Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

ẨM THỰC 1

(ĐC chép từ http://soha.vn)

Những món ăn rùng rợn nhưng vẫn đắt khách trên thế giới


Sandwich não chiên, mắt cá ngừ, chuột bao tử là những đặc sản thu hút được rất nhiều thực khách trên thế giới.

Sandwich não chiên
Những món ăn rùng rợn nhưng vẫn đắt khách trên thế giới
Đây là món ăn ở Ấn Độ, có nguồn gốc khi từ khi người Hà Lan và Đức sang định cư nơi đây. Món ăn được làm từ não bò, tuy nhiên do dịch bệnh bò điên lây lan nên được thay thế bằng não lợn.
Sandwich não chiên kẹp cà chua, dưa chuột là món ăn nhanh ở nhiều địa phương Ấn Độ.
Nhện chiên
Những món ăn rùng rợn nhưng vẫn đắt khách trên thế giới
Có từ những năm 1960, khi Khmer Đỏ tàn phá Campuchia làm cho thức ăn khan hiếm. Người Camuchia đã sáng tạo ra món ăn ghê rợn này. Ngày nay, nhện chiên là món ăn khá phổ biến trên đường phố Campuchia.
Công thức của món này là nhện được trộn hỗn hợp đường, muối, bột ngọt, sau đó cho vào chiên giòn với tỏi.
Mắt cá ngừ
Những món ăn rùng rợn nhưng vẫn đắt khách trên thế giới
Mắt cá ngừ đại dương được xem là món ăn mang lại cảm giác máu me và rùng rợn cho những ai lại gần. Nguyên liệu được xem là đạt chuẩn khi mắt được tách khỏi cơ thể cá mà vẫn giữ nguyên phần nhãn cầu, bao quanh là chất béo.

 Người ta chỉ cần đun sôi một chút nước sạch chần mắt cá ngừ là có thể thưởng thức. Dù rất bổ dưỡng nhưng mắt cá ngừ lại không phù hợp với những người có dạ dày yếu.
Ngày nay, cá ngừ được đánh bắt, lấy mắt và bày bán nhiều ở những siêu thị, cửa hàng tạp hóa ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Mì mực sống
Những món ăn rùng rợn nhưng vẫn đắt khách trên thế giới
Odori-don của Nhật Bản có lẽ được xếp vào hàng những món ăn kinh dị nhất thế giới bởi nó này "sở hữu" một con mực sống vẫn còn đang ngoe nguẩy, nhất là khi thực khách đổ nước tương lên.
Món mì này có nguồn gốc từ nhà hàng sushi Ikkatei Tabiji ở thành phố Hokkaido, Nhật Bản. Giá của một bát mì là 24 USD (tương đương 495.000 đồng).
Chuột bao tử
Món sandwich chuột bao tử.
Món sandwich chuột bao tử.
Những con chuột được lôi ra từ bụng chuột mẹ rồi thả vào nồi nước đã nêm sẵn gia vị. Sau đó, thực khách ung dung thưởng thức. Món ăn này được ưa chuộng bởi tin đồn có khả năng cải thiện phong độ "giường chiếu".

Những món ăn ngay cả người Việt cũng 'chùn đũa'

 

Không chỉ du khách nước ngoài mà thực khách Việt đôi khi cũng phải cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định thưởng thức các món tim rắn, đuông tắm mắm, bò cạp chiên hay trứng vịt lộn…

Tim rắn
Những món ăn ngay cả người Việt cũng chùn đũa
Rất khó để nuốt trôi quả tim đang phập phồng.
Được truyền miệng như món "ông dùng bà khen", món ăn chơi này từ lâu thuộc dạng quý trong giới các quý ông.

 Song mỗi con rắn chỉ có một quả tim và phải uống cùng rượu ngay khi vừa mổ nên phần quý nhất này thường thuộc về người có tiếng nói "trọng lượng" nhất trong bữa tiệc.
Có điều những ai từng tham gia buổi tiệc tim rắn đều không khỏi rùng mình trước hình ảnh người đầu bếp dùng dao rạch một đường trên thân rắn, rồi hất quả tim bé xíu còn phập phồng vào đĩa hay chén rượu để sẵn bên cạnh.
Cùng cái cảm giác gai người khi mùi tanh của máu hoà cùng vị cay của rượu cùng hình ảnh một trái tim còn sống đang trôi từ từ qua cuống họng.
Đuông tắm mắm
Những món ăn ngay cả người Việt cũng chùn đũa
Tạo hình của món ăn không đáng ngán bằng bảng hướng dẫn sử dụng.
Là một loại sâu trong đọt cây dừa, đuông luôn được giới sành ăn đánh giá cao về độ giòn, vị béo ngậy, thơm lừng độc đáo. Song đó là với món đuông chiên giòn hay xào tỏi, riêng đuông tắm mắm không phải ai cũng dám thưởng thức.
Này nhé, sau khi gọi món, bạn sẽ được dọn ra một đĩa nước mắm nổi bật những lát ớt đỏ và những con đuông màu trắng sữa đang co duỗi.
Tiếp đó, bạn dùng đũa gắp một con, bỏ vào miệng. Đừng cắn vội mà hãy để nó "vẫy vùng" trong miệng, cảm nhận những cái lông nhỏ xíu trên lưỡi, cái đau nhẹ bởi cặp càng, những cái nhúc nhích rất khẽ.
Sau đó, rê nhẹ tới giữa hai hàm, cắn một phát. Khi tiếng bụp vang lên, nước từ trong con đuông tràn ra, đẫm cả lưỡi, ngập chân răng, béo ngập, thơm lừng.
Chép miệng vài cái để cái ngon, vị ngọt, béo của đuông thấm vào cổ…
Bản mô tả sống động ấy khiến nguời từng trải đến đâu cũng “rụt cổ”, có điều nếu ai mạnh tay chén đến con thứ ba thì sẽ đâm ghiền cái ngon lạ của loại sâu dừa này.
Thịt chó
Những món ăn ngay cả người Việt cũng chùn đũa
Những ai không thích "cờ tây" thường ghét luôn mùi của lá mơ.
Luôn tạo ấn tượng mạnh về độ khủng khiếp với các du khách nước ngoài, nhất là những người đến từ các nước châu Âu, song từ xưa đến nay,  loại thịt này luôn được xưng tụng như một món ăn nhiều chất đạm và các món từ thịt chó như nấu đậu, hấp, nướng, dồi luôn là món ăn yêu thích của nhiều người Việt, thậm chí cả du khách nước ngoài.
Thế nhưng, không phải thực khách Việt nào cũng vui vẻ khi nhận được lời mời "chén" thịt chó”.
Có rất nhiều lý do người ta không thưởng thức nó, song nguyên nhân chủ yếu thường là do kỷ niệm đẹp hay sự ám ảnh nào đó gắn với loài vật trung thành này.
Chị Hương, nhà ở Lâm Đồng kể:
“Lúc nhỏ tôi cũng thấy ngon khi thưởng thức các món ăn được chế biến từ thịt chó, nhưng năm học lớp 2, một lần tôi nằm mơ thấy chú chó mà các ông anh tôi làm thịt lúc chiều đứng ngay cửa, vẫy đuôi vui mừng nhưng nhất quyết không chạy đến dù tôi có gọi cỡ nào.
Tỉnh giấc, nghĩ tới việc lúc chiều vui vẻ thưởng thức món ăn làm từ thịt của con vật gắn bó với mình một thời gian, tôi vừa thương nó vừa giận mình. Từ đó, tôi nhủ với lòng không ăn loại thịt này nữa ”.
Trứng vịt lộn
Những món ăn ngay cả người Việt cũng chùn đũa
Trứng vịt lộn hiền hoà và hấp dẫn trong mắt người thích ăn...
Những món ăn ngay cả người Việt cũng chùn đũa
Song không kém kinh dị trong mắt những người không thích.
Cũng thuộc nhóm món ăn kinh dị với người nước ngoài khi tới thăm hay nhắc đến Việt Nam, song so với thịt chó, món ăn vặt này phổ biến hơn, được bày bán rộng rãi hơn nhờ sự tiện lợi và giá thành rẻ.
Nhưng nếu nghĩ rằng vì những lý do trên mà ai cũng hoan hỉ khi được rủ đi “măm” trứng vịt lộn thì không hẳn đã đúng.
Khác với thịt cầy, lý do chủ yếu của việc không thích đưa không thuộc phạm trù yêu thương hay ám ảnh, mà chỉ là cảm thấy ghê ghê khi cắn vào con vịt bé tẹo nhưng đã mọc đủ lông và phát triển tất cả các bộ phận.
Bên cạnh đó là nỗi lo về an toàn thực phẩm với thông tin nếu sau khi trứng ra lò, không có thương lái đến mua, chủ cơ sở sẽ luộc chín trứng trước, việc đó đồng nghĩa khi tới tay người dùng, không ai biết được trứng đó đã luộc bao nhiêu ngày.
Dế, bò cạp, nhộng, nhộng ong
Những món ăn ngay cả người Việt cũng chùn đũa
Món bò cạp tẩm bột chiên giòn hấp dẫn nhưng không phải ai cũng có gan thưởng thức.
Các món ăn được chế biến từ dế, bọ cạp, nhộng ong ban đầu xuất phát từ việc thấy phí nguyên liệu có sẵn, rồi thấy ăn “cũng được, cũng lạ”, món ăn ấy dần trở thành đặc sản địa phương, cuối cùng theo dân sành ăn lan sang các tỉnh, thành khác.
Tuy vậy, với những thực khách yếu bóng vía, việc rủ được họ đến quán chuyên bán những thứ này đã là một thử thách, đừng nói đến việc thưởng thức hay cảm nhận.
Có điều nếu thử một lần “nhắm mắt bịt mũi mà ăn”, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm, ngon của dế, cái béo ngậy của nhộng ong hay cái giòn tan, đã miệng của món bò cạp chiên giòn.
Cá sấu, đà điểu, kangaroo
Những món ăn ngay cả người Việt cũng chùn đũa
Nếu khéo chế biến, bạn sẽ cảm nhận được cái ngon độc đáo của thịt đà điểu.
Các loại thịt này chỉ được những thực khách thích khám phá món lạ hay giới trẻ luôn tò mò với cái mới đón nhận.
Riêng với đại bộ phận những người lớn tuổi, dù ở quê hay thành phố e dè bởi dường như các loại thịt này luôn ẩn chứa nỗi bất an về một thứ thịt “ăn vào không biết có chuyện gì xảy ra”.
Cách duy nhất để cho các "lão tướng" chịu nhấm nháp món ăn này thường là phương án "đánh lận con đen", nghĩa là sau chế biến thành món ăn thì báo lên là được làm từ loại thịt quen thuộc.
Có một điều là cũng như các loại khác, thịt đà điểu, cá sấu hay kangaroo cũng có những phần ngon và không ngon, tiêu biểu như phần thịt ở đuôi hay phần thịt ở chân cá sấu ngon hơn phần thịt ở thân.

Ăn món ăn Việt, chết vì gia vị Trung Quốc

06/07/2014 22:45

Những "gia vị" nhập lậu từ Trung Quốc, phần lớn được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa chất có thể gây ra nhiều chứng bệnh như ung thư, tiểu đường, viêm dạ dày, ruột, gan...

1. Tại TP HCM, chỉ cần ghé vào chợ hay bất cứ cửa hàng tạp hóa nào cũng có thể dễ dàng mua được hàng chục loại "gia vị" xuất xứ từ Trung Quốc. Gia vị để nấu phở gà là một cái chai - tương tự như chai sốt cà chua - bên trong chứa chất sền sệt màu vàng đục, thơm mùi mỡ gà. Gia vị cho món thịt nướng là những bịch nhỏ như bịch sữa tắm, có một chất màu nâu hơi nhầy. Nhỏ mà… có "võ", chỉ cần 1 bịch "sốt thịt nướng" cũng đủ để ướp 1kg thịt heo, còn muốn nấu món bún mắm thì việc gì phải lích kích củ nghệ, củ sả, ớt xay cho mất công, mà chỉ cần một viên bún mắm “Made in China” giá 5.000 đồng là nồi nước lèo bốc mùi thơm phức, 50 - 60 người ăn vẫn… vô tư!
Nói không ngoa, người ta choáng váng vì sự đa dạng của nó. Trong các siêu thị hoặc các cửa hàng thực phẩm lớn, gia vị có xuất xứ từ Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp…, mỗi gói giá không dưới 50 nghìn đồng nhưng ở các tiệm tạp hóa, các chợ nhỏ, gia vị Trung Quốc dưới dạng bột, viên, nước, đắt nhất cũng chỉ 8.000 đồng mà chỉ cần 1 gói hoặc 1 viên, có thể nấu cho hàng chục người ăn. Mùi vị thì bao la: Từ thịt kho tàu, bò kho, cá kho, cà ri, lẩu Thái cho đến canh chua, phở, bún bò Huế, hủ tiếu Nam Vang, bún riêu, bún mắm nhưng sốc nhất vẫn là nước cốt dừa.

 Theo phương pháp truyền thống, muốn có nước cốt dừa thì phải lựa trái dừa có độ khô nhất định, nạo ra, trộn nước ấm rồi vắt nhưng với công nghệ Trung Quốc, chỉ cần 1 gói 100gr pha với nước là có ngay 1 lít nước màu trắng đục, béo ngất ngây, để cả ngày chẳng sợ thiu. Hèn gì chị bán chè chuối hằng ngày vẫn gánh qua nhà tôi rồi khi mấy đứa trẻ gọi mua, chén nào chén nấy chị cho 3, 4 muỗng canh nước cốt dừa nên cũng dễ hiểu vì sao tụi trẻ là khách hàng "chí cốt" của chị.
Tất cả những loại được gọi là "gia vị" ấy, người bán cho biết  họ mua ở chợ Kim Biên, chợ đầu mối Bình Điền. Tò mò, tôi ra hai chợ này xem thử thì chao ơi, hương liệu gần như không thiếu một thứ gì. Tại một quầy, tôi nghe người bán tiếp thị với một phụ nữ khi chị này hỏi mua "bột béo" để nấu sữa đậu nành: "Mỗi gói giá 100 nghìn đồng. Mua về pha với hương sữa, hương đậu nành, đường cát và 25 lít nước là có ngay 25 lít sữa".
Nhẩm thử một phép tính: Cứ mỗi ly "sữa đậu nành" ở một số điểm bình dân bán bên đường giá 10 nghìn đồng thì 25 lít sẽ có 100 ly, người bán thu về 1 triệu đồng. Trừ chi phí vốn liếng khoảng 300 nghìn, người bán lãi 700 nghìn mà chẳng phải nhọc công xay đậu, nấu nướng, còn người uống có ra sao chắc chỉ… trời biết!
Vẫn tại quầy này, người bán quảng cáo: "Nếu muốn mua hương liệu nấu nước mát thì ở đây có sẵn nha đam, chanh dây, cam, ổi, dâu, bí đao, hương cúc,  mía lau, trà xanh, rong biển…, giá mỗi ký từ 60.000 đến 80.000 đồng". Khi biết tôi muốn mua loại gia vị giúp cho lớp da heo quay vừa giòn, vừa đỏ lại vừa có mùi thơm vì tôi tự giới thiệu rằng mình có mối tiêu thụ, ông chủ sạp gia vị ở chợ Kim Biên mau mắn: "Đây! 80 nghìn một gói, tẩm vô rồi đem quay, heo chết non biến thành heo sữa, heo lở mồm long móng thành heo xịn".
Cái gói mà ông ta đưa tôi chỉ là một bịch nylon, nặng khoảng 100gr, miệng hàn kín bằng đèn cầy, chắc là được chia nhỏ ra cho dễ bán. Nó là một chất bột màu nâu đỏ, rất mịn, đem về hòa tan với dầu ăn rồi trước khi cho vào lò quay, quét lên da heo một lớp. Tôi hỏi xuất xứ từ đâu? Ông chủ sạp nheo mắt: "Trung Quốc. Bảo đảm an toàn. Nhiều lò heo quay mua loại bột này của tôi từ năm này qua năm khác mà có thấy ai phàn nàn gì".
Chai "gia vị" phở gà này có thể nấu cho 100 người ăn.
Cũng ở chợ đầu mối Bình Điền, ngoài gia vị mà chúng tôi vừa nêu ở trên, còn có những loại gia vị khác dưới dạng củ, quả. Đó là từng rổ củ gừng mập mạp, vàng ươm, từng chùm tỏi trắng phau, từng đống ớt đỏ thẫm và người bán không hề giấu giếm xuất xứ của nó. Mà có giấu chăng nữa cũng không thể qua mắt được người biết tiếng Hoa bởi lẽ trên các thùng đựng những loại gia vị này, đều in bằng chữ Trung Quốc.
Theo lời những người mua về bán lại hoặc mua về để chế biến trong các quán ăn, nhà hàng, thì nếu mua nguyên thùng giá sẽ rẻ hơn mua lẻ từng ký.
Anh Chấy - tôi tạm gọi tên anh như thế, chủ một quán nhậu ở quận 11 nói: "Mua củ gừng của người mình trồng thì rất khó gọt vì nó cong queo, ngóc ngách. Còn gừng Trung Quốc vừa mập, vừa tròn, lại rất dễ gọt".  Tỏi cũng vậy, nếu như tỏi ta củ thường nhỏ, có nhiều tép thì tỏi Trung Quốc ít tép, lại to nên nhiều nhà hàng đến đây mua về chế biến.
Tôi hỏi vậy còn mùi thơm thì sao vì tỏi Trung Quốc ăn như ăn bột? Anh Chấy cười: "Cũng như củ hành, tỏi xắt mỏng, phi vàng lên thì chẳng ai phân biệt  được đâu là tỏi ta, đâu là tỏi Tàu".
2. Có thể nói, chưa bao giờ người tiêu dùng - nhất là giới công nhân, những người buôn thúng bán bưng, người có thu nhập thấp lại phải chịu cảnh ăn bẩn, uống bẩn như bây giờ. Bên cạnh thịt bẩn, rau bẩn, còn có gia vị bẩn.
Thầy giáo Nguyễn Long Thành, thạc sĩ hóa học, hiện giảng dạy tại Trung tâm Giáo dục Thầy Đồ ở quận Gò Vấp cho biết, bản thân các loại mùi đã là chất độc vì chúng là dẫn xuất của các hợp chất benzen mạch vòng. Do đó, không chỉ mùi cho thực phẩm mà cả mùi cho mỹ phẩm - đặc biệt là các loại mỹ phẩm tiếp xúc trực tiếp với cơ thể - cũng phải tuân theo những quy định chặt chẽ về liều lượng.
Gia vị của Việt Nam cũng rất phong phú nhưng không được ưa chuộng vì giá thành không rẻ như gia vị Trung Quốc.
Gia vị của Việt Nam cũng rất phong phú nhưng không được ưa chuộng vì giá thành không rẻ như gia vị Trung Quốc.
Ở các nước, việc mua bán hóa chất công nghiệp và hương liệu phụ gia thực phẩm hoàn toàn tách biệt nhau. Hương liệu phụ gia thực phẩm chỉ được bán ở các cửa hàng thực phẩm, có ghi rõ công thức hóa học và đã được kiểm tra về độ an toàn khi sử dụng trong chế biến thức ăn cho người. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, đại đa số những loại "gia vị" như thịt kho tàu, bò kho, cá kho, cà ri, lẩu Thái cho đến canh chua, phở, bún bò Huế, hủ tiếu Nam Vang, bún riêu, bún mắm, nước cốt dừa… đều được nhập lậu từ Trung Quốc vào nước ta theo các lối mòn biên giới, và đều không qua khâu kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lưu, chuyên khoa dinh dưỡng cho biết, ở Việt Nam chưa có những cảnh báo chính thức về tác hại của mùi đối với người sử dụng; cũng như chưa có những quy định chặt chẽ về liều lượng mùi trong thực phẩm nên người tiêu dùng chỉ còn biết trông chờ vào "lòng nhân đạo" của nhà sản xuất mà thôi. Riêng với những "gia vị" nhập lậu từ Trung Quốc, phần lớn được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa chất. Nó đánh lừa vị giác, khứu giác, thị giác của người ăn chứ hoàn toàn không có giá trị về dinh dưỡng, chưa kể một số hóa chất có trong gia vị có thể gây ra nhiều chứng bệnh như ung thư, tiểu đường, viêm dạ dày, ruột, gan, thận… nếu ăn uống lâu dài.
Vì vậy, với những loại thức ăn đường phố và ngay cả trong một số tiệm ăn, hãy dè chừng những món ăn có mùi thơm nồng nặc vì theo bác sĩ Lưu, rất có thể nó đã được tẩm "gia vị" bởi lẽ khi tác dụng với nhiệt độ cao, những loại gia vị này thường bay hơi nhanh, tạo ra sự quyến rũ chết người
theo Công an nhân dân

Những món ăn kinh dị nhất thế giới

25/12/2014 14:42

Dơi, bạch tuộc sống, nhện đen, ếch sống, cá nóc, tôm say, cá ướp lạnh… là những món ăn được xếp vào loại lạ lùng nhất thế giới.

Bạch tuộc sống
Những món ăn lạ đời nhất quả đất
Ở Hàn Quốc, món này có tên là Sannakji, gồm bạch tuộc sống ướp với mè và dầu.
Khi vào quán, người phục vụ sẽ mang cho bạn con bạch tuộc sống, sau đó cắt từng miếng nhỏ ra trước mắt bạn khi các xúc tu nó vẫn còn ngọ nguậy.
Quá trình phục vụ này cần phải cẩn trọng bởi các xúc tu bạch tuộc sống có thể khiến bạn mắc nghẹn.
Nhện đen Tarantula
Những món ăn lạ đời nhất quả đất
Đây là một trong những món đặc sản ở Campuchia. Người ta tin rằng do sự thiếu lương thực ở Campuchia trong suốt chế độ Khmer Đỏ đã khiến người dân biến nhện đen thành món ăn.
Hiện tại, họ vẫn dùng nhện đen như món ăn nhanh thú vị.
Ếch sống
Những món ăn lạ đời nhất quả đất
Văn hóa ăn đồ sống khá phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam, trong đó có ếch.
Khi một khách hàng gọi món, phục vụ sẽ mang lên bàn một con ếch đã được lột da vẫn vẫn còn sống. Nghĩa là, bạn phải ăn ếch khi tim còn đập và các chi còn cử động.
Côn trùng
Những món ăn lạ đời nhất quả đất
Côn trùng như kiến, gián, dế… là món ăn xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, được chế biến bằng cách chiên, rang hay thậm chí còn sống.
Cá nóc
Những món ăn lạ đời nhất quả đất
Cá nóc có khả năng gây chết người nếu không được chế biến và nấu chín đúng cách.
Đây cũng là món ăn lâu năm ở Nhật và được luật pháp nước này kiểm soát bằng cách cấp quyền nấu cho những đầu bếp chuyên nghiệp, đã được đào tạo bài bản.
Tôm “say”
Những món ăn lạ đời nhất quả đất
Đây là món ăn phổ biến ở Trung Quốc. Những con tôm nhỏ còn sống được ngâm rượu mạnh cho tới “say”, sau đó được ăn sống.
Kiến ướp lạnh
Những món ăn lạ đời nhất quả đất
Noma, nhà hàng số 1 ở Đan Mạch, cung cấp kiến ướp lạnh trộn salad. Chúng được ăn sống, khi còn bò trên lá rau xanh, được ướp lạnh để bò chậm hơn và có hương vị như sả.
Dơi ăn quả
Những món ăn lạ đời nhất quả đất
Đây là món ăn khá phổ biến ở các nước châu Á như Indonesia, Singapore, Thái Lan… và đảo Guam. Ít chất béo, hàm lượng protein cao, dơi ăn quả trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người.
Chúng được nướng, chiên, hầm với nhiều gia vị để giảm mùi hăng khó chịu.
 
  
L.Thoa - theo Người lao động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét