Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

CON DÊ

(ĐC sưu tầm trên NET)


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dê nhà
Irish Goat.jpg
Tình trạng bảo tồn
Đã thuần hóa
 

là loài động vật thuộc họ Bovidae (tổng cộng có khoảng 137 loài như trâu, , dê, cừu v.v...). Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng.

Hình dáng bên ngoài

Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, trắng, nâu... Lông dê dài ngắn tùy theo loài và tùy theo các địa điểm địa lý khác nhau mà chúng sống, ví dụ như những loài dê sống ở vùng nóng thì lông ngắn và thưa, còn những loài dê sống ở vùng lạnh thì lông dài và rậm hơn (như ở các vùng đồi núi hoặc những nơi cao hơn mực nước biển).[2]
Ở đa số các loài dê thì giống đực có sừng còn giống cái thì không. Sừng dê có nhiều hình dáng (cong ngược về phía sau, thẳng đứng, uốn cong hình trôn ốc...).
Cả dê cái và dê đực đều có râu.
Con ngươi của dê hình chữ nhật [cần dẫn nguồn].

Đặc điểm tiêu hóa

Một con dê đực đang ăn cỏ
Dê thuộc loại súc vật nhai lại như trâu, bò, cừu... Bộ máy tiêu hóa của dê được cấu tạo để có thể tiêu hóa được đủ loại thức ăn khác nhau (như vỏ cây, các loại cây cằn cỗi...).
Miệng của dê tuy nhỏ nhưng môi lại rất mềm nên có thể gặm được nhiều loại thức ăn (như cỏ, cành, lá, gai góc, vỏ cây...). Lưỡi dê có nhiều loại gai thịt là đầu dây thần kinh khác nhau, các gai này không những phân biệt được mùi vị mà còn có thể ước lượng được độ cứng, mềm của thức ăn. Hàm trên không có răng cửa nhưng thay vào đó là một khối xương lớn, có thể coi như một răng cửa lớn đối diện với 8 răng cửa ở hàm dưới. Dê dùng răng cửa ở hàm dưới cắt nhỏ những đồ ăn dài và cứng (như cành, bụi cây...) bằng cách nghiến vào khối xương ở hàm trên, sau đó dùng 12 cặp răng hàm để nghiền thêm.
Dạ dày của dê là một cơ quan rất lớn, dung tích có thể lên tới 30 lít chiếm hết xoang bụng bên trái, được chia thành 4 ngăn với các chức năng riêng biệt, có thể coi như 4 dạ dày nhỏ. Bốn túi này có kích thước và công dụng khác nhau, gồm:
  • Dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm khoảng 80% thể tích toàn dạ dày dùng để chứa thức ăn vừa nuốt vào.
  • Dạ tổ ong là túi nhỏ nhất, dung tích chiếm khoảng 1-2 lít toàn dạ dày, mặt trong có nhiều ô năm góc, dùng để nghiền thức ăn.
  • Dạ lá sách lớn hơn dạ tổ ong, mặt trong có nhiều lá thịt mỏng xếp lại (như các trang sách), dùng để ép thức ăn thu hút những chất dinh dưỡng dưới thể lỏng.
  • Dạ múi khế dài khoảng 40 cm có nhiều tuyến tiêu hóa và mạch máu nên mềm và xốp.
Thức ăn sau khi qua 4 túi của dạ dày sẽ được chuyển tới ruột non gồm các tuyến nhỏ để hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, phần dư thải còn lại sẽ được tống xuống ruột già để bài tiết ra ngoài.

Cách ăn

Khi ăn, dê dùng lưỡi để vơ lấy đồ ăn (giống như loài chó, mèo...). Dê không nhai kỹ mà chỉ nhai sơ qua rồi nuốt nhanh.

Phân bố địa lý

Dê sinh sống ở khắp nơi, từ những vùng nóng như châu Phi đến những vùng lạnh như châu Âu..., từ vùng đồng bằng cho đến vùng đồi núi...

Phân loài

Một con dê thuộc giống Boer
Dê có nhiều loài. Một số loài được kể đến như:
  • Ibex có nhiều tại vùng núi non thuộc SudanSiberia cũng như tại vùng núi Alps và Caucasus.
  • Rocky Mountain sinh sống chủ yếu tại Hoa KỳCanada.
  • Saanen
  • Togenburg
  • Alpine
  • Swiss Alpine
  • Chamoise
  • Brienz
  • Cou Blanc (Cổ Trắng)
  • Cou Noir (Cổ Đen)
  • Cou Clair
  • Angora
  • Cashmere
Ngoài ra dê còn được phân làm hai nhóm là dê hoang và dê nhà:
  • Dê hoang sống thành bầy đàn và sống ở những môi trường như rừng, đồi núi...
  • Dê nhà cũng sống thành bầy đàn nhưng được con người chăn nuôi và sống ở chuồng, hoặc một vùng đất của chủ đàn dê được chăn nuôi ở vùng đất đó... Dê nhà nuôi để khai thác những giá trị kinh tế có từ dê.

Giá trị kinh tế

Vắt sữa dê
Dê là loài động vật cung cấp nhiều giá trị kinh tế. Nuôi dê:
  • Để lấy thực phẩm (thịt, sữa...)
  • Để lấy sữa (sữa dê không chỉ làm thực phẩm mà, các sản phẩm như sữa rửa mặt, sửa tắm,... cũng có thành phần chiết xuất từ sữa dê)
  • Để lấy lông (làm áo ấm, chăn...), lấy da, lấy sừng (dùng để trang trí trong nhà...),...
  • Để làm cảnh.

Sinh trưởng

Bảng dưới đây liệt kê đặc điểm sinh trưởng của một số loài dê nhà:
Lứa tuổi Dê cỏ Dê bách thảo Dê barbary Dê Jumnapari Dê Beetal
Sơ sinh: Đực 2,29 kg 2,78 kg 2,31 kg 3,41 kg 3,5 kg
Cái 1,62 kg 2,3 kg 2,19 kg 3,0 kg 3,0 kg
3 tháng: Đực 6,1 kg 11,6 kg 9,4 kg 12,4 kg 12,98 kg
Cái 5,3 kg 10,1 kg 9,1 kg 11,7 kg 10,7 kg
6 tháng: Đực 9,7 kg 17,9 kg 14,87 kg 18,6 kg 19 kg
Cái 8,2 kg 15,9 kg 12,5 kg 14,6 kg 15,4 kg
9 tháng: Đực 14,3 kg 25,5 kg 19,4 kg 24,0 kg 26,6 kg
Cái 13,7 kg 22,1 kg 15,3 kg 20,6 kg 22,9 kg
12 tháng: Đực 19,8 kg 31,4 kg 23,3 kg 30,2 kg 31,6 kg
Cái 17,2 kg 26,81 kg 18,31 kg 29,4 kg 25,7 kg
18 tháng: Đực 25,0 kg 41,7 kg 31,1 kg 39,3 kg 40,9 kg
Cái 20,7 kg 33,5 kg 21,8 kg 27,1 kg 29,6 kg
24 tháng: Đực 28,0 kg 46,2 kg 34,7 kg 47,5 kg 50 kg
Cái 22,8 kg 35,3 kg 23,71 kg 29,0 kg 33,0 kg
30 tháng: Đực 32,8 kg 54,3 kg 39,7 kg 54,4 kg 56,2 kg
Cái 25,7 kg 38,6 kg 25,8 kg 32,1 kg 36,0 kg
36 tháng: Đực 36,6 kg 57,3 kg 44,9 kg 59,5 kg 62,3 kg
Cái 27,6 kg 40,6 kg 28,0 kg 36,2 kg 40,1 kg

Sinh sản

Dê là loài động vật có khả năng sinh sản rất nhanh (hơn cả , trâu...). Đa số các loài dê đến 6-8 tháng tuổi là đến tuổi động dục. Thời gian dê mang thai khoảng 140 ngày.[3] Chính vì tốc độ sinh sản nhanh cùng với thói quen ăn nhiều của dê mà ở có một số khuyến cáo không nên thả rông dê nhà mà không kiểm soát.

Tín ngưỡng

Dê là một trong những thần vật được người Ai Cập sùng bái vì sự đóng góp quan trọng của dê đối với đời sống con người. Một số dân tộc khác lại dùng dê làm vật tế thần. Người Ai Cập dùng dê dâng cho các ác thần để thay thế cho con người.
Vào thời cổ La Mã, trong lễ hội Lupercalia cử hành vào ngày 15 tháng Giêng đầu năm, các thầy tế dâng lên thần linh một con dê và một con chó để cầu cho mưa thuận gió hòa và mọi người được sạch tội. Da dê sau đó được chia ra từng mảnh nhỏ để các chàng trai mang trong mình như lá bùa giúp mùa màng tươi tốt. Phụ nữ La Mã cũng tìm đủ cách để chạm được tay vào miếng da dê tế thần vì họ tin tưởng rằng làm như vậy sẽ sinh nở dễ dàng hơn. Vì vậy, sau hội Lupercania, nhiều đôi trai gái nên duyên nhờ miếng da dê.
Trong Thiên Chúa Giáo, hình ảnh con chiên, con dê rất gần gũi với người Do Thái từ mấy ngàn năm nay. Đức chúa Giêsu chào đời trong máng cỏ tại một hang có nhiều dê, chiên, lừa... thở hơi ấm. Ngoài ra, hình ảnh con chiên, con dê hy sinh, nhận lãnh làm của đền tội cho dân Do Thái không một lời than van thực ra là hình ảnh của chúa Giêsu gánh nhận trên vai mọi tội lỗi của nhân loại, như lời tiên tri Isaia đã nói trước 700 năm: "Người đã gánh mọi tội ác, mọi yếu đuối trên mình". Cũng chính vì sự so sánh này mà hàng ngày các giáo dân thường cầu nguyện "Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng tôi..."
  Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 13:25, ngày 22 tháng 7 năm 2014.
 
 

Dê trong biểu tượng văn hóa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dê trong biểu tượng văn hóa

Goat family.jpg
 
Trong các loài gia súc, con là loài có ý nghĩa tinh thần phong phú và có giá trị biểu tượng cao. Nó thể hiện vai trò gần gũi mà quan trọng, tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng, tích cực tới đời sống văn hoá của nhiều nước. Trong văn hóa phương Đông dê là một trong 12 con giáp, đại biểu cho địa chi (Mùi), và cũng nằm trong tam sinh lục súc (三牲六畜), trong văn hóa phương Tây, dê nằm trong 12 cung Hoàng đạo với hình tượng Ma Kết, dê còn xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp, Bắc Âu và đặc biệt là trong Kitô giáo với hình tượng con dê gánh tội.
Là một biểu tượng phong phú, xuất hiện lâu đời từ thời tiền sử loài người, trong đời sống vật chất và tâm linh, từ Đông sang Tây, biểu tượng dê phong phú và phức tạp, sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh phồn thịnh. Dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục vì loài dê vốn tràn đầy sinh lực tình dục trong thực tế một con dê đực có thể giao phối với cả đàn dê cái và cũng từ đây con dê lại bị nhìn nhận là đại diện cho thói dâm đãng với hình tượng con dê già hay máu dê của đàn ông[1]. Ngoài ra, dê còn là biểu tượng cho sự hiến tế ở các hai nền văn hóa Đông-Tây.

Tổng quan

là loài động vật thuộc họ Bovidae. Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng. Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, trắng, nâu... Ở đa số các loài dê thì giống đực có sừng còn giống cái thì không. Sừng dê có nhiều hình dáng (cong ngược về phía sau, thẳng đứng, uốn cong hình trôn ốc...). Cả dê cái và dê đực đều có râu. Dê thuộc loại súc vật nhai lại như trâu, bò, cừu... Bộ máy tiêu hóa của dê được cấu tạo để có thể tiêu hóa được đủ loại thức ăn khác nhau (như vỏ cây, các loại cây cằn cỗi...).
Khi ăn, dê dùng lưỡi để vơ lấy đồ ăn. Dê không nhai kỹ mà chỉ nhai sơ qua rồi nuốt nhanh. Dê hoang sống thành bầy đàn và sống ở những môi trường như rừng, đồi núi...Dê nhà cũng sống thành bầy đàn nhưng được con người chăn nuôi và sống ở chuồng, hoặc một vùng đất của chủ đàn dê được chăn nuôi ở vùng đất đó... Dê nhà nuôi để khai thác những giá trị kinh tế có từ dê. Dê là loài động vật có khả năng sinh sản rất nhanh, con dê đực có thể giao phối mạnh với rất nhiều con cái trong bầy.

Phương Tây

Trong văn hóa phương Tây, dê là một trong 12 biểu tượng của Cung Hoàng Đạo. Dê còn làm hình tượng cho Dionyos. Trong bi kịch, một thể loại văn học lớn lao của nhân loại, tiếng Hy Lạp là tragôidia bắt nguồn từ tragos, nghĩa là con dê đực. Biểu tượng của Ma Kết có hình ảnh của chữ ‘v’ cho đầu của một con dê biển, bởi vì chòm sao Ma Kết được tìm thấy ở phía Nam trên bầu trời hoàng đạo. Cũng có những ý kiến cho rằng biểu tượng này diễn tả một con dê đang khuỵ gối. Chòm sao này thường được mô tả là một con dê với đuôi cá. Ma Kết đôi khi được ví như là một con dê biển, hay thỉnh thoảng là một con dê trên cạn.
Từ dê đực sang dê cái hình tượng đã đổi giá. Dê cái là hình ảnh đáng kính yêu trong các huyền thoại phương Tây, là nghĩa mẫu của thần Zeus, là bóng dáng con người gian nan vượt núi trèo non đeo đuổi cuộc sống và lý tưởng, sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh phồn thịnh. Ngược lại, dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục. Trong các xã hội xưa, đạo đức và tôn giáo tìm cách kìm hãm bản năng tính dục, thì sinh lực của chàng dê bị bêu riếu, phê phán, bị sử dụng như một thứ "dê tế thần, dê sứ giả " (bouc émissaire, scape coat)

Hy Lạp-La Mã

Một truyền thuyết nói rằng khi vị thần dê Pan bị tấn công bởi con quái vật Typhon, ông ngâm mình xuống sông Nin, phần phía trên mặt nước vẫn là dê, nhưng phần ở dưới nước đã hóa thành cá. Trong huyền thoại Hy Lạp con dê đực còn là hình tượng của thần Pan, thủy tổ của mục đồng, ngày xưa là kẻ chăn dê, Pan sống trên non cao, thổi sáo làm bằng ống sậy để tưởng nhớ giọng nói của người yêu đã lẫn hồn vào lau lách. Nhưng thần thoại Hy Lạp không nói đến dê biển mà nói đến Pan, một bán thần hay Á thần (demigod) có nửa trên là người nửa dưới là dê. Ông là con của thần Hermes và một nữ thần rừng (Nymph). Trong văn hóa Babylon, Capricorn hay dê biển (Seagoat) là hình ảnh của nam thần xứ Babylon, đầy quyền năng tên là Ea. Ông có nửa dưới cơ thể là cá, đầu và mình dê. Ban đêm, vị thần sống trong đại dương nhưng mỗi ngày đều ngoi lên để canh giữ đất liền.
Bạch dương
Thần thoại Hy lạp, La mã ghi lại Zeus- Jupiter chúa tể các vị thần, lúc sinh ra bú sửa dê pha với mật ong. Khi tế thần người ta phải dâng dê, bò thui đốt. Tế thần Hecmet cũng phải có mật ong, bánh ngọt, heo và dê con. Trong truyền thuyết Hy Lạp còn có kể về quái vật dê - Yale (tiếng Latin: eale, tiếng Do Thái: ל, yael tức là con dê núi) với những đặc điểm của thân hình một con dê nhưng kết hợp có hàm lợn. Yale được miêu tả trong thần thoại Hy lạp cổ như một con dê với cặp sừng lớn và có sức mạnh rất lợi hại. Loài vật này có kích thước bằng con hà mã, bộ hàm giống loài lợn và có bộ lông màu vàng hoặc nâu. Tên của chúng bắt nguồn từ một từ có nghĩa là "có thể quay lại" trong tiếng Hy Lạp, ý muốn nói sừng của loài Yale có khả năng quay và thay đổi hướng để tấn công con mồi và đối thủ ở bất cứ phương hướng nào. Ngoài chức năng tự vệ, cặp sừng này còn dùng để săn mồi bằng cách đâm xuyên qua con mồi.
Vào thời cổ La Mã, trong lễ hội Lupercalia cử hành vào ngày 15 tháng Giêng đầu năm, các thầy tế dâng lên thần linh một con dê và một con chó để cầu cho mưa thuận gió hòa và mọi người được sạch tội. Da dê sau đó được chia ra từng mảnh nhỏ để các chàng trai mang trong mình như lá bùa giúp mùa màng tươi tốt. Phụ nữ La Mã cũng tìm đủ cách để chạm được tay vào miếng da dê tế thần vì họ tin tưởng rằng làm như vậy sẽ sinh nở dễ dàng hơn. Vì vậy, sau hội Lupercania, nhiều đôi trai gái nên duyên nhờ miếng da dê.

Bắc Âu

Trong thần thoại Bắc Âu, Thần Thor cưỡi trên một cỗ xe được kéo bởi hai con dê đực, mỗi khi người Bắc Âu cổ xưa nghe tiếng sấm, họ sẽ nói rằng thần Thor đang cưỡi cỗ xe của ông đến. Khi Thor cưỡi cỗ xe dê đến đấu trường, tên khổng lồ đá có trái tim nhát gan nên bỏ chạy mất. Thor quăng búa sét đánh Hrungnir, còn tên khổng lồ quăng một cặp sừng lên đánh Thor. Chiếc búa đụng phải cái sừng văng mất, nhưng một mảnh vỡ của cái sừng đánh trúng đầu Thor.

Kitô giáo

Hình tượng con dê phổ biến trong Kinh thánh
Trong Kitô giáo, hình ảnh con chiên, con dê rất gần gũi với người Do Thái từ mấy ngàn năm nay. Đức chúa Giêsu chào đời trong máng cỏ tại một hang có nhiều dê, chiên, lừa... thở hơi ấm. Ngoài ra, hình ảnh con chiên, con dê hy sinh, nhận lãnh làm của đền tội cho dân Do Thái không một lời than van thực ra là hình ảnh của chúa Giêsu gánh nhận trên vai mọi tội lỗi của nhân loại, như lời tiên tri Isaia đã nói trước 700 năm: "Người đã gánh mọi tội ác, mọi yếu đuối trên mình". Cũng chính vì sự so sánh này mà hàng ngày các giáo dân thường cầu nguyện "Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng tôi...". Trong Kinh thánh còn cho thấy dê chính là vật cưng của Quỷ Satan (Baphomet).
Trong các kinh Cựu ướcTân ước có đề cập đến hình tượng hai con dê dùng để hiến tế. Con thứ nhất là con dê tạ tội tức là con dê bị giết để tạ tội với Chúa, còn con dê thứ hai là con dê gánh tội là con dê bị yểm trù mọi tội lỗi của người Do Thái trút lên nó rồi đuổi nó vào sa mạc. Cả hai con dê đều liên quan đến nghi thức hiến tế và được đề cập rất cụ thể, từng chi tiết và sống động trong các tài liệu của Kitô giáo. Trong kinh Cựu Ước: Dê được nhắc đến trong kinh Cựu ước thông qua câu chuyện về Chúa gọi và chọn ông Áp-ra-ham để khởi đầu cho một dân riêng của Chúa.
Ðể chứng minh lời hứa của mình về quyền sở hữu đất đại của ông Áp-ra-ham, Chúa đã truyền cho ông Ap-ra-ham tìm vật đính ước gồm một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con cừu đực ba tuổi, một chim gáy, và một bồ câu non làm vật tế lễ để thiết lập giao ước, các con vật phải ở hạn ba tuổi là vì chúng đang trong thời kỳ tinh tuyền, không vết nhơ, và không bị uế tạp. Ông Áp-ra-ham đã làm theo lời chỉ dạy. Ông đặt tất cả lễ vật lên trên bàn thờ. Người dâng tiến lễ vật sẽ đặt tay trên con dê. Con dê sẽ bị giết, và con cháu ông A-ha-ron sẽ rảy máu con dê chung quanh bàn thờ (trích Lv 3:12-13).
Con dê sẽ bị giết và vị tư tế dùng tay bôi máu con vật lên các góc của bàn thờ, số máu còn lại thì đổ xuống chân bàn thờ (Lv 4:22-26). Trong một đàn dê, người ta chỉ giữ một vài con dê đực, trong khi dê cái thì có thể nhiều. Vì số lượng dê đực hiếm hoi, nên trị giá một con dê đực có lẽ đắt hơn một con dê cái vào thời đó. Luật Do thái qui định dùng con dê để làm lễ xá tội cá nhân hay tập thể chỉ trong trường hợp họ phạm tội một cách vô ý. Trường hợp họ xúc phạm mệnh lệnh Chúa một cách cố tình và được người khác biết, thì không thể dùng con dê để làm của lễ xá tội.
Con dê gánh tội hay còn gọi là oan dương
Trong ngày lễ Sa-ba-át của người Do thái, ngoài một vài con vật ở trên, cộng đồng Do thái đặc biệt tiến dâng hai con dê đực trước bàn thờ Chúa. Vị tư tế sẽ bắt thăm chọn giữa hai con: Một thăm chọn một con cho Chúa, thăm còn lại sẽ chọn con dê cho A-da-dên.. Vị tư tế sẽ sát tế "con dê cho Chúa" làm lễ tạ tội cho toàn dân (con dê tạ tội). Sau khi rảy máu con dê trên một cái nấp xá tội và làm một vài nghi thức thánh hiến bàn thờ con dê bị sát tế để tạ tội thì xác của nó được đem ra ngoài trại xa mà đốt đi. Sau đó người ta dẫn con dê cho A-da-dên còn sống tới. Vị tư tế đặt hai tay lên đầu con dê này, rồi xưng thú trên nó tất cả lỗi lầm của toàn dân. Ông trút tất cả những tội lỗi đó lên mình con dê gánh tội hay oan dương. Sau khi xưng thú tội cộng đồng xong, vị tư tế sẽ nhờ một người phục dịch dẫn con dê này thả sâu vào sa mạc.
Con dê này gánh mọi tội lỗi cộng đồng Do Thái mà đi lạc lõng trong sa mạc. Thức ăn của dê là cỏ tươi mà giữa một sa mạc khô cằn, không cỏ, không nước, lại có thú dữ ăn thịt như sư tử và chó sói quanh quẩn, thì số phận của con dê gánh tội coi như đã được định đoạt. Vì phải gánh tội cho cộng đồng mà nó giờ đây phải sống trong đói khát và sợ hãi,và cuối cùng nó sẽ chết trong đau đớn, có khi là kiệt sức vì đói khát, có khi bị phanh thây bởi một con sư tử hay một đàn sói dữ tợn. Về người thả dê khi trở về phải làm những việc thanh tẩy để tránh sự uế tạp lây từ con dê đó. Anh ta phải giặt áo và tấm rửa kỷ lưỡng trước khi anh ta trở về với cộng đồng.
Sách Dân số cũng đề cập rất nhiều đến lễ vật cho Chúa bằng các con vật kể trên. Nói về con dê, tựu trung thì lễ xá tội cần một con dê đực cho các đầu mục hay cho từng chi tộc, trong khi một con dê cái thì dành cho các thường dân. Lễ cầu an trong dân thì cần năm con dê đực. Lễ tạ tội cho vương quốc thì cần bảy con dê đực (2 Sb 29:21). Lễ khánh thành đền thờ Chúa thì cần mười hai con dê đực (Er 6:17). Ngay cả khi dân Do Thái trở về đất nước sau thời gian bị lưu đày. Họ cũng đã dùng mười hai con dê đực để làm lễ tạ tội (Er 8:36).
Trong Cựu ước cho rằng, Chúa đồng ý tha thứ lỗi lầm cho người có tội nếu họ mang tế vật, đặc biệt là con dê, đến trước bàn thờ Chúa để các vị tư tế sát tế nó. Máu chiên, bò, và dê đã trở thành biểu tượng và dấu ấn giữa Chúa và con người. Khi nào họ phạm tội thì việc đầu tiên là đi kiếm cho mình một con dê, rồi mang nó đến trước bàn thờ. Vị tư tế sẽ sát tế con vật và rồi nghiễm nhiên tội họ được tha. Tuy vậy việc sát tế lễ vật cần phải đi đôi với lòng thành. Kinh Thánh cũng nói đến chuyện Chúa đã chê bài lễ vật: Ngần ấy lễ lược của các ngươi, đối với ta, nào có nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã thấy ngấy. Máu bò, máu chiên dê ư, Ta đây chẳng có thèm đâu! (Is 1:11).
Con dê bị giết cho lễ Christmas
Bò của ngươi, ta nào có tha thiết
Chiên của ngươi, chẳng lẽ ta ham hố!
Vì thú rừng là của ta hết thảy,
Cả ngàn muôn loài vật và núi đồi
Mọi thứ chim trời, ta đều nắm rất rõ,
Động vật nơi hoang dã chính thuộc về ta.
Ta mà đói, ta đâu cần nói cho các ngươi hay,
Vì trái đất với mọi loài, chính ta làm chủ.
Thịt bò há là thức ăn của ta ăn ư?
Máu chiên há là đồ để ta uống à?
Trong kinh Tân Ước con số tám ngày liên quan đến chuyện con dê trong Cựu ước. Chúa đã nói với Mô-sê rằng , chiên, hay dê, sau khi sinh, sẽ ở với mẹ nó bảy ngày, từ ngày thứ tám trở đi, nó sẽ được đoái nhận làm lễ tiến, làm lễ hỏa tế dâng Chúa (Lv 22:27). Ma-ri-a và tGiu-se đã không tiến dâng một con dê hay con cừu, nhưng đã tiến dâng một đôi chim bồ câu non thể theo luật truyền dạy. Giao Ước cũ trong Cựu ước là máu của chiên, bò, và dê. Giao Ước mới trong Tân ước thì không dùng máu súc vật nữa.

Phương Đông

Trong văn hóa phương Đông với thuyết 12 con giáp thì dê là con giáp đại biểu cho địa chi Mùi - một chi quan trọng, mang những ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc. Giờ Mùi kéo dài từ 13 đến 15 giờ, thời gian mở đầu buổi chiều, con người vừa ăn trưa xong, đang thanh thản nghỉ ngơi và sung mãn bước vào buổi lao động mới. Trong 12 con giáp, Dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, thuần hậu nhưng cũng không kém phần nhanh trí. Dê là một trong những thần vật được người Ai Cập sùng bái vì sự đóng góp quan trọng của dê đối với đời sống con người. Một số dân tộc khác lại dùng dê làm vật tế thần. Người Ai Cập dùng dê dâng cho các ác thần để thay thế cho con người.

Trung Quốc

Cadiabolica.jpg
Trung Quốc có nhiều điển tích gắn liền với con dê, chứng tỏ nó gần gũi trong cuộc sống của người Trung Quốc, nổi tiếng thì có điển tích Dương xa (tức xe dê kéo), cụ thể là vua Tấn Võ đế của Trung Quốc thường dùng xe dê kéo đi mỗi đêm trong cung cấm, hễ dê dừng ở cửa phòng cung phi nào tức đêm ấy nhà vua sẽ ngủ với cung phi đó. Nên hàng trăm cung phi mỗi đêm tìm lá dâu non loại lá mà dê háu ăn rồi đặt trước cửa phòng để xe dê dừng lại. Nhưng không được vua đến tìm thú vui, thì người cung nữ cảm thấy cô đơn lạnh lẽo. Và điều này được phản ánh qua tác phẩm của Việt NamCung oán ngâm khúc
Phải duyên hương lửa cùng nhau
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào
Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ
Dấu dương xa đám cỏ quanh co
Điển tích chăn dê gắn liền với Tô Vũ là tôi trung của nhà Hán khi đi sứ mang đất Hung Nô, bị Thuyền Vu Hung Nô giữ không cho về và truyền lệnh đầy ông này lên phương bắc (Bắc Hải), vắng như sa mạc, tuyết phủ quanh năm. Ông này phải chăn một đàn dê đực, với sắc chỉ của chúa Hung Nô: Bao giờ trong đàn dê, dê đực đẻ con, sứ thần Tô Vũ được trở về đất Hán. Sau này nhà Hán thực hiện chính sách ngoại giao hòa hoãn với Hung Nô, Tô Vũ mới được tha về và ông này trở thành một tấm gương về tinh thần trung quân ái quốc của Trung Quốc.
Điển tích năm bộ da dê kể về thừa tướng Bách Lý Hề là tướng nước Ngu mà Nước Ngu bị Tấn cướp, Bá Lý Hề lưu lạc sang nước Sở làm kẻ chăn dê. Vua nước Tần là Mục Công biết Bá Lý Hề là người tài giỏi, sai người mang năm bộ da dê chuộc về làm tướng quốc khi đã ở tuổi 70. Sau, Bá lý Hề giúp Mục Công dựng nghiệp lớn. Sau đó có một câu hát trong bộ truyện Đông Chu Liệt Quốc mô tả về nội dung này: Năm bộ da dê/Bá lý Hề, năm bộ da dê/Từ chàng ra đi/Mổ con gà mái/Nồi cơm gạo đỏ/Chừ thương thì thương/Ngày nay giàu sang/Chàng quên chăng chàng
Người nước Lỗ thời trước hay mổ thịt dê đực làm lễ Cốc sóc, về sau lễ ấy được bỏ đi nhưng người ta vẫn theo lệ mà nộp dê. Tử Cống muốn bỏ hẳn lệ ấy đi, nhưng Khổng Tử lại bảo Ngươi tiếc con dê còn ta thì tiếc cái lễ ngầm nói rằng triều vua bây giờ đã suy, bỏ mất lễ Cốc sóc nhưng vẫn giữ tục nộp dê thì người ta vẫn nhớ đến lễ ấy và lễ cốc sóc không mất hẳn. Trang Tử đã có kể chuyện về người bán thịt dê nước Sở, có công phò vua, nhưng từ chối công khanh. Sách Liệt Tử, cùng thời, kể chuyện một con dê mất, nhiều người đi tìm, nhưng không kiếm ra vì đường đời lắm ngã rẽ.

Việt Nam

Do dê được thuần dưỡng từ rất sớm, sử dụng phổ biến, liên tục, lâu dài, mang giá trị vật chất đa dạng và mật thiết, nên dê cũng tạo giá trị tinh thần phong phú ảnh hưởng đến tâm linh và đời sống văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam. Đối với người Việt Nam, dê cũng tạo ra giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm linh và đời sống văn hoá nghệ thuật của người Việt Nam. Nó là một trong sáu con vật nuôi thông dụng nhất trong Lục súc gồm Dê, , chó, lợn, ngựa, trâu và một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thánh là tam sinh gồm dê, lợn, trong sự kết hợp thiên can với địa chi để tính thời gian và chu kỳ phát triển, dê nhập hệ lịch can chi 12 con vật, là biểu tượng chi Mùi
Sách Lĩnh Nam Chích Quái ở chương đầu tiên, về họ Hồng Bàng, đã kể lại rằng từ thời xa xưa, người Việt trong hôn nhân, đã biết giết trâu, dê làm đồ lễ, con dê đã được nuôi làm gia súc và sử dụng vào việc tế lễ. Vào giữa thế kỷ 16, trong bài Đào Nguyên Hành thì Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã tả cảnh nông thôn Việt Nam là Trâu bò, gà lợn, dê ngan/Đầy lũ đầy đàn, rong thả khắp nơi. Vào thời nhà Nguyễn, con dê chỉ được sử dụng trong việc tế lễ: Dê vốn thật thuộc loài tế lễ/... Để hòng khi tế thánh tế thần/... Hễ có việc lấy dê làm trước/Dê dâng vào người mới lạy sau. Theo Ðại Nam thực lục Chính Biên, dưới triều đại vua Minh Mạng, mùa Ðông năm Minh Mạng (1836) thứ 17, nhà vua sai mua 220 dê đực và 100 dê cái, chọn 20 con dê đực giao Tể sinh làm lễ vật tế lễ Nam Giao, đặt tại đàn Thượng có thịt dê ướp dương hải.
Dê cũng là hình ảnh tiêu biểu đi vào thơ văn Việt. Trong tác phẩm Hịch Tướng sĩ, Trần Hưng Đạo cũng có nhắc đến hình ảnh con dê và coi đó là biểu hiện của bọn sứ giả Mông Cổ chỉ bằng loài dê chó nhưng hống hách, ngạo mạn: Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình/Đem thân dê chó mà ngạo mạn tể tướng. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có câu gởi phần tâm sự và lời chê trách người cộng tác với thực dân, làm tay sai dày xéo dân tộc khổ đau vì nô lệ: Hai vầng nhật nguyệt chói loà/đâu dung lũ treo dê bán chó/ Mùi tinh chiên vấy đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Ziege Susten.jpg
Nhà thơ Bùi Giáng cũng có một thời kỳ chính ông cũng một thời chán đời về mua dê và chăn dê ở quê nhà, núi đồi Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, trong khoảng từ (1945 đến 1952), ông đã có bài thơ cảm khái trong đó mô tả về loài dê.
Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Nhảy múa tung sườn núi vút dòng khe
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Vang vang lên đồi núi giọng be be
Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả
Ðeo vòng vào em nghển cổ cong xinh
Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá
Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên...
Hay những câu thơ khác về con dê của nhà thơ này: Này em Đen chiếc vòng vàng tươi lắm/Này em Vàng chiếc trắng há mờ đâu/Này em Trắng chiếc hồng càng lóng lánh/Này đây em Hoa Cà hỡi! chiếc nâu (mô tả về từng con dê). Và: Dành riêng mình – dê hỡi hiểu vì sao?/Vì lòng anh luống ân thầm tha thiết/Gán đời mình trọn kiếp với dê sao. Nhà thơ Lê Đạt cũng có câu thơ: Ông cụ mịt mù dê phía núi/Ríu rít làng và khói xóm lung. Hay nhưng câu thơ như: Đàn dê bỏm bẻm trăng/Mấy lũn cũn dê con/Chân tân tất trắng /Vểnh râu thang gọi/ Be he ông. Hay những câu thơ khác là: Một con dê trắng... hai con trắng dê/Ba con dê trắng/Dê hằng hà nghìn lẻ vỗ bạch đêm. Và những câu thơ như: Rừng động xanh/Ai đừng được xuân/Mấy dê non buồn sừng húc gió/Cẫng lên cỡn lên/Be he xuân
Trong ca dao, văn học dê cũng hiện lên sinh động: Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi/Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân !!. Trẻ em nhà quê khi chơi trò dung dăng dung dẻ thường thuộc lòng bài đồng dao vui nhộn Dung dăng dung dẻ/Dắt trẻ đi chơi/Cho Cháu về quê/Cho dê đi học/Cho cóc ở nhà/Cho gà bới bếp. Hay những câu thơ như: Ru em buồn ngủ buồn nghê/Con tằm chín đỏ, con dê chín mùi (muồi) /Con tằm chín đỏ để lại mà nuôi/Con dê chín mùi làm thịt em ăn.
Nhà vua Lê Thánh Tông đã có hai bài Vịnh Tô Vũ, trong Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập cũng có nói về loài dê: Biển bắc xuân chầy dê chẳng nghén/Trời nam thu thẳm nhạn không thông. Trong truyện nôm Tô Công phụng sứ, khuyết danh, gồm có 24 bài đường luật, tương truyền có từ thời Mạc, thế kỷ 16, nhân chuyện Lê Quang Bí đi sứ Trung Quốc, bị nhà Minh giữ lại 18 năm ở Nam Ninh: Hơi dê hãy ngấu manh tơi lá /Tuyết nhạn còn in cái tóc lông.
Tranh dân gian Việt Nam về cảnh bịt mắt, bắt dê
Hình ảnh dê trở nên sinh động, gần gũi hơn qua những trò chơi và lễ hội truyền thống. Nếu như ở phương Tây, có trò chơi đếm cừu thì ở Việt Nam có trò bịt mắt bắt dê rất vui vẻ[3], Trò chơi này thường được tổ chức trong các ngày vui (Hội đầu xuân, trung thu..) hoặc các cuộc chơi thể thao văn hoá dân dã, với cách khác nhau tùy thuộc đối tượng tham dự. Đối với trẻ con, trò chơi này là thú vui hồn nhiên, nhưng đối với các cô cậu thanh niên, thiếu nữ là một dịp để tiếp cận, đụng chạm về thể xác vui đùa với nhau, vượt qua ranh giới nam nữ của phong kiến.
Giả vờ bịt mắt bắt dê
Để cho cô cậu dễ bề... với nhau.
Trong nghệ thuật, trong tranh bức vẽ hai dê qua cầu diễn tả hai chú dê húc nhau, giữa chiếc cầu cong do chẳng con nào chịu nhường đối phương hay còn gọi là bạng nhau. Bức Mẹ con nhà dê là sự âu yếm của dê mẹ đối với dê con hiếu động. Mô tả đặc sắc nhất là bức bịt mắt bắt dê của làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) Vẽ cảnh chú dê vừa chạy trốn vừa ngoái nhìn đôi thanh niên nam nữ mặt bịt kín đang lần mò tìm bắt nó.

Trong thành ngữ

Trong ngôn ngữ Việt Nam, hình ảnh dê xuất hiện khá đa dạng, sinh động, hấp dẫn và đầy ngụ ý. Dê (dương) ở nhiều lĩnh vực ngôn từ tự nhiên và xã hội, lý thuyết sách vở và giao tiếp thực tiễn. Dê được lấy làm đối tượng cho nhiều câu ngạn ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao sinh động, dân dã như: Bán bò tậu ruộng mua dê về cày chê cách thức làm ăn không biết tính hay thuật ngữ Cà kê dê ngỗng đánh giá sự kể lể tản mạn, dài dòng huyên thuyên những chuyện lặt vặt, ngoài lề. Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng là kinh nghiệm lựa chọn những hoạt động phù hợp với năng lực, hoàn cảnh
Thuật ngữ nổi tiếng: Treo đầu dê, bán thịt chó chỉ về sự không thống nhất giữa nội dung và hình thức, Chỉ người nói một nơi, làm một nẻo nói và làm không ăn khớp nhau (trong câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Lận thế treo dê mang bán chó/Lập danh cỡi hạc lại đeo tiền. Máu bò cũng như tiết dê dù hai thứ tiết khác nhau người ta ăn tiết canh dê không ai ăn tiết canh bò ám chỉ con người không rõ ràng trong các vần đề. Dương chất hổ bì có nghĩa là cái chất là chất dê như da là da cọp, dùng bề ngoài loè loẹt, giả dối để lừa bịp che đậy thực chất bên trong. Trong binh pháp cũng có kế: Thuận thủ khiên dương (tiện tay dắt dê) hày thuật ngữ Xua dê cừu đi đấu với hổ báo chỉ về sự không tương quan lực lượng.

Tính dục

Họa phẩm về thần dê và các thần nữ
Làm tình với dê
Về tự nhiên, với bản tính giao phối và sinh sản rất mạnh nên dê được gán cho hình tượng của sự dâm đãng và thô tục, điều này là điểm tương đồng trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Chính vì khả năng sinh lý của mình, con dê gắn liền với nhiều thành kiến. Người ta hay dùng từ Máu dê để chỉ những người có ham muốn, không kiểm soát và muốn thể hiện khả năng sinh dục mạnh mẽ, thói dê khái quát bản tính ham chinh phục người khác giới hay sự dâm tiện, dê cụ hay dê già chỉ kẻ rất dâm đãng, dê xồm cũng có nghĩa tương tự.
Râu dê mô tả bộ râu rậm, dài, hơi cong và cũng là hình ảnh khêu gợi, tiếng kêu be be của con dê đôi khi cũng gợi lên tiếng cười dâm dật, (ai đó) còn là từ chỉ hành vi sàm sỡ người khác. người Việt Nam thì gọi là , dê xồm, dê cụ, dê già, dê gái, máu dê. Người đàn ông hiếu dục, dâm đãng, thô tục thì người Tây phương gọi là Satyre. Người Mỹ cũng có cụm từ Let go you randy old goat!, tạm dịch: buông tao ra, đồ dê già. To get someboy’s goat, tạm dịch là quấy rối (ai đó). Ở Việt Nam, những người sinh vào năm dê đều mang tuổi Mùi, hình ảnh một con dê cụ: Tuổi Mùi là con dê chà/Có sừng, có gạc, râu ra um sùm
Trong văn chương và trong văn hóa Việt nam, hình ảnh con dê thường bị nhìn dưới một khía cạnh châm biếm. Vì con dê đực có khả năng truyền giống rất mạnh, nên người ta thường ví những ông có máu thích lang chạ trong vấn đề tình ái và tình dục với biệt hiệu Dê xồm. Tục ngữ Việt nam có câu: Bươm bướm mà đậu cành bông/Ðã dê con chị, lại bồng con em. Những "ông dê xồm" này bị người đời coi khinh, vì họ không theo khuôn phép thuần phong mỹ tục. Cho nên tục ngữ Việt nam mỉa mai những người này là Phượng hoàng đậu nhánh sa kê/Ông thần ổng hổng vật mấy thằng dê cho rồi. Người ta cũng thường liên hệ giữa con dê và người có máu dê và thường chỉ trích và cảnh cáo những kẻ già đa tình hay sàm sỡ một cách bừa bãi, có ngày gặp tai nạn: Dê sồm ăn lá khổ qua/Ăn nhiều sâu rọm, chết cha dê xồm
Trong Lục Vân Tiên, bộ mặt của Bùi Kiệm đã từng giở trò với Kiều Nguyệt Nga, trở thành trơ trẽn qua câu thơ: Con người Bùi Kiệm máu dê/Ngồi chai bộ mặt như giề thịt trâu. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng từng miêu tả về những nhu cầu tính dục khá thầm kín thông qua từ ngứa, buồn/châm, húc: Ong non ngứa nọc châm hoa rữa/Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa. Trong số đề, mỗi con số đề có vẽ hình một súc vật trong đó số 35 kèm hình con dê số băm lăm có nghĩa là hiếu sắc. Và hình tượng dê, trong nghĩa tiêu cực, chỉ áp dụng cho đàn ông, sữa dê nói đến sự bổ dưỡng, nguồn thu nhập lớn, mới lạ.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 14:58, ngày 1 tháng 11 năm 2014.

Dê Phong Thủy, biểu tượng của cát tường may mắn và tránh thị phi

Dê là một loài vật nuôi phổ biến, là một trong lục súc (trâu, ngựa, Dê, lợn, gà, chó). Tron “Kinh Thi” có nhiều ghi chép liên quan đến Dê: “Nhật chi tịch hĩ, dương ngưu hạ lai” (vào thời khắc hoàng hôn, râu và Dê về chuồng). Dê có rất nhiều loại, như Dê núi, cừu, linh dương… Từ xưa tới nay thịt Dê luôn là loại thực phẩm hảo hạng, trong tiến Hán, chữ “mỹ” (đẹp 美) được hình thành dựa trên chữ “dương” (Dê 羊) và chữ “đại” (lớn 大). Thời xưa Dê còn được dùng làm vật cúng tế, trong thái lao (gồm trâu, Dê, lợn), thiếu lao (gồm Dê, lợn) đều có Dê.
de-thanh-ngoc-m113-1 bằng Thanh Ngọc, mã số M113
Về loài Dê nhà, cũng có một số cách giải thích thần bí, ví dụ nói cây ngàn năm sẽ biến thành Dê, nền chính trị ổn định sẽ xuất hiện Dê ngọc. Sau khi liên hệ với cuộc sống thế tục, phương diện thần bí cũng giảm bớt, nội dung của luân lý xã hội cũng đã xuất hiện. Ví dụ cho rằng treo đầu Dê trước cửa có thể trừ trộm cắp. Hay như dùng Dê làm lễ vật khi gặp mặt, nguyên nhân vì khi Dê con bú sữa sẽ phải quỳ xuống, dường như rất biết lễ phép là vậy. Hiển nhiên, Dê ở đây đã mang ngụ ý may mắn cát tường. Nhưng, vẫn còn hai nguyên nhân nữa giúp Dê trở thành biểu tượng may mắn.
de-tai-loc-y364-01Dê Phong Thủy tài lộc bột đá nhũ vàng Y364
Xét tử góc độ văn tự, thời xưa chữ “dương” (Dê) được dùng thông với chữ “tường” (may mắn), nhiều khi “cát tường” được viết thành “cát dương”, có thể dễ dàng tìm thấy những chữ “đại cát dương” trên đồ đồng, nói và những dụng cụ khác thời cổ đại, cũng có nghĩa là “đại cát tường”.
Vì sự liên hệ đơn giản về mặt văn tự giữa “dương” và “tường” khiến một loài động vật như Dê đã trở thành vật mang ý nghĩa may mắn.
de-thach-anh-hong-h069-01Dê Phong Thủy đá thạch anh hồng H069
Ngoài ra, thời xưa chữ “dương” (Dê) cũng dùng thông với chữ “dương” (mặt trời). Trong “Sử ký – Khổng tử thế gia” có viết: “nhãn như vọng dương”, chữ “dương” ở đây là chỉ dương khí trên bầu trời. Không chỉ về mặt văn tự như vậy, cổ nhân còn thông qua tập tính của Dê để giải thích sự tương thông giữa “Dê” và “dương”.
Trong những câu nói cát tường có “ khai thái”, câu nói xuất phát từ quẻ “Thái” trong Kinh Dịch: “Thái, tiểu vãng đại lai, cát hanh” (nghĩa là: quẻ Thái, kẻ tiểu nhân lánh xa, người quân tử đến gần, được may mắn). Xuân qua đông tới, âm tiêu dương thịnh, được hưởng may mắn, nên câu này thường được dùng để chúc tụng đầu năm. Câu nói cát tường này được thể hiện trên hình vẽ hoặc các vật phẩm phong thủy, đó là bức hình ba con Dê ở cùng 1 chỗ hoặc ba con Dê với ba tư thế khác nhau đang cùng nhìn về phía mặt trời.
de-hoang-long-m116-1Dê Phong Thủy đá ngọc hoàng long Tân Cương M116
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, đặt biểu tượng con Dê phong thủy ở 2 bên đầu giường của người bệnh có tác dụng mang lại sức khỏe và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Và khi công việc của bạn không thuận lợi hoặc bạn bị nhiều điều thị phi của tiểu nhân, hãy sử dụng biểu hóa giải tình trạng đang gặp phải.
Trong 12 con giáp, Dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, thuần nên khi bài trí Dê tại bàn làm việc sẽ giúp chủ nhân luôn giữ được sự điềm đạm, tĩnh tâm, tốt cho các mối quan hệ giao tiếp. Nó cũng có tác dụng bồi đắp làm tăng thêm lòng kiên trì và ý chí phấn đấu của chủ nhân.
tam-duong-g241Dê Phong Thủy bằng đồng – Tam Dương G241
Năm 2015 là năm Ất Mùi, là năm con Dê vàng, nên việc sử dụng biểu tượng, để trưng bày hoặc dùng làm trang sức đeo trên người sẽ giúp chủ nhân tăng theo nhiều lần may mắn. Khi sử dụng tránh bài trí Dê ở hướng Bắc hoặc Đông Bắc, thương vị thích hợp để bài trí biểu tượng Dê theo Blog Phong Thủy là Nam hoặc Tây Nam.
Theo thuật phong thủy ngũ hành và thuyết 12 con giáp, Sửu (Trâu) và Mùi (Dê) chính xung, những người có tuổi Sửu nên tránh sử dụng biểu tượng Dê. Sử dụng biểu tượng Dê cần chọn ngày giờ tốt hợp tuổi để an vị dưới sự hỗ trợ của chuyên gia phong thủy uy tín.
Ghi rõ nguồn BlogPhongThuy.com khi phát hành lại nội dung này
Link mua Dê Phong Thủy online: http://www.blogphongthuy.com/product-tag/de-phong-thuy-2

Một số vật phẩm mang biểu hiện tại hệ thống cửa hàng Vật Phẩm Phong Thủy, bạn có thể tìm theo mã số trên website để có thông tin chi tiết hoặc gọi điện để được tư vấn nhanh:
de-cat-tuong-y340-01Dê Phong Thủy cát tường như ý bột đá Y340
de-dong-02Dê Phong Thủy bột đá màu đồng B099
de-dong-dung-g242Dê Phong Thủy bằng đồng G242
de-hoang-long-h034-02Dê Phong Thủy đá ngọc hoàng long H034
de-tai-loc-y343-02Dê Phong Thủy bột đá tài lộc Y343
de-y339-02Dê Phong Thủy bằng bột đá Y339
tam-de-e244-2Dê Phong Thủy bột đá – Tam Dương E244
tam-duong-do-e246-2Dê Phong Thủy bột đá – Tam Dương E246
a153-cuu-vangDê Phong Thủy (cừu) bột đá A153
12-giap-vang-de-e329-2Dê Phong Thủy bột đá E329
12con-giap-mat-meo-lon1-s039Mặt đeo cổ Dê Phong Thủy bộ 12 con giáp S039
12-giap-ma-nao-s431Mặt đeo cổ Dê Phong Thủy bộ 12 con giáp S431
hoi-meo-mui-s2021Mặt đeo cổ tam hợp: Hợi – Mẹo – Mùi (Dê) S2021
phat-ma-nao-do-de-s1131Mặt đeo cổ Phật Bản Mệnh cho tuổi Mùi (Dê) S1131
12-giap-da-mien-dien-02Mặt đeo cổ bộ 12 con giáp ngọc Miến Điện có Dê Phong Thủy S053
mat-12-con-giap-ngoc-phi-thuy01Mặt đeo cổ bộ 12 con giáp có Dê Phong Thủy S768
Vm113-02Mặt đeo cổ bộ 12 con giáp ngọc phỉ thúy có Dê Phong Thủy VM113
12-giap-myanmar-S970-1Mặt đeo cổ bộ 12 con giáp có Dê Phong Thủy S970
day-rut-12-giap-02-s164Dây rút 12 con giáp ngọc Miến Điện có S164
tien-12-giap-bat-quai-CC2001-02 
Tiền 12 con giáp bát quái có biểu tượng Dê CC2001

Hình nền năm mới 2015 chủ đề con dê, xuân Ất Mùi


Một số hình ảnh về chú dê trong bộ sưu tập hình nền năm mới 2015
hinh nen may tinh 2015
Hình nền năm mới 2015 với chú Dê
hinh nen nam moi 2015
Happy New Year! 2015 - Chúc mứng năm mới với bộ hình nền năm mới chủ đề Dê

Hình nền năm mới chủ đề Dê dành cho máy tính

Năm 2015 năm của những chú Dê - Year of the Goat

Hình nền năm mới 2015 cho Laptop

Hình nền năm mới đẹp Full HD cho máy tính











Chúc các bạn có một năm mới vui vẻ và hạnh phúc! Happy New Year! 2015
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét