Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

CHIM ÉN ƠI, NHỚ EM LẮM!

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xem tiếp...

"GREEN FIELDS"

(ĐC sưu tầm trên NET)


 

 Huyền Thư là một trong số ít những người mẫu gốc Bắc có đời sống 'sạch'. Khi được hỏi về tình yêu, Huyền Thư cho biết đó là điều cô luôn mong mỏi và đang chờ đợi một tình yêu đẹp sẽ tới với mình trong tương lai.
Lyric
Once there were green fields,
Kissed by the sun.
Once there were valleys,
Where rivers used to run.
Once there were blue skies,
With white clouds high above.
Once they were part of,
An everlasting love.
We were the lovers who,
Strolled through green fields.

Green fields are gone now,
Parched by the sun.
Gone from the valleys,
Where rivers used to run.
Gone with the cold wind,
That swept into my heart.
Gone with the lovers,
Who let their dreams depart.
Where are the green fields,
That we used to roam?

I'll never know what,
Made you run away.
How can I keep searching
When dark clouds hide the day..
I only know there's,
Nothing here for me.
Nothing in this wide world,
Left for me to see.

But I'll keep on waiting,
Until you return.
I'll keep on waiting,
Until the day you learn.
You can't be happy,
While your heart's on the roam,
You can't be happy
Until you bring it home.
Home to the green fields
And me once again
_________________________
Lời Việt
 Ngày xưa từng có những cánh đồng xanh ngát
Tắm ánh nắng mặt trời
Ngày xưa từng có những thung lũng
Nơi những dòng sông lượn quanh
Ngày xưa từng có những bầu trời trong xanh
Với những đám mây trắng lững lờ trên cao
Ngày xưa, chúng từng là một phần của
Một tình yêu bất diệt
Chúng ta là đôi nhân tình
Đã từng dạo bước qua những cánh đồng xanh như thế

Những cánh đồng xanh giờ không còn nữa
Nứt nẻ dưới ánh mặt trời
Không còn những thung lũng
Nơi những dòng sông từng chảy
Biến mất cùng những cơn gió lạnh lẽo
Thổi buốt vào tim anh
Biến mất cùng những đôi nhân tình
Đã để cho giấc mơ của họ ra đi
Còn đâu những cánh đồng xanh
Là nơi chúng ta thường rong chơi?

Anh sẽ chẳng bao giờ biết điều gì
Làm cho em phải trốn chạy
Làm sao anh có thể mãi tìm kiếm
Khi những đám mây đen che phủ ngày dài...
Anh chỉ biết
Nơi đây chẳng còn gì cho anh
Trên thế giới rộng lớn này
Chẳng còn lại gì cho anh thấy

Nhưng anh vẫn chờ đợi
Cho đến khi em quay lại
Anh sẽ mãi chờ đợi
Cho đến này em hiểu ra
Em không thể hạnh phúc
Khi trái tim em còn lang thang
Em không thể hạnh phúc
Cho đến khi em mang tim mình về mái ấm gia đình
Về ngôi nhà nơi những cánh đồng xanh
Và cùng với anh một lần nữa 
Xem tiếp...

Tin mừng, buồn lẫn lộn 7

(ĐC chép từ VnExpress)

'Sư hổ mang' bị tịch thu gần triệu đô

Khối tài sản trị giá 770.000 USD của một nhà sư đầy tai tiếng, trong đó có xe sang hiệu Porsche và Mercedes-Benz, vừa bị nhà chức trách Thái Lan tịch thu. 

su-thai-lan-9983-1379729573.jpg
Wiraphon Sukphon, Nhà sư tai tiếng bị lột áo cà sa vì tình nghi về một loạt bê bối. Ảnh: Chiangraitimes
Cơ quan Chống Rửa tiền của Thái Lan (AMLO) hôm qua tịch thu số tài sản có tổng trị giá 770.000 USD của nhà sư bị đuổi khỏi tăng đoàn Wiraphon Sukphon, vì người này bị tình nghi lừa người dân quyên góp.
Số tài sản gồm bất động sản trị giá hơn 400.000 USD, ba chiếc ôtô, trong đó có xe Porsche và Mercedes-Benz, một chiếc xe phân khối lớn Harley Davidson, một chiếc Vespa và hơn 6.400 USD trong 14 tài khoản ngân hàng.
"Các nhà sư có thể nhận quyên góp và phải sử dụng chúng cho lợi ích công, không phải cho mục đích cá nhân để đem lại sự sung túc cho bản thân", AFP dẫn lời Đại tá cảnh sát Seehanat Prayoonrat, thư ký của AMLO nói. 
Wiraphon có tên khi làm sư thầy là Luang Pu Nen Kham. Ông này có thể đang ở nước ngoài. Nhà sư tai tiếng đang bị Thái Lan truy nã vì cáo buộc quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên cách đây một thập kỷ và khiến cô này có con. 
Wiraphon gây ra một vụ bê bối hồi đầu năm nay sau khi một đoạn video quay ông và hai nhà sư khác đi trên một chuyên cơ riêng, đeo kính râm và mang túi hàng hiệu Louis Vuitton, bị phát tán trên Internet. Kể từ đó, ông này bị điều tra về một loạt vi phạm, như trốn thuế, tàng trữ ma túy và rửa tiền.
Giới tăng lữ Thái Lan gần đây dính vào một chuỗi bê bối, khi truyền thông nước này đưa tin về những vụ sử dụng ma túy, uống rượu, đánh bạc và mua dâm của các nhà sư. 
Trọng Giáp
Xem tiếp...

MỘT ĐỜI TÔI

(Nhân ngày Quốc tế Lao Động)

1-HOANG MANG

Mới hai năm trời không gặp
Hôm nay tôi đến thăm anh
Căn nhà tôn vút lên ba tấm
Tường cao, cổng rộng bao quanh...

Anh tiếp tôi lạt như nước ốc
Cho tôi buồn, nghĩ ngợi, phân vân
Không lẽ tại hèn-sang
Chênh nhau lắm rồi nấc thang danh-lợi?

Nhớ hồi đó chúng mình hay trò chuyện
Ngày lại ngày, quí mến thành thân
Cùng làm bở hơi, cùng kiếm miếng ăn
No đói, ít nhiều chia vui bằng hữu
Đứa đóng làm công, đứa vai ông chủ
Ngạo đời ha hả cười vang

Chỗ cũ hết việc làm
Tôi và anh mỗi người một ngả
Bịn rịn chia tay hẹn ngày tái ngộ
Mai này giàu có tìm nhau

Chẳng hiểu nổi vì sao
Anh lại lạnh lùng với tôi như vậy
Buổi gặp mặt sượng sùng ái ngại
Nói cười gượng gạo cụt ngang

Mới hai năm trời chứ mấy
Mà tấm lòng xưa quay ngoắt, bơ bơ
Chắc hình hài tôi ngó suy đồi, lem luốc
Bạn sợ dây vào lây dính bùn nhơ?

Chào anh khe khẽ ra về
Ngơ ngác bồ hòn thời cuộc
Đèn báo ngã tư nhăn nhăn, nhở nhở
Xanh, đỏ,vàng trục trặc, dở ương
Khiến dòng đời ngược xuôi  kỳ quặc
Và tôi chán chường, ngao ngán, hoang mang!...


2-BẠN CÙNG CẢNH


Tôi và anh cửa nhà đối diện
Thường vẫn thấy nhau mà chẳng thân nhau
Mỗi lần gặp, miễn cưỡng chào gật gật
Mỉm miệng cười cười, không thốt nửa câu

Chuyện gia cảnh, đèn ai nấy rạng
Việc làm ăn, thây kệ, đó là đâu
Sướng khổ, sang hèn, riêng ai nấy gánh
Tứ xứ mới về tọc mạch láng giềng sao?

Kể cũng lạ, tỉnh bơ, chạy mặt
Lại ngó sau lưng, lom lóm, tò mò
Mắt đụng mắt, đôi khi bất chợt
Bối rối xoay ngang như thể tình cờ

Anh suốt ngày xem chừng bận lắm
Lật đật vào ra đến đỗi giơ xương
Tôi hí hoáy tuồng như rất gấp
Mài đũng bên bàn, má tóp da nhăn

Chờ, đột ngột tôi sang xin lửa
Thấy anh ngồi lấp xó buồn thiu
Rình, bất chợt anh qua mồi thuốc
Thấy tôi ngồi nấp vách đìu hiu

Té ra hai đứa dân thất nghiệp
Cố dấu nỗi đời, diễn kịch từ lâu
Nực cười quá, hai con bò đực
Ế ẩm vai cày, lấy ách quàng nhau!

Trò lộ tẩy, hai thằng ngặt ngẽo
Ôm bụng cười lăn, dàn giụa mày râu
Kể từ đó "phe ta" thành tri kỷ
Bảy nổi ba chìm, tỏ hết nông sâu

Cũng từ đó buồn lo vơi bớt
Chúng mình chung vai hợp sức làm ăn
Vui nhộn quá, hai con bò đực
Chia chác ách cày, nắm cỏ, phần rơm!...


3-LỘN PHÈO


Ngày xưa, lúc làm nên
Ta xưng mình quá giỏi
Bạn khen ta gặp may
Đời chê: thằng khôn lỏi!

Bây giờ, khi lụn bại
Ta nhận mình bị xui
Bạn trách ta quá dở
Đời cười: đứa bất tài!

Hay!!!


4-THẰNG ĐIÊN

Có một kẻ điên rồ
Bơ vơ trong xó tối
Nhếch nhác thân ốm đói
Mò tìm Không-Thời Gian

Ngang ngược hơn thằng gàn
Hợm mình hơn ông chủ
Tham lam hơn bạo chúa
Vô lý hơn bóng ma

Bê tha hồn lê la
Chẳng biết thân biết phận
Khoảng khắc lầm vô tận
Gang tấc tưởng mênh mông

Vô tội muốn chung thân
Neo xác vào cô độc
Thả đầu bay huyền hoặc 
Say Vũ Trụ, lông bông

Có một kẻ điên khùng
Đắm chìm trong khói thuốc
Thấy bóng mình ngơ ngác
Cười cợt mãi bâng quơ

Tối tăm âm phủ xó nhà 
Mà như ở giữa sáng lòa dương gian!...


5-SIÊU GÀN

Loài người có một thằng gàn
Trốn vào xó tối thi gan với Tình
Móc ra đỏ chói trái tim
Soi lên ngàn giấy cố tìm Hư Vô
Máu đào thấm đẫm hồ đồ
Mồ hôi lênh láng tràn bờ dở hơi...


6-LỜI TRỐI

Nếu một mai chẳng còn ta
Thì đời như thể hôm qua chẳng mình
Có ta thêm đứa vô minh
Thêm hồn nhăng cuội, thêm tình ruồi bu.

Kiếp này bệ rạc đường tu
Xin Trời lượng thứ, tu bù kiếp sau
Tu cho...nức tiếng, sụ giàu
Chuộc về Hòn Đất thả vào Tự Nhiên!


TÂM SỰ CON CÀ CUỐNG

Ta là thằng người hóa thân cà cuống
Chỉ vì ngây ngô, tỉnh tỉnh, say say
Cố ngoi lên mà Trời luôn dìm xuống
Sặc sụa cười, chết đến đít còn cay

Ta là thằng người hóa thân cà cuống
Tích góp ưu phiền nhân thế thành cay
Quán mua về cho đời nhấm nháp
Thỏa thuê, mãn nguyện, no say

Ta là thằng người hóa thân cà cuống
Ngậm nỗi đau đời, chết đến đít còn cay!



                                           Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Tư liệu về vũ trụ 12

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Trên bầu trời tháng bảy này, bạn sẽ quan sát được những hành tinh trong hệ Mặt Trời tỏa sáng cùng với những ngôi sao sáng. Thí dụ như Sao Thổ thì tỏa sáng cùng với sao Spica của chòm sao Virgo (Xử Nữ) từ khi trời vừa tối cho đến nửa đêm  , còn Sao Kim thì sánh vai cùng sao Regulus trong chòm sao Leo (Sư Tử) vào những buổi chiều hoàng hôn  . Vậy, làm sao bạn có thể biết được thiên thể nào là hành tinh, thiên thể nào là ngôi sao trong khi chúng đứng nhau quá gần trên bầu trời ?

Sao Sirius - ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm. Tác giả : Yuuji Kitahara

Chúng ta thấy những ngôi sao nhấp nháy vì ánh sáng của chúng là tia sáng phải đi qua nhiều tầng của khí quyển, không khí di chuyển liên tục và khác nhau ở các tầng nên làm cho ánh sáng của những ngôi sao bị bẻ cong, do đó ta thấy chúng như nhấp nháy.

Còn ánh sáng từ các hành tinh cũng đi qua nhiều tầng của khí quyển, nhưng vì ở khoảng cách gần hơn, nên ánh sáng từ những hành tinh đến ta không phải là tia sáng mà là chùm sáng. Những tia sáng trong chùm sáng này cũng bị những tầng khí quyển tác động như tia sáng từ những ngôi sao, nhưng những tia sáng này không sáng tắt cùng nhau, mà khi tia này tắt thì tia kia sáng và cứ như thế, ta nhìn thấy các hành tinh hầu như không nhấp nháy.

Khi quan sát những ngôi sao từ bên ngoài không gian, dĩ nhiên, ta sẽ thấy nó không nhấp nháy.

Atn Astr

Bài viết được đăng ở trang : http://www.vutrutrongtamtay.com/2013/07/tai-sao-cac-ngoi-sao-nhap-nhay-con-cac-hanh-tinh-thi-khong-nhap-nhay-tren-bau-troi-dem.html#ixzz2ZDZgBxJb
Là một người lịch sự và có văn hóa, bạn hãy ghi nguồn khi đăng lại thông tin từ đây nhé.

Khi bạn quan sát bầu trời vào những đêm mùa hè trời trong vắt, bạn sẽ thấy rất nhiều sao và nhiều sao hơn bầu trời mùa đông. Tại sao lại như thế ?

Hình minh họa bởi phần mềm Stellarium. Bên trái là bầu trời ở Mỹ Tho lúc 10 giờ khuya đêm 1/6, bên phải là 10 giờ khuya đêm 1/12.

Dải Ngân Hà của chúng ta chứa đến hàng trăm tỷ ngôi sao, và chúng tập trung đông ở phần tâm Ngân Hà. Hệ Mặt Trời của chúng ta thuộc Ngân Hà nhưng không nằm gần tâm của nó mà ở một khoảng cách khá xa là 25.000 đến 28.000 năm ánh sáng. Vì thế chúng ta sẽ thấy dải Ngân Hà như là một dãy với đầy sao sáng vắt ngang qua bầu trời đêm.

Nhưng chúng ta chỉ có thể quan sát được dải Ngân Hà vào những đêm mùa hè - và đây cũng là lý do cho câu hỏi trên - dải Ngân Hà với chi chít những ngôi sao khiến cho bầu trời đêm mùa hè nhiều sao hơn bầu trời đêm mùa đông, vì đêm mùa đông chúng ta không thấy được Ngân Hà.

Trái Đất tự quay quanh trục của nó và nó cũng quay quanh Mặt Trời. Vào những đêm mùa hè, mỗi bán cầu sẽ hướng mặt về dải Ngân Hà, còn vào mùa đông, ban đêm sẽ hướng mặt ra những nơi xa xôi của vũ trụ, bỏ lại Ngân Hà bị ánh sáng Mặt Trời vào ban ngày che khuất.

Hình minh họa.

Nói tóm lại, vào những đêm mùa hè trời trong vắt, bạn sẽ nhìn thấy được nhiều sao hơn những đêm mùa đông là do lúc đó Trái Đất đang hướng một mặt về dải Ngân Hà - nơi chứa rất nhiều những vì sao sáng. Còn vào mùa đông thì dải Ngân Hà cùng với Mặt Trời tỏa sáng vào ban ngày, và ban đêm bạn sẽ không nhìn thấy Ngân Hà nên đêm mùa đông ít sao hơn.

Atn Astr
Bài viết được đăng ở trang : http://www.vutrutrongtamtay.com/2013/06/tai-sao-bau-troi-mua-he-nhieu-sao-hon-bau-troi-mua-dong.html#ixzz2ZDbDfEmK
Là một người lịch sự và có văn hóa, bạn hãy ghi nguồn khi đăng lại thông tin từ đây nhé.

 
Khi chúng ta nhìn lên bầu trời đêm, bầu trời với đầy những ngôi sao, và thật khó để đếm hết chúng. Chỉ bằng mắt thường và trong một đêm tối, bạn đã có thể thấy được vài ngàn ngôi sao. Và làm thế nào để biết được có tất cả bao nhiêu ngôi sao trong vũ trụ ? Trước khi chúng ta đến với những con số khổng lồ, thì hãy đếm sao với những gì có sẵn.

Echinopsis Atacamensis và dải Ngân Hà. Tác giả : ESO/S. Guisard

Trong một đêm thời tiết thuận lợi và nơi quan sát hoàn toàn tối, thì bạn sẽ quan sát được những ngôi sao có độ sáng biểu kiến nhỏ hơn 6. Nhưng để thực sự đếm hết tất cả những ngôi sao trên bầu trời, thì bạn phải đi đến cả hai bán cầu bắc và nam, và phải đếm trong nhiều tháng vì sẽ có một thời gian những ngôi sao bị Mặt Trời che khuất vào ban ngày sẽ tỏa sáng vào ban đêm. Nếu bạn có một thị lực tốt và đi đếm hết sao ở hai bán cầu trong những đêm trời đẹp thì bạn sẽ đếm được khoảng 9000 ngôi sao.

Với một chiếc ống nhòm tốt, con số này sẽ lên đến 200.000, vì bạn có thể quan sát được những ngôi sao có độ sáng biểu kiến là 9. Và với một chiếc kính thiên văn nhỏ, bạn sẽ quan sát được những ngôi sao có độ sáng là 13 và tổng số ngôi sao quan sát được lên đến 15 triệu ngôi sao. Còn những đài quan sát đồ sộ thì con số này là vào khoảng vài tỷ.

Dẫn theo lời của những nhà thiên văn học, dải Ngân Hà của chúng ta là một thiên hà xoắn ốc có kích cỡ trung bình là 120.000 năm ánh sáng. Mặt Trời tọa lạc cách trung tâm của Ngân Hà một khoảng 27.000 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học ước tính rằng, dải Ngân Hà là ngôi nhà chứa đến 400 tỷ ngôi sao có kích thước và độ sáng khác nhau.

Một số thì là sao siêu khổng lồ, như Betelgeuse hoặc Rigel. Nhiều hơn là những ngôi sao kiểu như Mặt Trời của chúng ta. Phần lớn những ngôi sao trong Ngân Hà là những ngôi sao lùn màu đỏ, sáng chỉ bằng một phần nhỏ so với Mặt Trời và có khối lượng không lớn. Ngày nay, chúng ta biết rằng có nhiều thiên hà khác nhau, chúng cũng là ngôi nhà chung của hàng trăm tỷ ngôi sao nhưng có thể nhiều hoặc ít hơn sao trong dải Ngân Hà.

Có những thiên hà xoắn ốc vượt qua con số đó và nó lên đến hơn một ngàn tỷ ngôi sao, còn những thiên hà elip khổng lồ thì chứa đến hơn 100 ngàn tỷ ngôi sao. Bên cạnh đó thì có những thiên hà lùn nhỏ bé chứa số lượng ngôi sao nhỏ hơn nhiều so với Ngân Hà.

Thế, có tất cả bao nhiêu thiên hà ?

Theo các nhà thiên văn học thì có thể có nhiều hơn 170 tỷ thiên hà trong vũ trụ nhìn thấy, chúng nằm kéo dài ra tất cả các hướng trong không gian và xa nhất là cách chúng ta 13,8 tỷ năm ánh sáng. Và như vậy, nếu bạn cho số lượng ngôi sao trong những thiên hà khác như là của Ngân Hà thì bạn sẽ có tổng số ngôi sao trong vũ trụ nhìn thấy là 1024, kèm theo sau là 24 số không.

Nhưng thực ra thì nhiều hơn thế, xác định số lượng sao trên đây chỉ là ước lượng số ngôi sao trong vũ trụ nhìn thấy mà thôi, vũ trụ nhìn thấy thì kéo dài ra 13,8 tỷ năm ánh sáng từ chúng ta theo mọi hướng. Các nhà khoa học ước tính toàn bộ vũ trụ này rộng đến 93 tỷ năm ánh sáng, vì thế, bạn sẽ phải thêm vài số không nữa trên dãy số trên để đạt đến số lượng sao tổng cộng. Nhưng con số này chỉ là tối thiểu, vì có thể vũ trụ là vô hạn, kéo dài ra mãi và số lượng những ngôi sao là vô hạn - không đếm được. Tóm lại thì trong vũ trụ này có rất là nhiều ngôi sao.

Atn Astr theo UniverseToday
Bài viết được đăng ở trang : http://www.vutrutrongtamtay.com/2013/06/trong-vu-tru-nay-co-bao-nhieu-ngoi-sao_8.html#ixzz2ZDdHpCMN
Là một người lịch sự và có văn hóa, bạn hãy ghi nguồn khi đăng lại thông tin từ đây nhé.
Xem tiếp...

HÌNH ẢNH 21

(ĐC sưu tầm trên NET)

Ngắm những bức ảnh ghép lợi hại

Nhờ sự sáng tạo và tài sắp đặt tài tình, tác giả tạo ra những bức ảnh ghép sinh động và hài hước giữa người thật và tạp chí.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ngô Văn
Theo Infonet
Xem tiếp...

Tin buồn 14

{ĐC chép từ VnExpress)

13 người bị bắn trong công viên Mỹ

Ít nhất 13 người, trong đó có một bé trai 3 tuổi, bị trúng đạn tại một công viên ở thành phố Chicago, Mỹ. 

Theo Sky News, vụ tấn công được cho là xảy ra ở khu vực thuộc vùng Bờ Nam thành phố Chicago vào 10h15 tối qua, theo giờ địa phương. 
Giới chức sở cứu hỏa Chicago cho biết một bé trai và hai nạn nhân khác đang trong tình trạng nguy kịch. "Chúng tôi có nhiều nạn nhân bị bắn. Họ được đưa tới nhiều bệnh viện khắp thành phố", James Mungovan, lãnh đạo sở cứu hỏa thành phố cho biết. 
Chưa có ai bị bắt trong vụ này. Nhân chứng Julian Harris nói với Chicago Sun Times rằng một số người đàn ông bắn vào ông từ một chiếc xe ôtô mui kín trước khi rẽ về phía Công viên Cornell Square và xả súng khắp nơi. Ông cho biết cháu trai 3 tuổi của mình bị thương ở má. 
Francis John, 70 tuổi, nói bà ở trong nhà khi vụ tấn công xảy ra. Bà cho biết khi xuống dưới để xem chuyện gì đang xảy ra, bà thấy "rất nhiều thanh niên đang hoảng sợ". Bà John thấy bất ngờ trước những gì xảy ra và cho biết bạo lực súng đạn không xảy ra nhiều ở khu vực lân cận trong những năm gần đây.
Vụ việc ở Chicago xảy ra chỉ ít ngày sau vụ xả súng tại trụ sở Bộ chỉ huy Hệ thống Biển Hải quân (NAVSEA) ở thủ đô Washington, khiến 12 người thiệt mạng. Nghi phạm duy nhất Aaron Alexis bị tiêu diệt tại hiện trường.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết Chicago vừa vượt qua New York để trở thành "thủ đô chết chóc" của Mỹ, với 500 người chết vì bạo lực vào năm ngoái. Tổng thống Mỹ Barack Obama đầu năm nay quay lại thị trấn quê hương ông để kêu gọi chấm dứt bạo lực súng đạn "điên rồ" đang tàn phá Chicago. Ông gây sức ép nhằm siết chặt các biện pháp kiểm soát súng đạn, nhưng nó vẫn giậm chân tại chỗ trong quốc hội Mỹ.
Trọng Giáp (Video: Sky News)
Xem tiếp...

"HOA MỘC MIÊN"

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt và Hoa đời đời bền vững!!!


 
 
Hoa mộc miên biên giới
 
chẳng hiểu sao lần nào qua biên giới
mộc miên cũng rực đỏ triền sông rực đỏ vách núi rực đỏ tâm can
mộc miên đỏ một trời biên viễn
như máu tươi ròng rã ngàn năm
 
dưới gốc mộc miên người lính biên phòng cùng ta nâng chén
người xa nhà rượu ngô như lửa đêm đông
thanh vắng vẳng tiếng hoa tầm tã
khuya khoắt bóng ai rình rập dưới triền sông
 
có ai trồng mộc miên biên giới
hay biên cương cây tìm đến mọc lên
hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái
cây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương.
 
 
 
Mưa rơi dọc Cam Ranh
 
đã bồng bềnh những con đường biền biệt biển khơi
chiều nay mưa rơi dọc Cam Ranh thánh thót
trong mưa những sắc màu thịt da mơn mởn tươi non
quân cảng trong mưa nồng nàn trời biếc
 
mưa rơi mưa rơi
thánh thót long lanh mát lành thanh khiết
lam hạnh nở tưng bừng dọc quân cảng tinh khôi
con đường xanh chỉ mình ta trắng muốt
chỉ mình ta và hoa mưa vời vợi biển trời
 
cây thân thương như những cuộc đời
này lá non tươi này hoa xanh nụ biếc
hoa hạnh sắt son
hoa hạnh yếu ớt
những con đường ta đi hoa lặng lẽ toả hương
hoa thắc thỏm đợi chờ và hồi hộp
những gian nguy khốc liệt của quân nhân
 
hoa xanh hoa xanh bên bờ biển cả
đi đâu cũng nghe sóng hân hoan dào dạt máu mình
đi đâu cũng nghe những tươi tắn dịu dàng hoa hạnh
những âm thanh sắc màu số phận ngân nga muôn nẻo đường đời
 
những con đường lam hạnh thẫm biển trời
lộng lẫy mùa xuân xanh
nồng nàn mùa hạ đỏ
miên man mùa thu vàng
xám ngắt mùa đông buốt giá
hoa hạnh vẫn dịu dàng cùng ta mọi cung bậc nhân trần
 
hồn nhiên nở một mùa xanh biếc
hoa hạnh dọc con đường quân cảng tinh khôi
những thuỷ thủ ra đi bao giờ trở lại
những mối tình ra đi sóng vỗ dào dạt chân trời
 
mưa rơi mưa rơi dọc Cam Ranh thánh thót
những gương mặt trong mưa ngời sáng nụ cười
những bông hoa trong mưa đầm đìa hương sắc
những chiến hạm trong mưa hôi hổi ngút ngàn hơi thở biển khơi
 
mưa rơi mưa rơi nồng nàn hải cảng
khi xa đất liền những buồn vui sao rất đỗi thân thương
ngửa mặt lên rười rượi mưa chan chứa
ngửa mặt lên thánh thót lam hương
 
mưa rơi mưa rơi nồng nàn thành phố cảng
ta và hoa trong mưa vời vợi biển trời.

Truyền thuyết hoa Mộc Miên - Hoa Gạo      


Ở một bản nọ có chàng trai nghèo khoẻ mạnh, yêu cô sơn nữ xinh đẹp. họ chuẩn bị cưới thì trời đổ mưa, cơn lũ lớn cuốn phăng ngôi nhà và lễ vật của chàng. Dân bản trồng cây nêu để chàng lên trời hỏi sự tình. Ngày ra đi, chàng buộc vào tay cô gái băng vải đỏ, mỗi đầu có tua năm cánh thay cho lời thề thuỷ chung.



Gặp Ngọc Hoàng, chàng thưa: “Trần gian mưa nắng thất thường, cuộc sống con người rất cực khổ. Xin người xem xét lại”.


Ngọc Hoàng hỏi xem ai trông coi mưa nắng, một vị thần tâu: “Đó là thần Sấm, nhưng thần vốn ham vui nên có lúc xao nhãng”.


Thần Sấm thưa: “Một mình thần không làm xuể. Xin người giữ chàng trai này lại giúp thần làm mưa”. Ngọc Hoàng chuẩn tấu và truyền nâng bầu trời xa mặt đất để người hạ giới không lên được nữa. Chàng trai đành ở lại làm thần Mưa. Nhớ người yêu, nước mắt chàng trào ra.


Nói về cô gái, ngày nào cô cũng trèo lên cây nêu trông ngóng. Một ngày tháng Ba, Ngọc Hoàng xuống hạ giới. Biết chuyện, ngài cho cô gái một điều ước. Nàng thưa: “Xin người biến cây nên thành loài hoa có rễ bám sâu, thân thẳng, ngọn cao để thần nhìn thấy anh ấy, dải vải đỏ biến thành bông hoa để anh ấy nhận ra thần”. Thoả nguyện, cô gái gieo mình từ trên cao xuống.


Nhìn những bông hoa đỏ nâng niu linh hồn người yêu, nước mắt thần Mưa rơi lã chã. Người ta gọi đó là hoa gạo, loài hoa đỏ rực như tình yêu nồng thắm.

Thuyết minh về cây hoa gạo (Hoa Mộc Miên)

Chủ nhật , 14/09/2014, 03:57 GMT+7
     

Tổng hợp những bài văn thuyết minh về cây hoa gạo (Hoa Mộc Miên) được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng với nội dung và phong cách làm bài viết về chủ đề này rất hay, gần gũi, thân thiện và mộc mạc với người dân Việt Nam.
Thuyết minh về cây hoa gạo (Hoa Mộc Miên)
Thuyết minh về cây hoa gạo hay bài mẫu 1:
Một năm có bốn mùa. Mỗi mùa có ba tháng. Mỗi tháng lại có một mùa hoa để người ta thương, người ta nhớ. Với tôi, tháng ba là mùa hoa gạo. Cho dù có nhạc sĩ tên tuổi gọi hoa bằng cái tên rất đẹp – hoa Mộc miên – thì tôi vẫn chỉ thích được gọi loài hoa dân dã có mầu đỏ rực như lửa cháy khôn nguôi, với những cánh hoa dầy dặn, gợi cảm như đôi môi người đàn bà đang yêu, cũng bằng một cái tên giản dị, quê mùa đầy chất “ẩm thực”- hoa gạo.
Hay bởi tuổi thơ, nhà tôi ở gác hai của một căn nhà nằm trên con phố cổ nhìn ra đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và hồ Gươm. Trước cửa dẫn vào đền có những cây gạo lớn. Tôi biết đến bông gạo lần đầu tiên, ấy là khi một chiều, trời mùa hè đang hầm hập chợt nổi giông gió. Những bông gạo trắng trước cửa đền bỗng bay rợp, khiến cho bầu trời chỉ mù mịt những đám bông nhẹ và trắng tinh như vô hình.
Mẹ chỉ cho tôi: “Bông gạo đấy con ạ. Bông của nó tốt lắm, làm gối rất êm mà lại mát, thấm mồ hôi!” Tôi kinh ngạc. Làm sao mà loại hoa đỏ thẫm, mập mạp, dân dã nhường kia lại dâng hiến cho đời thứ bông thanh khiết nhẹ nhàng nhường kia. Hoa vắt kiệt sức mình, hay đấy là “tâm hồn” hoa đã được thanh lọc, để chỉ mang đến cho đời những giấc mơ bình yên và dịu êm?
Từ đấy, mỗi lần đi học qua cửa đền, thấy những bông hoa gạo đỏ rụng bời bời trên vỉa hè bị ai đó vô tâm, vô tình dẫm nát, tôi thấy xót lắm. Từ đấy, bông gạo trắng tinh như có sức mê hoặc, dẫn dụ tôi. Vào mùa hè đang chang chang nắng, trời bỗng sầm sầm rồi nổi giông.
Từ ban công của căn nhà nhìn ra phía đền, chỉ cần thấy một vài bông gạo bắt đầu bung nở, bay nhè nhẹ trên không trung, là tôi lén mẹ chạy ra đền Ngọc Sơn, đuổi theo nhặt những bông gạo trắng xốp như len, giữa có một cái hạt nhỏ và đen như hạt đỗ đen, lăn tròn trên mặt đất như có chân. Rồi chạy thật nhanh về nhà trước bữa cơm chiều dọn ra. Mẹ tôi dữ đòn vô cùng. Tôi nhớ, gia cảnh dạo đó sa sút lắm, nhưng mẹ vẫn giữ phép nghiêm của những gia đình trung lưu nền nếp.
Cả nhà tôi quây quần quanh mâm cơm trong cơn mưa sầm sập và không khí oi nồng. Bữa cơm thời bao cấp chỉ rặt một loại gạo tồn kho, hạt gạo rời rạc, có khi thoảng mùi mốc. Thức ăn nhiều khi chỉ có bát canh mồng tơi rau đay nấu suông, chút tép rang, lạc rang hoặc vài bìa đậu rán, cùng đĩa cà muối sổi chấm với nước mắm dầm ớt rõ cay. Hôm nào tươi lắm mới có thịt rim mặn hoặc cá rán.
Vậy mà chúng tôi ăn rất ngon miệng. Vậy mà đứa trẻ là tôi vẫn có một cảm giác hạnh phúc ấm áp khó tả, dù mẹ có khi cứ ca cẩm vì mua phải loại gạo mốc “chẳng có chút nhựa nào”. Rồi như vô tình, mẹ kể cho chúng tôi nghe bữa cơm của thợ gặt ngày mùa ra sao. Ấy là mẹ kể lại theo lời của bà ngoại, tức cụ ngoại tôi, chứ mẹ cũng là dân thành phố, sống ở thành phố từ nhỏ có ở quê ngày nào đâu.
Mẹ kể hấp dẫn lắm. “Bát cơm của thợ gặt ấy à. Cơm gạo mới thơm phức, cứ vun gọi là đầy có ngọn, như cái đấu ấy. Thức ăn chỉ có tép rang, dưa muối. Thợ ăn một loáng là sạch trơn!”. Chúng tôi mắt tròn mắt dẹt nghe, lạ lẫm như chuyện ngày xửa ngày xưa…, dù chẳng hiểu “cái đấu” là cái gì. Rồi mâm cơm cũng sạch trơn tự lúc nào. Hay mẹ tôi muốn các con được ngon miệng hơn, quên đi cái thứ gạo rời rạc thường gọi là gạo “mậu dịch”?
Nhưng có những thứ của thời xưa ấy, giờ bỗng thành quý hiếm. Như cái gối bằng bông gạo chẳng hạn. Hằng đêm tôi vẫn gối đầu lên cái gối nho nhỏ nhồi bông gạo mẹ mua ở đâu không rõ. Chiếc gối êm ái, mát rượi, đôi chỗ vẫn lợn cợn những hạt bông ở giữa, nhỏ như hạt đỗ đen. Hằng đêm, tôi gối đầu lên chiếc gối, gối đầu lên tình thương của mẹ, mê mải đọc câu truyện cổ tích có ba mẹ con “con Gạo” và “thằng Nhà” chạy trốn bọn phìa tạo trong rừng sâu.
Còn nhỏ, tôi đã hiểu sự gửi gắm khát khao có gạo ăn, có nhà ở của con người, của nhà văn. Nhưng giờ lớn lên, sao không còn thấy hoa gạo cháy đỏ trời nữa? Nhà cũ của cha mẹ tôi cũng không còn ai ở. Không biết mỗi khi trời giông gió, bông gạo có còn bay trắng xóa cả mắt người nữa không
Nghe tôi kể về tuổi thơ, anh mỉm cười nhìn tôi như đứa em gái nhỏ: “Anh sẽ đưa em đi tìm hoa gạo”. Tôi nhớ, dạo đó là tháng ba, tháng của mùa hoa gạo, mùa trảy hội chùa Hương. Ôi chao, dọc con đường từ suối Yến vào, miên man là hàng cây gạo. Hoa gạo nở đỏ trời.
Những bông hoa như những ngọn nến lớn lập lòe trên cây. Hoa soi cho con người trên đoạn hành trình gập gềnh đến với cửa Phật, với Mẫu Thượng ngàn, trên con đường hướng con người tới cái thiện. Hay hoa soi cho con người nhìn lại chính tâm hồn mình, rọi cả vào những góc u uẩn nhất, nơi những muộn phiền, thất vọng, những buồn đau xưa cũ đang dần quên?
Từ đó, mỗi năm, vào dịp tháng ba hoa gạo nở, anh lại đưa tôi đi tìm, những chuyến đi vô định. Dọc đường gặp biết bao loài hoa. Hoa hồng đỏ thẫm, hoa cúc tím ngát, hoa ly thơm nức. Có cả những cánh đồng hoa cải bên sông vàng rực, những vạt hoa dại trắng li ti, li ti… Nhưng tôi vẫn mải miết đi tìm những bông hoa của ký ức.
Sự ám ảnh và si mê hoa gạo của tôi cũng trở thành nỗi ám ảnh trong anh: “Anh và em thi nhau xem ai phát hiện được hoa gạo trước nhé”. Có những chuyến đi, bất ngờ cây hoa gạo hiện ra trước mắt như tiền định. Có cây thân gốc mốc thếch, sù sì như một người đàn bà từng trải, bản lĩnh và vững chãi. Có cây lại mảnh mai như một thiếu nữ mộng mơ, đang thuở dậy thì. Nhưng dù là đàn bà hay trinh nữ, dù từng trải hay thơ ngây, những cánh hoa gạo đều dầy dặn, đầy sinh khí, cháy đỏ, mãnh liệt một tình yêu với trời đất, với sông núi cỏ cây. Hay với chính nhân gian?
Lại có những chuyến đi mỏi mắt mà chẳng gặp, dù chỉ một cánh hoa. Nhưng bù lại, mới thấy non sông mình như lụa là gấm vóc. Mới thấy được bao thân phận khổ đau mà mỗi người trong số họ như những trang sách hay và bí ẩn mà tôi phải đọc, để hiểu và chiêm nghiệm. Mới thấy thế gian là dâu bể nhưng sự sống và được sống trong đời vẫn là thú vị, thiêng liêng để mỗi ngày qua là một ngày trân quý.
Mới hay khi cái tình trai gái, cái tình của người nam người nữ được xẻ chia với núi sông, với cuộc đời rộng lớn, thì tri kỷ như rễ cây hoa gạo bám chặt vào đất mẹ.
Cảm ơn hoa gạo, cảm ơn loài hoa dân dã, dung dị với những nắm bông nhỏ trắng tinh nhẹ như hơi thở, lại mang đến cho tôi nhiều đến thế, giàu có đến thế và nặng nợ đến thế. Cả con tim biết đập rộn ràng vì tình yêu, vì nghĩa đời rộng lớn. Cả tầm nghĩ và mắt nhìn xa hơn.
Năm tháng cứ rộng dài theo đời người. Cái khao khát có gạo, có nhà trong câu chuyện ngày xửa ngày xưa… con bé tôi từng mải mê đọc, giờ đã thành hiện thực. Đâu đâu cũng có thể bắt gặp những ngôi biệt thự, những chung cư hiện đại. Tôi cũng đã có một ngôi nhà riêng rộng rãi, đẹp hơn nhiều căn nhà nhỏ của mẹ cha nơi phố cổ. Bữa cơm hàng ngày chỉ một loại gạo dẻo thơm, ngon ngọt mà cái tên gạo- Trân châu- hệt ngọc ngà của trời đất.
Vậy nhưng sao lòng người lại bất an? Sao giờ người ta lại ao ước “cổ tích”- bao giờ cho đến ngày xưa? Cái ngày thanh bình, không tệ nạn, không tham lam, hối lộ… Hoá ra, sự bình an của tâm hồn chỉ thật sự trọn vẹn trong sự bình yên nhân thế.
Và không hiểu sao mỗi khi tháng ba về, hay những đêm hè, ngả đầu lên chiếc gối bông mút êm ái, bên ngoài trời nổi giông gió, tôi bỗng trằn trọc nhớ căn gác nhỏ với ban công sơn xanh, nhìn ra đền Ngọc Sơn. Nơi có những cây gạo sừng sững trước cửa đền, như chứng nhân tuổi thơ tôi, với những chiều bông gạo bay trắng trời trắng đất.
Bỗng âm thầm da diết, những bữa cơm quây quần bên cha mẹ bên chị bên em, ăn bát cơm gạo “mậu dịch” chan canh mồng tơi rau đay nấu suông, có quả cà muối sổi chấm nước mắm dầm ớt rõ cay… Và cứ thế mà thao thức…
Hoa gạo ơi!
Thuyết minh về cây hoa gạo hay bài mẫu 2:
Xét về mặt to lớn, có thể cây hoa Gạo có thể lép vế hơn so với Bao báp, nhưng đối với nhiều loài cây, chúng cũng thuộc dạng khổng lồ. Mặc dù sống cách nhau hàng chục ngàn km nhưng hai loại cây này lại cùng họ Gạo.
 
Dường như chưa có nghiên cứu nào về độ tuổi của các cây hoa Gạo khổng lồ ở Việt Nam nhưng đến nơi đâu có loài cây này, hỏi thăm các cụ cao tuổi, ai cũng bảo chúng có từ thời cụ kỵ. Nhiều gốc cây lớn tới mức 4-5 người ôm mới xuể.
 
Thường xuất hiện ở những vùng quê, cây hoa Gạo luôn nổi bật bởi cái vẻ ngoài to lớn, cổ thụ của mình. Cứ vào khoảng cuối tháng 2, lá rụng sạch khiến nó càng trở nên ấn tượng hơn bởi những cành tua tủa vươn ra. Chỉ sau khoảng vài tuần, từ những cái cành khô khốc đó bỗng dưng nhú nụ to cỡ cái chén và nhanh chóng nhuộm đỏ cả một góc trời.
 
Cây hoa Gạo thường được trồng ở đầu làng. Có người nói trồng ở đó để ma chỉ đến được đó, không vào làng vì cây hoa Gạo giữ ma. Cũng có thể vì lý do đó mà chẳng ai trồng cây hoa Gạo trong khuôn viên nhà cả.
 
Nhưng cũng có nơi, cây hoa Gạo được coi như một cái mốc xác định địa giới. Cứ nhìn thấy bóng cây gạo, người ta biết đó là đầu làng. Hay dọc theo bờ sông, gốc gạo đánh dấu bến thuyền, chợ ven sông, quán nước, chỗ nghỉ chân của người làm đồng...
 
Người xưa thường lấy mốc thời gian hoa gạo nở để xem thời tiết, đánh dấu ngày chuyển mùa. Cứ thấy hoa gạo nở, người ta biết những đợt rét cuối cùng sắp hết, mùa nóng đang đến. Vậy nên mới có câu: “Bao giờ cho đến tháng ba. Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn...”.
 
Ở một số nơi, hoa gạo còn được gọi là hoa Mộc miên, Hồng miên, Pơ lang hay Cổ bối. Cách gọi đó không phổ biến và thường chỉ được 1 vài vùng, 1 vài dân tộc gọi như vậy.
 
Một trong những nơi mà cây hoa Gạo được nhắc đến nhiều nhất là Tây Nguyên. Với cái tên Pơ Lang, loài cây và hoa này đi vào thơ ca của bà con dân tộc. Người ta thường ví cây Kơ-nia là biểu trưng sức mạnh vạm vỡ của các chàng trai Tây Nguyên thì Pơ-lang chính là biểu tượng cho những cô gái yêu kiều
 
Cũng giống như Bao báp, cây hoa Gạo cũng được coi là một loài cây có dược tính cao. Theo sách “Cây cỏ Việt Nam” thì từ hoa đến vỏ cây, rễ và vỏ rễ đều có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần, có đặc tính thanh nhiệt, giải độc, cầm máu… chữa được các bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, băng huyết, viêm loét v.v… Sách sử Trung Quốc còn ghi: Tương truyền vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, vua Nam Việt là Triệu Đà đã dâng tặng vua nhà Hán một cây hoa gạo quý làm vật triều cống!
Thuyết minh về cây hoa gạo hay bài mẫu 3:
Cây gạo sân đình, cây gạo bến sông trong tâm thức văn hóa người Việt như "cọc tiêu" đánh dấu mỗi ngôi làng. Hoa gạo - loài hoa nở vào tháng ba, đặt một dấu chấm hết cho mùa xuân với màu đỏ chói chang "cháy" hết mình đã thắp sáng bao trang thơ. Cây gạo, hoa gạo trở thành một biểu tượng cho quê hương vững bền, điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Khai thác vẻ đẹp hoa gạo, bài thơ của Nguyễn Khắc Hào tập trung khai mở nhiều tầng nghĩa mới từ quan sát, suy ngẫm, liên tưởng của riêng anh.
Gặp tháng ba mùa hoa gạo nở
Thức một khoảng trời vạt sông quê
Kìa mắt ai ngước nhìn mơ mộng quá
Ta như quen như lạ lẫm lối về. 

Không nuôi sống ai mà thành hoa gạo
Vô tư như chẳng biết có ai nhìn,
Khát vọng gì gửi trong màu hoa ấy
Cuối xuân rồi hoa gọi nắng hè lên. 

Ơi hoa gạo vẽ lên trời sắc đỏ
Thảm cỏ xanh, giàn đuốc, tháng ba xanh
Đường quê mưa mẹ ngang vai gánh mạ
Tay lượm bông hoa gạo cho mình. 
Ơi hoa gạo đẹp kiêu kỳ đến vậy
Rụng xuống rồi vẫn thắm đỏ như son,
Có ai biết những ngày hoa gạo trút
Một khoảng trời trơ trụi nỗi cô đơn.

Cây gạo sân đình, cây gạo bến sông trong tâm thức văn hóa người Việt như "cọc tiêu" đánh dấu mỗi ngôi làng. Hoa gạo - loài hoa nở vào tháng ba, đặt một dấu chấm hết cho mùa xuân với màu đỏ chói chang "cháy" hết mình đã thắp sáng bao trang thơ. Cây gạo, hoa gạo trở thành một biểu tượng cho quê hương vững bền, điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống.
Khai thác vẻ đẹp hoa gạo, bài thơ của Nguyễn Khắc Hào tập trung khai mở nhiều tầng nghĩa mới từ quan sát, suy ngẫm, liên tưởng của riêng anh.
Như tên gọi, bài thơ xây dựng hình tượng xuyên suốt: hoa gạo, trong một không gian xuyên suốt: một khoảng trời, mở đầu và kết thúc, đối chiếu, hô ứng. Trong tâm cảm nhà thơ, hoa gạo vừa là hình ảnh thiên nhiên vừa là ẩn dụ như mang hồn người, phận người.
Ơi hoa gạo vẽ lên trời sắc đỏ
Thảm cỏ xanh, giàn đuốc, tháng ba xanh
.

 
Hai dòng thơ 16 chữ, cảnh và tình hòa quyện. Một bức tranh về làng quê lúc cuối xuân trong sáng như có chứa cả sức sống tràn về với hai màu xanh - đỏ tương phản, tôn rước nhau lên. Cảnh có tầng lớp: trên cao, dưới thấp, có diện (bầu trời, thảm cỏ), có điểm: giàn đuốc chói ngời của hoa gạo. Có hình ảnh tả thực: thảm cỏ xanh, nhân hóa: vẽ lên trời sắc đỏ, chuyển đổi cảm giác - không gian hóa thời gian: tháng ba xanh.
Thuyết minh về cây hoa gạo hay bài mẫu 4:
“Mỗi độ tháng ba về
Ai vãi lửa đam mê vào bầu trời cháy bỏng ?”
 
Những bông hoa Gạo đỏ rực, cháy bỏng những đam mê báo hiệu cho chúng ta biết đã bước vào tháng ba, tháng giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ. Ở đâu đó trên mọi miền đất nước vượt lên màu xanh của lũy tre làng là những cây gạo điểm những bông hoa đỏ thắm, rực rỡ cả một góc trời.
 
Hoa Gạo hay còn được gọi bằng một cái tên khác như hoa Mộc Miên nghe vừa lạ lại vừa quen. Cái màu hoa ấy xua tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông, mang đến sự bình yên ấm áp của cái thời khắc giao mùa ấy. Sự sống của làng quê dường như thắm đượm lên thêm khi những bông  hoa Gạo đỏ rực nổi bật giữa xanh cao yên tĩnh của đất trời. Trên những con đường làng hoa Gạo rực rỡ như muốn níu lấy ánh mắt của những người nông dân còn đang bận bịu với công việc đống áng. Cái thứ hoa đang nhen nhói khắp các triền đê, thắp lên trong ta cả một vùng trời thương nhớ. Những chấm đỏ đốt trong sương mù báo hiệu nơi ấy có những dòng sông với những bến đò. Đối với bọn trẻ con chúng tôi ngày ấy, cây Gạo là cả một thế giới linh thiêng, bí ẩn qua những câu chuyện truyền thuyết từ xa xưa về những con ma thần bí quanh quẩn bên gốc gạo già.
 
Nhớ hồi còn nhỏ, hoa Gạo rụng đỏ cả một gốc cây, chúng tôi thi nhau nhặt rồi xâu chúng lại quàng lên cổ mà thi nhau cười hả hê, thích thú với cái vòng của mình. Rồi những bông hoa Gạo trông như những chiếc đèn hoa đăng rung rinh trong gió. Tôi thích nhất là được ngắm nhìn những bông hoa Gạo rơi từ trên cao xuống, gió thổi nhè nhẹ làm cho những chiếc đèn hoa đăng ấy xoay xoay rồi hạ xuống mặt đất mà không hề bị giập nát. Từng bông hoa đã vô tình rơi vào kí ức tôi và chúng vẫn mãi nằm im ở đó.
 
Lớn lên chút nữa, mỗi mùa hoa Gạo về khi cái tết vừa mới qua đi lại báo hiệu cho lũ học trò chúng tôi biết mùa thi sắp tới. Có hôm ngẫu hứng mấy đứa rủ nhau ra gốc cây gạo ngồi ôn bài. Cây Gạo già cỗi che trở như ôm trọn chúng tôi vào lòng. Đến khi trưởng thành xa quê hương lên thành phố học, nơi chốn phồn hoa đô thị, tôi không tìm thấy được cái loài hoa ấy nữa. Nhưng cây gạo hồi đó, những bông hoa đăng đỏ rực hồi đó vẫn ở sâu thẳm tận trong lòng tôi, nơi những kí ức trở thành những gì thiêng liêng nhất, cao cả nhất.
Thuyết minh về cây hoa gạo hay bài mẫu 5:
Làng tôi ở bao năm trời tình làng nghĩa xóm gắn kết, thương yêu nhau qua từng đụn rơm nghèo, bờ ruộng chênh vênh và ngọn rau rừng đắng. Tôi đi xa từng ấy năm vẫn nhớ cái ranh giới làng quê không phải là “cây đa, bến nước sân đình” hay lũy tre xanh bao bọc, mà ngay cổng làng là cây gạo to sừng sững không biết có từ thuở nào vẫn giang những cánh tay chào đón.
 
Tháng ba này trên khoảng trời quê hương đã thắp lên một màu đỏ rực, như ngọn đèn trời chiếu sáng cho làng quê thanh bình và như soi đường cho những đứa con xa quê đừng quên lối.
 
Tôi nhớ ngày bé thơ còn đi chân đất đến trường, mỗi khi tháng ba về cả lũ  bạn đứa nào cũng chỉ đợi trống tan trường rồi ùa nhau chạy về thật sớm. Chỉ để làm sao về đến đầu làng thật nhanh, đứa nào cũng hứng cái mũ lan rộng vành chờ hoa gạo rụng. Nhưng vào những ngày bão lớn, cây gạo đứng một mình giữa khoảng trống trơ bị gió quật rụng xuống rất nhiều hoa gạo đỏ, như thể gió trời đã dập tắt từng ngọn đèn nhỏ trên những bàn tay cây gạo. Lũ nhỏ chúng tôi, chẳng ai bảo ai nhưng đều buồn vời vợi, nỗi buồn hiếm hoi của tuổi cắp sách đến trường. Những bông gạo rụng chúng tôi nhặt về bằng hết, đứa thì đặt trên cửa sổ có những viên gạch vỡ nham nhở, đứa thì thả vào một cái chậu nước rồi để trong nhà, cũng có đứa ương bướng cố ép vào trang vở. Dù biết rằng hoa gạo mọng nước không dễ gì ép như hoa phượng hay bằng lăng tím, bởi hoa gạo không cam lòng để màu đỏ tươi của mình chuyển thành sắc tím đen trong trang vở trắng. Hoa gạo chỉ thích thắp đỏ giữa khoảng trời làng quê yên bình vào đúng độ tháng ba.
 
Sau này tôi đi xa, mỗi lần nhớ về làng quê tôi lại nhớ đến những kỉ niệm một thời sâu hoa gạo đỏ đội lên đầu tự nhận làm cô dâu, rồi thể nào thằng bạn cũng tít mắt cười nhận “ để tao làm chú rể”. Lũ bạn ê ồ suốt cả buổi chiều, cho đến khi bóng tối đã dần bao trùm ngõ xóm mới lũ lượt kéo nhau về, có đứa vẫn còn dặn với theo: “Ngày mai đến lượt tao làm cô dâu nhé!”. Bây giờ nghĩ lại vẫn còn thương những kỉ niệm hồn nhiên ấy, dù những đứa bạn năm xưa đã con bồng, con bế, chú rể của riêng mình ngày nào giờ cũng đã đi đón cô dâu. Tôi trở về đi ăn cưới bạn vào đúng độ hoa gạo nở rộ nên bảo với đứa bạn rằng:
 
- Đúng tháng ba năm sau mình sẽ lấy chồng.
 
Con bạn bông đùa:
 
- Chờ hoa gạo chắc?
 
Tôi cười. 
 
Tháng ba này vẫn ngồi giữa thành phố xa xôi, trời đang nóng bỗng chuyển gió mùa, lòng lại xót xa thương hoa gạo rụng. Không biết trẻ con bây giờ có còn hứng hoa như ngày xưa không, hay để cánh hoa tả tơi rơi trên nền cỏ để ngày mai có thể cái nắng gắt, oi nồng lại trở về thiêu những cánh hoa rơi. Lâu lắm rồi không về thăm quê, đang bảo lòng có khi tháng ba này lại xách ba lô về nhặt hoa gạo đỏ…
 
 
 
Xem tiếp...

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

NHẠC PHIM "TÂY DU KÝ"


(ĐC sưu tấm trên NET)
    


Lời bài hát: Con Đường Chúng Ta Đi (Nhạc phim Tây Du Ký)
 
Đây hành lý, anh mang. Tôi cầm cương, dắt ngựa. Nhìn ngắm trời cao chập chùng, lòng lo lắng không yên. Đường thỉnh kinh thật xa. Không màng hiểm nguy, cất bước. Ngày tháng cùng năm trôi dần, ngọt bùi đắng cay đều qua. Biết đi hướng nào, về đâu, là la là la la lá la la là la. Thấp thoáng chân mây biết_phương nào. Thấp thoáng chân mây xa tít mù. Về Thiên Trúc còn quá xa. Bao khó khăn vượt qua. Nguyện không lùi bước, khó khăn luôn vượt qua Thấp thoáng chân mây biết phương nào. Thấp thoáng chân mây xa tít mù. Về Thiên Trúc còn quá xa. Bao khó khăn vượt qua. 
Đây hành lý anh mang. Tôi cầm cương dắt ngựa. Nhìn ngắm trời cao chập chùng, lòng lo lắng không yên. Đường thỉnh kinh thật xa. Không màng hiểm nguy, cất bước. Ngày tháng cùng năm trôi dần, ngọt bùi đắng cay đều qua. Biết đi hướng nào, về đâu, là la là la la lá la la là la. Thấp thoáng chân mây biết phương nào. Thấp thoáng chân mây xa tít mù. Về Thiên Trúc còn quá xa. Bao khó khăn vượt qua. Nguyện không lùi bước, khó khăn luôn vượt qua. Thấp thoáng chân mây biết phương nào. Thấp thoáng chân mây xa tít mù. Về Thiên Trúc còn quá xa. Bao khó khăn vượt qua. Là la là la lá la la là la.
 

Chấm điểm nhan sắc mỹ nhân Tây du ký

 |

Cân đo nhan sắc của những mỹ nhân Tây du ký phiên bản điện ảnh và truyền hình.

Nhắc đến các bộ phim Tây du ký, không thể không nhắc đến các mỹ nhân trong phim. Dù chỉ xuất hiện trong 1 vài tập, không phải là nhân vật chính nhưng họ cũng khiến khán giả nhớ mãi không quên. Hãy cùng điểm lại và “cân đo” nhan sắc của những gương mặt giai nhân tuyệt sắc qua các phiên bản Tây du ký điện ảnh và truyền hình trong suốt gần 30 năm qua.
1. Tây Lương nữ vương – Chu Lâm
Chấm điểm nhan sắc mỹ nhân Tây du ký - 1
Chấm điểm nhan sắc mỹ nhân Tây du ký - 2
Vai nữ quốc vương của nước Tây Lương được Chu Lâm thể hiện xuất sắc hơn cả sự mong đợi của đạo diễn, biên kịch
Chấm điểm nhan sắc mỹ nhân Tây du ký - 3
Chu Lâm là thế hệ diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc những năm 80
Tây du ký phiên bản truyền hình năm 1987 là tác phẩm kinh điển trong lòng khán giả. Bên cạnh 4 nhân vật chính đã trở nên vô cùng quen thuộc với người người, thì hình ảnh Tây Lương nữ vương do nữ diễn viên Chu Lâm thể hiện đã để lại ấn tượng sâu sắc. Nét đẹp ngọt ngào, đằm thắm, lỗi diễn xuất mềm mại, tự nhiên… đã giúp Chu Lâm trở thành nữ diễn viên tỏa sáng nhất trong bộ phim này.
Tình ý của nhân vật Tây Lương nữ vương dành cho Đường Tam Tạng trong tập phim “Tây Lương nữ quốc” được Chu Lâm thể hiện ấn tượng, cuốn hút… không chỉ giúp cô đi vào lòng khán giả, mà còn giúp tập phim này trở thành một trong những tập phim được yêu thích nhất. Nhiều năm sau, có rất nhiều nữ diễn viên đã thể hiện qua vai Tây Lương nữ vương, nhưng chưa có một ai có thể để lại ấn tượng sâu sắc như Chu Lâm.
2. Thỏ Ngọc – Lý Linh Ngọc
Chấm điểm nhan sắc mỹ nhân Tây du ký - 4
Lý Linh Ngọc thể hiện ấn tượng vai diễn Thỏ Ngọc - Công chúa Thiên Trúc
Chấm điểm nhan sắc mỹ nhân Tây du ký - 5
Sắc đẹp và cả giọng ca của Lý Linh Ngọc (thể hiện ca khúc trong tập phim này) khiến khán giả không khỏi say đắm
Lý Linh Ngọc, nữ diễn viên đóng đúp vai Thỏ Ngọc – công chúa nước Thiên Trúc cũng gây được ấn tượng sâu sắc với khán giả bởi nét đẹp trong sáng, rạng ngời và một chút lai lai, rất đúng chất của người con gái Tây Á.
Trong phim, Lý Linh Ngọc vừa thể hiện nàng công chúa u buồn, héo hắt, nàng thỏ ngọc xinh tương, rạng rỡ và 1 chút ma quái, thêm một vài phân cảnh bắt chước con khỉ cho giống Tôn Ngộ Không. Nếu nét đẹp của nữ vương Chu Lâm đằm thắm, dịu dàng bao nhiêu, thì Thỏ Ngọc của Lý Linh Ngọc, lại linh động, hoạt bát bấy nhiêu. Cả 2 được coi là đệ nhất mỹ nhân, kẻ tám lạng người nửa cân trong dàn mỹ nữ của Tây du ký 1987.
3. Tử Hà tiên nữ - Chu Ân
Chấm điểm nhan sắc mỹ nhân Tây du ký - 6
Nhiều năm sau, khán giả vẫn nhớ tới vai diễn Tử Hà tiên tử của Chu Ân
Trong phim điện ảnh Đại thoại tây du, Chu Ân, nữ diễn viên Hồng Kông đảm nhận vai Tử Hà tiên nữ, là người tình của nhân vật Tôn Ngộ Không do Châu Tinh Trì thể hiện. Ngoại hình nhỏ nhắn, gương mặt xinh đẹp, thoáng buồn, thoáng vui, giọng nói thanh thoát, Chu Ân được đánh giá là rất có khi chất của nàng tiên nữ.
Dù tác phẩm Đại thoại tây du không phải là bộ phim bám sát theo nguyên tác, nhưng Chu Ân vẫn được coi là mỹ nhân trong danh sách phái đẹp của các loạt phim Tây du ký.
4. Bạch Cốt Tinh – Hàn Tuyết
Nhân vật Bạch Cốt Tinh được coi là một trong những nhân vật yêu quái nổi bật của bộ phim, được đầu tư khá kỹ về diễn viên cũng như tạo hình. Tuy nhiên, Bạch Cốt Tinh do người đẹp Hàn Tuyết trong phiên bản Tây du ký 2009 do đài truyền hình Triết Giang thực hiện, nổi bật hơn hẳn các phiên bản Bạch Cốt Tinh khác. Bởi trong phim này, ngoài là một yêu quái muốn hại Đường Tăng, Bạch Cốt Tinh còn có một mối tình khắc cốt ghi tâm từ tiền kiếp với Tôn Ngộ Không. Bạch Cốt Tinh của Hàn Tuyết cũng khá khác biệt, bởi sự lụy tình, mong manh, yếu đuối. Đó là lý do khán giả khó có thể quên Bạch Cốt Tinh của Hàn Tuyết.
5. Quan Âm Bồ Tát – Lưu Đào
Chấm điểm nhan sắc mỹ nhân Tây du ký - 9
Chấm điểm nhan sắc mỹ nhân Tây du ký - 10
Lưu Đào quý phái với vai Quan Âm
Càng về sau, vai diễn Quan Âm Bồ Tát càng được các sản xuất, đạo diễn đầu tư hơn. Các diễn viên thể hiện vai diễn Phật bà này ngày càng trẻ trung, xinh đẹp và có khí chất phù hợp hơn. Trong đó, Lưu Đào, trong vai Quan Âm Bồ Tát của Tân tây du ký của đạo diễn Trương Kỷ Trung được đánh giá là giai nhân nổi bật.
Không phục sức lộng lẫy hay thay đổi nhiều tạo hình, nhưng vai diễn Quan Âm Bồ Tát của Lưu Đào toát lên nét hồn hậu, quý phái mà không phải ai cũng có được. Khán giả đều nhận định, Quan Âm Bồ Tát của nữ diễn viên này là phiên bản đẹp nhất trong tất cả các tác phẩm Tây du ký.
6. Tây Lương nữ vương – Thư Sướng
Chấm điểm nhan sắc mỹ nhân Tây du ký - 11
Thư Sướng trẻ trung, tinh nghịch trong hình tượng mới của Tây Lương nữ vương
Nhân vật Tây Lương nữ vương trong Tân Tây du ký được xây dựng hoàn toàn khác biệt so với phiên bản 1987, khiến khán giả không khỏi bất ngờ. Tây Lương nữ quốc của thế kỷ 21 trẻ hơn nhiều so với nguyên tác, tựa như một thiếu nữ mới lớn, nhìn đời bằng cặp mắt lạc quan, non trẻ và hiếu kỳ.
Tấm tình của Tây Lương nữ vương với Ngự Đệ cũng được miêu tả khá thoáng qua, không để lại nhiều ấn tượng như những phiên bản trước. Tuy nhiên, bỏ qua những điều đó, nếu chiếu theo ý đồ của đạo diễn, Thư Sướng được coi là thể hiện rất tốt vai diễn này. Cô không chỉ trẻ trung, xinh đẹp, mà còn diễn tả rất tốt nét hồn nhiên, đáng yêu, ngây thơ của nàng nữ vương.
7. Đoạn tiểu thư – Thư Kỳ
Chấm điểm nhan sắc mỹ nhân Tây du ký - 12
Chấm điểm nhan sắc mỹ nhân Tây du ký - 13
Mỹ nhân mới nhất của các bộ phim Tây du ký - Thư Kỳ
Tây du ký – mối tình ngoại truyện của Châu Tinh Trì liên tục gây tiếng vang trong làng giải trí châu Á. Cũng dựa trên cốt truyện Đường Tăng thu phục các đệ tử và đến Tây Thiên thỉnh kinh, nhưng lần này, Châu Tình Trì đã đưa vào Tây du ký một nhân vật nữ chính: Đoạn tiểu thư. Không có tên cụ thể, nhưng nhân vật pháp sư trừ ma Đoạn tiểu thư do Thư Kỳ thể hiện lại khiến khán giả không thể nào quên. Nét đẹp gợi cảm và có phần hoang dại của Thư Kỳ rất hợp với khi chất của một nữ pháp sư bản lĩnh, mạnh mẽ, trời không sợ, đất không sợ. Nhưng đến khi Đoạn tiểu thư đem lòng yêu Trần Huyền Trang mà trở nên dịu dàng, mực thước, Thư Kỳ khiến khán giả phải ngất ngây với đoạn phim múa dưới ánh trăng. Là thế hệ mỹ nữ mới nhất của loạt phim Tây du ký, Thư Kỳ đã xuất sắc nhập vai để khán giả không thể nào quên cô, dù thực tế, nhân vật Đoạn tiểu thư hoàn toàn không có trong nguyên tác.

                  

Tây du ký

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Evl53201b pic.jpg

Bìa bản Tây du ký chữ Hán thế kỉ 16
Tác giả Ngô Thừa Ân
Quốc gia Trung Quốc
Ngôn ngữ Chữ Hán
Chủ đề Thần thoại, Phật giáo
Thể loại Tiểu thuyết
Ngày phát hành Thập niên 1590
Kiểu sách In khắc gỗ

Hình từ thế kỉ 18 minh họa một cảnh từ Tây Du Ký

Bốn nhân vật chính, từ trái sang phải: Tôn Ngộ Không, Huyền Trang, Trư Ngộ Năng, và Sa Ngộ Tịnh.
Tây Du Ký (phồn thể: 西遊記; giản thể: 西游记; bính âm: Xī Yóu Jì; Wade-Giles: Hsi Yu Chi), là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa, và được xem là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất cho thế hệ trẻ[cần dẫn nguồn]. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của học giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) để lấy kinh.

Nội dung

Trong tiểu thuyết, Trần Huyền trang (玄奘) được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Theo ông là ba đệ tử - một khỉ đá tên Tôn Ngộ Không (孫悟空), một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng (豬悟能) và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh (沙悟淨) - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã).
Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Đông, xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong núi Ngũ Hành 500 năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết.
Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành đàn bà đẹp. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa...
Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải hối lộ mới nhận được kinh thật.

Vị trí, tác giả

Một số học giả cho rằng tiểu thuyết châm biếm sự suy yếu của chính quyền Trung Hoa thời đó. Nó là tác phẩm văn học với chất lượng đạt tới đỉnh cao, đứng trong 4 tác phẩm vĩ đại nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa (cùng với Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Thủy Hử của Thi Nại AmTam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung).
Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận khác cho rằng hình ảnh kết hợp của thầy trò Tam Tạng lại ẩn giấu một khái niệm quan trọng về tâm. Mỗi nhân vật từ Đường Tam Tạng đến con ngựa đều biểu trưng cho một đặc tính thường thấy của tâm.
  • Bạch Long Mã: Ngựa tượng trưng cho xác thân. Ngựa thần là xác thân cương kiện. Con người đi tìm Chân lý, tìm Đạo, cần có xác thân vững vàng, khoẻ mạnh. Không có ngựa tốt thì Đường tăng không tới được Lôi âm. Người mà thể xác bịnh hoạn, tinh thần ươn hèn thì làm sao có thể quyết tâm chiến đấu để đạt tới Chân lý, đạt Đạo
  • Sa Tăng: là tính cần cù, nhẫn nại. Sa tăng phải nhọc nhằn gánh hành lý là lẽ ấy. Tề thiên mấy bận giận Thầy, mấy phen đào nhiệm quay về Thủy liêm động quê xưa; Bát giới đã trăm lần ngàn lượt đòi chia của, rồi mạnh ai đường nấy. Chỉ riêng có Sa tăng suốt cuộc hành trình vào yêu ra quỷ, một lòng một dạ quảy hành trang tiến tới. Không một lời thối lui. Không một lòng biến đổi. Sa tăng là hình ảnh của tinh tấn, trì thủ, tâm bất thối chuyển. Dù khó khăn đến đâu, đã quyết rồi, thì cứ đi tới. Khí giới của Sa tăng vì thế là bảo trượng có đầu dẹp và bén nhọn, để mà dễ dàng găm chặt vào, ghim chặt vào. Chí đã định rồi thì không biến đổi, lòng đã quyết rồi thì chẳng chuyển lay. Pháp danh của Sa tăng vì thế là Ngộ tịnh: tịnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tịnh để mà kham nhẫn, chịu đựng.
  • Trư Bát Giới: là tính tham và dục, những tâm tính bản năng. Tham ăn, tham ngủ, tham của, tham sắc và tham nịnh nọt cho được lợi về mình. Khí giới của họ Trư vì thế phải bắt buộc là đinh ba, là cào cỏ, để mà vơ vào cho nhiều, cho vừa lòng tham dục. Bát giới là sự tập hợp những bản năng rất vật dục và tầm thường nơi con người. Vì thế mà pháp danh của Bát giới là Ngộ năng.
  • Tôn Ngộ Không: tượng trưng cho trí, lý trí. Lý trí phải dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Thế nên, trong phim, luôn luôn vai Tề thiên đều đi trước, để dẫn đầu mấy thầy trò. Lý trí ưa nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém ai. Cho nên Tề thiên coi mình to ngang với Trời (Tề thiên: bằng Trời), và muốn lên trời xuống biển, quậy phá đều làm được tất, không chút đắn đo, chẳng hề ngần ngại. Đối với Trời vẫn tự xưng "Lão Tôn" là tính kiêu căng. Trước mặt Trời vẫn nghênh ngang không chịu quỳ, ăn nói bất kể tôn ti trật tự, đó là tượng trưng cho đầu óc duy lý của những người muốn phủ nhận Thượng đế. Lý trí vì những «thuộc tính» như thế nên cần thiết phải được uốn nắn luôn luôn cho hợp với kỷ cương, khuôn phép. Tề thiên bởi vậy mà phải đội kim cô. Khi về tới chùa Lôi âm, thành phật rồi, không cần cởi, vòng kim cô tự lúc nào đã biến mất. Cái trí con người khi đã thuần dưỡng thì không cần kỷ luật nó vẫn vận động đúng. Giống như trẻ con mới đi học, tập viết phải có giấy kẻ hàng đôi, đến chừng lớn lên viết giỏi rồi, giấy chẳng vạch hàng kẻ ô vẫn dễ dàng viết ngay ngắn.
  • Đường Tăng: tượng trưng cho tình cảm con người: lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua muôn vàn cám dỗ, ngoài ra còn có tính phàm, u mê, nhu nhược, ba phải. Một trăm lần Tề thiên cản: "Yêu ma đấy, chớ có cứu". Và đủ một trăm lần Đường tăng cứ cứu, để rồi mắc nạn vương tai. Đó là vì sự nhận thức của cảm tính không biết nghe theo tiếng gọi sáng suốt của lý trí. Đường tăng cứ lặp đi lặp lại những sai lầm của mình, và không có sai lầm nào giống sai lầm nào. Con người cũng thế, cứ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác mà thôi, nếu không nghe theo lý trí, lương tâm mà chỉ biết chiều theo vọng tâm, tình cảm nhất thời.
Ngoài ra có những chi tiết mang ẩn ý sâu xa, nếu không am hiểu kĩ thì dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ, chi tiết A nan và Ca diếp đòi Đường tăng phải dâng bát vàng mới truyền kinh thư. Đọc lơ mơ, lắm người bảo rằng A nan và Ca diếp đòi ăn hối lộ. Thực ra, làm gì có chuyện vòi vĩnh của đút lót ở cửa Phật. Trong mười đại đệ tử của Phật, Ca diếp đứng hạng ba, A nan đứng thứ mười, đều đắc quả A-la-hán, dứt bỏ hết các lậu hoặc (nhứt thiết lậu tận), không thể vướng lụy vì chút của cải vụn vặt của thế gian. Chiếc bình bát bằng vàng nguyên là của vua Đường tặng cho Đường tăng. Vì thế, trong tình huống này, nó còn tượng trưng cho của cải và danh vọng ở thế gian. Để lãnh kinh báu của Phật, dâng nạp bình bát là ngụ ý: muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục. Hành động của Đường tăng ở đây là ẩn dụ, có tính cách biểu tượng.
Cũng nên chú ý đến lời nói của A nan và Ca diếp: “Hai vị tôn giả cười nói: Hà Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất.” Theo truyền thống đạo học thì đạo pháp không thể truyền thụ dễ dàng (đạo pháp bất khinh truyền), cho nên kẻ học đạo, muốn thọ pháp, phải đánh đổi. Dâng bát vàng chính là mang ý nghĩa đánh đổi. Nếu dễ dàng truyền đạo pháp cho người không xứng đáng, không muốn đánh đổi, chẳng những kẻ ấy không thể hoằng dương được chánh pháp mà còn khiến cho dòng đạo pháp suy tàn, bế tắc. Như thế, đời sau sẽ không còn hưởng được pháp thực nữa, nghĩa là tâm linh con người sẽ “đói”.

Nhân vật

Chính diện


Tranh họa Nhật Bản - Tôn Ngộ Không và Tam Tạng
  • Tôn Ngộ Không, một con khỉ đá thành tinh có phép thuật mà biết quy y cửa Phật, ngày nay đã trở thành một trong những nhân vật được yêu mến nhất trong văn học Trung Hoa. Đây là một nhân vật quen thuộc đối với nhiều người ở châu Á, và được so sánh với chuột Mickey ở phương Tây. Có nhiều giả thiết cho rằng nhân vật Tôn Ngộ Không bắt nguồn từ truyền thuyết của Hanuman, một anh hùng khỉ Ấn Độ từ thiên sử thi Ramayana  . Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện ra một nguồn gốc khác của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm, tìm thấy trong Động Thiên Phật, cách huyện Tây An, tỉnh Cam Túc khoảng 90 km. Các bức hình có cảnh một vị hòa thượng và “Hầu hình nhân” (khỉ hình người) đang trang nghiêm chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm trên đài Kim Cương bảo thạch. Theo giáo sư Hà Văn Kiệt, trưởng nhóm nghiên cứu, Tôn Ngộ Không thực chất là một người đàn ông có thật, tên là Thạch Bàn Đà, quê tại thành Tiên Dương, người dân tộc Hồ. Ông có ngoại hình xấu xí, thô kệch, kỳ quái, nên có biệt danh là “Hầu hình nhân”. Tuy nhiên, người dân trong vùng ai cũng yêu quý Thạch Bàn Đà, bởi ông tính tình thực thà, thông minh nhanh nhẹn, võ nghệ cao cường, thường hay cứu mạng dân lành, diệt trừ thú dữ. Vào năm 629, khi Đường Tăng dừng chân tại vùng Tiên Dương, biết tin Huyền Trang đang giảng kinh, người đàn ông xấu xí này liền tìm tới nghe, rồi bị cảm hóa, thấm dần tư tưởng nhà Phật. Ông một người một ngựa, tự nguyện tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên, cùng sư phụ vượt mọi gian nan, hiểm trở trên đường lấy kinh.
Xem tiếp...