Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Câu chuyện lich sử 22

(ĐC sưu tầm trên NET)

Hòa Thân - người tình đồng tính đẹp như mỹ nhân của Càn Long

Được gắn với danh "đệ nhất quan tham", cuộc đời Hòa Thân còn đi liền với mối tình đồng tính cùng ông vua Càn Long.

Bậc thầy về ngoại giao và tài chính
Nhắc đến Hòa Thân và những điển tích tham lam vô độ của vị đại thần này chẳng ai kể hết. Nhờ sự sủng ái của Càn Long, con đường quan lộ thăng tiến của Hòa Thân cứ không ngừng mở rộng.
Dù bị gắn với danh xưng tham quan nhưng ít ai dám phủ nhận tài năng của "người tình đồng giới" của Càn Long.
Tạm bỏ qua những nghi vấn về mối tình với Càn Long, tuy nhiên ai cũng hiểu rằng nhờ mối tình này mà cuộc đời của Hòa Thân phất lên như diều gặp gió. Cả đời Hòa Thân từng giữ và kiêm nhiệm đến hơn 6 chức quan trọng yếu. Điều này một phần cũng xuất phát từ tài năng hiếm ai có của vị đại thần này.
Hòa Thân - người tình đồng tính đẹp như mỹ nhân của Càn Long | Lịch sử Trung Hoa,Hoàng đế Trung Hoa,Càn Long,Hòa Thân
Tạo hình Càn Long và Hòa Thân trong phim.
Hòa Thân tinh thông 4 loại văn tự là: Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng và có biệt tài trong việc quản lý tài chính. Dưới bàn tay của Hòa Thân, tài chính trong cung Càn Long bao giờ cũng được đảm bảo. Không những thế, ông còn là một chính trị gia, một nhà ngoại giao, một nhà kinh tế, một nhà thơ, một người am hiểu nghệ thuật...Nhờ công của Hòa Thân mà rất nhiều bộ sách quý được lưu giữ lại.
Trong hơn 20 năm, Hòa Thân được thăng chức 47 lần.  “Sở văn lục” viết: “Đời Thanh Cao Tông Càn Long, Hòa Thân làm quan, quyền thế khuynh đảo thiên hạ. Kết bè kết đảng, đi lệch chính đạo mà kẻ sĩ trong triều chẳng dám ngăn trở”.
Đẹp hơn cả mỹ nhân yêu Càn Long hết lòng
Có rất nhiều dị bản kể về mối tình Càn Long - Hòa Thân, nhưng có một câu chuyện mà nhiều tài liệu ghi lại nhất chính là việc Hòa Thân chính là truyền kiếp của phi tử bị chết vì Càn Long hóa thành.
Theo một số lời kể cho biết, vì vô tình vung lược  đập trúng mặt Càn Long (lúc này đang là thái tử) khiến Càn Long bị một vết đỏ ở mặt nên phi tử của Ung Chính (cha Càn Long) đã bị thái hậu ban cho cái chết.
Càn Long rất đau khổ vì điều này nên đã dùng ngón tay đánh dấu vết đỏ lên cổ người phi tử này và hứa hẹn sau này phi tử này đầu thai sẽ gặp nhau.
Không biết thực hư ra sao nhưng sau khi trở thành vua nhà Thanh, Càn Long gặp Hòa Thân phát hiện trên cổ của vị đại thần này có một vết bớt đỏ hình ngón tay và cho rằng đây chính là người phi tử đầu thai.
Khác với rất nhiều tạo hình Hòa Thân trong phim, nhiều tài liệu ghi lại rằng Hòa Thân sở hữu dung mạo rất đẹp, trắng trẻo, môi đỏ, khuôn mặt sắc nét rất quyến rũ. Sử sách cũng ghi lại "Hòa Thân có dung mạo trắng trẻo, da trắng môi đỏ, cử chỉ trang nhã xinh đẹp chẳng khác gì nữ nhân". Khi gặp Càn Long, Hòa Thân đang ở độ tuổi 20, Sử Trung Quốc là: diễm lệ hơn cả phi tần của Càn Long.
Hòa Thân - người tình đồng tính đẹp như mỹ nhân của Càn Long | Lịch sử Trung Hoa,Hoàng đế Trung Hoa,Càn Long,Hòa Thân
Hình ảnh Hòa Thân theo tài liệu lịch sử ghi chép lại.
Ngoài việc sở hữu diện mạo giống người phi tử yêu quí, Hòa Thân còn tinh thông vạn việc khiến Càn Long càng ngày càng sủng hạnh. Dù có hàng trăm phi tần xinh đẹp xung quanh nhưng Càn Long vẫn suốt ngày quấn quýt lấy Hòa Thân. Nhiều tài liệu ghi lại rằng nếu ngày nào mà Càn Long không gặp được Hòa Thân sẽ không chịu được nên hằng ngày vị đại thần này phải vào hầu hạ và thăm nom. Sự sủng hạnh của Càn Long dành cho Hòa Thân không có gì phải bàn cãi và ngược lại Hòa Thân cũng cực kỳ yêu thương người tình đồng tính của mình. Không những hết lòng phục vụ mà Hòa Thân còn coi Càn Long như "người yêu" của mình, quấn quýt hầu hạ còn hơn bất cứ tên thái giám nào trong cung.Càn Long vi hành nơi đâu cũng đem theo Hòa Thân theo. Vì vậy mà có tư liệu cho rằng Hòa Thân là hoạn quan.
Để chứng minh cho "tình yêu" của mình Càn Long còn gả đệ nhất công chúa mà ông nhất mực yêu thương cho con trai Hòa Thân và phong hiệu”Phong Thân Ân Đức”. Một số tài liệu còn ghi rằng Càn Long còn có ý định nhường ngôi cho Hòa Thân và việc này đã khiến vị vua sau này là Gia Khánh vô cùng tức giận.
Tài liệu ghi lại rằng sau này khi Hòa Thân bị xử chết tại pháp trường có làm một bài thơ với nội dung rằng: nếu có kiếp sau ông cùng xin được làm thần tử hầu hạ cho Càn Long.
Tạm kết
Hòa Thân - người tình đồng tính đẹp như mỹ nhân của Càn Long | Lịch sử Trung Hoa,Hoàng đế Trung Hoa,Càn Long,Hòa Thân
Tạo hình béo tốt của tham quan trong phim Trung Quốc.
Lịch sử đã qua và ít ai có thể khẳng định những nghi án kia là sự thật. Tuy nhiên, những tài liệu để lại không phải là điều vô căn cứ. Chẳng phải tự nhiên mà Càn Long để cho Hòa Thân sắm đầy túi riêng của mình như vậy. Tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước lượng vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Tuy nhiên, một điều mà ít ai nghĩ tới chính là việc Hòa Thân lại sở hữu dung mạo mỹ miều như những nữ nhân để khiến Càn Long mê mẩn cả đời.
Theo Trí Thức Trẻ

Hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc "nghiện" khỏa thân

Được biết đến với vai trò là hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, cuộc đời Uyển Dung còn có nhiều góc khuất mà ít ai biết đến.

Hoàng hậu cuối cùng của triều đình phong kiến Trung Quốc...
Hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc "nghiện" khỏa thân | Lịch sử Trung Hoa,Hoàng đế Trung Hoa,Hoàng hậu Uyển Dung
Phổ Nghi và Uyển Dung
Ngày 1 tháng 12 năm 1922, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc là Phổ Nghi đã kết hôn cùng Uyển Dung khi cả 2 vừa tròn 17 tuổi.
Quách Bố La Uyển Dung sinh năm 1906, là người tộc Đạt Oát Nhĩ. Bà được biết đến với vẻ đẹp đoan trang, thanh tú cùng tài cầm kỳ thi họa. Bà sớm được tiếp thu nền giáo dục, văn hóa phương Tây khi theo học trường giáo hội Mỹ. Ngoài ra, Uyển Dung rất am hiểu tiếng Anh và văn hóa nhạc Jazz đang rất được ưa chuộng thời bấy giờ.
Tuy lên ngôi hoàng hậu từ khi 17 tuổi lại sở hữu nhan sắc và tài năng nhưng cuộc đời Uyển Dung lại là một câu chuyện buồn.
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa lại là một người yếu đuối trong đời sống tình dục.Trong cuốn hồi ký của mình, Phổ Nghi có viết: “Lúc Hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối. Họ ‘quần’ ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ. ‘Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”. Cũng từ những dòng hồi ký này, mà nhiều người đã nghĩ rằng, ngay từ năm 10 tuổi, do quá mệt mỏi vì phải “phục vụ” các cung nữ nên Phổ Nghi sinh ra chứng… bất lực.
Hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc "nghiện" khỏa thân | Lịch sử Trung Hoa,Hoàng đế Trung Hoa,Hoàng hậu Uyển Dung
Hoàng hậu cuối cùng của triều Thanh.
Nên vì thế, cuộc đời của Uyển Dung sa vào những bi kịch đáng tiếc xuất phát từ đời sống chăn gối lạnh nhạt với chồng mình.
Uyển Dung sa đà vào nghiện thuốc phiện rồi qua lại với người đàn ông khác đến mức mang bầu rồi sinh con. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu lịch sử đứa con này đã bị chính Phổ Nghi vứt vào lò lửa thiêu chết.
"Nghiện " khỏa thân để khỏa lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối...
Trong tài liệu được Tôn Diệu Đình, vị thái giám cuối cùng của triều đại phong kiến ghi chép lại thì để quên đi những ấm ức trong đời sống chăn gối lạnh nhạt, hoàng hậu trẻ tuổi sa đà vào sở thích khỏa thân.
Hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc "nghiện" khỏa thân | Lịch sử Trung Hoa,Hoàng đế Trung Hoa,Hoàng hậu Uyển Dung
Khỏa thân là cách giúp Uyền Dung quên đi cuộc sống tình dục lạnh nhạt.
Theo lời của Tôn Diệu Đình, Uyển Dung thích được hầu hạ khi tắm, bà thường để cho tất cả thị nữ thay nhau tắm rửa cho mình như 1 đứa trẻ.
Tôn Diệu Đình cũng cho biết, Uyển Dung thường tắm rất lâu và không bao giờ mặc quần áo ngay sau khi tắm xong. Mặc kệ ánh mắt nhìn của các thị nữ, hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến để mình khỏa thân hồi lâu rồi tự vuốt ve thân thể để khỏa lấp cô đơn.
Không những thế, Uyển Dung còn duy trì thói quen này trong cuộc sống hằng ngày như khi đi ngủ, khi trong cung vắng người và chỉ để lại những thị nữ quen thuộc. Theo tiết lộ của Tôn Diệu Đình, Uyển Dung thường có khá nhiều đòi hỏi trong chăm sóc đời sống cá nhân, hoàng hậu này thường có những sở thích quái đản và kỳ lạ.
Kiếp "hồng nhan bạc phận" của hoàng hậu cuối cùng triều Thanh
Cả cuộc đời chìm trong thuốc phiện và sự ghẻ lạnh của chồng, Uyển Dung kết thúc cuộc sống vào năm 1946 khi bà vừa tròn 40 tuổi. Xinh đẹp và tài năng nhưng cuộc đời của hoàng hậu triều Thanh tràn ngập đau thương và hiu quạnh. Được biết, người ta tìm thấy thi thể bà bên môt con mương lạnh lẽo...
Theo Trí Thức Trẻ

Tiết lộ bàng hoàng về mẹ đẻ, chị họ và con gái đệ nhất nữ hoàng Trung Hoa

Không chỉ Võ Tắc Thiên sung mãn tình dục, rất nhiều phụ nữ của gia tộc này cũng nổi tiếng với khả năng "mây mưa" của mình.

Cuộc đời Võ Tắc Thiên đã làm tốn biết bao giấy mực của các nhà lịch sử Trung Quốc và cả thế giới. Từ hành trình lên ngôi vua tới đời sống hậu cung đầy sóng gió, toan tính và mưu mô của Võ Tắc Thiên trở thành đề tài cho nhiều tác phẩm văn học, phim ảnh nổi tiếng.
Tiết lộ bàng hoàng về mẹ đẻ, chị họ và con gái đệ nhất nữ hoàng Trung Hoa | Võ Tắc Thiên,Hoàng đế Trung Hoa,Lịch sử Trung hoa
Đã có vô số bộ phim về Võ Tắc Thiên. Đây là một cảnh trong phim Võ Tắc Thiên bí sử.
Nếu như các vị hoàng đế Trung Hoa đam mê tuyển nạp phi tần thì Võ Tắc Thiên - nữ hoàng duy nhất của Trung Quốc cũng chiêu nạp thêm nam nhân làm người tình cho chính mình.
Nổi danh bởi sự tàn bạo nhưng Võ Tắc Thiên cũng được biết tới bởi khả năng tình dục sung mãn và sự khát khao với tình trẻ. Nhu cầu tình dục của Võ Tắc Thiên vẫn là dấu hỏi lớn với các nhà lịch sử bởi khi tuối xế chiều điều đó vẫn không hề suy giảm.
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại thì nguyên nhân khiến Võ Hậu nổi tiếng về đời sống tình dục là do "gen" di truyền. Và những tiết lộ dưới đây hẳn khiến nhiều người bàng hoàng vì độ đam mê sắc dục của những người thân Võ Hậu.
Mẹ đẻ - Vinh Quốc Phu nhân
Tiết lộ bàng hoàng về mẹ đẻ, chị họ và con gái đệ nhất nữ hoàng Trung Hoa | Võ Tắc Thiên,Hoàng đế Trung Hoa,Lịch sử Trung hoa
Gần 90 tuổi Vinh Quốc Phu nhân vẫn đam mê sắc dục. Ảnh minh họa
Một trong những minh chứng cho giả thiết này là trường hợp của Vinh Quốc Phu nhân, vốn là mẹ ruột của Võ Tắc Thiên. Có rất nhiều tài liệu lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc ghi chép lại đời sống tình dục hoan lạc của Vinh Quốc Phu nhân. Nhiều tài liệu ghi lại rằng đến khi Vinh Quốc Phu nhân 88 tuổi bà vẫn cho triệu tới những nam thanh niên trai tráng khỏe mạnh để phục vụ mình.
Trong suốt cuộc đời của mình Vinh Quốc Phu nhân đã chiêu nạp khá nhiều trai trẻ đặc biệt trong đó có những mối tình loạn luân. Trong sách “Cựu Đường Thư” có ghi lại rằng: Hạ Lan Mẫn vốn tuổi còn trẻ lại vô cùng khôi ngô tuấn tú nên được đưa tới hầu hạ Vinh Quốc Phu nhân”. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa Vinh Quốc phu nhân và Hạ Lan Mẫn không đơn thuần chỉ là cháu chăm bà mà còn là mối quan hệ loạn luân. Mối quan hệ này còn được ghi lại trong các tài liệu như “Tân Đường Thư”, “Tư trị thông giám”...
Chị họ - Hàn Quốc Phu nhân
Tiết lộ bàng hoàng về mẹ đẻ, chị họ và con gái đệ nhất nữ hoàng Trung Hoa | Võ Tắc Thiên,Hoàng đế Trung Hoa,Lịch sử Trung hoa
Hàn Quốc Phu nhân chết vì sự "lả lơi" của mình.
Vốn nổi tiếng là chị họ nhưng cũng là tình địch của Võ Tắc Thiên, Hàn Quốc Phu nhân (Hồ Lan), được biết đến như là một phụ nữ sung mãn trong chuyện phòng the. Hàn Quốc Phu nhân vốn là một trong những người vợ của Lý Trị và có tài liệu ghi lại rằng bà chính là người sinh ra Lý Hiển.
Sở hữu nhan sắc hơn người, Hàn Quốc Phu nhân được biết đến không chỉ với danh sách hàng tá người tình là các quan lại trong triều. Tuy nhiên, vốn là người kín tiếng, ít ai biết được những cuộc tình ngoài luồng của Hồ Lan.
Nhiều tài liệu ghi lại rằng, để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình, Hồ Lan thường triệu vào cung nhiều trai trẻ với lý do để bầu bạn nhưng thực chất trở thành người tình.
Tuy nhiên, Hồ Lan cũng không thoát khỏi bàn tay của Võ Tắc Thiên khi để diệt trừ hậu họa, Võ Hậu đã ép chị họ của mình phải uống thuốc độc tìm cái chết.
Con gái - Thái Bình công chúa
Tiết lộ bàng hoàng về mẹ đẻ, chị họ và con gái đệ nhất nữ hoàng Trung Hoa | Võ Tắc Thiên,Hoàng đế Trung Hoa,Lịch sử Trung hoa
Một nhân vật họ Võ thứ 3 minh chứng cho khả năng tình dục sung mãn của phụ nữ họ Võ là Thái Bình công chúa. Nàng công chúa duy nhất giữa Võ Tắc Thiên là Lý Trị đã từng chung nhân tình với mẹ là Trương Xuân Tông.
Cũng giống như mẹ của mình, mặc dù được vua cha gã chồng tử tế nhưng Thái Bình công chúa vẫn ngày đêm mê tưởng trai lạ và thường xuyên nuôi "nam sủng" ở trong cung. Được biết, cuộc sống chăn gối với người chồng Tiết Thiệu không làm Thái Bình công chúa vui vẻ, nàng công chúa này bèn triệu thêm rất nhiều chàng trai sung mãn khác nuôi trong cung của mình tiện bề phục vụ công việc chăn gối của mình.
Một trong những nhân tình của Thái Bình công chúa lọt vào mắt xanh của Võ Tắc Thiên chính là Trương Xuân Tông. Ngoài ra, nhân tình chung của Thái Bình và Võ Tắc Thiên còn có Hứa Hoài Nghĩa.
Nhận được sự sủng ái quá đặc biệt của Võ Tắc Thiên, Hoài Nghĩa càng ngày càng ngang tàng, coi trời bằng vung, lợi dụng sự ân sủng của người tình để mưu lợi cá nhân.
Phải nói rằng, Hoài Nghĩa là chàng trai có vẻ ngoài khôi ngô tuấn tú, tài ăn nói khéo léo và khả năng giường chiếu điêu luyện. Chính vì lẽ đó, chỉ sau vài lần gặp mặt, dù đã có chồng nhưng Thái Bình công chúa đã mê say và nhiều lần hai người "vụng trộm" với nhau.
Theo Trí Thức Trẻ

Những vụ "cắm sừng" hoàng đế nổi tiếng nhất Trung Hoa

Các vị vua nổi tiếng của Trung Hoa đã không ít lần bị cắm sừng bởi những bà vợ tuyệt thế giai nhân của mình.

Lương Nguyên Đế - bị cắm sừng vì quá "xấu trai"
Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch vốn được biết tới là một vị vua hết sức am hiểu thi ca, âm luật, viết chữ đẹp song lại có ngoại hình không được ưa nhìn cho lắm với một bên mắt bị mù. Trong khi đó, vợ cả của ông Từ Chiêu Bội được biết tới là một mỹ nữ sắc nước hương trời, được rất nhiều đàn ông thèm muốn. Cuộc sống hôn nhân của cả hai người vốn chẳng hề mặn nồng, đặc biệt là trong đời sống tình dục.
Dung mạo không được tuấn tú của vị vua nhà Lương luôn khiến Từ Chiêu Bội cảm thấy bất mãn và vì thế bà luôn chỉ trang điểm một nửa khuôn mặt của mình mỗi lần gặp ông. Sau khi bị Tiêu Dịch xa lánh, vị nương nương này bắt đầu tìm tới người tình đầu tiên là một hòa thượng phong lưu có tên là Trí Viễn ở chùa Dao Quang tại Kinh Châu.
Những vụ "cắm sừng" hoàng đế nổi tiếng nhất Trung Hoa | Lịch sử Trung Hoa,Hoàng đế Trung Hoa,Phổ Nghi,Thái tổ Nhà Thanh
Từ Chiệu Bội là một người phụ nữ đa tình - Ảnh minh họa
Tuy nhiên, việc liên tục phải tìm cách ra khỏi cung để tìm tới chùa Dao Quang dần tỏ ra bất tiện và Từ Chiêu Bội bắt đầu chuyển sang để ý tới vị đại thần khác trong triều là Ký Quý Giang, một con người có vẻ ngoài hết sức khôi ngô, tuấn tú. Cả hai thường gặp nhau lén lút mỗi dịp Quý Giang được mời vào cung. Chưa dừng lại ở đó, Từ Chiêu Bội còn hẹn hò với một thi nhân đương thời nổi tiếng khác là Hạ Huy. Vốn đã bị nhà vua ghẻ lạnh từ lâu, thậm chí người phụ nữ còn công khai đi lại với “người tình” trước mắt bàn dân thiên hạ.
Những việc làm của Từ Chiêu Bội càng ngày càng khiến Tiêu Dịch tức giận và ông đã mượn cớ vu oan vợ mình hãm hại một cung nữ để bắt bà phải tự vẫn. Sự trả thù của vị vua nhà Lương còn tiếp tục với việc trả xác người phụ nữ này về nhà bố mẹ đẻ. Tiếp đó, ông còn tự tay viết lại câu chuyện trăng hoa của Từ Chiêu Bội để toàn dân thiên hạ được biết.
Thái tổ Nhà Thanh - bị cắm sừng vì quá già
Vị vua đầu tiên của nhà Thanh vốn có một mối quan hệ hết sức phức tạp với người vợ A Ba Hợi của mình, phần nhiều vì chênh lệch tuổi tác. Năm 12 tuổi thì A Ba Hợi được gả về với Nỗ Nhĩ Cáp Xích khi đó đã ngoài 60. Mối quan tâm duy nhất của Thanh Thái tổ chỉ là có thật nhiều con cháu để kế thừa cơ nghiệp trong khi tuyệt thế giai nhân A Ba Hợi lại mong muốn nhiều hơn thế.
Những vụ "cắm sừng" hoàng đế nổi tiếng nhất Trung Hoa | Lịch sử Trung Hoa,Hoàng đế Trung Hoa,Phổ Nghi,Thái tổ Nhà Thanh
A Ba Hợi trong phim
Chán ghét Nỗ Nhĩ Cáp Xích, A Ba Hợi dần nảy ra ý định tìm tới một người khác trẻ trung và phù hợp hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn tính mạng của chính mình, bà đã quyết định chọn “người tình” chính là những người con của chồng khi ngay cả người con thứ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng đã hơn bà tới 7 tuổi. Tuy nhiên, việc ngoại tình với vị hoàng tử cả Đại Thiện và vị con thứ tư Hoàng Thái Cực cũng nhanh chóng bị người vợ khác phát hiện và nói với Nỗ Nhĩ Cáp Xích không lâu sau đó.
Dù không trừng phạt người vợ trẻ lăng loàn của mình ngay lúc đó song Thanh Thái tổ đã có những tính toán hết sức sâu sa về việc chia sẻ quyền lực sau khi mình qua đời dành cho vợ và các con. A Ba Hợi đã bị bốn vị thân vương con chồng ép phải thắt cổ tự vẫn để đảm bảo quyền lực cho bản thân.
Phổ Nghi – bị cắm sừng vì chán ghét vợ
Theo lệnh của Từ Hy Thái hâu thì Phổ Nghi đã phải lập hậu từ năm 15 tuổi. Tuy nhiên, phải đến tận 2 năm sau khi ông mới chính thức cưới người vợ đầu tiên của mình là Uyển Dung. Dù có một hôn lễ xa hoa hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc song đêm tân hôn của hai người đã kết thúc bằng việc vị hoàng đế trẻ tuổi cảm thấy ngột ngạt và chạy vội về điện Dưỡng Tâm.
Những vụ "cắm sừng" hoàng đế nổi tiếng nhất Trung Hoa | Lịch sử Trung Hoa,Hoàng đế Trung Hoa,Phổ Nghi,Thái tổ Nhà Thanh
Phổ Nghi và Uyển Dung khi cưới
Cho tới khi Phổ Nghi bị Nhật đưa sang Mãn Châu, Uyển Dung cũng được đi theo nhưng càng ngày nàng lại cảm thấy càng buồn chán vì không được chồng mình đoái hoài gì đến. Bà dần xa vào nghiện ngập và lén lút quan hệ với “người tình” bên ngoài tới mức cả hai còn có con với nhau. Phổ Nghi đã chẳng hề tỏ vẻ thương xót “con rơi” của vợ khi ném đứa bé sơ sinh này vào lò lửa. Cũng chính vì thế mà cuộc đời của Uyển Dung ngày càng trở nên buồn chán và sa đọa hơn trước kia. Bà qua đời với một thân thể tàn tạ được mô tả không khác gì “xác ve” cả.
Theo Trí Thức Trẻ

Chuyện kinh sợ nhất về hoạn quan: Ăn 'của quý' để tái sinh

Đời nhà Minh ở Trung Quốc, những tên thái giám cho rằng ăn não trẻ con và bộ phận sinh dục nam giới có thể giúp cho chúng phục hồi lại bản năng đàn ông với hi vọng một ngày “vật báu” này sẽ mọc lại.

Không phải là vua chúa, không phải là thành phần danh gia vọng tộc nhưng cuộc sống của những tên thái giám từ lâu đã gắn liền với chốn hoàng cung và thuộc về một phần của những câu chuyện bí mật chốn thâm cung.

Hoạn quan vốn chỉ là quan trong nội đình, không có quyền can dự chính sự, nhưng là người hầu cận thường ngày gần nhất của hoàng đế, được hoàng đế tin dùng, nên có khả năng lộng quyền, nắm được đại quyền chính trị, thậm chí có thể phế lập hoàng đế.

Dưới các triều Đông Hán, Đường, Minh đều từng xảy ra những việc hoạn quan chuyên quyền làm bậy.

Trong lịch sử Trung Quốc, hoạn quan đã có từ thời Tây Chu, đương thời gọi là tự nhân, hoặc hạng nhân, yêm doãn, nội tiểu thần. Vào thời Tây Chu các nước Tề, Sở, Tần, đều có hoạn quan, và gọi bằng các tên như hình thần, ty cung.

Lịch sử và vai trò của hoạn quan tăng dần theo các thời kì. Sau khi Tần thống nhất Trung nguyên, hoạn quan có người làm đến Thừa tướng, gọi là Trung thừa lệnh.

Thời Tây Hán có những hoạn quan đảm nhận các chức Hoàng môn lệnh, Dịch đình lệnh. Tại các triều nhà Tùy, nhà Đường, nhà Tống đặt ra cơ cấu Nội thị tỉnh do hoạn quan đảm nhiệm, trông coi các việc nội bộ ở trong cung đình. Hoạn quan ở hai triều Đường, Tống có người trực tiếp thống lãnh quân đội.

Đến đời nhà Minh thiết lập "Nhị thập tứ nha môn", mỗi nha môn đặt ra một thái giám giữ ấn tín phục dịch hoàng đế cùng gia thuộc, và người được giữ chức thái giám tất yếu phải là hoạn quan. Từ đấy "thái giám" thành danh xưng chuyên chỉ hoạn quan.

Đến giữa thời kỳ nhà Minh, quyền thế của thái giám được mở rộng thêm ra. Thái giám có quyền làm sứ giả, trông coi quân đội, coi xét quan lại, dân tình nên trở thành lộng quyền.

Đây cũng là một trong những thời kì mà việc hoạn quan chuyên quyền làm bậy diễn ra nhiều nhất. Trong đó, những bí mật động trời về cuộc sống chốn hoàng cung của những hoạn quan triều Minh được mô tả khá tỉ mỉ trong cuốn “Minh sử hỏa tập”, với những câu chuyện rùng rợn mất hết cả nhân tính con người.
Chuyện kinh sợ nhất về hoạn quan: Ăn 'của quý' để tái sinh | Hoạn quan,Thái giám,Lịch sử Trung Hoa
Hoạn quan Trung Quốc
Một trong những câu chuyện đáng kinh sợ nhất được chép lại đó là chuyện về món ăn mang tên “của quý” của thái giám đời Minh. Thời đó, trong dân chúng thường xuyên ca thán về chuyện bắt bớ trẻ con. Những đứa trẻ đột nhiên biến mất rồi không bao giờ được đưa trở lại gia đình.

Dân chúng gần xa đều oán thán khi nghe tin chúng được bắt đưa vào cung để cắt lấy bộ phận sinh dục làm món ăn cho các thái giám.

Đặc biệt, những đứa trẻ sơ sinh bị bắt giết nhiều vô kể, vì “của quý” của những bé trai này được cho là bổ nhất và nhiều dương khí nhất. Không chỉ dừng lại ở đó, “Minh sử hỏa tập” cũng ghi chép chuyện các thái giám ăn não trẻ con. Những đứa trẻ ngay sau khi được đưa vào cung trước hết bị cắt bộ phận sinh dục.

Sau đó, những tên thái giám tàn độc còn giết chúng để lấy não làm món ăn bồi bổ cho mình. Những tên thái giám quan niệm rằng, ăn não trẻ và bộ phận sinh dục nam giới của những đứa trẻ - nhất là trẻ sơ sinh - có thể giúp chúng phục hồi dương khí một cách nhanh chóng nhất.

Mặc dù sự việc diễn ra khiến dân chúng gần xa oán thán nhưng thái giám vốn là người hầu tin cẩn của hoàng đế.

 Chúng có quyền làm quàn, hô mưa gọi gió khiến nhiều người trong triều chính cũng không thể can ngăn. Thậm chí, từng lộng quyền qua mặt hoàng đế.

Một trong những đại diện của thái giám chuyên quyền trong thời kì nhà Minh phải kể đến Lưu Cẩn thời Minh Vũ Tông. Lưu Cẩn được phong làm Tư lễ giám, chuyên phê duyệt sớ tấu trong triều.
Với tất cả sự khôn khéo và mưu mô của mình, Lưu Cẩn trở thành một trong 8 người hầu thân cận với hoàng đế, tự tung tự tác trong hoàng cung.

Thậm chí, trong dân gian, vì quá bức xúc trước thói xảo quyệt, hống hách làm càn của Lưu Cẩn, và sự u mê tin thái giám của hoàng đế, đã rỉ tai nhau câu chuyện về việc thái giám qua mặt vua.

Họ gọi Minh Vũ Tông là “Hoàng đế ngồi” – ý chỉ việc ngồi trên ngai vàng của nhà vua, còn gọi Lưu Cẩn là “Hoàng đế đứng” – chỉ những thói lộng quyền, qua mặt vua của tay thái giám xảo quyệt, mưu mô này.

Ngoài việc can dự triều chính, Lưu Cẩn còn xây dựng từ đường và lăng mộ hoành tráng cho phụ mẫu tại Hưng Bình, Thiểm Tây, tự động cất Huyền Minh cung ngoài Triều Dương môn, cúng tế Huyền Thiên Hoàng đế.

Sự việc xảy ra khiến không ít quan lại trong cung bức xúc và sau này họ đã lật đổ quyền lực của tên thái giám nay.

Chính vì việc các tay thái giám có thể leo lên đến đỉnh chóp bu của quyền lực trong hoàng cung nên việc chúng ra yêu sách, đòi bắt trẻ con mang vào cung để phục vụ cho món ăn rùng rợn của chúng là điều khó có thể ngăn cản được. Điều này đã cướp đi sinh mạng của hàng loạt đứa trẻ dưới thời nhà Minh.
Theo Nguoiduatin.vn

Ai là vị hoàng đế 'máu lạnh' nhất Trung Hoa?

Để lên ngôi vua và cai trị 2 vị hoàng đế này đều trả giá bằng máu của rất nhiều người vô tội.

Tần Thủy Hoàng - coi mạng người như "cỏ rác"
Nhắc đến tính cách hung bạo và tàn ác chẳng mấy ai quên được Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Quốc. Vào năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất đất nước, thành lập chế độ tập quyền về mặt chính trị thống nhất từ trung ương, xây dựng nền quân chủ chuyên chế.

Ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu Thời Chiến Quốc, thống nhất Trung Hoa lập nên một đế quốc rộng lớn. Tuy nhiên, ông cũng được xem là bạo chúa vì chính sách cai trị hà khắc và tàn bạo của mình.
Ai là vị hoàng đế 'máu lạnh' nhất Trung Hoa? | Lịch sử Trung Hoa,Hoàng đế Trung Hoa,Võ Tắc Thiên,Tần Thủy Hoàng
Một điều mà không nhà lịch sử nào phản bác chính là chính sách cai trị độc ác và tàn bạo của Tần Thủy Hoàng. Mặc dù, cuộc cách mạng tàn độc này đã giúp thống nhất Trung Hoa nhưng đây vẫn là một dấu lặng đau lòng trong lịch sử Trung Hoa.
Suốt chiều dài lịch sử cai trị của Tần Thủy Hoảng chính sách độc tôn duy trì chính là sự tàn bạo, đa nghi, xem mạng người như cỏ rác. Tần Thủy Hoàng cai trị một cách độc tài, không chú trọng đến nhân đức, ân nghĩa, trong một thời gian dài không tha tội cho ai, không để ý đến giáo hóa hoặc tuyên truyền cho dân thấu hiểu.
Ai là vị hoàng đế 'máu lạnh' nhất Trung Hoa? | Lịch sử Trung Hoa,Hoàng đế Trung Hoa,Võ Tắc Thiên,Tần Thủy Hoàng
Đội quân đất nung trong hầm mộ của Tần Thủy Hoàng.
Vốn nghĩ mình là con trời nên Tần Thủy Hoàng luôn thể hiện tính tình gàn dở tự đắc, muốn gì được nấy, tự cho rằng từ xưa đến nay không ai bằng mình. Một trong những quyết định của Tần Thủy Hoàng khiến nhiều văn sĩ đầu rơi máu đổ là chính sáchđốt kinh thi, kinh thư, sách vở trong vòng 30 ngày, truy lùng các học sĩ.
Ông từng ra lệnh chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì không cùng quan điểm chính trị. Ngoài ra, một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử là Lã Bất Vi (người được cho là cha ruột của Tần Thủy Hoàng) đã bị chính vị hôn quân này giết chết.
Vì muốn trường sinh bất tử, vị vua này còn sai biết bao người đi tìm thuốc tiên, thần dược. Tần Thủy Hoàng có lẽ là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại.Quá trình này đã khiến biết bao người dân vô tội bị chết để thỏa mãn cho sở thích quái đản của vị vua này. Lúc còn sống cho xây lăng mộ gồm 3 tầng, trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung, nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây.

Rất nhiều binh sĩ, thợ thuyền được điều động đến để xây lăng mộ cho vị hoàng đế này. Dã man hơn, sau khi thợ chôn cất châu báu, để tránh bị lộ ra ngoài, vị vua này đã sai đóng đường hầm, chôn sống những người thợ ở đây với mục đích biến họ trở thành thần giữ của cho Tần Thủy Hoàng.
Võ Tắc Thiên - Nữ hoàng dâm ô trụy lạc và tàn nhẫn
Ai là vị hoàng đế 'máu lạnh' nhất Trung Hoa? | Lịch sử Trung Hoa,Hoàng đế Trung Hoa,Võ Tắc Thiên,Tần Thủy Hoàng
Võ Tắc Thiên- nữ hoàng trụy lạc và tàn bạo. (Ảnh minh họa)
Được biết đến với vai trò là nữ hoàng duy nhất của Trung Quốc, Võ Tắc Thiên có 15 năm trị vì trên ngôi vua.
Vào cung cấm với vị trí Tài Nhân, là một trong 9 người thiếp xếp hàng thứ 5 của Lý Thế Dân. "Vợ "vua theo thứ tự từ trên xuống dưới là : Hoàng Hậu, Hoàng phi, Thần Phi, Chiêu nghi và Tài nhân. Tuy nhiên, Võ Tắc Thiên lại có tư tình riêng với Lý Trị, con trai của Lý Thế Dân. Sau khi thoát khỏi quy định chết theo chồng, Võ Tắc Thiên từ chùa trở lại cung vua và trở thành Chiêu Nghi của Lý Trị. Mặc kệ mọi lời dèm pha, từ vị trí vợ của vua cha, Võ Tắc Thiên trở thành vợ của vua con.
Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi lại thì Năm 654, Võ Tắc Thiên sinh con gái đầu lòng, Hoàng Hậu họ Vương đến thăm, sau khi Vương Hoàng Hậu ra về, thì Võ Tắc Thiên bóp mũi cho chết con của mình để vu oan giá hoạ, khiến cho hoàng hậu bị phế bỏ. Võ Tắc Thiên được phong lên làm Thần Phi rồi Hoàng Hậu, Võ Hậu.
Võ Hậu lại giết Vương Hoàng Hậu và con gái của bà một cách dã man để trừ hậu hoạn. Sau khi Lý Trị bị đột quỵ, thân thể yếu ớt, Võ Tắc Thiên ngay lập tức yêu cầu Lý Trị cho cùng tham gia triều chính. Sau đó, để tiện đường cho việc con trai là Lý Hoằng lên ngôi vua, Võ Tắc Thiên đã giết hết người cản đường như Thượng Quan Nghi, Lý Trung (con của Lý Trị với cung phi khác). Tuy nhiên, sau đó, Võ Tắc Thiên lại phế Lý Hoằng, đưa con thứ hai là Lý Hiền lên làm Thái Tử, rồi lại giáng Lý Hiền, đưa con thứ 3 là Lý Hiển lên làm Thái Tử.
Sau khi Lý Trị qua đời,  Lý Hiển lên ngôi, là Đường Trung Tông. Nhưng một tháng sau, Võ Hậu lại phế Lý Hiển, đưa Lý Đán lên làm vua, là Đường Duệ Tông.
Những năm tiếp theo, bà lần lượt loại trừ những con cháu họ Lý ra khỏi quyền lực và đưa các người cháu họ Võ của mình vào nắm quyền. Tháng 09/690, Võ Tắc Thiên lên ngôi Hoàng Đế, đổi quốc hiệu là Nhà Chu. Vì có rất nhiều người chống đối việc có một phụ nữ lên cầm triều chính nên Võ Tắc Thiên đã lập lên một đội chuyên đi "ám sát" những kẻ chống đối. Rất nhiều người đã chết dưới tay nữ hoàng đầu tiên của Trung Quốc.
Theo Trí Thức Trẻ
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét