Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Câu chuyện lịch sử 21

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Tục hiến tế trinh nữ của người Maya

Trong một hồ nước ngầm tuyệt đẹp giữa rừng lại ẩn chứa những bí ẩn ghê rợn về một đế chế Maya cổ đại hùng mạnh.



maya1-1374650387_500x0.jpg
Nền văn minh Maya được xây dựng bởi một bộ tộc thổ dân châu Mỹ trên vùng đất tên Cuello cách nay 4.000 năm. Từ mảnh đất này, người Maya phân chia thành nhiều nhánh, trong đó, nhánh lớn nhất tiến về vùng đất là vịnh Mexico ngày nay. Tại đây, các nhà khảo cổ vẫn tiếp tục khai quật hàng loạt các thành phố cổ đại lớn nhỏ.
maya2-1374650388_500x0.jpg
Một trong số đó là thành phố Chichen Itza - tuyệt phẩm của nền văn minh Maya. Trong tiếng Maya, “chichen” có nghĩa là “miệng giếng” còn “Itza” là “của người Itza”. Chichen Itza có nghĩa là “miệng giếng của người Itza”. Sở dĩ nơi đây có cái tên như vậy vì Chichen Itza nằm trong khu vực khô hạn của Trung Mỹ và nguồn nước chủ yếu lấy từ những hang động trên núi đá nham thạch, thành cổ nằm gần nguồn nước quan trọng.
maya3-1374650388_500x0.jpg
Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Maya thành Itza. Các vị thần như thần mặt trời, thủy thần luôn được coi trọng bởi người Maya tin các vị thần có ảnh hưởng lớn đến vụ mùa bội thu. Kim tự tháp ở Chichen Itza xây dựng cũng vì mục đích đó. Nơi đây thường diễn ra các nghi lễ thờ cúng các vị thần ngự trên đỉnh tháp.
maya4-1374650388_500x0.jpg
Ở cách thành phố chừng 1,5 km có hai hồ nước tự nhiên đường kính khoảng 60 m. Một hồ dùng làm nước tưới sinh hoạt trong nông nghiệp thời cổ đại. Còn hồ kia dùng vào mục đích quan trọng hơn, đây là “giếng thánh” nơi diễn ra các hoạt động tế thủy thần đẫm máu.
maya6-1374650389_500x0.jpg
Theo các văn bản cổ đại của người Maya ghi lại, thời tiết hạn hán là do thủy thần nổi giận. Để vị thần trở nên vui vẻ, họ đưa vào giếng một cô gái đồng trinh 14 tuổi. Người xưa quan niệm rằng, cô gái khi được vứt vào giếng sẽ trở thành người hầu của thủy thần, được ăn ngon mặc đẹp và tận hưởng cuộc sống an nhàn. Ngay cả những khi thời tiết ổn định, không hạn hán hay thiên tai, giới tăng lữ ở Maya cũng chọn một cô gái xinh đẹp để cám ơn Thủy thần. Người dân khắp nơi kéo đến tập trung ở ngôi miếu thần cạnh giếng phép. Ngôi miếu này dài 60 m, cao 30 m, trong miếu khắc hình của thủy thần - một con rắn có cánh.
maya7-1374650389_500x0.jpg
Cô gái được tuyển chọn mặc một bộ đồ lộng lẫy, ngồi đợi trong miếu. Đứng cạnh cô gái là nhiều chàng trai khỏe mạnh khoác trên mình bộ giáp vàng, sẵn sàng đưa cô dâu của thần mưa tới giếng thánh “an toàn”.
maya8-1374650389_500x0.jpg
Buổi lễ sẽ bắt đầu vào lúc rạng sáng, “cô dâu” của thủy thần được đặt trong kiệu hoa và được các pháp sư làm phép, chúc phúc. Cô gái còn phải uống một thứ nước ma thuật giúp an thần, giữ bình tĩnh. Đoàn người sẽ rước cô gái tới giếng thánh trên con đường dài 400 m.
maya9-1374650390_500x0.jpg
Khi tới nơi, cô gái trẻ bị các chàng trai vệ sĩ tung lên không trung rồi rơi tự do vào giếng thánh. Lúc này tiếng trống nổi lên, đám đông sẽ nhảy múa hát hò, những người giàu có sẽ ném vàng bạc, châu báu xuống giếng để cầu xin sự bình an.
maya10-1374650390_500x0.jpg
Từ giữa thế kỷ XVI, thực dân châu Âu chinh phục Nam Mỹ, các thành phố Maya như Chichen Itza dần diệt vong. Từ đó trở đi, không còn ai tổ chức cúng tế người sống ở giếng thánh nữa. Ngày nay, những cư dân của ngôi làng Yaxuná - khu vực gần nhất với thành phố Itza chuyển qua sử dụng dê và gà để thờ cúng thủy thần thay vì người như trước. Trong những buổi lễ cầu mưa và cám ơn tổ tiên đó, người đàn ông sẽ đi vòng tròn quanh vật hiến tế. Những đứa trẻ sẽ ngồi xuống dưới bàn giả tiếng ếch kêu khi trời mưa để mong  "mưa thuận gió hòa".
maya11-1374650390_500x0.jpg
Cuộc sống của người Maya hiện đại không khác lắm so với tổ tiên xa xưa. Nhiều dân làng Yaxuná còn gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Gần đây, nhờ lượng du khách đổ về ngày một đông mà cuộc sống của họ trở nên khấm khá hơn. 
maya12-1374650390_500x0.jpg
Giếng thánh là một trong những khu vực hấp dẫn khách du lịch. Tại đây, du khách được xem người dân bản điạ tái diễn lại lễ tế thủy thần. Buổi lễ có sự tham gia của các pháp sư, vật tế cùng nhiều chàng trai vạm vỡ mặc giáp vàng, những bộ hóa trang kỳ dị cùng âm nhạc ma quái. Mọi người tới đây sẽ được đắm chìm trong quá khứ thần bí của nền văn minh Maya cổ đại.
maya13-1374650391_500x0.jpg
Mặt khác các giếng thánh rất lý tưởng để các nhà khảo cổ tác nghiệp. Việc khám phá chúng sẽ giúp các nhà khoa học trả lời nhiều câu hỏi hóc búa như con người có mặt ở châu Mỹ vào thời gian nào, lục địa được hình thành ra sao.
maya14-1374650391_500x0.jpg
Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 100 bộ xương người dưới đáy giếng thánh, nhiều châu báu, đồ dùng thời xưa. Đây chính là mô tả rõ ràng nhất những đặc điểm cơ thể, đặc điểm văn hóa của người Maya cổ đại. Từ đó giúp nhân loại dần khám phá sự phát triển và suy tàn của đế chế vĩ đại này.
Theo Trí thức trẻ

Phát hiện bức họa Maya cổ nhất ở Guatemala

Nhà khảo cổ William Saturno tại Mỹ hôm qua cho biết ông đã vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra một bức hoạ trên tường thời Maya chưa từng được nhìn thấy trong gần 2 thiên niên kỷ.

d
Bức hoạ Maya cổ nhất. Ảnh: AP
Được phát hiện tại vùng San Bartolo ở Guatemala, bức tranh bao phủ toàn bộ bức tường phía tây của một căn phòng nối với một kim tự tháp, Saturno cho biết.
Với màu sắc rực rỡ, bức hoạ kể về lịch sử tạo hoá của Maya. Tác phẩm được vẽ vào năm 100 trước Công nguyên, nhưng sau đó bị che phủ khi căn phòng bị lấp.
Saturno, hiện làm việc tại Đại học New Hampshire, đã công bố về khu vực này lần đầu tiên vào năm 2002, khi ông dừng chân nghỉ trong một căn hầm tại một khu rừng rậm, mà sau này phát hiện ra đó chính là một phần của căn phòng cổ.
Kể từ đó, bức tường phía Tây và phía Bắc đã được khai quật. Các bức tường còn lại đã bị đánh đổ để san lấp căn phòng. Bức hoạ trên bức tường phía Tây chính là điểm nhấn của căn phòng, trong đó miêu tả 4 vị thần là các hình ảnh khác nhau của con trai vị thần ngũ cốc.
Saturno giải thích: Vị thần đầu tiên đứng trên mặt nước và cầm trên tay một con cá - tạo nên thế giới ngầm dưới nước. Vị thần thứ 2 đứng trên mặt đất và dâng tế một con hươu - tạo nên mặt đất. Vị thần thứ 3 bay trong không trung, cầm một con gà tây - tạo nên bầu trời. Vị thần cuối cùng đứng trên một cách đồng hoa - thức ăn của chúa - tạo nên thiên đường.
Một mảng khác miêu tả vị thần ngũ cốc tự trao vương miện cho mình trên một giàn giáo bằng gỗ, và mảng cuối cùng miêu tả lễ đăng quang lịch sử của một vị vua Maya. Một số chữ viết trên đó có thể giải nghĩa được, nhưng hầu hết đã quá cũ không thể dịch nổi.
Gần đó, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một lăng mộ hoàng gia Maya cổ nhất, có từ năm 150 trước Công nguyên. Khai quật bên dưới một kim tự tháp nhỏ, nhóm tìm thấy một khu lăng mộ bao gồm những bình gốm và xương của một người đàn ông, trên ngực đặt tấm thẻ ngọc bích - biểu tượng hoàng gia Maya.
M.T. (theo AP)

 Dấu tích cuộc thảm sát kinh hoàng thời Maya

Một thiên niên kỷ đã qua, nhưng cuộc thảm sát đẫm máu thời Maya vẫn để lại cảm giác rùng rợn: một vị vua và hoàng hậu của triều đại Cancuen, hơn 30 nhà quý tộc và những phụ nữ mang thai bị tấn công đồng loạt và giết chết bằng rìu, giáo.

d
Bể chứa xương người bị giết ở Cancuen.
Ở sâu trong khu rừng rậm Peten ở Guatemala, khu đổ nát của một cung điện hoàng gia đã làm lộ ra các bộ xương người và dấu ấn kinh hoàng cuối cùng của người Cancuen khi họ bị cướp bóc.
"Vua và hoàng hậu cùng các vị quan rõ ràng đã bị tập trung trong một cái hố rộng và bị đâm chết bởi những mũi giáo và rìu vào đầu hoặc cổ", Arthur Demarest, nhà khảo cổ đứng đầu nhóm khai quật, cho biết.
"Vào những năm trước khi diễn ra cuộc hành quyết đó, chiến tranh đã lan rộng ở miền Tây thế giới Maya. Có vẻ như nó đã bất chợt đến Cancuen vào năm 800 sau Công nguyên", Demarest nói.
Bộ xương của vua, hoàng hậu, cùng xác của 32 vị quan Maya và hơn chục bộ xương khác được tìm thấy trong một bể chứa rộng 90 m2 nằm ở phía Bắc của cung điện. Nhóm khảo cổ cho biết cuộc thảm sát này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng mở đầu giai đoạn sụp đổ đầy bí ẩn của nền văn minh Maya.
Việc phát hiện ra những bức tường chắn chưa được hoàn thành, những đầu giáo vứt rải rác, khu cung điện bị bỏ hoang và những bộ xương người mang vết thương từ rìu và giáo cho thấy toàn bộ vương quốc đã bị tấn công và giết hại không thương tiếc.
Vương quốc Cancuen là một trong những thủ phủ giàu có nhất của Maya, nhờ vào vị trí chiến lược nằm ở đầu sông Pasion - con đường giao thương quan trọng. Khu vực là cánh cổng nối nền văn minh Maya (gồm những khu rừng rậm ở Mexico và bắc Guatemala) với những vùng cao nguyên núi lửa và bờ biển phía nam
Nó đã từng là một khu dân cư hưng thịnh. Cung điện cùng các vùng phụ cận trải rộng trên một diện tích gần bằng 6 sân bóng đá và từng được trang hoàng bởi hằng trăm bức tượng điêu khắc. Tuy vậy người Cancuen đã không kháng cự được trước những kẻ xâm lược không có lòng xót thương đối với cả trẻ em, phụ nữ. "Các bộ xương cho thấy đàn ông, đàn bà, trẻ em thuộc mọi lứa tuổi đều bị giết", Demarest nói.
Các nhà khảo cổ còn tìm thấy những bào thai nằm trong bụng hai người đàn bà vẫn còn nguyên vẹn dưới lớp bùn.
M.T. (theo AFP)


Vì sao nền văn minh Maya biến mất?

Thế giới không bị diệt vong như những người suy đoán lầm tưởng từ bộ lịch Maya, nhưng những người sáng tạo ra bộ lịch cũng như nền văn minh rực rỡ đó đã biến mất vào khoảng năm 950

p
Các tàn tích của người Maya. Ảnh: Tom Sever/ NASA.
Cách nay khoảng 1.200 năm, người Maya thống trị toàn bộ khu vực Trung Mỹ. Trong thời kỳ thịnh vượng nhất những năm 800-900, mật độ dân số các thành phố tại trung tâm đế chế (bắc Guatemala ngày nay) rất đông đúc với khoảng hơn 700 người/ km2.
Ngay cả vùng nông thôn, mật độ dân số vào khoảng gần 100 đến 300 người/km2. Đột nhiên, tất cả họ sau đó đều tĩnh lặng đến bất ngờ. Các nhà nghiên cứu phát hiện, khoảng năm 950, lượng dân cư sụt giảm nghiêm trọng, khoảng 90-95% người Maya đã chết.
Sự tĩnh lặng đầy bí ẩn đó khiến nhiều người cho rằng đây là một trong những thảm hoạ lớn nhất về nhân khẩu học thời tiền sử của con người - sự biến mất của xã hội người Maya từng rực rỡ trong lịch sử. Điều gì đã xảy ra với nền văn minh đó?
Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học được hỗ trợ của Cơ quan Vũ trụ Hàng không Mỹ (NASA) đã tìm ra một ý tưởng giải thích thoả đáng bí ẩn trên. Theo nhà khảo cổ học kỳ cựu Tom Sever: "Chính người Maya đã gây ra điều đó cho chính mình".
Người Maya được cho là cư dân sống hài hoà và thân thiện với môi trường xung quanh. Thực tế, cũng như các nền văn minh trước hay kế tục họ, người Maya phải phá rừng và huỷ hoại cảnh quan xung quanh họ trong nỗ lực duy trì cuộc sống để tồn tại ở những giai đoạn khó khăn.
Họ tàn phá rừng thông qua việc chặt và đốt cây, lấy đất trồng trọt, làm nương rẫy, phục vụ cho nông nghiệp. Điều này phát sinh nhiều thứ tồi tệ.
Giới khoa học phát hiện có một đợt hạn hán lớn từng diễn ra đúng thời điểm người Maya biến mất chỉ thời gian rất ngắn sau thời kỳ phát triển cực thịnh của họ. Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu thấy, trùng thời điểm suy tàn nền văn minh Maya, chính người Maya chặt hầu hết số lượng cây có trên mặt đất, nơi họ đang định cư làm các cánh đồng canh tác ngô, đáp ứng nhu cầu lương thực dân số phát triển quá nhanh.
Ngoài việc canh tác, gỗ còn được dùng làm củi hoặc vật liệu xây dựng. Người Maya cần đốt rất nhiều cây, dùng nó làm nóng chảy đá vôi, từ đó tạo ra vữa vôi xây dựng các kim tự tháp, đền đài khổng lồ, hồ chứa.
p
Chuỗi tương tác “chết chóc” giữa hạn hán, sự nóng lên của trái đất và phá rừng có thể dẫn đến sự diệt vong nền văn minh Maya. Ảnh: NASA/T.Sever.
Nhóm nhà khoa học đã xây dựng mô hình máy tính khôi phục nhằm trả lời câu hỏi: Làm cách nào mà việc phá rừng lại đóng một vai trò quan trọng trong việc khiến tình trạng hạn hán trở nên tồi tệ hơn. Theo các kết quả nghiên cứu công bố, nếu toàn bộ số cây bị chặt phá thì nhiệt độ tăng thêm 3-5 độ và giảm lượng nước mưa xuống khoảng 20-30 %.
Thực tế hạn hán xảy ra ở khắp khu vực khác nhau của đế chế; và chính nhiệt độ tăng, lượng mưa giảm bởi sự phá rừng cục bộ gây ra các vấn đề nghiêm trọng đủ đưa các thành phố lớn của từng quốc gia hùng mạnh trong đế chế vào bờ vực của sự diệt vong. Đó là việc canh tác quá mức nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng, khiến đất đai suy kiệt và sói mòn. Việc phá rừng làm nương rẫy liên tục trên quy mô lớn khiến diện tích rừng thu hẹp nhanh chóng và hạn hán diễn ra với tần suất nhiều hơn.
Không những vậy, hạn hán làm khả năng chứa nước tại các hồ chứa suy giảm, trong khi đây là điều kiện tiên quyết để duy trì sự phát triển trong mùa khô. Đói kém và khát không làm cho cuộc sống hạnh phúc trong cộng đồng dân cư tại các thành phố này được duy trì và nhiều yếu tố nảy sinh kèm theo.
Không một yếu tố độc lập nào có thể đưa một nền văn minh rực rỡ như vậy tới bờ vực bị diệt vong, nhưng chính sự phá rừng ở quy mô lớn, kèm theo nhiều đợt hạn hán kéo dài, khí hậu biến đổi, và nhiều vấn đề liên quan khác trở nên trầm trọng hơn như sự khô cằn của đất canh tác và sụt giảm năng suất, mất ổn định quốc gia, chiến tranh giành đất đai, lương thực hay cướp phá của cải, nguồn nước, bệnh tật và cuối cùng là sự thiếu ăn triền miên.
Khi đói kém mất mùa kéo dài, chiến tranh cướp bóc là điều mà chúng ta có thể lường trước được, và sự diệt vong là điều không thể khác được. Từ nhiều yếu tố đó làm suy tàn và biến mất nhanh chóng tới bất ngờ của nền văn minh Maya- nền văn minh rực rỡ một thời trong lịch sử loài người.
Tuấn Duy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét