Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

TT&HĐ V - 41/a

   
Định luật Kepler và chuyển động của các hành tinh
Ba định luật của Newton

                              PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
Albert Einstein
 
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ". 
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

CHƯƠNG II (XXXXI): KINH ĐIỂN

"Vật lý thực ra không phải là gì hơn ngoài cuộc tìm kiếm sự đơn giản tối thượng, nhưng cho tới nay, cái chúng ta có là sự hỗn độn súc tích".

"Việc quan trọng là không ngừng suy nghĩ. Tính tò mò có lý do riêng của nó. Con người sẽ bị lo sợ khi suy ngẫm về các bí ẩn của vô tận, đời sống, về cấu trúc tuyệt vời của thực tế. Nếu người ta mỗi ngày chỉ thấu hiểu một chút về điều bí ẩn này, thì cũng đủ. Hãy đừng bao giờ mất đi sự tò mò thiêng liêng".
Albert Einstein 

"Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ triết học mới có thể cho chúng ta sự thông thái".
 
“Cứu cánh của khoa học tư biện là chân lý, trong khi, cứu cánh của khoa học thực tiễn là hành động”.



Có thể qui ước nghiên cứu có tính chất vật lý học từ thời Keple trở về trước là thời kỳ tiền vật lý. Trong thời kỳ tiền vật lý thì, nghiên cứu thiên văn là mang tính vật lý rõ nét nhất, nổi trội nhất. Đặc điểm của nghiên cứu thiên văn thời tiền vật lý là rút ra các kết quả từ sự quan sát rời rạc, đơn thuần rồi tính toán dựa trên kiến thức hình học Ơclít thuần túy (phi thời gian tính) để xác định vị trí của các thiên thể cũng như hình dạng quĩ đạo của chúng. Nói cách khác, vì chưa biết đến khái niệm khối lượng (một cách rõ ràng, chưa biết chú ý đến tầm quan trọng của thời gian, cho nên vật lý thiên văn thời đó có vẻ như là một bộ phận của hình học, và công trình quang học cũng như thiên văn học của Keple là bước đi hoàn thành của vật lý thiên văn nói riêng cũng như của vật lý học nói chung trong giai đoạn bước đầu của chúng.

Ba định luật, trong đó có hai định luật đã mang thêm sắc màu thời gian về vật lý thiên văn do Keple xây dựng nên, không những là một củng cố mạnh mẽ về mặt thực tiễn đối với học thuyết nhật tâm của Côpecnic, là mốc sau cuối cùng của nến vật lý vừa siêu hình vừa tản mạn, mà còn là điểm khởi đầu của sự khẳng định đối với quan niệm mới về nghiên cứu vật lý – xây dựng lý thuyết trên cơ sở thực nghiệm, và cũng là một báo hiệu độ chín muồi đồng thời đóng vai trò xúc tác để ra đời một nền vật lý học mới.

Nội dung của ba định luật ấy còn hàm chứa một ý nghĩa có tính triết học sâu sắc. Chính vì vậy mà chúng ta sẽ nói về chúng, có thể là tương đối dài một chút.
 
Hình 1: Hình elip và quĩ đạo một hành tinh quanh Mặt Trời
Đường cong kín elip được thể hiện ở hình 1/a. Đó là đường tạo nên bởi quĩ tích của một điểm mà tổng khoảng cách của nó đến lần lượt 2 điểm cố định cho trước luôn không đổi, cụ thể ở đây là:
              
Những tên gọi và thông số của hình elip gồm:
Điểm O gọi là tâm elip, các điểm F1 và F2 gọi là các tiêu điểm, F1H và F2H gọi là các bán kính vectơ.
Độ dài trục lớn bằng 2a, độ dài trục nhỏ bằng 2b, độ dài tiêu cự bằng 2c, như vậy:
              
Tâm sai của elip:
              
Tham số tiêu của elip:
              
Diện tích của elip:
              
Phương trình chính tắc của elip:
              
Định luật I của Keple được phát biểu: Quĩ đạo của các hành tinh quay quanh Mặt Trời đều có dạng đường elip mà Mặt Trời nằm tại một trong hai tiêu điểm của đường elip đó.
Giả sử quĩ đạo của một hành tinh H nào đó là đường elip trên hình 1/b và Mặt Trời nằm ở F1 thì bán kính vectơ của quĩ đạo viết theo tọa độ cực là:
              
Nếu c gọi là điểm cận nhật (và v gọi là điểm viễn nhật) của quĩ đạo hành tinh thì  là góc hợp bởi bán kính vectơ tạo vị trí của hành tinh và bán kính vectơ tại điểm cận nhật của nó. Ngoài ra còn có:
             
Cũng trên cơ sở nghiên cứu các số liệu thu nhập được từ quan sát thiên văn, Keple tìm được định luật II: Bán kính vectơ của mỗi hành tinh quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Biểu diễn toán học của định luật dưới dạng vi phân là:
              
Chẳng hạn, trong khoảng thời gian t nào đó, bán kính vectơ r của hành tinh H quét được một diện tích hình quạt F1H1H2 (xem hình 1/b), thì cũng bằng khoảng thời gian đó, tại vùng khác, bán kính vectơ của nó sẽ quét được một diện tích hình quạt F1H3H4. Hai diện tích hình quạt đó bằng nhau.

Cuối cùng là định luật III, được Keple phát hiện muộn hơn: Bình phương chu kỳ chuyển động của hành tinh quanh Mặt Trời không bao giờ có dạng là những đường tròn hoàn hảo mà có dạng là những đường elip và hơn nữa, Mặt Trời cũng không nằm ở ngay tâm điểm mà “lệch đi”, nằm ở một trong hai tiêu điểm của những đường elip ấy. Hiện tượng ấy chắc rằng đã tạo ra một bức tranh gây sốc mạnh đối với quan niệm đương thời về Vũ Trụ, có thể là còn mạnh hơn cú sốc mà Côpecnic đã gây ra bằng hệ nhật tâm của ông. Chuyển động quay đơn giản nhất, hài hòa cân đối nhất và vì thế mà cũng tạo ra cái cảm giác về một sự toàn thiện, toàn mỹ, phải là chuyển động tròn đều. Chuyển động của các thiên thể trên bầu trời thật là phi thường và sự phi thường thì không thể không toàn bích. Hơn nữa, những quan sát thiên văn bằng mắt thường đều đưa đến cho mọi người cái cảm nhận trực giác cũng như suy lý về một bầu trời với những mặt cầu xoay tròn hoàn hảo và các thiên thể chỉ có thể “nằm ở trên” những mặt cầu ấy. Cái cảm nhận trực giác đó đã khắc sâu vào tâm trí con người từ cổ xưa và trong suốt ngót ngét 20 thế kỷ của ngành nghiên cứu thiên văn nếu tính từ thời Arixtốt. Khám phá của Keple đã phũ hàng, bỗng chốc tàn phá sự “mộng mơ đẹp đẽ” và có vẻ như hoàn toàn hiển nhiên đó của mọi người, kể cả những nhà thông thái nhất và của chính bản thân Keple. Như thế, làm sao không bị sốc mạnh được?

Không những thế, khám phá của Keple còn có tác động tâm lý rất lớn, gây nguy hiểm nan giải đến tín điều của thần học kinh viện. Có thể đã có một câu hỏi được đặt ra là: nếu Chúa là toàn năng thì Chúa ắt cũng là một nhà hình học siêu việt, vậy sao Chúa không làm cái việc đơn giản nhất, dễ dàng nhất mà cũng hay ho nhất là cho các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo những quĩ đạo tròn trịa và đều đặn mà lại phải tốn công sức “bắt” các hành tinh chuyển động trên những quĩ đạo elip, nhận Mặt Trời làm một tiêu điểm của chúng, mà nếu đem so với những quĩ đạo tròn đồng tâm và Mặt Trời nằm ở ngay tâm ấy, thì thật “chẳng ra làm sao” cả; chẳng hài hòa, chẳng cân đối, cũng chẳng đều đặn gì? Mặt khác, vì Chúa là đấng tối cao nên quyết định của Ngài là hoàn toàn tự do, không lệ thuộc vào bất cứ cái gì khác. Nếu thế thì Chúa có thể tùy tiện tạo ra đa dạng các quĩ đạo cho các hành tinh quay quanh Mặt Trời, chẳng hạn như cùng một lúc có thể gồm các quĩ đạo tròn, elip, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác… và thậm chí là một đường kín bất kỳ luôn biến đổi. Thế nhưng, từ thực tế quan sát, Keple rút ra khẳng định rằng mọi quĩ đạo hành tinh quanh Mặt Trời trong Thái Dương Hệ chỉ có thể có dạng elip chứ không thể là dạng tròn hay bất kỳ dạng nào khác. Hơn thế nữa, điều khẳng định còn cho thấy trạng thái chuyển động của các hành tinh là không đều đặn một cách chi tiết thì vẫn đều đặn một cách tổng thể trong sự biến đổi theo chu trình, tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc nhất định, và những nguyên tắc này đóng vai trò là những qui luật chung đối với mọi hành tinh quay quanh Mặt Trời. Việc buộc phải tuân theo ba định luật Keple về chuyển động của mọi hành tinh quay quanh Mặt Trời chứng tỏ rằng chuyển động của mọi hành tinh quay quanh Mặt Trời chứng tỏ rằng chuyển động của chúng là những kết quả của một nguyên nhân chủ yếu, có tính quyết định và duy nhất: Có Mặt Trời “ở đó”. Vì những chuyển động đó là không thể khác nên chúng ta cho rằng chúng hoàn hảo và hoàn hảo do thỏa mãn “ý chí” của Tự nhiên Tồn tại, do là bộ phận hợp thành “không chê vào đâu được” làm nên Tự nhiên Tồn tại, chứ không phải do ý thích tùy tiện của Chúa và cũng không phải nhằm phục vụ cho đức tin Thiên Chúa Giáo.

Tồn Tại là vốn dĩ nên hoàn toàn Tự Nhiên. Hoàn toàn Tự Nhiên là không theo bất cứ ý chí nào kể cả của Thiên Chúa giáo ngoài ý chí của Tự Nhiên, làm cho Không Gian và vận động Không Gian trở nên đa dạng, muôn hình muôn vẻ và vô cùng sinh động. Tuy nhiên, hoàn toàn Tự Nhiên cũng hàm nghĩa phải phục tùng nghiêm ngặt nguyên lý Tự Nhiên để cho sự xuất hiện Hư Vô là không thể. Do đó, dù Không Gian và vận động Không Gian có đa dạng, muôn hình muôn vẻ sống động đến bao nhiêu chăng nữa thì cũng không thể là tùy tiện, “muốn gì được nấy”. Có thể nói, hoàn toàn Tự Nhiên là hoàn toàn tự do trong hoàn toàn ràng buộc, hay cũng có thể nói mọi biểu hiện của Tồn Tại đều hoàn toàn Tự Nhiên. Chính vì vậy mà chuyển hóa của vạn vật - hiện tượng trong Vũ Trụ đều phù hợp hoàn toàn với Tự Nhiên, nghĩa là đều vận hành một cách có qui luật, tuân thủ những qui luật nhất định, mà trong một bối cảnh cụ thể nào đó, với những điều kiện hoàn cảnh đặc thù nào đó, phải xảy ra như thế này chứ không thể như thế khác. Trong quá trình quan sát và nhận thức, chúng ta có thể phân biệt ra cái nào là tất nhiên, cái nào là ngẫu nhiên. Nhưng cho dù là tất nhiên, hay ngẫu nhiên thì cũng đều được “bao bọc” bởi sự tất yếu của Tự nhiên Tồn tại. Chính cái bản chất tối thượng được gọi là “tất yếu” ấy đã hàm chứa trong nó toàn bộ cái mà còn người gọi là “khoa học - triết học” nói chung và “toán học” nói riêng. Có thể nói, “khoa học - triết học” nói chung và “toán học” nói riêng là bức tranh của cái chủ quan có tầm bao quát hữu hạn đi phác họa, diễn tả cái khách quan đầy mông lung.
Khoa học - triết học là nhận thức của loài người về Tự Nhiên, là sự hiểu biết của loài người về bản chất cũng như sự biến hóa của Tồn tại. Nói cách khác, khoa học - triết học là bức tranh về Tự nhiên Tồn tại do loài người vẽ ra, là bộ bách khoa toàn thư vĩ đại về cái Khách Quan do khối óc và bàn tay của cái Chủ Quan sáng tác nên. Bức tranh ấy hay bộ sách ấy là của loài người và chỉ phụng sự cho loài người, nhưng lại được những con người nhiều thế hệ nối tiếp nhau, với những quan niệm và trình độ hiểu biết khác nhau góp sức tạo nên, cho nên từ ngày chấp bút tới nay nó đã phải bị bôi xóa, vẽ đi viết lại nhiều chỗ không biết bao nhiêu lần để dần trở nên ngày càng sáng sủa đẹp đẽ, ngày càng sinh động, tự nhiên. Tuy vậy, cho đến nay công trình tuyệt tác đó vẫn chưa hoàn thành.
Toán học vừa là bộ phận của khoa học, đồng thời là phương tiện có một không hai của nhận thức trong việc định hình và định lượng những biến đổi, chuyển hóa của Tự Nhiên Tồn Tại (cũng có nghĩa là của Không Gian và vạn vật - hiện tượng), đồng thời đóng vai trò nòng cốt trong việc tìm bằng chứng, xác minh tính đúng đắn của những nhận định, phát kiến trong nghiên cứu khoa học. Như đã nói thì những biến đổi, chuyển hóa của Không Gian, trong đó có vạn vật - hiện tượng, là phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên lý Tự Nhiên mà biểu hiện của nguyên lý này là gồm vô số những nguyên lý, qui luật có tính đặc thù, cho nên toán học chân chính cũng phản ánh tất cả những nguyên lý, qui luật ấy theo cách của nó. Đúng là toán học do con người nhận thức chủ động thai nghén, “đẻ” ra và vì thế mà toán học còn phạm phải nhiều sai lầm, ngộ nhận trong quá trình trưởng thành và phát triển của nó. Nói cách khác, do qui luật phát triển từ thấp đến cao của quá trình nhận thức là loài người không thể “đùng một cái” xây dựng ngay được một nền toán học hoàn chỉnh và cũng không thể ngay từ đầu đã thấy hết và xác đáng được tất cả những phản ánh khách quan của nó về Tự Nhiên Tồn Tại. Tuy nhiên, cuối cùng thì một nền toán học chân chính và “toàn năng” cũng như một nhận thức toán học hoàn hảo sẽ phải “hiện hữu”. Bởi vì, mặc dù toán học là thành quả sáng tạo của loài người, nhưng thực ra đồng thời cũng chính là kết quả từ sự hôn phối giữa hiện thực khách quan và tư duy sáng tạo theo chủ quan của loài người; mà ý chí nhận thức của loài người thì lại bao giờ cũng muốn vươn tới hiểu biết cái Sự Thực Khách Quan không thể chối cãi được của Tự nhiên Tồn tại theo cách hiểu và trình bày của mình. Bản chất của Tự nhiên Tồn tại tất yếu làm tiềm ẩn trong nó một hệ thống toán học thống nhất, minh xác, chặt chẽ một cách tuyệt đối mà cũng linh động tuyệt đối. Nếu không có một chủ thể quan sát và tư duy nhận thức thì toán học không thể bộc lộ ra được, bởi vì cũng chẳng có thực tại khách quan nào cả! Nhưng sự bộc lộ đó có toàn diện không, hoàn hảo đến cỡ nào, hay bị biến dạng méo mó ít hay nhiều, phiến diện khiếm khuyết ở mức độ nào lại là chuyện khác, đều do trình độ nhận thức của chủ thể tư duy qui định.

Nói ra những điều như thể để thấy hình elíp được con người sáng tạo ra không phải là tùy tiện từ Hư Vô mà chính là từ quá trình khám phá và nghiên cứu những bí ẩn tiềm tàng trong Thực Tại, ở một lĩnh vực của chúng là toán học. Do đó, hình elíp phải thuộc về hệ thống toán học tiềm ẩn trong Thực Tại, là biểu hiện của một quá trình biến đổi có tính qui luật nào đó trong Thực Tại và đồng thời cũng là một mắt xích trong nhiều mắt xích liên quan mật thiết với nhau mà nếu lần ngược theo những mắt xích ấy sẽ đến được với những nguyên lý tổng quát hơn và mốc cuối cùng là nguyên lý Tự Nhiên.

Biểu hiện dễ thấy nhất và có lẽ phổ biến nhất về sự biến hóa của vạn vật trong Vũ Trụ là sự di dời vị trí hay còn gọi là sự chuyển động. Thậm chí còn có thể rằng, di dời vị trí là nguồn cơn của mọi biến hóa. Chẳng hạn sự biến dạng hay biến màu của một quả táo mà chúng ta thấy nằm yên trên mặt bàn thực ra là kết quả di dời vị trí của hàng loạt những lực lượng vật chất làm nên quả táo và môi trường chứa nó, có thể thấy được ở tầng nền tảng nào đó (mà ở tầng nền tảng sâu thẳm cuối cùng thì chẳng còn thấy sự di dời nào cả và chỉ là những “chuyển hóa lực lượng” hay “biến hóa Không Gian” thông qua phương thức duy nhất là kích thích - cảm hóa).
 
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------


Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/216

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Tin An Ninh Trật tự Nóng Nhất 24h Chiều 17/09/2021 | Tin Tức Thời Sự Việt Nam Mới Nhất | ANTV
 
Thời sự quốc tế 17/9 | Úc tuyên bố đóng 8 tàu ngầm hạt nhân như phát súng chỉ vào Trung Quốc | FBNC
 
Tin Quân Sự Quốc Tế 17/9: Tổng thống Pháp tuyên bố đã Tiêu Diệt Thủ Lĩnh IS tại sa mạc Sahara
 
Tin thời sự nóng sáng ngày 18/9/2021 | Tin Khẩn cấp COVID-19 24h Mới nhất hôm nay
 
Yêu Một Mình - Thiên Trang

TV24h

Sán làm tổ trong não thiếu nữ

VnExpress
Xem tiếp...

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

AN GỬI (Đăng lại)

 
Tình trong Lá thiếp ( Lịch sử 1954 - 1964 )
Bưu thiếp có mấy dòng, chứa làm sao cho đủ, Tình ta chung một lòng, Cho một ngày thống nhất, Con tàu lại vào ra, Anh Em trong một nhà, Vui chung cùng tiếng hát ... !
  
Zhuravli (Đàn sếu) - Mark Bernes
Đàn sếu (tiếng Nga: Журавли) – là một bài hát Nga nổi tiếng do nhạc sĩ Yan Frenkel (Ян Френкель) phổ thơ của Rasul Gamzatov (Расул Гамзатов) qua bản dịch tiếng Nga của Naum Grebnyov. Bài hát này viết về những người lính hy sinh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Nhà thơ Rasul Gamzatov viết bài thơ “Đàn sếu” bằng tiếng Avar. Ý tưởng bài thơ về đàn sếu nảy sinh sau khi nhà thơ thăm công viên hòa bình ở Hiroshima có bức tượng của cô bé Sakado Sasaki, người trước khi chết vì phóng xạ nguyên tử, vẫn hy vọng rằng sẽ được sống nếu cô xếp đủ 1000 con sếu bằng giấy. Mặt khác, hình tượng đàn sếu trong văn hóa Nga và văn hóa Avar cũng không hề xa lạ. Rasul Gamzatov hồi tưởng rằng khi ngồi trên máy bay từ Nhật về Liên Xô ông đã nhớ về mẹ, về những người anh của mình và biết bao người thân đã hy sinh trong chiến tranh. Năm 1968 bài thơ “Đàn sếu” qua bản dịch của Naum Grebnyov in ở tạp chí “Thế giới mới” và được ca sĩ Mark Bernes để ý. Sau đó Mark Bernes đã nhờ nhạc sĩ Yan Frenkel viết nhạc cho bài hát này. Hai tháng sau bài hát mới được viết xong, được thu âm và trở thành một bài hát nổi tiếng qua sự thể hiện của Mark Bernes. Bài hát này sau được nhiều ca sĩ khác thể hiện thành công. Sau khi bài hát “Đàn sếu” ra đời, rất nhiều nơi ở Liên Xô người ta dựng những đài tưởng niệm mà trung tâm là bức ảnh đàn sếu đang bay. “Đàn sếu” từ bài hát đã trở thành hình tượng về những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Kể từ năm 1969, nhạc phẩm Đàn Sếu trở thành một trong những nhạc phẩm bất hủ của thế giới. Người Việt Nam chúng ta không xa lạ gì Rasul Gamzatov qua tác phẩm “Đagestan của tôi” (Phan Hồng Giang dịch). Ông còn nổi tiếng với câu "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác!"
 
Ảnh
 
AN GỬI
  Trai thương vợ, gái nhớ người xưa
                                                                    Thành ngữ



Ngỡ em lâu rồi đã xóa, quên
Trong anh cũng đã phủ rêu thềm
Chợt dấu chân ai về in động
Dậy tiếng tim kêu rộn im lìm!...

Nhớ ngày thu ấy vụt lập đông
Gót son đành đoạn đi lấy chồng
Phong phanh, thấu buốt tình ở lại
Tê tái buồn theo gái má hồng...

Thế rồi bỏ xứ, anh vào Nam
Buông đời trôi dạt đặng quên lòng
Lục bình cứ nối mùa tím biếc
Đằng đẵng theo dòng gợn nhớ nhung!

Dẫu rằng..., nào dễ..., đúng không em?
Sáng nay dưới mây trắng êm đềm
Có đàn chim nhỏ bay về Bắc
Giăng lời thơ, an gửi nỗi niềm..!


                                                               Trần Hạnh Thu



ĐÀN SẾU

Thứ bảy, 06/11/2010
Nguyễn Đình Đăng giới thiệu

Đàn sếu
Thơ: Rasul Gamzatov
Nhạc: Yan Frenkel
Dịch tiếng Việt: Nguyễn Đình Đăng

Tôi thường nghĩ đôi khi bao người lính
Không trở về từ bãi chiến trường xa
Đã chẳng chịu vùi thây trong lòng đất
Mà hiện hình thành sếu trắng bay qua.
Từ thuở ấy đến giờ bao năm tháng
Sếu vừa bay vừa thảng thốt gọi ta
Có phải vậy mà ta thường lặng lẽ
Ngước mắt buồn nhìn trời thẳm bao la?
Bay bay mãi ôi cánh chim vẫy mỏi
Xuyên sương mù, ngày sẽ lụi tàn thôi
Giữa bầy sếu chợt hé ra khoảng nhỏ
Phải chăng là một chỗ để cho tôi?
Rồi sẽ tới cái ngày tôi cùng sếu
Trôi giữa màu xanh thắm của thiên thu
Từ mây trắng cất tiếng chim tôi gọi
Những bạn bè trên mặt đất âm u.
Tôi thường nghĩ đôi khi bao người lính
Không trở về từ bãi chiến trường xa
Đã chẳng chịu vùi thây trong lòng đất
Mà hiện hình thành sếu trắng bay qua.

Nguyên văn lời tiếng Nga:
ЖУРАВЛИ
Музыка Я. Френкеля
Слова Р. Гамзатова
Мне кажется порою, что солдаты,
С кровавых не пришедшие полей,
Не в землю нашу полегли когда-то,
А превратились в белых журавлей.
Они до сей поры с времён тех дальних
Летят и подают нам голоса.
Не потому ль так часто и печально
Мы замолкаем, глядя в небеса?
Летит, летит по небу клин усталый,
Летит в тумане на исходе дня,
И в том строю есть промежуток малый,
Быть может, это место для меня.
Настанет день, и с журавлиной стаей
Я поплыву в такой же сизой мгле,
Из-под небес по-птичьи окликая
Всех вас, кого оставил на земле.
Мне кажется порою, что солдаты,
С кровавых не пришедшие полей,
Не в землю нашу полегли когда-то,
А превратились в белых журавлей...

 
Đàn sếu (Zhuravli) - Yelena Vaenga 
Đàn sếu (tiếng Nga: Журавли) – là một bài hát Nga nổi tiếng do nhạc sĩ Yan Frenkel (Ян Френкель) phổ thơ của Rasul Gamzatov (Расул Гамзатов) qua bản dịch tiếng Nga của Naum Grebnyov. Bài hát này viết về những người lính hy sinh trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại Kể từ năm 1969, nhạc phẩm Đàn Sếu trở thành một trong những nhạc phẩm bất hủ của thế giới.
Xem tiếp...

TT&HĐ V - 40/k


                                     Định luật Kepler và chuyển động của các hành tinh
PHẦN V:     THỐNG NHẤT
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo".
JohnDewey
 
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
Albert Einstein
 
"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
 
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad
 

“Không có cái gì phát sinh ra được từ cái không có gì, và cái gì đã có thì không thể bị hủy diệt”.
Empédocle
 
"Bằng không gian, vũ trụ bao quanh và nuốt trọn tôi như một nguyên tử; bằng tư duy, tôi lĩnh hội thế giới."
Blaise Pascal

"Con người tất yếu điên rồ, đến nỗi không điên rồ sẽ tương đương một hình thái điên rồ khác."
Blaise Pascal
 
"Tính kiêu căng tự đại neo chắc trong trái tim con người đến nỗi một người lính, một thường dân đi theo quân đội, một người đầu bếp hay một người gác cổng cũng sẽ khoe khoang và muốn sự thán phục, và thậm chí ngay cả các triết gia cũng muốn nó; những người viết chống lại nó muốn có được danh vọng vì đã viết hay, những người đọc muốn có được danh vọng vì đã đọc, và có lẽ chính tôi người viết những dòng này cũng muốn điều đó".
Blaise Pascal
 
"Không gì giới hạn thành tựu hơn là suy nghĩ tủn mủn; không gì mở rộng những khả năng hơn là trí tưởng tượng được giải phóng."
William Arthur Ward
 
"Sự thông thái thực sự ít tự tin hơn là sự điên rồ. Người thông thái thường nghi ngờ và thay đổi quan điểm; kẻ ngu dốt thường ngoan cố và không nghi ngờ; hắn biết tất cả ngoại trừ sự ngu dốt của chính mình."
Akhenaton 
 
"Thế giới tưởng chừng như thật điên rồ mà chúng ta đang chứng kiến là kết quả của một hệ niềm tin không hoạt động. Để nhìn thế giới khác đi, chúng ta phải sẵn lòng thay đổi hệ niềm tin của mình, để quá khứ trôi qua, mở rộng nhận thức về hiện tại và làm tan chảy nỗi sợ hãi trong tâm tưởng".
William James
              


 

 

(Tiếp theo)


Brahe đã có những đóng góp đáng kể cho vật lý thiên văn. Nhất là sau này, trên cơ sở những kết quả quan sát và đo đạc bầu trời của ông mà Keple (1571 – 1630) đã nêu lên được ba định luật quan trọng và cũng là đầu tiên của thiên văn học. Thế nhưng với tư cách là một cá nhân sống trong xã hội thì cuộc đời của Brahe không mấy cao đẹp. Ông độc tài, kiêu ngạo, mũi của ông bị mất trong một lần đấu súng nên phải đeo một cái mũi giả bằng bạc. Điều đáng lên án nhất là ông đã chèn ép, bóc lột một cách đáng hổ thẹn những người dân sống trên đảo Hveen (đến nỗi họ đã nổi dậy trả thù bằng cách đập phá đài quan sát thiên văn ở đó sau khi ông phải rời đi vì không còn được vua mới của Đan Mạch là Christian IV sủng ái). Brahe chết vào năm 1601 do nốc quá nhiều rượu trong một bữa tiệc hoàng gia.
 
JKepler.jpg
Johannes Kepler

Chân dung Johannes Kepler năm 1610 bởi một nghệ sĩ khuyết danh
Sinh 27 tháng 12, 1571
Weil der Stadt, Đế quốc La Mã Thần thánh
Mất 15 tháng 11, 1630 (58 tuổi)
Regensburg, Tuyển hầu quốc Bavaria, Đế quốc La Mã Thần thánh
Nơi cư trú Baden-Württemberg; Styria; Bohemia; Oberösterreich
Tôn giáo Luther
Ngành Thiên văn học, chiêm tinh học, toán học và triết học tự nhiên
Nơi công tác Đại học Linz
Alma mater Đại học Tübingen
Nổi tiếng vì Định luật về chuyển động của các hành tinh
Giả thiết Kepler
Chữ ký

Brunô (Giordano Bruno, 1548-1600), người Ý, là nhà triết học lỗi lạc có tư tưởng duy vật triệt để, là nhà khoa học tự nhiên tài năng và cũng là nhà thơ. Ông được sinh ra tại Nola, trong một gia đình quí tộc nhỏ. Lớn lên, ông là tu sĩ trong tu viện của dòng đạo Đônainica. Nền giáo dục thần học đã không đủ sức thuyết phục ông trước những quan điểm tự do đầy tính nhân văn, những bộc lộ hoàn toàn tự nhiên trong khảo cứu khoa học, trong lập luận triết học, mà ông đã làm quen và tiếp thu được trong đời sống cũng như qua sách vở bởi luồng gió lành của phong trào Văn Hóa Phục Hưng mang tới. Từ đó mà ông dần dần từ bỏ những quan niệm giáo điều của thần học, phê phán những bất cập trong quan điểm khoa học của Arixtốt đã bị giáo hội bóp méo trên cơ sở, lập luận của Thomas Aquinas. Ông ủng hộ thuyết nguyên tử của Đêmôcrit và Êpiquya để rồi trở thành nhà triết học tự nhiên, đứng hẳn về phía duy vật vô thần. Hơn nữa, theo ý kiến của chúng ta, một số nhận thức triết học về tự nhiên của Brunô đã vượt trước thời đại của ông rất xa, đã gần sát với quan niệm của triết học duy tồn về Tự Nhiên Tồn Tại, mà thậm chí là cho đến tận ngày nay, có thể là do sự hạn chế về khái niệm, ngữ nghĩa của thời đó, người ta vẫn chưa hiểu biết, hiểu đúng ý ông.
 
                                                  Brunô
Giordano Bruno.jpg
Thời đại Triết học Phục hưng
Lĩnh vực Triết học phương Tây
Trường phái Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng, Chủ nghĩa Tân Platon
Sở thích Triết học & Vũ trụ học

Nếu triết học Ấn Độ cổ đại gọi thế giới khách quan là “Cái Ấy”, “Cái Một”, còn Lão tử gọi là “Đạo” với quan niệm Đạo vừa là thể chất, vừa là nguyên lý “trộn lộn làm Một”, thì Brunô cũng quan niệm rằng Thượng Đế tồn tại dưới dạng giới tự nhiên là cái duy nhất, hay có thể nói như ngày nay: Thực tại khách quan cùng với những biểu hiện tự nhiên của nó là cái duy nhất. Cũng theo Brunô thì Thượng Đế là vô cùng và trong vô cùng, Nó ở trong mọi người và ở khắp nơi. Đây là lời khẳng định hàm chứa một chân lý cao cả và sáng suốt của ông: “Tự Nhiên là Thượng Đế trong sự vật - hiện tượng”. Câu đó chẳng khác mấy so với câu nói thốt ra từ “cửa miệng” của triết học duy tồn: Tự Nhiên là Tạo Hóa của sự vật - hiện tượng. Trong cách hiểu của Brunô thì Tự Nhiên là sự độc lập hoàn toàn (rất gần với cách hiểu: là sự vốn dĩ), còn Thượng Đế là đồng nghĩa với sự thống nhất của sự vật - hiện tượng. Đối với Brunô thì Thượng Đế không có gì là huyền bí linh thiêng cả mà chỉ là sự biểu hiện của Tự Nhiên, có xuất xứ từ Tự Nhiên và có thể “nắm bắt” được. Đây chính là điểm mấu chốt làm cho quan niệm triết học của ông đối lập gay gắt với lý lẽ thần học của giáo hội.

Ở mức độ nhất định, Brunô cùng đồng thuận với tư tưởng của Arixtốt về sự thống nhất vật chất và hình dạng trong cái duy nhất. Theo Brunô, cái duy nhất là sự thống nhất giữa các mặt đối lập nhau, như cực đại và cực tiểu, nóng và lạnh, tính thống nhất và tính khác biệt nhiều vẻ…; cái duy nhất là cơ sở thống nhất toàn bộ các sự vật - hiện tượng trong Vũ Trụ cho nên nó tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, ông lại nhận định có phần sai lầm rằng, trong cái duy nhất, vật chất và hình dạng không thể tách rời nhau, vì vậy mà không có cái gọi là “vật chất đầu tiên” hay “hình dạng thuần túy” như Arixtốt quan niệm.

Một cách cơ bản, Brunô cũng đã quan niệm rất đúng đắn đối với lý luận nhận thức. Ông đánh giá thấp vai trò của nhận thức cảm tính. Theo ông thì cảm tính chỉ có ý nghĩa “đánh thức trí tuệ” chứ không thể dùng nó để đánh giá đúng sai và đưa ra quyết định cuối cùng. Brunô viết rằng, hạn chế chính của cảm giác là ở chỗ “không thấy được sự vô cùng… hay sự vô cùng không thể là đối tượng của cảm giác”. Trái lại, Brunô rất đề cao khả năng nhận thức trí tuệ con người. Ông phản đối quan niệm thừa nhận hai loại chân lý của thời Trung cổ (một là thứ chân lý do Chúa ban, không thể chứng minh được, hai là chân lý do phát kiến khoa học và có thể chứng minh được). Chính vì vậy mà ông phủ nhận chân lý thần học, khẳng định chỉ có một chân lý duy nhất do triết học và khoa học tìm ra. Theo Brunô, quá trình nhận thức chân lý gồm ba giai đoạn: giai đoạn đầu tiên của nhận thức là cảm giác, giai đoạn trung gian là lý trí và giai đoạn sau cùng, cao nhất của nhận thức là trí tuệ.

Bộ phận nổi bật, tập trung những nhận thức cơ bản nhất của Brunô về tự nhiên và cũng là mũi nhọn trong triết thuyết của ông trong cuộc đấu tranh bảo vệ lập trường của mình, đồng thời khẳng định tính đúng đắn và hiện thực cho hệ nhật tâm Côpecnic trước giáo hội Thiên Chúa Giáo, chính là quan niệm về Vũ Trụ của ông.

Quan niệm về Vũ Trụ của Brunô là một sự phát triển trong thời đại mới trên cái nền tảng tư tưởng của Đêmôcrít. Theo Đêmôcrít thì Vũ Trụ không có gì khác ngoài nguyên tử và chân không, vạn vật đều do những nguyên tử (vật chất cực nhỏ, không thể chia cắt được) tạo thành; trong Vũ Trụ có rất nhiều thế giới, những thế giới này chỉ khác nhau về số lượng và về cấu trúc, một số trong đó không có Mặt Trời, Mặt Trăng, một số thì lại có nhiều Mặt Trời và nhiều Mặt Trăng hơn. Học thuyết nhật tâm của Côpecnic ra đời đã đóng vai trò như một bằng chứng lý thuyết cho ý tưởng về Vũ Trụ của Đêmôcrít. Có thể nó đã góp phần không nhỏ trong việc củng cố niềm tin cho Brunô, cho nên sau khi tiếp cận tác phẩm “Về sự quay của các thiên cầu”, ông đã cho nó là “ánh bình minh báo trước Mặt Trời chân lý triết học cổ đại sắp mọc”.

Brunô không những là người nhiệt thành suốt đời công khai ủng hộ học thuyết nhật tâm của Côpecnic, mà sau khi đã tiếp thu và kế thừa quan điểm Vũ Trụ của Đêmôcrít, ông còn bổ sung, phát triển học thuyết đó lên cao xa hơn nữa về mặt nhận thức triết học. Ông cho rằng Vũ Trụ là vô tận. Trong cái khoảng không vô tận ấy, ngoài hệ nhật tâm của Côpecnic còn có vô vàn hệ nhật tâm tương tự như vậy nữa. Trái Đất chỉ là một hành tinh bình thường quay quanh Mặt Trời như những hành tinh khác và có thể còn những hành tinh khác nữa chưa được phát hiện ra (lời tiên đoán này đã được chứng thực khoảng 200 năm sau khi ông qua đời, đó là việc phát hiện ra sao Thiên Vương và sau đó là Hải Vương). Ông mạnh dạn đưa ra giả định là Mặt Trời tương tự như Trái Đất, cũng quay quanh trục của nó, và khẳng định rằng đất, nước, lửa, không khí cấu thành không chỉ Trái Đất mà cũng cấu thành nên tất cả các hành tinh khác trong hệ nhật tâm. Cuối cùng ông kết luận rằng giữa các thiên thể, hành tinh là khoảng không tuyệt đối chứ chẳng có Chúa trời và thiên thần nào cả.

Quan niệm triết học duy vật triệt để của Brunô đã mâu thuẫn đối kháng với khái niệm thần học Thiên Chúa Giáo. Chính vì vậy mà ông đã trở thành kẻ thù của Tòa thánh La Mã, bị kết án là tà đạo và bị trục xuất khỏi giáo hội. Để tránh bị truy bức, năm 1576, ông đã trốn khỏi Ý, lang thang nhiều nơi ở Pháp, Anh, Đức, Thụy Sĩ, vừa viết văn kiếm sống, vừa tiếp tục nghiên cứu khoa học cũng như tích cực tuyên truyền thế giới quan duy vật của mình. Cuối cùng ông về Venise và năm 1592 thì bị giáo hội bắt, bị tù đày, tra tấn tàn nhẫn suốt 8 năm trời. Tòa án dị giáo cho phép ông 8 ngày “sám hối” để thoát tội chết, nhưng ông đã từ chối vì không chịu từ bỏ niềm tin của mình và cũng vì thế mà ông bị xử tội bằng cách thiêu sống. Trước lời tuyên án đó, trong pháp đình dị giáo, đã vang lên câu nói bất khuất của Brunô: “Các người tuyên bố bản án còn run sợ hơn ta nghe bản án đó”. Ngày 17-2-1600, trước khi bước lên giàn hỏa ở Roma, Brunô có nói thêm một câu sâu sắc mang tính tiên tri: “Thiêu chết không có ý nghĩa phủ định, đời sau sẽ tìm lại được ta và sẽ đánh giá”.

Chúng ta cảm phục Brunô về trí tuệ lỗi lạc và kính phục ông về tinh thần bất khuất! Thưa linh hồn Brunô, hậu thế có thể quên, thậm chí là chưa bao giờ nhớ đến cái đám người kết tội ông, nhưng hậu thế mãi mãi nhớ tới ông vì ông đã đi vào bất tử ngay từ khi ông bước lên dàn hỏa.

Brunô đã để lại cho đời sau những tác phẩm chủ yếu là: “Về nguyên nhân, nguyên lý và sự thống nhất”, “Về tính vô hạn của Vũ Trụ và các thế giới”, “Về sự vô cùng”…

Nếu Brunô là người đã ra sức bảo vệ và phát triển hệ thống nhật tâm của Côpecnic về mặt triết học thì keple là người lần đầu tiên thiết lập được những công thức toán học xác định được quĩ đạo chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời và thông qua đó, một cách gián tiếp, đã khẳng định mạnh mẽ sự đúng đắn đối với phát kiến lấy mặt Trời làm trung tâm của Côpecnic đối với một hệ thống Vũ Trụ mà ngày nay chúng ta vẫn thường gọi là Thái Dương hệ.

Keple (Johannes Keple, 1571-1630) là nhà thiên văn học nổi tiếng người Đức, một trong những người đặt nền móng cho vật lý thiên văn hiện đại. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mẹ luôn lục đục, bất hòa. Năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh đậu mùa gây tật nguyền ở tay và mặt. Từ nhỏ ông đã đến học trường dòng để sau này trở thành tu sĩ. Năm 1588, sau khi đạt được bằng xuất sắc của trường dòng, Keple tiếp tục được cấp học bổng để theo học đại học. Trong thời gian này, ông tiếp cận được tác phẩm của Côpecnic và từ đó ông trở thành người ủng hộ nhiệt tình thuyết nhật tâm.

Năm 23 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học, ông được cử dạy toán và thiên văn ở trường Đại học Tin lành Graz. Vừa làm việc, vừa nghiên cứu thiên văn và với đồng lương ít ỏi, ông đã phải làm thêm việc xem bói tử vi cho những người giảu để có thêm tiền trang trải cho cuộc sống. Có lần, ông đã chua chát nói: “Chiêm tinh học là đứa con gái của thiên văn học, mặc dù là một đứa con hoang thì nó phải nuôi mẹ nó, nếu không, mẹ nó sẽ chết đói”.

Năm 1600, Keple được Brahe mời sang làm trợ tá đại tài thiên văn Praha. Khi Brahe chết, Keple được cử thay thế Keple tự hiểu rằng mắt mình kém do ảnh hưởng của bệnh đậu mùa xưa kia, không thể trở thành nhà quan sát thiên văn tinh tường như Brahe được, nên ông chủ tâm vào toán học và “quan sát” nhật ký quan sát thiên văn suốt 30 năm qua của Brahe để lại, với mục đích là tìm ra quy luật chuyển động của các hành tinh.

Đó là một quá trình lao động miệt mài nhưng cũng vô cùng vất vả của Keple. Trước hết, ông phải hiệu đính lại các kết quả quan sát của Brahe bị sai lệch do sự khúc xạ ánh sáng trong khí quyển. Việc đó buộc ông phải nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quang học. Sau đó, ông tiến hành sắp xếp, chỉnh đốn lại những số liệu quan sát của Brahe để xác định quĩ đạo của sao hỏa. Công việc này rất phức tạp. Keple đã phải tính đi tính lại, tốn nhiều giấy mực và thời gian mà vẫn không thành công. kết quả tính toán so với số liệu của Brahe chênh nhau đến 8 phút góc trên một vòng quĩ đạo là không thể chấp nhận được vì số liệu của Brahe đạt độ chính xác rất cao. Ngày nay, chúng ta biết được rằng nguyên nhân dẫn đến thất bại buổi đầu của Keple chính là vì trong ông cái quan niệm về sự chuyển động của các hành tinh, cụ thể là của sao Hỏa là trên một quĩ đạo tròn đều hoàn hảo, có từ thời Pitago và đến tận thời đó chưa một ai nghi ngờ. Phải sau nhiều năm tính toán gian khổ và trăn trở nữa, Keple mới phát hiện ra được con đường đến với chân lý khoa học, đó là con đường trước hết phải từ bỏ cái ý chí nhận thức chủ quan của con người về sự hoàn hảo. Bản thân Tự Nhiên đã là một hoàn hảo theo cách của nó rồi, không cần đến con người qui ước nữa! Khi đã trút bỏ được xiềng xích của cái quan niệm hoàn hảo đã nặng nề giáo điều đó thì Keple bắt đầu gặt hái được liên tiếp từ thành công này đến thành công khác để đến với sự mỹ mãn. Trong hiện thực khách quan, quĩ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của sao Hỏa là một hình chóp mà Mặt Trời nằm tại một tiêu điểm của nó. Đó là kết quả đầu tiên về chuyển động của các hành tinh mà Keple thu được sau một quá trình tính toán lâu dài đầy những vấp váp. Năm 1609, Keple công bố hai định luật về chuyển động của các hành tinh. Năm 1611, ông công bố một công trình về quang học, trong đó có mô tả cấu tạo của một loại kính thiên văn và nghiên cứu đường đi của các tia sáng qua thấu kính. Năm 1619, tức là 18 năm sau khi Brahe chết, Keple công bố thêm định luật thứ ba, hợp với hai định luật nêu trên thành một bộ phận ba định luật tổng quát về quĩ đạo chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời, trong tác phẩm “Sự hòa hợp của Vũ Trụ”. Tác phẩm này bị giáo hội cấm, không cho phát hành.

Đa số các hành tinh được biết đến trong Hệ Mặt Trời ở thời đó có quỹ đạo xấp xỉ hình tròn, do đó nếu chỉ quan sát sơ lược thì sẽ khó phát hiện ra quỹ đạo hành tinh là hình elíp. Những tính toán chi tiết từ dữ liệu quan sát của quỹ đạo Sao Hỏa lần đầu tiên cho Kepler thấy quỹ đạo của nó phải là hình elíp thì mới phù hợp với dữ liệu quan sát, và từ đây ông suy luận tương tự cho các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời cũng phải có quỹ đạo elip. Ba định luật Kepler và kết quả phân tích dữ liệu quan sát của ông là một thách thức lớn cho mô hình địa tâm của Aristotle và Ptolemy đã được chấp thuận từ rất lâu, và ủng hộ cho mô hình nhật tâm của Nicolaus Copernicus (mặc dù quỹ đạo elip theo Kepler khác với các quỹ đạo tròn theo Copernicus), bằng chứng tỏ Trái Đất quay quanh Mặt Trời, vận tốc của các hành tinh trên quỹ đạo là biến đổi, và quỹ đạo có hình elip hơn là hình tròn.

Khoảng tám thập kỷ sau, Isaac Newton chứng minh rằng các định luật Kepler có thể được áp dụng trong những điều kiện lý tưởng và là dạng xấp xỉ tốt cho quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, hay những định luật này là hệ quả của các định luật về chuyển động và định luật vạn vật hấp dẫn của ông.

Ba định luật về quĩ đạo chuyển động hành tinh quanh Mặt Trời của Keple đã làm cho mô hình hệ nhật tâm của Côpecnic dung dị hơn, mạch lạc hơn và do đó cũng sáng sủa hơn rất nhiều. Theo ba định luật đó thì quĩ đạo thực của mọi hành tinh chưa bao giờ là đường tròn hoàn hảo mà đều có dạng hình elíp và Mặt Trời nằm tại một trong hai tiêu điểm của nó. Khám phá đó của Keple đã loại bỏ được “hai ông thần gây rắm rối” là nội luân và ngoại luân ra khỏi sơ đồ hệ thống nhật tâm của Côpecnic và đưa chúng cùng hệ địa tâm Ptôlêmê vĩnh viễn về “nghỉ hưu” trong bảo tàng của nhân loại sau suốt 15 thế kỷ “quần quật” đóng giả vai trò chân lý(!). Dù sao thì cuộc tiễn đưa vẫn chưa diễn ra ngay được vì cuộc tranh luận giữa cũ và mới, giữa quan niệm địa tâm và quan niệm nhật tâm vẫn chưa hết sôi nổi. Cái cũ lạc hậu dễ gì mà từ bỏ thời vàng son của nó! Hơn nữa, dàn hỏa tòa án dị giáo vẫn còn lù lù ra đó và đang chực chờ bùng lên thiêu sống những kẻ phạm thượng!.

Những năm về sau, Keple còn gặt hái được nhiều thành tựu khác nữa, như: thiết lập ngành quang hình học, hoàn thiện khoa giải phẫu mắt, xuất bản tập sách “Hành tinh biểu”, bổ sung và hoàn thiện công trình quan sát của Brahe để lại trước đây… Công lao của Keple đã được Hoàng đế Đức bấy giờ tưởng thưởng cho một khoản trợ cấp và một ngôi nhà ở Sagan vào năm 1628. Mùa đông năm 1630, trong một chuyến đi nhận tiếp số tiền trợ cấp mà chính phủ còn nợ lâu chưa trả, Keple bị cảm lạnh và vài ngày sau, đúng ngày 15-11-1630 thì tạ thế tại Ratisbonne. Thi hài ông cũng được an táng luôn ở đó.

Có thể nói công trình thiên văn của Keple là biểu hiện tiêu biểu cho thời kỳ chuyển tiếp đối với khoa học nói chung và vật lý học nói riêng; là tiếng chuông báo hiệu sự kết thúc của lối nghiên cứu khoa học nặng về cảm tính, kinh viện và sự ra đời của lối nghiên cứu lấy thực nghiệm để xác nhận chân lý. Theo xu thế của thời đại, vật lý học đã bắt đầu đi trên con đường đặc thù và chân chính dành cho nó, trở thành lực lượng đi tiên phong trong nghiên cứu khoa học, đóng vai trò thúc đẩy các ngành khoa học khác cũng như thúc đẩy sự trở lại cả triết học lẫn toán học cùng tiến bước phục vụ cho đòi hỏi nhận thức tự nhiên ngày một cao của loài người. Một nền khoa học khổng lồ ở Châu Âu được bao trùm bởi chủ nghĩa thực chứng mà tiêu chí của nó là lấy thực tiễn làm chuẩn mực để xác nhận chân lý, lấy thực nghiệm làm cứu cánh cho phát minh khoa học, đã bắt đầu ló dạng và hứa hẹn đem lại những thành quả vô cùng chói lọi.
 
(Hết chương XXXX)
------------------------------------------------------------------



Xem tiếp...