Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

CÓ LINH HỒN KHÔNG? 15

(Tiếp)

 
Cuối Cùng Các Nhà Khoa Học Khẳng Định Lại Điều Mà Tôn Giáo Đã Thừa Nhận Từ Hàng Ngàn Năm Trước

                            CÓ LINH HỒN KHÔNG?

27 -Lời giải gây sốc về áp vong tìm mộ.

Khoa học hay lừa đảo?
Ông Nguyễn Mạnh Quân đã có hàng loạt ý kiến, phân tích và chứng minh về một số hiện tượng gọi là “vong nhập” ở các trung tâm tìm mộ. Theo ông, nhiều hiện tượng nhìn thấy được tạo ra do các ám thị và các thủ thuật đơn giản trong thôi miên. Phát ngôn gây “sốc” đầu tiên của ông là: “Nếu làm đúng theo chỉ dẫn của tôi, không chỉ 4 vạn mà có thể làm 40 vạn người rơi vào hiện tượng bị áp vong cùng lúc như bị “vong nhập” mà các trung tâm áp vong đang làm”!

Ông chia sẻ, vài năm trước về Việt Nam thấy nhiều người đi áp vong, tìm mộ nên đã tới vài trung tâm tìm hiểu và nhận thấy đó không phải hiện tượng “vong nhập” thật sự, mà là ám thị “rác” và nếu không biết cách ngăn chặn, không hiểu rõ những nguyên tắc tiêu thụ oxy và glucosa của bộ não trong trạng thái này thì người đi áp vong sẽ bị ám ảnh về tâm lý, hay mắc tâm thần do rối loạn tần số não, thậm chí dẫn đến tử vong. Dù ông đã nói với nhiều người, trong đó có cả các nhà khoa học nhưng những thông tin trên rất ít người quan tâm.
Hình ảnh
Ông Nguyễn Mạnh Quân - Chuyên gia Thôi miên Y khoa, thành viên của tổ chức Thôi miên Quốc tế NGH
“Tôi tin thế giới tâm linh. Nhưng chuyện thần thánh, hay người âm đòi hỏi này khác, hành phạt người nọ người kia… là chuyện nhảm nhí được dựng lên để bôi nhọ thế giới tâm linh. Những trường hợp bảo nói chuyện được với vong, nhìn thấy vong mà tôi chứng kiến, hoặc nghe kể lại thực ra là trạng thái ảo thanh, ảo giác, ảo vọng do bộ não tạo dựng ra và tự họ cảm nhận được. Thực tế chỉ cần một lần nghe, nhìn, hoặc cảm nhận được là bộ não lập tức ghi lại tất cả những thông tin để khi cần sẽ tái tạo tất cả những hình ảnh, thông tin sẵn có thành một câu chuyện có những phần ảo, phần thật. Vì vậy một người chưa từng gặp người đã mất nào đó vẫn cho được thông tin là điều dễ lý giải… Những gì họ nói hoàn toàn vô thức, nhưng nhất cử nhất động của cơ thể vẫn do bộ não chỉ đạo. Nếu chỉ nhìn một góc thì sẽ không thấy vấn đề, thậm chí càng ngày càng đi ngược lại sự thật” - ông Nguyễn Mạnh Quân chia sẻ.

Khi tần số não của một người hạ thì nó sẽ chịu những tác động và ảnh hưởng rất lớn từ những cảm xúc của chính họ hay những cảm xúc từ phía bên ngoài tác động vào: những lời nói, những âm thanh, những suy nghĩ của chính họ lúc đó chính là những ám thị sẽ tác động và tác động mỗi ngày một mạnh vào chính bộ não, sức khỏe và cuộc sống của họ. Nếu gặp phải những ám thị xấu (đau buồn, khóc lóc…) người áp vong nghĩ mình bệnh tật, đau đớn, dẫn đến gào thét, đập phá, tuyệt thực, thậm chí tự tử… và rồi trở thành người không bình thường. Điều này cũng dễ hiểu bởi khi đã rơi vào vô thức con người sẽ không làm chủ được ý thức của mình, mà tiếp nhận hết những ám thị, tự ám thị tạo ra cảm xúc. Cùng lúc người bị áp vong nhận hàng trăm, hàng nghìn ám thị “rác” nên đã tạo ra hiện tượng đa nhân cách, họ thường xuyên nhìn thấy “ma quỷ”, nghe thấy những tiếng động lạ nên có hành động lạ, và dần không thể kiểm soát được bản thân.

Chỉ là thủ thuật
Di ảnh chị Nguyễn Thị Bính - một nạn nhân của “áp vong
Ông Nguyễn Mạnh Quân cho hiện tượng áp vong ở một số trung tâm đang làm là một thủ thuật thôi miên đơn giản là do người hành nghề không biết. Người sử dụng cũng không biết rằng: Yếu tố chính để tự vào trạng thái thôi miên là do các thầy phù thủy (cả trước đây và bây giờ) cần phải tạo ra và đạt được là: Lòng tin. Đặc biệt là lòng tin vào thế giới tâm linh, ám thị lạ cho trước để tạo thành tự ám thị trong suy nghĩ và đức tin của họ… Khi đã hội tụ được những yếu tố này thì đối với một người có tâm lý quá lo lắng, hồi hộp, mong muốn được gặp người thân đã mất, cộng với bối cảnh xung quanh tác động nên khi ngồi thiền họ sẽ dần đi vào trạng thái vô thức.

Con người mới sử dụng khoảng 8% - 9% khả năng bộ não nên khả năng tiềm ẩn còn rất nhiều. Mọi thông tin trong cuộc đời chỉ cần một lần nghe, nhìn, được chứng kiến, trải nghiệm thì bộ não đều ghi nhận và lưu lại, có điều nó lưu ở đâu, ở phần nào của bộ não? Trong những trường hợp, trạng thái phù hợp tất cả những thông tin, dữ liệu, cảm xúc con người từng trải nghiệm lập tức được bộ não tái tạo lại cực nhanh. Bộ não còn tự tạo ra những hình ảnh, âm thanh và những cảm xúc hoàn toàn ảo (như trong giấc mơ). Vì vậy việc biểu diễn lại những động tác, những sở thích, giọng nói… là thói quen của người đã mất (khi áp vong) là quá đơn giản.

Ban đầu người áp vong vẫn có thể nhận biết được xung quanh. Khi đã vào vô thức sâu họ chỉ thực hiện theo các ám thị, không biết gì nữa - đó là trạng thái thôi miên sâu, nhưng phần lớn những người hành nghề này không hề hiểu đó là trạng thái gì. Bởi vậy rất ít người thực hiện những hoạt động này sau đó còn có thể duy trì được tần số não luôn ổn định (chỉ xảy ra với người đã vào trạng thái sâu - là vong nhập). Ở trong trạng thái thôi miên có thể làm cho một người từ yếu thành khỏe, từ thất bại trở thành hạnh phúc. Nhưng cũng trạng thái ấy nếu không biết thì người ta sẽ từ khỏe trở thành ốm đau, thất bại, thậm chí tới cả thiệt mạng sống. Phần lớn những người hành nghề này chưa biết phân biệt trạng thái, đừng nói tới việc biết cách bảo vệ bộ não con người.
(24h.com.vn)

Hiện tượng “áp vong”: “Hồn nhập” hay ám thị?


Theo bác sĩ Châu, có đến 95% những người áp vong rơi vào trạng thái bị tâm thần hoang tưởng.


Nở rộ… “trung tâm áp vong”

Có thể nói, trong mấy năm trở lại đây, các trung tâm “áp vong” lợi dụng tìm mộ liệt sĩ, mọc lên như nấm sau mưa ở miền Bắc. Nơi đầu tiên thực hiện việc “áp vong” là Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (Liên hiệp UIA). Liên hiệp UIA được phép nghiên cứu hiện tượng này để áp dụng vào công tác tìm mộ liệt sĩ.

Sự việc “áp vong” ở Việt Nam mới diễn ra mới khoảng 3-4 năm nay mà thôi. Câu chuyện có lẽ bắt đầu từ cô gái tên H., ở Hà Nội. Cô gái này thường có biểu hiện lạ, không rõ bị tâm thần hay “ma nhập”. Cứ mỗi khi bàn chuyện lấy chồng, thì “con ma” lại “nhập” vào cô ta hành hạ, không cho cô này lấy chồng. Theo gia đình H., “con ma” này đã “yêu” cô, không muốn cho cô lấy chồng.

Hình ảnh
Cô gái bị "ma nhập" không cho đi lấy chồng.


Mỗi lần bị “ma nhập”, gia đình lại đưa cô đến Liên hiệp UIA để các nhà ngoại cảm tìm cách “đuổi ma” ra khỏi cơ thể cô gái. Không rõ khả năng của các nhà ngoại cảm thế nào, mà sau một hồi thuyết phục, “con ma” cũng rời khỏi cơ thể H., đưa cô trở lại trạng thái bình thường.

Đã có vài lần tôi chứng kiến việc “đuổi ma” ra khỏi cơ thể cô gái này và tôi cũng chẳng rõ đây là hiện tượng “ma nhập” hay hiện tượng “tâm thần hẹn giờ”.

Không hiểu có phải sau cuộc nghiên cứu “ma nhập”, “ma hành” cô gái tên H. hay không, mà sau đó một thời gian, Liên hiệp UIA tiến hành nghiên cứu về hiện tượng “áp vong”. Ông Vũ Thế Khanh lập cả đề tài khoa học lớn để nghiên cứu về hiện tượng này.

Các nhà khoa học, các nhà ngoại cảm thậm chí đã nắm được bí quyết để “triệu vong”, mời “linh hồn” người chết từ âm ti địa ngục về nhập vào người sống để trò chuyện, giao lưu, tìm mộ.

Tỷ lệ thành công trong các cuộc “áp vong” lên đến 90%, nhưng tỷ lệ thành công trong tìm mộ thì có lẽ không đến một phần ngàn. Vẫn còn nhiều bí ẩn cần tiếp tục nghiên cứu về hiện tượng này.
Tuy nhiên, kể từ ngày Liên hiệp UIA thử nghiệm phương áp “áp vong” tìm mộ, thì các “trung tâm áp vong” mọc lên khắp nơi. Đầu tiên là trung tâm của “người ba mắt” Hoàng Thị Thiêm ở Lương Sơn, Hòa Bình.

Chị Thiêm vốn có khả năng đặc biệt, bịt mắt mà vẫn đi xe máy, đọc sách được. Khả năng nhìn bằng trán, mũi, thái dương của chị Thiêm thì không có gì phải bàn cãi, vì đã được các nhà khoa học thực nghiệm nghiêm túc. Từ khi có khả năng đặc biệt, chị đã được các nhà khoa học ở Liên hiệp UIA đào tạo phát triển thêm năng lực, rồi chị biến thành nhà ngoại cảm, có khả năng “áp vong”.

Tuy nhiên, làm việc ở UIA một thời gian, chị tự lập “trung tâm áp vong” tại nhà mình ở Lương Sơn (Hòa Bình) và làm rất nhiều trò mê tín dị đoan quái đản, gây dư luận không tốt.
Hình ảnh
Hoàng Thị Thiêm đang áp vong


Chẳng hiểu lý do vì sao, mà trong 1-2 năm trở lại đây, các “trung tâm áp vong” mọc lên như nấm sau mưa. Hầu như tỉnh nào ở miền Bắc cũng có một vài “trung tâm áp vong”, riêng Hà Nội có đến cả chục trung tâm.

Các “trung tâm áp vong” đều sặc mùi làm ăn, kiếm tiền, chứ chẳng còn ý nghĩa nhân văn là tìm mộ liệt sĩ nữa. Nhiều “trung tâm áp vong” mới mọc lên còn cho chân gỗ đi quảng cáo đến từng gia đình cứ như thể đi phát tờ rơi quảng cáo biểu diễn văn nghệ.

Mỗi gia đình đến “áp vong” họ thường thu ít thì 500 ngàn, nhiều đến bạc triệu. Nhiều nơi quảng cáo tùy tâm, hoặc không thu tiền, nhưng nếu các gia đình không đặt lễ lên bàn thờ số tiền mặc định ngầm, thì đừng hòng có chuyện “vong” nhập vào được.

Sự thực về “vong” nhập

Theo bác sĩ Dư Quang Châu, nhà cảm xạ học hàng đầu Việt Nam, hiện tượng các “trung tâm áp vong” đua nhau mọc lên, không có sự quản lý là rất nguy hiểm. Việc “áp vong” không có mục đích rõ ràng, không vì lý tưởng cao cả, sẽ biến người bình thường thành người tâm thần, hoang tưởng, ảnh hưởng lớn đến tâm lý xã hội.

Bác sĩ Dư Quang Châu là người đầu tiên đưa môn cảm xạ học vào Việt Nam và phổ biến môn học này khắp cả nước, nên ông hiểu rất rõ hiện tượng gọi là “áp vong” này. Để giúp tôi hiểu về hiện tượng gọi là “áp vong”, bác sĩ Châu đã mời tôi tham dự một buổi dã ngoại của các cảm xạ viên.

Bác sĩ Châu bảo, chỉ cần tập luyện đúng cách, thì con người có thể rơi vào trạng thái đặc biệt, mà cảm xạ gọi là vô thức, phương Tây gọi là thôi miên, ám thị. Khi đó, ý thức con người tạm thời ngủ quên, để tiềm thức trỗi dậy, phát tác ra những khả năng lạ, đặc biệt.

Hình ảnh
Bác sĩ Dư Quang Châu.


Trong buổi tham gia dã ngoại với các học viên cảm xạ, tôi đã rất ngạc nhiên rồi sáng tỏ được nhiều điều. Khi tập trung tư tưởng, hoặc tập bài rung động thư giãn, nhiều cảm xạ viên tự dưng mất hết ý thức. Người cứ đứng một chỗ rung lắc toàn thân, người múa may lảo đảo như say rượu, người rũ rượi như bị tâm thần, “ma nhập”, người chạy nhảy lung tung, thậm chí cắm đầu trồng cây chuối rất giỏi, dù lúc tỉnh táo họ không làm được. Tất cả các học viên đều nhắm mắt khi rơi vào trạng thái này, song họ đi lại, chạy nhảy trong rừng cứ như chỗ bãi bằng, không đâm đụng vào cây cối, đá núi hoặc rơi xuống vực.

Các cảm xạ viên đều cho biết, họ không biết gì khi rơi vào trạng thái đặc biệt này. Có người nghe thấy tiếng gọi như từ cao xanh, có người nhìn thấy không gian đầy màu sắc rõ rệt, thậm chí có người khi nhắm mắt ôm cây cổ thụ thì “nhìn” xuyên thấu cả thân cây, từ gốc lên đến tận ngọn, thậm chí, có người trò chuyện, tâm sự với cây rồi khóc như trẻ con. Lúc tỉnh lại, họ kể rằng cây nói chuyện với họ, cây tâm sự bị con người đốt rừng, chặt phá, hủy hoại thiên nhiên, họ thương cây mà cứ ôm cây khóc.

Nhìn cảnh những học viên cảm xạ rơi vào trạng thái kỳ lạ này, tôi liên tưởng ngay đến hiện tượng “áp vong”. Chả lẽ những cảm xạ viên này bị “ma nhập”?

Thực tế không phải là hiện tượng ma nhập kỳ bí gì cả. Khi các học viên tập bài rung động thư giãn, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái vô thức, tức là phần ý thức tạm thời ngủ yên, phần tiềm thức của bộ não sẽ sống dậy chiếm lấy và chỉ đạo cơ thể, từ suy nghĩ đến hành động. Phần tiềm thức chiếm từ 95% đến 99% bộ não và là thế giới đặc biệt rộng lớn, bí ẩn, mà con người chưa khám phá, giải thích hết được.

Khi đã hiểu được bản chất của tiềm thức, thì có thể hiểu được hiện tượng mà ta vẫn gọi là “áp vong”. Khi tiềm thức hoạt động, thì người đó vẫn là mình, nhưng lại không phải là mình nữa.

Ta tưởng tượng đơn giản thế này: Bộ não con người như chiếc máy quay phim có dung lượng gần như vô hạn, có thể ghi lại tất cả mọi hình ảnh, âm thanh diễn ra quanh mình. Nhưng con người chỉ nhớ được những hình ảnh thực sự ấn tượng, những hình ảnh không nhớ được thì nằm yên trong tiềm thức, giống như các file lưu giữ trong máy tính mà ta không mở ra xem lại bao giờ nên quên lãng.

Khi con người rơi vào trạng thái vô thức, những hình ảnh nằm trong tiềm thức sống dậy, khiến người này nói ra những điều mà bản thân họ cũng không nhớ (chứ không phải chưa từng biết), khiến những người xung quanh ngạc nhiên, nghĩ rằng đó là… “hồn ma”. Chính vì điều này, mà hiện tượng “vong nhập” diễn ra dễ dàng, nhưng việc tìm được mộ liệt sĩ thì chả khác nào mò kim đáy bể.

Tôi đặt câu hỏi, vì sao bình thường con người hiếm khi bị “vong nhập”, nhưng khi đến các “trung tâm áp vong”, thì lại dễ dàng bị “vong nhập”? Bác sĩ Châu giải thích hiện tượng này như sau:

Đất nước ta đã trải qua thời kỳ chiến tranh khốc liệt, con người đã trải qua những thời kỳ quá đau khổ, kèm với đó là những mất mát xương máu quá lớn. Đến nay, dù đã hòa bình, cuộc sống khá hơn, song con người vẫn đau đáu nghĩ về người đã mất, gây nên tâm lý đau khổ, phiền muộn, uất ức trong lòng.

Những người đi tìm mộ đều mang tâm lý phức tạp đó đến các “trung tâm áp vong”. Lúc nhắm mắt ngồi thiền, trong khung cảnh đặc biệt, trong đầu họ gọi tên liệt sĩ, rồi mọi người xung quanh cũng gọi liệt sĩ, họ sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Trạng thái đó có nhiều kiểu, có thể là rơi vào vô thức, thôi miên, hoặc bị ám thị, cũng có thể bộc phát thành tâm thần, hoang tưởng. Khi ở trạng thái này, với các bác sĩ chuyên khoa, thì đích thị là bị tâm thần. Theo bác sĩ Châu, có đến 95% những người áp vong rơi vào trạng thái bị tâm thần hoang tưởng.

Tuy nhiên, bác sĩ Châu cho biết, cũng có những hiện tượng rất lạ, người được “áp vong” không phải rơi vào trạng thái thôi miên, ám thị hay vô thức, mà họ thực sự như người khác hoàn toàn. Dù không có trình độ gì, song tự dưng họ nói được tiếng nước ngoài, viết được chữ nước ngoài, hoặc nói năng khác hẳn, như một người có trình độ rất cao. Nhưng những hiện tượng này là hãn hữu, chiếm phần trăm cực nhỏ. Và hiện tượng này cũng chỉ nên được coi là khả năng tiềm ẩn, đặc biệt của con người, chứ không nên đổ cho ma quỷ, thần thánh, rồi lạc vào trận đồ của mê tín dị đoan.

Theo bác sĩ Châu, việc các trung tâm áp vong mọc lên như nấm sau mưa là rất đáng ngại. Trong lúc này, các nhà khoa học cần vào cuộc, nghiên cứu nghiêm túc về hiện tượng này, để có cách giải đáp rõ ràng, thỏa đáng.
(Theo Giáo dục Việt Nam)
http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/25391 ... -thi-.html

 

28 -  Cầu cơ

Cầu cơ còn được biết đến là một trò chơi gọi hồn trong thế giới tâm linh. Để hiểu rõ hơn về trò chơi này cũng như sự thật về nó hãy cùng tìm hiểu bài viết sau nhé.

Nếu bạn là người tin vào thế giới tâm linh chắc hẳn đã nghe qua tên gọi cầu cơ. Đây là một trò chơi gọi hồn đã được rất nhiều người biết đến và áp dụng. Vậy thực chất trò chơi này là gì? Chơi có nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây Lôi Phong sẽ cho các bạn câu trả lời chi tiết nhất. Hãy cùng điểm qua nhé.

1. Thế nào được gọi là cầu cơ?

Đối với những ai có niềm tin vào tôn giáo hay những tín ngưỡng của thời xa xưa, khi mà loài người vẫn chưa phát triển mạnh thì phần lớn mọi người luôn tin tưởng rằng linh hồn tồn tại xung quanh chúng ta. Nhằm muốn khẳng định điều này đúng với sự thật thì con người đã không ngừng tìm kiếm ra các bằng chứng khác nhau với mục đích muốn chứng minh linh hồn tồn tại là có thật. Chính đây cũng là cơ sở để ra đời trò chơi cầu cơ.

Cầu cơ là một trong những trò chơi được phát minh ra để chứng minh linh hồn tồn tại là có thật

Cầu cơ là một trong những trò chơi được phát minh ra để chứng minh linh hồn tồn tại là có thật

Cầu cơ là một trong những phương pháp giao tiếp với thế giới tâm linh được ra đời sớm nhất. Dân gian vẫn thường hay gọi đó là trò chơi gọi hồn. Khi đó con người có thể giao tiếp được với thế giới tâm linh hoặc những thế lực bí ẩn, huyền bí.

Để chơi cầu cơ cần phải có:

● 1 tấm bảng được làm từ miếng gỗ lớn. Ở trên bảng ghi các chữ cái, chữ số và hai từ Yes và No.

● 1 tấm bảng gỗ hình trái tim được loại là cơ. Trên cơ sẽ có các lỗ nhỏ để cho người chơi có thể đặt được ngón tay của mình vào bên trong đó.

Trò chơi giúp mọi người giao tiếp được với thế giới tâm linh

Trò chơi giúp mọi người giao tiếp được với thế giới tâm linh

Lúc này người chơi cầu cơ sẽ sử dụng một ngón tay của mình và đặt lên cơ. Dựa theo một và  nghi thức thần bí nào đó họ có thể trò chuyện được cùng với thế giới siêu hình thông qua việc đánh vần những chữ cái mà cơ chỉ đến sao cho tạo thành các câu và các cụm từ có ý nghĩa.

2. Nguồn gốc ra đời của bàn cầu cơ

Theo như nhiều thông tin ghi chép lại, cầu cơ là một trò chơi bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại. Thế nhưng trên thực tế đã chứng minh, bảng cầu cơ đã được Elijah Bond sáng chế từ những năm 1890. Sau đó nó đã được chuyển nhượng bằng sáng chế sang cho doanh nhân đó là William Fuld và ông đã mở rộng, truyền bá cầu cơ lan rộng ra khắp thế giới. Đến năm 1966, trò chơi này đã được sang tên lại cho hãng sản xuất đồ chơi nổi tiếng có tên là Parker Brothers.

Cầu cơ ra đời đầu tiên dưới dạng một trò chơi tiêu khiển không liên quan tới yếu tố huyền bí

Cầu cơ ra đời đầu tiên dưới dạng một trò chơi tiêu khiển không liên quan tới yếu tố huyền bí

Theo ghi chép của cuốn Văn Hoá Dân Gian Mỹ, cầu cơ lúc mới ra đời chỉ được xem như một trò chơi tiêu khiển và nó không có sự liên quan tới những vấn đề huyền bí. Thế nhưng những điều này đã bị thay đổi khi Pearl Curran, một người đã giúp hồi sinh lại thuyết duy linh trong Chiến Tranh thế giới lần thứ nhất đã truyền bá cầu cơ trở thành công cụ giúp tiên đoán được tương lai. Ông đã ứng dụng nó vào việc tìm lại những đồ vật đã bị mất hoặc sử dụng trong việc giao tiếp với thế giới tâm linh.
Cũng chính từ đây đa phần người Mỹ đã đi theo tư tưởng này. Họ sử dụng cầu cơ trong việc liên lạc với những người thân đang tham gia chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ nhất để xem họ còn sống hay đã qua đời.

Tới thời điểm hiện nay, trò chơi cầu cơ đã lan rộng sang nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Họ không xem cầu cơ là một trò chơi thuần tuý nữa mà nó được ứng dụng chủ yếu với mục đích tâm linh.

Sau này đây là trò chơi được ứng dụng nhiều với mục đích tâm linh

Sau này đây là trò chơi được ứng dụng nhiều với mục đích tâm linh

3. Khám phá cách chơi cầu cơ

Tuỳ thuộc vào từng mục đích khác nhau mà cách chơi cầu cơ cũng có sự thay đổi. Chẳng hạn ngày nay có 2 cách chơi cầu cơ phổ biến đó là:

3.1. Cách chơi cầu cơ với mục đích sử dụng như món đồ chơi thông thường

Với cách chơi này khá là đơn giản, khi đó người chơi chỉ cần đặt tay họ lên cơ và đọc thật to câu hỏi. Sau khi đã đọc xong cơ sẽ bắt đầu di chuyển tới phía có đáp án một cách vô thức. Câu trả lời chỉ có dưới dạng Yes hay No, có nghĩa là Có hoặc Không. Nhiều người luôn thắc mắc tại sao các cơ có thể di chuyển vô thức như vậy vì họ không hề điều khiển chúng.

Chơi cầu cơ với mục đích sử dụng như món đồ chơi thông thường

Chơi cầu cơ với mục đích sử dụng như món đồ chơi thông thường

3.2. Cách chơi cầu cơ với mục đích tâm linh

Nếu bạn chơi cầu cơ với mục đích tâm linh, dùng để chơi hồn thì sẽ có cách chơi khác. Khi đó những người tham gia vào gọi hồn sẽ sử dụng 1 ngón tay và đặt lên cơ. Dựa theo một vài nghi thức huyền bí nào đó người tham gia có thể trò chuyện được với những thế lực siêu hình nhờ vào cách đánh vần những chữ cái mà cơ đã chỉ đến để tạo thành câu có nghĩa. Họ đã cho rằng hành động như vậy là do các linh hồn đang điều khiển, giao tiếp và gửi các thông điệp khác nhau tới người gọi hồn.

Cách chơi cầu cơ với mục đích tâm linh

Cách chơi cầu cơ với mục đích tâm linh

4. Tìm hiểu về cầu cơ dưới góc nhìn của các nhà khoa học

Nhiều người khi sử dụng cầu cơ luôn thắc mắc rằng thế lực nào đã di chuyển bàn cầu cơ. Để giải thích được hiện tượng này một số nhận định của khoa học đã được đưa ra như sau:

4.1. Giải thích hiện tượng chuyển động của cơ dựa vào hiệu ứng vô thức

Hiện tượng chuyển động của cơ đã được giải thích dựa vào hiệu ứng vô thức. Cụ thể khi bạn đặt ra bất kỳ một câu hỏi nào cho bàn cầu cơ thì não bộ cũng sẽ vô thức tìm lại những ký ức đó hay tạo ra các hình ảnh dựa vào ký ức đó.

Tiếp theo, tiềm thức sẽ có nhiệm vụ điều khiển cơ cánh tay cũng như cơ bản tay để chúng tác động được lên miếng tam giác và đưa đến câu trả lời mà thâm tâm của bạn đang được muốn nghe nhất. Điều này hoàn toàn xảy ra tự nhiên kể cả khi bạn đã cố tình để gạt đi những suy nghĩ xuất hiện trong lúc cơ quay.

Đã có nghiên cứu thực tế được đưa ra, họ sẽ mời những người tình nguyện tham gia vào trò chơi. Sau đó những người này thực hiện cầu cơ 2 lần. Lần đầu tiên sẽ được tiến hành chơi như bình thường và lần thứ 2 sẽ được chơi theo hình thức bịt mắt. Cả hai lần chơi sẽ được đưa ra cùng 1 câu hỏi. Tuy nhiên câu trả lời ở lần chơi thứ 2 không được thống nhất và vô nghĩa hơn so với câu trả lời của lần đầu tiên.

Qua kết quả này có thể thấy nếu cầu cơ thực sự có thể giao tiếp với linh hồn thì cả hai lần chơi phải có câu trả lời khác nhau và chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc có bịt mắt hay không bịt mắt khi chơi.

Khoa học đã chứng minh cầu cơ chỉ là một hiệu ứng vô thức của con người

Khoa học đã chứng minh cầu cơ chỉ là một hiệu ứng vô thức của con người

4.2. Giải thức hiện tượng chuyển động của cơ là do ảo tưởng về ý chí có ý thức

Nhà tâm lý học Daniel Wenger đã chỉ ra rằng cảm giác của mỗi con người về việc sở hữu hành động thông thường chỉ là những ảo tưởng mà mọi người có được mà thôi. Theo nghiên cứu này chỉ ra rằng nếu mình càng tn không tác động vào miếng cơ thì hành vi vô thức này sẽ được đẩy lên càng mạnh mẽ hơn. Khi đó, nếu đặt tay lên bàn cầu cơ, tiềm thức sẽ càng dễ khiến cho cơ tay chuyển động.

5. Giải đáp thắc mắc chơi cầu cơ có nguy hiểm không?

Cầu cơ khi được giới thiệu vào những năm cuối thập niên 1890, bởi doanh nhân Elijah Bond thì trò chơi này chưa có sự liên quan tới thế giới huyền bí nên hoàn toàn vô hại. Thế nhưng khi cầu cơ được sử dụng để tiên đoán trong chiến tranh thế giới thứ I thì nó có sự liên quan tới những yếu tố ma quỷ thì họ đã cảnh báo không nên cầu cơ.

Chơi cầu cơ bình thường sẽ không nguy hiểm

Chơi cầu cơ bình thường sẽ không nguy hiểm

Chơi cầu cơ không hoàn toàn nguy hiểm nhưng cũng có một số vụ rùng rợn đã xảy ra trên thế giới bởi trò chơi này như:

● Bé gái tên là Alexandra Huerta 16 tuổi người Mexico bị nhập xác khi cô đang cố gắng để liên lạc với cha mẹ đã mất của mình thông qua trò chơi cầu cơ.

● Năm 1940, cậu bé 14 tuổi đã bị quỷ đoạt hồn vì nhập xác khi chơi cầu cơ. Lúc này gia đình của cầu đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của các sư mục để họ làm lễ trừ tà và giúp xua đuổi con quỷ thoát ra khỏi cơ thể của cậu bé này.

● Vào năm 20221, khi chơi cầu cơ cùng với con gái và cháu ngoại, bà Carol Sue Elvaker đã bị 1 linh hồn nhập vào và thuyết phục phải giết chết người con rể của mình. Bà còn cố gắng giết chết đứa cháu ngoại 10 tuổi của mình bởi cho rằng cô bé này chính là quỷ dữ.

● Vào cuối năm 2014, sau khi sử dụng trò chơi cầu cơ để liên lạc cho chú chó đã mất, 2 mẹ con bà Margaret Carroll được người dân đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch bởi họ sắp bị thiêu sống trong chính ngôi nhà của mình vì một đám cháy nổ ra mà không rõ nguyên nhân.

Nhiều vụ rùng rợn liên quan tới trò chơi này

Nhiều vụ rùng rợn liên quan tới trò chơi này

Qua những vụ việc trên có lẽ đã khiến cho nhiều người đã phải khiếp sợ khi chơi cầu cơ. Đồng thời dù khoa học đã chứng minh chơi cầu cơ chỉ do hiệu ứng vô thức của con người nhưng vẫn có rất nhiều người tin rằng đây chính là sự kết nối giữa thế giới tâm linh với con người ở hiện tại.

Bài viết trên chúng tôi đã cập nhật những thông tin chi tiết nhất nhằm giải đáp cầu cơ là gì và chơi cầu cơ có nguy hiểm không. Mong rằng với những thông tin mà Lôi Phong đưa ra sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trò chơi này. Có thể thấy mặc dù những câu chuyện bí ẩn về câu cơ đã được đóng lại nhưng vẫn có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho hiện tượng lạ kỳ, huyền bí này. Cầu cơ vẫn chính là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.

(Còn nữa)
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/651

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h an ninh mới nhất ngày 05/12/2022 | ANTV
 
Thời sự Quốc tế tối 5/12.Nga đánh chặn HIMARS, hạ Su-25 Ukraine;Kiev trừng phạt các giáo sĩ thân Nga
 
Tin Biển Đông mới nhất 5/12 Hé lộ cục diện biển Đông khi Mỹ quay lại vịnh Subic đối đầu Trung Quốc
 
Cô dâu cho khách thoải mái SỜ TI để gom tiền đi DU LỊCH trong tuần trăng mật
 
Lòng buồn man mác khi nghe Nếu Đời Không Có Anh - Khánh Linh | 4K MV

Ông Medvedev: châu Âu sẽ đóng băng vì dám đối đầu 'gấu Nga' và 'tướng quân mùa đông'

VietNamNet

Nga ra 'tối hậu thư' về việc áp trần giá dầu

Xem tiếp...

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

Tích xưa 10

 
Mạnh Thường Quân Là Ai? Ý nghĩa Là Gì? Nguồn gốc của danh từ này

 
CỔ HỌC TINH HOA (St)
 
51. Hồ Mượn Oai Hổ
Vua Tuyên Vương làm vua cả nước Sở. Chiêu Hề Tuất chỉ là một người bày tôi vua Tuyên Vương. Thế mà người phương bắc ai nghe thấy nói Chiêu Hề Tuất cũng phải kinh sợ. Vua lấy làm lạ một hôm, hỏi quần thần là vì cớ làm sao. Không ai giả nhời nổi. Chỉ có Giang Nhất thưa được rằng:
"Con hổ hay bắt các giống thú để ăn thịt. Một hôm bắt được con hồ. Hồ bảo: "Liệu đó! Chớ có động chạm đến ta mà chết ngay bây giờ. Ta là giời sai xuống, cầm quyền coi hết cả bách thú. Ngươi mà ăn thịt ta, là người trái mệnh giời, hại đến thân ngay lập tức... Không tin, thử để ta đi trước, ngươi theo hầu sau, xem có con thú nào trông thấy ta mà lại không sợ hãi tìm đường trốn cho mau không!" Hổ cho hồ là nói thật, bèn theo hồ đi. Quả nhiên bách thú trông thấy đều sợ mà chạy cả. Hổ vẫn không biết rằng bách thú sợ mình mà chạy, cứ tưởng là sợ hồ. Nay nhà vua nước mạnh, quân nhiều mà vua giao cả quyền thế cho Chiêu Hề Tuất, người phương bắc sợ Hề Tuất, nhưng kỳ thực là sợ vua cũng như bách thú sợ hổ vậy".
CHIẾN QUỐC SÁCH
Lời Bàn
Bài này cũng như bài ngụ ngôn "Lừa đội lốt sư tử' cốt ý nói những kẻ thần hạ mượn quyền thế người trên để hống hách, doạ nạt người ta. Nhưng nếu người ta không biết, thì người ta còn sợ, chứ khi "hổ mà nghĩ ra, lừa mà thò tai", thì chẳng những người ta đem lòng khinh bỉ, mà người ta còn làm cho đê nhục để báo lại.
Chú thích
- Hồ: loài vật rừng bụng thon, tai dài, mõm nhọn, đuôi xù hay bắt gà vịt ăn và có tiếng là con vật tai quái, giảo hoạt. Xưa nay nhiều người dịch hồ là cáo.
- Sở: (xem bài số 9).
- Người phương bắc: chỉ người ở phía bắc nước Sở bấy giờ.
- Quần thần: các quan.
- Bách thú: bách: một trăm, chỉ tất cả các thú vật.
- Mệnh giời: đây là lệnh giời sai xuống làm một việc gì.
- Quyền thế: quyền sức, thần thế, cái đạp được người ta.
52. Mạnh Thường Quân Vào Nước Tần
Mạnh Thường Quân là một nhà nghĩa hiệp nước Tề, muốn sang nước Tần để du thuyết. Có hàng nghìn người can ngăn mà không được. Sau Tô Tần đến can, Mạnh Thường Quân bảo rằng:
"Việc người ta thì ta đây không còn sót gì nữa, chỉ có việc quỉ thần là ta chưa được rõ mà thôi.
- Tô Tần đáp: Ấy chính tôi lại đây không phải là để nói việc người, tôi cốt định đem việc quỉ thần nói để ông nghe.
- Mạnh Thường Quân: ừ thế nói ta nghe.
- Tô Tần nói:
Vừa rồi tôi lại đây, đi qua con sông, tôi thấy một pho tượng đất nói truyện vái một pho tượng gỗ. Tượng gỗ bảo tượng đất: "Ngươi là đất nặn thành hình, đến mùa mưa, nước sông lên, ngập lụt cả thì ngươi bở tan ra mất. - Tượng đất nói: Ta có tan ra nữa, ta vốn là đất, thì đất lại hoàn đất mà thôi. Chớ như người là gỗ tạc thành hình, nước tràn ngập lên, thì chửa biết ngươi trôi rạt vào đâu mà rồi ra thế nào..." Nay nước Tần là nước hiểm trở, vua Tần là vua bạo ngược, nếu ông vào đấy thì chửa biết có ra thoát được không.
Mạnh Thường Quân nghe nói bèn thôi không sang nước Tần nữa.
Lời Bàn
Mạnh Thường Quân cậy là tài giỏi, trước đã không chịu nghe ai, mà sau lại nghe Tô Tấn, là vi Tô Tần thuyết lý đến nơi không còn sót nước gi. Bài ngụ ngôn của Tô Tần đây thực là một bài học hay cho những kẻ có tính mạo hiểm mà không biết liệu sức mình. Mạo hiểm là một tính hay, nhưng phải có biết mình, biết người thi mới thành được việc mà không đến nỗi thất bại.
Chú thích
- Mạnh Thường Quân: con vua nước Tề thời Chiến quốc, họ Điền tên Vãn làm tướng nước Tề có tiếng là người nghĩa hiệp, trong nhà lúc nào cũng tiếp đãi đến vài nghìn người khách.
- Nghĩa hiệp: người thẳng tính, thích điều phải, hay giúp người hèn yếu, chống lại kẻ cường quyền.
- Tần: tên nước đời Xuân Thu tức là tỉnh Thiểm Tây bây giờ, đến đời Thuỷ Hoàng nước Tần chiếm được cả sáu nước mà nhất thống thiên hạ.
- Du thuyết: nhà ngôn luận giỏi đời Chiến quốc thường dùng nhờì biện bác mà làm cho người ta xiêu lòng phải nghe.
- Tô Tần: người thời Chiến quốc là một nhà du thuyết giỏi, có công đi liên hợp được sáu nước để chống lại nước Tần.
- Quỉ thần: quỉ: bực thiêng liêng ở dưới đất tức là người chết; thần: bực thiêng liêng ở trên giời. Mạnh Thường Quân thấy Tô Tần đến, đột ngột đem truyện quỉ thần hỏi, có ý làm cho khó khăn Tô Tần không nói ra làm sao được nữa. Khống ngờ Tô Tần ửng biến nhanh, lấy ngay truyện quỉ thần làm thí dụ mà nói đến việc mình.
- Hiểm trở: núi cao, sông sâu ngăn trở, đi lại hiểm nghèo.

{keywords}

Xem tiếp...

NHỮNG NGÀY THƯƠNG NHỚ

 

 
[Lyrics & Kara] Phố Không Mùa || Bùi Anh Tuấn & Dương Trường Giang

 Tại sao đàn chim di cư lại bay theo đội hình chữ V ngược? - Đại Kỷ ...

NHỮNG NGÀY THƯƠNG NHỚ

Đất trời phương Nam                                                                                                                                  Đã tự bao giờ không qua mùa đông                                                                                                           Mà sao hôm nay lạnh giá                                                                                                                           Ta co ro dưới trời mưa gió                                                                                                                         Mê man suy tư, lạc bến cô liêu                                                                                                                Nửa tỉnh nửa mơ, không biết về đâu!

Tiếng sóng vỗ bờ ì oạp                                                                                                                            Tiếng còi đã rúc vang từng hồi thúc dục                                                                                                 Con tàu mộng du sắp rời bến, lên đường                                                                                                    Có phải tàu về một thuở quê hương?                                                                                                          Tìm lại khoảng trời yêu thương đã mất                                                                                                     Nơi rợp cánh cò giữa đồng xanh bát ngát                                                                                            Những ráng chiều nhạt nắng trong veo                                                                                                     Gió thổi mênh mang mát rượi cả cánh diều                                                                                             Của tuổi thơ hồn nhiên mà say đắm                                                                                                          Ôi những kỷ niệm bịn rịn bao đằm thắm                                                                                                 Khắc dấu, không phai trong tiềm thức đôi ta!?...

Tàu đã khởi hành đi về phương xa                                                                                                               Tít tắp mịt mờ, lạc trong miền dĩ vãng                                                                                                          Kẻ lỡ chuyến, đợi chờ trên bến lặng                                                                                                       Lòng rộn nhớ thương những sâu nặng tình đời

Mới lớn lên em đã trốn ta rồi                                                                                                                Tiếng đếm tối nào còn ấm nồng hơi thở                                                                                                    Ve sầu ẩn mình lêu lêu vang phố                                                                                                             Trưa nắng chang chang ta vẫn cố tìm ra                                                                                                   Nhớ lần mình chơi trồng nụ, trồng hoa                                                                                                      Em vướng chân ta té đau dúi dụi                                                                                                              Em khóc đổ thừa đánh ta túi bụi                                                                                                                Ta phải làm lành mua kẹo dỗ dành                                                                                                           Rồi có lần em dạy ta chơi chuyền                                                                                                              Ta vụng về học hoài mà không thuộc                                                                                                  Miệng em làu làu, tay em thoăn thoắt                                                                                                      Bốc những que chuyền cho kịp tiếng đồng dao                                                                                     Những buổi mưa rào lặn lội bờ ao                                                                                                        Chúng mình đua nhau mò cua bắt ốc                                                                                                       Bùn đất lấm lem, áo quần bê bết                                                                                                              Cua cặp tay em, ta khoái chí cười vang...

Thời gian trôi đi không chút tiếc thương                                                                                                      Ta và em lớn lúc nào không biết                                                                                                               Xa cách mưu sinh khiến tình yêu tìm đến                                                                                                  Ta dấu trong lòng nguyên vẹn đến nay...                                                                                                   Ôi, thời gian có lầm lẫn không ai?                                                                                                              Trên hững hờ trôi, dưới ngầm chảy xiết                                                                                                     Mấy chục năm rồi, tuổi thơ tinh nghịch                                                                                                Tưởng mới đâu đây, như giấc chiêm bao!

Giờ này em ở đâu                                                                                                                                        Ơi em gái của một thời thơ ấu?                                                                                                                   Đã quên chưa những ngày xưa yêu dấu?                                                                                                      Ta vẫn nhớ em đến tan nát cõi lòng!                                                                                                         Vẫn khắc khoải ước mong                                                                                                                        Có ngày gặp lại nhờ trời thương dun dủi                                                                                                       Để ta cúi đầu chân thành xin lỗi                                                                                                                Cô gái quê mùa đành mất một tình yêu!

Dẫu biết rằng ước mong thật phiêu diêu                                                                                                Cuộc đời này mấy ai toại nguyện!?                                                                                                          Mấy ai không một lần lưu luyến                                                                                                              Nào ai đã từng được hạnh phúc trọn đời?                                                                                                 Con tàu ra đi đã quá lâu rồi                                                                                                                      Còn nghĩa tình không, sao không về nữa?                                                                                                Cho kẻ đợi chờ chìm vào thương nhớ                                                                                                   Trong một ngày mưa lất phất lạnh lòng!...

Xứ sở phương Nam                                                                                                                                   Chỉ có ba mùa, không qua mùa đông                                                                                                        Mà sao vẫn có những ngày màu xám                                                                                                       Với những đám mây trĩu buồn ảm đạm                                                                                                   Hay tại đất trời mãi vắng bóng em?

Hay tại ta từ lâu đã cạn kiệt niềm tin?

Trần Hạnh Thu 

 
Đêm Đông | Giang Hồng Ngọc | Album Đông Buồn

Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Mùa đông giá rét không phải là lý do duy nhất khiến loài chim phải bay về phương nam

Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm kiếm các nguồn thức ăn và địa điểm trú ngụ an toàn.

Ở khắp mọi nơi trên thế giới, cứ đến mùa thu là người ta lại thấy từng đàn chim bay về phương nam chuẩn bị cho một mùa đông khắc nghiệt. Cảnh tượng này phổ biến đến nỗi bạn chẳng mấy khi để tâm nhưng thật ra đó là một hành trình rất đặc biệt với quãng đường lên tới hàng trăm ngàn dặm.

Dựa vào bản năng, hàng năm từng đàn chim di cư có thể hoàn thành một quãng đường đáng kinh ngạc. Nhưng tại sao chúng lại thực hiện hành trình này? Câu trả lời khá hiển nhiên là để thoát khỏi mùa đông băng giá, nhưng thật ra còn nhiều điều ẩn chứa sau đó.

Có phải tất cả loài chim đều bay về phương nam vào mùa đông?

Có thể sẽ khó tìm thấy những chú chim tại khu vực sinh sống của bạn vào mùa đông, nhưng không có nghĩa là mọi loài chim đều di cư vào thời gian này. Đây là đặc điểm chỉ xuất hiện ở một số loài nhất định và chúng được gọi là chim di trú.

Chỉ có khoảng 40% loài chim định kỳ bay về phương nam vào mùa đông. Tuy nhiên, câu chuyện di cư cũng khá phức tạp, một số loài thì di cư cục bộ, một số bay về phương nam, nhưng số khác thì ở lại.

Di cư theo mùa là loại di cư phổ biến nhất ở chim.
Di cư theo mùa là loại di cư phổ biến nhất ở chim.

Di cư cũng không có nghĩa là phải bắt buộc bay về phương nam. Một số loài chọn di chuyển đến nơi có độ cao khác nhau, sống ở vùng cao vào mùa hè và bay đến những vùng thấp hơn vào mùa đông. Số khác thì thực hiện di cư một cách bất chợt, hàng loạt để tìm thức ăn. Hoặc có những loài di cư để thay lông, chúng chọn bay đến sống ở những nơi an toàn hơn, đợi cho lông mọc lại.

Tuy nhiên, di cư theo mùa là loại di cư phổ biến nhất ở chim.nó chẳng liên quan gì nhiều đến khí hậu lạnh cả.

Tại sao chúng phải di cư?

Những loài chim thường rất giỏi sinh tồn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chúng có thể sống qua cái lạnh và gió rét của mùa đông, nhưng để tìm đủ thức ăn và các nguồn tài nguyên thì lại là câu chuyện khác. Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm thức ăn và làm tổ.

Vào mùa đông, các nguồn thức ăn của chim dần biến mất. Các loại côn trùng hoặc nguồn thức ăn khác suy giảm vào thời gian này và rất khó để tìm thấy những vị trí làm tổ an toàn. Chúng bay về phương nam, đến những khu vực ấm áp hơn, nơi có nguồn thức ăn dồi dào cũng như dễ tìm kiếm nơi trú ẩn.

Một số loài chim không di cư xa nhưng đối với những loài đã chuẩn bị cho một quãng đường dài, thì hành trình này rất gian nan và cũng cực kỳ ấn tượng. Hàng ngàn năm tiến hoá dần hoàn thiện bản năng di cư ở chúng và các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu yếu tố nào quyết định sự di trú này. Các yếu tố di truyền đóng một vai trò nhất định, nhưng dường như sự thay đổi về nhiệt độ, ánh sáng mặt trời cũng giúp loài chim biết được khi nào nên di cư và địa điểm chúng phải đến.

Các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn hiểu được làm sao những loài chim có thể định hướng một cách chính xác như vậy. Những con chim non thường sẽ thực hiện chuyến đi đầu đời của chúng một mình và có thể quay trở lại chính xác nơi chúng sinh ra vào mùa xuân tới.

Các nhà khoa học tin rằng, một số loại giác quan của chim đã giúp chúng. Chẳng hạn, chim có thể cảm nhận được lực từ trường của trái đất, kèm theo khứu giác cũng góp phần giúp chúng định hướng bay.

Ngoài ra, di cư đường dài là một phần thiết yếu ảnh hưởng đến sự sống sót của loài chim. Các nghiên cứu cho thấy những loài chim có quảng đường di cư xa thường có tỷ lệ sống sót qua mùa đông cao hơn là so với những loài di cư ngắn hơn.

Cập nhật: 23/04/2020 Theo vnreview

 

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/650

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h an ninh mới nhất ngày 04/12 | ANTV
 
Tin Nga Ukraine mới trưa 4/12 Mỹ dự đoán xung đột Nga Ukraine giảm cường độ trong những tháng tới
 
Tin Biển Đông mới nhất 4/12 Hé lộ nguy cơ từ việc Trung Quốc gia tăng căng thẳng trên Biển Đông
 
Đi du lịch hotgirl bị người đàn ông lạ "giỏ trờ" ngay trên sóng livestream
 
Lần Đầu Nói Dối - Khánh Linh | Giọng hát đáng yêu khiến khán giả tan chảy (4K MV)


Xem tiếp...

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2022

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/649

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online mới nhất hôm nay | Tin tức 24h an ninh mới nhất ngày 03/12/2022 | ANTV
 
Thời sự Quốc tế tối 3/12.Nga xả đạn lượn diệt loạt khí tài khủng; Ukraine gặp ‘ác mộng’ chiến trường
 
Tin Biển Đông mới nhất 3/12Biển Đông dậy sóng vì Philippines dò dầu khí không có Trung Quốc
 
Bị phát hiện ở nhà hàng xóm trong tình trạng "adam", phản ứng của người chồng gây bức xúc
 
Thiên thần bolero hát Tình Là Sợi Tơ cực đáng yêu - Khánh Linh | 4K MV

Phim Việt thất thu trên sân nhà: Vì đâu nên nỗi!


Xem tiếp...