NHẠC PHIM "TÂY DU KÝ"
Lời bài hát: Con Đường Chúng Ta Đi (Nhạc phim Tây Du Ký)
Đây hành lý,
anh mang. Tôi cầm cương, dắt ngựa. Nhìn ngắm
trời cao chập chùng,
lòng lo lắng
không yên. Đường thỉnh kinh
thật xa. Không màng
hiểm nguy, cất bước. Ngày tháng cùng
năm trôi dần,
ngọt bùi đắng cay
đều qua. Biết đi hướng nào,
về đâu,
là la là la la
lá la la là la.
Thấp thoáng
chân mây
biết_phương nào.
Thấp thoáng
chân mây
xa tít mù. Về Thiên Trúc
còn quá xa. Bao khó khăn
vượt qua.
Nguyện không
lùi bước,
khó khăn luôn
vượt qua
Thấp thoáng
chân mây
biết phương nào.
Thấp thoáng
chân mây
xa tít mù. Về Thiên Trúc
còn quá xa. Bao khó khăn
vượt qua.
Đây hành lý
anh mang. Tôi cầm cương
dắt ngựa. Nhìn ngắm
trời cao chập chùng,
lòng lo lắng
không yên. Đường thỉnh kinh
thật xa. Không màng
hiểm nguy, cất bước. Ngày tháng cùng
năm trôi dần,
ngọt bùi đắng cay
đều qua. Biết đi hướng nào, về đâu, là la là la la
lá la la là la.
Thấp thoáng
chân mây
biết phương nào.
Thấp thoáng
chân mây
xa tít mù. Về Thiên Trúc
còn quá xa. Bao khó khăn
vượt qua. Nguyện không
lùi bước,
khó khăn luôn
vượt qua.
Thấp thoáng
chân mây
biết phương nào.
Thấp thoáng
chân mây
xa tít mù. Về Thiên Trúc
còn quá xa. Bao khó khăn
vượt qua. Là la là la
lá la la là la.
Chấm điểm nhan sắc mỹ nhân Tây du ký
Theo Eva | 26/03/2013 00:27Cân đo nhan sắc của những mỹ nhân Tây du ký phiên bản điện ảnh và truyền hình.
Nhắc đến các bộ phim Tây du ký, không thể không nhắc đến các mỹ nhân trong phim. Dù chỉ xuất hiện trong 1 vài tập, không phải là nhân vật chính nhưng họ cũng khiến khán giả nhớ mãi không quên. Hãy cùng điểm lại và “cân đo” nhan sắc của những gương mặt giai nhân tuyệt sắc qua các phiên bản Tây du ký điện ảnh và truyền hình trong suốt gần 30 năm qua.1. Tây Lương nữ vương – Chu Lâm
Vai nữ quốc vương của nước Tây Lương được Chu Lâm thể hiện xuất sắc hơn cả sự mong đợi của đạo diễn, biên kịch
Chu Lâm là thế hệ diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc những năm 80
Tình ý của nhân vật Tây Lương nữ vương dành cho Đường Tam Tạng trong tập phim “Tây Lương nữ quốc” được Chu Lâm thể hiện ấn tượng, cuốn hút… không chỉ giúp cô đi vào lòng khán giả, mà còn giúp tập phim này trở thành một trong những tập phim được yêu thích nhất. Nhiều năm sau, có rất nhiều nữ diễn viên đã thể hiện qua vai Tây Lương nữ vương, nhưng chưa có một ai có thể để lại ấn tượng sâu sắc như Chu Lâm.
2. Thỏ Ngọc – Lý Linh Ngọc
Lý Linh Ngọc thể hiện ấn tượng vai diễn Thỏ Ngọc - Công chúa Thiên Trúc
Sắc đẹp và cả giọng ca của Lý Linh Ngọc (thể hiện ca khúc trong tập phim này) khiến khán giả không khỏi say đắm
Trong phim, Lý Linh Ngọc vừa thể hiện nàng công chúa u buồn, héo hắt, nàng thỏ ngọc xinh tương, rạng rỡ và 1 chút ma quái, thêm một vài phân cảnh bắt chước con khỉ cho giống Tôn Ngộ Không. Nếu nét đẹp của nữ vương Chu Lâm đằm thắm, dịu dàng bao nhiêu, thì Thỏ Ngọc của Lý Linh Ngọc, lại linh động, hoạt bát bấy nhiêu. Cả 2 được coi là đệ nhất mỹ nhân, kẻ tám lạng người nửa cân trong dàn mỹ nữ của Tây du ký 1987.
3. Tử Hà tiên nữ - Chu Ân
Nhiều năm sau, khán giả vẫn nhớ tới vai diễn Tử Hà tiên tử của Chu Ân
Dù tác phẩm Đại thoại tây du không phải là bộ phim bám sát theo nguyên tác, nhưng Chu Ân vẫn được coi là mỹ nhân trong danh sách phái đẹp của các loạt phim Tây du ký.
4. Bạch Cốt Tinh – Hàn Tuyết
5. Quan Âm Bồ Tát – Lưu Đào
Lưu Đào quý phái với vai Quan Âm
Không phục sức lộng lẫy hay thay đổi nhiều tạo hình, nhưng vai diễn Quan Âm Bồ Tát của Lưu Đào toát lên nét hồn hậu, quý phái mà không phải ai cũng có được. Khán giả đều nhận định, Quan Âm Bồ Tát của nữ diễn viên này là phiên bản đẹp nhất trong tất cả các tác phẩm Tây du ký.
6. Tây Lương nữ vương – Thư Sướng
Thư Sướng trẻ trung, tinh nghịch trong hình tượng mới của Tây Lương nữ vương
Tấm tình của Tây Lương nữ vương với Ngự Đệ cũng được miêu tả khá thoáng qua, không để lại nhiều ấn tượng như những phiên bản trước. Tuy nhiên, bỏ qua những điều đó, nếu chiếu theo ý đồ của đạo diễn, Thư Sướng được coi là thể hiện rất tốt vai diễn này. Cô không chỉ trẻ trung, xinh đẹp, mà còn diễn tả rất tốt nét hồn nhiên, đáng yêu, ngây thơ của nàng nữ vương.
7. Đoạn tiểu thư – Thư Kỳ
Mỹ nhân mới nhất của các bộ phim Tây du ký - Thư Kỳ
Tây du ký
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bìa bản Tây du ký chữ Hán thế kỉ 16 |
|
Tác giả | Ngô Thừa Ân |
Quốc gia | Trung Quốc |
Ngôn ngữ | Chữ Hán |
Chủ đề | Thần thoại, Phật giáo |
Thể loại | Tiểu thuyết |
Ngày phát hành | Thập niên 1590 |
Kiểu sách | In khắc gỗ |
Bài này viết về một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Hoa. Đối với bài về đề tài khác, xem Tây du ký (định hướng).
Tây Du Ký (phồn thể: 西遊記; giản thể: 西游记; bính âm: Xī Yóu Jì; Wade-Giles: Hsi Yu Chi), là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa, và được xem là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất cho thế hệ trẻ[cần dẫn nguồn]. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của học giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) để lấy kinh.Nội dung
Trong tiểu thuyết, Trần Huyền trang (玄奘) được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Theo ông là ba đệ tử - một khỉ đá tên Tôn Ngộ Không (孫悟空), một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng (豬悟能) và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh (沙悟淨) - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã).Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Đông, xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong núi Ngũ Hành 500 năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết.
Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành đàn bà đẹp. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa...
Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải hối lộ mới nhận được kinh thật.
Vị trí, tác giả
Một số học giả cho rằng tiểu thuyết châm biếm sự suy yếu của chính quyền Trung Hoa thời đó. Nó là tác phẩm văn học với chất lượng đạt tới đỉnh cao, đứng trong 4 tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa (cùng với Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Thủy Hử của Thi Nại Am và Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung).Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận khác cho rằng hình ảnh kết hợp của thầy trò Tam Tạng lại ẩn giấu một khái niệm quan trọng về tâm. Mỗi nhân vật từ Đường Tam Tạng đến con ngựa đều biểu trưng cho một đặc tính thường thấy của tâm.
- Bạch Long Mã: Ngựa tượng trưng cho xác thân. Ngựa thần là xác thân cương kiện. Con người đi tìm Chân lý, tìm Đạo, cần có xác thân vững vàng, khoẻ mạnh. Không có ngựa tốt thì Đường tăng không tới được Lôi âm. Người mà thể xác bịnh hoạn, tinh thần ươn hèn thì làm sao có thể quyết tâm chiến đấu để đạt tới Chân lý, đạt Đạo
- Sa Tăng: là tính cần cù, nhẫn nại. Sa tăng phải nhọc nhằn gánh hành lý là lẽ ấy. Tề thiên mấy bận giận Thầy, mấy phen đào nhiệm quay về Thủy liêm động quê xưa; Bát giới đã trăm lần ngàn lượt đòi chia của, rồi mạnh ai đường nấy. Chỉ riêng có Sa tăng suốt cuộc hành trình vào yêu ra quỷ, một lòng một dạ quảy hành trang tiến tới. Không một lời thối lui. Không một lòng biến đổi. Sa tăng là hình ảnh của tinh tấn, trì thủ, tâm bất thối chuyển. Dù khó khăn đến đâu, đã quyết rồi, thì cứ đi tới. Khí giới của Sa tăng vì thế là bảo trượng có đầu dẹp và bén nhọn, để mà dễ dàng găm chặt vào, ghim chặt vào. Chí đã định rồi thì không biến đổi, lòng đã quyết rồi thì chẳng chuyển lay. Pháp danh của Sa tăng vì thế là Ngộ tịnh: tịnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tịnh để mà kham nhẫn, chịu đựng.
- Trư Bát Giới: là tính tham và dục, những tâm tính bản năng. Tham ăn, tham ngủ, tham của, tham sắc và tham nịnh nọt cho được lợi về mình. Khí giới của họ Trư vì thế phải bắt buộc là đinh ba, là cào cỏ, để mà vơ vào cho nhiều, cho vừa lòng tham dục. Bát giới là sự tập hợp những bản năng rất vật dục và tầm thường nơi con người. Vì thế mà pháp danh của Bát giới là Ngộ năng.
- Tôn Ngộ Không: tượng trưng cho trí, lý trí. Lý trí phải dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Thế nên, trong phim, luôn luôn vai Tề thiên đều đi trước, để dẫn đầu mấy thầy trò. Lý trí ưa nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém ai. Cho nên Tề thiên coi mình to ngang với Trời (Tề thiên: bằng Trời), và muốn lên trời xuống biển, quậy phá đều làm được tất, không chút đắn đo, chẳng hề ngần ngại. Đối với Trời vẫn tự xưng "Lão Tôn" là tính kiêu căng. Trước mặt Trời vẫn nghênh ngang không chịu quỳ, ăn nói bất kể tôn ti trật tự, đó là tượng trưng cho đầu óc duy lý của những người muốn phủ nhận Thượng đế. Lý trí vì những «thuộc tính» như thế nên cần thiết phải được uốn nắn luôn luôn cho hợp với kỷ cương, khuôn phép. Tề thiên bởi vậy mà phải đội kim cô. Khi về tới chùa Lôi âm, thành phật rồi, không cần cởi, vòng kim cô tự lúc nào đã biến mất. Cái trí con người khi đã thuần dưỡng thì không cần kỷ luật nó vẫn vận động đúng. Giống như trẻ con mới đi học, tập viết phải có giấy kẻ hàng đôi, đến chừng lớn lên viết giỏi rồi, giấy chẳng vạch hàng kẻ ô vẫn dễ dàng viết ngay ngắn.
- Đường Tăng: tượng trưng cho tình cảm con người: lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua muôn vàn cám dỗ, ngoài ra còn có tính phàm, u mê, nhu nhược, ba phải. Một trăm lần Tề thiên cản: "Yêu ma đấy, chớ có cứu". Và đủ một trăm lần Đường tăng cứ cứu, để rồi mắc nạn vương tai. Đó là vì sự nhận thức của cảm tính không biết nghe theo tiếng gọi sáng suốt của lý trí. Đường tăng cứ lặp đi lặp lại những sai lầm của mình, và không có sai lầm nào giống sai lầm nào. Con người cũng thế, cứ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác mà thôi, nếu không nghe theo lý trí, lương tâm mà chỉ biết chiều theo vọng tâm, tình cảm nhất thời.
Cũng nên chú ý đến lời nói của A nan và Ca diếp: “Hai vị tôn giả cười nói: Hà Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất.” Theo truyền thống đạo học thì đạo pháp không thể truyền thụ dễ dàng (đạo pháp bất khinh truyền), cho nên kẻ học đạo, muốn thọ pháp, phải đánh đổi. Dâng bát vàng chính là mang ý nghĩa đánh đổi. Nếu dễ dàng truyền đạo pháp cho người không xứng đáng, không muốn đánh đổi, chẳng những kẻ ấy không thể hoằng dương được chánh pháp mà còn khiến cho dòng đạo pháp suy tàn, bế tắc. Như thế, đời sau sẽ không còn hưởng được pháp thực nữa, nghĩa là tâm linh con người sẽ “đói”.
Nhân vật
Chính diện
- Tôn Ngộ Không,
một con khỉ đá thành tinh có phép thuật mà biết quy y cửa Phật, ngày
nay đã trở thành một trong những nhân vật được yêu mến nhất trong văn
học Trung Hoa. Đây là một nhân vật quen thuộc đối với nhiều người ở châu Á, và được so sánh với chuột Mickey ở phương Tây. Có nhiều giả thiết cho rằng nhân vật Tôn Ngộ Không bắt nguồn từ truyền thuyết của Hanuman, một anh hùng khỉ Ấn Độ từ thiên sử thi Ramayana .
Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện ra một nguồn gốc khác của Tôn
Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm, tìm thấy
trong Động Thiên Phật, cách huyện Tây An, tỉnh Cam Túc
khoảng 90 km. Các bức hình có cảnh một vị hòa thượng và “Hầu hình nhân”
(khỉ hình người) đang trang nghiêm chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía
Phật Bà Quan Âm trên đài Kim Cương bảo thạch. Theo giáo sư Hà Văn Kiệt,
trưởng nhóm nghiên cứu, Tôn Ngộ Không thực chất là một người đàn ông có
thật, tên là Thạch Bàn Đà, quê tại thành Tiên Dương, người dân tộc Hồ. Ông có ngoại hình xấu xí, thô kệch, kỳ quái, nên có biệt danh là “Hầu hình nhân”.
Tuy nhiên, người dân trong vùng ai cũng yêu quý Thạch Bàn Đà, bởi ông
tính tình thực thà, thông minh nhanh nhẹn, võ nghệ cao cường, thường hay
cứu mạng dân lành, diệt trừ thú dữ. Vào năm 629, khi Đường Tăng dừng
chân tại vùng Tiên Dương, biết tin Huyền Trang đang giảng kinh, người
đàn ông xấu xí này liền tìm tới nghe, rồi bị cảm hóa, thấm dần tư tưởng
nhà Phật. Ông một người một ngựa, tự nguyện tháp tùng Đường Tăng tới Tây
Thiên, cùng sư phụ vượt mọi gian nan, hiểm trở trên đường lấy kinh.
Nhận xét
Đăng nhận xét