt dân Hàm Dương và đốt cháy cung A Phòng thì coi như không thấy…
Tháng 9 năm 879 công nguyên, Hoàng Sào đánh chiếm Quảng Châu. Sau khi đánh chiếm Quảng Châu, Hoàng Sào giết hại 12 vạn dân trong thành đồng thời san bằng Quảng Châu, nơi từng là trung tâm buôn bán với nước ngoài sầm uất thời đó.
Thành Cát Tư Hãn, một đời kiêu hãnh cũng không ngoại lệ. Sau khi tiêu diệt Tây Hạ liền xuôi nam, tiến vào triều đại Nam Tống. Dân chúng bên đường bị cướp bóc không còn thứ gì. Sau khi Mông Cổ thống nhất, cũng không đối xử ngang hàng mà phân cấp người dân thành 4 loại. Người Mông Cổ là cấp 1, người Sắc Mục là thứ hai, người Hán phương bắc là thứ ba, người phương nam là thứ 4.
Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Quốc không làm theo cách đó. Ông căn cứ pháp luật Tần triều, đối xử với người dân như nhau, tất cả đều ngang hàng. Hơn nữa, Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất lục quốc cũng không giết chết lục quốc quân vương mà là đưa họ đến Hàm Dương giam lỏng, cho họ một con đường sống. Hành động này, đối với rất nhiều vị Hoàng đế tài đức đời sau cũng không làm được.

Thứ tư: Vì sao Tần Thủy Hoàng bị dán nhãn hiệu “bạo chúa”?

Điều đáng thương chính là trải qua hơn 2000 năm qua, Tần Thủy Hoàng luôn bị dán nhãn hiệu là một tên “bạo chúa”. Từ xưa đến nay, trong hình tượng tác phẩm văn học và dân gian, Tần Thủy Hoàng hầu như là nhân vật phản diện, điều này có thực sự công bằng cho ông không?
Truy cứu nguyên nhân có thể thấy rằng điều này là do chính điều kiện lịch sử thời đó tạo thành. Thời Xuân thu chiến quốc, dân chúng sinh ra đã có một loại tư duy cố định. Họ cho rằng thiên hạ này phải “chia năm xẻ bảy” mới là bình thường còn thống nhất là điều không bình thường. Mỗi một người đều có cảm tình với nơi mình sinh sống và không có ước nguyện thống nhất đất nước. Trái lại, “thống nhất” ở một góc độ nào đó mà nói, nó có thể trở thành đại từ “xâm lược”. Vì vậy, dân chúng đều căm hận Tần Thủy Hoàng, ông đã khiến dân chúng mất đi quê hương, biến họ thành người dân mất nước. Căn cứ vào tâm tình loại này, Tần Thủy Hoàng không khỏi bị yêu ma hóa, và cũng trở thành một hình tượng “thiên cổ bạo quân” (bạo chúa ngàn đời).
Theo bạn thì thế nào, Tần Thủy Hoàng trong suy nghĩ của bạn liệu có phải là một tên bạo chúa? Hãy chia sẻ đánh giá của bạn với chúng tôi nhé.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Tần Thuỷ Hoàng - Vị Hoàng đế "máu lạnh" nhất lịch sử Trung Quốc

Cập nhật lúc: 19:30 13/08/2015

Tần Thủy Hoàng (tiếng Trung Quốc: 秦始皇)(259 TCN – 210 TCN) [1][2], tên thật là Doanh Chính (嬴政), còn có tên khác là Triệu Chính (趙政), là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49.
Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế (始皇帝) sau khi Trung Quốc được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị. Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả. Tương truyền ông là người tinh thông ngũ hành,từng nhiều lần dùng phép ngũ hành nhấn chìm các nước đối thủ,làm động đất thiệt hại cho Triệu quốc.
Nhắc đến tính cách hung bạo và tàn ác chẳng mấy ai quên được Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Quốc. Vào năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất đất nước, thành lập chế độ tập quyền về mặt chính trị thống nhất từ trung ương, xây dựng nền quân chủ chuyên chế.
Tan-thuy-hoang-phunutoday-vn
Tần Thuỷ Hoàng. Hình minh họa.
Ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu Thời Chiến Quốc, thống nhất Trung Hoa lập nên một đế quốc rộng lớn. Tuy nhiên, ông cũng được xem là bạo chúa vì chính sách cai trị hà khắc và tàn bạo của mình.
Một điều mà không nhà lịch sử nào phản bác chính là chính sách cai trị độc ác và tàn bạo của Tần Thủy Hoàng. Mặc dù, cuộc cách mạng tàn độc này đã giúp thống nhất Trung Hoa nhưng đây vẫn là một dấu lặng đau lòng trong lịch sử Trung Hoa.
Suốt chiều dài lịch sử cai trị của Tần Thủy Hoảng chính sách độc tôn duy trì chính là sự tàn bạo, đa nghi, xem mạng người như cỏ rác. Tần Thủy Hoàng cai trị một cách độc tài, không chú trọng đến nhân đức, ân nghĩa, trong một thời gian dài không tha tội cho ai, không để ý đến giáo hóa hoặc tuyên truyền cho dân thấu hiểu.
Vốn nghĩ mình là con trời nên Tần Thủy Hoàng luôn thể hiện tính tình gàn dở tự đắc, muốn gì được nấy, tự cho rằng từ xưa đến nay không ai bằng mình. Một trong những quyết định của Tần Thủy Hoàng khiến nhiều văn sĩ đầu rơi máu đổ là chính sáchđốt kinh thi, kinh thư, sách vở trong vòng 30 ngày, truy lùng các học sĩ.
Ông từng ra lệnh chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì không cùng quan điểm chính trị. Ngoài ra, một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử là Lã Bất Vi (người được cho là cha ruột của Tần Thủy Hoàng) đã bị chính vị hôn quân này giết chết.
Vì muốn trường sinh bất tử, vị vua này còn sai biết bao người đi tìm thuốc tiên, thần dược. Tần Thủy Hoàng có lẽ là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại.Quá trình này đã khiến biết bao người dân vô tội bị chết để thỏa mãn cho sở thích quái đản của vị vua này. Lúc còn sống cho xây lăng mộ gồm 3 tầng, trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung, nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây.
Rất nhiều binh sĩ, thợ thuyền được điều động đến để xây lăng mộ cho vị hoàng đế này. Dã man hơn, sau khi thợ chôn cất châu báu, để tránh bị lộ ra ngoài, vị vua này đã sai đóng đường hầm, chôn sống những người thợ ở đây với mục đích biến họ trở thành thần giữ của cho Tần Thủy Hoàng.
 
Năm 211 TCN, một thiên thạch được cho là rơi xuống Đông Quận (东郡) ở chỗ thấp của sông Hoàng Hà. Trên thiên thạch có người ghi dòng chữ "Thủy Hoàng chết thì đất bị chia." [52] Khi Thủy Hoàng biết được, ông đã phái người đi điều tra. Không ai nhận là người đã viết dòng chữ nên tất cả những người sống gần đó đều bị giết. Tảng thiên thạch sau đó bị đốt cháy và nghiền thành bột [12].
Sau đó, Thủy Hoàng đi kinh lý phía đông, Tả Thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu Thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng.
Sau khi tế vua Hạ Vũ ở Cối Kê, Tần Thủy Hoàng trở về kinh. Trên đường trở về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.
Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chuẩn bị cho việc ông qua đời. Khi bệnh càng nặng, nhà vua viết thư đóng dấu của vua gửi đến công tử Phù Tô nói: "Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy." Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì Thủy Hoàng qua đời ở Bình Đài (平台), thuộc đất Sa Khâu (沙丘), là nơi cách khoảng hai tháng đi bằng đường bộ cách kinh thành Hàm Dương vào ngày 10 tháng 9 năm 210 TCN theo lịch Julius [22][22][53][54]. Sử liệu phương Tây cho rằng ông chết do uống phải thuốc thủy ngân do các ngự y chế ra[55] mà những viên thuốc này vốn được làm nhằm mục đích giúp cho Tần Thủy Hoàng bất tử [55].
Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua mất ở xa kinh đô nên đã trở thành vô cùng lo lắng rằng tin tức về cái chết của Thủy Hoàng có thể kích hoạt một cuộc nổi dậy lớn trong toàn đế chế [22], bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cỗ xe mát, cho một hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường [22]. Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu, liền bảo: "Được!". Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết [22].
Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, đòng tùy tùng sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối [22]. Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương mới báo tang.
Tổng cộng, ông ở ngôi được 35 năm, trong đó 24 năm là làm vua nước Tần từ năm 246 TCN đến năm 222 TCN, và 11 năm làm hoàng đế của đế chế Tần từ năm 221 TCN đến năm 210 TCN.

Xem tiếp...

BẠN BIẾT CHƯA? 53

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bữa tối cuối cùng - Bức tranh và những câu chuyện kỳ bí (Phần 1)

Quả thật, có những điều kỳ bí, rất khó lý giải đã từng xảy ra trong lịch sử. Tại sao một bức tranh được vẽ ở cuối thế kỷ 15 lại ẩn chứa những bí mật gây nhiều tranh cãi như vậy? Những lập luận của Pesci và Dan Brown có thật sự đáng tin?

Nhắc đến Leonardo Da Vinci, người ta thường nhớ đến bức tranh vẽ nàng Mona Lisa, những bản phác thảo về những công nghệ mới, ý tưởng về những thiết bị chỉ có thể thấy ở thời hiện đại. Có thể nói, Leonardo Da Vinci là một thiên tài của những thiên tài, những tác phẩm của ông dù chỉ đơn thuần là hội họa hay những bức phác thảo khoa học cũng đều để lại cho loài người chúng ta nhiều điều để suy luận, tranh cãi trong nhiều thế kỷ.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Leonardo Da Vinci là bức vẽ “Bữa tối cuối cùng” – The last Supper. Bức tranh nổi tiếng không chỉ vì sự tinh xảo hay giá trị nghệ thuật trong bức tranh. Cũng không phải vì hình ảnh chúa Jesus và 12 vị tông đồ được thể hiện rõ nét cảm xúc rõ nét hay hệ tư tưởng thể hiện trong tranh. Bữa tối cuối cùng nổi tiếng vì những câu chuyện xung quanh bức tranh này.
Bức tranh gốc của Leonardo Da Vinci.
Hãy cùng tìm hiểu những câu chuyện và sự thật về bức tranh này.
Câu chuyện về bức tranh nổi tiếng
1. Sự ra đời của bức tranh
Theo những câu chuyện được kể lại, Leonardo Da Vinci đã phải mất 7 năm để hoàn thành bức tranh. Câu chuyện kể lại rằng, khi bắt đầu bức tranh, Da Vinci đã vẽ chúa Jesus đầu tiên. Giữa hàng trăm ngàn người, một người đã được chọn để làm hình tượng chúa Jesus. Trong khoảng thời gian sau đó, ông lần lượt hoàn thành hình ảnh của 11 vị tông đồ trong bức tranh. Tuy nhiên, còn 1 người cuối cùng vẫn chưa được vẽ. Đó chính là kẻ phản bội: Judas Iscariot.
Leonardo Da Vinci muốn tìm một mẫu người đê tiện, hèn hạ tận đáy của xã hội để vẽ Judas. Cuối cùng, sau hơn 6 năm tìm kiếm, ông đã tìm thấy hình mẫu của Judas tại nhà ngục của Roma. Được phép của nhà vua, tên tội phạm được hoãn ngày thi hành án để đến làm mẫu cho Da Vinci. Sau 6 tháng ròng rã để vẽ Judas, bức tranh đã được hoàn thành, tên tử tù phải bị đưa đi hành quyết. Lúc này, hắn khóc lóc lao đến Leonardo Da Vinci, hỏi ông rằng có còn nhớ hắn không.
Một sự thật trớ trêu là kẻ được chọn làm hình mẫu bỉ ổi, đê tiện cho Judas lại chính là người thanh niên đẹp đẽ mà 7 năm trước đây làm hình tượng cho Chúa Jesus. Một hình tượng hoàn hảo đã trở thành kẻ đồi bại.
2. Bức tranh
Bức tranh của Da Vinci mô tả lại bữa tối cuối cùng của Jesus và 12 vị tông đồ.
Câu chuyện kể lại: Judas - một trong số các môn đồ của Chúa Jesus – đã tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người thầy của mình đổi lấy 30 thỏi bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa đã nói với các tông đồ của mình: "Trong các người có kẻ muốn bán rẻ ta".
Mười hai môn đồ ngồi trong bàn ăn, mỗi người có một vẻ mặt khác nhau: ba người thì thầm với nhau, ba người tỏ vẻ giận dữ trong đó có một người đập mạnh tay xuống bàn, một người lộ vẻ nghi ngờ, một người tỏ ra ngạc nhiên, một người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành, hai người nữa lộ vẻ xúc động. Chỉ có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền - đó chính là Judas. Sau lưng Judas là một khoảng tối, còn sau lưng chúa Jesus là hình ảnh cửa sổ đầy ánh sáng. Những tia sáng chiếu vào gương mặt Jesus làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ và cương nghị. Sự tương phản này được cho là biểu đạt được sự căm thù của tác giả đối với gian ác, cũng như sự ngưỡng vọng đối với chính nghĩa.
Mỗi người trong tranh biểu hiện thái độ khác nhau với lời nói của Jesus, kẻ ngạc nhiên, người kinh hãi...
3. Những người trong bức tranh
Một phát hiện về những tài liệu vào khoảng thời gian Leonardo Da Vinci vẽ bức tranh vào năm 1800 đã để lộ cho chúng ta những cái tên của người trong tranh.
Trong bức tranh, Jesus ngồi giữa, những tông đồ của ông ngồi thành 4 nhóm:
          - Nhóm tỏ vẻ sợ hãi: Bartholomew, James “Nhỏ” và Andrew. 3 người này ở bên trái, ngoài cùng của bức tranh, tức là bên tay phải của Chúa. Tất cả bọn họ đều tỏ vẻ kinh sợ. Andrew giơ tay lên biểu thị cho:”Bình tĩnh! Bình tĩnh nào!”.
          - Nhóm gây nhiều tranh cãi nhất: Judas, Peter, John. Judas đang giữ túi tiền, khuôn mặt lấp sau bóng râm, tay hắn cùng lúc với tới chiếc bánh mỳ giống như bàn tay của Jesus.
          - Nhóm nghi ngờ: Thomas, James “Lớn”, Philip. Thomas đang chỉ lên trời như thể hỏi Jesus về những manh mối về kẻ phản bội. James “Lớn” dường như sững sờ trước lời của Jesus. Philip thì tự chỉ vào bản thân như hỏi: "Đó có phải con không?”.
          - Nhóm 3 người ở cuối dãy bàn gồm có Matthew, Thaddeus và Simon. Nhóm 3 người này như đang tranh luận xem ai là kẻ mà Jesus đang nói tới.
3. Những suy diễn của những nhà nghiên cứu
Trong cuốn tiểu thuyết Mật mã Da Vinci, bức tranh " Bữa tối cuối cùng" phải thể hiện 13 người đàn ông, 6 tông đồ ngồi bên phải và 6 tông đồ ngồi bên trái và Chúa Jesus. Thế nhưng, nếu nhìn kỹ thì không phải vậy, trong bức tranh có xuất hiện 1 người phụ nữ. Đó là người ngồi ở vị trí danh dự phía bên tay phải của chúa. Người này có mái tóc đỏ gợn sóng, gương mặt thanh tú, 2 tay chắp vào nhau nhỏ nhắn, e lệ và... thoáng nét vồng lên của bộ ngực. Những gì được xác nhận thì đó là tông đồ John nhưng Theo nhiều người, đó là Maria Magdalene- vợ của chúa Jesus.
Giáo hội thiên chúa giáo đã thuyết phục cả thế giới tin rằng Jesus là người thuộc thiên giới,và nếu như ngài là người của trời thì ngài sẽ ko được phép yêu đương và tình dục, nhưng thực chất Jesus là 1 nhà tiên tri trần tục và có vợ. Để che đậy sự thật to lớn này, giáo hội đã phỉ báng Maria Magdalene như 1 ả gái điếm để che giấu bí mật nguy hiểm của bà.
Người ta cho rằng Jesus và Magdalene mặc đồ như thể người này là hình ảnh phản chiếu của người kia trong gương, quần áo của họ có màu đảo nghịch nhau. Có vẻ như Leonardo Da Vinci đã rất điêu luyện khi cố tình để phơi bày sự thật này. Và hình như sự sủng ái của chúa Jesus với Mary đã khiến không ít các tông đồ nổi giận, nhất là thánh Peter luôn có ác cảm với Madgalene. 
Trong bức tranh, thánh Peter ngả người đầy đe dọa về phía Madgalene và dứ ngón tay như lưỡi dao ngang cổ bà, và nếu để ý kỹ trong đám tông đồ bên tay trái, ta sẽ thấy xuất hiện 1 bàn tay đang vung 1 con dao găm lên, nhưng bàn tay này ko rõ thuộc về ai có mặt trong bức tranh cả.
Còn 1 bí ẩn cuối cùng khiến " Bữa ăn tối cuối cùng " trở thánh 1 tác phẩm nghệ thuật kinh điển đó là các chuyên gia tin học tin rằng đằng sau bức "Bữa tiệc cuối cùng" còn có hai hình ảnh khác.
Slavisa Pesci - Chuyên gia máy tính đã nghiên cứu về bức tranh.
Ngày 27/7, trang web kênh truyền hình Mỹ CNN đăng tải lập luận của chuyên gia tin học Slavisa Pesci, cho rằng đằng sau bức tranh nổi tiếng này của danh họa Leonardo Da Vinci này còn nhiều bí ẩn. Đã có gần 15 triệu lượt truy cập vào một số website có đăng tải hình ảnh bức họa Bữa tối cuối cùng. Đến ngày 29/7, những địa chỉ đó đã bị nghẽn mạng sau khi thông tin về lý thuyết mới về bức tranh được đăng tải.
Những chuyên gia về đồ họa chỉ ra rằng đằng sau bức Bữa tối cuối cùng còn có hai hình ảnh khác: Hình ảnh Chúa đang chúc phúc lành và hình ảnh một đứa trẻ nhờ hình phản chiếu của bức tranh trong gương.
Nếu quan sát kỹ ta có thể thấy dường như Da Vinci đã tính toán một cách tỉ mỉ trước khi cầm cọ vẽ bức tranh “để đời”. Những tranh cãi xung quanh vấn đề này lại được xuất hiện trong cuốn best-seller Mật mã Da Vinci của Dan Brown. Trong sách, Dan Brown đã chỉ ra mối quan hệ bí mật giữa Chúa Jesus và Marie Madeleine. Còn theo Slavisa Pesci, trong phiên bản được đối lập ta có thể thấy hình ảnh phía bên phải của Chúa hình như đang bế một đứa trẻ. Nhưng đến giờ nhiều chuyên gia, giáo sư vẫn chưa thể khẳng định lai lịch của đứa trẻ.
Bữa tối cuối cùng được dựng lại theo phương pháp hiện đại.
4. Kết
Quả thật, có những điều kỳ bí, rất khó lý giải đã từng xảy ra trong lịch sử. Tại sao một bức tranh được vẽ ở cuối thế kỷ 15 lại ẩn chứa những bí mật gây nhiều tranh cãi như vậy? Những lập luận của Pesci và Dan Brown có thật sự đáng tin?
Những thông tin còn thiếu chúng tôi sẽ chuyển đến các bạn trong bài viết tiếp theo.
Tham khảo: Howstuffworks

Bữa tối cuối cùng - Bức tranh và những câu chuyện kỳ bí (Phần 2)

Ngoài sự nổi tiếng về giá trị nghệ thuật cũng như nhờ vào tác giả nổi tiếng, bức tranh nhận được rất nhiều sự quan tâm. Ngoài ra, xung quanh bức tranh còn tồn tại rất nhiều câu chuyện, bí ẩn hấp dẫn mà nhiều người vẫn còn bàn luận, tranh cãi.

Bữa tối cuối cùng – Một trong những bức tranh nổi tiếng của Leonardo Da Vinci.
Bức tranh được vẽ bằng màu keo trên mặt tường với kích thước 8,8 x 4,6 m. Bức tranh nằm trên tường nhà ăn chung của Tu viện – Nhà thờ của dòng Đa minh Santa Maria ở thành phố Milano.
Tu viện Santa Maria.
Ngoài sự nổi tiếng về giá trị nghệ thuật cũng như nhờ vào tác giả nổi tiếng, bức tranh nhận được rất nhiều sự quan tâm. Ngoài ra, xung quanh bức tranh còn tồn tại rất nhiều câu chuyện, bí ẩn hấp dẫn mà nhiều người vẫn còn bàn luận, tranh cãi.
Công nghệ hiện đại một ngày nào đó có thể giúp chúng ta quay ngược thời gian đến thời điểm thế kỷ 15 để tìm được lời giải đáp tuyệt đối. Hiện nay, tất cả những gì chúng ta có thể làm là tiếp tục nghiên cứu, suy đoán.
Trong bài viết trước, chúng tôi đã đưa ra những lý luận, suy đoán đã tồn tại trong khoảng thời gian dài. Hãy cùng tiếp tục nghiên cứu về những bí ẩn xung quanh bức tranh này, cùng tiếp tục nghiên cứu những nhận định, suy đoán của các chuyên gia.
Vẫn còn nhiều điều chưa giải đáp được về Leonardo Da Vinci.
Người mẫu của Leonardo Da Vinci dùng để vẽ Jesus và Judas là một người?
Trong hình vẽ là Maria – vợ của Jesus?
Trong bức tranh tồn tại những hình ảnh kỳ bí ?
Sự thật
1. Sự ra đời của bức tranh
Trong bài viết trước, chúng ta đã có một câu chuyện khá bất ngờ và thú vị về hình mẫu của Jesus và Judas trong bức vẽ.
Trong câu chuyện được nhiều người kể lại đó, người mẫu Leonardo Da Vinci dùng để vẽ Judas chính là người 7 năm trước ông dùng để vẽ Jesus. Câu chuyện nêu ra sự đáng sợ của cuộc sống, nó có thể khiến một chàng trai trẻ đại diện cho sự trong sạch, thánh thiện biến đổi trong 7 năm trở thành kẻ nhơ nhuốc, bẩn thỉu, đại diện cho tội ác.
Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu vốn không tìm được bằng chứng để chứng minh câu chuyện trên là có thật. Theo cuốn sách “Thế giới của Leonardo Da Vinci những năm 1452 – 1519”, tác giả Robert Wallace đã phủ nhận câu chuyện này. Theo Wallace, chi tiết đúng sự thật duy nhất là về việc Leonardo Da Vinci đã tìm hình mẫu cho Judas giữa những tử tù. Trong câu chuyện, bức tranh mất đến 7 năm để hoàn thành nhưng thực tế thì Bữa tối cuối cùng chỉ được vẽ trong khoảng thời gian từ 1496 đến 1498.
Cuốn sách của Robert Wallace.
Không rõ tác giả của câu chuyện là ai, cũng không rõ câu chuyện ra đời trong thời điểm nào. Người sáng tạo ra câu chuyện dường như muốn gửi gắm bài học quan trọng: Trong mỗi con người đều tồn tại sự tốt đẹp, nhưng bạn có thể biến đổi trở thành kẻ ác nếu như không giữ gìn được bản thân. Sự lựa chọn là do chính bản thân chúng ta.
Phiên bản nguyên gốc do Da Vinci vẽ ra sau nhiều năm đã xuống cấp nghiêm trọng, hình ảnh mờ mịt và rất kho có thể nhận ra những đường nét rõ ràng. Tuy nhiên, đây không phải phiên bản duy nhất của bức tranh này. Vào năm 1652, người ta tìm ra một bản sao sơn dầu của Bữa tối cuối cùng.
Bức tranh này được cho là của Giampietrino, một đồng nghiệp của Leonardo Da Vinci, vẽ vào khoảng những năm 1520. Giampietrino đã vẽ bức Bữa tối cuối cùng bằng chất liệu sơn dầu trên vải bạt. Phiên bản này có vẻ rõ nét hơn so với bản gốc của Da Vinci. Trong bức tranh, phần ô chắn trước phần chân của Jesus đã bị lược bỏ, ngoài ra những chiếc cửa cũng được hé lộ ra. Tuy nhiên, đây là bản sao cùng thời với bức tranh của Leonardo Da Vinci nên nhiều người cũng sử dụng bức tranh này để tham khảo, tìm hiểu thông tin về Bữa tối cuối cùng.
Phiên bản sơn dầu trên vải của Giampietrino.
2. John hay Mary?
Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất và cũng bị nhiều người theo Công giáo chỉ trích. Tuy nhiên, tôn giáo cũng là một vấn đề nằm trong lịch sử, chúng ta là những con người sống ở thế kỷ 21, chúng ta không thể chứng minh được những nhận định là đúng hay sai. Mỗi người sẽ có kết luận riêng của mình và những nghiên cứu chỉ là một phần để tham khảo. Giống như câu chuyện về người mẫu của Jesus và Judas, mỗi người sẽ có cách lựa chọn riêng của mình để tin hay không tin.
Như trong bài viết trước, chúng tôi đã nêu ra những suy đoán của những nhà nghiên cứu về hình tượng người con gái duy nhất trong bức tranh, tuy nhiên, đó có thật sự là Mary? Câu chuyện tưởng tượng về Mary và Jesus có thật?
Hãy thử nhìn ngắm bức tranh Mona Lisa. Mặc dù Pascal Cotte tuyên bố rằng bằng những phương pháp kỹ thuật hiện đại, dấu hiệu cặp lông mày của Mona Lisa thực chất tồn tại, chỉ do bị thời gian tàn phá mà cặp lông mày đã biến mất. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng việc cạo lông mày để làm đẹp là một phong cách thịnh hành vào thời của Leonardo Da Vinci, những người phụ nữ thường cạo lông mày theo xu hướng thời trang này. Hãy nhìn ngắm hình ảnh John/Mary trong bức vẽ Bữa tối cuối cùng, tuy hình ảnh bé và mờ nhạt, chúng ta vẫn thấy rõ đường lông mày của người này, điều này cho thấy rằng đây nhiều khả năng không phải là một người phụ nữ.
Bạn không thể tìm được dấu vết lông mày của Mona Lisa đúng không?
Nhiều người vẫn khẳng định rằng đó là hình ảnh của Mary Magdalene vì người được vẽ quá nữ tính. Nên nhớ rằng John là tông đồ trẻ nhất của Jesus, với khuôn mặt trẻ như vậy, thật không khó để có thể nhầm lẫn với một người phụ nữ. Vị trí ngồi của John/Mary vô cùng trang trọng, ngay bên phải Chúa , điều này không có gì khó hiểu vì John, James và Peter là những cột trụ trong 12 tông đồ.
Chúng ta có thể hiểu rằng con dao của tông đồ Peter cầm trên tay phải phục vụ cho việc cắt bánh mỳ, thức ăn trong bữa ăn, rõ ràng con dao ấy không có biểu hiện của sự đe dọa. Bàn tay của Peter cũng chỉ là đặt lên vai của John như muốn kéo ông lại gần để bàn tán về lời nói của Chúa Jesus. Ngay cả chữ V tạo ra bởi Jesus và John/Marry cũng chỉ đơn giản vì John đang vươn người về phía Peter để nghe rõ câu hỏi.
Một chi tiết nữa là khi dịch chuyển vị trí của John/Mary và Jesus, 2 người như tựa vào nhau. Chi tiết này thực chất không hợp lý, vì khi dịch chuyển hình ảnh của John/Mary, hình ảnh ấy có thể tựa vào rất nhiều người như James hay Andrew…
Dù đặt vào bất kỳ đâu thì hình ảnh vẫn khá hợp lý.
Hình chữ V được tạo ra do cách ngồi của Jesus và John/Mary có thể không mang ý nghĩa về hôn nhân. Bàn tay của Peter đặt gần John/Mary cũng không hẳn là hình ảnh đe dọa. Thực ra những lập luận về việc hình tượng người ngồi cạnh Jesus là Mary được nêu trong cuốn “Mật mã Da Vinci” có gì đó quá gượng ép. Một câu hỏi đơn giản mà trong cuốn sách nổi tiếng của Dan Brown không trả lời được:”Nếu người đó là Mary thì John đang ở đâu?”.
3. Đó có phải là Lễ Quá Hài?
PassOver – Lễ Quá Hài hay còn gọi là Lễ Vượt Qua – là đợt lễ quan trọng với người Do Thái kéo dài 14 ngày. Khi đêm xuống, mọi người sẽ ăn tiệc theo nhóm, họ ăn thịt cừu chiên, bánh không men và rau đắng cùng 4 chén rượu được chủ tọa ban phước. Lễ Quá Hài được tổ chức để giúp những người con cháu Do Thái không quên lại cuộc sống của cha ông xưa khi thoát khỏi sự nô lệ của người Ai Cập.
Rất nhiều người cho rằng Bữa tối cuối cùng kể về câu chuyện xảy ra vào ngày 14 theo lịch Nisan, tức là ngày người ta giết thịt cừu và mở màn cho Lễ Quá Hài. Tuy nhiên, những suy đoán ấy có phải đúng sự thật?
Nếu để ý kỹ bức tranh, ta có thể thấy đây hoàn toàn không phải là Lễ Quá Hài. Điều dễ thấy nhất chính là những chiếc bánh mỳ. Những chiếc bánh mỳ trong tranh là những chiếc bánh phồng, xốp gần giống những chiếc bánh mỳ tròn mà chúng ta có thể mua tại các cửa hàng bánh ngày nay. Trong khi đó, loại bánh mỳ sử dụng trong Lễ Quá Hài là bánh mỳ không men, dẹt, mỏng, không ruột.
Bánh mỳ được sử dụng trong Lễ Quá Hài.
Tiếp đó, hãy để ý đến rượu. Trong tranh, chúng ta có thể thấy mỗi người chỉ có một cốc rượu, không có người phục vụ và gần như không có bình rượu để rót thêm. Nhưng trong Lễ Quá Hài, mỗi người phải uống 4 chén rượu. Đây cũng có thể minh chứng cho sự phủ nhận về thời điểm chúng ta đang xét đến.
Ngoài ra, những món ăn trong hình còn có một vài loại hoa quả, một thứ gì đó giống miếng phomat, cá… nhưng hoàn toàn không có dấu hiệu của những miếng thịt cừu chiên. Có thể nhiều người nói rằng đó chỉ là những chi tiết nhỏ nhặt, không có giá trị, tuy nhiên, hãy nhớ rằng Leonardo Da Vinci là một thiên tài của những thiên tài, ông chắc chắn sẽ không bỏ sót những chi tiết dù là nhỏ nhặt như vậy.
Tuy nhiên, một điểm rất kỳ lạ trong bức tranh rất khó giải thích. Tên của bức tranh gốc là The Last Supper, trong đó, Supper là bữa ăn đêm. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bầu trời ở ngoài cửa sổ vẫn là cảnh khi mặt trời đang tỏa sáng trên bầu trời. Tại sao Leonardo Da Vinci lại tạo ra sự mâu thuẫn như vậy? Có lẽ đó là một câu đố chưa có lời giải.
4. Lý thuyết của Slavisa Pesci
Theo chuyên viên máy tính Slavisa Pesci, bức tranh Bữa tối cuối cùng ẩn chứa những thông điệp bí mật và có thể thấy được khi sử dụng hiệu ứng Mirror để đè phần đối xứng của ảnh lên nhau.
Tuy nhiên, không một cách nào có thể nhìn rõ những thông điệp được nhắc đến. Có bức hình chúng ta có thể thấy một đài hoa trước mặt Jesus, có bức hình chúng ta sẽ thấy Phillip đang bế một đứa bé, cũng có bức hình cho thấy sự hiện diện của Hiệp sỹ dòng Đền ở bên trái bức tranh. Tuy nhiên, không một cách nào có thể khiến tất cả những hình ảnh ấy cùng xuất hiện trong một bức hình. Hơn nữa, phải có trí tưởng tượng cực cao, nếu không muốn nói là gượng ép, mới có thể nhìn thấy những hình ảnh ấy.
Một lý do nữa khiến cho những lập luận của Slavisa Pesci khó có thể chấp nhận được chính là mặt công nghệ. Nếu như Leonardo Da Vinci thật sự muốn gửi gắm những thông điệp trong bức tranh, chắc chắn ông đã phải để lại nhiều manh mối hơn hoặc chí ít ông cũng đã phải để lại thông điệp một cách đơn giản hơn để khám phá những bí mật trong bức tranh để người thời ấy có thể hiểu được. Cách duy nhất để những người thời ấy tìm ra được bí mật của bức tranh là tạo ra một phiên bản nữa và ép 2 bản vào làm nhau, tuy nhiên, Bữa tối cuối cùng tại Milano là bức tranh duy nhất của Leonardo Da Vinci về chủ đề này.
Không một ai tạo ra những mật mã bị khóa kín để những người khác vĩnh viễn không thể tìm ra, những bí mật nếu thực sự muốn bị che dấu thì đáng lẽ đã không được để lại bất kỳ manh mối nào. Điều này tạo cho chúng ta nghi vấn về những mật mã để lại trong bức tranh. Đôi khi, những tác phẩm nghệ thuật đơn thuần chỉ là những tác phẩm nghệ thuật, chúng có thể không hàm chứa câu đố nào cả.
5. Lý do?
Tất cả mọi thứ đều phải có điểm bắt đầu. Tại sao nhiều người cố tìm hiểu về những bí mật ẩn dấu trong bức tranh Bữa tối cuối cùng?
Trong phần “Biểu tượng thất truyền”, Daniel Brown đã đưa ra hình ảnh bàn tay của Thomas như “Bàn tay của những điều kỳ bí” như sự thách thức những học giả muốn tìm hiểu về bí mật Da Vinci đã để lại. Tuy nhiên, Hand of the Mysteries – Bàn tay của những điều kỳ bí phải có những hình xăm trên các ngón tay và lòng bàn tay, trong khi đó, tay của Thomas không có bất kỳ hình xăm nào. Hơn nữa, trong cuốn Leviticus, Chúa đã rõ ràng nghiêm cấm việc xăm mình, hủy hoại cơ thể của chính bản thân, một tông đồ của Chúa chắc chắn không dám làm trái điều này.
Bàn tay của những điều kỳ bí.
Như vậy, thật khó để khẳng định có thực sự tồn tại tại ẩn ý trong bức tranh nổi tiếng này hay không.
Kết
Có thể ngay từ đầu những sự thách thức, những câu đố ẩn chứa trong bức tranh chỉ là sự gượng ép của những người thích đi tìm sự nổi tiếng hoặc tìm kiếm sự thử thách. Cũng có thể những người hâm mộ Leonardo Da Vinci cố gắng làm cho ông trở nên huyền bí hơn nữa. Thật khó thể tin được rằng một tác phẩm ra đời vào thời của Leonardo Da Vinci lại có thể kể chính xác câu chuyện xảy ra trước đó 1500 năm.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tôn giáo cũng là một vấn đề được các nhà khoa học nghiên cứu, nó là một vấn đề nằm trong lịch sử. Mỗi người đều có quyền nêu ra ý kiến khách quan của mình về những vấn đề, nghiên cứu lịch sử chính là một trong những phương pháp thúc đẩy xã hội phát triển hơn. Nếu như cố tình phủ nhận ý kiến (Dù là khó tin nhất) mà không xem xét những mặt đúng đắn của nó, chúng ta sẽ thực sự phạm phải tội lỗi lớn nhất đó là phủ nhận công sức của những cá nhân trong lịch sử.
Những tôn giáo đều có những người đứng đầu, họ cũng chỉ là những người xuất phát điểm trần tục. Điều duy nhất đưa Đức Phật, Chúa Jesus… trở thành những đấng bề trên không phải là sức mạnh phi phàm hay những thứ phép mầu nhiệm, thứ khiến họ trở nên đặc biệt hơn chúng ta chính là sự thông thái, những bài học làm người, tình yêu thương mà họ để lại cho cuộc sống.
Sẽ có gì khác biệt nếu Chúa Jesus thực sự là một nhà tiên tri và thánh nữ Mary là vợ của ông? Điều ấy có khiến những lời răn dạy của ông kém đúng đắn đi? Điều ấy có khiến cho lòng thành của những tín đồ giảm sút? Nếu câu trả lời cho những câu hỏi trên đều là “Có”, bạn nên xem xét lại đức tin của chính mình.
Tham khảo: Jaydax
Xem tiếp...

NHÂN TÍNH 20

-Loài người tưởng mình khôn "ngoan" nhất, nhưng thật ra là khôn "hư"nhất!-Loài người thường cho rằng thú tính xấu xa hơn nhân tính, nhưng thật ra là loài vô đạo đức nhất, vì độc ác nhất, thủ đoạn bẩn thỉu nhất, trả thù hèn hạ nhất, sống đồi bại nhất...!-Nhân tính như tấm huân chương với hai mặt của nó. Một mặt thể hiện ra xấu xa bao nhiêu thì mặt kia thể hiện ra tốt đẹp bấy nhiêu. Đó là hoạt động tinh thần tột đỉnh của giới sinh vật.
-Chỉ khi nhân tính hoàn toàn chuyển biến thành đẹp đẽ hơn thú tính, nghĩa là khi sự phân chia giàu - nghèo đã trở nên vô nghĩa, thì lúc đó mới có xã hội cộng sản đích thực, loài người mới sống đại đồng được! Thử hỏi: quá trình đó là tiến hóa hay thoái hóa!?
-Còn không, may ra chỉ có xã hội cộng sản tương đối thôi!
-Nhưng, mơ mộng thì...có quyền!...
 --------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 

10 sai lầm đáng tiếc nhất trong lịch sử nhân loại

Cập nhật lúc: 08:00 11/12/2015

(Khám phá) - Từ chối mua Google, từ chối dịch sách của J.K.Rowling hay phải trả giá vì lỗi chính tả... là một số sai lầm đáng tiếc nhất trong lịch sử.

1. Từ chối xuất bản Harry Potter
Mô tả ảnh.
Tác giả J.K. Rowling và cuốn Harry Potter nổi tiếng
Có đến 12 nhà xuất bản đã không nhận bản thảo truyện Harry Potter của J.K. Rowling cho đến khi nhà xuất bản thứ 13: Bloomsbury cho in tập sách này theo lời đề nghị của cô con gái 8 tuổi Alice của ông chủ hãng. Cuốn sách sau này đã được dịch ra hơn 60 thứ tiếng, dựng thành phim và mang đến cho Rowling danh tiếng cũng như khối tài sản khổng lồ trị giá 1 tỷ USD.
2. Từ chối mua Google với giá “bèo”
Năm 1999, hai nhà sáng lập ra phần mềm tìm kiếm lớn nhất thế giới Google là Larry Page và Sergey Brin tìm đến giám đốc điều hành của Excite là George Bell với mục đích bán Google với giá 1 triệu USD. Sau khi thương lượng, mặc cả, Google đã được cân nhắc giảm xuống còn 750.000 USD nhưng Bell vẫn nhất quyết từ chối. Giờ đây, giá trị của Google ước tính lên đến 365 tỉ USD.
3. Không nhận Brian Acton và Jan Koum
Năm 2009, đã loại hai lập trình viên có tên trên trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng của công ty. Vài năm sau đó, chính Facebook lại phải trả tới 19 tỷ USD để mua WhatApps – công ty con mà hai lập trình viên đã sáng tạo sau khi họ bị từ chối.
4. Ký hợp đồng với Brian Poole và Tremeloes
Mô tả ảnh.
Bốn thành viên của nhóm nhạc đình đám The Beatles
Hãng thu âm Decca tiến hành tìm kiếm tài năng và hướng đến ký kết hợp tác với ban nhạc triển vọng vào năm 1962. Sau buổi thử giọng tại một phòng thu ở London, họ quyết định ký hợp đồng với Brian Poole và Tremeloes. Còn một ban nhạc bị từ chối? Đó chính là nhóm nhạc gồm bốn mảnh ghép đến từ Liverpool mà sau này được biết đến với cái tên huyền thoại “The Beatles”.
5. Không bắn Hitler
Trong thế chiến thứ nhất, một chiến sĩ người Anh là Henry Tandey, tình cờ bắt gặp một binh sĩ Đức bị nạn tại một con mương và hoàn toàn không có tùy thân. Henry đã động lòng thương và quyết định không giết anh ta. Người binh sĩ may mắn ấy chính là Adolf Hitler.
6. Trả giá vì lỗi chính tả
Chính phủ Anh đã bị kiện 9 triệu bảng sau một sai lầm viết thiếu chữ “s” trong tên một công ty. Hơn 250 người bị mất việc làm khi công ty Taylor and Sons đang ăn nên làm ra của họ bị viết nhầm thành Taylor and Son – một công ty đã đệ đơn phá sản cách đây vài năm.
7. Chọc giận Genghis Khan
Vào thế kỷ 13, Genghis Khan – người cai trị của đế chế Mông Cổ hùng mạnh đã tìm cách để mở con đường thông thương với các nước Trung Đôg là Iran, Iraq. Tuy nhiên, đề nghị này không được chấp nhận và liền sau đó là sự việc một nhà ngoại giao Mông Cổ bị chặt đầu, Genghis Khan đã giận dữ, điều động 2 vạn binh sĩ tới “san bằng” đế chế láng giềng.
8. Bỏ quyền thương mại đối với series phim Star Wars
Mô tả ảnh.
Điều đáng tiếc nhất của Fox là đã đánh giá thấp Star Wars
Để có được kinh phí làm phim Star Wars, đạo diễn nổi tiếng George Lucas phải trải qua nhiều cuộc thương lượng với hãng phim 20th Century Fox. Vì cho rằng bộ phim sẽ không gây được tiếng vang lớn, Fox đa cố gắng giảm 350.000 USD trong quá trình thương lượng. Lucas đồng ý với điều kiện ông sẽ giữ quyền thương mại của Star Wars. Sau đó, bộ phim thành công rực rỡ và mang đến cho Lucas 20 tỷ USD tiền bản quyền thương mại.
9. Bán cổ phiếu Apple khi giá thấp
Ronald Wayne từng làm việc với Steve Jobs tại Atari trước khi cùng Steve Jobs và Steve Wozniak thành lập Apple. Ông là người có đóng góp lớn trong những ngày đầu thành lập công ty. Tuy nhiên, Wayne lo sợ công ty sẽ thất bại vì các đối tác còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, ông bán 10% cổ phần của mình tại công ty để lấy 800 USD và thêm 1.500 USD vào năm sau đó. Nếu còn giữ số cổ phiếu này, năm 2011, tài sản của ông sẽ trị giá hơn 35 tỷ USD.
10. Lỡ vứt đi 7.500 Bitcoin
Mô tả ảnh.
Nếu không lỡ vứt đi 7500 coin thì James Howell đã trở thành triệu phú
Năm 2009 là những ngày đầu tiên tiền ảo Bitcoin được đưa vào sử dụng. James Howell đã bắt đầu tích lũy số lượng lớn tiền tệ này, lên tới 7.500 Bitcoin, tuy nhiên, giá trị của loại tiền này khi đó rất thấp. Vì thế, anh đã vứt chiếc ổ cứng có chứa số Bitcoin “vô dụng” đó tại bãi rác. Tới năm 2013, giá trị số Bitcoin này lên tới 6 triệu USD, Howell đã tới bãi rác năm xưa với hy vọng tìm ra nó nhưng anh đã không thể tìm được.
Huyền Trang (t/h)/Theo Khỏe & Đẹp

Bữa tiệc “vàng ròng” của Từ Hy Thái hậu

Cập nhật lúc: 08:00 10/12/2015

(Khám phá) - Là một trong số những người phụ nữ quyền lực nhất Trung Quốc thời phong kiến, những thú ăn chơi và cuộc sống xa hoa của Từ Hy Thái hậu

Bữa tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) mà Từ Hy Thái hậu tổ chức để tiếp đón phái đoàn sứ thần, tướng lĩnh phương Tây được tổ chức trong vòng 7 ngày 7 đêm, gồm những đắt đỏ chưa từng có. Bữa tiệc có 140 món, trong đó mỗi ngày sẽ có một món chủ đạo cực kỳ đặc biệt.
Mô tả ảnh.
Chân dung người đàn bà quyền lực Từ Hy Thái hậu (đứng giữa)
Cỏ Phương Chi
Cỏ này mọc trên đá ở núi Thái Hàng, tương truyền cỏ chỉ mọc vào năm nhuận, đúng ngày rằm Trung thu và sống trong – 1,5 tháng ngắn ngủi. Muốn lấy được cỏ, đêm trước Trung thu phải dắt lên núi một con ngựa đực màu trắng. Mặt trời vừa mọc, dắt ngựa đến ăn cỏ, ngựa ăn xong, chém chết ngay, sau đó mổ bụng lấy dạ dày đem về phơi khô.
Cỏ Phương Chi có tính mát, trong bữa tiệc Xuân được nấu chung với long tu (râu rồng) khiến người ăn cảm thấy sảng khoái tinh thần, trừ bỏ mệt mỏi.
Mô tả ảnh.
Cỏ Phương Chi là món ăn quý giá và hiếm gặp (ảnh minh họa)
Sâm thử (chuột bao tử)
Chuột bao tử là chuột đồng được bắt về nuôi, cho ăn gạo trộn trứng gà và các vị thuốc bổ, uống nước sâm và lê ép. Mỗi ngày chuột được tắm rửa 2 lần bằng nước trầm thơm và dầu hương liệu hảo hạng. Món chuột bao tử lấy từ lứa con, cháu của những con chuột trên. Đầu bếp chế biến chuột thành món bánh sao cho vỏ ngoài bọc kín nhưng chuột vẫn sống. Món này được cho là bổ tỳ vị, bổ mắt.
Tinh tượng (tinh khí của voi)
Những tổ yến to và tốt nhất được lấy từ vách đá ngoài khơi biển Nam Hải, tẩy rửa cẩn thận rồi nấu trong nước nhân sâm và đường cống tiến của Đại Hàn, lại hòa với nước lê Vân Nam và bột Kiết Châu Phấn, nấu khô lại rồi nặn thành hình những con voi, đoạn bỏ vào lò nung cho thật chín và chắc. Tinh khí của những con voi đực khỏe mạnh được cho vào những bong bóng cá phơi khô, đặt vào chiếc lỗ tròn khoét ở trên lưng con voi bằng tổ yến rồi đem chưng cách thủy. Thưởng thúc món ăn này bằng cách dùng kim vàng chọc một lỗ dưới bụng voi, cho nước chảy ra chén bạc rồi uống.
Não hầu (não khỉ)
Mô tả ảnh.
Chỉ những con khỉ nhỏ, mạnh khỏe mới được đem ra làm món ăn
Loài khỉ sống ở Sơn Đông hay ăn một loại lê có tên là lê Ngọc Căn, đây là loại quả quý có trị bệnh cam, nhiệt, ho kinh niên. Người ta bắt loại khỉ này về nuôi, đến giờ đãi khách thì bắt chúng mặc quần áo, vẽ mặt theo kiểu các gian thần, tội nhân trong lịch sử, rồi nhốt vào lồng, khóa lại cho chúng không thể nhúc nhích. Trước khi ăn, người phục dịch cầm chùy đập một nhát ngay giữa đầu khỉ, khiến nó chết ngay, sau đó tưới nước sâm nóng cho não tái đi, rồi dùng thìa bạc xúc.
Trứng công
Mô tả ảnh.
Trứng công là món ăn khó kiếm và quý giá bậc nhất
Công làm nem đã quý, Từ Hy Thái hậu lại tiếp khách bằng trứng công, chính là món sản vật quý nhất trên đời. Công giấu tổ rất khéo, lại hay lựa chọn làm tổ ở những nơi cheo leo, hiểm trở, khi có người định lấy trứng đi thì chúng chống cự rất quyết liệt. Người ta đã phải huấn luyện 100 con khỉ tinh ranh, trèo đến tổ để lấy trộm trứng công.
Sơn dương trùng
Những con dê cái đang có chửa ở vùng núi Thiên Tân được mang về kinh thành nuôi dưỡng, cho ăn loại cỏ quý, bổ gan thận có tên “đông trùng hạ thảo”. Sau khi sinh ra đàn dê con mập mạp, người ta sẽ lựa những con dê to khỏe nhất, làm lông, moi ruột rồi ngâm vào thùng rượu quý. Sau dó dê được vớt ra ngâm vào thùng sữa dê và nước sâm nhung. Cuối cùng, lấy hoa sen trắng, tách nhánh và dùng kim vàng ghim từ gương sen cho đến cuống hoa, rồi ghim đầy mình dê. Sau 10 ngày bắt đầu xuất hiện những ấu trùng trắng muốt trong các đóa sen. Đầu bếp sẽ thu các con trùng đó vào nấu thành món ăn đại bổ.
Heo sữa Phúc Châu
Vùng Phúc Châu có một loại heo quý, thịt thơm ngon, chuyên ăn một loại củ mọc trên đồi Châu Tịch Xương. Bữa tiệc đãi khách dùng 100 con heo 2 tháng tuổi, đầu bếp đập chết heo, thui qua một lượt cho cháy lông, xong mổ bụng, bỏ hết nội tạng rồi ướp các loại thuốc bổ quý trong 3 ngày, đem chưng cách thủy. Loại heo này ăn rất ngon, thịt thơm mềm và bổ dưỡng.
Mô tả ảnh.
Món heo sữa Phúc Châu cũng nổi tiếng thơm ngon (ảnh minh họa)
Những món ăn cầu kỳ, xa hoa và không kém phần “kinh dị” mà Từ Hy Thái hậu dùng từ thế kỷ 18, bây giờ vẫn còn được lưu truyền như một giai thoại khó tin về độ “ăn chơi” của tầng lớp quý tộc Trung Quốc.

Huyền Trang (t/h)/Theo Khỏe & Đẹp

Những bà hoàng hậu độc ác nhất lịch sử Trung Quốc

Cập nhật lúc: 12:00 19/12/2015

(Khám phá) - Những vị hoàng hậu này dù nhan sắc kiều diễm hay xấu xí vô cùng nhưng đều khiến người ta phải rùng mình khiếp sợ khi nhắc đến tên vì những thủ đoạn tàn độc trong cung cấm.

Lã Hậu, người đàn bà độc ác nhất trong lịch sử
Lã Hậu là hoàng hậu của Lưu Bang. Lưu Bang có người ái thiếp là Thích phu nhân, tướng mạo đoan trang xinh đẹp lại giỏi ca múa. Thích phu nhân sinh cho Lưu Bang một hoàng tử vừa khôi ngô, tuấn tú lại thông minh, vì thế Lưu Bang vô cùng yêu quý tiểu hoàng tử. Sau khi Lưu Bang chết, Lã Hậu chuyên quyền tìm cách trả thù Thích phu nhân.
Bà ta cho chặt chân tay, móc mắt và cho uống thuốc để Thích phu nhân bị câm điếc rồi nhốt vào trong hầm đất. Chưa hết, nhằm diệt cỏ tận gốc, bà ta tìm mọi cách hãm hại con của Thích phu nhân. Hán Huệ Đế hiểu sự độc ác của mẹ đẻ nên tìm mọi cách bảo vệ hoàng đệ còn nhỏ của mình. Nhưng nhân một hôm hoàng thượng đi săn, Lã Hậu cũng đã ra tay giết chết hoàng tử.
Có lẽ, trong lịch sử, không còn ai có thể tàn nhận, dùng hình thức tra tấn dã man hơn người đàn bà này.
Chiêu Tín: Quái vật trong triều Hán
Chiêu Tín là cơ thiếp của Quảng Xuyên Vương Lưu Khứ, cháu nội vua Hán Cảnh Đế. Chiêu Tín đẹp thế nào thì không thấy sử sách ghi, nhưng tính tình tàn nhẫn hiểm ác thì vào loại hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo sử chép thì lúc đầu Lưu Khứ rất sủng ái hai nàng Vương Chiêu Bình, Vương Địa Dư, hứa hẹn lập họ làm hoàng hậu. Nhưng vốn là kẻ hoang dâm vô độ nên sau này ông ta lại quay ra sủng ái Chiêu Tín. Chiêu Bình, Địa Dư rất căm tức nên bàn mưu định hại Chiêu Tín.
Những bà hoàng hậu độc ác nhất lịch sử Trung Quốc 1
Ảnh minh hoạ
Chuyện bị bại lộ, Lưu Khứ bắt Chiêu Bình ra dùng khổ hình tra khảo. Đánh roi mây, Chiêu Bình nén chịu không khai, chuyển sang dùng dùi sắt đâm, Chiêu Bình đau quá phải khai. Thế là Lưu Khứ bèn triệu tập các phi tần đến, bắt họ dùng kiếm đâm chết Địa Dư, còn Chiêu Bình thì để Chiêu Tín đâm chết. Ông ta còn cho treo cổ 3 thị tỳ, sau đó đem đốt xác hai ông ta hằng yêu dấu thành tro rồi đổ đi.
Chưa hài lòng, Chiêu Tín còn vu cáo Vọng Ngưỡng, một ái thiếp khác được Lưu Khứ sủng ái. Nghe Chiêu Tín siểm tấu, Lưu Khứ cho gọi các phi tần cùng kéo đến nơi Vọng Ngưỡng ở, lột hết quần áo nàng, bắt các phi tần dùng dùi nung đỏ gí vào người nàng. Vọng Ngưỡng bỏ chạy, nhảy xuống giếng tự vẫn, Chiêu Tín lôi lên, dùng giáo đâm vào chỗ kín, xẻo mũi cắt miệng, cắt lưỡi nàng… đem nấu chín, bắt các phi tần khác xem.
Chưa hết, Chiêu Tín còn vu cáo hãm hại một cung phi là Vinh Ái. Vinh Ái sợ quá nhảy xuống giếng nhưng không chết. Chiêu Tín lôi lên, trói lại, gí dao nung làm mù hai mắt, cắt hai tay, nung chì đổ vào miệng nàng. Vinh Ái chết, Chiêu Tín còn sai phân thây bắt chôn mỗi thứ một nơi. Có tới 14 cung phi từng được Lưu Khứ sủng ái bị Chiêu Tín hành hạ như vậy.
Ly Cơ, kẻ giết người không dao
Ly Cơ là phi tần của vua Tấn Hiến Công thời Xuân Thu Chiến Quốc. Vốn có nhan sắc tuyệt trần nên được sủng ái. Do vua có ba người con trai lớn đều rất tài giỏi, bà ta biết con mình không có cơ hội được lập thái tử nên đã ngày đêm tương kế tựu kế hãm hại thái tử Thân Sinh.
Sau khi thái tử tự sát, bà ta lại tìm cách vu cho hoàng tử Di Ngô và Trùng Nhĩ là đồng phạm khiến Tấn Hiến nổi giận sai người truy sát. Con trai bà ta là Hề Tề được lập làm thái tử. Sau khi Tấn Hiến qua đời, phe của ba hoàng tử lớn đã xông vào cung giết chết Hề Tề, Ly Cơ biết không thoát được nên đã đâm đầu xuống tự sát.
Giả Nam Phong đời Tấn khiến vua sợ như cọp
Giả Nam Phong là hoàng hậu của Tùy Huệ Đế. Theo ghi chép sử sách, bà ta có vẻ ngoài vô cùng xấu xí và có trái tim vô cùng độc ác.Vì không sinh được con trai, bà ta luôn lo sợ cho vị trí của mình trong cung. Khi biết trong cung có cung nữ mang long thai nên bà ta đã dùng cây kiếm đâm chết. Vì hoàng đế là người thiểu năng trí tuệ, nên bà ta lộng hành thâu tóm triều chính, tìm cách hãm hại thái tử, thái hậu, giết đại thần, tông thất.
Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên, được mệnh danh là người đàn bà quyền lực nhất trong lịch sử. Vì bà là nữ hoàng đầu tiên, người được lên làm vua, nắm mọi quyền hành triều chính. Bà tuy không phải là người xinh đẹp nhưng lại biết cách dùng thủ đoạn của mình để lấy lòng nhà vua, và cũng chính nhờ những thủ đoạn, mưu đồ ác độc của bà, ngay cả với con cái của mình mà bà được ‘buông rèm nhiếp chính’, trở thành nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử.
Ban đầu bà có tên là Võ Mị Nương, là người hiền lành, ngoan ngoãn, lễ độ, được Vương hoàng hậu đưa vào trong cung, đứng cùng phe để đánh gục các phi tần khác, đặc biệt là Tiêu Thục Phi. Nhưng chẳng ngờ, sau Mị Nương được hoàng thượng sủng ái, sinh được hoàng tử, nên được nhà vua rất cưng chiều. Từ đó thế lực chuyển qua tay người đàn bà này. Và người đầu tiên bà ta muốn chính là chiếm đoạt ngôi vị hoàng hậu của Vương hoàng hậu.
Để hoàng hậu bị phế mà Võ Tắc Thiên đã không tiếc bóp chết chính đứa con của mình để đổ oan cho Vương Hoàng hậu. Sự đã thành, sau đó hoàng hậu lập tức bị phế cùng với những lời dỗ ngon ngọt của người đàn bà xảo trá này mà hoàng thượng nghe theo lời bà ta.
Những phi tần trong cung đều khiếp sợ người đàn bà dám giết cả con mình để được ngôi vị này. Bà ta nịnh bợ hoàng thượng, đứng sau buồng nhiếp chính và xúi giục hoàng thượng. Sau đó, khi hoàng thượng yếu, bà ta nắm toàn bộ quyền hành và trở thành nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử bởi những thủ đoạn tàn ác. Không những vậy, người đàn bà này còn nổi tiếng là dâm ô, đưa rất nhiều đàn ông vào cung để hưởng lạc.
Có điều, không ai có thể phủ nhận được, bà ta là một người đàn bà quyền lực, có khả năng lãnh đạo, có óc chính trị và trị vì đất nước rất hưng thịnh.
Thu Hà (t/h)/Theo Khỏe & Đẹp

Những ông hoàng bị cắm sừng nổi tiếng nhất Trung Hoa

Cập nhật lúc: 11:41 17/12/2015

(Khám phá) - Các vị vua nổi tiếng của Trung Hoa đã không ít lần bị cắm sừng bởi những bà vợ tuyệt thế giai nhân của mình.

Dưới đây là những vụ “cắm sừng” hoàng đế nổi tiếng nhất:
Tần Trang Tương Vương - Tử Sở
Vì mưu đồ tính toán, Lã Bất Vi đã dâng nàng Triệu Cơ đang cho Tử Sở. Đứa con Triệu Cơ sinh ra chính là Doanh Chính. Sau này Tử Sở đăng cơ vương vị, Triệu Cơ được thành vương hậu. Doanh Chính được lập làm thái tử. Lã Bất Vi thành thừa tướng đương triều. Tần Trang Tương Vương qua đời khi còn rất trẻ. Thái tử còn quá nhỏ. Triệu Cơ thành thái hậu buông rèm dự triều. Triệu Cơ và Lã Bất Vi nối lại tình xưa tư tình với nhau, cắm sừng Tần Trang Vương.
Thái tổ Nhà Thanh - bị cắm sừng vì quá già
Vị vua đầu tiên của nhà Thanh vốn có một mối quan hệ hết sức phức tạp với người vợ A Ba Hợi của mình, phần nhiều vì chênh lệch tuổi tác. Năm 12 tuổi thì A Ba Hợi được gả về với Nỗ Nhĩ Cáp Xích khi đó đã ngoài 60. Mối quan tâm duy nhất của Thanh Thái tổ chỉ là có thật nhiều con cháu để kế thừa cơ nghiệp trong khi tuyệt thế giai nhân A Ba Hợi lại mong muốn nhiều hơn thế.
Chán ghét Nỗ Nhĩ Cáp Xích, A Ba Hợi dần nảy ra ý định tìm tới một người khác trẻ trung và phù hợp hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn tính mạng của chính mình, bà đã quyết định chọn “người tình” chính là những người con của chồng khi ngay cả người con thứ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng đã hơn bà tới 7 tuổi. Tuy nhiên, việc với vị hoàng tử cả Đại Thiện và vị con thứ tư Hoàng Thái Cực cũng nhanh chóng bị người vợ khác phát hiện và nói với Nỗ Nhĩ Cáp Xích không lâu sau đó.
Những ông hoàng bị cắm sừng nổi tiếng nhất Trung Quốc 1
Ảnh minh họa
Dù không trừng phạt người vợ trẻ lăng loàn của mình ngay lúc đó song Thanh Thái tổ đã có những tính toán hết sức sâu sa về việc chia sẻ quyền lực sau khi mình qua đời dành cho vợ và các con. A Ba Hợi đã bị bốn vị thân vương con chồng ép phải thắt cổ tự vẫn để đảm bảo quyền lực cho bản thân.
Lương Nguyên Đế - bị cắm sừng vì quá "xấu trai"
Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch vốn được biết tới là một vị vua hết sức am hiểu thi ca, âm luật, viết chữ đẹp song lại có ngoại hình không được ưa nhìn cho lắm với một bên mắt bị mù. Trong khi đó, vợ cả của ông Từ Chiêu Bội được biết tới là một sắc nước hương trời, được rất nhiều đàn ông thèm muốn. Cuộc sống của cả hai người vốn chẳng hề mặn nồng, đặc biệt là trong tình dục.
Dung mạo không được tuấn tú của vị vua nhà Lương luôn khiến Từ Chiêu Bội cảm thấy bất mãn và vì thế bà luôn chỉ trang điểm một nửa khuôn mặt của mình mỗi lần gặp ông. Sau khi bị Tiêu Dịch xa lánh, vị nương nương này bắt đầu tìm tới người tình đầu tiên là một hòa thượng phong lưu có tên là Trí Viễn ở chùa Dao Quang tại Kinh Châu.
Tuy nhiên, việc liên tục phải tìm cách ra khỏi cung để tìm tới chùa Dao Quang dần tỏ ra bất tiện và Từ Chiêu Bội bắt đầu chuyển sang để ý tới vị đại thần khác trong triều là Ký Quý Giang, một con người có vẻ ngoài hết sức khôi ngô, tuấn tú. Cả hai thường gặp nhau lén lút mỗi dịp Quý Giang được mời vào cung. Chưa dừng lại ở đó, Từ Chiêu Bội còn hẹn hò với một thi nhân đương thời nổi tiếng khác là Hạ Huy. Vốn đã bị nhà vua ghẻ lạnh từ lâu, thậm chí người phụ nữ còn công khai đi lại với “người tình” trước mắt bàn dân thiên hạ.
Những việc làm của Từ Chiêu Bội càng ngày càng khiến Tiêu Dịch tức giận và ông đã mượn cớ vu oan vợ mình hãm hại một cung nữ để bắt bà phải tự vẫn. Sự trả thù của vị vua nhà Lương còn tiếp tục với việc trả xác người phụ nữ này về nhà bố mẹ đẻ. Tiếp đó, ông còn tự tay viết lại câu chuyện trăng hoa của Từ Chiêu Bội để toàn dân thiên hạ được biết.
Tùy Văn đế Dương Kiên
Dương Kiên là hoàng đế sáng lập triều đại nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc. Trong 25 năm trị vì của mình, ông là một vị hoàng đế tốt nhưng đến cuối đời khi mắc trọng bệnh, ông mới phát hiện ra một điều đáng đau lòng: đó là đứa con thứ hai của ông, Dương Quảng, đã thông dâm với người vợ mà ông hết mực yêu quý là Tống Hoa phu nhân.
Khi biết chuyện, Tùy Văn đế đã viết chiếu phế Dương Quảng. Đứa con trai này biết được liền giả chiếu chỉ vào cung giết chết Tùy Văn đế và ngang nhiên chiếm ngôi. Tùy Văn đế đã bị chính con trai và vợ của mình cắm một cái sừng xanh lè lên đầu và chết trong đau đớn.
Đường Cao tổ Lý Uyên
Lý Uyên là vị vua khai quốc của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Nếu xét về quan hệ huyết thống thì Lý Uyên là anh em họ với Dương Quảng nhưng lại có tư tình với hai người vợ của Dương Quảng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Lý Uyên hạ quyết tâm chống lại Dương Quảng và lập ra nhà Đường, trở thành vị hoàng đế sáng lập nhà Đường.
Nhưng về sau chính hai người vợ mà Lý Uyên cướp được của Dương Quảng lại tư thông với thái tử Kiến Thành. Thật đúng là cười người hôm trước hôm sau người cười. Lý Uyên cắm sừng cho Dương Quảng, còn thái tử Kiến Thành lại cắm sừng cho Lý Uyên.
Đường Huyền tông Lý Long Cơ
Ông còn được gọi là Đường Minh Hoàng, người Tông trị vì lâu nhất trong các vị hoàng đế nhà Đường, được xem là đưa nhà Đường đến đỉnh cao về văn hóa và quyền lực. Tuy là một vị vua tài giỏi nhưng Đường ông cũng không tránh được thói hoang dâm. Ngoài vô số phụ nữ trong và ngoài cung, vợ mình lẫn vợ người, ông còn thông dâm với phi tần của cha là Dương thị, cướp cả vợ của con trai mình là Dương Ngọc Hoàn.
Nhưng rồi cái sừng mà ông cắm lên đầu cha đẻ lẫn con trai cuối cùng cũng được cắm lên đầu ông bởi người đàn bà ông sủng ái nhất. Dương Quý phi đã phản bội ông khi tư thông với An Lộc Sơn.
Thu Hà (t/h)/Theo Khỏe & Đẹp

Những hình phạt ghê rợn đối với phụ nữ ngoại tình Trung Quốc cổ

Cập nhật lúc: 14:28 05/12/2015

(Khám phá) - Quan niệm về trinh tiết trong xã hội Trung Quốc cổ đại vô cùng hà khắc. Chính vì thế, những phụ nữ mắc tội ngoại tình sẽ bị tra tấn bởi những hình phạt vô cùng ghê rợn.

Khỏa thân cưỡi “Mộc Lư” trước bàn dân thiên hạ
Trong tất cả các hình phạt cho tội ở Trung Quốc, đây là hình phạt dã man, đáng sợ nhất.  Người phụ nữ sẽ bị lột bỏ hết quần áo, buộc vào trên lưng ngựa. Trên yên ngựa có vật bằng gỗ giống như "của quý" của đàn ông, vật này sẽ cắm qua "vùng kín" của phụ nữ, khi ngựa chạy thì người phụ nữ sẽ bị đau đớn tột cùng, máu chảy nhiều. Rất nhiều phụ nữ đã bỏ mạng khi bị thi hành hình phạt này. Nếu có sống sót, người phụ nữ chịu án cũng mang thương tật suốt đời, không còn khả năng làm “”, mất khả năng . Chưa kể, sẽ bị tất cả mọi người dè bỉu, khinh miệt. Sống không bằng chết.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Mổ bụng lấy
Đây là hình phạt ghê rợn, phi nhân tính để trừng phạt những phụ nữ ngoại tình có thai. Người phụ nữ sẽ bị buộc vào cột, sau đó bị mổ bụng lấy thai nhi ra. Ngoài cơn đau đớn thể xác phải gánh chịu, người phụ nữ sẽ bị giày vò tinh thần khi nhìn thai nhi bị lôi tuột ra ngoài. Người phụ nữ sẽ mất máu và chết trong đau đớn.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Chọc kim vào mắt cho mù
Người đàn ông Trung Quốc cổ rất gia trưởng, độc đoán và tàn bạo. Chỉ cần thấy vợ mình liếc nhìn đến người khác hoặc nghi ngờ vợ ngoại tình. Người chồng sẽ dùng hình phạt chọc kim hoặc vật nhọn vào mắt vợ cho mù thì thôi. Để người phụ nữ sẽ không nhìn thấy ai mà lả lơi được nữa.
Máu chảy từ mắt của họ sẽ được hứng lại trong một chiếc tô để ghi nhớ như "bằng chứng" cho tội ngoại tình của họ. Hình phạt này cũng man rợ và tàn nhẫn không kém những hình phạt khắc nghiệt nhất cho tội ngoại tình của Trung Quốc thời bấy giờ.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Dùng đai trinh tiết
Đai trinh tiết là vật dụng không xa lạ gì trong thời Trung Quốc cổ. Những người đàn ông đi xa nhà, làm ăn buôn bán hoặc ra chiến trận thường bắt vợ mình phải mặt loại quần lót bằng kim loại này để người vợ không thể đi tằng tịu, thông dâm với người khác.
Tuy nhiên, đôi với những người phụ nữ phải đeo đai trinh tiết quá lâu, dễ bị viêm nhiễm, tổn thương do mất vệ sinh và đai trinh tiết cọ xát vào. Có nhiều trường hợp tử vong.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Dùng kim châm khắp cơ thể
Dùng kim châm vào cơ thể cũng được áp dụng nhiều đối với phụ nữ mắc tội thông dâm hay ngoại tình thời đó. Những cây kim châm sắc nhọn lạnh lẽo lần lượt chích vào các bộ phận trên cơ thể như đầu, ngón tay, đầu gối... khiến nạn nhân đau đớn vô hạn. Tuy hình thức này chỉ mang tình "dạy bảo", tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng để lại di chứng rất nghiêm trọng trên làn da phụ nữ. Họ sẽ phải mang những vết tích đó đến suốt đời.
Kẹp ngón tay
Đây là hình phạt phổ biến nhất đối với người phụ nữ mang tội ngoại tình. Nó được sử dụng nhiều nhất trong đời Đường, Tống, Minh, Thanh.
Họ sẽ phải chịu hình phạt đó là đặt 4 ngón tay vào rồi bị ép chặt xuống gậy nên sự đau đớn tột độ bởi “đôi tay gắn liền với trái tim”. Nếu họ bị ngất đi vì đau đớn sẽ bị tạt nước lạnh cho tỉnh lại rồi tiếp tục hình phạt. Hình phạt dã man này không làm chết người, nhưng sẽ khiến người phụ nữ chịu tàn tật suốt đời.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Phong Linh (TH)/Theo Khỏe & Đẹp
Xem tiếp...

XÃ HỘI SUY ĐỒI 21


-Nguyên nhân sâu xa là:
1. Thực trạng ngày một "băng giá" của tình cảm nhân ái trong xã hội làm tăng bản tính ích kỷ trong tâm hồn con người (suy đồi đạo đức).
2. "Bần cùng sinh đạo tặc".
3. Thèm khát danh lợi đến mức mù quáng (xã hội đồng tiền!).
-Nói cách khác: nhà nước đã xây dựng gần thành công...xã hội tư bản, một xã hội mà bản chất của nó là đề cao chủ nghĩa cá nhân đầy ích kỷ lên tối thượng, làm tài trợ hay từ thiện suy cho cùng là cũng vì mình, lấy thương tiền làm ưu tiên lựa chọn số một, thay cho lòng nhân ái!

-----------------------------------
(ĐC sư tầm trên NET)

Vì sao Hào Anh ngược đãi cha mẹ mình?

Khi nhón tay cho Hào Anh tiền, nhiều người đã khá bất công khi gửi gắm ước mơ cậu sẽ thành công. Họ chỉ đưa cho Hào Anh con cá, thay vì cần câu cơm.
Cách đây vài năm, câu chuyện Hào Anh bị bạo hành lấy đi nước mắt của không ít người vì xót xa, thương cảm cho một cậu bé bất hạnh. Vài ngày qua, cả xã hội bàng hoàng khi hay tin, Hào Anh đủ 18 tuổi đã đuổi mẹ ra khỏi nhà. Câu chuyện đưa ra vấn đề gây nhiều tranh cãi: hành động ''đốt'' 200 triệu đồng trong 8 ngày, cho bạn gái mượn tiền, đuổi cha mẹ ra khỏi nhà... dĩ nhiên là lỗi do Hào Anh. Nhưng cậu bạn có hoàn toàn đáng trách không khi đã phụ kỳ vọng của những nhà hảo tâm?
Từ một đứa trẻ bị ngược đãi, Hào Anh trở thành một nam thanh niên lầm lạc vì thiếu giáo dục, tình thương.
Từ một đứa trẻ bị ngược đãi, Hào Anh trở thành một nam thanh niên lầm lạc vì thiếu giáo dục, tình thương.
Hào Anh đã trải qua một tuổi thơ đầy đau đớn, tủi nhục khi mới 12 tuổi đầu, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Đến năm 14 tuổi, trải qua 2 năm ròng bị tra tấn như thời Trung cổ, cậu mới được giải cứu. Lớn lên trong bi kịch, cậu bạn Hào Anh có phần thiệt thòi hơn hẳn các đứa trẻ khác ở nhiều mặt như giáo dục, sự yêu thương của gia đình, tình cảm bạn bè… Thoát khỏi những ngày bị bạo hành, Hào Anh đứng trước sức ép dư luận khi được kỳ vọng trở thành một người tốt, trong khi lại thiếu thốn sự giúp đỡ một cách hợp lý. Một đứa trẻ không được dạy dỗ tử tế, chịu đựng một tuổi thơ bị bạo hành quá đỗi ám ảnh, thì việc trở thành thanh niên hư hỏng - nhất là khi tự dưng được nhận tận tay một số tiền quá lớn - là chuyện dễ hiểu.
Tôi đã đọc được ở đâu đó một quy luật: Cây được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương sẽ cho ra quả ngọt. Còn cây được tưới bằng nước bạo lực thì sẽ chỉ thu được những quả đắng. Có lẽ, Hào Anh là quả đắng của những tháng ngày sống trong bạo lực, ngược đãi đó.
Nhìn nhận lại mọi toàn cảnh câu chuyện, việc Hào Anh tiêu tốn số tiền từ thiện, cho bạn gái mượn tiền, thậm chí đuổi mẹ ra khỏi nhà chính là câu chuyện tất yếu của một đứa trẻ còn non nớt về kinh nghiệm sống. Câu chuyện của Hào Anh nhiều người từng rơi nước mắt vì cậu bé bị đánh đập ngày nào nay lại phải tiếp tục xót xa thêm. Khi cả xã hội chung tay giúp đỡ Hào Anh bằng một số tiền, chúng ta đã mong đợi cậu ấy điều gì? Rằng số tiền sẽ đền bù quá khứ tủi nhục của cậu bé, hay trông mong một tương lai tươi sáng hơn cho Hào Anh?
Khi nhón tay cho Hào Anh tiền, nhiều người đã khá bất công khi gửi gắm theo đó ước mơ cậu sẽ trở thành kỹ sư, bác sĩ, hay chí ít cũng là sinh viên vượt khó học giỏi. Song, họ chỉ đưa cho Hào Anh con cá, thay vì cần câu cơm. 
Hào Anh được nhận tiền từ mọi người nhưng quan trọng nhất, cái mà cậu thật sự cần chính là tình thương và sự hướng dẫn từ cộng đồng, từ chính trường - lớp để bù đắp cho nền tảng giáo dục bị hổng từ bé. Lẽ ra, Hào Anh cần được uốn nắn từ từ, trải qua những khóa giáo dục cơ bản trước khi có thể tận tay nhận số tiền trên. Do đó, từ cái gốc là một đứa trẻ thất học, bị ngược đãi, Hào Anh trở thành một người vẫn thiếu giáo dục, và quay sang ngược đãi người khác - ở đây là mẹ và cha dượng của mình.
Câu chuyện của Hào Anh làm tôi chợt nhớ mẩu đối thoại về việc làm từ thiện của một người Ba Lan. Khi bạn cho ai đó một khoản tiền, bạn nghĩ số tiền đó có thật sự thay đổi cuộc đời họ? Có lẽ là không. Vậy tại sao bạn vẫn tiếp tục cho?
Việc đền bù
Có bất công không khi việc ''đền bù'' cho Hào Anh 800 triệu đồng kèm theo kỳ vọng Hào Anh sẽ nên người?

Có người bảo rằng, khoản tiền ấy giúp cho lương tâm của những người giúp đỡ được thanh thản khi dang tay giúp đỡ đồng loại. Rõ ràng, số tiền ấy là quá rẻ để mua sự thanh thản. Từ câu chuyện đó, Hào Anh đáng thương thật sự, bởi lẽ, cậu nhận được tiền bạc vô tình chứ không phải sự cởi mở của cộng đồng.

Hào Anh đã phụ lại lòng tốt của mọi người khi họ trao cho cậu bạn tiền và niềm tin - một sự tin tưởng thiếu cơ sở và gần như bị giao khoán bất hợp lý. Đồng tiền, đôi khi chỉ là cách để con người giúp đỡ và xót thương cho nhau. Nhưng để con người đến với nhau thật sự, thì sự giáo dục và tình thương mới chính là gốc rễ.
Đu Tô

Phẫn nộ cụ già bị con ngược đãi, bỏ đói

Con cái bất hiếu bỏ bê cha mẹ đã là nỗi đau lớn đối với những người làm cha, làm mẹ nhưng đến mức bóp cổ, bỏ đói mẹ như trong video dưới đây khiến người ngoài phẫn nộ.

Phẫn nộ cụ già bị con ngược đãi, bỏ đói
Mới đây, trên trang mạng xã hội Facebook nhiều người truyền tay nhau đoạn video ngắn dài hơn 2 phút ghi lại tình cảnh thương tâm của một cụ già. Bà bị nhốt trong nhà, bị bỏ đói và cầu cứu những người hàng xóm.
Phẫn nộ cụ già bị con ngược đãi, bỏ đói
Đoạn clip được up lên youtube về bà cụ bị con cái ngược đãi
Người chia sẻ video mang Tâm Phương cho biết: "Mình nghe , đọc và xem rất nhiều ...nhưng bây giờ mới được chứng kiến tận mắt lần đầu tiên... Ngay bên cạnh nhà mình.Cụ già bị tai biến, sáng cụ đái ra quần đứa con dâu nhảy vào bóp cổ và tát cụ đỏ hết cả mặt lên... Hàng xóm sang để can ngăn, gọi thằng con giai về nó cũng ko thèm về, đứa con gái sang thì chúng nó cho bà vào nhà nhốt từ sáng đến giờ ko cho cụ ăn ... Cụ kêu khóc trong nhà kêu đói thì mọi người phải mang đồ ăn sáng cho cụ. Thật lắm kiểu đời trái ngang... khổ thân cho cụ... sao lại đẻ ra loại con như thế này."
Ngay sau khi video được đăng tải, cư dân mạng tỏ vẻ căm phẫn tột cùng trước hành vi bất hiếu của gia đình này. 
Phẫn nộ cụ già bị con ngược đãi, bỏ đói
Cư dân mạng phẫn nộ, lên án hành vi độc ác của gia đình này

Vấn đề bạo hành gia đình đã không còn hiếm và thường xuyên bị xã hội lên án. Tuy nhiên, dư luận sẽ càng khắt khe và bức xúc hơn nếu trường hợp người mẹ dứt ruột đẻ con ra lại bị chính người con đó ngược đãi. Chuyện bạo lực vốn không được chấp nhận ở bất kỳ đâu lại càng trở nên nhức nhối đối với một đất nước có truyền thống hiếu thảo từ bao đời nay như Việt Nam.
Còn nhiều lắm những vụ con cái đối xử tàn nhẫn với bố mẹ, thậm chí là sát hại bố mẹ khi bố mẹ không đáp ứng được nhu cầu của họ. Những ai đang có cách hành xử không tốt với cha mẹ xin hãy thức tỉnh, hãy để tình người chiến thắng mọi âm mưu, toan tính, tham vọng. Nếu cha mẹ nuôi con “không tính tháng tính ngày” thì con cái cũng nên biết đến “công cha, nghĩa mẹ” mà làm tròn bổn phận của một người con. Hãy giữ trọn chữ hiếu!
Minh Hiếu

Sự thật vụ cha bị con ngược đãi đuổi ra ở chuồng lợn

Xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, ông Huỳnh Tấn Lộc viết đơn kiện chính… con ruột của mình. Thế nhưng, ít ai biết được những lần cãi vã, mâu thuẫn trong gia đình là do chính ông gây ra.

Bi kịch của một gia đình
Những ngày qua, vụ việc ông Huỳnh Tấn Lộc (ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) mang đơn gõ cửa các cơ quan chính quyền và các báo đài thưa kiện vì bị con ruột và họ hàng đánh đập, ngược đãi đã làm rúng động dư luận.
Theo trình bày của ông Lộc, năm 2012, con gái thứ 3 của ông Lộc là Huỳnh Thị Trúc Linh từ TP.HCM về quê yêu cầu ông chia đất cất nhà ở. Ngày 23/4/2012, ông Lộc chia cho con gái của mình 500m2 đất và định cất căn nhà lá cho con ở tạm, nhưng Linh không đồng ý mà đòi phải cất nhà kiên cố. Vì không có tiền cất nhà theo yêu cầu nên ông Lộc bị con gái chửi rủa. Khoảng 10 ngày sau, khi ông Lộc và bà Nguyễn Thị N. (vợ không hôn thú của ông Lộc) đang ăn cơm thì các con ông Lộc và những người khác (tổng cộng 11 người) xông vào nhà đánh và làm nhục bà N. tới tấp bằng cách xé quần áo của bà trước mặt nhiều người.
> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh
  Sự thật vụ cha bị con ngược đãi đuổi ra ở chuồng lợn - Ảnh 1
Ông Lộc mắc võng, ở ngoài vườn.
Không những vậy, nhóm người này còn lấy điện thoại di động của bà N. ném xuống sông. Bà N. bị thương nặng phải lên bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) điều trị. Sau vụ việc này, các con ông Lộc liên tục chửi mắng cha bằng những lời lẽ thô tục, khó nghe, bắt ông dỡ nhà đi nơi khác. Chính vì vậy, ông phải dọn ra chuồng heo ở. Cô con gái Trúc Linh của ôngcòn đập phá đồ dùng cá nhân mà ông để ở chuồng heo. Hết nơi tá túc nên ông về nhà mẹ ruột rồi ra vườn che bạt, giăng võng dưới gốc cây làm nhà...
Ông Bùi Văn Tăng, chủ tịch UBND xã Mỹ Long (huyện Cai Lậy) cho biết: "Nguyên nhân sâu xa của sự việc xuất phát từ những mâu thuẫn âm ỉ trong gia đình. Trước đây, ông Lộc cưới bà Nguyễn Thị Bé Tư và sinh được bốn người con gái. Khi cô con gái thứ tư là Huỳnh Thị Mỹ Lợi còn rất nhỏ thì vợ chồng ông xảy ra mâu thuẫn vì ghen tuông. Chẳng bao lâu sau, bà Tư mắc chứng tâm thần, mỗi khi phát bệnh, bà lại đi lang thang khắp nơi. Được sự giúp đỡ của người thân, ông Lộc nuôi 4 cô con gái ăn học đến nơi đến chốn, dù có nhiều khó khăn nhưng gia đình luôn đầm ấm.
Trong thời gian nuôi bé Mỹ Lợi ăn học, ông Lộc kết hôn với bà Phan Thị Xuân và có với bà này hai đứa con trai. Dù bà Xuân không dọn về ở chung với các cô con gái của ông Lộc nhưng hai bên sống rất hòa thuận. Tuy nhiên, không lâu sau, ông Lộc, bà Xuân lại xảy ra bất hòa, ông Lộc về nhà mình sinh sống, còn bà Xuân một mình nuôi dạy hai con trai trong khi hai người vẫn là vợ chồng hợp pháp. Sau khi về nhà, ông Lộc đi bán bảo hiểm nhân thọ và quen bà Nguyễn Thị N. (quê ở xã Mỹ Hạnh Trung, huyện Cai Lậy). Bà này đã dọn về ở với ông Lộc như vợ chồng từ năm 2007 (không có hôn thú). Cũng chính vì chuyện này mà cha con ông Lộc trở nên mâu thuẫn với nhau.
  Sự thật vụ cha bị con ngược đãi đuổi ra ở chuồng lợn - Ảnh 2
Chuồng heo - nơi ông Lộc và bà N. ở để chăm heo đẻ (ảnh Thơ Trịnh).
Ai mới là nạn nhân?
Tiếp tục cuộc trò chuyện với PV, ông Bùi Văn Tăng cho biết: Tháng 4/2012, vì mâu thuẫn với chồng nên con gái thứ ba của ông Lộc là Huỳnh Thị Trúc Linh cùng hai đứa con từ Sài Gòn về sống trong nhà ông Lộc. Sự việc này càng đẩy bi kịch gia đình ông Lộc đến mức cao trào, tình cảm giữa cha con ông Lộc ngày càng sứt mẻ. Mâu thuẫn xảy ra, ông Lộc không muốn con gái và cháu ngoại mình ở chung một nhà. Chính vì vậy, cha con họ thường xuyên gây gổ với nhau. Mỗi lần gây gổ, ông Lộc lại báo với chính quyền xã là con gái mình muốn chia cắt tình cảm của ông với bà N..
Chính quyền xã Mỹ Long đã cho mời hai bên đến để hòa giải nhưng ông Lộc vẫn tiếp tục phản ứng không cho con gái và cháu ngoại ở chung. Thậm chí, nhiều lần ông còn mang đồ dùng học tập của hai cháu vứt ra ngoài. Không những thế, ông còn cắt đường dây điện dẫn vào nhà nhưng lại đổ lỗi cho con. Ông Lộc còn nói lãnh đạo địa phương bao che cho con cháu ông rồi mang đơn đi kiện khắp nơi. Cơ quan chức năng huyện Cai Lậy đã trực tiếp xuống địa phương xác minh và hòa giải.
Ngày 4/4/2012 (âm lịch), nhà mẹ đẻ của ông Lộc có đám giỗ nên con cháu về tụ họp. Lúc này, bà Xuân và con gái thứ 2 của ông là Huỳnh Thị Kiều Oanh tổ chức đánh ghen bà N. tại nhà ông Lộc. Anh em họ hàng có mặt tại đám giỗ nghe tin nên chạy lên xem. Khi đó, có nhiều người khuyên ngăn nhưng cũng có người vì quá bức xúc với cách đối xử của ông Lộc với con cái nên đã buông những lời khó nghe. Và ông Lộc vu là anh em dòng họ phối hợp với con gái để đánh đập ông và bà N.. Sau khi xảy ra vụ việc, ông Lộc đã mang đơn thưa kiện và công an huyện Cai Lậy đã xuống xác minh, phạt hành chính, nhắc nhở những người có liên quan.
Tuy nhiên, ông Lộc ngày càng khiến cho mâu thuẫn gia đình trở nên phức tạp hơn. Chính quyền xã đã nhiều lần cử cán bộ đi xác minh nhưng không có chuyện chị Linh ngược đãi cha mình. Tuy nhiên, vì quá bức xúc nên cũng có lần chị Linh buông lời nói nặng với cha. Việc ông Lộc dọn ra ở chuồng heo không phải do bị các con xua đuổi như lời ông nói mà là nhân dịp heo đẻ nên ông và bà N. ra đó ngủ để chăm heo. Khi chính quyền mời ông Lộc lên để phân tích đúng, sai nhưng ông điềm nhiên trả lời: "Công an huyện mời tao mới đi chứ chính quyền xã mời tao không đi". "Thái độ của ông khiến những người lãnh đạo như chúng tôi rất khó xử. Cứ như thế, những mâu thuẫn gia đình đã kéo dài suốt 3 năm nay", ông Tăng nói.
Nỗi khổ tâm của con cái
Tiếp PV trong căn nhà ọp ẹp, lụp xụp, chị Huỳnh Thị Trúc Linh không khỏi xót xa khi nhắc lại những sự việc do cha mình gây nên. Chị Linh cho biết: "Lần nào xảy ra mâu thuẫn, ba tôi cũng mang đơn đi kiện và toàn nói sai sự thật trước cơ quan chức năng. Tôi chỉ có ba là chỗ dựa tinh thần để vượt qua chuyện buồn trong cuộc sống riêng. Thế nhưng, ba cứ một mực cho rằng ba mẹ chồng xúi tôi về giành ăn với cha. Trong khi, hàng tháng bố mẹ chồng vẫn đều đặn gửi tiền về phụ giúp tôi nuôi hai cháu. Thậm chí, ba còn cắt hộ khẩu của tôi".
Theo lời chị Linh kể, từ ngày sống với bà N., tính tình của ba chị đã thay đổi hoàn toàn, không còn là một người cha hết lòng yêu thương các con như trước. Vì nghe theo những lời xúi giục của bà N., không ít lần ba chị đánh đập chị nhưng lại la làng nói chị hành hung, ngược đãi cha mình. Thậm chí, có lần chị Linh gặp tai nạn trên đường, ông Lộc còn lạnh lùng nói với người gây tai nạn: "Sao mày không thắng, rồi cắm đầu xuống cho ba mẹ con nó chết đi?". Nghe những lời tàn nhẫn ấy, chị Linh đau đớn tột độ.
Chị Linh tâm sự: "Tuy nhiên, dù có đánh đập hay chửi mắng thế nào thì đó cũng vẫn là ba của mình. Quan trọng hơn nữa, từ trong sâu thẳm, tôi biết ba không phải là người tàn nhẫn với con cái. Vì thế, đã bao nhiêu lần, tôi viết đơn kiện ba nhưng rồi lại xé và đốt đi. Mai này, ba ốm đau thì cũng là do chúng tôi lo liệu bởi việc ba ở với bà N. chỉ là tạm thời. Bà N. đến với ba tôi không phải xuất phát từ tình yêu thương mà chỉ là muốn lợi dụng ổng".
Nhắc đến mẹ mình, chị Linh ngậm ngùi: "Ba tôi có tính lăng nhăng nên mẹ tôi mới trở nên điên loạn. Khi em út chào đời được mấy ngày tuổi, mẹ tôi không chịu được khi nhìn thấy cảnh ba ôm ấp người tình ngay trước mặt mẹ nên đã rối loạn tinh thần, rồi lột quần áo đi ngoài đường. Việc ba nói ba bị tôi đuổi khỏi nhà nên phải dọn ra chuồng heo ở là hoàn toàn sai sự thật. Thời gian đó thời tiết quá nóng nực, nhà nhỏ hẹp và heo của ba sinh con nên ba và bà N. dọn ra đó ở cho mát và cũng là để giữ heo. Tôi chỉ mong ba tôi tỉnh ngộ và dừng những việc sai trái của mình để mọi người được bình yên".
Ông Lộc từng là giáo viên Ngày 31/5, ông Bùi Văn Tăng, chủ tịch UBND xã Mỹ Long (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết: "Ông Lộc từng là giáo viên thời trước và xóa mù chữ cho không ít người dân. Chính vì thế, bi kịch xảy ra trong gia đình ông hiện nay khiến không ít người bất ngờ, sửng sốt". PV đã tìm mọi cách để tìm gặp ông Lộc để làm rõ những thông tin liên quan, nhưng không được. Nhiều người dân cho biết, ông Lộc chỉ đến trực tiếp các tòa soạn báo, đài để phản ánh, còn nếu PV tìm đến thì ông Lộc sẽ tránh mặt vì sợ con cái trong nhà sẽ tiết lộ nhiều thông tin trái ngược với mình.
Thơ Trịnh

Đau lòng những vụ án cha mẹ giết con

Mẹ ép 2 con song sinh uống chất diệt cỏ rồi tự tử
Me ep 2 con song sinh uong chat diet co roi tu tu
Phát hiện hai bé gái song sinh (30 tháng tuổi) nằm vật vờ dưới nền nhà, sặc mùi thuốc diệt cỏ, người nhà hốt hoảng đưa hai cháu đến bệnh viện để cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Sau nhiều ngày điều trị, một bé đã được xuất..

Nghi án cô gái trẻ bị thầy cúng giết hại khi đi lấy nợ

 
(VTC News) - Đến nhà thầy cúng để lấy nợ, cô gái trẻ bị sát hại rồi phi tang xác xuống cống. 
 
Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đang điều tra, làm rõ vụ án mạng xảy ra tại phường Cổ Nhuế 2. Nạn nhân là chị Đ.T.H (SN 1995), nghi bị một thầy cúng trên địa bàn sát hại.

Cơ quan cảnh sát điều tra đã triệu tập Lê Tiến Sỹ (SN 1987, trú tại tổ dân phố 5, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm) nghi phạm sát hại chị Đ.T.H  để điều tra, làm rõ.

Theo thông tin ban đầu, do nợ tiền chị H., nên Sỹ gọi điện cho chị này hẹn gặp để trả nợ. Tối 31/8, chị H. rủ một người bạn khác đến nhà Sỹ để lấy tiền. Tại đây, chị H. vào bên trong nhà Sỹ nói chuyện còn người bạn đứng đợi ở bên ngoài.

Khu vực Cống Chèm, nơi Sỹ khai nhận ném xác nạn nhân xuống để phi tang 

Không lâu sau, Sỹ quay ra rủ người bạn của chị H. đi dạo và nói rằng chị H. đang ở trong nhà Sỹ để nói chuyện với bố mẹ. Tin lời Sỹ, bạn của chị H. đã đi dạo với anh ta.

Trong quá trình đi dạo, người bạn của chị H. bị Sỹ đe dọa, khống chế nhưng đã may mắn thoát kịp, chạy về báo với gia đình H. 

Sau đó, gia đình chị H. có đến nhà Sỹ tìm con nhưng không thấy, cũng không thấy chị H về nhà. Gia đình đã đến trình báo tại cơ quan công an. 

Sau khi nhận được tin báo của gia đình chị H., cơ quan công an đã làm việc với Sỹ, bước đầu Sỹ khai nhận đã sát hại chị H. và vứt xác xuống Cống Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm) phi tang. 

Đến chiều 3/9, thi thể chị H. đã được tìm thấy tại rãnh nước cạnh khu vườn nhà Sỹ. Theo tìm hiểu, nghi phạm Lê Tiến Sỹ từng làm nghề thầy cúng tại địa phương.

Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Cô gái gốc Việt thuê sát thủ giết cha mẹ vì bị lộ kết quả học tập giả

Không muốn làm cha mẹ thất vọng, Jennifer Pan liên tục làm giả các báo cáo học tập. Mọi chuyện trở thành bi kịch khi cuối cùng Pan bị bố mẹ phát hiện đã nói dối. 
Pan1-4235-1438135902.jpg
Jennifer Pan, 28 tuổi. Ảnh: Washington Post
Đối với cha mẹ, Jennifer Pan, 28 tuổi, có lúc được xem như đứa con "vàng". Cô gái Canada, hiện sống ở thành phố Markham, phía bắc thủ đô Toronto, từng là sinh viên hạng A tại một trường học Công giáo, đã giành được rất nhiều học bổng và sớm được nhận vào trường đại học.
Đúng như mong muốn của cha, Pan tốt nghiệp trường chương trình dược sĩ uy tín tại trường đại học Toronto và đi làm cho phòng kiểm nghiệm máu tại bệnh viện SickKids.
Những thành tích của Pan từng khiến cho bố mẹ cô, bà Bich Ha và ông Huei Hann Pan, hết sức tự hào. Là những người tị nạn Việt Nam đến Toronto nhập cư, cả hai đã làm việc vất vả cho một nhà máy sản xuất bộ phận xe ôtô với hy vọng hai con sẽ có một tương lai tươi sáng. 
Nhưng trong trường hợp của Pan, những thành tích hoàn hảo kia thực ra đều là dối trá. Cô đã không đỗ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hay trường đại học Toronto như lời cô nói với bố mẹ. Phiên tòa xét xử Pan vì tội thuê sát thủ giết hại cha mẹ đã kết thúc từ tháng 1 năm nay, và cô đang phải thi hành mức án dài trong nhà giam. Nhưng câu chuyện về người phụ nữ trẻ nhiều rắc rối này mới đây mới được một người biết rất rõ về cô kể lại. 
Trong câu chuyện được đăng trên tạp chí Toronto Life hồi tuần trước, phóng viên Karren Ho, bạn học cùng cấp 3 của Pan, đã kể chi tiết những mánh khóe lừa dối mà cô thực hiện kể từ khi còn là học sinh trường cấp 2 Mary Ward Catholic để ngăn cho bố mẹ phát hiện ra rằng thực tế, đứa con vàng của họ không hề tồn tại. 
Bằng việc sử dụng các chi tiết trong hồ sơ của tòa án và các đoạn phỏng vấn, Ho xâu chuỗi sự xuống dốc của Pan từ khi còn là một đứa trẻ tiểu học thông minh trước tuổi đến chỗ trở thành một kẻ nói dối chuyên nghiệp. Pan làm giả mọi giấy tờ từ báo cáo, thư từ học bổng, bảng điểm đại học... để giữ cho mình hình ảnh một đứa con hoàn hảo. 
Ho miêu tả trường cấp ba nơi họ học chung "là một tập thể hoàn hảo cho những học sinh như Jennifer. Là một cô gái thích giao lưu, cô có thể làm bạn với rất nhiều loại người, từ các chàng trai, cô gái, người châu Á, người da trắng, vận động viên, mọt sách, người ham mê nghệ thuật... Ngoài giờ học ở trường, Pan thường bơi lội và tập võ wushu". 
Nhưng rồi sau đó Ho nhận ra "sự thân thiện, tự tin của Pan chỉ là bề ngoài, đằng sau đó là sự giày vò bên trong, tự ti và nghi ngờ bản thân". Một trong những dấu hiệu nhận biết là Ho từng vài lần nhìn thấy các vết cắt ở tay do chính cô gây ra. 
Thực tế, Jennifer Pan chưa từng đỗ vào trường đại học, và cũng chưa từng tốt nghiệp phổ thông. 
"Bố mẹ của Jenniger cho rằng con gái mình là học sinh hạng A", Ho viết trong bài báo. "Nhưng sự thực là, cô ấy toàn dành được điểm B, loại điểm với phần đông bọn trẻ là một thành tích đáng ghi nhận nhưng điều này được coi là không thể chấp nhận trong gia đình nghiêm khắc của Pan. Vì thế cô luôn phải giả mạo các báo cáo từ trường gửi về trong những năm trung học.
Pan2-8992-1438135902.jpg
Bố mẹ Pan, bà Bich Ha và ông Huei Hann Pan. Ảnh: Washington Post
Pan được mời vào trường đại học Ryerson ở Toronto từ khi còn đang ở ghế nhà trường, nhưng cô đã trượt cuộc thi toán cuối cấp và không thể tốt nghiệp trung học. Vì thế trường Ryerson rút lại lời mời. Không muốn bị cha mẹ phát hiện, cô đã nói dối rằng sẽ học hai năm chuyên ngành khoa học ở Ryerson trước khi chuyển trang trường đại học Toronto để theo đuổi ngành dược như mong muốn của cha. 
Ông Hann rất vui và mua tặng con gái một chiếc laptop. Pan sau đó gom các sách vở cũ và mua các đồ dùng học tập. Đến tháng 9, cô giả vờ đi học như một sinh viên thực sự. Đến kỳ đóng học phí,  Pan lại tự bịa ra các giấy tờ thông báo rằng cô được chương trình hỗ trợ sinh viên cho vay tiền và giành được học bổng 3.000 USD. Mỗi ngày, cô cầm cặp sách và bắt tàu điện ngầm đến trung tâm. Bố mẹ cô đều tưởng con gái đến lớp học, nhưng thực tế, Pan tới các thư viện công cộng. 
Cô gái trẻ sau đó giả vờ chuyển sang học ở trường Toronto, và khi lễ tốt nghiệp tới, Pan nói với bố mẹ rằng không có đủ vé để tham dự buổi lễ, vì thế dù rất muốn họ cũng không thể tới được.
Lúc này, bố mẹ Pan bắt đầu thấy nghi ngờ, họ điều tra con gái và phát hiện ra sự thực. Khi Pan thú nhận đã nói dối, cuộc sống trong gia đình cô nhanh chóng bị đảo lộn. 
Bà Bich Ha và ông Hann đã nuôi dạy Jennifer Pan và em trai cô, Felix, với niềm tin vào sự quan trọng của các thành tích ở trường. Họ cấm hai chị em cô được tham gia vào các buổi tiệc tùng, vui chơi. Việc hẹn hò cũng bị cấm đoán. Trong ngôi nhà của họ ở Markham, ông bà Hann chỉ trưng bày các thành tích mà Pan đạt được. 
Khi bố mẹ Pan biết rằng những nỗ lực của họ đều đã đổ xuống sông xuống bể, họ lại đặt ra những quy định nghiêm ngặt hơn với con gái. Không điện thoại. Không laptop. Không còn những cuộc hẹn hò với bạn trai, Daniel Wong. 
Kể cả đến khi được tự do hơn, Pan vẫn không nguôi giận. Cô nghĩ cuộc đời mình sẽ tuyệt vời ra sao nếu không còn cha mẹ nữa. Vì thế, cùng với sự giúp đỡ của Daniel, Pan lên kế hoạch giết hại hai con người đã khiến cuộc sống cô giống như bị "giam giữ tại gia". 
Trong kế hoạch sát hại này, Pan đóng vai trò một nhân chứng vô tội khi ba kẻ sát nhân David Mylvaganam, Lenford Crawford và Eric Carty bắn chết mẹ cô và làm bố cô trọng thương. Cô gọi cho 911 và tỏ ra sợ hãi. 
Ban đầu vụ án được cho là giết người cướp của, nhưng vài tuần sau cảnh sát điều tra và phát hiện ra Pan đã nói dối. Phiên tòa xét xử diễn ra hồi tháng 1 năm nay đã kết án Pan cùng 3 đồng phạm gồm Wong, Mylvaganam và Crawford tội danh giết người cấp một và âm mưu giết người. Cả ba phải ngồi tù chung thân, không ân xá trong 25 năm. Carty, kẻ chưa nhận tội, sẽ được xét xử riêng. 
Kể từ khi những thông tin trên được công bố trên Toronto Life hôm 22/7, bài báo đã được chia sẻ rộng rãi trên Facebook, đánh trúng vào tâm lý của các thanh thiếu niên nhập cư gốc Á ở Canada và Mỹ. Họ đổ lên mạng và chia sẻ những câu chuyện của chính bản thân mình từ thời niên thiếu khi luôn phải sống với những kỳ vọng từ cha mẹ và nỗi sợ hãi nếu không đạt được những kỳ vọng đó. 
Bà  Jennifer Lee, giáo sư xã hội học thuộc đại học California Irvine, chuyên gia về người Mỹ gốc Á, cho rằng sẽ làm sai lầm khi quy kết những vấn đề của Pan là do cách nuôi dạy từ cha mẹ. Mặc dù rõ ràng bố mẹ Pan khiến cô cảm thấy mình bị mắc kẹt trong những thành tích, những kỳ vọng từ thầy cô, bạn bè, nhà trường đối với những người như Pan để trở thành một học sinh xuất sắc cũng cần được bàn tới. 
Một thành viên của Reddit bình luận về câu chuyện này rằng: "Nó khiến tôi bị ám ảnh, bởi cuộc đời tôi cũng tương tự cô ấy. Tôi xuất thân từ một gia đình châu Á, mang nặng tư tưởng của người nhập cư. Tôi từng là học sinh giỏi ở trường trung học, được nhận học bổng từ các trường và được lựa chọn trường mình muốn. Và rồi mọi thứ trượt dốc từ đó". 
Chàng trai này cũng đã sống ở nhà và giả vờ như đang có một công việc đáng ngưỡng mộ. 
"Bố mẹ cho tôi tất cả những gì tôi thích, họ đã phải hy sinh rất nhiều để tôi thành công, và đây là kết quả". Nhưng không giống Pan, anh ta "chấp nhận tất cả những điều kiện của cha mẹ để chỉnh đốn cuộc sống mình
"Tôi không đồng cảm với Jennifer Pan chút nào bởi tôi cũng đã ở trong hoàn cảnh như cô ấy. Sau khi phát hiện ra việc tôi lừa dối, phản ứng của cha mẹ tôi cũng phản ứng giống như cha mẹ cô ấy. Nhưng tôi sử dụng chính cơ hội đó để tìm lại cuộc sống của mình, còn cô ta thì phá hỏng nó", người này viết tiếp. 
Hướng Dương
(Theo Washington Post)

Đôi chân người lộ trên mặt đất: Dựng lại hiện trường vụ giết người dã man

Hàng trăm người dân đội nắng đến chờ xem thực nghiệm hiện trường vụ giết tài xế rồi chôn xác bên rừng thông.
Khoảng 8h sáng 3/9, lực lượng Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Công an tỉnh Đắk Lắk đã di lý nghi can Kiều Quốc Huy (27 tuổi, quê Hà Tĩnh, thường trú tại Đắk Lắk, tạm trú tại TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) về lại Đắk Nông - nơi nghi can sát hại nạn nhân.

Tuy nhiên, đến 12h trưa cùng ngày, xe của lực lượng chức năng vẫn chưa về lại đồi thông tại tỉnh lộ 725, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, nơi phát hiện đôi chân người lộ trên mặt đất. Hàng trăm người dân đã đội nắng, ngồi bệt dưới đất hoặc nép vào những lùm cây, đợi xem thực nghiệm hiện trường.

Nhiều người dân tập trung để xem dựng lại hiện trường vụ án giết người cướp ô tô.
Nhiều người dân tập trung để xem dựng lại hiện trường vụ án giết người cướp ô tô. 
Chị Trần Ái Thanh Thảo (35 tuổi) là công nhân Nhà máy Bauxit Tân Rai, đi cùng chồng, nói: “Cũng là con người mà sao sát hại nhau quá dã man đến vậy. Chúng tôi đến đây để trực tiếp xem kẻ ác nhân máu lạnh như thế nào…”.

Theo quan sát của phóng viên, hiện lực lượng chức năng đang thắt chặt an ninh nhằm tránh những trường hợp quá khích gây ảnh hưởng đến công tác thực nghiệm hiện trường.

Dự kiến khoảng 13h30 cùng ngày, lực lượng chức năng sẽ di lý nghi can Huy về nơi chôn giấu xác.

Trước đó, chiều 30/8, một người dân đi tìm dê bị thất lạc đã phát hiện đôi chân người lộ trên mặt đất của một thi thể bị chôn trong khu vực đổ rác tại tổ 6, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm trong tình trạng phân hủy mạnh nên đã báo Công an tỉnh Lâm Đồng.

Kết quả khám nghiệm hiện trường và tử thi xác định nạn nhân là anh Hoàng Thế Vinh (sinh năm 1980, trú tại phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk). Anh Vinh chết do bị đâm 4 nhát vào cổ, ngực và 1 vết thương nơi gần đỉnh đầu. 

Đến 15h chiều 1/9, Công an tình Lâm Đồng đã xác định được nghi can và bắt khẩn cấp Kiều Quốc Huy với chiếc ô tô của anh Vinh còn nguyên biển số đang được Huy để ngay ở cửa nhà. Lực lượng công an cũng đã thu được 6 chiếc điện thoại tại nơi ở của Huy, trong đó có 1 chiếc điện thoại là của nạn nhân.

Chém nhau tại quán bar ở Đồng Nai: Bắt toàn bộ 16 nghi can

(VTC News) - Cơ quan Công an TP.Biên Hòa (Đồng Nai) bắt giữ 16 đối tượng liên quan vụ hỗn chiến bằng mã tấu gây kinh hoàng tại quán bar MTM.
Ngày 5/9, Đại tá Trần Tiến Đạt - Trưởng Công an TP.Biên Hòa, cho biết đã khởi tố, bắt giam thêm 6 nghi can liên quan đến vụ chém nhau ở Đồng Nai tại quán bar MTM nằm trên địa bàn. Trước đó, công an đã bắt giữ 10 đối tượng liên quan.
 Hỗn chiến kinh hoàng vụ chém nhau ở Đồng Nai. Ảnh chụp từ clip
Khuya ngày 27/7, gần 100 thanh niên mang theo kiếm, mã tấu tuốt trần, đi xe máy kéo đến chém nhau tại quán bar MTM, một quán bar lớn ở trung tâm Biên Hòa. Một số đứng bên ngoài đường hô hào, hò hét.



May mắn, nhóm người trong bar kịp đóng cửa cố thủ nên không xảy ra án mạng. Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 4 cây mã tấu.


Vụ việc được người dân ghi hình tung lên mạng YouTube, hình ảnh được ghi lại cũng được lực lượng công an thu thập để tiếp tục điều tra vụ việc. Mặc dù, vụ chém nhau ở Đồng Nai chưa gây hậu quả nhưng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Ngoài ra, Công an TP.Biên Hòa cũng kiểm tra hoạt động của quán MTM Club, phát hiện ở đây có 13 thanh niên sử dụng ma túy và hoạt động kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký. Quán MTM bị đình chỉ hoạt động 9 tháng, cùng các hình thức xử phạt khác.

Kẻ giết, hiếp chủ quán karaoke nhận án tử hình


Sau khi bóp cổ chủ quán karaoke, Tiến thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân rồi ra tay sát hại người này.

Sáng 5/9, phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Bến Tre đã đưa ra xét xử vụ án giết người, cướp tài sản, hiếp dâm gây chấn động địa phương này.

Bị cáo Trần Thanh Tiến tại phiên xử lưu động
Bị cáo Trần Thanh Tiến tại phiên xử lưu động 
Theo cáo trạng, vào các ngày 28 và 29/5, sau khi nhậu xong, Tiến rủ một số người bạn đến quán Thiên Sương của bà Tô Thị Diễm L. (SN 1956, ở ấp Vĩnh Bắc, xã Vĩnh Thành) để hát karaoke. Tại đây, Tiến làm quen với bà L. và được bà này cho nợ 428.000 đồng tiền giờ hát karaoke

Đến 20h ngày 31/5, Tiến quay trở lại quán karaoke của bà L. Do nhiều lần tới lui nên Tiến biết bà L. sống một mình và có tài sản nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của bà này.

Thực hiện ý đồ, Tiến đi vào phòng ngủ của bà L. lấy điện thoại di động đang sạc để trên bàn. Lúc này, bà L. đi vào phòng phát hiện có người đột nhập...Tiến lao tới bóp cổ khiến bà L nằm bất động. Gã này tiếp tục lục soát lấy tài sản nhưng chưa lấy được gì thì bà L. tỉnh dậy. Thấy vậy, Tiến lấy bộ kích điện để sẵn ở phòng khách dí vào người bà L. khiến nạn nhân bất tỉnh.

Lúc này, nổi cơn dục vọng, Tiến đã thực hiện hành vi giao cấu với bị hại; sau đó lấy đi 3 ĐTDĐ, 1 sợi dây chuyền vàng, 1 đôi bông tai và 600.000 đồng…

Bất ngờ bà L. tỉnh dậy lần nữa và kêu lên, Tiến lấy con dao Thái Lan để trên bàn, cắt cổ bà L. tử vong.

Gây án xong, Tiến vào nhà vệ sinh lấy nước tạt lên người nạn nhân và những nơi Tiến lục soát tìm tài sản nhằm xóa dấu vết...

Đến khoảng 23 giờ cùng ngày, Tiến tẩu thoát khỏi hiện trường ngay trong đêm bằng xe taxi.

Qua truy xét, đến ngày 11/6, đối tượng Tiến bị công an tỉnh Bến Tre bắt giữ khi đang lẩn trốn tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Trước hành vi phạm tội nên trên, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Trần Thanh Tiến mức án tử hình về tội “giết người”, 7 năm tù về tội “cướp tài sản” và 4 năm tù về tội “hiếp dâm”, tổng hình phạt chung dành cho bị cáo là tử hình.

Tòa vừa tuyên xong bản án, hàng loạt người dân đến dự phiên tòa vỗ tay, tán thành với mức án tòa vừa tuyên.

Y án tử hình kẻ dùng búa đập chết 3 người trong gia đình vợ

(VTC News) - Nghi ngờ vợ ngoại tình, Tấn dùng búa chém chết vợ, bị phát hiện Tấn giết luôn anh vợ và mẹ vợ. 
Ngày 10/8, Tòa phúc thẩm cấp cao tại TP.HCM đã đưa vụ án ra xét xử, tuyên y án tử hình đối với bị cáo Huỳnh Văn Tấn (40 tuổi, ngụ tỉnh Bến Tre) về hành vi giết người. 

Sau khi thảm sát 3 người trong gia đình vợ, Tấn đã bị TAND tỉnh Tiền Giang phiên sơ thẩm tuyên tử hình. Bị cáo này đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nhưng không thành.
 Bị cáo Tấn (áo trắng) tại phiên phúc thẩm
Theo nội dung bản án sơ thẩm, Tấn và bà H (ngụ TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) kết hôn năm 2012 và có một con chung, sống nhờ bên vợ. Do mâu thuẫn nên Tấn bị mẹ vợ đuổi, Tấn về gia đình cha mẹ ruột ở Bến Tre sinh sống.

Khoảng 21h ngày 30/7/2014, Tấn về nhà gia đình vợ thì mâu thuẫn với vợ vì Tấn kêu cửa nhưng gần 1 tiếng sau nhà vợ mới mở cửa. Tấn nghi vợ mình ngoại tình, ghen tuông nổi lên, Tấn dùng búa chẻ củi đập phá đồ đạc trong nhà. 

Bị mẹ vợ lên tiếng chửi và đuổi Tấn ra khỏi nhà. Tức giận, Tấn cầm búa đập thẳng vào đầu vợ khiến bà H gục xuống nền gạch, tử vong tại chỗ. Mẹ vợ Tấn lên tiếng can ngăn liền bị Tấn dùng búa chém nhiều nhát vào người tử vong.

Anh ruột của mẹ vợ Tấn là ông T lúc thấy Tấn đập phá liền đi báo công an, khi ông này quay về liền bị Tấn dùng búa đập vào đầu khiến ông T cũng tử vong một tuần sau đó.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Tấn nói lý do kháng cáo là muốn có cơ hội làm lại cuộc đời. Tuy nhiên HĐXX cho rằng tất cả các tình tiết giảm nhẹ hình phạt đã được phiên tòa sơ thẩm xem xét, tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không trưng ra được tình tiết nào mới nên tòa tuyên y án tử hình Huỳnh Văn Tấn.
Xem tiếp...