Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Công khai hay không công khai?

                             CÔNH KHAI CÓ LỢI HAY BẤT LỢI?
Trên báo Lao động điện tử ngày 9-1-2013 có bài "Trận địa thông tin" của tác giả Đào Tuấn. Trích đoạn:
"ThứTrưởng (Bộ Thông tin và truyền thông- nv) Đổ Quí Doãn cho biết, trong năm 2012, Bộ TT&TT đã sử lý vi phạm 57cơ quan báo chí, thu 6 thẻ nhà báo, đình bản 2 tờ báo điện tử, 9 ấn phẩm tự đình bản (...). Thứ trưởng Doãn nói, đây là "sự răn đe nghiên khắc của cơ quan nhà nước đối với báo chí". (...).
 Tuy nhiên, điều mà ông Doãn băn khoăn là: "Tại sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ, ngành, có tới 17000 nhà báo, trong đó có nhiều cây bút đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà một thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân".
 (...)
 Với hiện tượng không phải là không phổ biến, nói như ông Doãn: "Lên tiếng một cách đồng loạt, im lặng một cách đống loạt", báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn đọc. (...).
 Chính thứ trưởng Bộ TT&TT cũng đã trả lời cho báo chí (truyền thông-nv) câu hỏi "Tại sao?". Theo ông, chính tình trạng cung cấp thông tin không kịp thời, né tránh cung cấp lám hạn chế báo chí. Khi báo chí không còn độc quyền thông tin, thiếu thông tin khi không được cung cấp kịp thời, chính là "nhường lại trận địa" cho truyền thông xã hội. Chẳng có gì khó lý giải, bởi với mạng internet, thông tin giờ đây không còn là độc quyền của báo chí. Chẳng có gì khó hiểu khi mọi người dân, nhiều khi chỉ với chiếc điện thoại trên tay, đều có thể là một "nhà báo", một "biên tập".
 Thứ trưởng Đỗ Quí Doãn kiến nghị: "Cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí, dù đó là thông tin nhậy cảm. Thậm chí, báo chí có quyền bình luận để định hướng dư luận xã hội".
                                                                     *** 
 Thứ trưởng Đỗ Quí Doãn có lý. Bởi vì càng nhiều thông tin "nhậy cảm", càng chỉ khiến báo chí mất nốt những trận địa thông tin cuối cùng"...
 Trên báo Lao động điện tử còn đăng nội dung cuộc phỏng vấn thứ trưởng Đỗ Quí Doãn do Đào Tuấn thực hiện. Trong cuộc phỏng vấn đó, ông Doãn có nói:
 "Thực ra,  trong tất cả các văn bản, kể cả qui chế của Ban Bí thư (TƯ ĐCSVN-nv) về thông tin phức tạp, nhạy cảm, cũng như qui chế về phát ngôn và thông tin cho báo chí nếu thực hiện tốt cũng đã giúp cho báo chí có nguồn thông tin quan trọng, chính xác, kịp thời, để thông tin đến công chúng. Nhưng trong thực tế, những người có trách nhiệm thay mặt cho các cơ quan hành chính nhà nước, khi sự kiện xảy ra, hoặc những thông tin mang tính thường xuyên thì không có chế độ thông tin kịp thời.Thậm chí, đối với những vấn đề gai góc còn bị né tránh, ngại trách nhiệm.
 (...). Vấn đề quan trọng nhất của báo chí vẫn là vấn đề thông tin. Cho nên, việc đổi mới cung cấp thông tin là vấn đề đang được đặt ra. Làm sao để các cơ quan ban ngành, địa phương "chủ động, chủ động, chủ động" cung cấp cho báo chí.
 (...)
 Trong qui chế, Ban Bí thư có xác định cụ thể vấn đề thế nào là nhậy cảm. Tôi cho rằng, việc xác định thế nào là nhậy cảm là một quá trình. Bản thân một nhà báo xác định vấn đề nhậy cảm ở một mức độ khác, tổng biên tập xác định nhậy cảm ở một mức độ khác. Cấp cao hơn nữa lại khác. Đân là quá trình tích lũy vốn sống".
                                                                         ***
 Nói chung, một nước có báo chí thì trước sau gì cũng phải có luật báo chí. Luật báo chí của mỗi nước đều nỗ lực thỏa mãn những ước lệ chung nhất về báo chí của quốc tế, đồng thời cũng có những nét đặc thù, được cho là phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thể chế của nước đó. Như vậy, luật báo chí của quốc gia nào cũng vậy, mục đích cơ bản là tạo điều kiện tối đa cho mọi công dân được cập nhật, tiếp cận tin tức thời sự trong xã hội (ở trong nước và thế giới)một cách chính xác, kịp thời, vừa đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân, vừa định hướng cho báo chí tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, đồng thời tránh làm tổn hại lợi ích quốc gia cũng như góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong xã hội. Vì thế luật báo chí sẽ phải bảo hộ hai chưc năng trọng yếu, có tính sống còn và cũng hoàn toàn tự nhiên là truyền thụ thông tin kịp thời, chính xác và bình luận, phản biện một cách thẳng thắn, cởi mở, trong sáng...Sự phản biện ở đây không phải chỉ là giữa các luồng dư luận với nhau, mà chủ yếu là giữa những dư luận bị cho là vô tình hoặc cố ý sai trái (thường gọi là "lề trái"), phát sinh trong xã hội, với nhà nước. Để đảm bảo tốt hai chức năng ấy, báo chí (nhà báo) phải vừa hòa đồng với xã hội, vừa tách biệt tương đối với xã hội, nghĩa là trong thực tế, báo chí phải có tính độc lập tương đối, đứng ở vị trí trung dung giữa quần chúng và nhà nước, hoạt động theo công lý và phụng sự công lý. Qua đó mà thấy, làm báo không có tri thức và bản lĩnh thì không thể tốt được.
***
 Luật báo chí Việt Nam
(Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989.)
 Trích:

"Điều 2. Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.
Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng.
(...)
Điều 4. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân Công dân có quyền :
1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;
2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin ;
3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới ;
4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ;
5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó."
                                                                         ***
Lịch sử báo chí nước ta:
-Bắt đầu từ sự ra đời của "Gia Định báo" ngày 15/4/1825 tại Sài Gòn. Thuở đầu tiên, "Gia Định báo" phát hành trong phạm vi vùng chiếm đóng (ba tỉnh miền Đông Nam Bộ), với mục đích chủ yếu là công cụ thông tin, chuyên đăng các công văn, nghị định, thông tư của chính quyền Thực dân. Sau này, khi Trương Vĩnh Ký chính thức làm giám đốc, tờ báo mới phát triển mục biên khảo, thơ văn, lịch sử...cổ động việc học chữ quốc ngữ, mở đường thểloại văn xuôi in bằng chữ quốc ngữ, đặt nền móng hình thành báo chí Việt Nam.
-Tờ báo kinh tế đầu tiên là tờ "Nông cổ mín nàm" (nghĩa là"Uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn), phát hành thứ năm hàng tuần tại Sài Gòn. Số một ra ngày1/8/1901. Sau đó xuất bản 3kỳ/1 tuần.Sau khi phát hành số ra ngày14/2/1921 thì bị đình bản. Đây là tờ báo đầu tiên có đăng bài quảng cáo.
-Trương Vĩnh Ký (1837-1898), thường gọi là Pêtrus Ký, quê ở Vĩnh Thanh, Tân Minh, Vĩnh Long (nay thuộc tỉnh Bến Tre) được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam".
-Tờ báo đầu tiên phát hành ở miền Trung là tờ "Tiếng dân" của Huỳnh Thúc Kháng, ra đời năm 1927 tại Đà Nẵng (có khuynh hướng yêu nước).
-Tờ nhật báo đầu tiên là tờ "Trung  Bắc tân văn" năm 1915, tồi tại đến tháng 4/1941thì đình bản.
-Tờ báo cách mạng đầu tiên là tuầnbáo "Thanh niên" do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, trở thành cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Báo phát hành bí mật. Số đầu tiên phát hành ngày21/6/1925. Sau này được chọn là ngày báochí cách mạng Việt Nam.
-Tờ báo phụ nữ đầu tiên là tờ "Phụ nữ chung" (tiếng chuông phụ nữ), xuất bản hàng tuần vào thứ sáu. Tầm ảnh hưởng của tờ báo này làm mật thám Pháp lo ngại nên đến ngày 19/7/1918 thì bị đình bản. Chủ bút của tớ báo là nhà thơ, nhà báo Sương Nguyệt Anh (1864-1922), con gái thứ tư của Nguyễn Đình Chiểu.
-Tờ báo có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam là tờ "Lao động", cơ quan thông tin của tổng liên đoàn lao động Việt Nam, ra đời ngày 14/8/1929, Tổng biên tập dầu tiên là Nguyễn Đức Cảnh. đến nay "Lao động" vẫn đang tồn tại.
-Tờ báo tồn tại ngắn nhất là tờ "Nhà quê", chỉ ra được đúng một số vào ngày 11/2/1926.
                                                                        ***
-Sự ra đời của báo chí như một thiết chế văn bản có nguồn gốc từ phương Tây, đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Ngày nay, báo chí là hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất trong các loại hình truyền thông đại chúng. Nó có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, xã hội và đặc biệt là nhận thức của công chúng.
-Trong thế kỷ XVIII, báo chí hiện đại phương Tây được Burke mệnhg danh là quyền lực thứ tư, hình thành và phát triển trên cơ sở chế độ dân chủ và nhận được sự quan tâm của quần chúng nhân dân về các vấn đề chính trị, xã hội.
-Vào thời cổ đại, quân đội La Mã từ khắp nơi đều đặn gửi về cho tướng lĩnh La Mã bản tin hàng ngày (được gọi là Acta Diuma-Daily Doing). Xa hơn nữa, là một vài mẩu tin liên quan tới các vị vua hoặc tình hình chiến sự đã được khắc trên đá tại một vài thành phố của người Babylon và Assyrian. Văn bản mang tính báo chí cổ nhất được tím thấy năm 1880 tại phía đông-nam Jêrusalem, có niên đại khoảng năm 700 TCN.
-Lịch sử báo chí được thừa nhận bắt đầu từ1566, năm ra đời tờ báo hiện đại đầu tiên tại Venice, Ý. Chính quyền ở đây đã phát hành nó và trưng bày trên các con phố của Venice. Ai muốn đọc nó phải trả một đồng xu nhỏ gọi là Gazetta. Đó cũng là tên tờ báo. Tờ báo đầu tiên ở Anh là tuần báo, được xuất bản lần đầu vào năm 1622
                                                                                ***
-Thông tin là gì?
 Theo từ điển mở Wikipedia: "Thông tin (inform) có nghĩa là thông báo tin tức", nên dùng như động từ, không nên dùng như danh từ (...). ngày nay thuật ngữ "thu thập tin tức" được dùng khá phổ biến. Tin tức chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con người luôn có nhu cầu thu thập tin tức bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác...Thông tin giúp làm tăng hiểu biết, là điều kiện của nhận thức và là cơ sở của quyết định, "vế nguyên tắc thì bất kỳ cấu trúc vật chất nào, hoặc bất kỳ dòng năng lượng nào cũng có thể mang tin tức", "thông tin luôn mang một ý nghĩa xác định nhưng hình thức thể hiện của thông tin rõ ràng mang tính qui ước".
 Định nghĩa về thuật ngữ "thông tin" như thế là hời hợt, không rõ ràng và do đó mà cũng không thỏa đáng. Khi ta định nghĩa một thuật ngữ nhằm chỉ một sự vật-hiện tượng nào đó thì có nghĩa là đã gán cho nó một khái niệm theo qui ước nhất định để phục vụ cho sự nhận thức. Có thể cho rằng, do lịch sử ứng dụng để lại và dần đã trở thành như một tập quán thì trong ngôn ngữ Việt Nam, thuật ngữ "thông tin" phải được hiểu một cách linh hoạt, tùy trường hơp mà nó là động từ hay danh từ. Nghĩa là nó có hai nghĩa: "truyền tin" và "tin".
-Vậy "tin" là gì? Nôm na: tin là một hay là tập hợp gồm nhiều tín hiệu đã được định ước hóa về ý nghĩa mà khi từ môi trường tác động đến một đối tượng nào đó thì đối tượng này "cảm nhận" được, hiểu được. Còn "tín hiệu" ? Cũng nôm na: là những đơn vị hợp thành tin, nhưng nhiều khi một tín hiệu cũng là tin, khi nó đã được định ước hoặc đơn giản là nó đã trở thành như một sự "đánh dấu", một ý nghĩa kinh nghiệm đã ghi nhớ trong tiềm thức, trong cảm giác bản năng.
-Vậy: thông tin là phát truyền tin (tín hiệu đã được định ước) một cách vô tình hay hữu ý đến một đối tượng hay nhiều đối tượng nào đó và những đối tượng này, sau khi tiếp nhận thông tin ấy thì cảm giác được, hiểu được ở mức độ nhất định điều gì đó, cái gì đó, đã xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp xảy ra, như thế nào, mức độ ra sao, ở đâu..., để từ đó mà đề ra những quyết định.
-Với quan niệm nên trên về thông tin-truyền thông, phải thừa nhận rằng thông tin-truyền thông là hiện tượng tự nhiên, phổ biến trong Vũ Trụ nói chung và trong thế giới sinh vật nói riêng. Không có thông tin-truyền thông thì không có thế giới sinh vật cùng với qui luật đấu tranh sinh tồn kèm theo quá trình tiến hóa thích nghi và hơn nữa, đối với loài người, là không có quá trình nhận thức.
-Nguyên nhân tự nhiên ra đời của báo chí trong nền sản xuất hàng hóa là có tính tất yếu. Và yêu cầu về tính kịp thời, chính xác, cũng như việc hướng dẫn nhận thức đúng đắn luồng thông tin phát ra là đòi hỏi tự nhiên của đại chúng (đối tượng của báo chí). Nhất là khi báo chí còn mang thêm mục đích chính trị.
-Xét theo tiêu chí tự nhiên đó thì nền báo chí truyền thống của Việt nam đã để "mất trận địa", có vẻ đã "thua" trong cuộc chiến thông tin. Nghĩa là sắp đánh mất vai trò định hướng chính trị của mình, để cho sự tuyên truyền về nhiệm vụ "vì dân" của mình bị lu mờ bởi những thông tin "gây nhiễu" nhưng có tính khá xác thực của "lề trái". Tư duy về một nền báo chí tự tung tự tác, tha hồ thao túng nhờ chiếm hữu bạo lực,như một số người quan niệm, đã qua rồi (!). Ngày nay, khi mạng internet đã trở thành như một công cụ truyền thông phổ biến nhất của loài người, thông tin không còn mang tính độc quyền nữa, thì tiêu chí của báo chí phải là: nhanh nhậy, chính xác và sẵn sàng phản biện bình đẳng,dân chủ, giải đáp kịp thời mọi thắc mắc của đại chúng, tức là phải xây dựng được một nền báo chí trung thực, dũng cảm, có đạo đức theo đúng nghĩa. Muốn thế, trước hết phải đào tạo cho được một đội ngũ nhà báo tài giỏi, trung thành và năng động, có trình độ lý luận vững vàng, có đủ bản lĩnh "bút chiến", được bảo hộ bởi tầng lớp lãnh đạo hoàn toàn trong sạch, vô tư, thượng tôn pháp luật và vì dân giàu nước mạnh...Lúc đó, công khai chỉ có lợi và là biểu hiện của một nền báo chí chân chính, phụng sự Tổ Quốc!

 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét