Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Tư liệu về vũ trụ 12

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Trên bầu trời tháng bảy này, bạn sẽ quan sát được những hành tinh trong hệ Mặt Trời tỏa sáng cùng với những ngôi sao sáng. Thí dụ như Sao Thổ thì tỏa sáng cùng với sao Spica của chòm sao Virgo (Xử Nữ) từ khi trời vừa tối cho đến nửa đêm  , còn Sao Kim thì sánh vai cùng sao Regulus trong chòm sao Leo (Sư Tử) vào những buổi chiều hoàng hôn  . Vậy, làm sao bạn có thể biết được thiên thể nào là hành tinh, thiên thể nào là ngôi sao trong khi chúng đứng nhau quá gần trên bầu trời ?

Sao Sirius - ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm. Tác giả : Yuuji Kitahara

Chúng ta thấy những ngôi sao nhấp nháy vì ánh sáng của chúng là tia sáng phải đi qua nhiều tầng của khí quyển, không khí di chuyển liên tục và khác nhau ở các tầng nên làm cho ánh sáng của những ngôi sao bị bẻ cong, do đó ta thấy chúng như nhấp nháy.

Còn ánh sáng từ các hành tinh cũng đi qua nhiều tầng của khí quyển, nhưng vì ở khoảng cách gần hơn, nên ánh sáng từ những hành tinh đến ta không phải là tia sáng mà là chùm sáng. Những tia sáng trong chùm sáng này cũng bị những tầng khí quyển tác động như tia sáng từ những ngôi sao, nhưng những tia sáng này không sáng tắt cùng nhau, mà khi tia này tắt thì tia kia sáng và cứ như thế, ta nhìn thấy các hành tinh hầu như không nhấp nháy.

Khi quan sát những ngôi sao từ bên ngoài không gian, dĩ nhiên, ta sẽ thấy nó không nhấp nháy.

Atn Astr

Bài viết được đăng ở trang : http://www.vutrutrongtamtay.com/2013/07/tai-sao-cac-ngoi-sao-nhap-nhay-con-cac-hanh-tinh-thi-khong-nhap-nhay-tren-bau-troi-dem.html#ixzz2ZDZgBxJb
Là một người lịch sự và có văn hóa, bạn hãy ghi nguồn khi đăng lại thông tin từ đây nhé.

Khi bạn quan sát bầu trời vào những đêm mùa hè trời trong vắt, bạn sẽ thấy rất nhiều sao và nhiều sao hơn bầu trời mùa đông. Tại sao lại như thế ?

Hình minh họa bởi phần mềm Stellarium. Bên trái là bầu trời ở Mỹ Tho lúc 10 giờ khuya đêm 1/6, bên phải là 10 giờ khuya đêm 1/12.

Dải Ngân Hà của chúng ta chứa đến hàng trăm tỷ ngôi sao, và chúng tập trung đông ở phần tâm Ngân Hà. Hệ Mặt Trời của chúng ta thuộc Ngân Hà nhưng không nằm gần tâm của nó mà ở một khoảng cách khá xa là 25.000 đến 28.000 năm ánh sáng. Vì thế chúng ta sẽ thấy dải Ngân Hà như là một dãy với đầy sao sáng vắt ngang qua bầu trời đêm.

Nhưng chúng ta chỉ có thể quan sát được dải Ngân Hà vào những đêm mùa hè - và đây cũng là lý do cho câu hỏi trên - dải Ngân Hà với chi chít những ngôi sao khiến cho bầu trời đêm mùa hè nhiều sao hơn bầu trời đêm mùa đông, vì đêm mùa đông chúng ta không thấy được Ngân Hà.

Trái Đất tự quay quanh trục của nó và nó cũng quay quanh Mặt Trời. Vào những đêm mùa hè, mỗi bán cầu sẽ hướng mặt về dải Ngân Hà, còn vào mùa đông, ban đêm sẽ hướng mặt ra những nơi xa xôi của vũ trụ, bỏ lại Ngân Hà bị ánh sáng Mặt Trời vào ban ngày che khuất.

Hình minh họa.

Nói tóm lại, vào những đêm mùa hè trời trong vắt, bạn sẽ nhìn thấy được nhiều sao hơn những đêm mùa đông là do lúc đó Trái Đất đang hướng một mặt về dải Ngân Hà - nơi chứa rất nhiều những vì sao sáng. Còn vào mùa đông thì dải Ngân Hà cùng với Mặt Trời tỏa sáng vào ban ngày, và ban đêm bạn sẽ không nhìn thấy Ngân Hà nên đêm mùa đông ít sao hơn.

Atn Astr
Bài viết được đăng ở trang : http://www.vutrutrongtamtay.com/2013/06/tai-sao-bau-troi-mua-he-nhieu-sao-hon-bau-troi-mua-dong.html#ixzz2ZDbDfEmK
Là một người lịch sự và có văn hóa, bạn hãy ghi nguồn khi đăng lại thông tin từ đây nhé.

 
Khi chúng ta nhìn lên bầu trời đêm, bầu trời với đầy những ngôi sao, và thật khó để đếm hết chúng. Chỉ bằng mắt thường và trong một đêm tối, bạn đã có thể thấy được vài ngàn ngôi sao. Và làm thế nào để biết được có tất cả bao nhiêu ngôi sao trong vũ trụ ? Trước khi chúng ta đến với những con số khổng lồ, thì hãy đếm sao với những gì có sẵn.

Echinopsis Atacamensis và dải Ngân Hà. Tác giả : ESO/S. Guisard

Trong một đêm thời tiết thuận lợi và nơi quan sát hoàn toàn tối, thì bạn sẽ quan sát được những ngôi sao có độ sáng biểu kiến nhỏ hơn 6. Nhưng để thực sự đếm hết tất cả những ngôi sao trên bầu trời, thì bạn phải đi đến cả hai bán cầu bắc và nam, và phải đếm trong nhiều tháng vì sẽ có một thời gian những ngôi sao bị Mặt Trời che khuất vào ban ngày sẽ tỏa sáng vào ban đêm. Nếu bạn có một thị lực tốt và đi đếm hết sao ở hai bán cầu trong những đêm trời đẹp thì bạn sẽ đếm được khoảng 9000 ngôi sao.

Với một chiếc ống nhòm tốt, con số này sẽ lên đến 200.000, vì bạn có thể quan sát được những ngôi sao có độ sáng biểu kiến là 9. Và với một chiếc kính thiên văn nhỏ, bạn sẽ quan sát được những ngôi sao có độ sáng là 13 và tổng số ngôi sao quan sát được lên đến 15 triệu ngôi sao. Còn những đài quan sát đồ sộ thì con số này là vào khoảng vài tỷ.

Dẫn theo lời của những nhà thiên văn học, dải Ngân Hà của chúng ta là một thiên hà xoắn ốc có kích cỡ trung bình là 120.000 năm ánh sáng. Mặt Trời tọa lạc cách trung tâm của Ngân Hà một khoảng 27.000 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học ước tính rằng, dải Ngân Hà là ngôi nhà chứa đến 400 tỷ ngôi sao có kích thước và độ sáng khác nhau.

Một số thì là sao siêu khổng lồ, như Betelgeuse hoặc Rigel. Nhiều hơn là những ngôi sao kiểu như Mặt Trời của chúng ta. Phần lớn những ngôi sao trong Ngân Hà là những ngôi sao lùn màu đỏ, sáng chỉ bằng một phần nhỏ so với Mặt Trời và có khối lượng không lớn. Ngày nay, chúng ta biết rằng có nhiều thiên hà khác nhau, chúng cũng là ngôi nhà chung của hàng trăm tỷ ngôi sao nhưng có thể nhiều hoặc ít hơn sao trong dải Ngân Hà.

Có những thiên hà xoắn ốc vượt qua con số đó và nó lên đến hơn một ngàn tỷ ngôi sao, còn những thiên hà elip khổng lồ thì chứa đến hơn 100 ngàn tỷ ngôi sao. Bên cạnh đó thì có những thiên hà lùn nhỏ bé chứa số lượng ngôi sao nhỏ hơn nhiều so với Ngân Hà.

Thế, có tất cả bao nhiêu thiên hà ?

Theo các nhà thiên văn học thì có thể có nhiều hơn 170 tỷ thiên hà trong vũ trụ nhìn thấy, chúng nằm kéo dài ra tất cả các hướng trong không gian và xa nhất là cách chúng ta 13,8 tỷ năm ánh sáng. Và như vậy, nếu bạn cho số lượng ngôi sao trong những thiên hà khác như là của Ngân Hà thì bạn sẽ có tổng số ngôi sao trong vũ trụ nhìn thấy là 1024, kèm theo sau là 24 số không.

Nhưng thực ra thì nhiều hơn thế, xác định số lượng sao trên đây chỉ là ước lượng số ngôi sao trong vũ trụ nhìn thấy mà thôi, vũ trụ nhìn thấy thì kéo dài ra 13,8 tỷ năm ánh sáng từ chúng ta theo mọi hướng. Các nhà khoa học ước tính toàn bộ vũ trụ này rộng đến 93 tỷ năm ánh sáng, vì thế, bạn sẽ phải thêm vài số không nữa trên dãy số trên để đạt đến số lượng sao tổng cộng. Nhưng con số này chỉ là tối thiểu, vì có thể vũ trụ là vô hạn, kéo dài ra mãi và số lượng những ngôi sao là vô hạn - không đếm được. Tóm lại thì trong vũ trụ này có rất là nhiều ngôi sao.

Atn Astr theo UniverseToday
Bài viết được đăng ở trang : http://www.vutrutrongtamtay.com/2013/06/trong-vu-tru-nay-co-bao-nhieu-ngoi-sao_8.html#ixzz2ZDdHpCMN
Là một người lịch sự và có văn hóa, bạn hãy ghi nguồn khi đăng lại thông tin từ đây nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét