Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 30

(ĐC sưu tầm trên NET)

Gián điệp là gì?

(Tình báo - Gián điệp) - Gián điệp là một đề tài khá bí hiểm và rất được ưa chuộng, vậy Gián điệp là gì? để hiểu rõ ý nghĩa của nó thì ít có người hiểu được, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc ý nghĩa cơ bản về danh từ này.
Gián điệp là người đi thu lượm tin tức một cách bí mật khiến người bị theo dõi không biết rằng mình đang bị theo dõi. Yếu tố quan trọng của gián điệp là hoạt động bí mật vì nếu người bị theo dõi khám phá ra thì họ sẽ tìm cách thay đổi môi trường để không bị lộ mật.
Lịch sử Trung Quốc và Ấn Độ có ghi nhận nhiều hoạt động gián điệp từ thời xa xưa. Hai nhà chiến lược gia nổi tiếng là Tôn Tử và Chanakya có thảo luận nhiều về các binh pháp lừa địch và làm xáo trộn hàng ngũ quân địch. Đệ tử của Chanakya là hoàng đế Ấn Độ Chandragupta Maurya đã dùng nhiều biện pháp ám sát và gián điệp mà Chanakya đã kể lại trong quyển Arthashastra của ông.
Lịch sử Hy Lạp và Đế Quốc La Mã ghi chép rất nhiều về sử dụng gián điệp để thăm dò quân thù. Người Mông Cổ dùng nhiều gián điệp trong công cuộc chinh phục Á Châu và Âu Châu trong thế kỷ 12 và 13.
Trong Chiến tranh Lạnh từ 1945 cho đến thập niên 1990, Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Quốc dùng rất nhiều gián điệp để thu thập tình báo của kẻ địch, nhất là tình báo về vũ khí hạt nhân. Gần đây các quốc gia này chú trọng gián điệp vào buôn bán ma túy và nhừng tổ chức khủng bố quốc tế.

Ảnh minh họa
Gián điệp là một đề tài rất được ưa chuộng trong dân gian; rất nhiều tiểu thuyết và phim ảnh đã dựa trên đề tài này mà nổi tiếng nhất là “điệp viên 007″ James Bond.
(TH)
trandaiquang.net

Một anh hùng tình báo bị lãng quên

(Tình báo - Gián điệp) - Anatolia Markovich Gurevich góp nhiều công lao vào chiến thắng của Hồng quân nhưng đến nay, những công lao ấy ấy vẫn chưa được lãnh đạo tình báo Nga công nhận.
Đến tháng 11/2013, ông Anatolia Markovich Gurevich – một điệp viên của Liên Xô vừa tròn 100 tuổi, người đã đóng góp rất nhiều công lao vào chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Thế nhưng vì nhiều lý do, cho đến nay những công lao ấy của ông vẫn chưa được giới chức lãnh đạo tình báo Nga công nhận.
Được khôi phục thanh danh nhưng chưa được minh oan
Anatolia Markovich Gurevich sinh ngày 7/11/1913 tại Kharkov trong một gia đình làm bánh mì. Sau khi chuyển về Leningrad, ông theo học Trường đại học Du lịch. Năm 1937, A.Gurevich tình nguyện chiến đấu ở Tây Ban Nha và từ năm 1939 bắt đầu hoạt động trong ngành tình báo quân sự. Từ giai đoạn này, ông mang nhiều tên gọi khác nhau như: Antonio Gosalex, Kent, Thiếu tá Sokolov.
Năm 1940-1941, ông được Cục Tình báo Liên Xô giao nhiệm vụ hoạt động tại Thụy Sĩ, Đức, Tiệp Khắc. Từ năm 1942, ông tới miền Nam nước Pháp thành lập và lãnh đạo một nhóm tình báo ở thành phố Marseilles. Cuối năm 1942, ông bị mật thám Đức Gestapo bắt giữ.
 Anatolia Markovich Gurevich tại căn hộ riêng của mình.
Anatolia Markovich Gurevich tại căn hộ riêng của mình.
Trong vòng kiềm tỏa của Gestapo, A.Gurevich buộc phải tham gia chương trình truyền tin “Gestapo – trung tâm” và ông đã tương kế tựu kế tiếp tục cung cấp nhiều thông tin về cho Cục Tình báo Liên Xô, thậm chí còn tuyển mộ thêm cộng tác viên cho Cục Tình báo Liên Xô. Những hành động táo bạo của A. Gurevich thực hiện được coi là rất ngoạn mục đối với ngành tình báo Xôviết lúc bấy giờ.
Tháng 6/1945, Thế chiến II kết thúc, A. Gurevich trở về Liên Xô và bị… kết tội phản quốc. Năm 1947, ông bị tuyên phạt 20 năm tù và đến năm 1960 mới được trả tự do. Mãi tới năm 1991, Viện Kiểm sát Tối cao Liên Xô mới khôi phục danh dự và rút lại mọi cáo buộc đối với nhà tình báo này.
Anatolia Markovich Gurevich tại căn hộ riêng của mình.
Có thể nói, khi được khôi phục danh dự thì A.Gurevich coi như không phải là người đã từng làm việc cho tình báo của Nga nữa. Ông không được chúc mừng và không được mời dự những ngày lễ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến ngành tình báo, chưa nói tới sự trợ giúp về vật chất. Nguyên nhân của sự thờ ơ, ­lạnh nhạt đó theo như một số đánh giá chính là do tháng 5/1945, A. Gurevich đã làm báo cáo, thẳng thắn chỉ trích những thiếu sót trong công tác đào tạo tình báo Xôviết.
Ngày 6/6 năm đó, khi ông đang ở sân bay Moskva cùng với những nhân viên tình báo mới do ông tuyển mộ thì bị những sĩ quan phản gián Liên Xô đưa về trụ sở KGB ở Lubianka, còn bản báo cáo đó được cất kỹ trong ngăn tủ của Giám đốc KGB – Victor Abakumov.
Dựa vào bản báo cáo này, trợ lý của Abakumov là Moxkalenko đã soạn thảo tài liệu tham khảo mở rộng nói về những thiếu sót trong công tác đào tạo điệp viên ở nước ngoài cho KGB.
Hoàn cảnh cụ thể và hành động thích ứng
Mọi việc lúc đó diễn ra không đơn giản, đầu não của Sở Mật thám Gestapo lúc đó âm mưu cuộc chơi với Moskva mang tên “Gestapo – Trung tâm”. Mục đích của việc này là gây chia rẽ giữa Liên Xô với các đồng minh và sau đó là tấn công chống lại Liên Xô.
Chương trình này còn mang dụng ý tung tin đánh lạc hướng ban lãnh đạo của Hồng quân và tìm ra những điệp viên nằm vùng khác. Một tổ công tác đặc biệt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trùm Gestapo Muler được thành lập. Nhiệm vụ của tổ này là soạn những bản tin mang danh nghĩa của những điệp viên còn đang tự do.
Việc bắt giữ được hai điệp viên Kent và Trepper là một thành công lớn của Gestapo, vấn đề là thuyết phục được hai nhà tình báo này tham gia cuộc chơi. Với dụng ý thâm hiểm đó, cuộc hỏi cung đã khoác một bầu không khí thật thoải mái, không hề có sự cưỡng bức, tra khảo, thậm chí người bị hỏi cung còn được chiêu đãi rượu Cognac.
Trepper đã đồng ý ngay còn Gurevich thì không. Trong một buổi hỏi cung khác, Gestapo cho ông nghe một chương trình mang tên ông và nói thêm rằng nếu ông không hợp tác thì sẽ bị xử bắn. Tháng 2/1943, ông đã đồng ý tham gia “cuộc chơi”.
Bản tin do Trepper đứng tên đã được chuyển tới thư ký của Đảng Cộng sản Pháp – cô Juliette. Trepper hiểu rất rõ rằng đó là dịp may duy nhất mình có thể thông báo cho trung tâm biết về việc anh và Gurevich đã bị bắt. Tháng 1/1943, Trepper bí mật gửi cho Juliette hai bản tin, một của Gestapo, một là của mình để qua đó chuyển về trung tâm. Tới tháng 6/1943, Moskva mới nhận được. Lúc này thì điệp viên Kent cũng có cách riêng để thông báo với trung tâm về những gì đã xảy ra.
Tháng 3/1943, Kent đề nghị nhân viên Gestapo viết thêm vào bản tin do mình đứng tên những dòng chữ ngây ngô, đó là những lời chúc mừng Stalin nhân ngày thành lập Hồng quân Liên Xô. Moskva đã hiểu ngay điều gì đằng sau những lời chúc ấy – Rõ ràng các điệp viên của KGB đã bị khống chế.
Các buổi truyền tin vẫn diễn ra đều đặn hằng ngày. Ngày 16/8/1943. Moskva thông báo cho điệp viên Kent về những thiệt hại mà quân Đức phải gánh chịu tại vòng cung Kursk, dòng cuối cùng của bức điện rất quan trọng: đó là lệnh cho điệp viên Kent thực hiện công việc tuyển mộ người Đức.
Người đầu tiên Kent tuyển mộ được đó là nhân viên điện đài cấp 1 người Áo, thành công này giúp Kent có kênh thông tin với trung tâm đều đặn hơn. Vẫn là những bức điện theo chỉ thị của Muler nhưng ẩn trong nội dung là thông tin đích thực của Kent mà Gestapo không thể đoán biết ra điều gì.
Những cuộc đối thoại với nhân viên Gestapo của điệp viên Kent đã trở thành những cuộc đấu trí căng thẳng, chi tiết này được in trong các tài liệu của các sở đặc vụ. Hoạt đông truyền tin ngày càng mở rộng giúp Kent nắm bắt càng nhiều về hoạt động thực tế của lãnh đạo Đức Quốc xã, những thông tin đó được Kent đều đặn chuyển về Moskva.
Thắng lợi mà cũng như thất bại
Trong suốt năm 1944, điệp viên Kent được giao những nhiệm vụ quan trọng, tuy không nói ra nhưng ai cũng hiểu rằng đó là đề xuất của lãnh đạo KGB, còn quyết định thì được thông qua ở cấp cao hơn.
Xin được lược trích một đoạn trong công lệnh: “Nhiệm vụ của chúng ta là tuyển chọn những người có khả năng và có tầm ảnh hưởng để hoạt động… Dựa vào kinh nghiệm và khả năng làm việc độc lập của anh… Là một người có tính nghiêm túc, chúng tôi giao cho anh nhiệm vụ vô cùng quan trọng của chính phủ… ủy quyền cho anh đích thân tiến hành đàm phán… Trong trường hợp không liên lạc được với chúng tôi, anh có thể tự quyết định…”. Rõ ràng là những nhiệm vụ như vậy chỉ được giao cho những người thực sự tin cậy được kiểm tra kỹ lưỡng, và Kent đã hoàn thành chúng một cách đầy sáng tạo.
Tháng 6/1944, quân Đồng minh đổ bộ vào Pháp, Kent được chuyển về Paris lúc này vẫn bị Đức chiếm đóng, ông được giao nhiệm vụ triệu tập và chỉ huy tất cả các điệp viên kể cả số đang nằm trong vùng chiến sự. Nhưng sau đó ông Susloparov – một đại diện của Liên Xô ở Ủy ban Kiểm tra của Liên Hiệp Quốc về các vấn đề của nước Ý và Trưởng phái đoàn quân sự của Liên Xô ở Pháp đã nhận được bức thư mật từ Moskva đề ngày 3/5/1945.
Nội dung bức thư như sau: “Kent sẽ tới Paris cùng với các cộng sự của anh ta. Khi gặp Kent, các anh không được để lộ sự nghi ngờ của chúng ta đối với điệp viên này, nhớ tổ chức đón tiếp thật tốt và không để vuột mất, nếu cần có thể bắt giam”.
Tại sao lại xảy ra một bước ngoặt bất ngờ như vậy? Ai và từ khi nào đã nghi ngờ Kent? Ngày 31/5/1945, một tuần trước khi bay về Moskva, Giám đốc Cơ quan Tình báo đã gửi lên Ủy ban An ninh “thông tin về hoạt động phản động của Kent- Gurevich”. Đó là ý kiến của cá nhân nào? Đến bây giờ người ta vẫn chưa thật sự tìm thấy câu trả lời.
Theo các tài liệu đã được công bố thì Gurevich đã 3 lần được nhận huân chương cấp Chính phủ, do đã tham gia vào cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, hai lần được nhận huân chương vì những đóng góp trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, trong đó một lần do chính Đại nguyên soái Stalin trực tiếp ký tặng, nhưng thực tế ông lại không nhận được gì.
Một việc rất đáng quan tâm nữa là thời gian Gurevich ở trong trại Vorkuta và trại Mordovia thì lại được tính là thâm niên trong quân đội, còn quân hàm đại úy mà ông được phong năm 1943 thì vẫn “được” giữ nguyên. Cho đến nay, những đồng nghiệp của ông cũng không có bất cứ một tiếng nói nào để Anatolia Markovich Gurevich được truy tặng công trạng.
(Kiến Thức)
 trandaiquang.net


Loại ghế các Pharaoh từng ngồi là sản phẩm gián điệp công nghiệp thời cổ?

Loại ghế tinh xảo này được sử dụng ở Ai Cập cách đây hơn 4.000 năm.

Gần 3.500 năm trước, loại ghế gập mà Pharaoh ở Ai Cập thường ngồi lại trở thành vật không thể thiếu ở nhiều nơi của Bắc Âu. Giờ đây, các học giả cho rằng đây có thể là vụ gián điệp công nghiệp thời cổ.
Khi Tutankhamen qua đời, mộ của ông được chất nhiều vật quý, trong đó có hai chiếc ghế gập, một chiếc làm từ gỗ mun dát ngà voi. Loại ghế tinh xảo đó được sử dụng ở Ai Cập cách đây hơn 4.000 năm. Thiết kế đơn giản bất ngờ gồm hai khung gỗ di động nối lại với nhau bởi các chốt an toàn và một miếng da động vật căng bên trên.
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì vào thời đó người Ai Cập rất quen với loại ghế ngồi vô cùng thoải mái đó. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là những tù trưởng cộc cằn thô lỗ ở Bắc Âu cũng dùng loại ghế đó. Cho tới nay người ta đã tìm ra 20 chiếc ghế ngồi tương tự ở vùng Bắc Âu, hầu hết ở là vùng phía bắc của sông Elbe thuộc Đức. Phần lớn những chiếc ghế được tìm thấy đã bị mục nát, chỉ còn lại đinh tán và chốt bằng đồng hoặc vàng.
Loại ghế các Pharaoh từng ngồi là sản phẩm gián điệp công nghiệp thời cổ? 1
Chiếc ghế từ thời đồ đồng đang được lưu trữ trong bảo tàng ở Đức
Chiếc ghế nguyên vẹn duy nhất được tìm thấy năm 1891 ở Đồi Vàng, gần bán đảo Jutland, một phần của Đan Mạch ngày nay. Chiếc ghế có từ năm 1389 tr.CN làm từ gỗ tần bì, phủ da rái cá được tìm thấy trong một quan tài làm từ thân cây. Nhưng loại ghế gập rõ ràng là có nguồn gốc từ phương Đông. Hình vẽ cổ nhất về loại gỗ này được tìm thấy trên con dấu 4.500 tuổi của vùng Lưỡng Hà. Người Ai Cập cũng đã quen dùng loại ghế này vào thời kỳ trước đó.
Việc sử dụng thiết kế ghế như vậy ở tận Bắc Âu khiến các học giả cho rằng người Bắc Âu đã tự nghĩ ra cấu trúc đó một cách độc lập và song song với người Ai Cập. Nhưng quan điểm đó giờ bị bác bỏ, vì thiết kế và kích thước của những chiếc ghế quá giống nhau. Giờ đây, các học giả cho rằng người Bắc Âu đã đánh cắp thiết kế này. Có lẽ người Ai Cập và người Bắc Âu đã có mối liên hệ với nhau từ cách đây 3.400 năm.
Loại ghế các Pharaoh từng ngồi là sản phẩm gián điệp công nghiệp thời cổ? 2
Loại ghế các Pharaoh từng ngồi là sản phẩm gián điệp công nghiệp thời cổ? 3
Có lẽ một mạng lưới thương mại đã được hình thành trong thời đại đồ đồng, vào lúc đó, những mặt hàng xa xỉ được trao đổi giữa hai khu vực nhờ những người đi bộ. Loại ghế gập vì thế đã được truyền từ bộ tộc này sang bộ tộc khác, vùng này sang vùng khác. Tuy nhiên, điều lạ là ghế gập chỉ được dùng ở Ai Cập và Bắc Âu mà không được sử dụng ở vùng nối giữa hai khu vực. Vì thế, có giả thuyết cho rằng các lái buôn phương Bắc đã có cuộc hành trình dài từ biển Baltic tới Ai Cập, họ đánh cắp thiết kế này rồi mang về phương Bắc.
Các học giả cũng xác định được thời gian chuyển giao kiến thức thời đó. Ai Cập trở thành một cường quốc dưới thời Thumose III (1479-1426 tr.CN), với lực lượng quân đội tiến sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Thay đổi này kéo theo luồng chảy của hàng hóa.
Lúc này, có thể một sứ giả ở Biển Bắc đã tới Ai Cập và vẽ lại mẫu thiết kế ghế gập vào giấy cói. Các thợ thủ công phương Bắc đã copy chính xác từng chi tiết của thiết kế đẹp đẽ. Họ thường sử dụng gỗ sồi hoặc gỗ tần bì để làm khung. Một chiếc ghế cực kỳ tinh xảo được tìm thấy ở vùng phía bắc nước Đức được trang trí cực kỳ cẩn thận, với các núm tua kim loại trang trí và được phủ bằng da đanh.
http://genk.vn

Gián điệp: Lý tưởng hay các hiệp ước ma quỷ

Chủ nghĩa lý tưởng, tư tưởng, lòng yêu nước, tôn giáo, lợi ích cá nhân là một trong những lý do chính trong bối cảnh lịch sử khác nhau sinh ra những gián điệp từ thời cổ đại đến nay.

Trong đó, lý do bảo vệ quyền lợi quốc gia, nhà nước thường được nhắc đến hơn cả. Không chỉ nam giới mà không ít phụ nữ, dù biết chắc những nguy hiểm, rủi ro của công việc gián điệp, vẫn dấn thân hoạt động vì lòng yêu nước, ý chí đấu tranh cho nền dân chủ. 

Trước khi bị người Anh treo cổ, Nathan Hale (1755-1776), một nhân vật được coi là “cha đẻ ngành tình báo quân sự Mỹ”, góp phần đáng kể trong cuộc đấu tranh giành độc lập (1775-1783) của “đất nước cờ hoa” đã nói “Xin lỗi, tôi chỉ có một cuộc đời để cống hiến cho đất nước mình”. Cuộc đời của ông đã trở thành hình mẫu cho nhân vật trong tiểu thuyết "Tên gián điệp" của nhà văn Mỹ nổi tiếng Fenimor Cooper. Tượng đài của ông cũng được đặt tại Washington, là thần tượng của giới trẻ yêu nước thời bấy giờ. 

Trên bệ tượng đài của người anh hùng dân tộc của nước Anh, Edith Louisa (1865-1915), một gián điệp dưới vỏ bọc y tá ở nước Bỉ trong Thế chiến I là dòng chữ: “Chủ nghĩa nhân đạo, sự tự chủ, tận tâm, hy sinh”. Công chúa Ấn Độ, Noor Inayat Khan (1914 - 1944), người được coi là cánh chim đầu đàn của “những cô gái của Churchill” - tức những nữ điệp viên thuộc Cục Tác chiến đặc biệt (SOE) của tình báo Anh thời Thế chiến II. Bà là nữ điệp viên đầu tiên sử dụng sóng vô tuyến để truyền tin tình báo bí mật về Tổng hành dinh chỉ huy ở London. Trước khi bị Đức Quốc xã xử bắn một cách dã man, Noor Inayat Khan hô vang khẩu hiệu “Liberté” (tự do). 

Còn Fritz Kolbe ( 1900 -1971) là một điệp viên của Cục Tình báo chiến lược OSS, tiền thân của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) ngày nay, vốn là một viên chức Bộ Ngoại giao Đức Quốc xã đã bí mật chuyển giao 2.800 tài liệu tối quan trọng của Đức Quốc xã cho tình báo Mỹ thời Thế chiến I. Ông từng nói: “Tôi là một người Đức yêu nước và là một con người. Mục đích của tôi là rút ngắn thời gian chiến tranh cho những đồng hương bất hạnh, để giảm bớt nỗi đau khổ của các nạn nhân trong trại tập trung”. Nói như vậy để biết rằng những gián điệp thực thụ có một bản lĩnh trung kiên không dễ gì lung lay và hậu thế đã tôn vinh họ như thế nào.

Gián điệp: Lý tưởng hay các hiệp ước ma quỷ 1
Tác phẩm điêu khắc mô phỏng cánh chim đầu đàn của “những cô gái của Churchill”, Noor Inayat Khan ở London (Anh)
Điều đáng nói là trong khi chúng ta nói về khái niệm gián điệp một cách công khai và đầy ngưỡng mộ, nhiều trí thức gián điệp lại chỉ coi hành động của mình rất đỗi bình thường, nhất là những gián điệp của chế độ Cộng sản, ủng hộ Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, đó là lý tưởng hoạt động cho một mục đích nhân văn chứ không chỉ là hành động tự phát, ngây thơ. Họ hoạt động bí mật không mưu cầu quyền lợi cá nhân mà xuất phát từ niềm tin chân thành. Họ tin tưởng rằng chủ nghĩa Cộng sản sẽ chiến thắng, cứu nhận loại khỏi chủ nghĩa Tư bản áp bức và Liên Xô là sức mạnh duy nhất có thể cứu nhân loại từ “Đại suy thoái”, giúp bảo vệ thế giới.
“Tội đồ” chế tạo bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới đồng thời là điệp viên nguyên tử người Mỹ từng bán thông tin cho Liên Xô, Klaus Fuchs (1911-1988) từng nói: “Không, tôi không bao giờ là một gián điệp. Tôi không hiểu tại sao các cường quốc phương Tây lại chia sẻ bí mật về bom nguyên tử cho Nga. Tôi có cảm giác tội lỗi nếu Moscow chuyển giao các bí mật này”. Klaus Fuchs cũng nói rằng ông hành động vì niềm tin chứ không phải một điều nào khác. Melita Norwood (1912 - 2005), người được mệnh danh là “điệp viên của thế kỷ”, “Nữ điệp viên không bao giờ bị bắt”, một gián điệp từng cung cấp bí mật hạt nhân của Anh cho Liên Xô trong gần 40 năm từng nói: “Những gì tôi làm không phải vì tiền mà để ngăn chặn việc người dân thường không có thực phẩm, nền giáo dục và dịch vụ y tế tốt”. Người viết tiểu sử của nữ điệp viên này cũng cho hay: “Đó là lý tưởng cộng sản chứ không đơn thuần là chỉ về mặt cảm xúc ngây thơ. Vì lợi ích của toàn thế giới”.

Là một nhà báo điệp viên trong bộ tứ huyền thoại thành Cambrige, Harold Adrian Russell Philby (1912-1988) đã luôn thể hiện niềm tự hào với sứ mệnh của mình. Russell Philby được gọi là “tắc kè hoa” vì khả năng biến hình che mắt kẻ thù một cách tài tình, một điệp viên “siêu hạng” có thể phân biệt đâu là những “tin giả” để đánh lừa Liên Xô và đâu là những thông tin có giá trị. Ông gọi Cục tình báo Liên Xô là một “Đơn vị ưu tú” và ngay trước khi qua đời tại Moscow, Harold Adrian Russell Philby nói: “Tôi muốn được chôn cất ở Liên Xô, mảnh đất mà tôi đã coi như của riêng mình kể từ năm 1930”. 

Gián điệp: Lý tưởng hay các hiệp ước ma quỷ 2
Trước khi qua đời tại Moscow, Harold Adrian Russell Philby muốn được chôn cất ở Liên Xô
Một số gián điệp khác, tất nhiên là một số ít và hiếm hoi, hoạt động gián điệp vì những mục đích cá nhân. Đó là Alfred Redl (1864-1913), một đại tá trong quân đội Áo-Hung, làm gián điệp cho Nga vào đêm trước của Thế chiến I để có tiền duy trì các mối quan hệ đồng tính hay nhà ngoại giao người Anh William Christopher John Vassal (1924-1996) bị KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia của Xô Viết) tống tiền vì nắm giữ những hình ảnh về tình dục đồng giới và phải làm nhiệm vụ gián điệp để ém nhẹm sự việc. Điệp viên người Pháp khác là Lydie Bastien (1922-1993) làm gián điệp cho nước Đức trong Thế chiến II chỉ vì niềm đam mê với đồ trang sức còn điệp viên Mathilde Carré (1910-1970) hoạt động hai mang trong cuộc chiến tranh ở Pháp thừa nhận thẳng thắn rằng bà không coi đó là một sự nghiệp mà đơn giản vì “Tôi muốn các bữa ăn ngon, một người đàn ông và bản Requiem của Mozart”. 

Một gián điệp người Mỹ khác, Nelson Drummond làm công việc bí mật và nguy hiểm này vì ông là một con nghiện cờ bạc và nghiện rượu, cần có tiền để trang trải cuộc sống. Vấn đề đề tài chính do lạm dụng rượu đã đẩy Hansjoachim Tiedge (sinh năm 1937), một nhân viên của Văn phòng Liên bang về bảo vệ Hiến pháp của nước Cộng hòa Liên bang Đức vào con đường làm gián điệp cho Cộng hòa Dân chủ Đức (thường được gọi là Đông Đức), một quốc gia nay không còn nữa, tồn tại từ 1949 đến 1990 theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa tại phần phía đông nước Đức ngày nay. Công việc kinh doanh đồ uống đổ vỡ khiến King William Harvey (1915-1976) phải tới làm việc cho CIA với một thái độ bất nhẫn. 

Gián điệp: Lý tưởng hay các hiệp ước ma quỷ 3
Voltaire là người bạn thân cận với Friedrich Đại đế 
Điều đáng ngạc nhiên là có một bộ phận các nhà văn nổi tiếng đã có một thời làm gián điệp. Đó là nhà văn và triết gia vĩ đại Voltaire (Francois Marie Arouet) (1694-1778), người thân cận của Friedrich Đại đế (1712–1786) của nước Phổ. Nhờ đó, Voltaire biết được tình hình châu Âu, làm phong phú thêm kiến thức khiến ông trở thành một tri thức đáng ngưỡng mộ thời đó. Tác giả cuốn Jungle Book (Sách rừng xanh), Joseph Rudyard Kipling (1865-1936) vốn là người Ấn Độ nhưng lại là “con cưng” của nước Anh vì hành động tuyên truyền mạnh mẽ cho đế quốc này. Một trong những tác giả khai thác thành công chủ đề gián điệp trong văn học là Graham Greene ( 1904 -1991) sở dĩ làm việc ở Tổng cục Tình báo (MI-6) của nước Anh để giải tỏa những “hoài nghi phức tạp”. Trong cuốn tự truyện của mình, xuất bản năm 1971, Graham Greene thú nhận rằng ông từng bị nghi ngờ có quan hệ qua lại với các quan chức Đức, vì thế, thể theo nguyện vọng của gia đình, ông làm công việc gián điệp để được yên lành. Một nhân vật không kém phần nổi tiếng khác, “cha đẻ” của James Bond, Ian Fleming (1908-1964) làm việc trong cơ quan tình báo của Hải quân Anh vì tại đây ông được thử thách trí thông minh và tưởng tượng, ngọn nguồn của các tiểu thuyết hồi hộp, gay cấn. 

Được xem là một công việc có lịch sử lâu đời, huyền thoại về các điệp viên luôn là một chủ đề hấp dẫn. Từ các quý tộc đến nô lệ, nam giới đến phụ nữ có vẻ yếu mềm, nông dân, vô sản, thương nhân, các chính trị gia, quan chức, quân nhân, các linh mục, các nhà thần học, nghệ sĩ đến các giáo viên, những nhân vật có xuất thân gia đình cơ bản đến trẻ mồ côi đều đã lựa chọn công việc hoạt động tình báo bí mật. Chính vì thế, các huyền thoại, giai thoại về các nhân vật của các “Hiệp ước ma quỷ” chưa bao giờ là chủ đề cũ dù đã được kể đi kể lại không biết bao nhiêu lần. 
http://kenh14.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét