NHỮNG NGÀY THƯƠNG NHỚ
NHỮNG NGÀY THƯƠNG NHỚ
Đất trời phương Nam Đã tự bao giờ không qua mùa đông Mà sao hôm nay lạnh giá Ta co ro dưới trời mưa gió Mê man suy tư, lạc bến cô liêu Nửa tỉnh nửa mơ, không biết về đâu!
Tiếng sóng vỗ bờ ì oạp Tiếng còi đã rúc vang từng hồi thúc dục Con tàu mộng du sắp rời bến, lên đường Có phải tàu về một thuở quê hương? Tìm lại khoảng trời yêu thương đã mất Nơi rợp cánh cò giữa đồng xanh bát ngát Những ráng chiều nhạt nắng trong veo Gió thổi mênh mang mát rượi cả cánh diều Của tuổi thơ hồn nhiên mà say đắm Ôi những kỷ niệm bịn rịn bao đằm thắm Khắc dấu, không phai trong tiềm thức đôi ta!?...
Tàu đã khởi hành đi về phương xa Tít tắp mịt mờ, lạc trong miền dĩ vãng Kẻ lỡ chuyến, đợi chờ trên bến lặng Lòng rộn nhớ thương những sâu nặng tình đời
Mới lớn lên em đã trốn ta rồi Tiếng đếm tối nào còn ấm nồng hơi thở Ve sầu ẩn mình lêu lêu vang phố Trưa nắng chang chang ta vẫn cố tìm ra Nhớ lần mình chơi trồng nụ, trồng hoa Em vướng chân ta té đau dúi dụi Em khóc đổ thừa đánh ta túi bụi Ta phải làm lành mua kẹo dỗ dành Rồi có lần em dạy ta chơi chuyền Ta vụng về học hoài mà không thuộc Miệng em làu làu, tay em thoăn thoắt Bốc những que chuyền cho kịp tiếng đồng dao Những buổi mưa rào lặn lội bờ ao Chúng mình đua nhau mò cua bắt ốc Bùn đất lấm lem, áo quần bê bết Cua cặp tay em, ta khoái chí cười vang...
Thời gian trôi đi không chút tiếc thương Ta và em lớn lúc nào không biết Xa cách mưu sinh khiến tình yêu tìm đến Ta dấu trong lòng nguyên vẹn đến nay... Ôi, thời gian có lầm lẫn không ai? Trên hững hờ trôi, dưới ngầm chảy xiết Mấy chục năm rồi, tuổi thơ tinh nghịch Tưởng mới đâu đây, như giấc chiêm bao!
Giờ này em ở đâu Ơi em gái của một thời thơ ấu? Đã quên chưa những ngày xưa yêu dấu? Ta vẫn nhớ em đến tan nát cõi lòng! Vẫn khắc khoải ước mong Có ngày gặp lại nhờ trời thương dun dủi Để ta cúi đầu chân thành xin lỗi Cô gái quê mùa đành mất một tình yêu!
Dẫu biết rằng ước mong thật
phiêu
diêu
Cuộc đời này mấy ai toại
nguyện!?
Mấy ai không một lần lưu
luyến
Nào ai đã từng được hạnh phúc trọn
đời?
Con tàu ra đi đã quá lâu
rồi
Còn nghĩa tình không, sao không về
nữa?
Cho kẻ đợi chờ chìm vào thương
nhớ
Trong một ngày mưa lất phất lạnh lòng!...
Xứ sở phương Nam Chỉ có ba mùa, không qua mùa đông Mà sao vẫn có những ngày màu xám Với những đám mây trĩu buồn ảm đạm Hay tại đất trời mãi vắng bóng em?
Hay tại ta từ lâu đã cạn kiệt niềm tin?
Trần Hạnh Thu
Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?
Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm kiếm các nguồn thức ăn và địa điểm trú ngụ an toàn.
Ở khắp mọi nơi trên thế giới, cứ đến mùa thu là người ta lại thấy từng đàn chim bay về phương nam chuẩn bị cho một mùa đông khắc nghiệt. Cảnh tượng này phổ biến đến nỗi bạn chẳng mấy khi để tâm nhưng thật ra đó là một hành trình rất đặc biệt với quãng đường lên tới hàng trăm ngàn dặm.
Dựa vào bản năng, hàng năm từng đàn chim di cư có thể hoàn thành một quãng đường đáng kinh ngạc. Nhưng tại sao chúng lại thực hiện hành trình này? Câu trả lời khá hiển nhiên là để thoát khỏi mùa đông băng giá, nhưng thật ra còn nhiều điều ẩn chứa sau đó.
Có phải tất cả loài chim đều bay về phương nam vào mùa đông?
Có thể sẽ khó tìm thấy những chú chim tại khu vực sinh sống của bạn vào mùa đông, nhưng không có nghĩa là mọi loài chim đều di cư vào thời gian này. Đây là đặc điểm chỉ xuất hiện ở một số loài nhất định và chúng được gọi là chim di trú.
Chỉ có khoảng 40% loài chim định kỳ bay về phương nam vào mùa đông. Tuy nhiên, câu chuyện di cư cũng khá phức tạp, một số loài thì di cư cục bộ, một số bay về phương nam, nhưng số khác thì ở lại.
Di cư theo mùa là loại di cư phổ biến nhất ở chim.
Di cư cũng không có nghĩa là phải bắt buộc bay về phương nam. Một số loài chọn di chuyển đến nơi có độ cao khác nhau, sống ở vùng cao vào mùa hè và bay đến những vùng thấp hơn vào mùa đông. Số khác thì thực hiện di cư một cách bất chợt, hàng loạt để tìm thức ăn. Hoặc có những loài di cư để thay lông, chúng chọn bay đến sống ở những nơi an toàn hơn, đợi cho lông mọc lại.
Tuy nhiên, di cư theo mùa là loại di cư phổ biến nhất ở chim. Và nó chẳng liên quan gì nhiều đến khí hậu lạnh cả.
Tại sao chúng phải di cư?
Những loài chim thường rất giỏi sinh tồn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chúng có thể sống qua cái lạnh và gió rét của mùa đông, nhưng để tìm đủ thức ăn và các nguồn tài nguyên thì lại là câu chuyện khác. Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm thức ăn và làm tổ.
Vào mùa đông, các nguồn thức ăn của chim dần biến mất. Các loại côn trùng hoặc nguồn thức ăn khác suy giảm vào thời gian này và rất khó để tìm thấy những vị trí làm tổ an toàn. Chúng bay về phương nam, đến những khu vực ấm áp hơn, nơi có nguồn thức ăn dồi dào cũng như dễ tìm kiếm nơi trú ẩn.
Một số loài chim không di cư xa nhưng đối với những loài đã chuẩn bị cho một quãng đường dài, thì hành trình này rất gian nan và cũng cực kỳ ấn tượng. Hàng ngàn năm tiến hoá dần hoàn thiện bản năng di cư ở chúng và các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu yếu tố nào quyết định sự di trú này. Các yếu tố di truyền đóng một vai trò nhất định, nhưng dường như sự thay đổi về nhiệt độ, ánh sáng mặt trời cũng giúp loài chim biết được khi nào nên di cư và địa điểm chúng phải đến.
Các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn hiểu được làm sao những loài chim có thể định hướng một cách chính xác như vậy. Những con chim non thường sẽ thực hiện chuyến đi đầu đời của chúng một mình và có thể quay trở lại chính xác nơi chúng sinh ra vào mùa xuân tới.
Các nhà khoa học tin rằng, một số loại giác quan của chim đã giúp chúng. Chẳng hạn, chim có thể cảm nhận được lực từ trường của trái đất, kèm theo khứu giác cũng góp phần giúp chúng định hướng bay.
Ngoài ra, di cư đường dài là một phần thiết yếu ảnh hưởng đến sự sống sót của loài chim. Các nghiên cứu cho thấy những loài chim có quảng đường di cư xa thường có tỷ lệ sống sót qua mùa đông cao hơn là so với những loài di cư ngắn hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét