ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 20
(ĐC chép từ thanhnien.com.vn)
Tiến Trình
Hàng xóm nói ông Hòa bị nghiện rượu. Hình ảnh quen thuộc mọi người
thường gặp ông là người tiều tụy, lúc nào cũng trong trạng thái say xỉn.
Khi nhắc đến người đàn ông này, người ta luôn nghĩ đến ông từng giàu
có, vì trúng giải đặc biệt đến 5 tờ vé số. Bản thân ông Hòa cũng nhiều
lần xác nhận mình trúng độc đắc với số tiền lớn. Ông Hòa nhớ lại: “Đó là
vào năm 2002, lúc còn đi bán vé số, tôi đã chừa lại 5 tờ vé số loại
2.000 đồng/vé, có dãy số 32099 và trúng giải đặc biệt”. Ông Hòa nói sau
khi lãnh thưởng, ông mua 45 lượng vàng, số tiền còn lại thì chiêu đãi
mọi người. “Tiền, vàng tui hết lâu rồi, giờ thì... đi móc bọc”, ông Hòa
gật gù nửa tỉnh, nửa say.
Tiến Trình
Tiến Trình
Bi kịch trúng độc đắc
Phía sau những tấm vé độc đắc “đổi đời” là không ít câu chuyện đầy bi thương xảy ra với người may mắn trúng số.
|
Khu chợ Nhựt Tảo (xã An Nhựt Tân, H.Tân Trụ, Long An) được người
gần xa biết đến như là xứ sở của những người trúng số độc đắc. Dân ở đây
nói đã có hàng chục người trúng số, thậm chí có người cường điệu rằng
cứ đến chợ Nhựt Tảo, hỏi bất cứ ai về người từng trúng số “có ngay đáp
án”. “Cứ cách vài nhà lại có người trúng số”, một anh bán vé số hào hứng
khi được hỏi. Anh này nói sở dĩ ở đây người ta trúng số nhiều vì ai
cũng tin rằng rồi sẽ có một ngày may mắn đến với họ. Một người trúng độc
đắc sẽ tạo lòng tin cho nhiều người khác. Họ kiên trì mua vé số và
nhiều người đã đạt được ước muốn. Trong số đó, có không ít người trở nên
“nổi tiếng” nhờ trúng số.
Ông T.V.Tr, một người dân cố cựu ở Nhựt Tảo, nói chuyện xứ này lâu
lâu lại rộ tin có người trúng độc đắc bắt đầu từ hơn 20 năm trước và kéo
dài cho đến nay. Người được cho là trúng số đầu tiên là ông T.C.T. Ông
T. từ nơi khác đến Nhựt Tảo sinh sống, nghèo đến mức “không tiền cưới
vợ”. Một lần đánh liều vét hết tiền trong túi mua cả xấp vé số kiến
thiết, ông T. đã tạo nên cơn “địa chấn” ở xứ sở vốn bình lặng này khi
công bố trúng hàng chục tờ vé số, với tổng giá trị năm 1991 lên đến hàng
trăm triệu đồng.
Dọn ra nhà hoang để được trúng số
Chuyện ông T. trúng số với số tiền lớn đã kích thích nhiều người
dân xứ này vung tiền mua vé số. Ông Tr. kể, thấy hàng xóm phút chốc giàu
sang nhờ trúng độc đắc, em trai ông là ông T.V.M cũng năng mua vé số,
mỗi ngày vài chục tờ. Sau nhiều tháng dốc tiền nhưng chỉ toàn nhận thất
vọng, ông M. có một quyết định kỳ quặc là dọn đến ở trong ngôi nhà
hoang, giống như hoàn cảnh của ông T. thời nghèo khó với ý nghĩ rồi cũng
sẽ được “trời thương” như ông T. Ngẫu nhiên thế nào mà gần một tháng
sau khi dọn ra nhà hoang, M. trúng 10 tờ độc đắc, tổng giải thưởng 500
triệu đồng. Từ đó, ngôi nhà hoang nơi M. dọn đến ở đã trở thành “địa chỉ
nóng” mà nhiều người muốn vào ở để được... trúng số.
Hai năm sau, ông M. lại tiếp tục trúng số thêm 2 lần với số tiền 1
tỉ đồng. Cách đây mấy năm, vợ ông là bà Th. cũng trúng độc đắc với số
tiền 1,5 tỉ đồng.
Câu chuyện về “xóm độc đắc” Nhựt Tảo còn được viết dài thêm sau đó.
Gần nhất, cách nay vài tháng, có thêm 2 người trúng độc đắc. Bà Bé,
người bán vé số cho 2 người trúng gần nhất, nói chỉ trong vòng hơn một
năm đã có 6 người ở Nhựt Tảo được thần may mắn gõ cửa.
Đại gia thành... con nợ
Có một điều lạ là tuy có rất nhiều người trúng độc đắc và hiện tại
một số người vẫn miệt mài mua vé số với niềm tin sẽ đổi đời, nhưng phần
lớn người dân Nhựt Tảo lại có thái độ lạnh tanh với tờ vé số. Ông Tr.
nói rằng những người trúng số độc đắc thường được “để ý” rất kỹ và “có
một sự trùng hợp là trong số những người trúng độc đắc, nhiều người đã
phải nhận một kết cục buồn khiến nhiều người vừa mong được trúng số, vừa
e dè sợ cuộc sống lại rơi vào bi kịch như những trường hợp nhãn tiền”.
“Tiền mình làm từ mồ hôi, công sức mới giữ được lâu. Chứ tiền trúng
số thì…”, một lão ông chiêm nghiệm khi nghe chúng tôi hỏi đến những
người từng trúng số ở đây. Ông lão kể vanh vách về những đại gia độc đắc
một thời như ông T., ông M., ông Th...: “Thằng T. nó trúng số có tiền
lớn nên cũng muốn làm ăn lớn. Nó mở quán cà phê bán khá đắt, nhưng nó
không còn kiên nhẫn kiếm bạc cắc nên đầu tư mở hợp tác xã vận tải. Làm
ăn ban đầu cũng đình đám lắm, nhưng rồi thất bại. Nghe đâu nó thiếu
người ta hàng chục tỉ, phải đi lánh nợ”.
Ông T.V.M, sau 3 lần trúng số đã dành một số tiền mở đại lý phân
phối bia và “chết” danh M. “bia”. Đại lý của M. "bia" làm ăn ngày càng
teo tóp, còn ông chủ của nó lại sa vào bia rượu li bì. Người dân ở Nhựt
Tảo nói, do tin rằng nếu xài hết tiền thì sẽ lại trúng số, nhất là sau 3
lần trúng số, xài hết tiền thì vợ ông lại trúng độc đắc, nên M. “bia”
hằng ngày vẫn bỏ tiền triệu ra mua vé số. Hết tiền, ông đi vay hỏi để
mua vé số. Nay thì nhà đất cũng bị ông cầm để có tiền tiếp tục mua vé
số, tiêu pha. Một người thân trong gia đình ông M. nói từ khi có số tiền
lớn từ trúng số, gia đình ông không hề êm ấm. Vợ chồng hay hục hặc,
nghi kỵ lẫn nhau cũng quanh số tiền trúng thưởng.
Không chỉ riêng chuyện ông M. “bia”, người dân ở đây nói rằng trước
đó có một người tên P.V.Th trúng 5 tờ độc đắc. Có vốn, ông Th. sắm ghe
đi mua bán lúa gạo. Ông chí thú làm ăn, biết tằn tiện tích cóp nên kinh
tế gia đình càng khấm khá hơn. Tiếc là, 3 năm sau ngày trúng số, trong
một lần đi ăn cưới ông bị tai nạn giao thông bất đắc kỳ tử. Người ta còn
nói, nơi ông Th. bị tai nạn cũng chính là nơi 3 năm trước đó ông mua vé
số của một người bên đường và trúng thưởng…
Sợ trúng độc đắc
Tại Nhựt Tảo, không hiếm những trường hợp trúng số độc
đắc, biết sử dụng số tiền trúng thưởng làm vốn làm ăn, có người cũng
giàu thêm từ những đồng vốn độc đắc. Nhưng những người này lại ít “nổi
tiếng” bằng những người gặp cảnh không may. Có lẽ vì thế mà "nỗi sợ”
trúng độc đắc vẫn luôn ám ảnh đối với những người dân ở đây.
|
Bi kịch hậu trúng độc đắc - Kỳ 2: Hết tiền... đi móc bọc
Nhiều người khi lâm vào cảnh gia đình tan nát, bần hàn... mới "ngộ" ra rằng số tiền có được từ trúng số đã không mang lại hạnh phúc như họ từng mơ ước.
Căn nhà là tài sản duy nhất mà ông Bùi Mỹ Hòa còn giữ được - Ảnh: T.Trình
|
“Của thiên trả địa” - ý người đời nói đến kết cục của số tài sản
không phải từ lao động khổ cực mà có. Bởi với số tiền bất ngờ, lại là số
tiền lớn như trúng độc đắc, “đổi đời” quá nhanh khiến không ít người
không còn giữ được cuộc sống như trước. Nhiều mối quan hệ vốn tốt đẹp
trở nên xấu đi sau khi người ta trúng độc đắc.
Em giết anh
Thực tế đã có nhiều trường hợp như vậy, nhưng chuyện anh em ruột
sát hại lẫn nhau vừa xảy ra ở Vĩnh Long khiến ai biết đến cũng phải
chạnh lòng. Nạn nhân trong vụ án là anh H.V.T (32 tuổi, ngụ ấp Thuận
Thới, xã Thuận An, H.Bình Minh, Vĩnh Long) và thủ phạm là em ruột của
anh.
Người nhà nạn nhân kể trong số anh chị em trong gia đình, anh T.
vốn là người trái tính trái nết. Nhưng số phận thực sự thay đổi từ khi
anh trúng độc đắc 13 tờ vé số hồi 10 năm trước. Có số tiền lớn, T. mua
nhà, mua đất và cưới vợ. Có được mọi thứ, T. lao vào ăn chơi, rượu chè,
coi trời bằng vung. Chịu không nổi người chồng chỉ biết ăn nhậu, vũ phu,
vợ T. đã bỏ đi khi con mới vài tháng tuổi. Còn T. thì vẫn chứng nào tật
nấy, tài sản anh có được từ trúng số lần lượt đội nón ra đi. Lúc say
xỉn, T. thường mượn cớ đánh, chửi mọi người. Thậm chí cha mẹ ruột cũng
bị T. chửi bới thậm tệ.
Người em ruột của T. là H.N.T (29 tuổi) nhiều lần cố nén giận, cho
đến ngày 24.7.2014 thì chuyện đau lòng xảy ra. Đợi lúc người anh ngủ
say, người em đã dùng tuốc nơ vít đâm T. nhiều nhát, vừa đâm vừa “kể
tội” T. Con đứa chết, đứa vào vòng lao lý, cháu thì sớm phải mồ côi, có
lẽ người đau đớn nhất là cha mẹ của nạn nhân và cũng là đấng sinh thành
của hung thủ. Biết chuyện, nhiều người thở dài: “Nếu trúng số lại gặp
phải cảnh này, thì thà nghèo khó còn hơn”.
Tập tành ăn chơi
“Giờ này chắc ổng đi móc bọc rồi”... “Giờ này chắc ổng say xỉn đâu
đó rồi”... “Kiếm mấy vỉa hè cặp bến xe coi có ổng nhậu ở đó không”...
Nhiều lần tìm đến căn nhà ông Bùi Mỹ Hòa nằm trong con hẻm trên đường
Nguyễn Văn Linh (P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), chúng tôi đều ra
về trong thất vọng. Cửa nhà luôn đóng kín, phía trước ngổn ngang vỏ chai
nhựa còn một ít rượu uống dở dang. Hỏi đến ông Hòa (47 tuổi) thì những
người chạy xe ôm khu vực này hầu như ai cũng biết, và gọi ông với biệt
danh Hòa “hèm”.
|
Ông Bùi Mỹ Hòa
|
Bà N.T.K.P (45 tuổi), vợ ông Hòa, nói khi hai người lấy nhau năm
2003, lúc này ông “vô sản”. Khi vợ hỏi đến số tiền trúng số, ông Hòa
thản nhiên: “Cho anh em, bạn bè xài hết”. Sau khi lấy nhau, ông Hòa bỏ
nghề bán vé số, chuyển sang chạy xe ôm. Không được bao lâu, ông rơi vào
cảnh nghiện ngập rượu chè. Lúc hết tiền thì đem giấy tờ xe máy cầm để
lấy tiền uống rượu. Thậm chí, khi say rượu ngủ bên đường, chiếc xe bị kẻ
gian lấy lúc nào ông cũng không hay. Không còn phương tiện làm ăn, ông
phải chuyển sang nghề nhặt phế liệu “vừa không cần có vốn, vừa không sợ
mất mát”, ông Hòa “tự đắc”.
Chứng kiến gia cảnh lao dốc của người đàn ông từng trúng số độc
đắc, những người hàng xóm lớn tuổi lắc đầu: “Thằng Hòa ngày trước hiền
hậu, không khi nào rượu chè. Nhưng kể từ khi trúng số, nó tập tành ăn
chơi, nhậu nhẹt mới ra cớ sự”.
Vợ “thuốc” chồng bởi tiền trúng số
Cũng là chuyện đau lòng sau khi trúng số là hoàn cảnh
của ông N.V.H (56 tuổi, ở H.Châu Thành, Hậu Giang). Vợ ông H. mất sớm,
qua mai mối, ông gá nghĩa vợ chồng với bà N.T.N (52 tuổi), từng có một
đời chồng. Bi kịch xảy ra khi ông N.V.H trúng độc đắc.
Một lần thương người bán vé số bị ế, ông N.V.H mua ủng
hộ và trúng được 100 triệu đồng. Ông chia cho các con mỗi người 5 triệu
đồng; mua cho vợ đôi bông tai giá 5 triệu đồng, và cho bà 1 triệu đồng
tiền mặt. Bà N. không hài lòng với số quà, tiền chồng tặng. Bực tức, có
lần bà N. dùng cây rượt đánh chồng. Trong một bữa cơm chiều, bà N. đã bỏ
thuốc diệt chuột vào thức ăn của chồng. Rất may, khi nghe có mùi lạ và
thấy thức ăn đổi màu, ông N.V.H nghi ngờ và tri hô. Khi cơ quan công an
vào cuộc điều tra, bà N. đã thú thật ý đồ muốn giết chồng là để chiếm số
tiền trúng số mà ông N.V.H đang giữ.
|
Bi kịch hậu trúng độc đắc - Kỳ 3: Thưa kiện vì tờ vé số
Không ít trường hợp vì tranh chấp tờ vé số trúng giải mà dẫn đến kiện tụng.
|
Tiếp chuyện với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Ngọc Khương (46
tuổi, ngụ ấp Tân Mỹ B, xã Chánh An, H.Mang Thít, Vĩnh Long) cho biết tới
giờ ông vẫn chưa nguôi cơn giận. Theo ông, chỉ vì ván bài “cóc ổi” mà
ông đã bị người hàng xóm tước đi tờ vé số trúng độc đắc.
Đánh bài, gá vé số
Trưa 19.1.2014, trong lúc ngà ngà say, ông Khương ghé nhà một người
hàng xóm cáp độ đánh bài ăn tiền 5.000 đồng/ván. Thua cả 4 ván, ông
Khương hết sạch tiền. Để tiếp tục chơi, ông Khương dùng tờ vé số mới mua
của người bán tên Nguyễn Thị Đẹp để gá bạc. Sau khi thua người hàng xóm
tên M. 5.000 đồng, ông Khương chung bằng tờ vé số (mệnh giá 20.000
đồng) và được người này thối lại 5.000 đồng, vì nhầm tưởng tờ vé số có
mệnh giá 10.000 đồng. Do có rượu trong người, ông Khương cũng không để
ý. Cho đến chiều, khi người bán vé số tìm đến nhà báo tin tờ vé số mà
ông Khương mua đã trúng độc đắc thì ông mới sực tỉnh, tức tốc chạy qua
nhà ông M. để nhắc lại mình còn phần 10.000 đồng trong tờ vé số 20.000
đồng đã trúng thưởng. Yêu cầu của ông Khương là đòi chia hai giá trị
giải thưởng của tờ vé số. Tuy nhiên, ông M. từ chối vì cho rằng vé số
không trúng thưởng, ông đã đưa cho cháu nhỏ chơi ném mất.
Câu chuyện chưa dừng ở đó khi người bán vé số khẳng định tờ vé số
bà bán đã trúng thưởng. Bà Đẹp còn quả quyết vợ ông M. lúc ra chợ còn
khoe trúng số, nhưng vợ ông M. cũng không thừa nhận. Vụ việc được ông
Khương đưa ra chính quyền địa phương, tuy nhiên ông Khương cho biết đến
nay vẫn chưa có kết quả phân xử. “Ban đầu sợ tui nghi nên nhà họ không
mua sắm gì. Sau thấy vụ việc lắng xuống thì họ bắt đầu mua sắm rình
rang. Hàng xóm với nhau tôi biết, không phải từ tiền trúng số thì lấy ở
đâu ra mà họ có nhiều tiền như vậy?”, ông Khương đặt nghi vấn.
“Hiện, tôi vẫn tiếp tục yêu cầu cơ quan chức năng phân xử, vì nếu
không thì hàng xóm chê cười tôi bịa đặt, đổ oan cho người khác!”, ông
Khương nói.
Tin hàng xóm, mất tờ vé số trúng độc đắc
Chuyện tuy xảy ra cách đây hơn 1 năm nhưng tới giờ vẫn là đề tài
bàn tán mỗi khi trà dư tửu hậu. Còn người bị tước đi tờ vé số trúng độc
đắc vẫn phải phân trần mình không có mối quan hệ tình cảm “ngoài luồng”
với người phụ nữ hàng xóm đã lấy tờ vé số trúng thưởng. Đó là câu chuyện
của ông T.V.X (57 tuổi, ngụ xã Long Khánh, H.Cai Lậy, Tiền Giang),
người thợ hồ chí thú làm ăn phải vác đơn kiện một phụ nữ hàng xóm mà ông
cho rằng vốn thân tình với gia đình ông.
Ngày 22.4.2013, gặp người bán vé số dáng vẻ tội nghiệp, ông T.V.X
đã móc số tiền ít ỏi trong túi mua ủng hộ 3 tờ (có cùng các chữ số). Ông
X. nói ông mua vé số là để ủng hộ chứ không nghĩ đến chuyện trúng độc
đắc. Sự việc rắc rối xảy ra khi chiều hôm đó, người hàng xóm tên
V.D.T.T.M gọi ông X. hỏi có mua vé số có 2 số cuối là 56 không. Ông X.
nói có. Bà M. bảo ông X. mang vé số sang nhà để bà dò giúp, và ông X.
đưa cho bà M. 1 tờ để dò. Sau khi dò, bà M. cho hay vé số trúng giải
thưởng 100 triệu đồng (vé trúng 5 chữ số cuối cùng liên tiếp theo hàng
thứ tự của giải đặc biệt). Bà M. xin ông X. tờ vé số này để lấy tiền trả
nợ, nhưng ông X. chỉ đồng ý tặng bà M. phân nửa số tiền thưởng là 50
triệu đồng. Ông X. cũng đồng ý đề nghị của bà M. là cho bà giữ tờ vé số
trúng thưởng để “lấy hên”.
Thế nhưng, khi ông M. về nhà đưa 2 tờ vé số còn lại cho con ruột dò
thì phát hiện vé số không phải trúng giải 100 triệu đồng mà là trúng
độc đắc 1,5 tỉ đồng. Ông X. đòi lại tờ vé số nhưng mà M. vẫn khăng khăng
giữ lại, bảo sẽ cùng ông đi lãnh tiền. Mặc dù trúng độc đắc tiền tỉ,
nhưng hôm sau ông X. vẫn đi làm thợ hồ như trước. Lúc này, bà M. gọi bảo
ông X. là bà không thể cùng ông đi nhận tiền trúng số. Biết bị bà M.
“bẻ kèo”, ông X. gọi về nhà bảo con gái đến nhà bà M. đòi lại tờ vé số.
Tuy nhiên, gia đình bà M. không trả. Ông X. trực tiếp đến đòi kèm theo
lời hứa sẽ tặng cho bà M. 500 triệu đồng nhưng bà M. cũng không đồng ý.
Bực tức, ông làm đơn tố cáo vụ việc đến cơ quan công an.
Khi Công an tỉnh Tiền Giang vào cuộc điều tra thì phát hiện người
đứng tên để lãnh số tiền trúng giải độc đắc là em của bà M. Lúc này, bà
M. mới nói do bà có “quan hệ tình cảm” với ông X. nên được tặng tờ vé
số. Ông X. thì phải nhọc công giải thích với gia đình mình, bà M. là chỗ
quen biết thân tình chứ không có tình cảm nào khác.
Đòi lại làm từ thiện
Để chứng minh mình không phải vì tiền mà làm mất tình
cảm xóm giềng, ông X. tuyên bố, nếu lấy lại được số tiền trúng độc đắc
do bà M. chiếm lấy, ông sẽ dùng toàn bộ số tiền này làm từ thiện. Ông X.
cũng cho biết dùng 500 triệu đồng trong số tiền gần 3 tỉ đồng trúng 2
tờ độc đắc còn lại để giúp đỡ người nghèo, mua bảo hiểm tai nạn cho thợ
hồ, quyên góp xây dựng các công trình công cộng tại địa phương.
|
Bi kịch hậu trúng độc đắc - Kỳ 4: Triệu phú trở lại kiếp nghèo
Cầm số tiền lớn “trên trời rơi xuống”, những người may mắn trúng độc đắc không giữ được bình tĩnh để rồi cuộc đời của họ lao dốc.
Khi bất ngờ có số tiền lớn từ trúng số, nhiều người không giữ được bình tĩnh và sớm trở lại cuộc đời nghèo khó - Ảnh: Tiến Trình
|
Một số người may mắn trúng độc đắc tìm cách “rửa đời” bằng hàng
loạt những thay đổi trong cuộc sống; thậm chí có người chơi ngông để bù
lại những tháng ngày nghèo khó, vất vả. Có điều trùng hợp với những “tỉ
phú vé số” này là họ nhanh chóng trở lại nghèo túng, thậm chí còn khó
khăn hơn trước, sau khi được thần tài gõ cửa.
Đốt quần áo để... rửa đời
H.V.T (quê TX.Bình Minh, Vĩnh Long) thay đổi hẳn cuộc sống, sinh
hoạt sau khi trúng độc đắc với 13 tờ vé số. Ở một xóm nghèo hẻo lánh,
nhưng sau khi trúng số, T. mua một chiếc ô tô, 4 xe máy khác nhau để mỗi
ngày chạy một chiếc cho oai. Chê ở quê nghèo không có chỗ thỏa sức ăn
chơi, T. thường xuyên đánh xe qua TP.Cần Thơ, lên TP.HCM để tìm đến
những tụ điểm sang trọng mới đủ đẳng cấp tiêu số tiền lớn vừa trúng số.
|
Khi tiền của vơi đi, T. lần lượt bán xe, bán đất để ăn nhậu. Những
lúc say xỉn, hết tiền ăn chơi, T. còn bực tức trách móc cha mẹ: “Đã
nghèo còn sinh tui ra làm gì để tui mang tiếng con nhà nghèo”. Đến nước
này, mẹ của T. chỉ biết khóc than: “Phải chi không trúng số, thằng T. nó
đâu có thay đổi tánh nết như vậy”.
Cũng ý nghĩ “xóa hết quá khứ nghèo khó”, một thanh niên ở Kiên
Giang sau khi trúng số đã... châm lửa đốt hết quần áo của mình để “không
còn bộ dạng thằng nhà nghèo”. Người thanh niên ấy tên T.Đ.X (quê H.Gò
Quao). Cha mẹ sớm ly dị nên X. phải ở với mẹ kế. Mới học hết lớp 6, X.
phải nghỉ học, bôn ba kiếm sống. 6 năm trước, khi đang làm công cho một
cơ sở lắp ráp quạt gió, X. mua tờ vé số mệnh giá 5.000 đồng và trúng độc
đắc. Sau khi có tiền trúng số, X. làm một chuyện mà nhiều người phải
lắc đầu là gom hết quần áo ra... đốt, rồi rời khỏi khu nhà trọ công nhân
nghèo để thuê một căn nhà rộng rãi hơn. X. cũng không thèm làm việc mà
dành hết thời gian để ăn chơi.
Hy vọng duy nhất để kiếm tiền mà X. đeo đuổi lúc này là đánh đu
theo con số. Không chỉ mua vé số từng xấp, X. còn dốc tiền mua số đề.
Chơi đề mãi cũng chán, X. kết thân với một người bán số đề. Nhiều lúc
cao hứng, X. quyết định “ôm phơi” để thầu đề. Không dừng lại ở đó, X.
tiếp tục lao vào sát phạt đỏ đen, cá độ bóng đá... Số tiền trúng độc đắc
vì vậy đã nhanh chóng bốc hơi. X. lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Khi
sực tỉnh thì “đại gia” ngày nào nay đã thành con nợ chúa chổm. X. chỉ
còn một con đường là trở lại làm công cho một cơ sở sang chiết gas để
trả nợ.
Trở lại kiếp nghèo
Không sa vào đỏ đen, không đốt sạch quần áo, nhưng một “triệu phú
vé số” ở Cà Mau “trở lại kiếp nghèo” không bao lâu sau khi cầm trên tay
số tiền lớn trúng độc đắc.
Chuyện ông M. (53 tuổi) từ một người giàu nhờ trúng số trở thành
người giữ nhà vệ sinh được nhiều người ở H.Đầm Dơi (Cà Mau) biết đến.
Trước đây, ông M. từng có một tiệm tạp hóa ở thị trấn Đầm Dơi. Cuộc sống
bình lặng đã thay đổi vào một buổi chiều cách đây 10 năm khi ông trúng 8
tờ vé số độc đắc. Thành triệu phú, ông M. bỏ tiệm tạp hóa và mua 4
chiếc ô tô để chở khách tuyến Cà Mau đi TP.HCM. Ông cũng mua một căn nhà
khang trang ở trung tâm thị trấn Đầm Dơi để làm nơi tiếp nhận khách.
Lúc này, ông trở nên nổi tiếng và kết giao với những người nổi tiếng
hơn. Những cuộc ăn nhậu của ông cũng ở nơi sang trọng...
Nhưng giờ đây, khi nhắc lại chuyện “lên voi xuống chó” của mình,
ông M. cho rằng: “Do mình không được thời, tính toán sai lầm nên mới
thất bại”. Tuy nhiên, những người quen biết đều hiểu rõ điều ông không
muốn nhắc tới là từ ông chủ tiệm tạp hóa thành ông chủ hãng xe, ông M.
bắt đầu những chuyến “săn bồ nhí”, phung phí tiền vào những cuộc vui bất
tận. Cho đến khi “bí mật phòng nhì” bị lộ thì đại gia một thời cũng trở
thành con nợ. Xe cộ, nhà cửa lần lượt bị ông bán để trả nợ. Ông dắt vợ
con về nơi cũ làm lại cuộc đời. Những người quen ngày xưa thương tình
cho ông thuê lại khu nhà vệ sinh công cộng để ông khai thác, kiếm cơm
hằng ngày.
Tiến Trình
Nhận xét
Đăng nhận xét