Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Tư liêu về bí ẩn khảo cổ 13

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Kỳ dị cột sắt 1.500 năm không han gỉ

    Điều làm người ta kinh ngạc là cột sắt đứng lộ thiên đã hơn 1.500 năm, trải qua bao mưa nắng cho tới tận ngày nay vẫn không một vết gỉ, mà theo lý thuyết thì sắt tạp chất dễ gỉ hơn bất cứ kim loại nào

    Cột sắt này hiện vẫn hiện hữu tại vùng nông thôn miền Tây Ấn Độ. Theo tương truyền thì cây cột sắt được đúc vào thế kỷ V sau Công nguyên.

    Cây cột sắt đặc cao 7m có đường kính 0,37m, trên đỉnh cột được trang trí hoa văn cổ. Theo những người dân địa phương thì cây cột sắt này được đúc để tưởng nhớ nhà vua Chamdaro.
    Kỳ dị cột sắt 1.500 năm không han gỉ
    Cây cột sắt đáng tự hào của người Ấn Độ. 

    Hiện nhiều nhà nghiên cứu vẫn không lý giải được tại sao cây cột sắt này đã đứng lộ thiên hơn 1.500 năm mà vẫn sáng loáng không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, sắt là kim loại rất dễ gỉ, nhất là sau vài chục năm.

    Dù hiện đã là thời đại của công nghệ nhưng người ta vẫn chưa tìm ra được phương pháp hiệu quả để chống lại sự gỉ sét của các đồ vật làm bằng sắt.
    Kỳ dị cột sắt 1.500 năm không han gỉ
    Kỳ dị cột sắt 1.500 năm không han gỉ
    Từ xa xưa cây cột sắt này đã là mối quan tâm của nhân loại. 

    Nếu theo lý thuyết thì sắt nguyên chất không bị gỉ nhưng vô cùng khó luyện, giá thành lại rất cao. Nhưng theo một số nhà khoa học đã phân tích thì thành phần của cột sắt có rất nhiều tạp chất chứ không phải là sắt nguyên chất. Theo bản báo cáo thì đáng lẽ ra, cột sắt này dễ gỉ sét hơn tất cả những đồ vật làm bằng loại sắt thông thường.

    Một số nhà nghiên cứu hiện nay cũng thắc mắc rằng, nếu như người Ấn Độ cổ đại đã sớm nắm được kỹ thuật luyện sắt không gỉ và kỹ thuật này đã bị thất truyền thì tại sao họ lại không luyện ra những đồ sắt không gỉ khác?
    Kỳ dị cột sắt 1.500 năm không han gỉ
    Kỳ dị cột sắt 1.500 năm không han gỉ
    Cột sắt là một biểu tượng của văn minh Ấn Độ. 

    Hơn nữa trong cuốn chế tạo đồ sắt của người Ấn Độ cổ cũng không có một dòng ghi chép nào nói về vấn đề này khiến cho cột sắt không gỉ ở Ấn Độ vẫn là một bí ẩn lịch sử chưa có lời giải đáp.

    Và, cột sắt không gỉ vẫn đứng đó như thử tài trí thông minh khám phá của nhân loại, đồng trời cũng là tượng trưng cho nền văn minh bí ẩn của Ấn Độ cổ.

    (Theo 24h) 


    Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người

      Điều này xem chừng vô cùng hoang tưởng nhưng trên thực tế đây hoàn toàn là sự thật và gây bất ngờ với công chúng bởi hình ảnh vô cùng ấn tượng.
      Nhà thờ xương sọ Bolanqieer Sumner (Cộng hòa Séc)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Dù mốc thời gian không mấy ấn tượng nhưng câu chuyện được cho là hoang tưởng về nhà xương này vẫn là câu hỏi bí ẩn chưa lời giải đáp đến ngày hôm nay. Từ năm 1776 đến 1804, liên tục có những lần sắp xếp di chuyển từ phòng kho này sang đến gian phòng khác nhưng hơn 3000 bộ xương cổ vẫn không chịu nghe theo sự sắp đặt của con người. Chúng tự “chỉ huy” và luôn sát cạnh nhau “1 bước không rời”.

      Kho xương cổ Bull (Cộng hòa Séc)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Được mệnh danh là "thiên đường bị lãng quên" khi mãi đến tận năm 2001 kho xương cổ này mới được phát hiện. Hơn 5 vạn bộ xương không cùng thời đại, hình dáng, kích cỡ được sắp xếp nghiêm chỉnh đến kỳ lạ khiến Bull được xếp vị trí thứ 2 trong số những kho xương cổ vĩ đại nhất tại Châu Âu. Một trong những sản phẩm tuyệt tác được đưa tới viện bảo tàng quốc gia thành phố để trưng bầy. Tuy nhiên, chỉ sau đó một thời gian ngắn, những sự việc bất thường xảy ra khiến lãng đạo lập tức phải mang di vật trên trở về vị trí cũ. Hiện tại, chính phủ đang lên kế hoạch tu bổ khu di tích này vào năm 2010 và kết thúc năm 2011.

      Lễ đường Chapel - Evora (Bồ Đào Nha)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Một trong những địa danh thu hút khách du lịch nhiều nhất tại Bồ Đào Nha - Evora. Ngoài cảnh quan tuyệt đẹp thì nơi đây còn gây được sự chú ý đặc biệt từ lễ đường Chapel với những câu chuyện lịch sử thú vị. Theo lời kể của người dân địa phương lưu truyền thì hai bộ xương đặc biệt nhất được treo trên vách đường trong Chapel là một người cha và con trai bị sự hãm hại của chính người mẹ, người vợ bất lương. Người phụ nữ này luôn cảm giác mất an toàn, không cảm nhận được tình yêu thương từ người thân và ảo giác về cuộc sống của mình. Cuối cùng, bà ta đã lựa chọn hình thức: kết liễu sự sống của chồng và con để chiếm đoạt cả linh hồn và thể xác của họ mãi mãi.

      Hầm mộ Paris (Pháp)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Được ghi nhận là hầm mộ chứa hàng nghìn bộ xương lớn nhỏ khác nhau được xây dựng từ thế kỷ 18. Liên tục được cập nhật số lượng và thông tin nhưng cho đến nay vẫn chưa có bản báo cáo chi tiết về những điều kỳ bí ẩn sâu dưới lòng đất này. Người ta không thể giải thích cho sự xuất hiện của những bộ xương khác nhau nằm ở những vị trí khó tin nhưng lại có quan hệ mật thiết.

      Tháp xương Tower (Serbia)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Đây là khu vực duy nhất được xây dựng từ năm 1809 sau cuộc nội chiến Serbia. Người dân phát hiện hơn 952 khu mộ cổ nằm sâu trong lòng đất và đào thấy 58 loại dụng cụ khác nhau của người dân cổ. Hàng loạt những bộ xương được đặt ngay ngắn bên huy hiệu, kỷ niệm chương “hy sinh vì tổ quốc” cho đến nay vẫn là nỗi ám ảnh của người dân địa phương. Người ta cho rằng sự khốc liệt của cuộc tàn sát này khiến cho những oan hồn không thể siêu thoát.

      Kho xương Sedlec (Cộng hòa Séc)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Nằm tại ngoài ô Sedlec (Cộng hòa Séc), giáo đường này nổi tiếng với kho xương hội tụ hơn 40.000 bộ xương khác nhau được lưu giữ từ những tăm 1278. Cho đến nay vẫn chưa ai tìm hiểu được khởi điểm, mục đích của việc làm này mà các nhà nghiên cứu chỉ có thể chỉ ra những phương pháp bảo quản và lưu giữ của người dân cổ xưa. Do số lượng các bộ xương quá nhiều nên từ năm 1511 thì họ phải liên tục thay thế những “sản phẩm cũ” bằng những “tác phẩm” mới để bảo đảm vấn đề không gian và diện tích cư trú.

      Giáo đường Santa Maria della - Rome (Italy)
      Hãi hùng những công trình làm bằng... xương người
      Không một cảm giác sợ hãi khi thực hiện công việc tìm kiếm và nghiên cứu khu di tích này. Những nhà khoa học Ý đã tìm thấy hơn 4.000 bộ xương của những kỵ sĩ cổ đại vẫn còn giữ được nguyên vẹn quần áo, tư trang đi kèm. Tuy số lượng không nhiều như kho xương Sedlec nhưng những lời “thần chú” nằm rải rác trên khắp các vách tường nơi đây vẫn luôn là câu hỏi bí ẩn hấp dẫn dân chúng.

      (Theo 24h)

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét